Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề địa lý dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Dịch vụ là khu vực có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế
giới nói chung và mỗi quốc gia riêng. Đây là khu vực kinh tế rất đa dạng và phức
tạp. Trong nền kinh tế đương đại, dịch vụ trở thành hoạt động không thể thiếu
được nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất và đời sống xã hội.
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Nội dung Mức độ đạt được
1. Khái quát địa lí dịch vụ - Kiến thức
+ Nắm vững khái niệm, cơ cấu, đặc
điểm của ngành dịch vụ.
+ Phân tích được các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển và phân bố
các ngành dịch vụ.
+ Nắm được những điểm phân bố
các ngành dịch vụ trên thế giới.
- Kĩ năng
+ Đọc và phân tích lược đồ tỉ trọng
các ngành dịch vụ trong cơ cấu
GDP của các nước trên thế giới.
+ Xác định các trung tâm dịch vụ
lớn trên thế giới.
2. Địa lí ngành giao thông vận tải - Kiến thức
+ Phân tích và trình bày được vai
trò, đặc điểm của ngành giao thông
vận tải.
+ Nắm vững các tiêu chí: KLVC,
KLLC, cự li vận chuyển trung bình.
+ Phân tích được các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành GTVT.


+ Nắm vững được các ưu điểm và
hạn chế của từng loại hình vận tải.
+ Nắm vững đặc điểm phát triển và
phân bố của từng ngành vận tải trên
thế giới, xu hướng mới trong sự
phát triển và phân bố của từng
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
ngành.
+ Hiểu được một số vấn đề về môi
trường do sự hoạt động của GTVT
gây ra.
- Kĩ năng
+ Xác định trên bản đồ một số
tuyến đường giao thông quan trọng
( đường ô tô, đường thủy, đường
hàng không ), vị trí của một số đầu
mối giao thông vận tải quốc tế.
+ Đọc và phân tích lược đồ: số ô tô
bình quân trên 1000 dân, các luồng
vận tải hàng hóa bằng đường biển
chủ yếu trên thế giới.
+ Tính cự li vận chuyển trung bình
về hàng hóa của các loại phương
tiện vận tải.
+ Sơ đồ hóa nội dung kiến thức.
3. Địa lí ngành thông tin liên lạc - Kiến thức
+ Nắm được vai trò to lớn của
ngành thông tin liên lạc, đặc biệt
trong thời đại thông tin và toàn cầu
hóa hiện nay.

+ Phân tích đặc điểm phát triển của
ngành thông tin liên lạc.
- Kĩ năng
+ Đọc và nhận xét lược đồ bình
quân số máy điện thoại trên 1000
dân.
+ Vẽ biểu đồ thích hợp từ bảng số
liệu đã cho.
4. Địa lí ngành thương mại - Kiến thức
+ Nắm vững khái niệm và phân tích
sơ đồ hoạt động của thị trường.
+ Phân tích vai trò của ngành
thương mại và sơ đồ về quy trình tái
sản xuất mở rộng của xã hội.
+Nắm vững khái niệm cán cân xuất
nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập
khẩu.
- Kĩ năng
+ Phân tích sơ đồ.
+ Đọc và nhận xét bảng số liệu và
2
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
lược đồ.
+ Tính toán cán cân xuất nhập
khẩu.
+ Vẽ biểu đồ cán cân xuất nhập
khẩu.
5. Thị trường thế giới - Kiến thức
+ Phân tích được đặc điểm thị
trường thế giới và các tổ chức

thương mại trên thế giới.
- Kĩ năng
+ Đọc và phân tích bảng số liệu,
lược đồ liên quan.
+ Xác định vị trí các nước trên bản
đồ.
II – NỘI DUNG
1) Khái quát địa lí dịch vụ
a) Kiến thức
- Là ngành có cơ cấu hết sức phức tạp, đa dạng; bao gồm các hoạt động dịch vụ
kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công cộng.
- Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, sử dụng hợp lí tài nguyên và nguồn lao động.
+ Các ngành DV đã tạo ra được nhiều việc làm.
+ Các ngành DV thúc đẩy sự phát triển của các ngành SXVC và trở thành động
lực của sự tăng trưởng kinh tế.
+ Sự phát triển các ngành DV là điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân.
+ Sự phân bố các ngành DV có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các ngành
kinh tế.
+Sự phát triển của các ngành DV trên thế giới có ảnh hưởng đến quá trình toàn
cầu hoá nền kinh tế.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
+ Trình độ phát triển KT và năng suất lao động: - Chuyển dịch cơ cấu KT & bổ
sung LĐ.
+ Đặc điểm dân cư (quy mô cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số): quy
mô, nhịp điệu và cơ cấu ngành dịch vụ.
+ Phân bố dân cư mạng lưới quần cư: quy định mạng lưới ngành DV.
+ Mức sống và thu nhập thực tế: sức mua và nhu cầu DV.
+ Các thành phố là trung tâm dịch vụ: tập trung đa dạng các loại hình DV (SX,
TD, DV công).

- Sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới gắn liền với các thành phố, đô thị lớn.
Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã lớn như:
Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…
3
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
b) Câu hỏi và bài tập
Câu 1) Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu của ngành dịch vụ.
Câu 2) Tại sao các thành phố cực lớn, đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ
lớn?
Trả lời:
- Các thành phố lớn là môi trường nhân tạo. Cần đáp ứng nhu cầu cho dân cư như:
lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước… từ bên ngoài.
- Mức sống cư dân thành thị nhìn chung là cao.
- Các thành phố lớn thường là các trung tâm chính trị của cả nước hoặc địa
phương.
- Vì vậy, các ngành dịch vụ như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ
công cộng cũng tập trung và phát triển mạnh.
Câu 3) Cho biết đặc điểm dân số của nước ta ( đông, tăng còn tương đối nhanh,
mức sống đang cải thiện và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ nhanh ) có
ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ như thế nào? Các đặc điểm đó đòi hỏi
những ngành dịch vụ nào cần được ưu tiên phát triển?
Trả lời:
- Thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển để đáp ứng nhu cầu.
- Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
- Những ngành dịch vụ cần được ưu tiên phát triển: giáo dục, y tế, bán lẻ …
*Câu 4) Giải thích tại sao dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển?
(Đề thi HSG QG năm 2012).
CƠ CẤU NGÀNH
DỊCH VỤ
DỊCH VỤ KINH

DOANH
DỊCH VỤ TIÊU
DÙNG
DỊCH VỤ CÔNG
Vận tải, thông tin liên lạc,
tài chính, bảo hiểm, KD
bất động sản…
Hoạt động bán buôn, bán
lẻ, du lịch, dịch vụ cá
nhân ( y tế, giáo dục, …)
Dịch vụ hành chính công,
các hoạt động đoàn thể…
4
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
Trả lời:
- Dân số thế giới ngày càng đông, nhiều đô thị mới được hình thành.
- Mức sống của người dân cao hơn so với trước đây nên họ sẵn sàng chi tiêu để
thỏa mãn nhu cầu: mua sắm, ăn uống, y tế, giáo dục, du lịch…
*Câu 5) Giải thích tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều ?
(Đề thi HSG QG năm 2011).
Trả lời:
- Các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi
dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư.
- Phân bố dân cư và sản xuất ở nước ta không đều do đó các hoạt động dịch vụ
phân bố không đều.
Câu 6) Nhận xét sự phân hóa tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của
các nước trên thế giới năm 2010.
Hình 1: Lược đồ tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước
Trả lời:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, đọc bảng chú giải.

Lược đồ thể hiện tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP các nước, năm
2010. Tỉ trọng các ngành dịch vụ được chia làm 5 cấp.
- Các nước phát triển có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao (trên
60%).
- Các nước đang phát triển tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp
(thấp hơn 50%).
+ Những nước có tỉ lệ các ngành dịch vụ rất cao trên 70% là Hoa Kì, Canada,
Tây Âu, Australia…
+ Những nước có tỉ trọng dịch vụ cao (61 – 70 %): Braxin, Nam Phi, Ai Cập…
5
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Những nước có tỉ trọng dịch vụ trung bình (51 - 60 %): Achentina, Mexico,
LBNga, Ấn Độ…
+ Những nước có tỉ lệ ngành dịch vụ thấp từ 30 – 50% tập trung ở Châu Á, Châu
Phi.
Câu 7) Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Bảng 1: Cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP toàn thế giới giai đoạn 1980 – 2010.
Đơn vị tính: %
1980 1990 2007 2010
Nông nghiệp 7 7 4 3
Công nghiệp 38 36 32 25
Dịch vụ 55 57 64 72
Nhận xét vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế thế giới?
Trả lời:
Cơ cấu các ngành kinh tế thế giới giai đoạn 1980 – 2010 có sự thay đổi rõ rệt.
- Tỉ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm mạnh.
- Tỉ trọng của ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và đang có xu hướng
giảm.
- Tỉ trọng của ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và lại có xu hướng tăng không
ngừng.

=> Dịch vụ có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế hiện đại.
Câu 8) Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2 : Cơ cấu kinh tế của các nhóm nước phân theo mức thu nhập,
năm 2010.
Đơn vị tính: %
Mức thu nhập Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp 25 25 50
Các nước thu nhập trung bình 10 36 55
Các nước thu nhập cao 1 24 75
Việt Nam 20,6 41,1 38,3
Em hãy nhận xét sự khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa các nhóm nước. Liên hệ Việt
Nam.
Trả lời:
Cơ cấu kinh tế của các nhóm nước phân theo mức thu nhập, năm 2010 có sự khác
nhau rõ rệt.
- Các nước thu nhập thấp: tỉ trọng nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao (25%), trong khi
đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng trung bình.
- Các nước thu nhập trung bình: tỉ trọng nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các
nước thu nhập thấp (10%), tỉ trọng công nghiệp khá lớn (36%) trong cơ cấu kinh
tế, tỉ trọng dịch vụ còn thấp (55%).
6
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
- Các nước thu nhập cao: tỉ trọng nông nghiệp rất nhỏ (1%), tỉ trọng công nghiệp
chiếm (24%) nhưng tỉ trọng của dịch vụ rất cao (75%).
- Đối với Việt Nam, là một nước có thu nhập thấp nên tỉ trọng nông nghiệp cao
(20,6%), tỉ trọng dịch vụ thấp (38,3%). Tuy nhiên, nước ta đang thực hiện chính
sách CNH-HĐH nên tỉ trọng ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn (41,1%).
2) Địa lí ngành giao thông vận tải
a) Kiến thức
- Vai trò

+ Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ
sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của
nhân dân.
+ Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
+ Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa,
tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn
hóa giữa các nước trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Sản phẩm của ngành GTVT là sự chuyên chở người và hàng hoá, được tạo ra
và sử dụng đồng thời.
+ Chất lượng của GTVT được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an
toàn cho hành khách và hàng hoá.
+ GTVT phân bố rất đặc thù, tạo thành mạng lưới với các tuyến và các nút.
+ GTVT sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu và vật liệu từ các ngành khác.
● Tiêu thụ gần 1/4 nhiên liệu khai thác toàn thế giới.
● Tiêu thụ gần 1/3 sản lượng của luyện kim đen và 70% sản lượng cao su thế
giới.
- Chỉ tiêu đánh giá
+ Khối lượng vận chuyển: Là số lượng hành khách và hàng hóa được vận
chuyển (tấn hàng hóa hoặc người).
+ Khối lượng luân chuyển: khối lượng (số lượng) hàng hóa (người) được vận
chuyển trên một quãng đường nhất định (tấn.km, người.km). KLLC là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh sự phát triển của ngành vận tải và là cơ sở để tính một số chỉ
tiêu khác như nang suất lao động, nang suất phương tiện, giá thành vận tải,
+ Cự li vận chuyển trung bình: được tính bằng km,là độ dài quãng đường từ nơi
gởi hàng đến nơi nhận hàng, là khoảng cách vận chuyển ngắn nhất dùng để tính
cước vận chuyển.
CLVCTB = KLLC/KLVC
- Các nhân tố ảnh đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
Nhân tố Ảnh hưởng

Vị trí địa lí và điều kiện
tự nhiên
Quy định sự có mặt và vai trò một số loại hình vận
tải
Vị trí địa lí Loại hình vận tải
7
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
Địa hình Xây dựng các công trình,
hướng vận chuyển.
Khí hậu Hoạt động
Sông ngòi Vận tải đường sông, chi
phí cầu đường.
Kinh tế - xã hội Ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân
bố ngành.
Sự phát triển và phân bố
các ngành kinh tế quốc
dân
Sự phát triển và phân bố
Trình độ khoa học kĩ
thuật
Mật độ và loại hình giao
thông vận tải.
Phân bố dân cư Vận tải hành khách, hàng
hóa.
- Địa lí các ngành vận tải
Ngành Ưu điểm Hạn chế Những tiến
bộ
Sự phân bố
Đường sắt - Vận chuyển
được các hàng

nặng trên
quãng đường
xa với tốc độ
nhanh, ổn
định, giá rẻ.
- Chạy liên tục
ngày đêm, đi
về đúng giờ.
- Đảm bảo an
toàn.
- Chỉ hoạt
động trên
đường ray.
- Đầu tư lớn:
đặt đường ray,
xây hệ thống
nhà ga, đội
ngũ công nhân
bảo trì và điều
hành.
- Tốc độ:
240km/h.
- Sức vận tải
lớn.
- Trước chạy
bằng hơi
nước, củi,
than. Nay
chạy bằng dầu
(diezen), điện.

- Toa tàu
chuyên dụng.
- Đường ray
khổ rộng (1,4-
1,6m); khổ
tiêu chuẩn.
- Phân bố
phản ánh sự
phát triển kinh
tế và phân bố
công nghiệp.
- Ở các nước
phát triển: Tây
Âu, Bắc Mĩ
với mạng lưới
dày đặc, khổ
đường rộng.
- Ở các nước
đang phát
triển: đoạn
đường ngắn,
khổ hẹp.
Đường ô tô - Tiện lợi, cơ
động, khả
năng thích
nghi cao với
địa hình.
- Cước phí đắt
so với đường
sắt.

- Ảnh hưởng
đến môi
- Phương tiện
vận tải, thiết
bị chuyên
dùng ,…
không ngừng
- Ngày càng
chiếm ưu thế,
cạnh tranh
khốc liệt với
đường sắt
8
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
- Hiệu quả
kinh tế cao
trên cự li ngắn
và trung bình.
- Khả năng
thông hành
tương đối cao.
- Phương tiện
vận tải phối
hợp hoạt động
của các
phương tiện
khác.
trường.
- Chi dùng
nhiều săt thép.

- Thiếu chỗ đỗ
xe, ách tắc
giao thông, tai
nạn giao thông
không ngừng
tăng lên.
hoàn thiện.
- Sức vận tải
tăng.
(Hoa Kỳ, Tây
Âu).
- Khối lượng
luân chuyển
bằng ½ xe lửa.
- Hơn 700
triệu đầu xe ô
tô (4/5 là xe
du lịch các
loại).
Đường ống - Giá thành rẻ.
- Vận chuyển
liên tục ngày
đêm.
- Hiệu quả
kinh tế cao, an
toàn tiện lợi.
- Dễ xảy ra sự
cố: rò rỉ, vỡ
ống …
- Chất lượng

đường ống
ngày càng
được nâng cao
do sự phát
triển của khoa
học – kĩ thuật.
- Tập trung
chủ yếu ở
Trung Đông,
LBN, Trung
Quốc, Hoa
Kỳ.
- Ở Việt Nam
đường ống
phát triển
mạnh ở khu
vực Đông
Nam Bộ.
Đường sông
hồ, đường
biển
- Không tốn
nhiều thời
gian, công sức
và vật liệu để
xây dựng, có
thể dùng các
phương tiện
thô sơ.
- Thích hợp

với việc
chuyên chở
các hàng hoá
nặng, cồng
kềnh.
- Giá thành
vận chuyển
khá ổn định và
- Sự phụ thuộc
quá lớn vào tự
nhiên: vận tải
theo mùa, ảnh
hưởng của
bão.
- Tốc độ vận
tải tương đối
chậm.
- Gây ô nhiễm
nguồn nước:
1/2 sản phẩm
chuyên chở
của vận tải
biển là dầu mỏ
và các sản
phẩm từ dầu
- Phương tiện
vận tải không
ngừng được
hiện đại hóa,
sức vận tải

được nâng
cao.
- Các kênh
đào (Xuyê,
panama…)
được cải tạo,
xây dựng
thêm nhiều âu
tàu tạo điều
kiện thúc đẩy
ngành vận
chuyển.
- Ngành vận
tải đường
sông, hồ phát
triển mạnh ở
Hoa Kì, Nga,
Canađa…
- Hoạt động
vận tải đường
biển phát triển
mạnh ở ĐTD,
TBD, ADD.
9
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
tương đối rẻ. mỏ.
- Vận tải
đường thủy
nội địa phải
nạo vét, cải

tạo dòng chảy.
Vận tải mang
tính địa
phương.
Đường hàng
không
- Tốc độ vận
chuyển nhanh.
- Tiện lợi, lịch
sự.
- Chi phí vận
chuyển đắt.
- Dễ gây ô
nhiễm không
khí,
- Trọng tải
nhỏ.
- Các loại máy
bay vận
chuyển hành
khách và hàng
hóa khổng lồ
liên tục ra đời.
- Hoa Kỳ, Tây
Âu là nơi tập
trung các sân
bay quốc tế.
- Các cường
quốc hàng
không trên thế

giới: Hoa Kỳ,
Anh, Pháp,
LBNga…
b) Câu hỏi và bài tập
Câu 1) Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tại sao giao thông vận tải phải đi
trước một bước?
Trả lời:
- Khi giao thông vận tải miền núi phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa
phương, giúp phá thế “ cô lập”, “ tự cung tự cấp ” của nền kinh tế.
- Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh ở miền núi như khoáng sản, lâm sản,
chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thủy điện.
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị ở miền núi.
- Thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi, thúc đẩy phân công lao động theo
lãnh thổ.
- Hình thành cơ cấu kinh tế miền núi, phát triển dịch vụ.
Câu 2) Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào
đến ngành giao thông vận tải?
Trả lời:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông (ở nước ta
vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường ô
tô).
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc lại không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và
đường sắt vì:
+ Phải làm nhiều cầu, khá tốn kém.
10
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Dễ gây tắc ngẽn giao thông trong mùa lũ (được thể hiện rõ ở tuyến quốc lộ 1A,
đường sắt thống nhất).
Câu 3) Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng đến
ngành giao thông vận tải như thế nào?

Trả lời:
- Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển vận tải đường sông và đường sắt.
- Vận tải bằng ô tô cũng trở ngại do cát bay và bão cát sa mạc.
- Vận tải bằng trực thăng có ưu việt.
- Lạc đà là phương tiện vận tải phổ biến nhất.
Câu 4) Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và tập trung hóa lãnh thổ
sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngành giao
thông vận tải?
Trả lời:
- Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và tập trung hóa lãnh thổ sản xuất
công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm.
- Làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm.
- Làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, luân chuyển và tăng cự li vận
chuyển.
*Câu 5) Hoàn thành sơ đồ sau để chứng minh vai trò quyết định của sự phát
triển và phân bố các ngành kinh tế đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của
ngành giao thông vận tải.
11
Sự phân bố và hoạt động của
các loại hình vận tải.
Lựa chọn loại hình vận tải
phù hợp, hướng và cường độ
vận chuyển.
TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT
CHẤT KĨ THUẬT
Yêu cầu
khối
lượng
vân tải
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN

BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ
LÀ KHÁCH HÀNG CỦA
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Các
phương
tiện vận tải
Yêu cầu
về cự li,
thời gian
giao nhận
Yêu cầu
về tốc độ
vận
chuyển
Đường
sá, cầu
cống, sân
bay…
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
*Câu 6) Trong hai nhóm các nhân tố ĐKTN và KT – XH, nhóm nhân tố nào
đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT? Nêu ví dụ
chứng minh.
Trả lời:
Điều kiện kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định.
- Sự phát triển của công nghiệp sẽ tạo ra nhiều nhu cầu chuyên chở hàng hóa để
giao thông vận tải phát triển; ngược lại, công nghiệp lại cung cấp nhiều trang thiết
bị cho ngành giao thông vận tải được phát triển tốt hơn.
- Sự phát triển của công nghệ tạo ra các phương tiện, thiết bị có thể khắc phục
những trở ngại của thiên nhiên:
+ Tàu phá băng nguyên tử.

+ Máy bay khắc phục trở ngại về địa hình…
- Trình độ KHKT quyết định đến mật độ và loại hình GTVT.
Câu 7) Nêu các vấn đề môi trường liên quan đến sự phát triển ồ ạt công nghiệp
ô tô trên thế giới.
Trả lời:
- Sử dụng nhiều nguyên liệu kim loại.
- Sử dụng nhiều nhiên liệu dầu mỏ.
- Mạng lưới đường, nơi đỗ ô tô chiếm nhiều diện tích.
- Tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn nhất ở các thành phố lớn.
- Tình trạng ùn tắc giao thông.
Câu 8) Tại sao nói sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá
rõ sự phân bố công nghiệp của các nước, các châu lục?
Trả lời:
- Sự ra đời của vận tải đường sắt đáp ứng yêu cầu vận chuyển nguyên liệu, sản
phẩm của nền công nghiệp TBCN phát triển lúc bấy giờ.
- Đến giữa thế kỷ XX, các quốc gia phát triển công nghiệp đều chú trọng phát triển
mạng lưới đường sắt.
Câu 9) Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở
hai bờ Đại Tây Dương?
Trả lời:
- Hai bờ ĐTD (chủ yếu Bắc ĐTD) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là EU
và Bắc Mỹ.
- Các cảng ở đây có điều kiện phát triển và mở rộng.
- Dịch vụ liên quan phát triển như dịch vụ hậu cần …
12
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
Câu 10) Những đầu mối giao thông quan trọng như: New York, Mexico city,
Riode janneiro, London, Paris, Rottecdam, Tokio, Bắc Kinh, Mosscow, Sydney
nằm ở quốc gia nào?
Trả lời: New York (Hoa Kỳ), Mexico city (Mexico), Riode janneiro (Braxin),

London (Anh), Paris (Pháp), Rottecdam (Hà Lan), Tokio (Nhật Bản), Bắc Kinh
(Trung Quốc), Mosscow (LBNga), Sydney (Australia).
Câu 11) Cho bảng số liệu:
Bảng 3: Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các
phương tiện vận tải ở nước ta, năm 2010.
Phương tiện vận tải Khối lượng vận
chuyển (nghìn
tấn)
Khối lượng luân
chuyển (triệu
tấn.km)
Cự li vận chuyển
trung bình (km)
Đường sắt 7861,5 3960,9 503,8
Đường ô tô 587014,2 36179,0 61,6
Đường sông 144227,0 31679,0 219,6
Đường biển 61593,2 145521,4 2362,6
Đường hàng không 190,1 426,8 2245,1
Tổng số 800886,0 217767,1 271,9
Trả lời:
Công thức tính:
- Cự li vận chuyển trung bình = KLLC/KLVC
- Đơn vị tính: Km
- Lưu ý: Phải quy đổi đơn vị tính của khối lượng vận chuyển và khối lượng luân
chuyển giống nhau.
Phương tiện vận tải Khối lượng vận
chuyển (nghìn
tấn)
Khối lượng luân
chuyển (triệu

tấn.km)
Cự li vận chuyển
trung bình (km)
Đường sắt 7861,5 3960,9 503,8
Đường ô tô 587014,2 36179,0 61,6
Đường sông 144227,0 31679,0 219,6
Đường biển 61593,2 145521,4 2362,6
Đường hàng không 190,1 426,8 2245,1
Tổng số 800886,0 217767,1 271,9
- Nhận xét:
+ Ngành vận tải đường ô tô có khối lượng vận chuyển lớn nhất và khối lượng luân
chuyển lớn thứ hai nhưng lại có cự li vận chuyển trung bình nhỏ nhất trong các
loại hình vận tải. Điều đó chứng tỏ khả năng và hiệu quả vận chuyển của loại hình
này là rất lớn.
13
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Đường sông có KLVC và KLLC hàng hóa, cự li vận chuyển trung bình xếp vị
trí thứ 2 sau đường ô tô. Đường sông vẫn rất thông dụng và giữ vai trò quan trọng
trong các ngành GTVT.
+ Đường biển có KLVC lớn thứ ba nhưng KLLC và cự li vận chuyển trung bình
lớn nhất. Do đặc điểm vận chuyển các loại hàng hóa nặng và đường dài.
+ Đường sắt có KLVC và KLLC tương đối nhỏ nhưng cự li vận chuyển trung bình
lại khá lớn do đặc điểm của đường sắt chỉ hoạt động trên nhưng tuyến đường cố
định, tính linh hoạt thấp.
+ Đường hàng không có KLVC và KLLC rất thấp nhưng cự li vận chuyển trung
bình lại rất lớn do đặc điểm của loại hình vận tải này là trọng tải thấp, cước phí
đắt, vận chuyển hàng hóa đi đường dài.
Câu 12) Quan sát lược đồ, số ô tô bình quân trên 1000 dân, năm 2001, nhận xét
sự phân bố ngành vận tải ô tô trên thế giới.
Hình 2: Lược đồ số ô tô bình quân trên 1000 dân

- Nội dung:
Lược đồ thể hiện số ô tô bình quân trên 1000 dân, năm 2001. Quan sát lược đồ
chúng ta nhận thấy, ngành vận tải ô tô phát triển mạnh ở các nước phát triển và
những nước công nghiệp hóa, đây là những nước có số ô tô trên 1000 dân cao, cao
gấp nhiều lần các nước đang phát triển.
+ Ở mức rất cao (>300 ô tô/1000 dân): Hoa Kỳ, Canada, Bắc Âu, Tây Âu, Nhật
Bản, Australia…
+ Ở mức cao (101 – 300 ô tô/1000 dân): LBNga, Đông Âu, Mexico, Argentina,
Thái Lan, Nam Phi, Ả rap xeut, …
+ Ở mức trung bình (51 – 100 ô tô/1000 dân): Braxin, Veneduela, Colombia,
Thổ Nhĩ Kì, …
14
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Ở mức thấp và rất thấp (10 – 50 và < 10 ô tô/ 1000 dân): đa phần các nước
Châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á, một số nước Nam Mĩ
(Peru, Bolivia, Ecuador…).
- Phương pháp sử dụng:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, đọc bảng chú giải và yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi.
Câu 13) Quan sát lược đồ, các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ
yếu trên thế giới. Rút ra nhận xét.
Hình 3: Lược đồ các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu
trên thế giới
Trả lời:
- Các đường biểu hiện các luồng vận tải hàng hóa được phân làm 3 cấp: trên 300
triệu tấn, từ 250 đến 300 triệu tấn, dưới 250 triệu tấn.
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, đọc chú thích cường độ của các luồng vận
chuyển, và yêu cầu HS điền các thông tin cần thiết vào bảng sau:
Luồng vận chuyển Điểm xuất phát Điểm đến
Trên 300 triệu tấn

Từ 250 đến 300 triệu tấn
Dưới 250 triệu tấn
3) Địa lí ngành thông tin liên lạc
a) Kiến thức
- Vai trò:
15
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Đảm nhiệm vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần
thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. Là thước đo của nền
văn minh.
+ Góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách tổ chức kinh tế trên thế giới, nhờ
đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa.
- Tình hình phát triển ngành thông tin liên lạc:
+ Vào thời kì sơ khai, con người chuyển thông tin bằng nhiều cách: dùng ám
hiệu, sử dụng phương tiện vận tải thông thường, sử dụng bồ câu…
+ Ngày nay, với tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thông tin liên lạc trên khoảng cách
xa được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: điện thoại,
fax, internet …
- Công dụng của một số phương tiện thông tin liên lạc:
Phương tiện Công dụng
Điện báo Liên lạc thông tin tín hiệu đi xa.
Điện thoại Chuyển tín hiệu âm thanh giữa con
người với con người.
Telex Truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp với
nhau.
Fax Truyền văn bản, hình ảnh đồ họa đi xa.
Radio và vô tuyến truyền hình Phục vụ truyền tải thông tin của các đối
tượng, cá nhân tới cộng đồng và ngược
lại.

Máy tính cá nhân và internet Phục vụ thông tin đa phương tiện, gửi –
nhận các tín hiệu âm thanh, hình ảnh,
văn bản, các loại dữ liệu…
b) Câu hỏi và bài tập
*Câu 1) Tại sao có thể coi sự phát triển của thông tin liên lạc như là thước đo
của nền văn minh?
Trả lời:
- Những tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhất là công nghiệp đã sản sinh và phát triển
thông tin liên lạc hiện đại.
- Sự phát triển của ngành thông tin liên lạc hiện đại có tác động sâu sắc đến việc tổ
chức đời sống xã hội, tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Sự phát triển của ngành thông tin liên lạc làm thay đổi mạnh mẽ quan niệm của
con người về không gian.
Câu 2) Hãy nêu vai trò của hệ thống định vị toàn cầu?
Trả lời:
- Đây là hệ thống thông tin vô tuyến dẫn đường trong hàng hải và hàng không.
- Hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong giao thông ở các thành phố lớn trên thế
giới.
16
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
- Cung cấp cho người sử dụng thông tin chính xác về vị trí, tốc độ chuyển động
bất cứ lúc nào về thời gian và địa điểm trong mọi điều kiện thời tiết.
Câu 3) Dựa vào lược đồ bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, năm 2001.
Hãy phân tích đặc điểm phân bố máy điện thoại trên thế giới.
Hình 4: Lược đồ bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, năm 2001
Trả lời:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, đọc bảng chú giải và trả lời câu hỏi.
Qua sát lược đồ chúng ta nhận thấy máy điện thoại tập trung chủ yếu ở các nước
phát triển, đây là những nước có số máy điện thoại trên 1000 dân cao; các nước
đang phát triển con số này rất thấp.

- Ở mức rất cao (>500 máy/1000 dân): Hoa Kỳ, Canada, các nước Bắc Âu, Tây
Âu, Nhật Bản, Australia…
- Ở mức cao ( 301 – 500 máy/ 1000 dân): Braxin, Argentina, Chile, Nam Phi…
- Ở mức trung bình (101 – 300 máy/ 1000 dân): LBNga, Đông Âu, Trung Quốc,
Trung – Nam Á, Mexico, Colombia, Peru…
- Ở mức thấp và rất thấp ( 30 – 100 máy và <30 máy/1000 dân): Ấn Độ, Đông
Nam Á, đa phần các nước Châu Phi.
Câu 4) Cho bảng số liệu:
Bảng 4: Số máy điện thoại bình quân trên 1000 dân, năm 2001
Số máy điện thoại
trên 1000 dân
Số nước Số dân (triệu
người)
GDP/người
(USD)
<= 5 21 599 241
6 - 25 27 455 368
26 - 100 37 1699 645
101 - 500 80 2582 2955
>500 21 730 29397
17
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
Không có số liệu 22 42 1148
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và GDP/người ở các nhóm nước theo bình
quân số máy điện thoại trên 1000 dân. Nêu nhận xét.
Trả lời:
- Biểu đồ thích hợp là một dạng kết hợp giữa biểu đồ cột (dân số) và biểu đồ chấm
điểm (GDP/người).
- Biểu đồ có hai trục tung: một trục thể hiện dân số (triệu người), một trục thể hiện
GDP/người (USD). Trục hoành thể hiện nội dung ở cột 1 của bảng số liệu (số máy

điện thoại trên 1000 dân).
BIỂU ĐỒ: DÂN SỐ VÀ GDP/NGƯỜI Ở CÁC NHÓM NƯỚC THEO BÌNH
QUÂN SỐ MÁY ĐIỆN THOẠI TRÊN 1000 DÂN, NĂM 2001.
4) Địa lí ngành thương mại
a) Kiến thức
- Thị trường: là nơi gặp giữa người bán và người mua.
- Quy luật cung cầu: Quy luật về sức mua, khả năng thanh toán của nền kinh tế
(cầu) và các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp tới đầu ra của nền kinh tế (cung).
- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, bao gồm nội thương và
ngoại thương.
+ Nội thương: là các hoạt động thương mại gắn bó với thị trường trong nước.
18
Dân số (triệu người) GDP/người (USD)
Số điện thoại trên 1000 dân
Chú thích
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Ngoại thương: là hoạt động gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
- Vai trò:
+ Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng
nguyên liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm.
+ Đối với người tiêu dùng: Hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới.
- Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
+Xuất > Nhập: Xuất siêu.
+ Xuất < Nhập: Nhập siêu
- Đặc điểm thị trường thế giới:
+ Thị trường thế giới ngày nay là một hệ thống toàn cầu phức tạp, luôn biến
động không ngừng.
+ Tỉ trọng buôn bán tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, chiếm đại đa số
trong cán cân thương mại toàn cầu.

+ Các cường quốc về xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và
đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế
giới.
+ Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các
sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng.
+ Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ
thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng quy mô, cường độ các hoạt động giữa các
khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động và
phát triển.
- Các tổ chức thương mại trên thế giới: WTO là tổ chức thương mại lớn nhất trên
thế giới, ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên. Các tổ chức thương mại khác:
ASEAN, OPEC, NAFTA, EU …
b) Câu hỏi và bài tập
Câu 1) Tại sao sự phát triển của ngành nội thương sẽ thúc đẩy phân công lao
động theo lãnh thổ giữa các vùng?
Trả lời:
- Mỗi vùng trong một nước đều có thế mạnh sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa.
- Hàng hóa được trao đổi giữa các vùng với nhau.
- Mỗi vùng sẽ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các vùng khác mà mình không có.
*Câu 2) Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ với nhau như thế nào?
Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế
trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển?
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu:
+ Đẩy mạnh nhập khẩu phải dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng tất yếu sẽ thúc đẩy nhập khẩu.
19
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Tăng cường quá trình phân công lao động quốc tế, vì vậy phải đẩy mạnh nhập
khẩu các nguyên, nhiên liệu, máy móc, thiết bị để mở rộng sản xuất.

- Thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu nền kinh tế trong nước có
động lực mạnh mẽ để phát triển là:
+ Hoạt động xuất khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều
ngành sản xuất. Xuất khẩu tạo vốn cho công nghiệp hóa, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, tạo điều kiện đẩy mạnh nhập khẩu.
+ Nhập khẩu với chính sách đúng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển, tạo môi trường cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội địa và hàng nhập,
thúc đẩy các cơ sở trong nước nâng cao chất lượng, hạ giá thành …
Câu 3) Cho bảng số liệu:
Hãy tính:
- Cán cân xuất nhập khẩu.
- Tỉ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
- Rút ra nhận xét.
Bảng 5: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước, năm 2004
Đơn vị: tỉ USD
Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu
Hoa Kì 819,0 1526,4
Nhật Bản 565,5 454,5
Trung Quốc (kể cả Hồng
Kông)
858,9 834,4
Liên Bang Nga 183,2 94,8
Xingapo 179,5 163,8
Trả lời:
Tính:
- Cán cân XNK = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu.
- Tỉ lệ XNK = giá trị xuất khẩu/giá trị nhập khẩu (%).
Kết quả tính như sau:
Tên nước Xuất khẩu
(tỉ USD)

Nhập khẩu
(tỉ USD)
Cán cân
XNK (tỉ
USD)
Tỉ lệ XNK (%)
Hoa Kì 819,0 1526,4 -707,4 53,66
Nhật Bản 565,5 454,5 111,0 124,42
Trung Quốc (kể
cả Hồng Kông)
858,9 834,4 24,5 102,94
Liên Bang Nga 183,2 94,8 88,4 193,25
Xingapo 179,5 163,8 15,7 109,58
- Nhận xét:
+ Hoa Kì là nước nhập siêu (Cán cân XNK: - 707,4 tỉ USD).
+ Nhật Bản, Trung Quốc, LBNga, Xingapo là những nước xuất siêu.
20
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
Kết luận:
- Nhập siêu không có nghĩa là hoàn toàn xấu, không phải bao giờ cũng đồng nghĩa
với kinh tế suy thoái và ngược lại, không phải xuất siêu bằng mọi giá là tốt.
- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phản ảnh khá rõ tính chất của nền kinh tế của nước
phát triển hay kém phát triển.
*Câu 4) Cho bảng số liệu:
Bảng 6: giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004
(đơn vị: tỉ USD).
Tên nước Tổng giá trị
xuất nhập
khẩu
Giá trị

xuất khẩu
Giá trị
nhập khẩu
Cán cân xuất
nhập khẩu
Hoa Kì ? 819,0 1526,4 ?
CHLB Đức 1632,3 ? ? + 197,3
Pháp 915,1 ? ? - 13,1
Hãy tính toán và điền các giá trị còn thiếu vào bảng số liệu.
Trả lời:
Công thức tính:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu = giá trị xuất + giá trị nhập.
Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất – giá trị nhập
Giá trị xuất khẩu = tổng giá trị xuất nhập khẩu + cán cân xuất nhập khẩu
2
Giá trị nhập khẩu = tổng giá trị xuất nhập khẩu - cán cân xuất nhập khẩu
2
* Hoa Kì:
Giá trị xuất khẩu: 819,0 tỉ USD
Giá trị nhập khẩu: 1526,4 tỉ USD
Vậy: - Tổng giá trị xuất nhập khẩu là: 819,0 + 1526,4 = 2345,4 tỉ USD
- Cán cân xuất nhập khẩu là: 819,0 – 1526,4 = - 707,4 tỉ USD
* CHLB Đức:
Tổng giá trị xuất nhập khẩu: 1632,3 tỉ USD
Cán cân xuất nhập khẩu: 197,3 tỉ USD
Vậy: - Giá trị xuất khẩu là: 1632,3 + 197,3 = 914,8 tỉ USD
2
- Giá trị xuất khẩu là: 1632,3 - 197,3 = 717,5 tỉ USD
2
* Pháp

Thực hiện các phép tính tương tự như CHLB Đức.
Kết quả tổng hợp:
Tên nước Tổng giá trị
xuất nhập
khẩu
Giá trị
xuất khẩu
Giá trị
nhập khẩu
Cán cân xuất
nhập khẩu
Hoa Kì 2345,4 819,0 1526,4 - 707,4
21
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
CHLB Đức 1632,3 914,8 717,5 + 197,3
Pháp 915,1 451,0 464,1 - 13,1
Câu 5) Quan sát lược đồ tỉ trọng hàng chế biến trong giá trị hàng hóa xuất
khẩu của các nước, năm 2000 (%). Hãy kể tên các nước có tỉ trọng hàng chế
biến trong giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 80%. Em có nhận xét gì về tính chất
nền kinh tế của các nước này?(Hình 53-trang 198, sgk địa lí 10 nâng cao).
Trả lời:
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, đọc bảng chú giải và yêu cầu HS trả lời câu
hỏi.
Quan sát lược đồ chúng ta thấy, tỉ trọng hàng chế biến trong giá trị hàng hóa xuất
khẩu của các nước không đồng đều.
- Đa phần các nước phát triển là những nước có tỉ trọng hàng chế biến trong giá trị
hàng xuất khẩu cao. Những nước có tỉ trọng hàng chế biến trong giá trị hàng xuất
khẩu trên 80% là: Hoa Kì, Mexico, Thụy Điển, Phần Lan, Anh, Pháp, Đức, Trung
Quốc, Nhật Bản, Philippin,…
- Các nước kém phát triển có tỉ trọng hàng hóa chế biến chiếm tỉ trọng thấp, điển

hình là các quốc gia ở Trung Phi, Tây Nam Á…
Câu 6) Quan sát sơ đồ tỉ trọng buôn bán giữa các vùng và bên trong các vùng,
năm 2004 (theo WTO). Phân tích vai trò của thị trường Châu Âu trong buôn
bán toàn thế giới.
Hình 5:Tỉ trọng buôn bán hàng hóa giữa các vùng và bên trong các vùng,
năm 2004
Trả lời:
GV hướng dẫn đọc và hiểu sơ đồ giữa các thành phần tỉ trọng buôn bán nội vùng,
tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới.
22
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
- Sơ đồ tỉ trọng buôn bán giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004. Trên sơ
đồ chỉ rõ: Mũi tên màu xanh chỉ tỉ trọng buôn bán nội vùng, việc buôn bán giữa
các nước tư bản phát triển với nhau chiếm tỉ lệ lớn (Châu Âu – 73,8%, Bắc Mĩ –
56%, Châu Á – 50,3%). Hình nan quạt màu đỏ chỉ rõ tỉ trọng buôn bán của các
khu vực so với toàn thế giới. So sánh các hình nan quạt màu đỏ, ta thấy hình nan
quạt thuộc Châu Âu chiếm tỉ trọng buôn bán lớn nhất (45%) so với các vùng khác
còn lại của thế giới.
- Quan sát sơ đồ chúng ta nhận thấy, các nước phát triển đang kiểm soát thị trường
thế giới, các nước này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong buôn bán thế giới, và việc
buôn bán nội vùng cũng chiếm tỉ trọng lớn.
+ Châu Âu, Bắc Mĩ, Châu Á là những thị trường lớn, chiếm tỉ trọng cao trong
buôn bán toàn thế giới. Trong đó, Châu Âu là thị trường lớn nhất chiếm tới 45%
giá trị xuất nhập khẩu toàn thế giới. Sau đó, là thị trường Châu Á chiếm 25,4% và
thứ ba là Bắc Mĩ chiếm 18,3%. Như vậy nếu nếu gộp cả châu Âu và Bắc Mĩ là hai
thị trường chủ yếu của các nước phát triển thì chiếm tới 63,3% tổng giá trị xuất
nhập khẩu. Các nước đang phát triển chiếm tỉ trọng thấp trong buôn bán thế giới.
+ Các nước phát triển có tỉ trọng buôn bán nội vùng cao: tỉ trọng buôn bán nội
vùng của Châu Âu cao nhất chiếm tới 73,8%, ở Bắc Mĩ là 56%, còn Châu Á là
50,3%. Các nước đang phát triển tỉ trọng buôn bán nội vùng thấp.

*Câu 7) Dựa vào đồ thị quy luật cung cầu sau đây, giải thích cơ chế hoạt động
của thị trường.
Hình 6: Đồ thị quy luật cung cầu
Trả lời:
Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.
23
Chuyên đề Địa lí dịch vụ Bồi dưỡng HSG
+ Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình
này sẽ có lợi cho người mua nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán;
sản xuất có nguy cơ bị đình đốn.
+ Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên sẽ kích thích mở rộng sản
xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định.
24

×