Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.57 KB, 62 trang )

Chương I
Khái quát về ngành công nghiệp sản xuất xi măng
I Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngành công nghiệp sản xuất xi măng
1. Khái niệm
1.1. Những khái niệm cơ bản
Chất kết dính là một loại vật liệu hay dạng vật chất dùng để liên kết các vật liệu
khác vào nhau thành khối bền chắc. Có hai loại chất kết dính: chất kết dính vô cơ và chất
kết dính hữu cơ.
+ Chất kết dính vô cơ: là sản phẩm được chế tạo từ những hợp chất hữu cơ như từ
công nghệ chế biến chưng cất dầu mỏ hay từ công nghệ chế biến than đá, than nâu cho ta
sản phẩm như nhựa đường, bi tum, hắc ín,… ngoài ra còn có keo dán, nhựa dán.
+ Chất kết dính vô cơ: là một dạng vật chất nghiền mịn, trộn với nước cho ta dạng
hồ dẻo, sau một thời gian cứng lại như đá ví dụ như xi măng, các loại vôi…
Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng bao gồm rất nhiều chủng loại,
nhưng có ba chủng loại chính luôn được người tiêu dùng Việt Nam biết đến, đó là:
Clinker xi măng Porland: là sản phẩm được nung đến kết khối của hỗn hợp
nguyên liệu đã được nghiền mịn và đồng nhất bao gồm:
Thành phần đá vôi: 75 – 80%
Thành phần đất sét: 20 – 25%
Thành phần các loại phụ gia khác (có thể có có thể không)
Xi măng Porland (PC): là chất kết dính bền nước, được sản xuất bằng cách nghiền
mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết.
Xi măng Porland hỗn hợp (PCB): là chất kết dính bền nước được sản xuất bằng
cách nghiền mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết và phụ gia
không quá 40% (phụ gia lười không quá 20%, phụ gia công nghiệp không quá 1%)
Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao
hoặc phụ gia bảo quản nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng, vữa,
bê tông.
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Xi măng Porland được sản xuất theo các mác sau: PC30; PC40; PC50 trong đó:
-PC: là ký hiệu cho quy ước xi măng Porland


1
- Các trị số 30; 40; 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng
rắn tính bằng N/mm
2
(MPa), xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679: 1989)
Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng được quy định ở bảng sau:
Bảng 1: Chất lượng của xi măng
STT Tên chỉ tiêu
Mức
PC30 PC40 PC50
1. Cường độ chịu nén, N/mm
2
(MPa),
không nhỏ hơn
- 3 ngày
±
45 phút
- 28 ngày
±
8 giờ
16
30
21
40
31
50
2.
Thời gian đông kết, phút
- Bắt đầu, không nhỏ hơn
- Kết thúc, không lớn hơn

45
375
3.
Độ nghiền mịn, xác định theo: 15
-Phần còn lại trên sàng 0,08mm %, 2700
không lớn hơn
- Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, 12
cm
2
/g, không nhỏ hơn
4. Độ ổn định thể tích xác định theo
phương pháp Le Chatelier, mm, không
lớn hơn
10
5. Hàm lượng anhyđric sunphuric (SO
3
),
%, không lớn hơn
3,5
6. Hàm lượng magiê ôxyt (MgO), %,
không lớn hơn
5,0
7. Hàm lượng mất khi nung (MKN),%
không lớn hơn
5,0
8. Hàm lượng cặn không tan (CKT), %,
không lớn hơn
1,5
(Nguồn: Giáo trình công nghệ sản xuất xi măng)
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành công nghiệp nặng mang lại hiệu
quả kinh tế, xã hội cao. Hầu hết các nước mà nó xuất hiện như các nước đang phát triển,
2
mà một xí dụ điển hình là Việt Nam, trong quá trình hoạt động của mình nó đã đóng góp
vào ngân sách nhà nước một tỷ trọng lớn khoảng từ 8 – 10 triệu USD cho mỗi triệu tấn xi
măng. Và cũng chính vì vậy ngành công nghiệp xi măng đã, đang và sẽ đóng góp vào sự
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với tỷ trọng ngày càng lớn. Những số liệu
kinh tế thống kê cho trong bảng cho thấy tỷ trọng đóng góp GDP (%) của ngành công
nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam chiếm tới 9 – 11% trong tổng GDP của khối kinh tế
công nghiệp và đã tăng từ 8,23% năm 1991 lên 11% đến 11,46% ở các năm 1994; 1995
và duy trì ở mức 10,32% ở các năm 1994; 1995 và duy trì ở mức 10,32% ở năm 1996,
1997. Tỷ trọng này có tính ổn định cao do ngành công nghiệp xi măng ngày càng thể hiện
được tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng tăng trưởng. Đặc
biệt là từ 2000 dến 2005 do sản lượng xi măng ngày một tăng từ 18 – 20 triệu tấn vào
năm 2000 và vào khoảng 27 triệu tấn vào năm 2005. Điều đó càng khẳng định ngành
công nghiệp xi măng đã, đang và sẽ là một ngành kinh tế công nghiệp mạnh đóng góp
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bảng 2:Tổng sản phẩm quốc nội của toàn khối kinh tế công nghiệp và của ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam
STT GDP theo ngành kinh tế Giai đoạn 1991 – 1996 (Theo giá hiện hành, tỷ đồng)
1991 1992 1993 1994 1995 1996
1 GDP của khối kinh tế
công nghiệp
15.193 23.956 29.371 37.535 50.912 61.409
2 GDP của ngành xi
măng
1.251 1.960 3.141 4.109 5.834 6.339
3 Tỷ trọng (%)GDP của
ngành CNXMVN trong
khối kinh tế công

nghiệp
8,23 8,18 10,69 11 11,46 10,32
4 Sản lượng xi măng
(Tr.t)
2,99 3,86 4,22 4,62 5,24 6,00
5 Nộp doanh thu 192 504,7 804 858 1.047 940
(Nguồn: Bộ công nghiệp)
Không chỉ đóng góp nâng cao hiệu quả kinh tế mà nó còn góp phần mạnh mẽ vào
nâng cao hiệu quả xã hội. Cùng với quá trình hoạt động, phát triển ngành công nghiệp sản
xuất xi măng đã giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người dân tại các địa bàn mà
nhà máy xi măng được xây dựng. Bên cạnh đó nhờ các chính sách phúc lợi của các nhà
máy xi măng trong ngành mà các trường học, bệnh viện, nói chung là hệ thống y tế, giáo
dục được quan tâm hơn rất nhiều. Điều kiện học hành không chỉ của con em cán bộ công
3
nhân viên trong ngành được quan tâm mà ngay cả con em của những người dân bản địa
cũng được hưởng những điều đó. Khi những nhà máy sản xuất xi măng được xây dựng
cũng kéo theo đó là ánh sáng văn minh, đô thị được đem đến cho những người dân bản
địa.
Nhưng để có những kết quả đó thì ngành công nghiệp xi măng cũng phải bỏ ra
một chi phí lớn cho quá trình đầu tư phát triển: đó là quá trình đầu tư vào xây dựng cơ
bản, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt
động Marketing cũng như đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công
nghệ. Đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng không chỉ đòi hỏi nguồn
vốn lớn mà thời gian đầu tư còn rất dài: để xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi nhà máy đó cho ra sản phẩm trung bình là 10 năm.
Vì nguồn vốn cho hoạt động đầu tư lớn, thời gian cho hoạt động đầu tư dài nên nó mang
nhiều yếu tố rủi ro chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước.
Nhưng đồng thời quá trình vận hành các kết quả đầu tư nó cũng có tác động đến kinh tế -
xã hội của vùng, miền, của đất nước. Mặt khác, quá trình đầu tư phát triển của ngành
công nghiệp sản xuất xi măng còn cần một lượng đầu vào cho quá trình sản xuất là rất

lớn đó là: diện tích xây dựng, lượng vận tải đầu vào, đầu ra lớn, nhu cầu nguyên nhiên
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là rất cao. Chính vì những đặc điểm trên đầu tư
phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành như: ngành
giao thông, cơ khí, thiết bị, điện, than…
3. Vai trò của ngành công nghiệp sản xuất xi măng
Khi cả thế giới đều bước vào hội nhập kinh tế quốc tế đê phát triển kinh tế quốc tế
thì nền kinh tế nào cũng đòi hỏi một cơ sở hạ tầng và một kiến trúc thượng tầng vững
chắc. Đó là nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của mỗi nước. Tất cả những
điều đó nói nên rằng nhu cầu xây dựng của các nước, kể cả những nước đang phát triển
cũng như các nước phát triển đều rất cao. Trong khi đó xi măng vẫn là loại vật liệu xây
dựng cơ bản và thông dụng nhất, nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi với khối lượng lớn
trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong quá trình hội nhập và phát triển của mỗi nước, nhu
cầu cho xây dựng cơ bản càng cao thì nhu cầu xi măng trên thị trường càng lớn. Hầu hết
các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều có ngành công nghiệp sản xuất xi
măng phát triển. Trong giai đoạn đầu phát triển ở các nước, ngành công nghiệp xi măng
đều giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho việc tích tụ và tập trung tư
bản, tạo nguồn vật liệu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Phát triển
ngành công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất và dịch vụ khác phát trển
4
như xây lắp, thiết bị và phụ tùng, vật liệu chịu lửa, bê tông, vật liệu bảo ôn, cách âm, cách
nhiệt, sản xuất bao bì và các dịch vụ tư vấn khảo sát thiết kế, thăm dò, đánh gía chất
lượng, trữ lượng nguyên liệu, dịch vụ bán hàng… Vì vậy cứ 1000 lao động trực tiếp sản
xuất xi măng có thể kéo theo và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động khác. Nơi nào có
nhà máy xi măng công suất lớn thì nới đó các thị trấn, thì xã, đô thị mới đựơc hình thành.
Từ những điều đó có thể khẳng định ngành công nghiệp xi măng là một ngành công
nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nó đã phá huỷ không chỉ những
công trình kiến trúc đẹp của đất nước mà nó còn tàn phá đi cơ sở hạ tầng là điều kiện để
phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Từ ngày nước nhà dành được độc lập, thống nhất
cho tới nay thì xi măng luôn là vật liệu xây dựng chủ yếu để khôi phục mọi ngành kinh

tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân. Và đặc biệt
trong giai đoạn này khi nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá hiện đại
hoá để đưa nước ta sánh vai với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới thì xi
măng càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của nền
kinh tế. Hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu phát triển nứơc ta đang thực hiện xây dựng cơ
sở hạ tầng vững chắc tiên tiến và hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn
mới. Cùng với đó, theo đà phát triểncủa đất nước thì cuộc sống của người dân cũng tăng
và kéo theo đó là nhu cầu xây dựng của người dân cũng tăng. Chính vì vậy mà nhu cầu xi
măng của toàn xã hội tại Việt Nam hiện nay là rất cao. Nhu cầu xi măng này không chỉ
yểu cầu về số lưọng mà còn đòi hỏi về chất lượng.
II. Một số nhận xét chung về quá trình hoạt động và trưởng thành của
ngành công nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam
Ngành công nghiệp xi măng đựoc hình thành muộn và phát triển chậm, nó có lịch
sử phát triển trên 100 năm, khởi đầu là nhà máy xi măng Hải Phòng. Trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân xâm lược do cả nứơc có chiến tranh, nên nhu cầu tiêu thụ xi măng
cho xây dựng rất hạn chế, thậm chí ngay cả sau thời kỳ thống nhất đất nước (1975) nhu
cầu xi măng cho xây dựng cũng chỉ ở mức rất kiêm tốn, do nền kinh tế còn quá nhiều khó
khăn. Từ năm 1924 đến năm 1980 mới chỉ có 9 lò quay được xây dựng phục vụ cho việc
sản xuất xi măng. Đến năm 1990 tổng công suất cá nhà máy xi măng trong toàn quốc đạt
3,6 triệu tấn nếu phân theo phương pháp sản xuất sẽ có:
Bảng 3: Công nghệ xi măng theo phương pháp sản xuất
Phương pháp sản xuất Công suất (triệu tấn) Tỷ lệ(%)
Phương pháp ướt 1,9 52,8
5
Phương pháp khô 1,1 30,5
Phương pháp bán khô 0,6 16,7
Tổng 3,6 100
(Nguồn: Phòng công nghệ - Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng)
Trình độ công nghệ các nhà máy trong thời kỳ này thuộc loại lạc hậu, phương pháp
ướt chiếm tỷ lệ lớn tới 52,8% tương ứng với 1,9 triệu tấn xi măn, phương pháp khô chỉ

chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 30,5% tương ứng với 0,6 triệu tấn xi măng
một năm.
Từ năm 1980 – 1994, tất cả các nhà máy xi măng dều thuộc sự quản lý của Liên
hiệp các xi nghiệp Xi măng. Ngày 14/11/1994 Chính phủ quyết định chuyển Liên hiệp Xi
măng Việt Nam thành Tổng công ty xi măng Việt Nam với vai trò và nhiệm vụ mới phát
triển hơn.Trong những năm đầu thập kỷ 90 với kết quả đạt được khi thực hiện chương
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt
Nam đã có những bước phát triển hơn, đời sống của nhân dân đã được nâng lên, nhu cầu
xi măng cho xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội và của nhân dân tăng cao, trong khi đó
năng lực sản xuất xi măng trong nước còn ít, không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Hàng năm, Nhà nước phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập xi măng, do vậy
Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng mới một số nhà máy xi măng lò quay lớn
có công nghệ hiện đại trong thời gian này. Đồng thời cải tạo các nhà máy xi măng lò
đứng theo công nghệ Trung Quốc. Các nhà máy được đầu tư trong giai đoạn 1990 đến
nay bao gồm: Dây chuyền 2 xi măng Hoàng Thạch công suất 1,04 triệu tấn clinker/ một
năm tương ứng với 1,2 triệu tấn xi măng/một năm, bắt đầu đi vào hoạt động năm1996.
Dây chuyền 2 xi măn Hà Tiên 2 công suất 0,945 triệu tấn clinker tương ứng với 1,1 triệu
tấn xi măng/ một năm, bắt đầu hoạt động từ năm 1991. Xi măng Vân Xá có công suất là
0,369 triệu tấn clinker, tương ứng với 0,5 triệu tấn sản phẩm/ một năm, bắt đầu hoạt động
năm 1997. Xi măng Bút Sơn có công suất 1,26 triệu tấn clinker tương ứng với 1,4 triệu
tấn xi măng một năm, bắt đầu đi vào hoạt động năm 1998. Xi măng Sao Mai với công
suất là 1,26 triệu tấn clinker tương ứng với 1,76 triệu tấn xi măng một năm, đi vào hoạt
động năm 1998. Xi măng Nghi Sơn bắt đầu đi vào hoạt động năm 2000, với công suất là
1,827 triệu tấn tương ứng với 2,15 triệu tấn xi măng. Cùng năm đó xi măng Hoàng Mai
cũng đi vào hoạt động, với công suất là 1,4 triệu tấn xi măng một năm.
Hiện nay, trong quá trình đầu tư chủ đầu tư và sở hữu các dự án xi măng và các
nhà máy xi măng tương đối đa dạng bao gồm: các doanh nghiệp nhà nước cùng góp vốn
thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh giữa một bên là pháp nhân Việt Nam, một
6
bên là pháp nhân nước ngoài, các công ty xi măng đã trả hết vốn vay, đang hướng tới cải

tạo mở rộng, chuyển đổi công nghệ từ sản xuất lò đứng sang lò quay với công suất nhỏ.
Với quá trình phát triển trên 100 năm, lịch sử của ngành công nghiệp xi măng
Việt Nam được đánh dấu bằng những đổi mới và phát triển rất nhanh cả về quy mô đầu
tư, phương thức đầu tư cũng như trình độ công nghệ sản xuất. Cũng trong tiến trình phát
triển này, việc ứng dụng về công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường cũng như việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ công nghệ cao, nhanh chóng
phát huy hết công suất thiết kế… nên đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh
tế chung của đất nước.
III. Đôi nét về Tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC) – Các sản
phẩm của Tổng công ty xi măng Việt Nam
1.Đôi nét về Tổng công ty xi măng Việt Nam
Hơn hai mươi năm trôi qua, kể từ ngày 7/9/1979 , Hội đồng Chính phủ ban hành
quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam. Sự kiện này
đã trở thành dấu ấn quan trọng trong lịch sử hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển của
ngành công nghiệp xi măng. Và ngày 14/11/4994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định
thành lập Tổng công ty xi măng Việt Nam, một lần nữa ghi nhận sự phát triển vượt bậc
cả về thế và lực của ngành công nghiệp quan trọng này
Trong quá trình hoạt động của mình, Tổng công ty xi măng đã đạt được những
thành công đáng mừng đầu tiên: Vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, còn biết
bao công việc bộn bề, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương đầu tư xây dựng hai nhà máy
xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch để kịp thời phục vụ công cuộc tái thiết đất nước sau
chiến tranh. Khi ấy, miền Bắc mới chỉ có nhà máy xi măng Hải Phòng và một vài nhà
máy xi măng lò đứng, đội ngũ kỹ sư, công nhân chuyên ngành xi măng còn rất nhỏ bé,
nhưng sau gần bốn năm thi công, ngày 28/12/1981 với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên
gia Liên Xô, lò nung số 1 của nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã cho ra đời những tấn clinker
đầu tiên, ngày 27/11/1983 những tấn clinker đầu tiên của nhà máy xi măng Hoàng Thạch
cũng ra lò.
Cùng với hai nhà máy mới, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Liên hiệp
trưởng thành nhanh chón trong lĩnh vực sản xuất x măng hiện đại, tiên tiến. Họ dã đủ sức
điều khiển, vận hành dây chuyền sản xuất xi măng có trình độ tự động hoá cao. Liên hiệp

cũng có những bước chuyển biến quan trọng trong quản lý, điều hành sản xuất, quan tâm
nhiều hơn đến kỹ thuật, an toàn và chất lượng sản phẩm. Nhờ sớm định hướng đầu tư
7
theo chiều sâu, hơn 10 năm qua, Tổng công ty xi măng Việt Nam không chỉ sản xuất kinh
doanh hiệu quả mà còn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ bình ổn thị trường góp phàn giữ ổn
định cho nền kinh tế.
Với vai trò vừa là đơn vị sản xuất kinh tế, vừa là đơn vị công ích, trong thời gian
qua Tổng công ty xi măng Việt Nam nỗ lực vượt khó để thực hiện vai trò bình ổn giá cả.
Những năm qua, các loại vật tư, thiết bị, than, xăng, dầu, bao bì, ngoại tê, clinker… đều
liên tục tăng giá. Trong khi đó để góp phần ổn định cho nền kinh tế, chính phủ yêu cầu
Tổng công ty không được tăng giá xi măng. Nghĩa là, Tổng công ty xi măng sản xuất
ngày càng nhiều xi măng nhưng lợi nhuận không tăn theo sản lượng mà thậm chí còn
giảm đi. Bên cạnh đó các nhà máy mới đi vào hoạt động như xi măng Hoàng Mai, xi
măng Tam Điệp đang trong giai đoạn trả nợ, lãi vay rất lớn, nên lợi nhuận của Tổng công
ty đạt được không cao. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng lãnh đạo VNCC đã tìm
mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất để có đủ xi
măng cung ứng trên thị trường với giá ổn định
2. Các sản phẩm của Tổng công ty
Xi măng Hải Phòng được sản xuất tại Công ty xi măng Hải Phòng số 1 đường Hà
Nội - Quận Hồng Bàng – TP. Hải Phòng. Sản xuất và tiêu thụ hơn 400.000 tấn xi măng /
năm, gồm các loại sản phẩm xi măng thông dụng PCB30; PC40, xi măng Poolăng bền
sunphát và xi măng trắng mang nhãn hiệu con rồng xanh với chất lượng cao. Công ty đã
đựoc cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 –
2000. Xi măng con rồng xanh được lưu thông trên cả nước thông qua chi nhánh của Công
ty và các Công ty kinh doanh xi măng ở khắp 3 miền đất nước.
Xi măng Hoàng Thạch, với nhãn hiệu con sư tử và với khẩu hiệu biểu tượng của
sự bền vững. Xi măng Hoàng Thạch được sản xuất tại Công ty xi măng Hoàng Thạch xã
Minh Tân - huỵện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương, hoạt động nhiều năm trong ngành xi
măng đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trong lòng người tiêu dùng vì chất lượng
sản phẩm luôn bảo đảm. Công ty cho ra đời những chủng loại xi măng thông dụng như

PCB30; PC40; BS12 – 71 và BS12 – 78, ngoài ra Công ty còn sản xuất các loại xi măng
đặc chủng như xi măng dùng trong các giếng khoan giàu, xi măng bền sunphát… Với dây
chuyền hiện đại, tiên tiến do Đan Mạch cung cấp, công ty đã sả xuất và tiêu thụ hơn 3
triệu tấn xi măng/ năm. Với những thành công như vậy xi măng Hoàng Thạch đã được
cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000.
Xi măng Bút Sơn, sản xuất các chủng loại xi măng thông dụng PCB30; PC40.
Mang nhãn hiệu quả địa cầu, xi măng Bút Sơn được sản xuất tại Công ty xi măng Bút
8
Sơn tại xã Thanh Sơn – huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam. Được sản xuất trên dây chuyền
công nghệ tiên tiến, hiện đại do cộng hoà Pháp cung cấp với công suất 1,4 triệu tấn/ năm.
Công ty đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng với chất lượng sản phẩm đạt tiêu
chuẩn Việt Nam và đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 – 2000. Xi măng Bút Sơn được tiêu thụ trong cả nước thông qua hệ
thống chi nhánh của Công ty, các Công ty kinh doanh của Tổng công ty xi măng Việt
Nam. Hiện nay, Công ty đang tiến hành đầu tư một dây chuyền mới. Khi hoàn thành sẽ
đưa công suất nhà máy lên 2,8 triệu tấn/ năm.
Xi măng Bỉm Sơn, với dây chuyền được cải tạo bằng công nghệ Nhật Bản, được
sản xuất tại Công ty xi măng Bỉm Sơn Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá. Hàng năm
Công ty sản xuất và tiêu thụ hơn 2 triệu tấn sản phẩm, bao gồm các chủng loại xi măng
thông dụng như PCB30; PCB40; PC40 mang nhãn hiệu con voi được người tiêu dùng ưa
thích, tín nhiệm. Công ty đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000. Xi măng Bỉm Sơn được lưu thông qua hệ thống các chi
nhánh của Công ty và các Công ty kinh doanh thuộc Tổng công ty. Hiện nay, Công ty
đang tiến hành đầu tư một dây chuyền mới đưa công suất toàn nhà máy đạt hơn 3 triệu
tấn/ năm - sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất Việt Nam.
Xi măng Hoàng Mai, với dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến do hãng FCB -
Cộng hoà Pháp thiết kế và cung cấp. Hàng năm, Công ty sản xuất và tiêu thụ được 1,4
triệu tấn/ năm. Xi măng Hoàng Mai đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên cả nước
thông qua hệ thông phân phối của mình.
Xi măng Hà Tiên I được sản xuất tại Công ty xi măng Hà Tiên I với khẩu hiệu lớn

mành vì bạn. Sản xuất và tiêu thụ gần 2 triệu tấn xi măng/ năm, bao gồm các chủng loại
xi măng thông dụng PCB40 mang nhãn hiệu cong kỳ lân, Công ty còn sản xuất xi ăng ít
toả nhiệt, xi măng mác cao PC50… xi măng bền sunphát và các tiêu chuẩn cơ lý để thử
nghiệm cơ lý xi măng. Công ty được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000. Với uy tín và chất lượng cao, sản phẩm của Công ty
được người tiêu dùng phía Nam rất ưa chuộng. Xi măng Hà Tiên I được lưu thông khắp
các tỉnh miền Nam thông qua các Nhà phân phối trên địa bàn.
Xi măng Hà Tiên II được sản xuất tại Công ty xi măng Hà Tiên II tại thị trấn Kiên
Lương - huyện Hà Tiên - tỉnh Kiên Giang. Hàng năm, Công ty sản xuất 1,2 triệu tấn
clinker, 900.000 tấn xi măng, với các chủng loại xi măng thông dụng PCB40, ngoài ra
công ty còn sản xuất một số các sản phẩm xi măng đặc biệt như xi măng poolăng bền
sunphát sử dụng cho các công trình ở nơi nhiễm mặn, phèn. Sản phẩm của Công ty được
9
sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hoà Pháp có chất lượng cao, được
người tiêu dùng lựa chọn cho việc xây dựng các công trình bền vững. Công ty đã được
cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.
Xi măng Tam Điệp, được sản xuất tại Công ty xi măng Tam Điệp, với khẩu hiệu
vì lợi ích khách hàng và chất lượng công trình. Cuối năm 2004 Công ty xi măng Tam
Điệp với dây chuyền sản xuất xi măng tiên tiến hiện đại do Đan Mạch cung cấp mới
chính thức đi vào hoạt động, cung ứng cho thị trường 1,4 triệu tấn xi măng chất lượng
cao.
10
Chương II
Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của ngành công
nghiệp sản xuất xi măng
I.Tình hình huy động và sử dụng vốn củangành công nghiệp sản xuất
xi măng
1.Tình hình huy động vốn của ngành
Một trong những đặc điểm của ngành công nghiẹp xi măng là lượng vốn đầu tư
ban đầu rất lớn do phải đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị,

thực hiện chuyển giao công nghệ… Và nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xi
măng ngày một tăng cao do nhu cầu vốn đầu tư thị trường về xi măng trên thị trường
tăng, nên rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng đã và đang trong quá trình thực hiện đầu tư.
Cùng với đó để phục vụ cho nhu cầu xi măng không ngừng tăng lên của thị trường trong
nước và thị trường thế giới trong tương lai có rất nhiều dự án xây dựng nhà máy xi măng
đang trong giai đoạn viết báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư để được quyết
định đầu tư trong giai đoạn tới. Theo quyết định số 164/2002/QĐ – TTG thì nguồn vốn
đầu cho các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng bao gồm: Huy động tối đa các
nguồn vốn trong nước; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn huy động và hình thức
đầu tư để các thành phần kinh tế có cơ hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực xi măng. Cùng
với đó, nhà nước cũng hỗ trợ vốn xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng ngoài
hàng rào nhà máy đối với các dự án đầu tư ở địa bàn khó khăn. Đồng thời để ưu tiên phát
triển ngành công nghiệp xi măng thì các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng cũng
được vay vốn để sản xuất các phụ tùng, máy móc, thiết bị, được gia công, chế tạo trong
nứơc…
Ngoài các cơ sở hiện có, chúng ta vẫn đang triển khai đầu tư xây dựng các nhà
máy xi măng lò quay, mỗi nhà máy có công suất tên 1 triệu tấn/ năm như xi măng Tam
Điệp, Hải Phòng mới, xi măng Sông Gianh, Phúc Sơn, Hoàng Thạch 3… Thủ tướng còn
cho phép đầu tư tiếp một số dự án như xi măng Yên Bình (Yên Bái), Hùng Vương (Phú
Thọ), Bỉm Sơn mở rộng … Nhìn lại quá trình triển khai đầu tư các nhà máy xi măng trên
đây có thể thấy mỗi dự án cần từ 100 đến 300 triệu USD; tổng vốn cho các dự án trong
quá trình đầu tư khoảng 3.164 triệu USD. Trong khi đó khả năng huy động vốn cho phát
triển ngành công nghiệp xi măng đang nằm trong tình trạng khó khăn chung về huy động
vốn của các ngành kinh tế. Trên thực tế, để phát triển ngành công nghiệp xi măng đã khai
11
thác, huy động mọi nguồn vốn như vốn tích luỹ của ngành, vốn vay tín dụng trong và
ngoài nước, vốn huy động cổ phần, cổ phiếu…
Bảng 4: Nhu cầu vốn đầu tư của ngành công nghiệp xi măng phân theo vùng
(Tính đến năm 2005 – Đơn vị: Triệu USD)
STT Vùng Tổng vốn đầu tư

1 Tây Bắc 236
2 Đông Bắc 1.611
3 Đồng Bằng Sông Hồng 1.126,2
4 Bắc Trung Bộ 1.127
5 Nam Trung Bộ 226
6 Tây Nguyên 28
7 Đông Nam Bộ 471
8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 251
9 Tổng của toàn ngành 5.076,4
(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 2010)
12
Biểu đồ nhu cầu vốn đầu tư của ngành xi măng theo
vùng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
1
triệu USD
Tây bắc
Đông Bắc
Đồng Bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu
long
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy rõ hơn hu cầu huy động vốn của ngành
trong thời gian qua. Lượng vốn đầu tư của ngành cho hoạt động đầu tư phát triển là rất
lớn, lên tới 5.076,4 triệu USD, trong đó lượng vốn đầu tư cho các tỉnh thuộc Đông Bắc
Bộ như Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Kạn là nhiều hơn cả do các tỉnh này có nhiều tiềm năng
phát triển ngành công nghiệp xi măng. Trong thời gian tới giai đoạn 2005 – 2010 thì nhu
cầu vốn đầu tư của ngành công nghiệp xi măng là rất lớn, tổng số vốn của toàn ngành là
5.583,88 triệu USD trong đó nhu cầu vốn đầu tư của Tông công ty Xi măng Việt Nam,
một đơn vị đóng vai trò điều tiết cho toàn ngành xi măng, có nhu cầu vốn là 1.401,8 triệu
USD. Điều đó được thể hiện cụ thể ở bảng sau
Bảng 5: Nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty xi măng Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2010
(Đơn vị: triệu USD)
STT Tên nhà máy Vốn đầu tư
I Đầu tư chuyển tiếp 1999 – 2002 669,68
1 Xi măng Bỉm Sơn 240
2 Xi măng Tam Điệp 229
3 Xi măng Hải Phòng mới 200,68
II Đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 572
1 Xi măng Hoàng Thạch 3 96
2 Xi măng Bút Sơn 2 120
3 Xi măng Hà Tiên 2 96
4 Xi măng Bình Phước 260
III Đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 160
1 Xi măng Bình Phước 160
IV Tổng 1.401,68
(Nguồn: Phòng đầu tư - Tổng công ty xi măng Việt Nam)

Lượng vốn đã và đang được sử dụng cho quá trình đầu tư được huy động từ các
nguồn sau: nguồn vốn tự có, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn
vốn từ cổ phần cổ phiếu, và nguồn vốn từ nhân dân…
Nguồn vốn tự có: Chủ yếu là khấu hao từ tài sản cố định, phần lợi nhuận sau khi
đã làm nghĩa vụ với Nhà nước. Đối với phàn lớn các dự án, nguồn vốn tự có của chủ đầu
13
tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mức đầu tư của dự án, không vượt qua ngưỡng 10%
tổng mức đầu tư, và thường chỉ chiếm 3 – 5%. Trong khi đó để hạn chế rủi ro thì vốn tự
có của chủ đầu tư phải đạt trên 30% trong tổng mức đầu tư. Trên thực tế ngay cả đối với
Tổng công ty Xi măng Việt Nam thì lượng vốn tự có cũng chỉ đạt từ 18 – 20% của tổng
nhu cầu vốn đầu tư. Trong giai đoạn 1996 – 2000 lượng vốn tự có huy động được của
toàn ngành đạt 300 triệu USD và sang đến giai đoạn 2001 – 2005 cũng chỉ huy động
được gấp rưỡi so với giai đoạn trước, tức là vào khoảng 450 triệu USD.
Nguồn vốn tín dụng. Trong nguồn vốn này bao gồm hai mảng đó là nguồn vốn tín
dụng ưu đãi và nguồn vốn tín dụng thương mại.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được thực hiện trước khi có nghị định 106/2004/NĐ –
CP ngày 1/4/2004 của Chính phủ. Mỗi dự án đầu tư chỉ có thể được vay từ 20 – 30%
tổng mức đầu tư, nhưng có những dự án cá biệt có thể vay từ nguồn này đến 45% tổng
mức đầu tư như dự án xi măng Sông Gianh, xi măng Thái Nguyên.. Các dự án được vay
từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi này hầu hết là các dự án xây dựng các dự án xi măng của
Nhà nước. Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thường đi kèm theo các chính sách kinh tế vĩ
mô của từng thời kỳ, ưu đãi được phân theo danh mục ngành nghề, theo vùng khó khăn
và có nhiều mức lãi suất, thông thường là 5,4%/năm, chương trình trọng điểm là 3%/năm
và từ ngày 15/5/2004 thì lãi suất cho các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi thống nhất là
6,6%/năm. Và theo nghị định số 106/2004/NĐ – CP có hiệu lực ngày 1/4/0/2004 thì các
dự án xây dựng các nhà máy xi măng không thuộc đối tượng vay ưu đãi nữa mà phải thực
hiện vay tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngành công nghiệp xi
măng huy động được trong thời gian qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Vốn tín dụng ưu đãi của ngành công nghiệp xi măng qua các giai đoạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty tư vấn đầi tư phát triển xi măng)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy trong các giai đoạn từ 1991 cho đến những
năm 2000 thì Nhà nước ta vẫn ưu tiên cho phát triển ngành công nghiệp xi măng nên
hàng năm đều có lượng vốn tín dụng ưu đãi nhất định dành cho ngành xi măng, lượng
vốn tín dụng ưu đãi huy động trong những giai đoạn này cũng lên tới 600 tỷ VNĐ. nhưng
Giai đoạn 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2004
Lượng huy động 600 600 300
14
sang đến giai đoạn 2001 – 2004 cùng với tác dụng của Nghị định 106/2004/NĐ –CP thì
lượng vốn chỉ bằng một nửa, tức là 300 tỷ VNĐ.
Về nguồn vốn tín dụng thương mại. Trong các dự án xây dựng các nhà máy xi
măng nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm khoảng từ 70 – 90% tổng mức đầu tư tuỳ
theo khả năng vân động của chủ đầu tư. Nguồn vốn này vay ở các ngân hàng thương mại
trong nước và các tổ chức tín dụng nhà nước hoặc các tổ chức tài chính quốc tế với sự
bảo lãnh của Nhà nước, trong đó phải kể cả đến lượng vốn ODA. Việc vay vốn tín dụng
thương mại lại bị điều tiết bởi luật của các tổ chức tín dụng, các chủ đầu tư phải vận động
được một tổ chức tín dụng làm đầu mối huy động vốn vay từ các ngân hàng thương mại
mới có nguồn để vay. Lãi suất tín dụng thương mại trongnướcthường cao thông thường
từ 8,5 – 9,65%/năm, có những dự án phải vay với mức lãi suất 10%/năm. Còn vốn vay tín
dụng nước ngoài chủ yếu để nhập thiết bị, công nghệ của dự án. Nguồn vốn này đa số
người cho vay đòi hỏi phải có điều kiện bảo lãnh của Chính phủ thì mới đồng ý cho chủ
đầu tư vay. Hiện nay, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ tài chính, chỉ bảo lãnh cho cho những
khoản vay của các dự án thuộc Nhà nước còn ngoài ra các doanh nghiệp vẫn phải do các
tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh. Nguồn vốn này trong các giai đoạn 1996 – 2000; 2001 –
2005 đạt trên 50%.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ
cho những hạng mục hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy. Nguồn vốn mang tính chất hỗ trợ
này cũng chỉ thực hiện đầu tư tại các vùng được coi là địa bàn khó khăn như làm cầu, làm
đường, khu nhà tái định cư… chứ không huy động cho đầu tư xây dựng các nhà máy sản
xuất xi măng. Nguồn vốn này dùng cho vay cũng rất hạn chế.

Huy động từ cổ phần, cổ phiếu của các Doanh nghiệp Nhà nước, huy động từ các
tầng lớp dân cư. Trong các dự án thực hiện theo hình thức công ty cổ phần thì tổng công
ty xi măng Việt Nam, đại diện cho nguồn vốn của Nhà nước tại các công ty cổ phần vẫn
giữ cổ phần chi phối khoảng trên 51% tổng số vốn của doanh nghiệp. Thông qua các hình
thức bán cổ phần của doanh nghiệp cho các tầng lớp nhân dân trong thời gian qua cũng
đã huy động được một lượng vốn trong dân.
Trong thời gian tới, nếuđược Nhà nước cho phép để lại toàn bộ lợi nhuận của các
Công ty xi măng thì có thể dự tính nguồn vốn này vào khoảng từ 2,5 – 3 triệu USD cho
mỗi triệu tấn xi măng mỗi năm. Như vậy, nếu trừ đi nguồn vốn vay tín dụng trong nước,
ngoài nước và vốn huy động từ cổ phần, cổ phiếu của nhân dân và nếu được Chính phủ
có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đối với ngành công nghiệp xi
măng, thì vốn tự tích luỹ của cả ngành công nghiệp xi măng có thể đáp ứng từ 18 – 20%
15
tổng nhu cầu vốn đầu tư. Với khả năng tích luỹ như vậy thì từ hai năm rưỡi đến ba năm
có thể tự đầu tư được một nhà máy với công suất từ 1,4 – 1,5 triệu tấn/ năm.
2. Tình hình sử dụng vốn của ngành
Tất cả các nguồn vốn được huu động kể trên hầu hết được sử dụng cho đầu tư
phát triển ngành theo phương thức đầu tư các dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng.
Việc đầu tư vào các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng bao gồm: đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất cho
các dây chuyền sản xuất trong nhà máy… Trong đó nguồn vốn đầu tư cho tài sản hữu
hình trong các dự án thường chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư, còn vốn để thực hiện
chuyển giao công nghệ chiếm từ 30 – 50%. Ngoài ra trong các dự án xây dựng các nhà
máy sản xuất xi măng có thể bao gồm cả chi phí đào tạo nhân công, nhân lực cho hoạt
động của nhà máy sau này. Nhưng nhìn chung, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
là do ngành thực hiện mà cụ thể là do Tổng công ty Xi măng Việt Nam thực hiện nhiệm
vụ đào tạo cán bộ công nhân viên cho các nhà máy. Chi phí cho hoạt động này của ngành
hàng năm cũng vào khoảng 3 tỷ VNĐ.
Tóm lại: trên đây là tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển chung của toàn ngành
công nghiệp xi măng được xem xét một cách tổng quát. Tất cả các vấn đề về sử dụng vốn

của ngành vào hoạt động đầu tư phát triển sẽ được xem xét một cách kỹ luỡng hơn trong
mục sau.
II. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển của ngành công nghiệp xi
măng
1. Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình
1.1. Đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản
Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp xi
măng nói riêng. Đối với ngành sản xuất xi măng, duy trì sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
luôn là một nhiệm vụ sống còn, nhưng công tác đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò cũng
không kém phần quan trọng. Đầu tư của ngành công nghiệp sản xuất xi măng là đầu tư
lớn không chỉ tính bằng trăm, nghìn tỷ đồng mà nó còn có ảnh hưởng lớn đến xã hội và
môi trường sống. Vì thế nếu không có các số liệu, báo cáo đầu tư chính xác và ra những
quyết định đúng đắn trong đầu tư thì con số thiệt hại sẽ vô cùng to lớn, thiệt hại sẽ không
chỉ về khía cạnh tài chính, mà nó còn làm giảm uy tín của doanh nghiệp, dẫn đến giảm
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy ta có thể thấy rõ vai trò của công tác đầu
16
tư xây dựng, công tác đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
bên cạnh nhiệmvụ sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển ngành, đáp
ứng kịp thời nhu cầu xi măng của đất nước, góp phần phát triển ngành công nghiệp xi
măng cho xứng đáng với tầm vóc của một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Nội dung chính của xây dựng cơ bản là đầ tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng
phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng và đầu tư vào trang thiết bị và hiện đại hoá máy
móc thiết bị. Trong quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu cho xây dựng ngày một
tăng nhanh kéo theo đó nhu cầu các nguyên vật liệu xây dựng cũng tăng theo, đặc biệt là
xi măng, một trong những vật liệu xây dựng quan trọng trong xây dựng. Điều đó được
thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ xi măng tại Việt Nam
(Đơn vị: Triệu tấn)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Tổng 6,81 8,11 9,3 9,99 11 13,91 16,38 20,55 24,38 26,4
Tốc độ
tăng(%)
9,6 19,1 14,8 7,4 10,1 26,5 17,8 25,4 18,63 8,5
(Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010)
Theo thống kê mức độ tiêu thụ xi măng từ năm 1990 đến nay thấy lượng tiêu thụ xi
măng ở Việt Nam luôn tăng, kể cả trong những năm xảy ra khủng hoảng kinh tế trong
khu vực các nước Asean. Nguồn xi măng cung cấp cho thị trường Việt Nam hiện nay từ
các nguồn sau: nguồn xi măng cung cấp cho thị trường Việt Nam, các nhà máy xi măng
địa phương, các công ty liên doanh. Mặc dù nguồn cung cấp rất đa dạng như vậy nhưng
có những thời điểm chúng ta phải nhập thêm xi măng và clinker từ nước ngoài nhưng
cũng chưa đáp ứng được nhu cầu xi măng trong nước. Trong khi đó điều kiện để phát
triển ngành xi măng trong nước vẫn có, chính vì nhu cầu xi măng tăng nhanh như vậy nên
nhu cầu đầu tư cho xây dựng cơ bản của ngành công nghiệp xi măng cũng ngày một tăng
qua các năm.
17
Bảng 8: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản
(Đơn vị: 1000 Tỷ đồng)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn Đầu tư
XDCB
1,424 1,555 1,8 1,834 1,921 1,583 1,112 1,003
Tốc độ phát triển
(%)
- 109,2 115,76 101,88 104,74 82,38 70,24 82,38
(Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty đầu tư vấn đầu tư phát triển xi măng)
Biểu đồ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản
0
500
1000

1500
2000
2500
1 2 3 4 5 6 7 8
Năm
Tỷ VNĐ
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giai
đoạn từ năm 1998 cho đến năm 2005 chiếm một tỷ trọng rất đáng kể. Nếu năm 1998 vốn
đầu tư cho xây dựng cơ bản chỉ là 1.424,62 tỷ đồng thì năm 2002 là 679,06 tỷ đồng,
tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn là 54,065%, và đây cũng là năm lượng
vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một con số cao nhất trong thời gian qua, nguyên
nhân vì có nhiều dự án đi vào giai đoạn thực hiện trong giai đoạn này. Nhưng sang đến
các năm 2003; 2004; 2005 thì lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm mạnh do rất nhiều
dự án xây dựng mới các nhà máy sản xuất cũng như các dự án mở rộng sản xuất đã được
hoàn thiện, và đi vào giai đoạn vận hành các kết quả dầu tư như nhà máy xi măng Tam
Điệp, xi măng Hoàng Mai, xi măng Phúc Sơn.
Qua bảng số liệu và đồ thị trên ta cũng có thể thấy vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản
của toàn ngành xi măng hàng năm đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Bắt đầu
18
từ năm 2003 thực hiện chỉ thị của Chính phủ để thực hiện “Quy hoạch phát triển tổng thể
ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010” hầu hết các doanh nghiệp xi măng kể cả các
xi măng do địa phương quản lý đều quan tâm đên công việc đầu tư cải tạo, mở rộng hoặc

xây dựng các cơ sở hạ tầng mới phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xi
măng trong những năm sắp tới. Cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đầu tư mở
rộng thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được hiệu quả của việc dầu tư chiều
sâu, được thể hiện bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp. Các
dây chuyền công nghệ hiện đại cùng với máy móc thiết bị hiện đại là một trong những
biện pháp giảm chi phí trong sản xuất và là một biện pháp hữu hiệu để chống thất thoát
của đầu tư xây dựng. Lượng vốn đầu tư cho dây chuyền máy móc thiết bị chiếm trung
bình trên 50% tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư của đầu tư xây dựng cơ bản
(đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
VĐT XDCB
1.424,6
2
1.555,6
8
1.800,8 1.834,6
8
1.921,6
8
1.583,1
7
1.112,0
2
1.003,71
Xây lắp
600,55 700,2 800,15 1200,14 271,68 651,63 353,32 432,81
Thiết bị
783,6 805,16 920,2 567,33 1.522,9 802,57 626,7 453,18
KTCB khác

40,47 50,32 80,45 67,21 127,1 128,97 132 117,25
% Vốn thiết
bị trong tổng
VĐT XDCB
55 51,76 51,1 30,92 79,25 50,69 67,7 56,9
(Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng)
Từ những số liệu trên ta có thể thấy lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị luôn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: Đặc biệt năm 2002
tỷ lệ này gần 80%, nguyên nhân do nhiều nhà máy đi vào giai đoạn hoàn thiện trong thời
điểm này, nhiều máy móc thiết bị được mua về phục vụ cho khâu hoàn thiện dự án.
Nhưng năm 2001 vốn cho thiết bị thấp nó chỉ chiếm 30,29% so với tổng vốn đầu tư cho
xây dựng cơ bản. Lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm một tỷ cao như vậy do
những nguyên nhân sau: Như chúng ta đã biết đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng
là cần có lượng máy móc thiết bị lớn, công nghệ hiện đại.
19

biểu đồ % vốn thiết bị trong tổng VĐT XDCB
1
2
3
Trong khi đó ngành cơ khí nước ta chưa thực sự phát triển nên không có đủ năng
lực phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng, do vậy để đầu tư cho các
nhà máy sản xuất xi măng hiện đại công suất lớn chúng ta phải nhập máy móc, thiết bị từ
nước ngoài là chủ yếu. Nguyên nhân nữa là do trong những năm qua ngành công nghiệp
xi măng chủ trương đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá trang thiết bị, máy móc những
nhà máy hiện có, đặc biệt là các nhà máy sử dụng công nghệ lò đứng của Trung Quốc.
Điều đó làm cho vốn đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng thấp còn vốn đầu tư cho máy móc
thiết bị lại chiếm một tỷ trọng cao.
Do xác định rõ được vị trí của công tác đầu tư xây dựng cơ bản nên bên cạnh
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành, đáp ứng

nhu cầu xi măng cho thị trường thì ngành công nghiệp xi măng luôn chú trọng đầu tư xây
dựng cơ bản.
1.2.Mua sắm hàng tồn trữ
Bất kỳ một doanh nghiệp hay ngành nào, là doanh nghiệp sản xuất hay doanh
nghiệp kinh doanh thương mại cũng đều phải thực hiện mua sắm hàng tồn trữ. Nội dung
của mua sắm hàng tồn trữ bao gồm:
- Tuyển chọn và chuẩn bị lực lượng lao động là nhiệm vụ của bộ phận nhân sự
- Tạo nguồn phương tiện tổ chức thuộc nhiệm vụ của bộ phận tổ chức, nếu là
doanh nghiệp nhỏ thì do lãnh đạo trực tiếp đảm nhiệm.
- Việc mua sắm nguyên vật liêu (nguyên liệu, vật liệu…), công cụ, dụng cụ hàng
hoá diễn ra nhờ bộ phận cung ứng của doanh nghiệp.
20
Và ở đây chúng ta chỉ xét đến khía cạnh thứ ba của mua sắm hàng hoá, đó là việc
mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của ngành công nghiệp xi măng.
Nói chung tất cả mọi nguyên liệu và hàng hoá được mua sắm về doanh nghiệp thì đều
phải được vận chuyển đến doanh nghiệp và tạm thời lưu trữ tại kho bãi doanh nghiệp.
Nếu lượng hàng hoá, nguyên vật liệu mua sắm về được đưa vào sản xuất ngay, tức là việc
mua sắm được thực hiện đồng bộ với việc sản xuất thì việc dự trữ trở nên không cần
thiết. Nhưng có những trường hợp để phục vụ cho quá trình sản xuất và nắm bắt được cơ
hội dinh doanh, doanh nghiệp phải mua một lượng hàng trước để dự trữ, và trường hợp
này thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
thì việc mua sắm hàng tồn trữ cũng diễn ra tương tự và chi phí cho việc mua sắm hàng
tồn trữ đó chính là vốn lưu động của ngành. Trong những năm qua, cùng với sự tăng lên
của nhu cầu xi măng trên thị trường, thì các nhà máy sản xuất xi măng cũng không ngừng
gia tăng, mở rộng quy mô sản xuất. Chính vì lý do đó mà lượng vốn lưu động phục vụ
cho quá trình sản xuất tăng lên không ngừng. Lượng vốn lưu động qua các năm 2000 cho
đến 2005 đều tăng qua các năm, nhưng lượng tăng không đều, từ năm 2005 đến năm
2000 lượng vốn lưu động tăng210,58 tỷ đồng, bằng 1.5 lần so với năm 2000.
Bảng 10: Vốn lưu động hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn Lưu động 313,35 345,1 449,42 480,28 570 660
(Nguồn: phòng kinh tế - Công ty tư vấn đầu tư phát triển)
2.Đầu tư tài sản vô hình
2.1.Đầu tư nguồn nhân lực
Ngành công nghiệp xi măng là một ngành luôn có ứng dụng công nhệ tiên tiến
với máy móc, trang thiết bị hiện đại mức độ tự động hoá cao. Chính vì vậy những con
người làm chủ hệ thống máy móc thiết bị ấy phải là những người giỏi về chuyên môn và
giàu về kinh nghiệm. Tức là cán bộ công nhân viên trong ngành phải là những người ó
trình độ tay nghề cao và tích luỹ kinh nghiệm.
Hiện nay, đánh giá cả về số lượng và chất lượng thì đội ngũ cán bộ công nhân kỹ
thuật có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của toàn ngành. Lượng công nhân
có tay ngfhề cao để tiếp cận, quản lý và khai thác làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến va
hiện đại còn thiết so với thực tế rất nhiều, cụ thể là:
Về số lượng: Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy theo chuyên
ngành còn thiếu nghiêm trọng. Số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 10% chủ
21
yếu phục vụ trong các khâu quản lý, điểu hành, công nhân thợ bậc 5 trở lên chỉ chiếm
16%, một tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu đòi hỏi cấp bậc công việc, ngành nghề đặc biệt là
đối với một loạt các nhà máy xi măng đã và đang được thực hiện cải tạo đầu tư trong thời
gian tới. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có được chủ yếu thông qua hình thức đào tạo, kèm
cặp tại chỗ. Và nếu cứ theo hình thức đào tạo không có bài bản này thì tình hình thiếu hụt
cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề vẫn chưa thể được khắc phục.
Về chất lượng: Chất lượng và trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật sản xuất, vận
hành của cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu sản xuất
kinh doanh nhưng còn chưa bắt kịp với sự phát triển của công nghệ tiên tiến, hiện đại. Số
lượng cán bộ quản lý co trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo chiếm
tỷ lệ khá lớn, năng lực chuyên môn cũng như khả năng quản lý còn hạn chế. Lượng cán
bộ đã qua đào tạo đại học thì chủ yếu được đào tạo từ các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, các trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh,

Bách Khoa Đà Nẵng, Xây Dựng Hà Nội ngoài ra còn một số trường đại học khác như
đại học Khoa Học Tự Nhiên thuộc đại học Quốc Gia Hà Nội, đại học Việt Bắc… Nhưng
đã được đào tạo từ giai đoạn trước từ những năm 1980 trở về trước nên trình độ chuyên
môn chưa thể bắt kịp với công nghệ hiện đại.
Để khắc phục tình trạng trên ngành công nghiệp xi măng đã đầu tư để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Hàng năm lượng cán bộ được thực hiện đào tạo lại
để tăng thêm kiến thức chuyên môn, nắm bắt được công nghệ mới là rất nhiều. Ngoài
việc thực hiện đào tạo một cách tập chung thì họ còn được cử đi tham gia các hội thảo
chuyên ngành để nắm được những kiến thức mới. Đối với các công nhân thực hiện sản
xuất trực tiếp hàng năm các nhà máy của ngành đều tổ chức các lớp học nâng cao tay
nghề và có thực hiện tổ chức thi nâng bậc. Việc tổ chức học và thi nâng bậc vừa có tác
dụng nâng cao tay ngề cho công nhân vừa có tác dụng khuyến khích họ tự giác học tập vì
thợ bậc cao gắn liền với bậc lương cao. Cùng với việc tổ chức cho công nhân học và thi
thì các nhà máy còn cử công nhân đi tham quan các dây chuyền công nghệ hiện đại ở các
nhà máy khác trong ngành để có thể thực hành sản xuất.
Đi đôi với việc thực hiện đào tạo lài ngành còn thu hút những thợ bậc cao hay
lượng kỹ sư mới ra trường, đặc biệt là các tân kỹ sư được đào tạo từ các trường với
chuyên ngành phù hợp như trường đại học Bách khoa, đại học Xây Dựng… Việc tuyển
dụng thợ bậc cao hay các kỹ sư mới ra trường này với mục đích vừa tinh giảm vừa nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành, đồng thời chi phí cho việc tuyển dụng này lại
thấp hơn so với việc thực hiện đào tạo lại nên có thể tiết kiệm được một nguồn kinh phí.
22
Tuyển dụng mới để tạo ra nguồn nhân lực trẻ với những kiến thức mới cùng với
đó là khả năng ham học hỏi của sức trẻ. Thực hiện đào tạo lại để tận dụng kinh nghiệm
đã trải qua của những công nhân lâu năm trong ngành việc kết hợp ấy bước đầu đã mang
lại những kết quả khả quan cho ngành công nghiệp xi măng. Tuy vậy, nguồn nhân lực
cho ngành xi măng trong thời gian qua vẫn bị thiếu, nguồn nhân lực có được do đào tạo
lại và tuyển dụng không phục vụ kịp thời so với nhu cầu của ngành. Để khắc phục tình
trạng trên, để có được nguồn nhân lực với chất lượng cao phục vụ kịp thời cho nhu cầu
sản xuất thời kỳ mới ngành còn tự thành lập lên các trung tâm đào tạo xi măng trực thuộc

Tổng công ty xi măng Việt Nam và trường công nhân kỹ thuật xi măng. Việc thành lập
nên các trường hay trung tâm kể trên làm cho ngành chủ động hơn trong việc có được đội
ngũ nguồn nhân lực mới bổ sung cho ngành với trình độ tay nghề cao đáp ứng được nhu
cầu sản xuất của ngành. Sự ra đời của các trung tâm đào tạo xi măng đã thực hiện bồi
dưỡng tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm cho 41 khoá về công tác quản lý, 39 khoá
bồi dưỡng đào tạo tại chỗ với 2.519 l lượt học viên. Ngoài ra trung tâm còn đào tạo tại
chỗ cho 107 công nhân kỹ thuật vận hành thiết bị xi măng trên cơ sở chuyển đổi chuyên
môn các ngành nghề khác, 77 công nhân sản xuất vỏ bao xi măng… Việc ra đời các địa
chỉ đào tạo này còn là một địa điểm tin cậy để ngành thực hiện đào tạo lại cho các cán bộ
công nhân của ngành, điều đó được thể hiện ở các con số sau: 116 học viên là chánh phó
giám đốc, 968 học viên là trưởng, phó các phòng ban xưởng sản xuất và 170 lượng học
viên là kỹ sư và công nhân.
Cùng với việc đầu tư cho đào tạo thì ngành công nghiệp xi măng mà cụ thể là các
nhà máy sản xuất xi măng còn đầu tư để nâng cao năng suất lao động của người công
nhân bằng việc thựuc hiện chính sách lương thưởng rất rõ ràng và kịp thời. Mức lương
dành cho công nhân của ngành bình quân là 2,5 triệu đồng/tháng, còn mức lương này
dành cho các cán bộ, các kỹ sư có trình độ là 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương dành cho
các cán bộ công nhân của ngành được đánh giá là cao so với cán bộ công nhân thuộc các
ngành kinh tế khác. Cùng với chế độ lương ngành còn thực hiện các mức thưởng kịp thời
cho các sáng kiến, cho những lao động có năng suất cao, đồng thời có mức phạt và hình
phạt thích đáng đối với những sai phạm của người lao động dẫn đến giảm năng suất lao
động chung hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của máy móc thiết bị.
Bảng 11: Bảng thu nhập bình quân qua các năm của cán bộ công nhân ngành xi măng
(Đơn vị:Triệu đồng/người/tháng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
23
Tiền lương 2,033 2,423 2,8 3,00 3,24
(Nguồn: Tạp chí xây dựng số 10/2005)
Bên cạnh chính sách lương thưởng hợp lý các nhà máy xi măng còn quan tâm đến
đời sống của cán bộ công nhân viên cũng như cuộc sống của gia đình họ. Bản thân người

lao động đang tham gia công tác tại doanh nghiệp đều được thăm khám sức khoẻ định kỳ
bởi các y bác sỹ tại các bệnh viện uy tín trên cả nước để phát hiện ra các căn bệnh một
cách kịp thời cứu chữa, nếu sức khoẻ của người lao động quá yếu do phải lao động căng
thẳng trong thời gian dài họ sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng bệnh tại những nơi có
không khí trong lành, phong cảnh đẹp với chế độ chăm sóc tận tình chu đáo. Nếu họ
không thể phục hồi sau khi điều dưỡng họ sẽ được bố trí công việc phù hợp với sức lao
động hoặc có các chính sách hỗ trợ khác. Còn đối với những người đã về hưu đã từng
tham gia công tác sản xuất tại doanh nghiệp cũng được chăm sóc sức khoẻ, hàng năm họ
còn được tặng quà vào các dịp lễ, tết, những ngày kỷ niệm của ngành. Ngoài ra đối với
những lao động không tham gia công tác tại doanh nghiệp vì lý do tai nạn, bệnh dịch đều
được quan tâm chăm sóc và được hưởng chế độ lương thưởng, mặc dù họ không tham
gia lao động, điều đó giúp gia đình họ giảm một phần gánh nặng tài chính, giúp họ có ý
trí nghị lực để chiến thắng bệnh tật. Còn đối với con em cán bộ trong ngành cũng được
quan tâm hết sức kịp thời bởi những phần quà có giá trị đối với những em có thành tích
học tập cuối năm, đồng thời đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện trích quỹ phúc lợi
của doanh nghiệp để hỗ trợ xây dựng trường lớp cho các em học sinh, tạo điều kiện cho
con em của cán bộ công nhân viên có điều kiện học tập tốt nhất để họ yên tâm công tác
sản xuất. Đặc biệt là chính sách đào tạo con em trong ngành trở thành những lớp công
nhân kế tiếp các bậc phụ huynh trở thành những công nhân tốt phục vụ cho ngành.
Chính vì những chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực như vậy mà hiện nay
với trên 16.000 cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề ngành công nghiệp xi măng hoàn
toàn có quyền tự hào có thể thực hiện được “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi
măng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020” mà Chính phủ đã xét duyệt.
2.2.Đầu tư phát triển cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
Xi măng Việt Nam hiện nay đang có ưu thế hơn hẳn ở các nước Asean là nhu cầu
tiêu thụ của thị trường nội địa rất lớn và có xu hướng ngày một gia tăng. Theo quyết định
số 115/2001/ QĐ – TTg ngày 1 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
24
2010 thì nhu cầu xi măng năm 2010 theo dự báo sẽ là 37 triệu tấn/năm trong khi đó công

suất thiết kế của toàn bộ ngành xi măng Việt Nam năm 2000 cũng mới chỉ đạt đến 19,87
triệu tấn/ năm, năm 2005 là 27 triệu tấn/ năm. Do vậy, công nghiệp xi măng Việt Nam
đang có nhu cầu cấp thiết cho đầu tư phát triển. Nếu không thực hiện kịp thời các dự án
xi măng ngay từ bây giờ thì hàng năm chúng ta sẽ phải nhập khẩu một lượng xi măng
lớn. Về công nghệ sản xuất, trong quy hoạch tổng thể cũng chỉ rõ cần phải nhanh chóng
tiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại của thế giới và kết hợp với công nghệ, thiết
bị sản xuất trong nước để sớm có được nền công nghiệp hiện đại, tự động hoá ở mức
cao, bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường.
Để đạt được những yêu cầu về công nghệ như quy hoạch tổng thể đề ra thì chúng
ta sẽ đi tìm hiểu về công nghệ xi măng được ứng dụng tại Việt Nam hiện nay. Hiện nay,
tại Việt Nam tồn tại ba phương pháp sản xuất: phương pháp ướt, phương pháp khô và
phương pháp bán khô. Về trình độ công nghệ giữa các phương pháp là khác nhau, không
những khác nhau giữa các phương pháp công nghệ (công nghệ của phương pháp khô tiên
tiến hơn công nghệ của phương pháp bán khô, công nghệ phương pháp bán khô tiên tiến
hơn công nghệ tiên tiến hơn công nghệ phương pháp ướt), mà trên thực tế các nhà máy
còn áp dụng các phương pháp khác nhau trong cùng một nhà máy sản xuất (nhà máy xi
măng Hoàng Thạch dây chuyền 2 tiên tiến hơn dây chuyền 1).Đặc trưng cho trình độ tiên
tiến về công nghệ trong sản xuất xi măng là các chỉ tiêu tiêu hao về vật tư và năng lượng,
các chỉ tiêu bảo vệ môi trường, mức độ hoàn thiện cơ khí hoá và tự động hoá trong quá
trình sản xuất. Việc tông tại cả ba phương pháp sản xuất trong ngành công nghiệp xi
măng tại Việt Nam phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế công nghiệp truyền thống đối
với một nước vừa mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và đang vươn lên trong phát
triển. Đây cũng là quy luật chung của các nước đang trong quá trình phát triển.
Và cùng với các phương pháp sản xuất thì hiện nay ở Việt Nam tồn tại hai loại
hình dây chuyền sản xuất:
Dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, sản xuất theo phương pháp khô và ướt, các
thiết kế và thiết bị chính của dây chuyền này đều do nước ngoài ung cấp.
-Dây chuyền công nghệ phương pháp ướt: Các nhà máy sản xuất băng lò quay
phương pháp ướt có các chỉ tiêu tiêu hao về năng lượng lớn, đặc biệt là gây ô nhiễm nặng
nề cho môi trường sinh thái. Các dây chuyền công nghệ này hiện nay không còn phù hợp

với sự phát triển chung của công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới hiện nay.
- Dây chuyền công nghệ phương pháp khô: Hầu hết các dây chuyền loại này đạt
được trình độ tiên tiến của thế giới, đều được trang bị hệ thống máy nghiền đứng để
25

×