Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy tiếng việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240 KB, 17 trang )

Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
5. Phương pháp nghiên cứu 2
B/ PHẦN NỘI DUNG
1/ Đặc điểm dạy học phân môn Tập đọc lớp 4 - 5 3
1.1 Cơ sở lý luận 3
1.2 Cơ sở thực tiễn 3
2/ Nguyên nhân 4
3/ Kết quả nghiên cứu 5
4/ Một số biện pháp 6
4.1. Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy tập đọc cho giáo viên 6
4.2 .Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc 7
4.3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. 12
4.4. Rèn phát âm đúng qua hoạt động ngoài giờ tập đọc.
C/ PHẦN KẾT LUẬN 14
D/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 15
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
1
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Lang Thíp là một xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, dân số gần 6.640
người với 9 dân tộc sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 53,7% tổng


dân số toàn xã. Việc giải quyết vấn đề tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
được tôi luôn xác định là vấn đề then chốt để giải bài toán chất lượng của nhà
trường, cho nên, trong những năm qua, bản thân tôi đã tập trung chỉ đạo thực
hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc. Trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, kĩ năng đọc là một kĩ
năng cơ bản đầu tiên. Đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ, là công cụ học tập các môn
khoa học khác; đọc được mới viết được, mới giao tiếp được bằng phương tiện
chữ viết… Có kĩ năng đọc tốt sẽ tạo ra hứng thú và động cơ học tập tốt, tạo cho
các em có khả năng tự học và tinh thần học tập, từ đó mà lĩnh hội kiến thức tốt
hơn. Đọc có ý thức sẽ tác động đến trình độ ngôn ngữ, tư duy giúp bồi dưỡng
tâm hồn trẻ và giáo dục, giáo dưỡng các em học sinh.
Đối với học sinh là đồng bào dân tộc nói chung và các dân tộc ở Lang Thíp
nói riêng, việc sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên các em gặp rất nhiều
khó khăn. Từ chỗ đọc sai nên các em thường viết sai lỗi chính tả. Vì vậy khả
năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn gặp nhiều hạn chế. Việc chỉ
đạo dạy học trên địa bàn có số đông là học sinh dân tộc, người quản lý phải làm
gì để việc dạy học giúp các em thêm yêu Tiếng Việt, biết sử dụng tốt Tiếng Việt
để giao tiếp, hòa nhập và học tập tốt hơn. Là một người quản lý có nhiều năm
công tác trên địa bàn tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường nói chung và học sinh người dân tộc nói riêng bởi
chỉ có thể học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn khoa học khác, với
suy nghĩ này, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu là : “Nâng cao chất lượng giờ
dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua việc rèn phát âm đúng và
đọc diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5” nhằm nâng cao chất lượng đọc
đúng và đọc diễn cảm cho các em để từ đó chất lượng giờ dạy ngày càng được
nâng cao.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua việc chỉ đạo dạy học rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm để
giúp học sinh hiểu đúng nội dung văn bản, giúp các em phát triển tư duy ngôn
ngữ một cách logic; kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn và thực

hiện mục đích giáo dục, giáo dưỡng cho các em là đối tượng học sinh dân tộc ở
lớp 4-5.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các tiết dạy của Giáo viên ở trường Tiểu học số 1 Lang Thíp về phân môn
tập đọc ở lớp 4; 5.
- Học sinh lớp 4-5, Trường tiểu học số 1 Lang Thíp xã Lang Thíp huyện
Văn Yên tỉnh Yên Bái nói chung và học sinh dân tộc thuộc các lớp này nói
riêng.
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
2
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4,5
- Các tài liệu về chuyên môn. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng các môn
học ở tiểu học
- Qua các sân chơi như : Giao lưu kiến thức Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc vùng đặc biệt khó khăn tại trường. Giao lưu học sinh lớp 4,5
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu về nội dung, phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc ở lớp 4;
5, chú ý sự sáng tạo trong khi sử dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng
học sinh.
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng học tập phân môn tập đọc của học sinh
lớp 4; 5 trường Tiểu học số 1 Lang Thíp nói chung và đối tượng học sinh dân
tộc ở các lớp này nói riêng
- Thử nghiệm, trao đổi với giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn, đề xuất
một số sáng kiến rèn đọc dựa trên cơ sở nội dung và phương pháp dạy – học đã
áp dụng theo chương trình dạy học mới của Bộ Giáo dục cho đối tượng này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
a. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu:
- Tìm hiểu và phân tích các tài liệu dạy học như: SGV, SGK, sách “Hỏi đáp

về dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” ; Tài liệu “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu
học theo chương trình mới”; “Luyện đọc diễn cảm cho học sinh”; Giáo dục học
Tiểu học, Tâm lí học Tiểu học.
- Chú trọng hơn về tài liệu vùng miền, đọc các tập san giáo dục dành cho
GV tiểu học, diễn đàn giáo viên Tiểu học…
b. Phương pháp điều tra thực tế dạy – học:
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tập đọc ở lớp 4-5, Trường tiểu học số 1 Lang
Thíp xã Lang Thíp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nói chung và học sinh dân tộc
thuộc các lớp này nói riêng.
- Trao đổi với Cán bộ, giáo viên một số ý kiến về nội dung, phương pháp
dạy học tập đọc theo chương trình mới để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy
và cuốn hút học sinh hứng thú học phân môn này.
- Dự giờ thường xuyên các tiết dạy môn Tiếng Việt nhất là phân môn tập
đọc để nắm được sự tích hợp giữa các phân môn trong mỗi bài học cụ thể.
- Khảo sát học sinh từng giai đoạn để so sánh kết quả.
- So sánh những tác động của mỗi giáo viên đến học sinh như thế nào.
c. Phương pháp dạy học thực nghiệm:
Kiểm tra tính khả thi của việc áp dụng hỗ trợ thêm các biện pháp dạy–học
mà mình đã đề xuất trong đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
1.Đặc điểm phân môn Tập đọc ở lớp 4 – 5 :
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
3
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
1.1. Cơ sở lý luận:
Phân môn Tập đọc có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu
học. Việc các em học sinh sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp có trở
thành kĩ năng, kĩ xảo hay không là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Bởi
thế, phân môn tập đọc đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình

thành 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết cho các em.
Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy
ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người; đây cũng chính là một
phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh dân tộc nói riêng
(vì học sinh dân tộc gặp nhiều khó khăn hơn khi học tiếng Việt)
Vậy, ở tiết Tập đọc, học sinh học những gì và học như thế nào? Giáo viên
có tác động gì đến quá trình học đọc của các em trong giờ tập đọc và trong các
hoạt động khác?
Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt,
viết đúng chính tả. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải
chú ý hơn việc rèn cho các em kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng
đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu là
kĩ năng chính cần hình thành và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Người
học sinh học tốt phân môn tập đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác.
Chính vì vậy, khi dạy tập đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt
động mang tính tự giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc sách; giúp các
em biết tự đánh giá năng lực của bản thân. Làm được như thế, trước hết giáo
viên thực sự phải có kĩ năng đọc, năng lực dạy tập đọc tốt.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
a. Cán bộ, giáo viên:
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành; chuyên môn Phòng
Giáo dục đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong nha trường .
- Được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy
học mới; đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác,
thường xuyên, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp để
nâng cao chất lượng dạy học.
- Chương trình sách giáo khoa mới gồm các bài tập đọc đa dạng về thể loại
(văn, thơ, kịch, văn bản nhật dụng,…), phong phú về nội dung, được bố trí phù

hợp theo chủ điểm. Về phương pháp dạy học mới, chú trọng về rèn đọc hơn ở
phương pháp dạy học cũ, có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài
học rõ ràng giúp việc chỉ đạo giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách logic,
nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Đội Thiếu Niên Tiền Phong đã phối hợp với giáo viên cho các em đọc báo
Măng non, tạo cơ hội cho các em được tăng thời lượng và thể hiện kĩ năng đọc
của mình trước lớp.
* Những khó khăn và tồn tại:
Địa bàn trường rộng có nhiều điểm lẻ ( 5 điểm trường) đường sá đi lại rất
khó khăn.
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
4
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
Phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng nên chưa hấp
dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc.
Một vài giáo viên vẫn còn hạn chế về kĩ năng đọc diễn cảm; có một số giáo
viên còn ảnh hưởng cách phát âm của địa phương.
Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng
lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được.
b. Về phía học sinh:
* Thuận lợi:
- Một số ít học sinh trong đối tượng nghiên cứu đã hiểu được yêu cầu đọc
và biết học đọc có ý thức, ham thích đọc chuyện. Đặc biệt, có một số em có chất
giọng đọc tốt.
- Các dự án đã quan tâm cung cấp các loại sách dành cho đối tượng học
sinh miền núi vùng sâu, vùng xa. Thư viện nhà trường từng bước cũng góp phần
không nhỏ vào bổ trợ rèn kĩ năng đọc cho các em bằng cách cho học sinh các
điểm trường mượn sách truyện đọc, sách tham khảo để các em thường xuyên
được đọc sách.

* Khó khăn :
Có số lượng học là người dân tộc nhiều, năm học 2010- 2011 có 431 HS
dân tộc/569 HS toàn trường (riêng khối 4, 5 178/215). Năm học 2011- 2012 có
447 HS dân tộc/571 HS toàn trường (riêng khối 4, 5 204/238). Số đông học sinh
dân tộc thường phát âm sai do lỗi cơ bản là chất giọng vùng miền. Phụ huynh là
người đồng bào dân tộc hầu như không có tác động gì đến việc học đọc của các
em vì nhiều lí do : bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm
sai lỗi nhiều, quan niệm chăm sóc và giáo dục con cái của họ cũng hạn chế. Kĩ
năng đọc hiểu của các em còn yếu, đọc chỉ mang tính phát âm mà thôi.
2. Nguyên nhân :
Việc thử nghiệm, tìm hiểu thực tiễn kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tôi
nhận thấy: có những thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của việc dạy – học phân môn tập đọc; chưa sâu sát việc nắm bắt tâm lí của học
sinh và phụ huynh trong đối tượng đồng bào dân tộc ở địa bàn mình giảng dạy;
công tác dân vận chưa được chú trọng.
- Ở một số tiết dạy, giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến đối
tượng học sinh yếu; đặt yêu cầu chưa cao vào việc luyện phát âm đúng và đọc
diễn cảm đối với học sinh và cuốn hút học sinh vào hoạt động này mà chỉ chú
trọng vào việc đọc to, đọc đúng tốc độ.
Qua thực tiễn dự giờ thăm lớp, tìm hiểu đối tượng, thông qua các buổi sinh
hoạt chuyên môn, chuyên đề và các tiết dự giờ cũng như các chuyên đề ở các tổ
khối; trong quy mô toàn trường, tôi luôn coi trọng và chú ý lắng nghe, đề xuất ý
kiến về các giải pháp nâng cao chất lượng đọc cho các em học sinh dân tộc
nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho các em. Đồng thời, tôi luôn tìm
tòi sáng kiến để cải tiến phương pháp dạy học nâng cao ch t l ng gi d yấ ượ ờ ạ
Ti ng Vi t cho h c sinh dân t c,ế ệ ọ ộ làm sao cho các em đọc đạt hiệu quả cao hơn .
3. Kết quả nghiên cứu :
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
5

Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
Với mục đích của đề tài là Nâng cao ch t l ng gi d y Ti ng Vi t choấ ượ ờ ạ ế ệ
h c sinh dân t cọ ộ thông qua việc Rèn phát âm đúng và đọc diễn cảm cho học
sinh dân tộc ở lớp 4;5, tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở hai khối lớp 4 và 5 qua
hai năm học. Tôi nhận thấy, lên lớp 4; 5 đa số các em học sinh dân tộc đã biết
đọc to, đọc tương đối đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ ở các dấu câu và ở các cụm từ
được, nhưng còn nhiều lỗi phát âm. Đặc biệt, khi đọc, các em ít sai ở âm đầu
hay vần mà lỗi nhiều ở dấu thanh.
Từ việc đánh giá kết quả khảo sát ban đầu khi nhận lớp (khảo sát chất
lượng đầu năm học 2010-2011), tôi phân tích để nhận ra điểm yếu cơ bản trong
chất lượng đọc của các em. Khác với học sinh các vùng miền của người kinh
thường đọc sai âm đầu, vần thì các em học sinh dân tộc tại chỗ lỗi phát âm về
dấu thanh là chủ yếu. Các em đọc không có một “quy tắc”, “quy ước” nào nên
khó quy hoạch vùng lỗi hay phân loại rạch ròi các dạng lỗi.
Ví dụ : Một em đọc một đoạn văn, các tiếng cùng mang dấu thanh như nhau
nhưng các em phát âm khác nhau. Các tiếng có thanh ngang lúc thì các em đọc
thành thanh huyền ( ø ), có lúc lại đọc thành thanh hỏi , thanh sắc và cả thanh
ngã ( ûû / ùùù / ~) phụ thuộc theo ngữ điệu tiếng đi kèm trước hoặc sau tiếng đó;
thanh sắc thì đọc thành thanh ngang hoặc thanh hỏi (º/ û û), Trong đó, các em
đọc các tiếng mang dấu thanh khác thành thanh ngang (không dấu) là lỗi đọc
phổ biến.
Trước những khó khăn thuận lợi đã xác định trên, tôi đã hạ quyết tâm làm
mọi cách để mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng đọc
cho các em. Có như vậy mới giúp các em viết đúng, tự tin để hòa nhập và học
tập tốt hơn.
Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh thuộc đối tượng này, tôi
xác định trước tiên chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải rèn phát âm đúng cho các
em. Tôi cùng các giáo viên xác định và chia các đối tượng theo nhóm như sau :
1/ Nhóm đọc sai lỗi toàn diện. (lỗi về tốc độ, ngắt nghỉ dấu câu- cụm từ,

đọc nhỏ và phát âm sai cả âm đầu, dấu thanh và vần).(Nhóm 1)
2/ Nhóm đọc sai lỗi phát âm là chủ yếu. (đọc to, đúng tốc độ, biết ngắt nghỉ
đúng ở các dấu câu và ở các cụm từ đối với câu dài nhưng phát âm sai cả về âm
đầu, dấu thanh và vần ). (Nhóm 2)
3/ Nhóm đọc sai lỗi vùng miền là chủ yếu. (đọc to, đúng tốc độ, biết ngắt
nghỉ đúng ở các dấu câu và ở các cụm từ đối với câu dài,chỉ phát âm sai về dấu
thanh). (Nhóm 3)
4/ Nhóm đọc đúng nhưng chưa diễn cảm.(đọc to, đúng tốc độ, biết ngắt
nghỉ đúng ở các dấu câu và ở các cụm từ đối với câu dài, phát âm đúng,(có thể
còn sai một vài lỗi vùng miền)). (Nhóm 4)
5/ Đọc diễn cảm: đọc lưu loát, không sai lỗi, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu
cảm,…(đọc có ngữ điệu). (Nhóm 5)
Việc phân nhóm như trên không chỉ dựa vào kết quả khảo sát chất lượng
theo yêu cầu của nhà trường; các giờ tập đọc trên lớp mà tôi còn dựa vào các đợt
đi dự giờ kiểm tra hoặc các đợt tổ chức thi giao lưu và giờ sinh hoạt tập thể.
Kết quả cụ thể như sau:
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
6
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
- Năm học 2010-2011, lớp 4C,5C (Liên sơn), 4D,5D (Làng Đam), 4E,5E
(Bùn Dạo) :
Thời điểm
khảo sát
Số HS
DT
trong lớp
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 1

Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 2
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 3
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 4
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 5
KSCL đầu năm
học 2010-2011
100 36 27 19 12 6
Cuối HKI 100 19 30 24 16 11
Cuối năm học
2009-2010
100 9 31 29 19 12
- Trong dịp giao lưu học sinh lớp 5 (có tổ chức thi đọc diễn cảm) trường tổ
chức thi cho 5 đội ở 5 điểm trường độ,i điểm trường Làng Đam 100% HS là
người dân tộc đạt giải nhì.
- Năm học 2011-2012 Cũng với các đối tượng như trên, tôi tiếp tục nghiên
cứu; áp dụng đề tài, đến nay (kết thúc học kì I), kết quả là :
Thời điểm
Khảo sát
Số HS
DT
trong lớp
Đối tượng

đọc thuộc
Nhóm 1
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 2
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 3
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 4
Đối tượng
đọc thuộc
Nhóm 5
KSCL đầu năm
học 2011-2012
128 15 39 34 25 15
Cuối HKI 128 6 34 32 34 22
- Ngoài ra, năm học này thực hiện công văn số: 58 /PGD&ĐT- GDTH ngày 21
tháng 12 năm 2011 của Phòng GD&ĐT huyện Văn Yên về việc tổ chức giao lưu
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc bậc tiểu học các trường vùng ĐBKK năm học
2011 – 2012. Nhà trường đã tiến hành tổ chức giao lưu cấp trường tạo cơ hội
để học sinh dân tộc được giao lưu, củng cố và mở rộng thêm vốn kiến thức
Tiếng Việt đã được học; đồng thời có sự vận dung linh hoạt, sáng tạo vào các
vấn đề của đời sống xã hội. Giúp học sinh dân tộc luôn tự tin trong giao tiếp,
ứng sử và rèn luyện kỹ năng trình bày một vấn đề trước đông người. Qua giao
lưu phát hiện, bồi dưỡng những học sinh dân tộc có năng khiếu. Đồng thời giúp
đơn vị trường thấy được những tồn tại, hạn chế trong quá trình giáo dục học
sinh dân tộc để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Hiện nay đã thành lập đội để
chuẩn bị giao lưu cấp huyên.

So sánh kết quả ở trên cho thấy đề tài tôi chọn đã phần nào thành công
trong việc chỉ đạo thực tiễn dạy học cho đối tượng học sinh là dân tộc ở tại địa
phương.
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
4. 1: Bồi dưỡng kĩ năng đọc và kĩ năng dạy tập đọc cho giáo viên :
Việc cần thiết là giáo viên phải có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để khi nghe cô
giáo đọc, các em cảm thụ tốt nội dung bài học và mong muốn đọc được như cô.
Mặt khác giáo viên phải biết nắm rõ về bản chất của phương pháp dạy học mới,
đó là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. Trong đó, thầy cô
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
7
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
đóng vai trò người tổ chức hoạt động. Mỗi học sinh đều được hoạt động, được
bộc lộ mình và được phát triển.
Giáo viên phải nắm chuẩn kiến thức kĩ năng, cụ thể hoá mục tiêu dạy học
và chuẩn bị tốt nội dung và phương pháp dạy học cho từng đối tượng; mở rộng
hình thức giao tiếp về ngôn ngữ cho học sinh.
*Về phần này Tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp, lắng nghe ý kiến của
giáo viên về việc thực hiện chuyên môn; lắng nghe nhận xét và góp ý về những
sáng tạo nhỏ đã thể hiện trong công tác chỉ đạo của mình. Từ đó tôi lại điều
chỉnh trong công tác của mình để từ đó các giáo viên có các tiết dạy sau sao
cho hiệu quả rèn đọc cho các em đạt cao hơn.
4.2. Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc:
Trước hết chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch bài học một cách chi tiết cho từng
đối tượng học sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Kết hợp các phương pháp
dạy học một cách linh hoạt, làm sao cho giờ học trở nên sôi nổi, kích thích học
sinh hoạt động, bộc lộ khả năng của bản thân, từ đó giáo viên có hướng bồi
dưỡng cho từng đối tượng cụ thể. Tôi thường chỉ đạo chia các bài đọc theo thể
loại như sau :

1/ Bài tập đọc là văn bản nhật dụng
2/ Bài tập đọc là văn xuôi
3/ Bài tập đọc là thơ
4/ Bài tập đọc là truyện, kịch.
a) Rèn đọc đúng (chú trọng phát âm đúng):
Đọc đúng là đọc to, lưu loát, phát âm đúng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong
từng câu, từng đoạn ở dấu câu, ở các cụm từ; ngắt nhịp đúng ở các câu thơ; nắm
được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Đối với văn bản nhật dụng, thay bước luyện đọc diễn cảm bằng luyện đọc
lại, tôi chỉ đạo dành cho đối tượng học sinh yếu có cơ hội được đọc nhiều hơn.
Tôi đã yêu cầu giáo viên đặc biệt chú trọng đối tượng học sinh yếu và
trung bình. Trong hoạt động đọc theo nhóm bàn, học sinh khá giỏi luôn được
giao nhiệm vụ lắng nghe bạn đọc và giúp bạn phát âm lại cho đúng; rồi đọc cho
bạn nghe câu, đoạn khó ( bố trí học sinh khá, giỏi ngồi xen kẽ với học sinh yếu
để giúp đỡ học tập, tổ chức tốt thi đua các đôi bạn cùng tiến).
Với đối tượng học sinh phát âm lỗi nhiều cần vận dụng tối đa khả năng
giúp bạn của học sinh khá, giỏi; kịp thời giúp đỡ và khen ngợi các em khi các
em có tiến bộ. Yêu cầu dạy theo quy trình sau :
- 1HS giỏi đọc.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp từng đoạn văn (khổ thơ hoặc đoạn đọc) 2-3
lần (tùy từng nội dung bài đọc cụ thể) - Giáo viên hướng dẫn phát âm đúng, nắm
nghĩa của từ khó, từ lạ, (chú ý các lỗi phổ biến của học sinh).
- Học sinh luyện đọc theo cặp – Các em đọc theo nhóm hiệu quả hơn bởi
tác động của đối tượng học sinh khá giỏi đến với bạn của mình sát sao hơn. Đây
cũng là khâu giáo viên dành thời gian quan tâm đến đối tượng học sinh yếu
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
8
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
nhiều hơn. Đến tận nơi động viên, hướng dẫn các em phát âm bằng cách giải

nghĩa một số từ, giáo viên phát âm rồi mô tả cách phát âm để học sinh hiểu và
làm theo.
Giáo viên lên kế hoạch sửa lỗi phát âm cho các em theo từng dạng lỗi dựa
theo lỗi các dấu thanh là chủ yếu, kết hợp sửa lỗi về âm đầu, vần và các lỗi khác.
Ví dụ : Khi đọc hai câu thơ :
“ Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.”
Trong bài thơ : Hành trình của bầy ong (tác giả : Nguyễn Đức Mậu, sách
TV lớp 5 tập 1, trang 117), các em khi chưa được rèn đọc thường đọc là :
“ Nêu hòa có ớ trơi cao
Thi bây ong cũng mang vào mất thơm.”
Các em phát âm chưa đúng các tiếng là : Nêu/ Nếu ; hòa/ hoa ; ớ/ở ; trơi/
trời ; thi/thì ; bây/ bầy ; mất/mật .
Nhận thấy các em phát âm sai lỗi khác nhau mà trong một tiết dạy thời gian
không cho phép sửa hết lỗi cùng một lúc, hơn nữa các em cũng không thể tiếp
thu ngay hết được. Tôi đã chọn một số lỗi để yêu cầu giáo viên hướng dẫn sửa
lỗi cho các em. Ví dụ: sửa các lỗi đọc sai thanh ngang: Nêu/ Nếu ; trơi/ trời ;
thi/thì ; bây/ bầy. yêu cầu các em tự đọc lại, nếu còn từ nào đọc chưa đúng
hướng dẫn đọc lại, kết hợp giải thích nghĩa và mô tả cách phát âm.
- Kết thúc bước luyện đọc, giáo viên đọc mẫu toàn bài, học sinh lắng nghe.
* Bước tìm hiểu bài, giúp các em hiểu nội dung văn bản, ý nghĩa bài đọc
bằng hệ thống câu hỏi phụ, chia nhỏ nội dung câu hỏi nếu câu hỏi ở sách giáo
khoa dài; giải thích hoặc hỗ trợ các em một số từ khó, chi tiết hình ảnh mới lạ.
Đây cũng là bước không chỉ quan trọng giúp học sinh đọc đúng mà còn giúp các
em đọc diễn cảm.
Trong mỗi tiết tập đọc, việc phát hiện lỗi phát âm của bạn, giáo viên cần
hướng dẫn các em đưa ra lời nhận xét tế nhị làm sao cho các bạn không mất đi
sự tự tin. Sự tập trung học tập của học sinh dân tộc chưa cao nên thường tổ
chức thi đua hái hoa điểm mười bằng trả lời miệng những câu hỏi dễ để HS yếu
cũng tham gia trả lời tốt giúp các em tự tin vào bản thân để tiếp tục có hứng thú

học tập. Khi luyện đọc đúng cũng như luyện đọc diễn cảm, hệ thống câu hỏi hay
lệnh bài tập giáo viên đưa ra luôn có mức độ theo nhóm năng lực của học sinh
mà tôi phân loại ở trên. Yêu cầu các em nhận xét theo tiêu chí về các dạng lỗi
(đối với từng bước luyện đọc, chú ý rèn từng đối tượng học sinh cụ thể). Ví dụ ở
bước luyện đọc đúng:
+ Đối với HS thuộc nhóm 1: Trước hết cho các em tự nhận ra lỗi và nêu
khó khăn khi đọc. Kết hợp những phát hiện lỗi, đánh giá nguyên nhân khách
quan và chủ quan để lựa chọn cách hướng dẫn các em đọc. Đọc chậm là do các
em chưa chăm, chưa chịu khó đọc sách; khả năng đọc lướt còn yếu. Chọn lỗi
phổ biến nhất để sửa cho các em và thường kèm thêm ngoài tiết học.
+ Đối với HS thuộc nhóm 2 và 3: Lên kế hoạch sửa lỗi cho các em theo
dấu thanh. Ví dụ : cứ hai tuần giáo viên chú trọng một dạng lỗi là sai về dấu hỏi,
hai tuần tiếp lại chú trọng sai về dấu ngã, … cứ như thế hết vòng rồi lặp lại vòng
khác để các em không quên. Tuy nhiên không thể bỏ qua các dạng lỗi khác
trong tiết dạy mà kết hợp sửa lỗi cho các em.
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
9
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
Trong bước luyện đọc đúng, cách hướng dẫn phát âm đúng đều như nhau.
Còn ở bước luyện đọc diễn cảm thì mỗi loại văn bản, cách hướng dẫn đọc khác
nhau, được phân biệt theo thể loại.
b) Rèn đọc diễn cảm :
Đọc diễn cảm là thể hiện ngữ điệu, cường độ, cao độ, nhịp điệu trong giọng
đọc; làm sao cho người nghe hiểu một cách rõ ràng nội dung bài đọc và cảm
nhận sâu sắc ý nghĩa, nghệ thuật trong từng câu, từng đoạn; diễn đạt đúng tâm
trạng tác giả đã gửi đến người đọc qua từng câu, từ.
Từ việc rèn đọc đúng cho các em đạt kết quả, sẽ nâng dần mức độ yêu cầu
đọc cao hơn đó là đọc diễn cảm. Khi các em đã nắm được nghĩa của từ; hiểu
được nội dung, ý nghĩa của bài đọc sẽ giúp các em biết xác định và thể hiện ngữ

điệu và giọng đọc rõ ràng tùy theo loại văn bản; biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu
cảm, từ miêu tả, … Yêu cầu đọc diễn cảm trong mỗi tiết tập đọc chỉ với 1-2
đoạn văn hoặc khổ thơ, tôi yêu cầu thực hiện theo quy trình sau :
- Học sinh (HS) đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- Giáo viên (GV) giới thiệu đoạn cần luyện đọc.
- GV hoặc HS khá, giỏi đọc mẫu.
- HS tự xác định và đề xuất giọng đọc.
- HS đọc theo nhóm (chủ yếu là nhóm đôi)
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Với các em HS ở nhóm 1,2,3 giáo viên yêu cầu nêu các từ cần đọc nhấn
giọng hay cách ngắt nghỉ trong các câu văn; ngắt nhịp đối với câu thơ, dòng thơ.
+ Các em thuộc nhóm 4,5 yêu cầu phát hiện và nêu cách đọc, giọng đọc ở
mỗi đoạn văn, khổ thơ hoặc giọng nhân vật trong kịch, trong truyện.
Trong quy trình của hai bước luyện đọc cũng như trong dạy học nói chung,
luôn tạo ra tinh thần học tập hứng thú, khích lệ các em thể hiện sự tự tin và năng
lực học tập của mình, dẫn dắt các em vào hoạt động một cách tự nhiên bằng một
câu hỏi hay một yêu cầu nhẹ nhàng; khen các em mỗi khi các em phát biểu ý
kiến. Nếu học sinh nào phát biểu chưa đúng; giáo viên thường dùng những câu
gợi mở để các em trả lời đúng hoặc dùng những câu động viên như : Em đã suy
nghĩ đúng hướng nhưng cố tập trung thêm tí nữa em sẽ có câu trả lời chính xác;
sẽ còn cơ hội cho em ở những câu hỏi khác nhé! Hay những câu tương tự như
thế. Đối với HS tiểu học, nhất là HS dân tộc, lời khen của cô giáo rất quan trọng
trong việc thúc đẩy quá trình học tập. Vì thế khen ngợi động viên kịp thời đã trở
thành một thói quen trong dạy học của tôi.
Đối với bước luyện đọc diễn cảm, sau khi tìm hiểu nội dung bài đọc bằng
hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa, giáo viên có thêm một số câu hỏi để giúp
các em dễ nhận ra giá trị nghệ thuật trong bài đọc và hướng dẫn xác định sắc
thái giọng đọc, biết lựa chọn cách ngắt nghỉ giọng và nêu được những chỗ cần
nhấn giọng phù hợp trong từng câu của đoạn; dễ dàng tìm đúng giọng đọc cho
đoạn văn, bài văn. Sáng kiến này đạt hiệu quả đối với đối tượng HS khá giỏi là

chủ yếu.
Với mỗi thể loại, các bước và thủ thuật luyện đọc cơ bản giống nhau nhưng
vẫn có những lưu ý khác nhau cụ thể như sau:
* Đối với văn xuôi:
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
10
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
Việc hướng dẫn các em xác định sắc thái giọng đọc, biết lựa chọn cách ngắt
nghỉ giọng và nêu được những từ ngữ cần nhấn giọng phù hợp trong từng câu
của đoạn chú trọng vào chi tiết đặc sắc và giá trị nghệ thuật hay sự biểu đạt bằng
hình tượng nghệ thuật.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mùa thảo quả” ( Tiếng Việt 5 - tập 1, trang 113)
Đây là dạng văn miêu tả có nội dung đặc sắc. Ở bước tìm hiểu bài, sau
khi hướng dẫn các em khai thác hệ thống câu hỏi trong SGK, cần nêu thêm một
số câu hỏi dành cho HS khá, giỏi giúp các em tìm hiểu về giá trị nghệ thuật có
trong đoạn cuối để thấy hết vẻ đẹp đặc biệt của thảo quả khi chín.
+ Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả thảo quả
khi chín? (so sánh và nhân hoá)
+ Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được tác giả sử dụng trong bài thể hiện
qua từ ngữ nào ? (So sánh : (những chùm thảo quả đỏ chon chót) như chứa lửa,
chứa nắng ; (thảo quả) như những đốm lửa hồng ; Nhân hoá : (rừng) say
ngây và ấm nóng)
+ Nội dung của đoạn văn cho ta biết điều gì ? (Vẻ đẹp đặc biệt của thảo
quả khi chín)
Đây là một bài văn hay, mỗi câu, từ đều chọn lọc mang đậm sắc thái biểu
cảm trước vẻ đẹp đặc sắc của thảo quả. Giáo viên dành thời gian 1 phút cho các
em lựa chọn đoạn văn hay để xem các em hiểu và cảm nhận nội dung ở mức độ
nào rồi tiến hành hướng dẫn các em đọc diễn cảm như sau :
Giáo viên Học sinh

- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài văn
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm
(đoạn 3)
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn đọc và
gọi HS đọc mẫu.
- Hỏi: Để đọc hay đoạn này, em cần
đọc với giọng như thế nào ?
- Chốt: đọc với giọng nhẹ nhàng,
cảm hứng ca ngợi và nhấn giọng các
từ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc mẫu lại đoạn văn.
- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp
Nhận xét, ghi điểm; Tuyên dương HS
- 3 HS đọc nối tiếp ; Cả lớp đọc thầm
- 1 HS đọc to (HS khá, giỏi); Lớp theo
dõi.
- Nêu các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt
hơi sau các cụm từ đối với câu dài;
giọng đọc chủ yếu phù hợp nhất.
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc theo nhóm đôi (3’)
- 3- 4 HS thi đọc (theo từng nhóm đối
tượng đọc); Dưới lớp nhận xét và bình
chọn bạn đọc hay nhất

Hướng dẫn cụ thể (chú ý nhấn giọng ở từ in đậm):
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín
đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,
những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả/ chín dần. Dưới đáy

rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
11
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập
hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày
qua ngày/ lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy/ vui mắt.

* Đối với thơ :
Sự thể hiện sắc thái giọng đọc và cách nhấn giọng tương tự như văn xuôi,
nhưng khác ở chỗ các em xác định nhịp thơ, đọc có nhịp điệu cho từng dòng
thơ, câu thơ trong các khổ thơ. Thơ có âm hưởng của nhạc nên tuỳ theo nội dung
của từng bài để hướng dẫn các em biểu lộ sắc thái khác nhau (vui, buồn, giận
dữ, yêu thương,…). Khi hướng dẫn các em chọn đoạn đọc, giáo viên đặt câu
hỏi gợi cho các em có cảm xúc rõ rệt đối với nội dung đoạn đó; tạo cho các em
cảm giác hứng thú để đọc, không áp đặt, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong
các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tre Việt Nam” (sách tiếng Việt lớp 4- tập 1, trang 41)
Giáo viên nên dùng câu hỏi gợi cho học sinh có cảm xúc rõ nhất để chọn
đoạn đọc là:
1) Hình ảnh cây tre được tác giả ca ngợi với những phẩm chất tốt đẹp thể
hiện rõ nhất ở khổ thơ nào?
Sau đó hướng dẫn các em đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả với giọng
ca ngợi, nhấn giọng ở các từ khẳng định và những từ mang sắc thái như sau :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông / lạ thường.
Lưng trần phơi nắng / phơi sương
Có manh áo cộc, cũng nhường cho con.

Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc / có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre/ mãi xanh màu tre xanh.
Khi đọc các dòng thơ : Mai sau” (lặp lại 3 lần), giọng đọc có âm hưởng
của nhạc điệu, GV hướng dẫn các em đọc nối, luyến, nhấn giọng nhẹ êm ái.
Chú ý nhất ở câu thơ cuối bài. Thông thường ngắt theo nhịp điệu thơ HS sẽ ngắt
như sau :
Đất xanh/ tre mãi/ xanh màu tre xanh.
Tôi đã phân tích ý nghĩa và hướng dẫn ngắt nhịp là:
Đất xanh tre/ mãi xanh màu tre xanh.
Vì các câu thơ : Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu
Và câu : Tre già măng mọc có gì lạ đâu cho ta hiểu rằng tre có sức sống
mãnh liệt, đời này nối tiếp đời kia, tre luôn phủ màu xanh để đất luôn xanh mãi
màu của tre xanh nên ngắt nhịp như tôi hướng dẫn sẽ hợp nghĩa hơn.
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
12
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
Với bài thơ Ê-mi-li, con (sách TV lớp 5 tập 1, trang 49), sự biểu lộ cảm
xúc thay đổi đột ngột qua mỗi khổ thơ : khi trang nghiêm, xúc động (khổ thơ
đầu); khi phẫn nộ, đau thương (khổ thơ thứ hai); khi yêu thương, xúc động (khổ
thơ thứ 3) và xúc động cùng với cảm giác thiêng liêng (khổ thơ cuối) ; giáo viên
hướng dẫn các em chọn đoạn 3,4 để luyện đọc diễn cảm, chú trọng biểu lộ cảm
xúc thiêng liêng qua giọng đọc kết hợp sắc thái nét mặt, nhấn giọng ở các từ

sáng nhất, đốt, sáng lòa, sự thật .
* Đối với các bài thơ thuộc thể thơ tự do, nhịp thơ không ổn định nên tôi luôn
nhắc các em phải dựa vào ý thơ ở các dòng để ngắt đúng nhịp từng dòng thơ
hoặc đọc theo cách vắt dòng (tức là đọc liền mạch với các dòng sau).
* Đối với truyện- kịch:
Khác với hai thể loại trên, khi hướng dẫn đọc diễn cảm, lưu ý HS việc
xem xét tính cách nhân vật để giúp các em phân biệt rõ giữa lời kể và lời các
nhân vật, giữa lời các nhân vật với nhau; tổ chức đọc diễn cảm theo cách phân
vai; chú ý biểu đạt bằng cả nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ…, đối với từng
nhân vật (điểm khác so với hai thể loại trên).
- Khi tổ chức đọc diễn cảm loại bài này, giáo viên đã kết hợp gọi cả năm
nhóm đối tượng học sinh cùng tham gia đọc, như:
+ Nhóm đối tượng 1 ; 2 và 3: Các em nhập vai một số nhân vật phụ, lời
thoại ngắn, đơn giản nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và giúp các em có
cơ hội được bộc lộ, từ đó các em sẽ cố gắng rèn đọc dần dần ở những bài sau.
+ Nhóm đối tượng 4 và 5 : Các em nhập vai những nhân vật chính hoặc vai
người dẫn chuyện hay những vai có lời thoại dài, cần thể hiện nhiều cảm xúc.
Ví dụ: Dạy bài “Lòng dân” (Tiếng Việt 5- tập 1, trang 24)
Hướng dẫn các em giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Cụ thể :
+ Giọng của dì Năm : lúc đầu thản nhiên; đoạn sau hết sức khéo léo.
+ Giọng của chú cán bộ : bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng của Cai và lính: khi hung ác, xấc láo (đoạn 1); khi dịu giọng để
mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để đe dọa, lúc thì ngọt ngào một cách giả dối
(đoạn 5). Với các vai này dành cho các em nhóm 4; 5.
+ Giọng của An : thật thà, hồn nhiên và ngây thơ. (có thể phân công HS
nhóm đối tượng 1,2,3)
- Nhắc nhở các em hợp tác tạo được sự tự nhiên và tính logic trong vở kịch.
Như vậy, để rèn cho các em đọc diễn cảm có hiệu quả trong các giờ tập
đọc, giáo viên phải giúp các em có kĩ năng, thói quen phân biệt bài đọc theo các
thể loại. Đồng thời phải hướng dẫn các em biết chú trọng vào đặc điểm của từng

thể loại, từ đó sẽ rèn đọc diễn cảm đạt chất lượng cao hơn.
4.3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh :
Điều tra thực tế cho thấy các em HS dân tộc giao tiếp chưa rộng nên vốn
sống còn nhiều hạn chế, lại rất ít đọc sách, nên các em hiểu nội dung bài khó
khăn hơn.
Mặt khác, các em ít va chạm thực tế; chưa có lòng say mê tìm tòi khám phá
hay chủ động xem qua màn ảnh nhỏ để tìm hiểu thêm về thế giới quanh em, về
thiên nhiên, đất nước, con người… Nên khi tiếp xúc với các bài đọc có nội dung
mới lạ, các em tiếp thu chậm hơn.
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
13
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
So sánh qua các bài tập đọc các em đã học cho thấy: Đối với bài có nội
dung gần gũi như Thư gửi các học sinh hay Buôn Chư Lênh đón cô giáo (sách
TV5 tập1), các em phát biểu nhiều hơn, hào hứng hơn và thể hiện khi đọc cũng
tự tin hơn. Còn với các bài như Nghìn năm văn hiến; Quang cảnh làng mạc
ngày mùa, … các em thụ động hơn khi tìm hiểu bài, hay đề xuất giọng đọc.
Vì thế, việc bồi dưỡng vốn sống cho các em vô cùng quan trọng. Tôi đã chú
ý chỉ đạo tăng cường tiếng Việt và tìm các hình ảnh minh họa (một số bài) ngay
trong giờ tập đọc. Một mặt, trong những giờ truy bài 15 phút, sinh hoạt Đội hay
những lúc chuyện trò ngoài giờ học giáo viên dành thời gian kể cho các em nghe
những kỉ niệm quê hương thời thơ ấu của mình, những công việc thường ngày;
những hoạt động của người dân. Giáo viên cần luôn đọc sách tìm tòi để kể
chuyện về các nhân vật gần gũi với các em như : nhà thơ Trần Đăng Khoa với
tuổi thơ trên quê hương bên dòng sông Kinh Thầy; quê hương Đất Đỏ của chị
Võ Thị Sáu,… Kể về những chuyến đi thú vị tham quan cảnh đẹp quê hương đất
nước mình và miêu tả cảnh đó như : đến với quê Bác ở Nghệ An, ra thăm lăng
Bác và thủ đô Hà Nội; đi qua cánh đồng năm tấn Thái bình; về thăm động
Phong Nha; Vịnh Hạ Long – kì quan thế giới; thành phố Hồ Chí Minh nhộn

nhịp; Đà Lạt mộng mơ, Nha Trang tráng lệ. Huế với các lăng tẩm uy nghi,…
Các em nghe rất say sưa. Với suy nghĩ là bằng mọi hình thức truyền đạt giúp các
em ít nhiều cũng nhận thức thêm được thế giới quanh mình. Đúng như vậy, các
em đã tiến bộ nhiều, giao tiếp nói chuyện cũng tự tin hơn và biết kể lại cho tôi
nghe cuộc sống gia đình, công việc của các em. Từ đó mà khả năng biểu cảm và
kĩ năng đọc cũng cải thiện rõ nét hơn.
4.4. Rèn phát âm đúng qua hoạt động ngoài giờ tập đọc.
Đây là một hoạt động thường xuyên và coi hoạt động này như một trò
chơi đầy hứng thú. Đó là :
a) Sửa lỗi trong giao tiếp thường ngày:
Khi trò chuyện hay trao đổi vui vẻ với các em, giáo viên nhắc các em
nhận ra lỗi phát âm trong lúc nói rồi nói lại cho đúng.
Tập thói quen giúp bạn sửa sai trong khi giao tiếp: Phát hiện lỗi sai lẫn
nhau, các em kịp thời sửa lỗi cho nhau bằng cách nhắc bạn nói lại; hỗ trợ bạn
nói đúng. Đối với những trường hợp bạn mình nói lại mà vẫn chưa đúng, giáo
viên chú ý khen ngợi những em giúp bạn được nhiều trong giao tiếp thường
ngày.
b) Rèn phát âm đúng qua các trò chơi, hoạt động khác:
Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các hoạt động ngoài
giờ lên lớp như :
+ Cả lớp cùng đi dã ngoại với chủ đề : “Thăm cảnh đẹp bên suối của bản
làng em” và yêu cầu hoạt động là quan sát, ghi lại 2-4 câu kể về chuyến đi, đọc
cho các bạn cùng nghe. Tổ chức nhận xét về phát âm và giọng kể truyền cảm
hay không.
+ Thi tìm hiểu về thiên nhiên quanh em bằng trò chơi “Đố lá”. Các em sưu
tầm các loài cây, cỏ (mỗi em sưu tầm một túi lá cây). Lưu ý các em đối với cây
có ích, chỉ hái lá già (chú ý bảo vệ cây xanh). Tập hợp cả lớp, các em lần lượt
nêu tên lá cây mình có. Nếu em nào có cùng loại lá thì lần lượt đọc to lên (yêu
cầu phát âm đúng). Giáo viên đánh dấu vào bảng theo danh sách học sinh lớp
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp

14
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
những em có lá và đọc đúng tên lá. Nếu em nào phát âm không đúng, nhóm giúp
đỡ, hướng dẫn phát âm lại (em nào đọc không đúng tên sẽ không được đánh
dấu sản phẩm đó). Các em rất hào hứng và cố gắng thi đua ở hoạt động này
nên đã cải thiện đáng kể về lỗi phát âm. Giáo viên tổng kết và xếp giải cho các
em, có thưởng và khen những em tìm được nhiều sản phẩm nhất, phát âm đúng;
khích lệ các em lần sau cố gắng hơn.
+ Tổ chức thi “Đi chợ khéo” bằng cách chia nhóm. Các em tự ghi tên các
loại lương thực, thực phẩm mua được; lên thực đơn cho một bữa ăn rồi đọc
trước lớp. Thi đua với nhau, cô giáo chấm điểm, nhóm nào tìm được nhiều loại
lương thực, thực phẩm, tên thực đơn hợp lí và đọc đúng tên sản phẩm tìm được
thì nhóm đó cao điểm cao. Tùy theo mức độ thể hiện qua sản phẩm và việc phát
âm của thành viên trong nhóm, giáo viên xếp loại, nhận xét, khen thưởng cho
các em … Mỗi học sinh đều được hoạt động… Giáo viên hướng dẫn các em sửa
lỗi phát âm ngay trong các hoạt động này cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
Đối với các em, bất kì học môn học nào, hoặc tham gia một phong trào gì
các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn thi đua. Vì thế, giáo viên phải
công bằng và đánh giá khách quan, chú ý khích lệ để các em tự tin tham gia tiếp
các hoạt động sau. Tâm lí các em trong đối tượng này dễ nhàm chán nên GV
phải tìm tòi để thay đổi hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, phong
phú hơn.
Rèn phát âm đúng là yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định trong việc giúp đọc
đúng (đọc hiểu) và đọc diễn cảm cho các em đ t đó ch t l ng gi d y ngàyể ừ ấ ượ ờ ạ
càng đ c nâng cao.ượ
.

Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
15

Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
C - KẾT LUẬN
Nhờ có sự chú trọng cải tiến trong dạy học mà kết quả rèn đọc cho các em đ tể ừ
đó ch t l ng gi d y ngày càng đ c nâng cao, ấ ượ ờ ạ ượ tiến bộ rõ rệt. Qua thực tiễn chỉ
đạo việc dạy học ở đối tượng là HS dân tộc tại chỗ, tôi nhận thấy: để giúp các
em HS dân tộc đọc đúng, đọc hay (diễn cảm) thì cần chú ý một số yêu cầu sau:

1/ Đối với quản lý.
- Công tác quản lý chỉ đạo được đổi mới và có sự phối hợp chặt
chẽ giữa công tác chỉ đạo. Bên cạnh đó, việc coi trọng việc nghiên cứu tình hình
thực tế của cán bộ quản lí trường học, nắm bắt cơ bản về phương pháp, kỹ thuật
dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cũng đã mang lại những hiệu quả tích cực.
- Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, lắng nghe ý kiến của giáo viên trực
tiếp đứng lớp, xây dựng các chuyên đề hợp lý để từ đó có hướng chỉ đạo kịp
thời.
2/ Đối với giáo viên.
- Phải hết sức nhiệt tình và tâm huyết với nghề, hiểu tâm lí các em, thực sự
yêu thương các em; luôn tìm tòi sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động rèn
đọc.
- Luôn rèn luyện bản thân để có giọng đọc hấp dẫn được học sinh.
- Chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung bài soạn trước khi dạy tập đọc cho các em.
- Biết động viên phụ huynh tham gia quá trình giáo dục tự học, tự rèn cho
các em.
- Kiên trì uốn nắn, sửa lỗi cho các em, không bó tay trước khó khăn khi các
em nản học, lười học; có niềm tin và kiên nhẫn chờ đợi kết quả tiến bộ của HS.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá bằng điểm số, khen để khích lệ các em.
3/ Đối với học sinh
- Phải có thói quen tự giác học tập, phải chuẩn bị bài ở nhà, đọc bài và tự

tìm hiểu nội dung bài trước khi đến lớp. Biết nhận xét, dự kiến chọn đoạn văn
hay để diễn cảm, đề xuất giọng đọc.
- Phải hiểu được tầm quan trọng của việc đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Phải có hứng thú trong các tiết học; chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm cả
trong các môn học khác.
- Tăng cường đọc thêm sách, báo, truyện, để hiểu biết thêm về cuộc sống
quanh em, từ đó tự tin để bộc lộ của mình, nâng cao khả năng đọc diễn cảm.
D/ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
- Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho các em được tham gia các sân chơi cấp
cụm, huyện như : Giao lưu Tiếng Việt cho HS dân tộc, Giao lưu học sinh lớp 5,
Thi viết chữ đẹp
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
16
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua viêc rèn phát âm đúng và đọc
diễn cảm cho học sinh dân tộc ở lớp 4, 5.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm cho HS nói chung và đối tượng là HS dân tộc
nói riêng để các em có cơ hội bộc lộ kĩ năng, năng lực đọc nhiều hơn.
- Các GV dạy lớp dưới cần chú trọng hơn việc dạy phát âm đúng cho các
em để khi lên lớp trên các em đọc tốt hơn.
- Hàng năm nhà trường tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm cho giáo viên nhằm
khơi dậy phong trào rèn đọc trong giáo viên như rèn chữ viết vậy, không chỉ chờ
các cấp tổ chức thi thì trường mới tổ chức.
Trên đây là một vài kinh nghiệm việc chỉ đạo dạy học“Nâng cao ch tấ
l ng gi d y Ti ng Vi t cho h c sinh dân t c thông qua vi cượ ờ ạ ế ệ ọ ộ ệ rèn phát âm
úng và c di n c m cho h c sinh dân t c l p 4, 5đ đọ ễ ả ọ ộ ở ớ ” tôi đã thực hiện tại
đơn vị mình. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài, rà soát lại, bổ sung thêm để hoàn
thiện hơn trong công tác chỉ đạo, từ đó nâng cao chất lượng đồng bộ nhà trường,
chuẩn bị tốt cho các em học sinh hành trang để học tốt kiến thức ở lớp trên.
Chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, kính mong được sự góp ý chân thành từ
Hội đồng xét duyệt, các cấp quản lí và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này áp dụng

có hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Lang Thíp, ngày 27 tháng 02 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Bá Dũng
Nguyễn Bá Dũng Trường tiểu học số 1 Lang Thíp
17

×