Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tìm hiểu về lịch sử ngành công nghiệp sản xuất đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.15 KB, 37 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
CNSX ĐƯỜNG BÁNH KẸO
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ NGÀNH
CNSX ĐƯỜNG
GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Lớp : ĐHTP5LT
Danh sách nhóm:
1. Hoàng Thị Bắc 09244431
2. Đặng Thị Thùy Linh 09247861
3. Phan Thị Hương Trà 09271181
4. Nguyễn Vân Trúc 09255351
5. Lê Thị Như Ý 09257291

TPHCM, ngày 10 tháng 03 Năm 2011
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi mở cửa với bên ngoài và chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế
Việt Nam đang dần dần khởi sắc và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Các hoạt động
kinh tế, các ngành sản xuất trở nên đa dạng và sôi động hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà những
ngành sản xuất cơ bản bị lãng quên. Muốn nền kinh tế đất nước nhanh chóng đi lên ngang bằng
với các nước trong khu vực và trên thế giới thì bên cạnh việc tiếp thu những tiến bộ khoa học
kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài chúng ta cũng không được rời xa cái gốc, cái cội nguồn của
dân tộc - đó là nền văn minh lúa nước.
Trong số các loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp chủ yếu thì mía cũng là
một loài cây vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, đất nước Việt Nam chúng ta đã là một trong những
cái nôi sản sinh ra cây mía, ông cha ta đã biết sử dụng cây mía làm thực phẩm và chế biến mía


thành mật và các loại đường. Ngành công nghiệp sản xuất đường đóng một vai trò rất to lớn
trong nền kinh tế quốc dân bởi đường là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của con người. Chính vì thế, thật là thiếu sót nếu không hiểu rõ về lịch sử
của đường: đường xuất hiện từ khi nào?, ra đời đầu tiên ở đâu?, được sản xuất như thế nào?
Những câu hỏi trên cũng là những câu hỏi mà nhóm luôn đặt ra. Và đề tài “Tìm hiểu
lịch sử ngành công nghệ sản xuất đường” mà nhóm nhận được, thật sự là một điều thú vị.
Nhóm hy vọng bài tiểu luận này sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích và thõa mãn nhu cầu tìm
hiểu của những ai quan tâm đến ngành công nghệ sản xuất đường này.
Lớp ĐHTP5LT Trang 2
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
CHƯƠNG I –TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐƯỜNG TRONG CÔNG
NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
I.1 - Tầm quan trọng của đường trong đời sống và trong sản xuất :
I.1.1 Đối với đời sống :
 Đường saccarose C
12
H
22
O
11
có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con
người.
 Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Được cơ thể chuyển
hóa đầu tiên khi cơ thể cần năng lượng cho các hoạt động của mình.
 Là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tạo vị, tăng giá trị cảm quan cho
nhiều loại thực phẩm.
I.1.2 Đối với sản xuất :
Đường là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm, trong công
nghiệp sản xuất bánh kẹo, trong công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sữa, nước giải khát, thức

ăn gia súc và trong công nghiệp dược.
Giá trị kinh tế của đường mía :
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy ra từ thân cây. Bản chất của đường mía là
một loại disacaride, có vị ngọt, nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, không độc như các
loại đường hóa học.
Về giá trị dinh dưỡng, đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1 kg đường cung cấp
năng lượng tương đương 0.5 kg mỡ, 50-60 kg rau quả. Đường cung cấp trên 10% nhu cầu năng
lượng của cộng đồng.
Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường ra, còn có các sản phẩm phụ quan
trọng như: bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến các sản phẩm có giá trị cao hơn 2-3
lần so với sản phẩm chính như mì chính, nấm men, …
Bã mía: chiếm 20-30% trọng lượng cây mía. Bã mía chứa trung bình 49% nước, 48.5%
xơ, 2.5% chất hòa tan ( đường ). Bã mía có thể dùng là nhiên liệu đốt lò, cứ 3 tấn bã mía khô
cung cấp nhiệt lượng tương đương 1 tấn dầu. những nhà máy đường có công suất cỡ 1000-1500
tấn/ ngày nếu dùng bã mía để đốt lò có thể cân đối gần đủ nhiên liệu, không tốn thêm dầu. bã
mía có thể dùng làm ván ép cách âm, cách nhiệt, hoặc làm mặt bàn, đóng thùng làm bột giấy,
than hoạt tính hoặc là nguyên liệu của công nghiệp chất dẻo, sợi tổng hợp…Nhà máy đường
Hiệp Hòa đã sản xuất ván ép từ bã mía đạt chất lượng cao.
Mật rỉ: chiếm 3-5% trọng lượng mía đem đi ép, mật rỉ là một dung dịch chứa 10% nước,
35% saccaroza, 20% các loại đường khử, các chất hữu cơ khác…có tỉ trọng 1.4-1.5. Từ mật rỉ
sau khi lên men và chưng cất có thể làm rượu Rhum, các loại rượu mùi hay cồn công nghiệp
hoặc sử dụng làm nấm men bánh mì và các loại men thực phẩm khác, làm nguyên liệu sản xuất
axit acetic, acid citric, làm môi trường lên men để sản xuất bọt ngọt…
Bùn lọc: là phần cặn bã còn lại sau khi lọc trong nước mía, chiếm 3- 3.5 % trọng lượng
mía đem ép. Trong bùn lọc có chứa 0.5% N, 1.6%P
2
O
5
, 0.4% K
2

O, 0.5%CaO. Sáp mía rút từ
bùn lọc có thể làm sơn, xi đánh bong, chất cách điện, bản sáp Roneo. Sau khi rút sáp, bùn lọc
dùng làm phân bón rất tốt.
Lớp ĐHTP5LT Trang 3
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
I.2 - Vai trò của ngành đường mía đối với nền công nghiệp Việt Nam :
Ngành đường mía đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Cây mía và nghề làm mật đường đã có từ xa xưa nhưng ngành công nghiệp mía đường mới
có từ thế kỉ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía với tổng công suất
11000 tấn mía / ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện với công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ
lạc hậu.
Năm 1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu , mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây
dựng một số nhà máy với quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. ở những vùng có
nguồn nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ hiện đại, kể cả
liên doanh nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn. Chương trình
mía đường được chọn là chương trình mở đầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiêp. Ngành mía
đường được giao không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế
xã hội.”
Thực hiện “Chương trình Quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam tuy
còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995- 2000) đã có bước tiến đột phá. Về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng đường trong nước, chấm dứt được tình trạng hàng năm Nhà nước phải bỏ ra
hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. đặc biệt công nghiệp mía đường hầu hết đều được
xây dựng ở các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đất nghèo
khó khăn, vùng sâu, vùng xa, và được phân bố khắp cả 3 miền.
Đáng chú ý nhất là ngành mía đường phát triển đã giúp nông dân khai hoang phục hóa,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động trong nông nghiệp.
Hằng năm có từ 150 đến 200 ngàn hộ nông dân trồng mía đã kí hợp đồng kinh tế trồng và bán

mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hang năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư
và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường như nhà máy đường Lam Sơn,
Bourbon Tây Ninh, Phụng Hiệp… đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón và cử cán bộ nông
vụ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà
máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho nông dân.
Trong hơn 10 năm qua, cùng với các hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất và đời sống đã được
cải thiện hơn, đường xá giao thông, đường điện trường học đã được mở mang thêm nhiều. nông
dân trồng mía trong vùng không còn nghèo đói, số hộ nghèo ngày một giảm, số hộ khá giả ngày
càng tăng. Bộ mặt nông thôn vùng trồng mía đã có nhiều đổi mới, làng xã đạt tiểu chuẩn văn
hóa ngày càng tăng.
Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995- 2006) tuy thời gian chưa nhiều được sự hỗ trợ và
bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của chính phủ, ngành mía đường non trẻ của
Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn.
Lớp ĐHTP5LT Trang 4
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
CHƯƠNG II - LỊCH SỬ NGÀNH ĐƯỜNG
II.1- Lịch sử ngành đường trên Thế Giới:
II.1.1 – Lịch sử ra đời:
Phát hiện ra cây mía
Các loài mía khác nhau có thể có nguồn gốc khác nhau. Theo một só tài liệu, S. barberi có
nguồn gốc ở Ấn Độ và S. edule, S. officinarum đến từ New Guinea.
Cây mía lần đầu tiên được thuần hóa ở New Guinea khoảng 10.000 năm trước. Các tuyến
đường thương mại từ châu Á đã mang cây mía đến Ai Cập vào khoảng 3.000 trước Công
nguyên. Người Ai Cập từ đó đã phát triển nhiều kỹ thuật nấu đường, chẳng hạn như lọc và bốc
hơi đến ngày nay vẫn còn được sử dụng.
Ấn Độ và Ba Tư
Năm 510 trước Công nguyên, những chiến binh đang đói vì thiếu thức ăn của hoàng
đế Darius đến gần sông Indus, và họ đã phát hiện ra một số "đám lau sậy sản xuất mật ong mà

không có con ong". Đây là một bằng chứng cho thấy cây mía được phát hiện sớm ở Ấn Độ. Tuy
nhiên, sau này vào năm 327 trước công nguyên nó mới được phát hiện lại bởi Alexander Đại
đế, và sau đó ông đã làm lan rộng cây mía qua Ba Tư và giới thiệu nó đến Địa Trung Hải.
Trung Quốc
Trong thời trị vì của Harsha ở Bắc Ấn Độ , biết được vua Đường Thái Tông quan tâm tới
đường, Ấn Độ đã phái những phái viên đến nhà Đường dạy phương pháp canh tác mía, và
Trung Quốc sớm thành lập vùng trồng mía đầu tiên vào thế kỷ thứ bảy. Tài liệu Trung Quốc
xác nhận, để có được công nghệ để chế biến đường, rung Quốc đã phái ít nhất có hai phái đoàn
đến Ấn Độ, bắt đầu từ năm 647 sau Công Nguyên,. Sau đó, các thương nhân châu Á đã
đưa đường tới Trung Đông và châu Phi.
Mía đường trong thế giới Hồi giáo và Châu Âu
Năm 641 AD, người Ả Rập chinh phục Ba Tư, và đã học được cách trồng mía đường.
Trong cuộc Cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, những nhà buôn Ả Rập thông qua các kỹ thuật
sản xuất đường từ Ấn Độ và sau đó tinh chế và chuyển đổi chúng thành quy mô công nghiệp
lớn. Người Ả Rập đã thành lập các nhà máy, các xưởng tinh luyện đường, nấu đường và các
đồn điền đầu tiên. Những người Ả Rập và Berber đã mở rộng việc trồng mía tới các Vương
Quốc Ả Rập và qua nhiều nơi của Thế giới cũ , bao gồm cả Tây Âu sau khi họ xâm chiếm bán
đảo Iberia trong thế kỷ thứ tám. Cuộc Thập tự chinh đã mang đường về cho họ sau khi chiến
dịch tại Thánh Địa, nơi mà họ gặp phải những đoàn xe mang "muối ngọt". Đầu thế kỷ 12,
Venice mua lại một số làng gần Tyre và sắp đặt đất đai để sản xuất đường để xuất khẩu sang
châu Âu.
Đường tinh luyện trong thế giới mới
Vào tháng Tám năm 1492, ngay trước chuyến đi lịch sử của ông tới thế giới
mới, Christopher Columbus đã dừng lại ở Gomera trong quần đảo Canary. Mục đích của
Lớp ĐHTP5LT Trang 5
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
chuyến thăm này là để lấy rượu và nước cho chuyến đi, ông chỉ định ở lại đó bốn ngày. Nhưng
ông đã bị cuốn vào mối tình với người phụ nữ đứng đầu đảo và đã ở lại một tháng. Và khi ông
ra đi, cô ấy đã cho ông một hom mía, là hom mía đầu tiên đến Tân Thế Giới.

Sau này, người Bồ Đào Nha đã
mang đường đến Brazil. Đến năm
1540, đảo Santa Catalina đã có
800 nhà máy đường mía và phía bắc
bờ biển của Brazil, Demarara
và Surinam có 2.000 nhà
máy. Hispaniola đã thu hoạch đường
đầu tiên của mình vào năm 1501. Các
nhà máy đường đã được xây dựng tại
Cuba và Jamaica vào thập niên 1520.
Thống kê, có khoảng 3.000 nhà máy
đường nhỏ được xây dựng trước năm
1550 ở Tân Thế Giới.
Sau năm 1625, những người Hà Lan mang mía từ Nam Mỹ đến quần đảo Caribbean, ở đó
nó được trồng từ Barbados đến đảo Virgin. Người thời đó thường so sánh giá trị của đường với
các mặt hàng có giá trị như xạ hương, ngọc trai, và gia vị. Giá giảm chậm vì sản xuất trở nên
rộng rãi, đặc biệt là thông qua chính
sách thuộc địa của Anh. Trước đây,
đường là độc quyền của người giàu,
sau này đường ngày càng trở nên phổ
biến với những người nghèo. Cũng bởi
như vậy, sản xuất đường gia tăng ở
Cuba và Brazil. Trong đó, những nô lệ
Châu Phi đã trở nên ưu thế hơn so với
các công nhân trồng mía, khi họ chứng tỏ
khả năng chống các bệnh sốt rét và sốt
vàng da. Tuy nhiên, thay thế người Mỹ
bản địa với các nô lệ châu Phi cũng đã xảy
ra vì tỷ lệ tử vong cao trên các đồn điền
đường. Người đã nhập khẩu gần 4 triệu người nô lệ, nhưng chỉ có 400.000 người Mỹ gốc Phi

còn lại sau khi kết thúc chế độ nô lệ ở Đế quốc Anh năm 1838.
Với sự thuộc địa hóa châu Âu ở các nước châu Mỹ, quần đảo Caribê đã trở thành nguồn
đường lớn nhất thế giới. Quần đảo này có thể cung cấp mía đường bằng việc sử dụng lao động
nô lệ và sản xuất đường với giá thấp hơn nhiều so với đường mía được nhập khẩu từ phương
Đông. Do đó, các nền kinh tế của toàn bộ hòn đảo như Guadaloupe và Barbados đều dựa trên
sản xuất đường. Năm 1750, thuộc địa của Pháp là Saint-Domingue (sau này là quốc gia độc lập
Lớp ĐHTP5LT Trang 6
Nhóm 8
Thu hoạch mía ở Lousiana năm 1873
Mía được ép trong các con lăn hình trụ đứng sử
dụng năng lượng từ guồng nước. Các vạc đun sôi
nước mía nằm trong các nhà bên phải, Brazin
1682
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
của Haiti) đã trở thành nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới. Jamaica cũng đã trở thành một nhà
sản xuất lớn trong thế kỷ 18. Những đồn điền đường đã gia tăng nhu cầu nhân lực, giữa những
năm 1701 và 1810 tàu biển đã đưa gần một triệu người nô lệ để làm việc ở Jamaica
và Barbados.
Trong thế kỷ thứ mười tám, đường trở nên vô cùng phổ biến. Anh là một ví dụ, tiêu thụ
đường gấp năm lần vào năm 1770 so với năm 1710. Năm 1750 đường đã vươn lên là "các hàng
hóa có giá trị nhất trong thương mại châu Âu - nó tạo thành một phần năm của tất cả các hàng
hóa nhập khẩu châu Âu và trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ bốn phần năm đường
đến từ các thuộc địa của Pháp và Anh ở Tây Ấn ". Nhu cầu tăng cao và sản xuất đường đã đến
một mức độ lớn do sự thay đổi trong thói quen ăn uống của nhiều người châu Âu. Ví dụ, họ bắt
đầu tiêu thụ mứt, kẹo, trà, cà phê, ca cao, thực phẩm chế biến, và thực phẩm ngọt khác với số
lượng lớn hơn rất nhiều. Phản ứng lại với cơn sốt ngày càng tăng này, các hòn đảo đã lợi dụng
tình hình và sản xuất đường tiếp tục nhiều hơn nữa. Trong thực tế, họ sản xuất lên đến chín
mươi phần trăm đường mà người Tây Âu tiêu thụ. Một số đảo như Barbados và quần đảo
Leeward thuộc Anh đã cung cấp 93% và 97% đường tương ứng với xuất khẩu.
Những người trồng mía sau đó đã bắt đầu phát triển cách thức để thúc đẩy sản xuất. Ví dụ,

họ bắt đầu sử dụng phân bón khi trồng. Họ cũng phát triển thêm các nhà máy tiên tiến và bắt
đầu sử dụng các loại mía tốt hơn. Mặc dù đã có những cải tiến, nhưng giá đường vẫn đạt tới
đỉnh cao, đặc biệt là trong các sự kiện như cuộc nổi dậy chống lại người Hà Lan và các cuộc
chiến của Napoleon . Khi người châu Âu thành lập các đồn điền đường lớn hơn trên đảo
Caribê, giá đã giảm, đặc biệt là ở Anh. Đến thế kỷ 18 tất cả các hạng người trong xã hội dù giàu
hay nghèo đều có thể tiêu thụ đường, là sản phẩm cao cấp trước đây.
Đất trồng mía trở nên cạn kiệt nhanh chóng, và những người trồng đã đến các đảo lớn hơn
với đất tươi hơn để sản xuất vào thế kỷ XIX vì nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu tiếp tục tăng: "trung
bình tiêu thụ ở Anh đã tăng từ 4 pound/ người vào năm 1700 đến 18pound năm 1800, 36pound
vào năm 1850 và hơn 100 pound vào thế kỷ XX ". Trong thế kỷ 19, Cuba đã trở thành vùng đất
giàu có nhất vùng Caribbean (với đường là cây trồng chủ đạo của nó) bởi vì nó là một hòn đảo
lớn, rộng mà không có đồi núi. Cuba cũng vượt trội hơn các đảo khác vì người dân Cuba sử
dụng các phương pháp tốt hơn khi thu hoạch: họ thông qua các phương pháp hiện đại như lò
luyện, động cơ hơi nước, chảo chân không… Các công nghệ này làm tăng năng suất sản xuất
đường. Cuba cũng duy trì chế độ nô lệ dài hơn so với hầu hết các nước còn lại của quần đảo
Caribbean.
Sau Cách mạng Haiti, thành lập nhà nước độc lập của Haiti, đường sản xuất trong nước
này giảm xuống và Cuba đã thay thế Saint-Domingue như là nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Đã hình thành lâu ở Brazil, sản xuất đường từ đó được mở rộng sang các phần khác
của Nam Mỹ, cũng như các thuộc địa mới của châu Âu ở châu Phi và Thái Bình Dương
như Fiji, Mauritius, Natal. Queensland ở Úc cũng đã bắt đầu phát triển đường. Các khu vực sản
Lớp ĐHTP5LT Trang 7
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
xuất đường cũ và mới hơn lúc này có xu hướng sử dụng lao động giao kèo chứ không phải là nô
lệ.
Tại Colombia, việc trồng đường bắt đầu rất sớm, và các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều
nô lệ châu Phi để chăm sóc các cánh đồng mía. Sự công nghiệp hóa của ngành công nghiệp
Colombia bắt đầu vào năm 1901 với việc thành lập Manuelita, nhà máy đường sử dụng năng
lượng hơi nước đầu tiên ở Nam Mỹ.

Khi không còn trồng và chế biến bởi những người nô lệ, đường từ các nước phát triển lại
tiếp tục có một hiệp hội với người lao động những người kiếm tiền với đồng lương tối thiểu và
sống trong nghèo đói cùng cực.
Sự nổi lên của củ cải đường
Năm 1747, nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf xác định sucrose trong rễ củ cải
đường. Phát hiện này gây tò mò trong một thời gian, nhưng cuối cùng những học trò của
Marggraf, Franz Achard đã xây dựng được một nhà máy chế biến củ cải đường tại Cunern
ở Silesia (ngày nay là Konary ở Ba Lan ), dưới sự bảo trợ của vua Prussia là Frederick William
III (trị vì 1797-1840). Vì không có lợi nhuận, nhà máy này hoạt động từ năm 1801 cho đến khi
nó bị phá hủy trong chiến tranh Napoleon (khoảng 1802-1815).
Napoleon đã cắt bớt nguồn nhập khẩu từ Caribbean bởi sự phong tỏa của người Anh, và
mặc dù không hề mong muốn làm giàu cho các thương gia người Anh, nhưng Napoleon đã cấm
nhập khẩu đường năm 1813. Ngành công nghiệp sản xuất đường từ củ cải xuất hiện đã mang lại
một sự cải thiện đáng kể, và củ cải đường đã cung cấp khoảng 30% sản lượng đường trên thế
giới.
Trong các nước phát triển, ngành công nghiệp đường thường dựa vào máy móc, với yêu
cầu nhân lực thấp. Một nhà máy luyện đường từ củ cải lớn công suất khoảng 1.500 tấn đường
mỗi ngày cần một lực lượng lao động thường xuyên trong khoảng 150 người để sản xuất trong
24-giờ.
Công cuộc cơ khí hóa trong sản xuất đường
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, việc sản xuất đường ngày càng được cơ khí hóa. Các động cơ
hơi nước đầu tiên được sử dụng trong một nhà máy đường ở Jamaica năm 1768, và ngay sau
đó, hơi nước đã thay thế cho việc đốt trực tiếp để cung cấp nhiệt cho các quá trình sản xuất.
Năm 1813, nhà hóa học Anh, Edward Charles Howard, phát minh ra một phương pháp
tinh luyện đường liên quan đến sự sôi của nước mía ép mà không phải ở trong nồi mở, nhưng
trong một bình kín đun nóng bằng hơi nước và được giữ một phần ở điều kiện chân không. Ở
áp suất thấp, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn, và điều này vừa tiết kiệm được nhiên liệu vừa giảm
được lượng đường bị mất bởi phản ứng caramen.
Lớp ĐHTP5LT Trang 8
Nhóm 8

CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Lợi ích về nhiên liệu còn nhiều hơn khi
thiết bị bốc hơi nhiều nồi ra đời, nó được
thiết kế bởi kỹ sư người Mỹ Norbert
Rillieux (có lẽ là vào đầu những năm 1820,
nhưng đến năm 1845 nó mới chính thức
được đưa vào làm việc). Hệ thống này bao
gồm một loạt các chảo chân không, mỗi cái
lại được giữ ở áp suất thấp hơn so với nồi
trước. Hơi nước từ mỗi nồi lại được dùng để
gia nhiệt cho các nồi tiếp theo, với sự tổn
thất nhiệt là thấp nhất.
Quá trình tách đường từ mật mía cũng
nhận được sự quan tâm cơ khí: David Weston là người đầu tiên đã áp dụng máy ly tâm cho việc
tách đường ở Hawaii vào năm 1852.
Các chất ngọt khác
Tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, syrub từ bắp có chứa hàm lương fructose cao (HFCs) đã thay thế
đường trong một số sản phẩm, đặc biệt là trong nước giải khát và thực phẩm chế biến.
Quá trình mà HFCs được sản xuất đầu tiên được phát triển bởi Richard O. Marshall và Earl
P. Kooi năm 1957. Quá trình sản xuất công nghiệp đã được phát triển bởi Tiến sĩ Y.Takasaki
vào những năm 1965-1970. HFCs đã nhanh chóng được đưa vào chế biến nhiều loại thực phẩm
và nước giải khát tại Hoa Kỳ từ khoảng những năm từ 1975 đến 1985.
Một hệ thống hạn ngạch thuế quan đường được đặt ra vào năm 1977 tại Hoa Kỳ làm tăng
đáng kể chi phí của đường nhập khẩu và những nhà sản xuất Mỹ đã tìm nguồn rẻ hơn. Syrub từ
bắp có chứa hàm lương fructose cao (HFCs), có nguồn gốc từ bắp, kinh tế hơn nhiều vì giá
đường trong nước của Mỹ và Canada cao gấp hai lần giá toàn cầu và giá bắp được giữ ở mức
Lớp ĐHTP5LT Trang 9
Nhóm 8
Nhà máy đường sử dụng năng lượng
bằng guồng nước, năm 1839

Syrup được cho vào phòng nấu bên trái
, sau
đó cho vào vạc sôi, năm 1762
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
thấp thông qua trợ cấp chính phủ trả cho người trồng. HFCs đã trở thành một sự thay thế hấp
dẫn, và được ưa thích hơn đường mía trong phần lớn các thực phẩm ở Mỹ và các nhà sản xuất
nước giải khát. Các nhà sản xuất nước giải khát không cồn như Coca-Cola và Pepsi sử dụng
đường trong các quốc gia khác, nhưng chuyển sang sử dụng HFCs ở Hoa Kỳ vào năm 1984.
Sự gia tăng sử dụng HFCs trong thực phẩm chế biến có liên quan đến tình trạng sức khỏe,
như các hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ, kháng insulin
gan, béo phì, kháng leptin thần kinh trung ương…Vì vậy, ngày nay người ta hạn chế sử dụng
HFCs nhiều so với trước đây.
Sản xuất đường trên Thế Giới
Đường được sản xuất ở 121 nước và sản xuất toàn cầu hiện nay vượt quá 120 triệu tấn một
năm. Trong đó, khoảng 70% được sản xuất từ mía còn lại 30% được sản xuất từ củ cải đường.

Nói tóm lại, có thể thấy ngành sản xuất đường đã ra đời từ rất lâu, từ những năm trước
công nguyên, đến ngày nay nó đã trở thành một ngành công nghiệp với quy mô sản xuất lớn và
máy móc, trang thiết bị hiện đại. Điểm lại những cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành đường
trên Thế Giới:
• Năm 10.000 TCN – Cây mía được phát hiện và thuần hóa ở New Guinea.
• Năm 500 TCN - Quá trình làm đường bằng cách bay hơi nước từ cây mía phát triển ở
Ấn Độ.
• Năm 327 TCN - Alexander Đại đế khám phá mía, sau đó lây lan qua Ba Tư và giới thiệu
nó đến Địa Trung Hải.
• Năm 200 TCN - Hoàng đế Trung Quốc Đường Thái Tông đã gửi các phái viên khoa học
qua Ấn Độ để nghiên cứu sản xuất đường từ mía . Sau đó, các thương nhân châu Á đưa
đường tới Trung Đông và châu Phi.
Lớp ĐHTP5LT Trang 10
Nhóm 8

Sản xuất đường trên Thế Giới giữa những năm 1990
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
• Năm 641 sau Công Nguyên - Người Ả Rập học cách trồng mía sau khi chinh phục Ba
Tư, và mở rộng nó sang Đông Phi và Đông Nam Địa Trung Hải. Sử dụng tưới tiêu, mía
đường sau đó được trồng ở Cyprus, Ai Cập, Morocco, Sicily và Tây Ban Nha, trở thành
nguồn đường lớn đầu tiên ở châu Âu.
• Năm 1493 - Columbus mang mía đường đến Tân Thế Giới trong chuyến đi thứ hai của
ông.
• Năm 1747 - Nhà hóa học Andreas Sigismund Marggraf sử dụng rượu để chiết xuất
đường từ củ cải đường, nhưng phương pháp của ông đã không được hỗ trợ kinh phí để
sản xuất quy mô công nghiệp.
• Năm 1751 - Mía đường được giới thiệu đến Hoa Kỳ khi linh mục dòng Jesuit đi truyền
giáo đã mang đến New Orleans, Louisiana.
• Năm 1812 – Phản ứng lại sự phong tỏa của Anh, Pháp đã ngăn nhập khẩu mía đường từ
vùng biển Caribbean, Benjamin Delessert phát minh ra một quá trình chiết xuất đường
từ củ cải đường phù hợp cho công nghiệp tại Pháp.
• Năm 1878 - Saccharin (benzoic sulfinide) là phát minh vô tình bởi Constantin Fahlberg,
một nhà hóa học làm việc với các dẫn xuất từ than đá trong một phòng thí nghiệm tại
Đại học Johns Hopkins.
• Năm 1879 - E.H. Dyer mở nhà máy sản xuất củ cải đường thành công đầu tiên tại Hoa
Kỳ.
• Năm 1957 - Richard O. Marshall và Earl R. Kooi phát minh ra syrub từ bắp có chứa
hàm lương fructose cao (HFCs)
• Năm 1965 - Aspartame đã vô tình phát minh bởi James M. Schlatter, một nhà hóa học
làm việc cho GD Searle & Company.
• Năm 1975 - HFCs bắt đầu được nhanh chóng đưa vào nhiều loại thực phẩm chế biến và
nước ngọt ở Mỹ
II.1.2 – Các nhà máy đường lớn trên thế giới
Tốp 10 quốc gia sản xuất đường nhiều nhất thế giới hiện nay:
Lớp ĐHTP5LT Trang 11

Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
BRAZIL
Brazil là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.
Cosan Limited: là nhà máy sản xuất đường lớn nhất nước này. Nhà máy này được thành
lập từ năm 1936 và hiện tại năng suất đạt trên 56 triệu tấn đường / năm.
Lớp ĐHTP5LT Trang 12
Nhóm 8
• Quốc gia
• Sản lượng
(tấn/năm)
• Brazil
• 648,921,280
• India
• 348,187,900
• People’s Republic of China
• 124,917,502
• Thailand
• 73,501,610
• Pakistan
• 63,920,000
• Mexico
• 51,106,900
• Colombia
• 38,500,000
• Australia
• 33,973,000
• Argentina
• 29,950,600
• United State

• 27,603,000
o World
• 1,743,092,995
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Cosan là nhà máy sản đầu tiên phát triển đường VHP (very high polarization - phân cực rất
cao) và thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu mới cho việc xuất khẩu sản phẩm này.
Đường tinh thể VHP: phát triển vào năm 1993, VHP hướng vào thị trường xuất khẩu. Đó
là một loại đường thô cho phép khách hàng để biến nó thành các loại đường khác nhau để tiêu
thụ.
Đường Demerara
Đường Demerara là kết quả của một quá trình lắng gạn tự nhiên đối với nước mía. Nó có
dạng tinh thể thông thường và đặc biệt được sử dụng trong chế biến các loại thực phẩm yêu cầu
có hương vị, màu sắc và kết cấu đặc trưng.
Đường tinh thể hữu cơ
Đường tinh thể hữu cơ không có bất kỳ hóa chất nào được thêm vào nó, từ khâu trồng trọt
đến đóng gói. Đường này không được tinh chế và được sử dụng trong thực phẩm tự nhiên hoặc
làm chất ngọt.
Liquid Sugar
Cosan là một nhà tiên phong tại Braxin trong sản xuất đường sucrose dạng syrup và đường
nghịch chuyển bằng cách sử dụng một quy trình công nghệ cao.
(www.cosan.com.br )
(www.Braziliansugargroup.com)
ẤN ĐỘ:
Sản lượng đường của Ấn Độ sản xuất đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Brazil.
Các nhà máy đường lớn của nước này:
1/ Bajaj Hindusthan Ltd (thuộc Bajaj Group).
Lớp ĐHTP5LT Trang 13
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Đây là tập đoàn nhà máy đường có năng suất cao nhất Ấn Độ, bao gồm 14 nhà máy con

với tổng công suất 136.000 tấn mía mỗi ngày. (Bajaj Hindusthan Ltd., the biggest sugar
producer in India ).
2/ Shree Renuka Sugar Ltd.
Đây là một trong những nhà máy đường có sản lượng cao ở Ấn Độ, với năng suất khoảng
400 tấn/ ngày, 85.000 tấn/ năm, chiếm gần 20% sản lượng đường ở nước này.
(Shree Renuka Sugars Ltd., the nation’s biggest refiner )
• Shree Pandurang SSK.Ltd
Cooperative
Maharashtr
India

Daily Capacity: 3500 tcd
Annual Production: 85000 ton/yr
3/ Balrampur Chini Mills Limited. (www.chini.com).
Balrampur Chini Mills có 8 nhà máy đường công suất 65.000 tấn mía/ ngày.
(Balrampur, the second biggest sugar producer)
Ngoài ra còn có các nhà máy đường có năng suất cao như:
o Rajarambapu: Năng suất 806.327 tấn/ năm.
Cooperative
Rajamnagar
Sakharale, Taluka Walwa,
District Sangli
Maharashtr
India

Daily Capacity: 5500 tcd. Annual Production: 806327 ton/yr
o Warananagar: Năng suất 148.210 tấn/ năm.
Cooperative
Tatyasaheb Kore Warna Sahakari Sakhar Karkhana Ltd
Warana Nagar, Dist Kolhapur

Maharashtra
India

Daily Capacity: 8000 tcd. Annual Production: 148210 ton/yr
Lớp ĐHTP5LT Trang 14
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
o Ugar Khurd: Năng suất 1.500.000 tấn/ năm.
Ugar Sugar Works Limited

Daily Capacity: 10000 tcd. Annual Production: 1500000 ton/yr
( Nguồn: />TRUNG QUỐC
Ở Trung Quốc đường mía chiếm khoảng 80% trong tổng sản lượng đường. Khoảng 80%
mía của Trung Quốc được trồng ở khu vực Nam và Tây Nam, bao gồm tỉnh Quảng Tây, Quảng
Đông, và Vân Nam. Vì vậy các nhà máy đường lớn ở Trung Quốc cũng tập trung khu vực này.
Guangxi Nanning East Asia Sugar Group ( EASG ): được thành lập vào tháng 10 năm
1993, là chi nhánh của Mitr Phol Sugar Group ở Thái Lan với mục tiêu để sản xuất đường phục
vụ nhu cầu trong nước của Trung Quốc. Công suất ban đầu nghiền 13.500 tấn mía / ngày, từ
07/2006 nâng cao được hơn 55.000 tấn mía / ngày với công suất tổng nghiền 6.800.000 tấn /
năm, năng suất sản lượng đường khoảng 850.000 tấn / năm. Trong những năm qua, EASG đã
trở thành một trong những nhà sản xuất đường hàng đầu tại Trung Quốc.
THÁI LAN
1/ Mitr Phol Sugar Group (1957) (www.mitrphol.com).
Là tập đoàn sản xuất đường mía lớn nhất Thái Lan với năng suất đạt 2 triệu tấn đường
trong năm 2010, chiếm 18.3% tổng sản lượng đường Thái Lan.
( Mitr Phol Group is a group of companies operating business in sugar industry for more
than 53 years. With the envisioning in sugar industry and its strong commitment to develop the
business to the best of their experience, Mitr Phol has become the leader in sugar industry with
world-class standard operation today.
Mitr Phol Sugar Group

is the leading sugar company of
Thailand)
Các nhà máy đường thuộc tập đoàn này:
 Kalasin: Năng suất 200.000 tấn/ năm.
(Mitr Phol Sugar Group )

Daily Capacity: 19000 tcd. Annual Production: 200000 ton/yr
 Phu Kieo: Năng suất 400.000 tấn/ năm.
(Mitrphol Sugar Group ).
Daily Capacity: 25000 tcd. Annual Production: 400000 ton/yr
 Mitr Phol: Năng suất 500.000 tấn/ năm.
(Mitrphol Su gar Group )
109 Moo 10 Nongmakahmong
Danchang
Suphanburi 72180
Lớp ĐHTP5LT Trang 15
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Thailand
Daily Capacity: 30000 tcd. Annual Production: 500000 ton/yr
 Singburi: Năng suất 140.000 tấn/ năm.
(Mitrphol Sugar Group )
24/2 Moo 2 Tumbol Mai Dat
Amphoe Bang Rachan
Singburi 16130
Thailand
Daily Capacity: 11000 tcd. Annual Production: 140000 ton/yr
 Mitr Phu Viang: Năng suất 200.000 tấn/ năm.
(Mitrphol Sugar Group )
Daily Capacity: 24000 tcd. Annual Production: 200000 ton/yr

2/Thai Roong Ruang Group.
Là tập đoàn sản xuất đường mía đứng thứ nhì Thái Lan, có 7 nhà máy, chiếm 17% tổng sản
lượng đường của nước này.
( BANGKOK, Sept 10 (Reuters) - Thai Roong Ruang Group, Thailand's second-biggest
sugar miller. Thai Roong Ruang Group, which runs seven sugar mills, is one of five big Thai
millers to have expanded capacity to meet rising global demand.)
(Nguồn:www.reuters.com)
3/ Thai Ekkalak Group.
Có năng suất bằng 60% của Mitr Phol Sugar Group, chiếm 12.8% tổng sản lượng đường
Thái Lan.
4/ Khon Kaen Sugar Industry PLC ( KSL ).
Thành lập từ 1945, công suất đạt 78000 tấn mía/ ngày.
AUSTRALIA
Cây mía xuất hiện ở Úc vào năm 1788.
Các nhà máy đường của Úc đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc New South Wales vào
những năm 1870, sau đó mở rộng hoạt động ở Queensland và Fiji vào những năm 1800. Năm
1868, có chín nhà máy ở New South Wales đã sản xuất được 60 tấn đường. Nhưng sau đó nhiều
nhà máy ở Fiji đã đóng cửa vào năm 1972 và New South Wales vào năm 1978, còn lại các nhà
máy ở Queensland hoạt động hiệu quả đến ngày nay.
( The History of Sugar Cane Factories | eHow.com
)
Đường thô được sản xuất từ mía chủ yếu tập trung trong ba của các tiểu bang của Úc:
Queensland 94,2%, New South Wales 5.1% và Tây Úc 0,7%. Hiện đang có 26 nhà máy đường
Lớp ĐHTP5LT Trang 16
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
thô tại Queensland (bao gồm cả một nhà máy có qui trình mía đường để chỉ giai đoạn xi-rô), 3
ở New South Wales và 1 ở Tây Úc.
Australia hiện là một trong những nước xuất khẩu đường thô lớn nhất thế giới, trong đó
Queensland chiếm khoảng 80-85%. Úc cũng xuất khẩu đường tinh luyện. Hiện nay có bốn nhà

máy lọc đường tại Úc, 2 tại Queensland (Mackay & Bundaberg), 1 ở New South Wales
(Harwood), và 1 ở Victoria (Melbourne).
Các nhà máy đường ở Queensland:
o Sugar Australia Yarraville: năng suất 300.000 tấn/ năm.
o Prospepin: năng suất 250.000 tấn/ năm.
o Isis( Isis Central Sugar Mill Company ): năng suất 180.000 tấn/ năm.
o Mulgrave Central: năng suất 160.000 tấn/ năm.
o Maryborough (The Maryborough Sugar Factory Limited): năng suất 125.000 tấn/
năm.
o Victoria Mill: Là nhà máy đường lớn nhất của Úc với năng suất 3.7 triệu tấn/ năm.
(Victoria Mill - Herbert region
Maximum production: 3.7million tonnes of cane.
Victoria Mill is Australia’s largest sugar mill. The mill is located outside of Ingham, about
110km north of Townsville.)
o Invicta Mill: Sản xuất đường mía năng suất 3.6 triệu tấn/ năm.
(Invicta Mill - Burdekin region
Maximum production: 3.6 million tonnes of cane
Invicta Mill is located at Giru, about 60km south of Townsville, near the Haughton River.)
o Macknade Mill: Sản xuất đường mía năng suất 1.8 triệu tấn/ năm.
(Macknade Mill - Herbert region
Maximum production: 1.8 million tonnes of cane
Macknade Mill is situated on the banks of the Herbert River, 12km north-east of Ingham. It
is the oldest established raw sugar mill in Queensland.)
CÁC NHÀ MÁY ĐƯỜNG Ở KHU VỰC KHÁC:
o Montreal Refinery Company ( Canada ): sản xuất đường từ củ cải đường, năng suất
440.000 tấn/ năm.
o The American Sugar Refining Company
Năm 1690, các nhà máy luyện đường đầu tiên được xây dựng ở New York City. Nhiều nhà
máy đã xuất hiện trong bối cảnh đó, nhưng nhanh chóng thất bại. Theo Brooklyn Historical
Society năm 1907, the American Sugar Refining Company-một trong những nhà máy tinh chế

đường đầu tiên trên thế giới, được thành lập năm 1799 bởi một người Đức nhập cư tên là
William Havemeyer, đã thành công trong gần 150 năm. Hiện nay, công ty này được biết đến
với tên Domino Food, Inc.
Lớp ĐHTP5LT Trang 17
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
o American Crytal Sugar Company (Hoa Kỳ ): sản xuất đường từ củ cải đường, năng
suất 225.000 tấn/ năm.

(www.crystalsugar.com)
o Glades Sugar House: ( Florida - Hoa Kỳ )Năng suất 330.000 tấn/ năm.
o Ledesma (Argentina):
Công suất: 10000 tấn mía/ ngày. Năng suất: 300.000 tấn/ năm.
(Daily Capacity: 10000 tcd. Annual Production: 300000 ton/yr)
o Azucarera Concepcion( Argentina)
Công suất: 10000 tấn mía/ ngày. Năng suất: 340.000 tấn/ năm.
(Daily Capacity: 10000 tcd. Annual Production: 340000 ton/yr)
o Providencia (Colombia)

Công suất: 8500 tấn mía/ ngày. Năng suất: 300.000 tấn/ năm.
(Daily Capacity: 8500 tcd. Annual Production: 300000 ton/yr)
( Nguồn: />o Boiry( Pháp):Công suất: 19.500 tấn mía/ ngày; năng suất: 220.000 tấn/ năm
o Sainte-Émilie ( Pháp):Công suất: 16.500 tấn mía/ ngày; năng suất: 190.000 tấn/ năm.
o Nakskov ( Đan Mạch):Công suất: 13.000 tấn mía/ ngày; năng suất: 184.500 tấn/ năm.
o Werk Uelzen ( Đức): Công suất: 20.000 tấn mía/ ngày; năng suất: 295.000 tấn/ năm
o Werk Wierthe ( Đức ): Năng suất: 165.000 tấn/ năm
o Südzucker AG ( Đức ): Năng suất: 240.000 tấn/ năm
II.2 – Lịch sử ngành đường ở Việt Nam
II.2.1 – Lịch sử ra đời
Lớp ĐHTP5LT Trang 18

Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Việt nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời, nhưng công
nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX.Cùng với sự phát triển của ngành đường
trên thế giới, nghề làm đường thủ công ở nước ta cũng phát triển mạnh. Từ lâu nhân dân ta đã
biết sử dụng những máy ép đơn giản bằng đá hay bằng gỗ dung sức trâu bò kéo. Nước mía ép
đã được nấu thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau:
mật trầm, đường phèn, đường thô, đường cát nâu,
đường cát vàng. Ở nhiều nơi nhân dân ta đã biết sử
dụng long trắng trứng, vôi, đất bùn để làm sạch nước
mía, sản xuất ra các loại các loại đường trắng như:
đường phổi, đường miếng, các loại đường khác…
Nghề đường mật tập trung chủ yếu ở miền Trung và
Nam như Tây Ninh, Tuy Hòa, Phú Yên, Quảng Nam,
Quảng Ngãi. Trong những năm 1939 – 1941 nghề
làm đường mật phát triển khá mạnh, hàng năm ta sản
xuất khoảng 70.000 tấn đường, trong đó số đường do
các nhà máy của pháp ở Tây Ninh, Tuy Hòa sản xuất
là 22.000 tấn. Như vậy các lò đường thủ công của ta
đã sản xuất hơn 2/3 tổng số đường sản xuất ra. Đường
cát thủ công so với đường trắng của các nhà máy
đường sản xuất ra rẻ hơn, được tiêu thụ nhiều hơn. Để hạn chế việc làm đường thủ công, 5-10-
1942 Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị quyết quy định khu vực được sản xuất đường cát,
nguyên tắc sản xuất và buôn bán đường. tiếp đó 3-10-1944 lại đưa ra một nghị định đặt thuế
tiêu thụ đường nhằm đánh vào nghề sản xuất đường thủ công. Kết quả là nhiều nông dân thôi
trồng mía và nhiều lò đường phải bỏ không sản xuất nữa. Vì vậy, sản lượng đường năm 1944
chỉ còn 35.027 tấn ( riêng Quảng Ngãi 22.290 tấn)
Sau ngày hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của đảng, lòng nhiệt tình lao động của nhân
dân ta cộng với sự giúp đỡ của các nước XHCN nghành đường nước ta ngày càng càng bắt đầu
phát triển. Trong những năm 1958 -1960 chúng ta xây dựng 2 nhà máy đường hiện đại Việt Trì

và Sông Lam (350 tấn/ngày) và nhà máy đường Vạn Điểm (1000 tấn/ngày)
Khi đất nước thống nhất, chúng ta tiếp tục xây dựng thêm một số nhà máy hiện đại ở miền
nam như: nhà máy đường Quãng Ngãi (1500 tấn/ngày), Hiệp Hòa (1500 tấn/ngày) và hai nhà
máy lớn là Biên Hòa (200 tấn/ ngày), khánh hội (150 tấn/ngày), sau đó tiếp tục xây dựng một số
nhà máy mới:nhà máy đường Lam Sơn (1500 tấn/ngày), La Ngà (2000 tấn/ngày), Tây Ninh
(Bourbon (công suất thiết kế 16000 tấn mía/ngày). Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy
đương mía, với tổng công suất gần 11 000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công
suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. hằng năm phải nhập khẩu từ 300 000 đến 500 000 tấn
đường. Nguồn nhập khẩu đường chủ yếu của chúng ta là Cuba, Úc, Hồng Kông. Đường nhập
khẩu có nhiều chủng loại: đường trắng, vàng, đỏ. Hai loại sau là đường thô chủ yếu nhập để
tinh luyện đường trắng song cũng được bán lẻ trên thị trường để phục vụ người tiêu dùng có thu
nhập thấp không đòi hỏi cao về chất lượng.
Bảng: Lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam 1995 – 2001 (Đơn vị: 1000 tấn)
Lớp ĐHTP5LT Trang 19
Nhóm 8
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2001
Nhập khẩu 145,5 15,9 70 123 42,8 81,3
Tốc độ phát triển (%) 89,07 340 75,71 65,20 89,95
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Nguồ
n: Niên giám thống kê 2001
Năm 1995, với chủ trương “ Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây
dựng một nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ, ở những vùng nguyên
liệu tập trung, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh
với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng 1 triệu tấn ( nghị quyết đại hội đảng
toàn quốc lần thứ 8)”.
Thực hiện “ chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam tuy còn
non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995 -2000) đã có bước tiến đột phá. Đó là đã hoàn thành mở rộng các
nhà máy Trung ương và địa phương gồm:
- Các nhà máy đường Hiệp Hoà, Bình Dương, Quảng Ngãi, Lam Sơn từ 1500 tấn lên 2000

tấn mía/ngày.
- Nhà máy đường Nước Trong từ 500 tấn mía/ngày lên 900 tấn mía/ngày.
Đã khởi công từ tháng 8/1995 nhà máy đường thô Tây Ninh: 2500 tấn mía/ngày của công
ty đường Biên Hoà. Khởi công xây dựng từ tháng 9/1995, nhà máy đường Bourbon, công suất
8000 tấn mía/ngày liên doanh giữa Tổng công ty đường II, công ty đường mía Tây Ninh và tập
đoàn sản xuất đường Bourbon của Pháp.
Nhà máy đường Biên Hoà ở miền Nam bắt đầu sản xuất lại từ năm 1990, đã mở rộng thêm
các mặt hàng mới như sau: kẹo mềm 500 kg/ca năm 1990 lên 1500 kg/ca năm 1993, kẹo cứng
2,5 tấn/ca, bánh quy 8 tấn/ngày, rượu mùi 3 triệu lít/năm. Cải tiến trang thiết bị cho phân xưởng
dệt bao đay đạt công suất 2,5 triệu bao/năm.
Sau đây là một vài số liệu sản xuất của nhà máy từ 1990 đến 1995:
Lượng đường bổi nhập
Lượng đường sản xuất ra
Tổng thu hồi
Kẹo các loại
Bánh quy các loại
Bao đay
260.161 tấn
242.785 tấn
93,32%
8.839 tấn
2.702 tấn
8.966.000 tấn
Nguồn: Lịch sử công nghệ sản xuất mía-đường Việt Nam – NXB Nông nghiệp
TPHCM năm 2000.
Tháng 12/1995, nhà máy đưa phân xưởng nha, công suất 6000 tấn/năm do Đài Loan trang
bị vào sản xuất.
Nhà máy (sau này là công ty) còn đứng ra vay vốn xây dựng ở tỉnh Tây Ninh một nhà máy
ép mía, sản xuất đường thô có công suất đợt I là 2500 tấn/ngày (sẽ mở rộng đợt II lên 3500 tấn
mía/ngày). Nhà máy đã đi vào sản xuất từ vụ ép 1997-1998.

Bảng 21: Số liệu sản xuất của các nhà máy phía Bắc từ vụ 1985-1986 đến 1994-1995
Lam Sơn Sông Lam Vạn Điểm Việt Trì
Lớp ĐHTP5LT Trang 20
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Lượng mía ép (tấn) 722.424 221.504 583.015 193.267
Đường sản xuất (tấn) 65.647 14.853 36.814 10.493
Bình quân mía/đường 11,00 14,91 15,84 18,42
Tổng thu hồi 66,24 61,94 61,52
Bình quân mía ép 1 vụ 72.242 22.150 58.302 19.327
% đạt công suất thiết kế 32,10 42,19 38,86 36,81
Nguồn: Lịch sử công nghệ sản xuất mía-đường Việt Nam - NXB Nông nghiệp
TPHCM 2000.
Các nhà máy có công nghệ, thiết bị hiện đại chiếm 67% tổng công suất (bao gồm các nhà
máy liên doanh và 100% vốn nước ngoài, các nhà máy sử dụng thiết bị của Anh, Pháp, Úc, ).
Các nhà máy có công nghệ, thiết bị vào loại trung bình tiên tiến chiếm 33% tổng công suất
(gồm các nhà máy quy mô vừa và nhỏ, sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Ấn Độ…), phù hợp
với trình độ quản lý và quy mô vùng nguyên liệu. Hơn 4 năm thực hiện chương trình mía
đường, hầu hết các địa phương có sẵn vùng mía tập trung hoặc có tiềm năng phát triển mía đều
đã xây dựng các nhà máy đường. Đến năm 2000, đã xây dựng được một hệ thống các cơ sở chế
biến đường công nghiệp trên cả nước với 44 nhà máy, tổng công suất là 78.200 tấn (tăng gần 8
lần so với năm 1994). Đã hình thành 3 vùng trọng điểm mía đường là Thanh Hoá-Nghệ An,
Quảng Ngãi, Tây Ninh, công suất các nhà máy chiếm 54% tổng công suất cả nước.
Phân theo địa phương:
+ Miền Bắc và Khu 4 cũ có 15 nhà máy, tổng công suất là 30.700.
+ Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có 15 nhà máy, tổng công suất là 19.350 tấn.
+ Miền Nam có 14 nhà máy, tổng công suất là 28.150 tấn.
Phân theo cấp quản lý:
+ Trung ương có 15 nhà máy, tổng công suất là 28.750 tấn.
+ Địa phương có 23 nhà máy, tổng công suất là 22.450 tấn

+ Liên doanh và 100% vốn nước ngoài có 6 nhà máy, tổng công suất là 27.000 tấn.
Hầu hết các dự án đã tổ chức tốt việc xây dựng nhà máy, tốc độ xây dựng nhanh, thời gian
chỉ từ 8-17 tháng (trước kia thường phải 2-3 năm), tạo điều kiện đưa nhà máy vào sản xuất sớm
và góp phần phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Tất cả các nhà máy mở rộng và xây dựng mới, đưa
vào hoạt động trong 3-4 vụ sản xuất vừa qua đều đảm bảo chất lượng xây dựng, không có sự cố
hư hỏng làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Tiến độ mở rộng và xây dựng nhà máy được phân bố phù hợp trong 5 năm, thời gian hoàn
thành đưa các dự án vào sản xuất như sau:
+ Vụ 1994-1995: 5 nhà máy mở rộng, công suất mở rộng là 2.400 TMN.
+ Vụ 1995-1996: 2 nhà máy mới, công suất 2.500 TMN.
Lớp ĐHTP5LT Trang 21
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
+ Vụ 1996-1997: 10 nhà máy mới, công suất 17.400 TMN và 2 nhà máy đường luyện mở
rộng: Biên Hoà từ 180 tấn TP/ngày lên 300 tấn TP/ngày, Khánh Hội từ 120 tấn TP/ngày lên 180
tấn TP/ngày.
+ Vụ 1997-1998: 11 nhà máy mới, công suất 19.200 TMN.
+ Vụ 1998-1999: 6 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Lam Sơn), công suất 17.250
TMN.
+ Vụ 1999-2000: 2 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Quảng Ngãi), công suất 5.000
TMN.
+ Đến vụ 2000-2001: 1 nhà máy mới và 1 nhà máy mở rộng (Sông Con), công suất 4.150
TMN.
Với 44 nhà máy, tổng công suất là 78.200 TMN, đảm bảo sản xuất đạt 1 triệu tấn
đường/năm.
Trong số 42 nhà máy đang hoạt động, đã có 26 nhà máy (vụ trước 18/41 nhà máy) đạt
công suất 80% trở lên là:
Bảng 22: Các nhà máy đạt công suất từ 80% trở lên
Nhà máy Công suất (%) Nhà máy Công suất (%)
Lớp ĐHTP5LT Trang 22

Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
Sông Con
Bình Định
Tuy Hoà
Bourbon-Gia Lai
Đồng Xuân
Hiệp Hoà
Nước Trong
333-ĐakLak
Bình Dương
Ninh Hoà
Hoà Bình
Phan Rang
Lam Sơn
Sóc Trăng
156,0
151,1
149,3
133,3
133,3
126,7
123,0
121,7
120,0
117,3
116,2
116,2
116,1
114,0

Nagarjuna
La Ngà
Vị Thanh
Nam Quảng Ngãi
Diên Khánh
ĐakLak
Trị An
Thô Tây Ninh
Phụng Hiệp
Kon Tum
TX.Tuyên
Quang
Bến Tre
113,9
112,6
110,0
106,7
91,7
90,0
88,0
87,3
85,3
84,0
81,0

80,7
Có 9 nhà máy đạt từ 50-80% công suất là:
Bảng 23: Các nhà máy đạt công suất từ 50-80%
Nhà máy Công suất (%) Nhà máy Công suất (%)
Bình Thuận

Quảng Ngãi
Sơn Dương
Cao Bằng
Việt-Đài
68,7
65,2
64,8
63,8
61,6
Sơn La
Bourbon-Tây Ninh
Việt Trì
Nông Cống
60,3
60,3
55,9
53,3

Có 7 nhà máy đạt dưới 50% công suất (vụ trước 16/41 nhà máy), gồm: Linh Cảm, Quảng
Nam, Kiên Giang, Quảng Bình, Liên doanh Nghệ An-Anh, KCP (100% vốn nước ngoài), Thới
Bình (mới chạy thử).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn rất nhiều khó khăn mà các nhà máy đang phải
đối mặt.
- Huy động công suất thấp và không ổn định: Tỉ lệ huy động công suất bình quân vụ 98-
99 là 64%; 99-00: 78%; 00-01: 68%.
- Gía thành rất cao: Gía thành toàn bộ đường kính trắng loại I bình quân 7.180 đ/kg, xấp
xỉ 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần so với Ấn Độ, 1,88 lần so với Thái Lan. Một số nhà máy
Lớp ĐHTP5LT Trang 23
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương

đường có giá thành đặc biệt cao như: Quảng Nam 11.493 đ/kg; Bình Thuận 10.075 đ/kg; Sơn
La 7.940 đ/kg.
- Dư nợ lớn: Tính đến 30/9/2001, tổng số dư nợ vốn vay đầu tư của các nhà máy đường là
6.379.155 đồng.
- Không trả được nợ đến hạn: Nhiều nhà máy không trả được nợ đến hạn cho Nhà nước
(chủ yếu là nhà máy xây dựng mới trong chương trình mía đường) buộc ngân hàng bảo lãnh
phải đứng ra trả thay và nhà máy phải nhận trả nợ bắt buộc (riêng NHNN&PTNT phải trả thay
782,4 tỉ đồng cho 20 nhà máy: Sóc Trăng, Thới Bình, Vị Thanh, Bến Tre, Bình Thuận, Hoà
Bình, Cao Bằng, Linh Cảm-Trà Vinh.
II.2.2 - Các nhà máy đường ở Việt Nam
 Nhà máy đường Biên Hòa
Công ty Cổ Phần Đường Biên
Hòa nằm trong khu công nghiệp Biên
Hòa 1, Đồng Nai, cách Tp.HCM 25
km về phía Đông Bắc, cách cảng
COGIDO và cảng Đồng Nai 1,5 km,
rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng
hoá bằng đường thủy và đường bộ.
Tổng diện tích mặt bằng của Công
ty: 198.245,9m².
Tại Tây Ninh, công ty có một nhà
máy đường thô năng suất 3.500
tấn/ngày với tên gọi nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh, tọa lạc tại xã Tân BÌnh, thị xã Tây
Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1000ha. Đây là nơi cung
ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu
cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.
Các ngành nghề sản xuất chính của Công ty:
- Sản xuất đường thô từ nguyên liệu mía cây.
- Sản xuất đường tinh luyện từ đường thô và từ đường kết tinh thủ công.
- Sản xuất rượu mùi và rượu vang.

- Sản xuất phân vi sinh.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:
1968: Công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm là
đường ngà công suất 400 tấn/ ngày và chưng cất rượu Rhum.
1969-1971: Lắp đặt và đưa vào hoạt động nhà máy luyện đường năng suất 200 tấn/ngày,
sản xuất từ nguyên liệu chính là đường thô nhập khẩu. Đến năm 1995 đã được đầu tư nâng công
suất lên 300 tấn/ ngày.
1971-1983: Sản xuất đường luyện, rượu mùi, bao đay.
Lớp ĐHTP5LT Trang 24
Nhóm 8
CNSX Đường Bánh Kẹo GVHD: ThS. Hồ Xuân Hương
1983-1989: Giai đoạn này không sản xuất đường luyện do gặp khó khăn về nhập khẩu
đường nguyên liệu.
1990: Khôi phục phân xưởng luyện đường và bắt đầu sản xuất đường luyện năng suất 200
tấn thành phẩm/ngày. Nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ sản xuất đường luyện từ
nguyên liệu đường kết tinh thủ công sản xuất trong nước để thay thế một phần đường thô nhập
khẩu. Đầu tư mới phân xưởng sản xuất kẹo năng suất 5 tấn thành phẩm/ngày.
1994: Nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên hòa, là doanh nghiệp
hạch toán độc lập có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp
1995: Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng đường luyện nâng năng suất lên 300 tấn
thành phẩm/ngày. Đầu tư mới thiết bị, mở rộng phân xưởng kẹo nâng năng suất sản xuất kẹo
mềm và kẹo cứng các loại lên 30 tấn thành phẩm/ngày. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất nha
năng suất 18 tấn thành phẩm/ngày.
1995-1996: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh cookies năng suất 8 tấn thành
phẩm/ngày.
1996-1997: Đầu tư Nhà Máy Đường Biên Hòa – Tây Ninh công suất 2.500 tấn mía/ngày.
Từ 2001 – 2003 : Công ty đầu tư thêm một số thiết bị, nâng cấp nhà máy Đường Biên
Hòa-Tây Ninh lên năng suất 3.500 tấn mía/ngày. Đầu tư vùng nguyên liệu mía có diện tích
6.000 ha tại Tây Ninh.
1997: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo Jelly năng suất 8 tấn thành phẩm/ngày.

01/1999: Cổ phần hóa các phân xưởng Bánh, Kẹo, Nha để thành lập Công ty cổ phần bánh
kẹo Biên Hòa.
1999: Thành lập phân xưởng sản xuất phân vi sinh tại Tây Ninh với năng suất ban đầu
10.000 tấn/năm, nguyên liệu từ bã bùn và tro.
03/02/2000: Được tổ chức BVQI ( Vương quốc Anh ) cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994 và đến năm 2004 đước tái đánh giá và cấp
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
8/2000: Đầu tư thêm thiết bị cho dây chuyền đường luyện, cho ra sản phẩm mới: đường
que, đường túi 8 grams.
07/11/2000: Công ty được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAOĐỘNG
2001: Từ năm 2001 đến nay, Công Ty đã liên tục đầu tư mở rộng lĩnh vực cho thuê kho
bãi. Hiện nay, Công Ty đã có hệ thống kho khá hoàn chỉnh, tiện lợi với diện tích chứa hơn
20.000 m2
5/2001: Hoàn tất quá trình cổ phần hóa Công ty và chuyển đổi hoạt động theo cơ chế Công
ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
08/2001: Triển khai dự án đầu tư mới phân xưởng sản xuất rượu lên men từ trái cây và nếp
cẩm, công suất 1.000.000 lít/năm.
Tháng 9 10/2006: Công ty nâng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Vốn điều
lệ hiện nay là 162 tỷ đồng
Lớp ĐHTP5LT Trang 25
Nhóm 8

×