Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tìm hiểu xu hướng sử dụng các sản phẩm bánh kẹo tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.65 KB, 22 trang )

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN MÔN:
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG BÁNH KẸO
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU XU HƯỚNG SỬ DỤNG
CÁC SẢN PHẨM BÁNH KẸO
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP: DHTP5LT
GVHD: ThS HỒ XUÂN HƯƠNG
NHÓM: 14
HOÀNG VŨ THUÝ AN
TRẦN LƯƠNG MINH CHÂU
NGUYỄN TRẦN THUỲ HƯƠNG
TRẦN THỊ THU PHƯƠNG
HOÀNG LỮ NHƯ QUỲNH
HUỲNH THỊ HỒNG YẾN
Tp Hổ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN















TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Trang 2
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
MỞ ĐẦU
“Việt Nam - thị trường bánh kẹo đầy
tiềm năng”. Đó là nhận định của ông Perter
Becker, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất
bánh kẹo Cộng hoà Liên bang Đức tại buổi họp
báo giới thiệu “Triển lãm quốc tế về bánh và
các công nghệ sản xuất (IBA)” sẽ diễn ra ở
Dusseldorf - Đức từ ngày 3 đến 9/10/2009.
Ông Perter Becker cho rằng, nền kinh tế Việt
Nam là một trong những nền kinh tế đang có
tốc độ phát triển cao nhất trên thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hoá, các sản
phẩm của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, trong đó có
thực phẩm, bánh kẹo. Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng
bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000
tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm
2012 sẽ là 1.446 triệu USD. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con
số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%;
Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%
[1]
… Thị trường bánh kẹo
Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải có
công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trong thị trường mang tính canh tranh cao, luôn cần sự đổi mới thì việc xác định xu
hướng sử dụng của người tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Từ việc xác định các xu hướng, các
doanh nghiệp sẽ định hướng kế hoạch sản xuất cho công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng sử dụng sản phẩm bánh kẹo của người tiêu
dùng. Nhóm 14 xin được tìm hiểu về vấn đề này trong phạm vi một bài tiểu luận môn với những
tài liệu thông tin được tìm hiểu từ nhiều nguồn: internet, báo chí,…
Trang 3
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan chung ngành bánh kẹo:
1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm ngành bánh kẹo Việt Nam:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong
quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và
ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng
[2]
, tăng
5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động
tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng
trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm
và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai
đoạn 2010 – 2014 ước đạt 8 – 10%
[3]
.
Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:
: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là
sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần
như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn
trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có
những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.

: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ
thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với
các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng,
mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm
vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng
đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh
phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…
  : Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8
kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
1.2. Tình hình sản xuất ngành bánh kẹo và tiêu thụ bánh kẹo ở Việt Nam:
Kinh tế Việt Nam phục hồi kinh tế khá tốt sau khủng hoảng, trong khi lạm phát được duy
trì ở mức chấp nhận được (khoảng 9.9%, dự đoán cho năm 2011)
[4]
, dân số đông, cơ cấu dân số
trẻ, tỷ lệ dân cư thành thị tăng lên giúp Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá
tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo ước tính, nước ta hiện có khoảng
30 doanh nghiệp, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước
ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như
Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị,
Trang 4
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75 – 80% thị phần, còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20 –
25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên
thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất
lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Hình 1: Thị phần của thị trường bánh kẹo


1.2.1. Cạnh tranh của các DN trong nước với hàng nhập khẩu:
Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng của
Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên 7 – 8 năm trở lại đây, các thương hiệu
bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn
xuất khẩu nhờ chất lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập. Ưu thế của các doanh
nghiệp trong nước có được là do:
: đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu (chính ngạch) từ 10 – 20%.
: Xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không hề thua kém so
với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí còn ngon hơn, nhờ trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại nhập
từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New Zealand, Đan Mạch, Hà
Lan… Đồng thời các doanh nghiệp áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO
9001-2010 vào quá trình sản xuất nên đã đáp ứng được thị trường xuất khẩu.
: Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và
giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong suốt thời gian vừa qua
gây khó khăn cho các DN nhập khẩu và tạo cơ hội lớn cho các DN trong nước chiếm lĩnh thị
trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình.
Trang 5
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn gốc
rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như những quy định
về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc dán
tem nhập khẩu với các ghi chú bắt buộc phải có như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử
dụng, ngày sản xuất và tích cực chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội có thể sẽ
tăng thị phần nhiều hơn ngay trên “sân nhà”.
1.2.2. Những doanh nghiệp bánh kẹo hàng đầu Việt Nam:
1.2.2.1. Công ty Kinh Đô:
- Các nhóm sản phẩm chính của Công ty:
Hiện nay Công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm: bánh cookies, bánh crackers,
bánh quế, bánh snack, bánh trung thu, bánh mì công nghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate.

Bánh cookies (bánh bơ)
Bánh cookies là loại bánh có thành phần chủ yếu là bột, trứng, đường. Với công
suất 843 tấn/tháng, sản phẩm cookies Kinh Đô chiếm tới 45% thị phần bánh cookies
trong nước và cũng là sản phẩm truyền thống của Công ty. Các chủng loại bánh cookies
của Công ty khá đa dạng gồm:
Các loại nhãn hiệu bánh bơ và bánh mặn được đóng gói hỗn hợp: More, Yame,
Amara, Besco, Bisco up, Bosca, Celebis, DoReMi, Dynasty, Gold time, Famous, Lolita,
Rhen, Spring time, Sunny, Year Up,
Các loại bánh bơ nhân mứt: Fruito, Cherry cookies nhân cacao & coffee, Fine, Fruit
& cookies, Ki-Ko, Kidos, Fruit treasure, Big day, Tropika, TFC, Fruitelo,
Cookies IDO (Bánh trứng).
Bánh bơ làm giàu Vitamin: Vita, Marie,
Bánh bơ thập cẩm: Fine, Always, Angelo, Big day, Cookie town, Elegent, Heart to
heart, Legend, The house of cookies, Twis, Good time, Let’s party,
Bánh crackers
Bánh crackers là loại sản phẩm được chế biến từ bột lên men (bột ủ). Đây là sản
phẩm có công suất tiêu thụ lớn nhất của Công ty, với tổng công suất lên tới 1.484
tấn/tháng. Do ưu thế về công nghệ, hiện nay Kinh Đô là nhà sản xuất bánh crackers lớn
nhất ở Việt Nam. Với thương hiệu chủ lực AFC, bánh crackers của Kinh Đô chiếm tới
55% thị phần bánh crackers trong nước. Sản phẩm crackers của Kinh Đô đã được xuất đi
nhiều nước, trong đó có cả thị trường Mỹ. Các loại crackers mà Công ty hiện đang sản
xuất gồm:
Bánh mặn, bánh lạt original crackers: AFC, Hexa, Cosy,
Trang 6
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Bánh crackers kem: Cream Crackers, Romana,
Bánh crackers có hàm lượng calcium cao: Cracks, Bis-cal, Hexa,
Bánh quy nhiều hương vị: Deli, VIP, Creature of the sea, Round, Marie, Merio,
Lulla,
Bánh crackers cheese: Mini butter cheese, Cheese flavor, Creature of the sea,

Bánh quế
Bánh quế là loại bánh có dạng hình ống, xốp, dễ vỡ. Mặc dù không có doanh thu
lớn như crackers và cookies, song bánh quế do Kinh Đô sản xuất có mùi vị thơm ngon
với 14 loại bánh khác nhau và nhiều hương vị khác biệt như: Love Rolls, Fest, Ole!Ole!,
Sera Sera, Twistik, Paris Treat,
Snack
Snack là một trong những sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô, được áp dụng công
nghệ hiện đại của Nhật từ năm 1994. Bánh snack Kinh Đô được đầu tư nghiên cứu với
nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Việt Nam như các loại snack hải sản (tôm, cua, mực, sò ), các loại snack gà, bò, thịt
nướng, hành, hương Sambal, sữa dừa, chocolate
Các nhãn hiệu bánh snack của Kinh Đô: Sachi, Bon-Bon, 9 Holes, Big Sea, Crab,
Crocodile, Curry Chicken Snack, Dino,
Bánh mì công nghiệp
Bánh tươi đóng gói công nghiệp: bánh mì tươi & bánh bông lan tươi
Bánh mì tươi đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất và đóng gói
trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09 ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn
sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng. Hiện nay Bánh mì tươi
Aloha của Kinh Đô đang dẫn đầu thị trường bánh mì tươi đóng gói công nghiệp về thị
phần và độ phủ nhờ vào yếu tố chất lượng sản phẩm, giá cả phải chăng và tính tiện lợi
của nó (dễ tìm mua và dễ lưu trữ).
Ngoài ra, ngành hàng bánh tươi đóng gói công nghiệp của Kinh Đô còn có sản
phẩm bánh bông lan tươi đóng gói công nghiệp có hạn sử dụng từ 9 -12 ngày.
Bánh bông lan hạn sử dụng dài ngày (9 tháng) – nhãn Solite
Bánh bông lan hạn sử dụng dài ngày được chế biến từ các nguyên liệu hảo hạng
như bột mì nguyên chất, trứng gà tươi và nhân kem. Bánh bông lan dài ngày (tròn, cuốn,
tầng) có nhiều loại như bơ sữa, dâu, dứa, socola và tiramisu. Đặc biệt, bánh bông lan dài
Trang 7
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
ngày còn có loại 2 nhân mới gồm dâu-sữa và socola-sữa thật thơm ngon. Bánh bông lan

dài ngày hiện là dòng sản phẩm đóng góp chính cả về doanh số và lợi nhuận cho công ty.
Bánh trung thu
Bánh trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ nhất, tuy nhiên lại có doanh thu chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty (trung bình 15%). Sản lượng bánh trung
thu của Công ty cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao: Sản lượng năm 1999 là 150 tấn, sản
lượng năm 2009 là 1.600 tấn, như vậy giai đoạn từ 1999 đến 2009 sản lượng bánh trung
thu đã tăng 967%. Công suất hiện tại là 1.485 tấn/tháng. Năm 2009, Công ty đưa vào sản
xuất hơn 60 loại bánh trung thu khác nhau, chia thành 2 dòng chính là bánh nướng và
bánh dẻo. Hiện nay, Kinh Đô, Đồng Khánh, Đức Phát, Hỷ Lâm Môn, Bibica là những
nhà sản xuất bánh trung thu lớn nhất Việt Nam, trong đó Kinh Đô hiện chiếm vị trí số
một về sản lượng, doanh số và công nghệ.
Kẹo cứng, mềm
Hai dòng kẹo chính hiện nay của Công ty là kẹo cứng Crundy và kẹo mềm
Milkandy. Crundy - sự kết hợp mùi vị trái cây tươi mát cùng với Milkandy - sự hòa
quyện mùi vị sữa thơm ngon đã tạo sự hấp dẫn với người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trên
thị trường. Đội ngũ R&D chuyên nghiệp liên tục nghiên cứu phát triển để tạo ra những
sản phẩm chất lượng mang tính đặc trưng và khác biệt nhằm khẳng định vị thế ngành kẹo
Kinh Đô trên thị trường trong thời gian tới
Chocolate
Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm chocolate theo dạng viên tròn có nhân
gồm: nhân snack, nhân nho, nhân đậu phộng, Được sản xuất theo dây chuyền công
nghệ hiện đại, chocolate Kinh Đô có chất lượng ổn định, thiết kế bao bì sang trọng, hấp
dẫn.
- Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:
Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,
xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu Phát triển (R&D) mà còn
là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Trong năm 2009, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân theo ngành
hàng như sau:
Ngành Cracker:

Khai thác tính năng ưu việt của dây chuyền mới bằng việc nghiên cứu và phát
triển thành công ra thị trường dòng sản phẩm biscuit coconut butter với chất lượng hấp
dẫn, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Kinh Đô tập trung nâng cao chất
Trang 8
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
lượng các dòng sản phẩm chủ lực AFC, Cosy, Marie nhằm duy trì chất lượng ổn định.
Chất lượng ngành hàng này được duy trì ổn định và luôn được cải thiện là một trong
những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường nội địa và hàng nhập khẩu.
Ngành Cookies:
Đầu tư và nâng cấp công nghệ, chất lượng cho toàn bộ dòng sản phẩm cookies từ
các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày (daily food) đến các sản phẩm làm quà biếu trong các
dịp lễ, Tết.
Bánh Trung thu:
Nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng thực phẩm ít đường, bộ phận nghiên cứu và
phát triển thành công các sản phẩm giảm ngọt, giảm béo, tạo ra sự khác biệt rõ rệt về
hượng vị của sản phẩm. Bánh Trung thu Tuyết, Trung thu pha lê độc đáo, mới lạ là các
sản phẩm được tung ra trong năm 2009.
Ngành Cakes:
Nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm bông lan 02 nhân trên dây
chuyền sản xuất mới, hiện đại với kỹ thuật, chất lượng mới lạ, độc đáo, đặc biệt an toàn
vệ sinh thực phẩm cao.
Ngành Bun:
Trong năm 2009, Kinh Đô đã tung phát triển thành công dòng sản phẩm bánh mì tươi
có nhân mặn chà bông và Gà Quay chất lượng hấp dẫn, đáp ứng các điều kiện về vệ sinh
an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận, ưa thích.
- Căn cứ đạt kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2010 và 2011
Năm 2010 và 2011, Kinh Đô sẽ tiếp tục quy hoạch lại các ngành hàng, ưu tiên tập
trung xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cấp chất lượng sản phẩm hiện có nhằm gia tăng
giá trị sử dụng cho người tiêu dùng, cải tiến hình ảnh bao bì và quy cách bao bì, đầu tư

vào R&D trên cơ sở xác định xu hướng tiêu dùng trong tương lai nhằm tung ra các sản
phẩm đón đầu nhu cầu thị trường. Cụ thể, đối với các ngành hàng chính (Bánh trung thu,
cracker với nhãn hàng AFC, bành mì Aloha ), Kinh Đô sẽ thực hiện các việc sau:
Tận dụng cơ hội khai thác các sản phẩm trong mùa Trung thu và Tết Nguyên Đán
qua việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, định vị sản phẩm như quà biếu đặc trưng, mở
rộng thị trường ra miền Bắc với khẩu vị thích hợp. Kinh Đô sẽ tiếp tục đầu tư về truyền
thông để mang các thông điệp về Trung thu và Tếp đến với người tiêu dùng.
Xây dựng ngành Crackers với hai thương hiệu chủ lực: AFC (với độ nhận biết
thương hiệu trên 80% và 55% thị phần) cung cấp dinh dưỡng và Cosy mang năng lượng.
Trang 9
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Với ưu thế vượt trội về công nghệ và năng lực sản xuất, ngành Crackers sẽ tiếp tục phát
triển và tung các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các nhãn hàng sẽ được
tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Tung nhiều sản phẩm bánh mì và bánh bông lan với chất lượng vượt trội, nhắm
đến các nhóm khách hàng có thu nhập cao. Ngoài bánh bông lan Solite có thời gian sử
dụng dài, phân khúc « Tươi » được xây dựng với tổ chức bán hàng và kênh phân phối
chuyên biệt, tạo điều kiện cho bánh mì và bánh bông lan Kinh Đô mở rộng thị trường xa
hơn.
Tiếp tục đẩy mạnh độ thâm nhập của Snack khoai tây đóng lon Slide trong kênh siêu
thị và mở rộng độ phủ trên kênh truyền thống (GT), ngành Snack sẽ nghiên cứu snack
truyền thống Sachi phù hợp với đối tượng người tiêu dùng.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D):
Với mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam, Kinh Đô luôn
luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đưa ra thị trường
các sản phẩm chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, cụ thể hoạt động R&D
của từng ngành hàng trong năm 2010 và 2011 như sau:
Ngành Cracker: Nghiên cứu phát triển dòng Biscuit kẹp kem chất lượng cao; tiếp
tục phát triển một dòng sản phẩm dinh dưỡng mới tương tự AFC.
Ngành Cookies: Tiếp tục nâng cấp công nghệ và chất lượng toàn bộ sản phẩm.

Đầu tư công nghệ mới để phát triển sản phẩm cao cấp.
Bánh Trung thu: Tiếp tục phát triển sản phẩm theo định hướng dinh dưỡng bằng
việc nghiên cứu giảm ngọt, giảm béo với tỷ lệ cao, tăng cường các nguyên liệu tự nhiên;
Phát triển mạnh dòng sản phẩm cao cấp cho nhu cầu biếu tặng; Tiếp tục đa dạng các sản
phẩm cho các đối tượng có nhu cầu tiêu thụ ít đường, ít béo, người lớn tuổi; Đặc biệt, sẽ
phát triển một dòng sản phẩm có tính đột phá về khẩu vị và dinh dưỡng.
Ngành Cakes: Tập trung phát triển dòng sản phẩm chất lượng cao mang phong
cách Châu Âu, tươi, ăn ngon, đáp ứng các nhu cầu ăn sáng, ăn dặm, thưởng thức,
Ngành Bun: Nghiên cứu phát triển đa dạng các dòng bánh mì tươi có nhân mặn
mới bằng công nghệ và kỹ thuật mới, chất lượng tươi thực sự, đủ các nhóm yếu tố dinh
dưỡng (đạm, đường, béo, xơ, vitamin, khoáng chất, ) và bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm. Phát triển các dòng bánh mì sandwich cho nhu cầu ăn sáng, ăn dặm. Bên cạnh đó,
để giảm rủi ro việc biến động nguyên liệu đầu vào, bộ phận R&D sẽ nghiên cứu khả năng
thay thế một số nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu nội địa.
1.2.2.2. Công ty Hải Hà
Trang 10
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm
Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng
cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn
vào danh sách 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt
Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga,
Singapore…
Nhiều sản phẩm của HAIHACO chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có
hương vị thơm ngon đặc trưng như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo jelly. Công ty đặc biệt chú
trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như
ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, ChipHaiha, Snack -Mimi và dòng sản phẩm mới sắp
tung ra thị trường như Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie khiến lĩnh vực sản xuất bánh
kẹo của HAIHACO có ưu thế vượt trội.

Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa quả nhiệt
đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh , có những sản phẩm mang hương vị sang trọng
như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla lại có những sản phẩm mang hương vị đồng
quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn
luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền Bắc
rất ưa chuộng. Thị phần của HAIHACO ở thị trường này rất lớn.
- Sản phẩm chính
Kẹo chew :
Sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.287 tấn. Xét về dòng kẹo
chew, HAIHACO giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Sản
phẩm kẹo chew Hải Hà có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla,
nhân cam….với công suất 20 tấn/ngày.
Kẹo mềm :
Sản phẩm kẹo mềm chiếm 24,7%. HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng
đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp
mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các
công ty sản xuất kẹo mềm trong nước.
Bánh kem xốp :
Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày.
Kẹo Jelly :
Trang 11
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Trong năm 2006, kẹo Jelly Chip Hải Hà đã được tiêu thụ với khối lượng 786,8
tấn.
Bánh Quy & Cracker:
Chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh
nghiệp trong nước có thế mạnh về công nghệ bên cạnh đó hàng ngoại nhập ngày càng
xuất hiện nhiều ở những siêu thị lớn, chủng loại khá phong phú, phù hợp nhiều loại đối
tượng người tiêu dùng.

- Định hướng phát triển:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong số các nhà sản xuất bánh kẹo hàng
đầu Việt Nam (chiếm khoảng 14% thị phần kẹo) với sản lượng bình quân lên tới 20.000
tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm thế mạnh của HHC là kẹo và bánh kem xốp, đối tượng
khách hàng chủ yếu hướng tới thị trường bình dân, do đó HHC ít chịu sức ép cạnh tranh
của các công ty đầu ngành như KDC, NKD và BBC.
Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng
định bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy
nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của
mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao.
Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản phẩm bánh
kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư vào đổi
mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị
trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ
sôcôla và bánh snack. Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh bộ phận
nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao và hướng tới xuất khẩu.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm cao
cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của
HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng các mặt hàng đem lại lợi
nhuận cao
1.2.2.3. Công ty Bibica:
Trang 12
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
- Các nhóm sản phẩm chính của Công ty:
Sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm:
Với năng suất : 10.000 tấn/năm, được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất
lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo có hương vị vượt trội so với các sản

phẩm cùng loại khác.
Sản phẩm layer cake (bánh bông lan kẹp kem)
Được sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Ý: đồng bộ, khép kín, áp dụng các
nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. Do đó, sản phẩm của chúng
tôi có thời hạn sử dụng tới 1 năm, trong khi các sản phẩm bánh tươi khác chỉ có thể sử
dụng trong vòng 1 tuần. Công ty chúng tôi là nhà sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt nam
đầu tư sản xuất loại sản phẩm này với sản lượng hàng năm hơn 1500 tấn.
Sản phẩm chocolate
Nguyên liệu nhập từ Châu Âu. Sản lượng hàng năm 600 tấn chocolate các loại.
Ngoài các sản phẩm trên, còn có các sản phẩm khác: bánh biscuit các loại (sản
xuất trên dây chuyền thiết bị của Anh); bánh cookies (sản xuất trên dây chuyền thiết bị
của Mỹ); bánh xốp phủ chocolate; snack các loại; kẹo dẻo Tổng cộng hàng năm, Công
cung cấp cho thị trường hơn 15.000 tấn bánh kẹo các loại.
- Chiến lược phát triển và đầu tư:
Tập trung phát triển dòng sản phẩm kẹo cao cấp Deposite, bánh Pie và thực phẩm
dinh dưỡng.
Phát triển kênh phân phố bán lẻ.
Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Tình hình tiêu thụ th€c phẩm tại Việt Nam và d€ báo:
Theo thống kê trong năm 2008 cho thấy: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 30,1% cổ phần của
tổng số tiêu thụ bánh kẹo, người tiêu dùng nông thôn chiếm 66,5% tổng mức tiêu thụ bánh kẹo,
nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 31,3% cổ phần của tổng số tiêu thụ chocolate trong năm 2008.
Ngành bánh kẹo được dự đoán sẽ tăng mạnh đến năm 2013. BMI dự đoán ngành này sẽ
tăng 27,8% về khối lượng và 59,22% về giá trị. Thu nhập khả dụng tăng lên sẽ khuyến khích tiêu
dùng các mặt hàng không thuộc diện mặt hàng thiết yếu, đồng thời việc quảng cáo các nhãn hiệu
phương tây ngày càng tăng và thói quen tiêu dùng cũng đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành
này.
Trang 13
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Trong khi đó, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào ngành sản xuất ca cao, cũng là một phần

của ngành bánh kẹo. Trong điều kiện nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng GDP trung
bình hoặc cao, nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, tình hình sản
xuất ca cao trong khu vực chưa đủ cao để đáp ứng nhu cầu này, do đó các nước có nhu cầu nhập
khẩu ca cao và các chất trung gian có giá trị gia tăng cao. Việc phát triển ngành ca cao trong khu
vực không chỉ đem lại lợi ích cho người trồng cây ca cao ở Việt Nam mà còn tăng cơ hội đầu tư
vào ngành chế biến và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm ca cao. Hơn nữa, các nước láng giềng có
điều kiện nhập khẩu ca cao có giá trị gia tăng với một mức giá tương đối thấp. Việc này không
chỉ tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ nhờ tình hình kinh tế phát triển mà còn tăng cường
quan hệ thương mại trong khu vực, từ đó thu hút đầu tư mạnh hơn.
Bảng 1: Giá trị/ khối lượng bán hàng của một số mặt hàng th€c phẩm, 2005 - 2013
(triệu USD)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh số bán thực
phẩm đóng hộp
(nghìn tấn)
6,9 7,3 7,8 8,4 8,9 9,6 10,2 10,9 11,5
Doanh số bán thực
phẩm đóng hộp
15,7 17,1 18,5 19,9 21,4 23,0 24,8 26,7 28,3
Doanh số bán bánh
kẹo (nghìn tấn)
86,1 89,9 94,0 94,9 97,8 103,
4
109,2 115,
1
121,
3
Doanh số bán sô
cô la
100,

6
113,
7
124,8 150,
1
178,
4
188,5 208,5 229,7 253,6
Doanh số bán bánh
kẹo (ngọt)
108,
6
114,
7
121,
6
128,5 163,
7
161,
6
174,5 188,2 203,5
Doanh số bán kẹo
cao su
25,1 25,4 25,7 26,5 26,8 27,2 27,6 28,1 28,6
Doanh số bán bánh
kẹo
234,
3
253,8 272,1 305,0 368,
9

377,
3
410,
7
446,
0
485,7
 !"#$%&'()*+,  /01&02/
&%"34/'()
[5]
Ngành công nghiệp bánh kẹo Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh cho đến
năm 2014. Theo dự báo của BMI, mức tăng trưởng của ngành này đạt trên 17% về doanh số bán
hàng và 44,7% về giá trị doanh số bán hàng.
Trang 14
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
2. Phân tích xu hướng sử dụng bánh kẹo của người tiêu dùng tại Việt Nam:
Khảo sát trên thị trường cho thấy, năm nay các loại bánh kẹo Việt Nam sản xuất chiếm tỷ
lệ lớn trong các cửa hàng. Với mục tiêu khẳng định uy tín của thương hiệu Việt, hầu hết các
doanh nghiệp bánh kẹo đều tập trung đầu tư, nâng cấp sản xuất theo hướng sang trọng, lịch sự
với mẫu mã đẹp, chất lượng ngon hơn, bao bì, mẫu mã đẹp, đa dạng chủng loại, lại sang trọng và
giá lại rẻ hơn so với hàng ngoại. Đặc biệt, dòng sản phẩm quà biếu Tết của nhiều nhà sản xuất
trong nước được chăm chút từ bao bì đến chất lượng, đa dạng về mẫu mã và qui cách không kém
gì hàng ngoại nhập là những điểm hấp dẫn mà chính những công ty thực phẩm đã tạo cho mình
vị thế thu hút sự quan tâm lựa chọn của nhiều người tiêu dùng việt nam hiện nay. Việc đầu tư
cho mẫu mã, bao bì sản phẩm cao cấp của các doanh nghiệp trong nước cùng với chất lượng sản
phẩm ngon không thua kém gì hàng ngoại đã khiến bánh kẹo nội ngày càng hấp dẫn và đủ sức
cạnh tranh, lấn át hàng ngoại. Khi đó bánh kẹo nội tự nó chinh phục được người tiêu dùng trong
nước bằng chất lượng, hình thức, giá cả, chính là biện pháp lâu bền và hiệu quả nhất để đẩy lui
hàng ngoại, hàng kém chất lượng.
Bánh kẹo nội được người tiêu dùng chọn mua nhiều.

Như đã đề cập ở trên, các thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và
khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chất lượng tốt, giá thành ổn
định hơn so với hàng nhập. Nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng ngày càng tìm đến với
những sản phẩm bánh kẹo cao cấp, thơm ngon, có chất lượng dành tặng cho người thân, bạn bè
và đối tác để thể hiện tình cảm của mình. Các công ty bánh kẹo trong nước như: Kinh Đô, Hữu
Nghị, Bibica, Hải Hà… đã ồ ạt tung ra thị trường những sản phẩm mới với mẫu mã thiết kế thật
bắt mắt, và nhiều hương vị thơm ngon hấp dẫn. Cụ thể, Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica với
dòng bánh cao cấp nhãn hiệu Goodies, Sang trọng trong thiết kế và đa dạng về chủng loại với
cookies chip hạt điều, cookies dừa, bánh quy hình hoa có vị ngọt dịu và thơm sữa, phủ lớp
socola nhập khẩu từ Thụy Sĩ ; Công ty cổ phần Kinh Đô cũng tung ra nhãn hiệu mới Palaris,
Korento được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đan Mạch; Công ty CP thực phẩm Hữu
Nghị với các loại bánh hộp thiếc sang trọng như Gift, Grace, Roses, bánh hộp giấy như Gold
Dream, Fairy Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, các sản phẩm này đều không hề
thua kém các sản phẩm nhập ngoại về cả kiểu dáng bao bì lẫn chất lượng
Với mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, mức tăng lương đều đặn, lạm phát được
duy trì ở mức 8% thì nhu cầu về thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng vào cuối năm 2010
và đầu năm 2011 sẽ có xu hướng tăng. Thêm vào đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng dần cũng là
một yếu tố cho thấy người tiêu dùng sẽ mạnh tay chi tiêu hơn. Dân số với quy mô lớn, và cơ cấu
dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực
thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt
Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra,
thói quen tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng
dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng
mạnh trong thời gian tới.
Trang 15
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Hình 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm:
Xu hướng tiêu dùng bánh kẹo trong nửa cuối năm 2010 và 2011 có một số đặc điểm sau:
Các mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng nhiều hơn.
Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng cáo rộng

rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý thức và xu
hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng thuận tiện, sản
phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng Việt. Ngoài ra,
hàng loạt những chuyện xung quanh việc bánh kẹo ngoại “dởm”, bánh kẹo mác ngoại chất lượng
khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan, khiến người tiêu dùng quay lưng với những
sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm chứng”. Về phía mình, các doanh nghiệp trong nước đã chủ
động nâng cao vị thế cạnh tranh và tìm lời giải cho bài toán về chất lượng, xuất xứ, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm của bánh kẹo ngoại mà người tiêu dùng đang e ngại bằng chính sự đầu tư
nghiêm túc, tạo bước đột phá cho chất lượng, mẫu mã bao bì và đưa ra nhiều sản phẩm mới phục
vụ thị trường. Thêm vào đó bánh kẹo nước ngoài hầu hết giá đều rất cao so với hàng Việt, trong
khi chất lượng chỉ tương đương hàng nội .
Hình 3: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Trang 16
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong năm nay khá rõ rệt, đặc biệt các nhà sản xuất
bánh kẹo phục vụ dịp Tết Trung thu và Nguyên đán có xu hướng tập trung vào dòng cao cấp,
trong khi phân khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Ngoài việc phân chia thị trường theo
sở thích nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp còn chú ý
đến việc phân chia thị trường theo thứ hạng của các dòng bánh kẹo vào các dịp Lễ, Tết. Đối với
dòng bánh Trung thu và Tết Nguyên Đán: do nhu cầu của khách hàng biếu tặng là chủ yếu nên
sự phân cấp thể hiện khá rõ rệt và đa dạng. Các dòng sản phẩm bánh cao cấp năm nay sẽ chiếm 4
– 6 % thị trường. Theo nhận định, sức mua bánh trung thu của thị trường năm nay sẽ có nhiều
khả quan do kinh tế đang được phục hồi. Hầu hết các công ty, cơ sở sản xuất đều tăng sản lượng
ồ ạt. Theo đại diện Công ty Kinh Đô, phục vụ Tết Canh Dần 2010, Kinh Đô đưa ra thị trường
gần 30 triệu hộp sản phẩm bánh kẹo các loại phục vụ người tiêu dùng, tăng 15% sản lượng so
với dịp Tết 2009. Năm nay, Kinh Đô đẩy mạnh khai thác phân khúc sản phẩm cao cấp, tăng 50%
sản lượng so với cùng kỳ với số lượng 1,5 triệu hộp sản phẩm cao cấp với nhiều mẫu mã sang
trọng phục vụ thị trường. Công ty Vinabico giới thiệu bộ sưu tập “Mứt Tết – Lộc Xuân” với 3
dòng sản phẩm: Dòng “Mứt Tết” với nhiều loại mứt kết hợp giữa hương vị truyền thống và hiện
đại như: mứt dừa non nguyên chất, mứt gừng, mứt me, mứt bí, hạt sen, mãng cầu… Dòng “Lộc

Xuân” hoàn toàn mới với các loại hạt ngày Tết như: hạt sen sấy, hạt sen mứt, hạt dẻ cao cấp, hạt
dưa đỏ giòn, nho Mỹ khô Dòng bánh bơ cao cấp với sản phẩm đa dạng, được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh hàng triệu USD đầu tư cho nhập khẩu dây
chuyền sản xuất hiện đại từ Nhật Bản, châu Âu, sự đầu tư mạnh về quảng bá, tiếp thị của các DN
nội đã thể hiện rõ quyết tâm giành lại thị phần từ hàng ngoại.
Thị trường bánh trung thu vốn 70% dành để biếu nên việc thu hẹp dòng cao cấp dù trong
bối cảnh nào cũng khó xảy ra. Bởi vậy, xu hướng dòng bánh cao cấp được đầu tư rất lớn ở phần
“chất” bằng việc sử dụng các nguyên liệu đắt tiền và hình thức sang trọng, cầu kỳ, bắt mắt. Năm
nay, một điểm khác biệt lớn trong chiến dịch phân khúc của các công ty đó là phân phối hệ thống
bán hàng khá hợp lý, các điểm bán trung tâm chỉ chiếm 20 – 30% tổng số đại lý phân phối, còn
lại là ra vùng ngoại thành và tràn ra các tỉnh.
Hình 4: Biểu tượng quà tặng mùa xuân của Kinh Đô
Trang 17
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Hình 5: Bánh kẹo bày bán tại các siêu thị, trung tâm lớn với nhiều mẫu mã trong dịp tết
Các doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ nhiều nhóm khách
hàng khác nhau, ví dụ như các dòng bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng, người bị bệnh
tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều. Với đặc điểm đây là dòng bánh đánh vào
tâm lý của người tiêu dùng và được tiêu thụ khá tốt. Đối với dòng bánh này, nguyên liệu đầu vào
thấp nhưng mức giá khá cao do tập trung vào một đối tượng ít khách hàng nên các doanh nghiệp
bánh kẹo không chỉ sản xuất dòng bánh này trong loại bánh Trung thu mà cả trong một số sản
phẩm bánh kẹo khác
Hình 6: Các dòng sản phẩm bánh chay
Trang 18
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
Hình 7: Các dòng sản phẩm bánh kẹo cho người ăn kiêng
Hình 8: ảnh dòng sản phẩm bánh dành cho người bị bệnh tiểu đường
3. Triển vọng của ngành bánh kẹo trong thời gian tới:
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn
định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đồng. Tốc độ

tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt 7,3 – 7,5%/năm.
Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong
những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25
kg/người/năm vào năm 2003
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau
tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền
thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được
tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng
70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và
bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 – 7%
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu
lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải
không ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào
thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các
nước ASEAN
Trang 19
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
.
MỤC LỤC
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG CHÍNH 4
Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài 13
Tình hình tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam và dự báo: 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />du-khao-sat-trien-lam-quoc-te-ve-banh-va-cong-nghe-san-xuat-banh-tai-duc-catid=105%3Ahoi-
ho&Itemid=338&lang=vi

Trang 20
Tiểu luận môn: CNSX Đường Bánh Kẹo Nhóm: 14
[2] Vietnam Food and Drink report, BMI, Q3-2010, trang 5
[3] Vietnam Food and Drink report, BMI, Q3-2010
[4] />so.htm và
/>20dienbienlamphat_PhanThiCuc.pdf
[5] />va-du-bao-phan-1.html và />thuc-pham-tai-viet-nam-va-du-bao-phan-2.html
1. />_CTCK_Tri_Viet.pdf
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
THÀNH VIÊN NHIỆM VỤ
HOÀNG VŨ THÚY AN Tìm tài liệu, viết mục 3, tổng hợp
TRẦN LƯƠNG MINH CHÂU Tìm tài liệu, viết dàn ý, viết mở đầu, tổng hợp
NGUYỂN TRẦN THÙY HƯƠNG Tìm tài liệu, viết mục 2, tổng hợp
TRẦN THỊ THU PHƯƠNG Tìm tài liệu, viết mục 1, tổng hợp
HOÀNG LỮ NHƯ QUỲNH Tìm tài liệu, viết mục 1, tổng hợp
HUỲNH THỊ HỒNG YẾN Tìm tài liệu, viết mục 2, tổng hợp
Trang 21

×