Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính tại Bộ Công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 118 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
_________




BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP BỘ



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH, KIỂM SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG











Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VĂN PHÒNG BỘ
Chủ nhiệm đề tài: ĐỖ VĂN CÔI






9786

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của Đề tài
1
II. Mục tiêu nghiên cứu
2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
V. Nội dung và kết cấu của báo cáo khoa học
4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
6
I. Một số vấn đề lý luận chung về kiểm soát thủ tục hành chính
6
1. Khái ni
ệm thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính
6
2. Nội dung, đặc điểm của thủ tục hành chính, kiểm soát TTHC

7
II. Tổng quan về cải cách hành chính, kiểm soát TTHC
9
III. Định hướng cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam
12
1. Quan điểm và chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Đảng
12
2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành
chính của Chính phủ:
15
3. Những tồ
n tại, hạn chế trong quá trình quy định và thực hiện
TTHC trước khi triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hóa TTHC và
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ
17
4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
18
5. Lợi ích của Đề án đơn giản hóa TTHC và Công tác Kiểm soát
TTHC
19
IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
20
1. Kinh nghiệm của V
ương quốc Áo
20
2. Kinh nghiệm của Hungary
22
3. Kinh nghiệm của Hà Lan

24
4. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức
26
5. Kinh nghiệm của Ucraina
26
6. Kinh nghiệm của Ba Lan và Séc
27
7. Một số nhận xét
30
Chương 2. RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH DO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỰC TIẾP THỰC
HIỆN
32
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
33
I. Thủ tục Cấp giấy chứng nh
ận đủ điều kiện kinh doanh xuất
khẩu gạo
33
II. Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản
phẩm thép
36
III. Thủ tục cấp phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô –
dôn
41
IV. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberly đối với
kim cương thô
44
V. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuấ

t xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi
mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU
46
VI. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu
đãi mẫu AK
52
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
57
VII. Thủ tục đăng ký danh mục hàng nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất của nhà thầu nước ngoài tại Việ
t Nam
57
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ
CẠNH TRANH
59
VIII. Thủ tục Thông báo tập trung kinh tế

59
IX. Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế
62
cạnh tranh
D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐIỆN
65
X. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động phát điện
65
XI. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động bán buôn, bán lẻ điện
69
XII. Thủ tục Cấp phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện
72

Đ. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC VẬT LIỆU
NỔ CÔNG NGHIỆP
76
XIII. Thủ tục Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
76
E. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC LƯU
THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
82
XIV. Thủ tục cấp giấy phép bán buôn (hoặc đại lý bán buôn)
rượu trong phạm vi 2 tỉnh.
82
XV. Thủ tục cấp giấy phép bán buôn (hoặc đại lý bán buôn)
thuốc lá trong phạm vi 2 tỉnh trở lên
87
Chương III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC C
ẢI CÁCH TTHC, KIỂM SOÁT TTHC
VÀ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁC
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH
92
A. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
92
B. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
92
I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG
TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
93
II. XÁC ĐỊNH ĐÚNG TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH

95
III. THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC VIỆC LẤY Ý KIẾN ĐỐI
VỚI DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
96
IV. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ CÔNG
97
CHỨC LÀM CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
V. ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
99
VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG HỖ TRỢ
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
99
VII. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ KIỂM
TRA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
102
VIII. BẢO ĐẢM KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
102
IX. GẮN KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VÀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, ĐỀ BẠT, BỔ
NHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM

VỤ
103
KẾT LUẬN
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH, KIỂM SOÁT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Văn Côi
Phó Văn phòng Bộ Công Thương
Nghiệm thu năm 2012


MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cải cách hành chính từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ với bấ
t cứ ai
trong chúng ta. Ngày nay, đó là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang
phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động
lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt
khác của đời sống xã hội. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trải
qua nhiều năm với những bước đi và lộ trình khác nhau công cuộc cải cách
hành chính cũng
đã thu được những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy sự

phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
nên việc cải cách hành chính ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, vì thế mà đến
nay CCHC vẫn đang là một bài toán lớn đối với Chính phủ cũng như các cơ

quan hành chính Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, một loạt các biện pháp cải cách thủ tục
hành chính (TTHC) đã được thực hiện; trong đó, có việc thực hiện cơ chế
“một cửa” và rà soát, sửa đổi, bãi bỏ TTHC theo hướng công khai, minh bạch,
đơn giản hoá. Nhờ đó, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với
người dân và doanh nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Đề án đơ
n giản
hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt
là Đề án 30) ra đời với mục tiêu nhằm đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực
quản lý nhà nước, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh
bạch các TTHC; tạo sự thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong
tiếp cận và thực hiện TTHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trong các lĩnh vự
c; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng,
chống tham nhũng và lãng phí đã phần nào đáp ứng được mong đợi của tổ
chức, cá nhân. Có thể nói, cải cách TTHC đã thực sự đóng vai trò là khâu đột
phá trong quá trình cải cách hành chính của nước ta, góp phần xóa bỏ được
khá nhiều rào cản trên con đường đi đến một nền hành chính hiệu lực, hiệu
quả.

2
Khi thực hiện cải cách thể chế, một phần công việc quan trọng cần thực
hiện đó là cải cách các TTHC. Kinh nghiệm cải cách hành chính thế giới cho
thấy, cải cách TTHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương
trình hiện đại hoá hành chính của Chính phủ các nước phát triển.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, TTHC vẫn còn tồn tại xu hướng cơ
quan hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khă
n cho cá nhân, tổ
chức; vẫn còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng văn
bản ban hành TTHC; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Sự phiền hà trong TTHC vẫn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, dưới nhiều hình
thức khác nhau, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ
cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất củ
a các thành phần kinh tế trong xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu thực
tế, triển khai thực hiện cải cách hành chính, Văn phòng Bộ Công Thương lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng cải cách, kiểm soát TTHC” mang ý nghĩa thực tế cao, đáp ứng yêu cầu
cấp bách hiện nay và trong những năm tớ
i.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu những nền tảng lý luận cơ bản, quan
điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về
kiểm soát TTHC; đánh giá, phân tích hiện trạng của quá trình thực hiện, giải
quyết TTHC, bao gồm cả cơ sở pháp lý cơ sở thực tiễn của TTHC do Bộ
Công Thương trực ti
ếp thực hiện; Những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình giải quyết TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá
nhân về quy định hành chính. Trên cơ sở đó, Đề tài đưa ra những kiến nghị,
đề xuất cụ thể để tiếp tục hoàn thiện các TTHC của Bộ Công Thương theo
hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghi
ệp
và triển khai tốt hơn công tác kiểm soát TTHC, tiếp nhận xử lý các phản ánh,
kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính trong lĩnh vực công
thương

Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài sẽ tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) có quy định TTHC và một số vấn đề lý luận c
ơ bản, nghiên cứu đánh
giá thực tiễn chung trong quá trình thực thi pháp luật để hiểu rõ các TTHC và
những nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có Bộ
Công Thương.
- Về mặt thực tiễn: Rà soát và phân tích một số TTHC do cơ quan Bộ
Công Thương trực tiếp thực hiện. Tập trung phân tích và có kiến nghị cụ thể
đối với một số thủ tục để
đưa vào áp dụng Dịch vụ công trực tuyến phục vụ
tốt hơn nhu cầu của tổ chức, cá nhân, phù hợp với Chương trình cải cách hành
chính chung của Chính phủ sớm áp dụng Chính phủ điện tử.

3
Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt nhằm sớm
triển khai trong thực tế. Nếu khả thi, các giải pháp sẽ được tập trung thực hiện
ngay trong năm 2013, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2013 và đầu năm
2014.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện tại, Bộ Công Thương đã thống kê 233 TTHC thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ (Xem danh mục t
ại Phụ lục Đề tài). Trong phạm vi của
Đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào các nhóm TTHC có liên quan
nhiều đến tổ chức, cá nhân và các TTHC còn chứa đựng các nội dung mang
tính rào cản trong quá trình thực hiện. Việc kiểm soát các TTHC ngay từ giai
đoạn xây dựng và ban hành văn bản QPPL, đồng thời thường xuyên rà soát
các TTHC (quy trình thực hiện, cơ sở pháp lý, khả năng phù hợp với yêu cầu
thực tiễn ) sẽ được thực hiện đối với các nhóm TTHC này nh

ằm minh họa rõ
hơn cho vấn đề và cách thức thực hiện TTHC của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một Đề tài cấp Bộ, Đề tài này chưa có
điều kiện đi sâu phân tích đối với toàn bộ các TTHC mà chỉ tập trung rà soát,
phân tích một số thủ tục đại diện theo ngành, lĩnh vực mà Bộ Công Thương
đang trực tiếp thực hiện. Mặt khác, các thủ tục không được lựa chọn phân tích
chi tiết cũng là những thủ tục chưa đặt ra những vấn đề cấp bách cần thực
hiện ngay. Hơn nữa, các thủ tục này cũng cần có thêm thời gian để kiểm
nghiệm trong thực tế, việc phân tích chi tiết đối với các thủ tục này vào thời
điểm hiện nay là chưa thực sự cần thiết .
Cụ thể, các nhóm TTHC được tập trung phân tích sâu trong phạm vi Đề
tài này bao gồm:
1. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Dịch vụ thương mại và Thương mại
quốc tế;
3. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Quản lý cạnh tranh;
4. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Điện;
5. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Vật liệu nổ công nghiệp;
6. Nhóm TTHC thuộc lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước;
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ
sở sử dụng tổ hợp các phương
pháp nghiên cứu như phân tích hệ thống, thống kê khoa học về tổ chức, mô
hình hoá, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…Trên cơ sở tiếp thu
kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để việc
đánh giá và đề xuất sát thực hơn; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, mô hình hoá có so sánh đối chiếu thực ti
ễn, đảm bảo

4

tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch của hệ thống các
giải pháp đề xuất.
Về cách thức triển khai, đề tài được tổng hợp trên cơ sở xây dựng hệ
thống các nội dung nghiên cứu chính và các chuyên đề chuyên sâu; khảo sát
thực tiễn, khai thác, xử lý thông tin để phục vụ cho việc hình thành báo cáo
tổng kết khoa học của đề tài. Trước hết, quy trình thực hiện toàn bộ các
TTHC do B
ộ Công Thương thực hiện được rà soát, trên cơ sở đó, lựa chọn
một số TTHC đặt ra những vấn đề lớn trong thực tế để phân tích chi tiết và có
những kiến nghị cụ thể.
Việc kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp được sử dụng để
phân tích, xác định các vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề
xu
ất cụ thể và có tính khả thi cao, được áp dụng nhanh chóng trong thực tế.
V. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO KHOA HỌC
Báo cáo gồm 3 chương (không kể phần mở đầu và kết luận), cụ thể như
sau:
Chương I - Những vấn đề cơ bản về kiểm soát TTHC. Chương này đề
cập tới những vấn đề chung có tính lý luận về cải cách hành chính và kiểm
soát TTHC, quan điểm của Đả
ng và chỉ đạo của Chính phủ về cải cách hành
chính, kiểm soát TTHC và kinh nghiệm của một số nước về cải cách TTHC.
Chương II – Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát TTHC tại Bộ Công
Thương. Chương này tập trung rà soát, phân tích cụ thể một số TTHC do Bộ
Công Thương đang trực tiếp thực hiện để đề xuất danh mục TTHC đưa vào
triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến và đánh giá th
ực trạng công tác
kiểm soát TTHC và công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức,
cá nhân về quy định hành chính của Bộ Công Thương.
Chương III – Những tồn tại, hạn chế và một số giải pháp thực hiện tốt

công tác kiểm soát TTHC và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến kiến nghị của tổ
chức, cá nhân về quy định hành chính. Chương này đưa ra những tồn tại, hạ
n
chế trong công tác thực hiện và kiến nghị đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm
thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát TTHC và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến
nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính trong lĩnh vực công thương
để hoàn thiện các TTHC do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện theo hướng
đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
K
ẾT LUẬN
Kèm theo là phụ lục Danh mục các TTHC thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Công Thương và Danh mục các TTHC sử dụng dịch vụ công
trực tuyến do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện.

5
Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT TTHC

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH, KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm TTHC, kiểm soát TTHC
Theo Từ điển tiếng Việt, "thủ tục" được hiểu là những việc cụ thể phải
làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chính thức.
Khái niệ
m này là tương đối rõ ràng và được hiểu thống nhất.
Khác với sự thống nhất trong cách hiểu về khái niệm "thủ tục", khái
niệm "hành chính" được hiểu theo nhiều nghĩa. Theo Từ điển tiếng Việt, hành
chính được hiểu là thuật ngữ thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành
luật pháp, chính sách của Nhà nước; thuộc về những công việc sự vụ như văn

thư
, tổ chức, kế toán v.v ; có tính chất giấy tờ, mệnh lệnh, khác với giáo dục,
thuyết phục.
Còn theo các quan niệm khác, thì hành chính là một lĩnh vực hoạt động
gắn với việc tổ chức, quản lý và điều hành các công việc trên cơ sở những quy
tắc có tính bắt buộc do Nhà nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa
nhận; hành chính có nghĩa là quản lý, là sử dụng quyề
n lực nhà nước thực
hiện sự quản lý đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hành chính là sự tổ
chức, điều hành toàn bộ công việc hàng ngày của hệ thống hành pháp nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực. Đó là sự thực thi pháp luật bằng các văn bản
pháp quy, các thiết chế, các quy trình và TTHC một cách khoa học, hợp lý và
có hiệu quả; là sự quản lý cụ thể mọ
i nguồn tài lực to lớn thể hiện qua nguồn
ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội; là một hệ thống
quản lý bảo đảm cho xã hội phát triển có kỷ cương, có nề nếp, bảo đảm cho
quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
Tuy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau như trên, nhưng trong giới khoa
học pháp lý hành chính và trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước, cũng
như trong các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
thì thuật ngữ hành chính đang được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là để chỉ hoạt
động của một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, có chức năng chấp hành
và điều hành. Đó là cơ quan hành pháp (hay cơ quan hành chính nhà nước)
chứ không phải cơ quan lập pháp và tư pháp.
Chính vì vậy, TTHC được phát sinh trong việ
c giải quyết các công việc
của Nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công dân hoặc tổ chức
nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ
nhân dân. TTHC gắn liền với tính mệnh lệnh, bắt buộc, đơn phương và được

thực hiện bằng quyền lực nhà nước.


6
Từ đó, có thể hiểu TTHC là những công việc cụ thể phát sinh trong quá
trình giải quyết các công việc của Nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu thích
đáng của tổ chức, cá nhân nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công
vụ nhà nước và phục vụ nhân dân, theo quy định của pháp luật các công việc
đó phải được thực hiện theo một trật tự, trình tự nhất định. Trình tự thực hiện
các công việc này cũng như thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trong bộ
máy nhà nước được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết các công việc thuộc nội bộ nhà
nước, các công việc liên quan đến cá nhân và tổ chức.
Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự thực hiện thẩm
quyề
n của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ của nhà nước
tạo thành một hệ thống quy phạm thủ tục. Các quy phạm thủ tục này là những
quy tắc bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như cán bộ công chức nhà nước
phải tuân theo trong quá trình giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của
mình.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về TTHC như vậy nhưng trong khuôn
khổ c
ủa Đề tài này tập trung nghiên cứu, rà soát và phân tích các vấn đề theo
khái niệm đã được quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6
năm 2010, theo đó, khái niệm TTHC và kiểm soát TTHC được hiểu như sau:
“TTHC là trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết
một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ
chức”
“Kiểm soát TTHC là việc xem xét, đánh giá theo dõi nhằm đảm bảo

tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch
trong quá trình tổ chức, thực hiện TTHC”.
2. Nội dung, đặc điểm của TTHC, kiểm soát TTHC
Nội dung của TTHC là quyền, nghĩa vụ của chủ thể phát sinh trong quá
trình thực hiện TTHC. Quyền, nghĩa vụ này gắn liền với việc thực thi và chấp
hành các quy định của pháp lu
ật về trình tự, thủ tục luật định khi tiến hành
một quan hệ TTHC cụ thể. Chính vì vậy, tương ứng với từng quan hệ hành
chính thì có TTHC khác nhau và kéo theo là sự khác nhau về quyền, nghĩa vụ
của các chủ thể.
Dưới góc độ pháp luật thì quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện
TTHC là quan hệ pháp luật, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về
TTHC và trong quá trình đó làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của các ch

thể có liên quan. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về TTHC tạo thành chế
định quan trọng của hệ thống luật hành chính.
TTHC được phân biệt với thủ tục tố tụng của Toà án và phần lớn nằm
ngoài thẩm quyền của Toà án. Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà
nước được quy phạm TTHC điều chỉnh mới là TTHC. Hiện nay, các quy
phạm pháp luật quy định về TTHC ngày càng được quy định cụ thể, ch
ặt chẽ,

7
rõ ràng theo hướng cải cách TTHC, đảm bảo xây dựng nền hành chính trong
sạch, hiệu lực, hiệu quả trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
Nội dung của Kiểm soát TTHC: Theo các quy định pháp luật, hệ thống
các cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
- Kiểm soát và nâng cao chất lượng các quy định về TTHC thông qua

việc hỗ trợ các đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành, địa phương thực hiện đánh
giá tác động các quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật theo 04 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả;
nghiên cứu để rà soát, đánh giá độc lập các quy định về TTHC đã được ban
hành để đề xuất phương án đơn giản hóa;
- Bảo đảm công khai, minh bạch các thông tin về TTHC; duy trì và cập
nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và tổ
chức tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện TTHC;
- Thực hiện việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về các quy định hành chính để xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan
chức năng xử lý, đồng thời giúp cơ quan hành chính các cấp kịp thời phát
hiện và chấn chỉnh hành vi vi phạm của cán bộ công chức trong quá trình giải
quyết TTHC, đánh giá và sửa đổi những quy định hành chính không còn phù
hợp đang gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời
sống của người dân.
Nói tóm lại, kiểm soát TTHC là một quy trình bắt đầu từ việc đánh giá
tác động các quy định về TTHC trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ
trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ
quan, đơn vị kiểm soát TTHC; công khai, minh bạch TTHC sau khi ban hành;
kiểm soát việc thực thi TTHC trong thực tiễn; và tiếp nhận, xử lý các phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nhằm phát
hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như
giám sát việc thực thi TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức.
Việc đánh giá tác động các quy định về TTHC có ý nghĩa thiết thực
trong việc tăng cường “trách nhiệm giải trình” trước nhân dân của các Ban
soạn thảo về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả của quy
định về TTHC dự kiến ban hành.
Nếu các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập không trả lời được
các câu hỏi nêu trong các biểu mẫu đánh giá tác động mà vẫn cứ trình ban
hành thủ tục này thì các đối tượng chịu sự tác động sẽ khó khăn trong việc

thực hiện TTHC. Vì vậy, làm tốt công tác kiểm soát ngay từ giai đoạn soạn
thảo, xây dựng văn bản QPPL sẽ giúp nâng cao chất lượng các TTHC dự kiến
được ban hành và cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh của nước ta.


8
Tuy nhiên, đây là một công việc mới và khó vì làm thay đổi thói quen
và cách làm cũ, việc này mang tính khoa học và khách quan nên đòi hỏi đội
ngũ cán bộ công chức cần phải đầu tư đủ thời gian, công sức, trí tuệ cho công
việc. Do đó, bước đầu thực hiện đã gặp phải những lực cản ngay từ chính
những người phải thực thi quy định này.
II. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Cải cách hành chính là một vấn đề khó, khó ngay từ bản thân khái niệm
của thuật ngữ “cải cách hành chính”. Đây là một cụm từ có thể nói rất đa dạng
trong cách hiểu. Bản thân thuật ngữ “hành chính” đang và tiếp tục là chủ đề
tranh luận sôi nổi của các diễn đàn.
Tuy nhiên, khái niệm cải cách hành chính chủ y
ếu mang tính chất học
thuật, còn trong thực tế, dù với bất kỳ giới hạn nào, có thể khẳng định công
tác cải cách hành chính đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam và
mang lại những hiệu quả rõ rệt, không chỉ riêng cho các cơ quan quản lý nhà
nước mà thực chất là đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Trong thời gian
tới, việc đẩy mạnh các hoạt động này để hoàn thành nhiệm vụ đến năm 2020
lại càng có ý nghĩa quan trọng và được Đảng và Chính phủ hết sức coi trọng.
Về mặt lịch sử, công cuộc cải cách hành chính nhà nước có lịch sử khá
dài và được khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1986. Thông qua thảo luận xác định những nguyên nhân của tình hình khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã ch
ỉ rõ nguyên nhân của mọi
nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải

cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước.
Đến Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và
khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội,
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII
thông qua đã xác định trọng tâm cải cách “nhằm vào hệ thống hành chính với
nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính
nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”.
Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây
dựng, hoàn thi
ện thể chế Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến
hành cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải
pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000. Nghị quy
ết Đại hội VIII nhấn mạnh
nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới; cải tiến quy
trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, đồng thời tiếp
tục đẩy mạnh cải cách TTHC, và sắp xếp lại bộ máy hành chính từ Trung
ương đến địa phương.

9
Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) họp
tháng 6 năm 1997 ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Một trong những chủ trương và giải pháp lớn về cải cách hành chính được
nhấn mạnh trong Nghị quyết quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ
hóa đời sống chính trị của xã hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của
Nhà nướ
c, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ

nhà nước, trong giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của
cán bộ, công chức. Từ đó, Chính phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ
ở cơ sở.
Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi
đến khẳng định, không thể cải cách hành chính một cách biệt lập mà không
đồng thời đổ
i mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, cơ
quan tư pháp. Từ nhận thức đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) đề ra
chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy Đảng và các tổ chức trong hệ
thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thờ
i, với việc kiên quyết sắp xếp một bước
bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế, cải
cách chính sách tiền lương.
Đại hội IX đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan
trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải
tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên t
ắc Bộ quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ
chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách
rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;
tiếp tục cải cách TTHC; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có
năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chố
ng quan liêu, tham nhũng…
Có thể nói, tính từ thời điểm khởi đầu vào năm 1986 và kể cả cho đến
thời điểm hiện nay, cải cách hành chính luôn là công việc mới mẻ, diễn ra
trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà
nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh
nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bả
n chỉ

đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung,
phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một
quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục,
thống nhất trong tiến trình đổi mới.
Tuy nhiên, cùng với quá trình triển khai trong thực tiễn, các nội dung
cải cách hành chính ngày càng được xác định một cách cụ thể hơn và các
Nghị quyết Trung ương c
ủa Đảng đều biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn
về việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, đặt cải cách hành chính trong
tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách

10
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Với Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình
cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định
rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính,
xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đ
oạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010,
hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp theo, ngày 08 tháng 11 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2011- 2020.
Các Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nêu trên là
công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính
quy
ền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, định rõ các mục
tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm
thắng lợi công cuộc cải cách. Cải cách hành chính được xác định là một trong
những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
và đổi mới từng bước hệ thống chính trị.
Đặc biệt, Nghị quyế
t Hội nghị Trung ương 5, khóa X về đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước
càng thể hiện rõ quan điểm của Đảng, về công tác này, coi đây là một khâu
quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước trong thời điểm
hiện nay.
Trên cơ sở nhận thức rõ và phân tích các nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại
của các h
ạn chế, yếu kém của nền hành chính nhà nước; các bất cập, vướng
mắc trong hệ thống thể chế, pháp luật, đặc biệt là các quy định về TTHC; sự
mơ hồ, trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước; sự cồng kềnh, kém hiệu quả của bộ máy quản lý
nhà nước; tình trạng quan liêu, kém chất lượng của một bộ
phần đội ngũ cán
bộ, Nghị quyết đã xác định mục tiêu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện
nay như sau:
“Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức
có đủ phẩm chất và năng lực; h
ệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có

hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

11
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh
và bền vững của đất nước”.
Đây là một mục tiêu rất rõ ràng, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam thực hiện công tác cải cách hành chính một cách toàn diện,
bao hàm các mảng công tác triển khai một cách đồng bộ: Cải cách thể chế,
trong đó đặc biệt là cải cách TTHC; cải cách tổ ch
ức bộ máy hành chính,
trong đó có hiện đại hóa công sở; cải cách và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ; và cải cách tài chính công.
Cần lưu ý là đối tượng mà Chương trình cải cách hành chính hướng đến
không phải chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước mà chính là người dân và
doanh nghiệp và đem lại lợi ích chung cho đất nước. Cải cách hành chính gắn
liền với nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước,
thiết lập cơ ch
ế quản lý nhà nước khoa học, minh bạch, hiệu quả, tăng niềm
tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính sách của nhà nước.
III. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
VIỆT NAM
1. Quan điểm và chủ trương kiểm soát TTHC của Đảng
Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính ở nước ta đã
được đề cập trong các văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, H
ội nghị
Trung ương 3 và 7 khoá VIII, trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII, IX, X và XI. Cải cách hành chính từ khi có Nghị quyết Trung
ương 8 khóa VII đến nay được triển khai trên tất cả các cấp hành chính theo
hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội; bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân.

Tập trung rà soát, loại bỏ những quy định, những thủ tụ
c không phù hợp,
không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và doanh
nghiệp. Đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định và cơ chế chính sách, tạo
thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của Doanh - Dân, cải thiện môi trường đầu
tư, xây dựng, cấp các loại giấy phép, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản, giải quyết nhanh và có kết quả các yêu cầu chính đáng củ
a người
dân, qua đó cải thiện mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với
nhân dân, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII xác định cải
cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện
nhà nước đã đề ra mục tiêu: xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ
năng lực, s
ử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có
hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành
mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và
làm việc theo pháp luật trong xã hội.
Nền hành chính trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước có
chức năng trực tiếp tổ ch
ức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, luật
pháp và nghị quyết của Quốc hội. Thực tiễn cho thấy, có chính sách và pháp

12
luật đúng chưa đủ, cần phải có nền hành chính mạnh, có hiệu lực thì chính
sách và luật pháp mới đi vào cuộc sống. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức
thực hiện nền hành chính còn góp phần tích cực vào việc bổ sung, phát triển
chính sách, pháp luật. Các cơ quan hành chính là các cơ quan trực tiếp xử lý
công việc hằng ngày của nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân giải quyết
các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọ

ng giữa Đảng, Nhà nước với dân,
nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Đảng trước hết là thông qua hoạt động
của bộ máy hành chính.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự
cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan
trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đã
tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu
được nhiều kết
quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên
nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính
công, hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách TTHC là một khâu quan
trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. TTHC
không chỉ liên quan đến công việ
c nội bộ của một cơ quan, một cấp chính
quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước.
Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các
văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào
về cơ bản đều phải thông qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà
nước quy định và trực tiếp giải quyết.
Ngh
ị quyết Trung ương 5 Khoá X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ:
“Tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, xem đây là khâu đột phá để tạo môi
trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh
nghiệp, phải tiến hành rà soát các TTHC trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ
những thủ tục, những quy định sai trái, không phù h
ợp và nguyên nhân cụ thể
để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc
trong nhân dân, phải tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến nhanh trong lĩnh

vực này”. Các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực rà soát, sửa đổi một số
TTHC liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp, những vấn đề bức xúc
đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, thuậ
n tiện. Đặc biệt, TTHC trên
những lĩnh vực trọng tâm , liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp
như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải
quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v đã được rà soát nhiều lần, loại bỏ
những TTHC phức tạp, gây phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềm tin của người
dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền.
Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa TTHC sẽ góp phần nâng cao hình ảnh
của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng
đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính
minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá

13
trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước,
xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội,… Theo báo cáo môi trường kinh
doanh năm 2011 của Ngân hàng thế giới công bố ngày 04 tháng 11 năm 2010,
thông qua hoạt động cải cách theo Đề án 30 đã đưa Việt Nam vào nhóm 10
nền kinh tế có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc
trong bảng xếp hạng các nền kinh tế (đứng thứ 78 trong số 183 nền kinh tế).
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cho rằng Đề án 30 của Việt Nam
như một điểm sáng về cải cách trong khu vực và mở ra cơ hội hợp tác giữa
OECD và các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách thể chế.
Công tác cải cách TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
công tác cải cách hành chính. Kinh nghiệm cải cách hành chính thế giới cũng
khẳng định: đơn giản hoá TTHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm
trong chương trình hiện đại hoá hành chính của Chính phủ các nước phát
triển. Việc xác định đúng đắn quan điểm cải cách TTHC có ý nghĩa hết sức

quan trọng.
TTHC là vô cùng phức tạp và đa dạng, đặt ra với hầu hết các ngành,
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong TTHC lại thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước và nhân dân, liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích của nhân dân. Tuy
nhiên, dưới cả góc độ quản lý nhà nước và góc độ lợi ích xã hội thì không thể
không có TTHC. Dưới góc độ quản lý nhà nước, TTHC là công cụ đắc lực và
hiệu quả để Nhà nước thự
c thi hoạt động quản lý nhà nước.
Thông qua việc các chủ thể trong TTHC thực hiện các nghĩa vụ của
mình, Nhà nước có được các thông tin, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho hoạt
động quản lý nhà nước. Nhưng dưới góc độ xã hội thì chính việc Nhà nước
đặt ra TTHC lại làm phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ của người dân khi
tham gia quan hệ hành chính. Trên thực tế thì nghĩa vụ là chủ yếu và khi thực
hiện các nghĩa vụ này, người dân s
ẽ phải mất thời gian, công sức và tiền bạc.
Nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người
dân.
Tuy nhiên, nếu thông qua việc thực hiện TTHC thì các quyền, nghĩa vụ
của người dân sẽ được thực hiện theo một trật tự luật định. Điều này sẽ là
cách thức tốt để quyền, lợi ích hợp pháp của ng
ười dân được thực hiện nhanh
hơn; bảo đảm tính công bằng, thống nhất và đồng bộ trong việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân trong toàn xã hội khi tham gia cùng một
TTHC; qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được bảo vệ trước
Nhà nước và các chủ thể khác, kết hợp hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Đại hộ
i Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định một trong
ba khâu đột phá chiến lược từ nay đến năm 2020 là "hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường

cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính".

14
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Việt Nam thể
hiện rõ quyết tâm trong cải cách, hoàn thiện nền hành chính. Đó là tập trung
xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, đảm bảo quản lý
thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 trên tất cả các
khâu: thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, tài chính công và hiện đại
hóa nền hành chính quốc gia, đúng với vị trí là một trong những nội dung của
đột phá chiến lược.
Tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính
phủ về ban hành tổng thể chương trình cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011 – 2020 trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới
là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực
thực sự để cán bộ, công chức, viên ch
ức thực thi công vụ có chất lượng và
hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ.
2. Quá trình kiểm soát TTHC của Chính phủ
Trong suốt thời gian vừa qua, quán triệt chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ đã chú trọng cải cách TTHC thông qua công tác rà soát, sửa
đổi và bãi bỏ những TTHC không phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ
đã xác định phải đẩy mạnh cải cách TTHC với
mục tiêu cơ bản là: Tiếp tục cải cách TTHC nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu
quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại
bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho dân. Mở rộng cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp

thời nhữ
ng quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát, kiểm định, giám định. Trên tinh thần đó, những năm qua công tác cải
cách TTHC trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình
công tác của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương.
Từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày
10 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hoá Thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (sau
đây gọi tắt là Đề
án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai,
minh bạch nhằm thống kê, rà soát, đơn giản hoá TTHC.
Chính phủ chọn cải cách TTHC là khâu đột phá vì những lý do sau:
Cải cách TTHC là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung
phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội
dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều
yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế; Trong điều kiện nguồn lực
còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung
cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ

15
máy, …; Thông qua cải cách TTHC, chúng ta có thể xác định căn bản các
công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng
ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ,
công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, ngày 10
tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hoá TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước
giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30).
Mục tiêu của Đề án 30 là “Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản

lý nhà nước nhằm bảo đảm s
ự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai,
minh bạch của TTHC; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
trong tiếp cận và thực hiện TTHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham
nhũng và lãng phí”.
Phạm vi của Đề án 30 là rất rộng lớn và tham vọng, nhằm tiến tới việc
Đơn giản hoá toàn bộ các TTHC đượ
c thực hiện trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước, trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau.
Mục tiêu và phạm vi nêu trên không thể khác ngoài việc khắc phục
những tồn tại, bất cập trong quá trình quy định và thực hiện TTHC hiện nay
và hướng tới các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, theo kịp và phục vụ chính
sách hội nh
ập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của
các cơ quan có thẩm quyền quy định và thực hiện TTHC.
Cải cách TTHC có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội. Thông qua việc cải cách TTHC (mà đặc biệt là việc triển khai thực
hiện thành công Đề án 30) đã gỡ bỏ được phần lớn những rào cản về TTHC
đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi
phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC.
Thực tế triển khai Đề án 30 cho thấy, sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa
TTHC được thông qua đã cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC mà xã hội
phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm được sẽ được tái
phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Như vậy, có thể coi cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện các nội dung
cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi
thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp

thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ
máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …
Để duy trì kết quả bền vững của Đề án Đơn giản hóa TTHC, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC. Theo đó, hệ
thống Kiểm soát TTHC được thành lập từ Chính phủ tới các Bộ, ngành và 63

16
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo đảm các TTHC được kiểm soát
ngay từ khi ban hành văn bản. Cùng với việc kiểm soát TTHC, công tác tiếp
nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành
chính cũng được đẩy mạnh để có sự điều chỉnh kịp thời hợp lý nhất tạo thuận
lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện các TTHC. C
ục Kiểm soát TTHC là
cơ quan kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ trước đây và nay
là Bộ Tư pháp, có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC trong phạm
vi cả nước, bao gồm cả việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá
nhân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan
đến quy định hành chính, như những vướng mắc trong thực hiện, sự không
hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp
luật Cục Kiểm soát TTHC cũng là cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về
TTHC.
Tại Bộ Công Thương, Phòng Kiểm soát TTHC được đổi tên từ Phòng
Cải cách hành chính và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số
91/QĐ-VP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, t
ổ chức và biên chế
của Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ. Theo đó, Phòng Kiểm soát
TTHC có chức năng giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát
TTHC và làm đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân,
tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương theo quy định của pháp luật.

3. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình quy đị
nh và thực hiện
TTHC trước khi triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hóa TTHC và Nghị
định số 63/2010/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ
Bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực
quản lý, TTHC của Việt Nam vẫn còn rất nhiều vướng mắc, bất cập. Vẫn còn
quá nhiều sự phàn nàn của người dân và doanh nghiệp về thủ tục, không phải
ngẫu nhiên mà ngườ
i dân thường nói “hành chính” nghĩa là “hành là chính”.
Sự bất cập, tồn tại trong công tác quy định và thực hiện TTHC ở nước ta là
điều không phải bàn cãi. Do đó, vẫn còn hiện tượng TTHC vẫn còn nhiều
phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức làm lỡ cơ hội đầu tư và
cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội.
Nhìn một cách tổng thể, trong rất nhiều trường hợp, n
ền hành chính
công của chúng ta vẫn còn mang tính chất xin - cho. Những biện pháp cải
cách trong hàng chục năm qua vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để.
TTHC trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ
chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau chưa
bảo đảm được tính nhất quán, đồng bộ, vẫn còn tình trạng rườm rà, chồng
chéo, mâu thuẫn, không hợp lý; được ban hành bởi nhiều cấp, nhiều cơ
quan,
dưới nhiều hình thức văn bản.
Nhiều TTHC vẫn còn rất rườm rà, nhiều khâu trung gian không cần
thiết. Điều này đã gây ra không ít trở ngại cho công việc của các cơ quan Nhà

17
nước và nhân dân, tạo kẽ hở cho các tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng;
đặt biệt, các TTHC liên quan lĩnh vực quản lý nhà đất, xây dựng (cấp quyền
sở hữu nhà, cho thuê nhà, mua bán nhà, cấp phép xây mới, sửa chữa nhà, cấp

quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất ); về đầu tư nước ngoài; về
trước bạ; đăng ký kinh doanh, đang còn những bất hợp lý gây rất nhi
ều khó
khăn, phiền hà cho nhân dân. Các tổ chức và công dân khi có yêu cầu phải đi
lại nhiều lần, qua nhiều cửa, phải mất nhiều thời gian mới giải quyết xong thủ
tục.
Điều kiện kinh doanh tiếp tục là những lực cản, trở ngại cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Có không ít điều kiện
kinh doanh được ban hành theo hướng thuận lợi cho cơ quan quản lý, ch
ưa
tính tới những khó khăn trong việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp;
Hệ thống các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục
hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành còn thiếu thống
nhất, nhiều quy định bất hợp lý gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản, thuận lợi; chưa có
sự kiểm soát chặt chẽ về
tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp
lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực
trạng này đã gây phiền hà, khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp,
tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển;
Không chỉ có hạn chế về mặt nội dung các quy định về TTHC, việc tổ
chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định về
cơ chế chính
sách, TTHC không phù hợp với thực tế nhưng chậm được phát hiện để điều
chỉnh, sửa đổi kịp thời. Điều này đã được phát hiện từ lâu nhưng chậm được
khắc phục trên thực tế.
Nhiều cơ quan chức năng thiếu hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và công khai
cho nhân dân biết. Một số công chức có thái độ cửa quyền, hách dị
ch, sách
nhiễu dân.

4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Tồn tại các bất cập trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên,
có thể thấy một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt chậm được đổi
mới. Biểu hiện của t
ư duy này là muốn quản lý chặt, ôm đồm, áp đặt vẫn còn
khá phổ biến ở các ngành, các cấp. TTHC là vấn đề rộng lớn, phức tạp liên
quan đến nhiều đối tượng thực thi trong xã hội và gắn liền với thẩm quyền
của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền. Trong không ít
trường hợp, thực hiện cải cách TTHC là tự cắt bỏ quyền và lợi ích do TTHC
hiện hành mang lại. Do đó, gặp phải sự chống đối từ phía một bộ phận cán bộ,
công chức nhà nước.

18
Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành còn trao thẩm quyền ban hành
các TTHC cho quá nhiều cơ quan, với nhiều hình thức văn bản và ở các cấp
khác nhau.
Thứ ba, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các TTHC
cũng chưa được quy định đồng bộ; việc quy định TTHC mới thường xuất phát
từ nhu cầu quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác qu
ản lý của cơ
quan công quyền mà chưa thật sự đứng trên góc độ người dân - người bị quản
lý; Một số nội dung của các TTHC chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ
thể; đặc biệt trong việc quy định thời gian hoàn tất thủ tục và trách nhiệm
pháp lý của các chủ thể;
Thứ tư, còn thiếu các biện pháp bảo đảm tính công khai, minh bạch
trong việc quy định và thực hiện TTHC; thiếu c
ơ chế phối hợp, điều hoà giữa
các cơ quan hành chính nhà nước và cơ chế kiểm soát trong việc ban hành,

sửa đổi TTHC. Có nhiều TTHC hiện nay còn được thực hiện cắt khúc, thiếu
tính liên thông và phối hợp trong thực hiện TTHC. Khi có nhu cầu cá nhân, tổ
chức và doanh nghiệp còn phải đến nhiều cơ quan, nhiều đầu mối để thực
hiện TTHC.
Thứ năm, chưa có một cơ chế pháp lý đủ m
ạnh để ràng buộc trách
nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý nhanh
chóng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến TTHC
chưa thật sự được coi trọng, đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức, ý thức của
công chức liên quan đến TTHC ch
ưa được quan tâm đúng mức. Một số cơ
quan trung ương cũng như địa phương chưa kiên quyết, nhất quán tổ chức
thực hiện cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của việc tháo
gỡ những cản trở, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về
TTHC
để phát huy mạnh mẽ tiềm năng sức mạnh vật chất, tinh thần của người dân
cho mục tiêu phát triển. Chính vì vậy mà chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và
dành ưu tiên các nguồn lực cho công tác này.
5. Lợi ích của Đề án đơn giản hóa TTHC và Công tác Kiểm soát
TTHC
Lần đầu tiên tại Việt Nam có Bộ TTHC thống nhất ở 4 cấp chính quyền
(Trung ương, tỉnh, huyện, xã) trên cơ sở dữ liệu qu
ốc gia để tổchức, cá nhân
có thể truy cập; Thông qua 25 nghị quyết về phương án đơn giản hóa TTHC
(TTHC) của các bộ, ngành. Theo đó gần 5.000 trên tổng số 5.400 TTHC sẽ
được đơn giản hóa, trong đó sửa đổi, bổ sung 4.146 thủ tục, bãi bỏ 480 thủ
tục, kiến nghị thay thế 192 thủ tục, đạt tỷ lệ 88%.

Đây là kết quả bước đầu quan trọng của Chính phủ và các bộ, ngành,
địa phương, được Quốc hội, nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Kết quả

19
này cũng giúp Chính phủ nhận diện được những khiếm khuyết, bất cập của hệ
thống các quy định về TTHC, đặc biệt là vấn đề chất lượng của các quy định.
Bên cạnh đó, những yêu cầu của hội nhập, những thách thức của cạnh
tranh trong hội nhập quốc tế và các biến động kinh tế - xã hội trên quy mô
toàn cầu cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục các nỗ lực cải cách TTHC, nâng cao
chất lượng hệ thống thể chế để giải phóng các nguồn lực xã hội, phát huy tính
sáng tạo, thu hút đầu tư, tạo việc làm và tăng trưởng bền vững.
Đây cũng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định tại
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.
Kiểm soát TTHC nói riêng và cải cách TTHC nói chung có hiệu quả là
hoạt động mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức nhưng đồng thời
không để sơ hở trong công tác quản lý nhà nước. Thực tiễn triển khai Đề án
30 cho thấy, các phương án đơn giản hóa TTHC sau khi được hiện thực hóa
thông qua việc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đã góp phần cắt
giảm gần 30.000 tỷ đồng/năm chi phí tuân thủ TTHC cho các cá nhân, tổ
chức. Thành công của Đề án Đơn giản hóa TTHC đã giúp người dân và cả cơ
quan hành chính nhà nước bớt được cảnh quá tải khi thực hiện các TTHC.
Việc cải cách TTHC cũng góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam
trên trường quốc tế. Mặc dù kết quả cải cách TTHC mới được thực thi một
phần, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, thông qua nỗ lực cải cách
TTHC, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 10 bậc, đứng thứ 78/183
nền kinh tế thế giới.
Qua đánh giá chương trình đơn giản hóa TTHC của Việt Nam, Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế OECD cho rằng: “Chính phủ Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc cải thiện quản trị công, nâng cao chất lượng thể
chế, kích thích năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bình đẳng. Rất ít quốc gia

trên thế giới thực hiện được chương trình cải cách có quy mô như Đề án
30.”
IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ KIỂM SOÁT THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
1. Kinh nghiệm của Vương quốc Áo
Cải cách hành chính của Áo được coi là mô hình mẫu của các nước
Châu Âu vì đã mang lại thành công trên thực tế. Chính phủ Áo rất coi trọng
việc minh bạch thông tin trong cải cách hành chính. Đưa công nghệ thông tin áp
dụng vào cải cách hành chính là biện pháp hữu hiệu nhất để minh bạch thông tin
cũng như giảm thiểu thời gian để giả
i quyết thủ tục hành chính.
Chỉ đạo và điều hành về cải cách hành chính tại Áo được đặt tại Văn
phòng Thủ tướng và được Chính phủ Áo coi đó là một trong những công việc
thường xuyên, quan trọng. Chính phủ Áo luôn giám sát việc cải cách hành chính
và định kỳ có tổ chức cuộc thi ”Sáng kiến cải cách hành chính”.
Xây dựng Chính phủ điện tử là kinh nghiệm rất quan trọng để Áo thành công

20
trong cải cách hành chính. Áo là quốc gia dẫn đầu EU về Chính phủ điện tử. Mọi
thông tin đều được đăng lên internet và dễ dàng download về. Việc đưa Chính
phủ điện tử vào áp dụng vừa thuận lợi cho Chính phủ, gần gũi hơn với người
dân, doanh nghiệp vừa tạo điều kiện tốt cho người dân, doanh nghiệp.
Tại Áo, việc cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện t
ử được tiến
hành đồng thời. Chính phủ điện tử tạo nên một nấc thang mới cho cải cách
hành chính, tạo điều kiện cho quá trình thực thi công việc hiệu quả, nhanh
chóng và thuận tiện hơn, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, đảm bảo tính
minh bạch. Đó là nhân tố cốt yếu trong nỗ lực cải cách hành chính sao cho
hướng đến quyền lợi của người dân nói riêng và nâng cao chất lượng cải cách
hành chính một cách tổng quan nói chung.

Những nội dung nổi bật về áp dụng Chính phủ điện tử tại Áo:
1/ HELP.gov.at
“HELP” là một hệ thống toàn diện trên mọi lĩnh vực hay trung tâm dịch
vụ cung cấp thông tin trên kênh điện tử chính thức của quốc gia Áo áp dụng
cho công dân khi sống và làm việc tại đây. Từ 2001, trang web đã được đưa
vào hoạt động và trợ giúp công dân thực thi các thủ tục trực tuyến.
2/ CITIZEN CARD: Thẻ
công dân
Thẻ công dân Áo kết hợp với Thẻ chứng minh và là phương tiện xác
nhận chữ ký điện tử của công dân khi thực thi các thủ tục hành chính trực
tuyến.
- Thẻ công dân cho phép công dân được thực hiện các thủ tục hành
chính và các công việc có liên quan đến giấy tờ trực tuyến một cách bảo mật.
Thay vì người sử dụng phải ký vào bản giấy khi thực hiện xong các thủ tục
hành chính, nhưng với Thẻ
công dân thì có thể sử dụng chữ ký điện tử ký để
thực hiện thao tác này.
Các dịch vụ sử dụng Thẻ công dân ở Áo như: Lĩnh vực chăm sóc xã hội
(sao kê tài khoản bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe cơ bản, sao kê tài khoản
lương); lĩnh vực ngân hàng điện tử, quy định hành chính, dịch vụ của
FinanzOnline, đăng ký kinh doanh, trợ cấp cho trẻ em, hồ sơ phạ
m tội, xác
nhận cư trú.
- Thẻ Chứng minh nhân dân “eDA” là loại thẻ đa chức năng nó không
chỉ có chức năng như Thẻ Công dân mà còn được sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực khác.
3/ FINANZONLINE: Là hệ thống trao đổi dữ liệu trực tuyến của cơ
quan hành chính thuế của Áo, sử dụng công nghệ thông tin cho các công việc
về thuế.
4/ ELECTRONIC RECORD SYSTEM (ELAK): Hệ thống hồ sơ điện

tử
Là hệ thống ứng dụng hỗ trợ của Chính phủ điện tử với mục đích nâng
cao dịch vụ hành chính công.

×