2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tác giả: PGS.TS. Phạm Văn Lợi
TS. Đỗ Nam Thắng
Ths. Bùi Hoài Nam và Cộng sự
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG
GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÁC
ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ MÔI
TRƯỜNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên đóng dấu)
TS. Đỗ Nam Thắng
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PGS.TS. Phạm Văn Lợi
HÀ NỘI, NĂM 2012
3
DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
Họ và tên Chức vụ Cơ quan công tác
1 PGS.TS. Phạm Văn Lợi Chủ nhiệm Viện KHQLMT, TCMT
2 ThS. Bùi Hoài Nam Thư ký Viện KHQLMT, TCMT
3 TS. Đỗ Nam Thắng Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
4 CN.Nguyễn Thị Thu Hoài Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
5 CN.Nguyễn Thị Thu Thảo Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
6 ThS. Nguyễn Thị Oanh Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
7 ThS. Trần Mai Phương Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
8 CN.Hàn Trần Việt Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
9 ThS.Mai Thị Thu Huệ Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
10 CN. Tạ Thị Thuỳ Linh Thành viên Viện KHQLMT, TCMT
11 TS. Đinh Đức Trường Thành viên ĐH kinh tế quốc dân
12 PGS.TS.Lê Thu Hoa Thành viên ĐH kinh tế quốc dân
13 TS.Lại Bùi Dũng Thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội
DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN
TT
Đơn vị phối hợp
1 Khoa môi trường đô thị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2 Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
1.1. Đặt vấn đề 10
1.2 Mục tiêu đề tài 12
1.3. Cách tiếp cận 12
CHƯƠNG II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Nội dung nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ 27
3.1. Tổng quan các phương pháp lượng giá thiệt hại 27
3.1.1. Phương pháp đánh giá thiệt hại trong sản xuất: 27
3.1.2. Nhóm phương pháp lượng giá thiệt hại đến sức khỏe 29
3.1.3. Phương pháp lượng giá thiệt hại cơ sở hạ tầng 33
3.1.4. Phương pháp hành vi thay đổi và ngăn ngừa 36
3.1.5. Phương pháp đánh giả theo tình huống giả định (contingent valuation method) 39
3.2. Kinh nghiệm quốc tế về lượng giá thiệt hại đến sức khỏe do ô nhiễm môi trường và
bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 43
3.2.1. Kinh nghiệm đánh giá thiệt hại sức khỏe tại Hoa Kỳ 43
3.2.2. Kinh nghiệm đánh giá thiệt hại sức khỏe tại Canada 47
3.2.3. Kinh nghiệm đánh giá thiệt hại sức khỏe ở một số nước Châu Âu 50
3.2.4. Kinh nghiệm đánh giá thiệt hại sức khỏe tại Trung Quốc 53
3.2.5. Kinh nghiệm của Indonesia 57
3.2.6. Các bài học kinh nghiệm về lượng giá thiệt hại sức khỏe do ÔNKK cho Việt Nam61
CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 63
4.1. Thực trạng các nghiên cứu đánh giá và lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí ở
Việt Nam 63
4.2. Thực trạng xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không
khí phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ở Việt Nam 67
4.2.1. Quy định pháp luật Việt Nam 67
4.2.2 Thực trạng xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không
khí phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ở Việt Nam 68
4.2.3 Khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại nhằm
tính toán, xác định bồi thường và xử lý vi phạm do ô nhiễm không khí ở Việt nam hiện
nay: 70
4.2.4. Khó khăn trong xác định bồi thường thiệt hại và xử lý vi phạm do ô nhiễm, suy
thoái môi trường ở việt nam 74
5
4.2.5.Khó khăn, thách thức trong việc thực hiện qui trình xử lý vi phạm đối với hành vi
gây ô nhiễm môi trường không khí 77
4.3. Đề xuất qui trình và phương pháp lượng giá thiệt hại tổng thể sức khỏe, thiệt hại
mạng sống do ô nhiễm không khí và qui trình xử phạt trong bồi thường thiệt hại 78
4.3.1. Đề xuất qui trình lượng giá thiệt hại tổng thể sức khỏe do ô nhiễm không khí 78
4.3.2. Đề xuất qui trình và phương pháp đánh giá thiệt hại sức khỏe và thiệt hại mạng
sống do ÔNKK gây ra tại Việt Nam 80
4.3.3. Phân tích khả năng áp dụng của phương pháp và qui trình lượng giá đã đề xuất ở
Việt Nam: 84
CHƯƠNG V. ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI SỨC KHỎE DO Ô
NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY XI MĂNG BỈM SƠN 87
5.1. Giới thiệu nhà máy xi măng Bỉm Sơn: 87
5.2. Kết quả điều tra, thu thập thông tin phục vụ lượng giá: 91
5.3. Kết quả tính toán, lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ nhà máy xi
măng Bỉm Sơn 105
5.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 120
5.4.1. Thảo luận Kết quả mô phỏng ô nhiễm để lựa chọn địa điểm điều tra, khảo sát khu
vực thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa 120
5.4.2. Thảo luận kết ảnh hưởng đến một số bệnh tật và lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô
nhiễm không khí 121
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
6
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung quanh 20
nhà máy xi măng Bỉm Sơn 20
Bảng 2. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo phường 23
Bảng 3. Giá trị các trường hợp liên quan đến bệnh về hô hấp tại Hoa Kỳ 46
Bảng 4. Chi phí cho thiệt hại môi trường 51
Bảng 5. Kết quả ước lượng VSL tại một số thành phố c
ủa Trung Quốc 56
Bảng 6. Lợi ích sức khoẻ khi giảm nồng độ chất ô nhiễm PM xuống bằng mức tiêu chuẩn
do Indonesia và WHO quy định 59
Bảng 7. Lợi ích sức khoẻ khi giảm nồng độ chì xuống bằng mức tiêu chuẩn do Indonesia
và WHO quy định, hoặc giảm 90% nồng độ chì 60
Bảng 8. Tỷ lệ nam nữ đối tượng điều tra 91
Bảng 9. Thời gian sống tại địa phươ
ng 91
Bảng 10. Đánh giá chủ quan của người dân (đối tượng điều tra) về ô nhiễm bụi và mức
độ ô nhiễm bụi do nhà máy xi măng Bỉm sơn ở khu vực nghiên cứu 93
Bảng 11. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC vùng bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản
xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn 95
Bảng 12. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về ô nhiễ
m khói và mức độ ô nhiễm khói
do nhà máy xi măng Bỉm sơn ở khu vực nghiên cứu 96
Bảng 13. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về mùi khói do hoạt động sản xuất của
nhà máy xi măng Bỉm sơn đến khu vực nghiên cứu 97
Bảng 14. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về màu khói do hoạt động sản xuất của
nhà máy xi măng Bỉm sơn đến khu vực nghiên cứu 97
Bả
ng 15. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về tiếng ồn và mức độ ồn do hoạt động
sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn đến khu vực nghiên cứu 97
Bảng 16. Mùa bị ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn
đến khu vực nghiên cứu 98
Bảng 17. Thời điểm ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Bỉ
m
sơn đến khu vực nghiên cứu nhiều nhất trong ngày 99
Bảng 18. Hướng khói bụi do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn đến khu
vực nghiên cứu 100
Bảng 19. Sự phát tán khói, bụi từ nhà máy xi măng Bỉm sơn đến nhà dân bị cản trở bởi
núi, cây cối 101
7
Bảng 20. Đánh giá chủ quan của người dân về ảnh hưởng chất lượng không khí khu vực
sinh sống do ô nhiễm khói, bụi của nhà máy XMBS 102
Bảng 21. Đánh giá chủ quan của người dân về ảnh hưởng đến cây cối, mùa màng do ô
nhiễm khói, bụi của nhà máy XMBS 103
Bảng 22. Tiền sử bệnh tật năm 2010 của đối tượng nghiên cứu 104
Bảng 23. Nguyên nhân mắc các loại bệnh trong năm 2010 104
Bảng 24. Trình độ v
ăn hóa của đối tượng nghiên cứu 109
Bảng 25. Tóm tắt đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra 110
Bảng 26. Thống kê về sự khác biệt giữa số ca bệnh ÔNKK giữa vùng ô nhiễm và Vùng so
sánh 112
Bảng 27. Tính toán chi phí thiệt hại của các ca bệnh ÔNKK 113
Bảng 28. Tính toán chi phí thiệt hại của các ca bệnh ÔNKK 113
Bảng 29. Thiệt hại trung bình của một hộ gia đình do mắc bệ
nh liên quan đến ÔNKK năm
2010 114
Bảng 30. Phân bổ bảng hỏi theo dạng tại các phường nghiên cứu 115
Bảng 31. Mô tả các biến trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới WTP 117
Bảng 32. Giải thích các mô hình ước lượng WTP 117
Bảng 33. Kết quả ước lượng mô hình 1, 2, 3 118
Bảng 34. Kết quả ước lượng mô hình 4, 5 118
Bảng 35. Kết quả ước lượng WTP theo mô hình phi tham số 119
8
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Lựa chọn phương pháp lượng giá đối với từng loại tác động do ô nhiễm không
khí 14
Hình 2. Các bước đánh giá mức độ tác động 15
Hình 3. Quan hệ liều lượng đáp ứng trong sự liên hệ với hành vi ngăn ngừa và hành vi
làm giảm nhẹ tác động của ô nhiễm 16
Hình 4. Hàm lượng bụi tổng và bụi silic trong môi trường không khí tại 21
khu vực xung quanh nhà máy 21
Hình 5. Biểu diễ
n kết quả mô phỏng khu vực bị ô nhiễm bụi của NMXMBS 21
Hình 6: Vị trí hình ảnh vệ tinh 3 phường: địa điểm nghiên cứu 22
Hình 7. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi trong năng suất 27
Hình 8. Mối quan hệ giữa giá nhà đất và chất lượng môi trường không khí 35
Hình 9. Qui trình xác định thiệt hại do ô nhiễm không khí bằng phương pháp liều lượng
đáp ứng tại Trung Quốc 55
Hình 10. Sơ đồ qui trình lượng giá thiệt hại tổng thể sức khỏe do ô nhiễm không khí 79
Hình 11. Đánh giá chủ quan của người dân về tình trạng ô nhiễm không khí của khu vực
thị xã Bỉm Sơn 92
Hình 12. Khói, bụi của nhà máy xi măng Bỉm Sơn là nguồn gây ô nhiễm không khí chính
cho khu vực nghiên cứu 93
Hình 13. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về ô nhiễm bụi và mức độ ô nhiễm bụi do
nhà máy xi măng B
ỉm sơn ở khu vực nghiên cứu 94
Hình 14. Nhận thức của người dân về các tác nhân chính gây ÔNKK 95
Hình 15. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về ô nhiễm khói và mức độ ô nhiễm khói
do nhà máy xi măng Bỉm sơn ở khu vực nghiên cứu 96
Hình 16. Đánh giá chủ quan của đối tượng NC về tiếng ồn và mức độ ồn do hoạt động
sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn
đến khu vực nghiên cứu 98
Hình 17: Mùa bị ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm sơn
đến khu vực nghiên cứu 99
Hình 18. Thời điểm ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Bỉm
sơn đến khu vực nghiên cứu nhiều nhất trong ngày 100
Hình 19. Nhận thức của người dân về các biện pháp xử lý ÔNKK của NMXMBS 101
Hình 20. Đánh giá chủ quan của ng
ười dân về ảnh hưởng chất lượng không khí khu vực
sinh sống do ô nhiễm khói, bụi của nhà máy XMBS 102
Hình 21. Đánh giá chủ quan của người dân về ảnh hưởng đến cây cối, mùa màng do ô
nhiễm khói, bụi của nhà máy XMBS 103
Hình 22. Nhóm nghề nghiệp của đối tượng điều tra 109
9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHC
: Phương pháp điều chỉnh vốn con người
APEEP
: Mô hình phân tích thực nghiệm phát thải
Ô nhiễm không khí
AQVM
: Mô hình lượng giá chất lượng không khí
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BID
:
Mức chi trả
CGE
:
Mô hình cân bằng tổng thê
CNP
:
Chi phí hàng năm
COI :
Phương pháp chi phí y tế
CPCH : Chi phí cơ hội
CPDT :
Chi phí điều trị
CVM :
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
EPA :
Cơ
quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
GAD :
Tổng thiệt hại hàng năm
MAF :
Hàm chi phí giảm thải
ÔNKK : Ô nhiễm không khí
QCVN
: Qui chuẩn Việt Nam
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
TSP
:
Bụi lơ lửng
USD
: Đô la Mỹ
VSL : Mức chi trả của xã hội
WB
:
Ngân hàng Thế giới
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
WTA
: Mức sẵn lòng chấp nhận
WTO
: Tổ chức Thương mại Quố
c tế
WTP
: Sự sẵn lòng chi trả
10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ của mỗi cá
nhân, cộng đồng và quốc gia. Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường có một tác động to lớn
đối với cuộc sống của con người. Hàng năm, hàng trăm triệu người mắc phải các bệnh hô
hấp và các bệnh khác có liên quan đến ô nhiễm không khí, liên quan đến những y
ếu tố vật
lý, hóa học độc hại không cần thiết trong môi trường sống.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm không khí đang không ngừng gia tăng ở các thành
phố lớn của nước ta. Các số liệu của Báo cáo Môi trường quốc gia (2010) cho thấy diễn
biến chất lượng môi trường không khí trong những năm qua vẫn theo chiều hướng tiếp
tục suy giảm. Đáng lưu ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi tại các đô thị diễn ra ngày càng trầm
trọng hơn. Hàm lượng các khí SO
2
, NO
2
, CO và các khí thải độc hại khác đã tăng lên tới
ngưỡng qui chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các đô thị lớn, các tuyến đường giao thông
chính, các khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất cũ và các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp cũ. Xét các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc, ước tính
hoạt động giao thông đóng góp gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó,
các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp chính khí SO
2
. Đối với NO
2
, hoạt động
giao thông và các ngành sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau. Riêng đối
với TSP, ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là nguồn phát thải chủ yếu (chiếm
70%).
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với
đường hô hấp. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi
môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO
2
, NO
x
, CO, chì Các tác nhân này gây ra
các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mạn tính và ung thư.
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: khám, chữa
bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế do gián đoạn lao động. Trên thực tế, nhiều vụ
việc gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xảy ra rất
nghiêm trọng, nhưng có những hậu quả nặng nề
lại không thể nhìn thấy ngay được mà
tiềm ẩn và phải đến hàng chục năm sau người ta mới có thể nhận ra.
Bài toán giải quyết vấn đề này khá phức tạp, đòi hỏi phải xác định được mức độ ô
nhiễm, nhận dạng các quy luật diễn biến chất ô nhiễm và nguồn phát sinh để từ đó có
hướng xử lý phù hợp. Việc đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đã
được thực hiện tại
nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay pháp luật môi trường chưa quy
định rõ ràng, cụ thể việc xác định các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường không
11
khí gây nên, cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường và sức khỏe của
người dân chịu tác động của ô nhiễm. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng đề xuất qui trình lý
thuyết về lượng giá và những kỹ thuật thực nghiệm phục vụ cho việc lượng giá thiệt hại
do ô nhiễm môi trường nói chung và không khí nói riêng.
Lượng hoá thiệt hại kinh tế cho phép ước tính được những tác độ
ng bất lợi đối với
sức khỏe, môi trường, đối với nền kinh tế và xã hội mà từ trước đến nay mới chỉ được đề
cập đến một cách định tính. Các kết quả lượng giá là căn cứ khoa học để xác định mức
đền bù thiệt hại hợp lý mà đối tượng có hành vi gây ô nhiễm phải chi trả, bồi thường cho
người bị ảnh hưởng. Đồng thờ
i là căn cứ cho các nhà quản lý đưa ra quyết định, hình
thức, mức xử phạt hành vi gây ô nhiễm đó. Ngoài ra công tác lượng giá là một trong
những biện pháp đánh giá, dự báo để các nhà quản lý có cơ sở khoa học trong việc xây
dựng các chính sách, qui hoạch, xây dựng các qui định, tiêu chuẩn, mức thuế, phí ô
nhiễm, khung phạt, mức xử phạt …, nhằm hạn chế và giảm thiểu tổn thất do ô nhiễm môi
trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng gây ra cho con người và tài sả
n tối ưu
nhất.
Hiện nay, các kỹ thuật lượng giá trên thế giới đã tương đối phát triển và ngày càng
trở nên phổ biến. Các quốc gia đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau nhằm xác
định mức độ thiệt hại kinh tế, sức khỏe do ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, việc
lựa chọn các kỹ thuật, qui trình lượng giá tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể củ
a từng
nước và từng trường hợp.
Tại Việt Nam, việc lượng giá tài nguyên và tác động môi trường là một công việc
khá mới mẻ. Vào năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lại nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc xác định các giá trị kinh tế thiệt hại do ô nhiễm môi trường phục vụ cho
công tác quản lý. Tuy nhiên, trong những năm qua, mới chỉ có một vài nghiên cứu về
lượng giá giá tr
ị thiệt hại do ô nhiễm môi trường, trong đó có bản thảo phương pháp
lượng giá kinh tế các tổn thất môi trường sinh thái do sự cố tràn dầu đối với các hệ sinh
thái biển, phù hợp với môi trường Việt Nam – thực hiện năm 2008 bởi Tổng cục Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một nghiên cứu mới nhất gần đây của Nguyễn Thế
Chinh và cộng sự năm 2010“Nghiên cứu c
ơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất mô hình, quy
trình phù hợp với điều kiện Việt Nam về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái
môi trường gây ra” kết quả cũng mới dừng lại ở đề xuất mô hình, qui trình lượng giá thiệt
hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường và áp dụng thí điểm lượng giá thiệt hại ô
nhiễm không khí đến sức khỏe người dân khu vực Hà Nội (m
ới chỉ tập trung tính toán
thiệt hại về chi phí khám chữa bệnh…)
12
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật qui định qui trình lượng giá thiệt
hại do ô nhiễm môi trường và đặc biệt là ô nhiễm không khí để có những qui định, mức
bồi thường. Do vậy, khi xảy ra các tranh chấp hay khiếu nại về môi trường nói chung và
không khí nói riêng rất khó để xác định được mức bồi thường thiệt hại (nếu phải bồi
thường) cho bên chịu thiệt hại do ô nhiễm không khí. Thực tế Vi
ệt Nam cũng cho thấy
rằng, có rất nhiều trường hợp, người dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí, khiếu nại
lên đòi bồi thường thiệt hại, nhưng khi đem ra xét xử các cơ quan chức năng không có căn
cứ, cơ sở pháp lý để tính toán thiệt hại xác định bồi thường cho người dân. Vì vậy, việc
xây dựng qui trình lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí (phải đánh giá đượ
c
mức độ thiệt hại về chi phí khám và điều trị bệnh, chi phí khắc phục, cải thiện ô nhiễm
môi trường sống được qui đổi thành tiền) là hết sức cần thiết.
Do vậy, đề tài “Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm không khí phục vụ công tác xác định bồi thường thiệt hại và xử lý các vi phạm
về môi trường có ý nghĩa rất lớn, làm cơ
sở ban đầu cho việc đề xuất giải pháp bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm không khí và giải quyết các nhu cầu thực tiễn đặt ra.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quan của đề tài:
Nghiên cứu các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí làm căn cứ
bước đầu cho công tác xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
không khí hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
1- Làm rõ một số vấn đề về các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không
khí;
2- Đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không
khí tại một địa bàn lựa chọn cụ thể nhằm chỉ ra ưu khuyết điểm của mỗi phương pháp
lượng giá thiệt hại;
3- Đề xuất các phươ
ng pháp, các giải pháp hiệu quả góp phần phục vụ công tác bồi
thường thiện hại và xử lý vi phạm do ô nhiễm không khí.
1.3. Cách tiếp cận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005, Bộ Luật dân sự
2005 và Kế hoạch quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005. Các
văn bản pháp lý này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường, bao gồm các phương pháp lượng giá giá trị thiệt hại do ô
nhiễm không khí.
13
Trong khuôn khổ đề tài này, cách tiếp cận tổng thể (holistic) của việc lượng hoá
giá trị kinh tế thiệt hại sẽ được áp dụng. Theo cách tiếp cận này, các phương pháp lượng
giá thiệt hại được lựa chọn tùy thuộc vào đối tượng tác động do ô nhiễm không khí, các
đối tượng đó, còn được gọi là giá trị kinh tế thiệt hại, được chia thành hai loại là giá trị
thiệt hại trực tiếp và giá trị thiệt hạ
i gián tiếp. Cụ thể, giá trị thiệt hại trực tiếp bao gồm:
các giá trị thiệt hại do ô nhiễm không khí tác động đến năng suất, sức khỏe con người và
cơ sở hạ tầng; các giá trị thiệt hại gián tiếp gồm độ hưởng thụ từ đó làm thay đổi thói
quen sinh hoạt của con người. Tổng thể các giá trị mất đi từ thay đổi năng suất, suy giảm
s
ức khỏe, thiệt hại về cơ sở hạ tầng và độ hưởng thụ của con người chính bằng tổng giá
trị kinh tế do ô nhiễm không khí. Để lượng hoá được các giá trị này đòi hỏi các phương
pháp thị trường (market approach) và các phương pháp phi thị trường (non-market
approaches). Các phương pháp thị trường được sử dụng để đánh giá thiệt hại vật chất hữu
hình và các thiệt hại đó thường có giá thị
trường, đó là phương pháp thay đổi năng suất,
phương pháp chi phí sức khoẻ, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp chi phí phòng
ngừa, phương pháp chi phí thay thế. Các phương pháp đánh giá phi thị trường được sử
dụng để đánh giá các thiệt hại khó lượng giá được trên thị trường. Mô hình hóa các thiệt
hại, chia theo đối tượng, do ô nhiễm không khí và các phương pháp lượng giá kinh tế
thiệt hại được thể hiện như sau:
14
Hình 1. Lựa chọn phương pháp lượng giá đối với từng loại tác động do ô nhiễm
không khí
Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2005.
- Lượng giá sự thay đổi trong năng suất, trong khuôn khổ đề tài này đây là giá trị
mất đi trong năng suất hoa màu. Phương pháp lựa chọn để lượng giá giá trị mất đi này là
phương pháp hàm sản xuất. Phương pháp này coi tài nguyên không khí như một đầu vào
của hoạt động tạo ra hàng hóa và dịch vụ trong nông nghiệp. Khi đầu vào này bị suy thoái
(ô nhiễm) dẫn đến năng suất tạo ra hàng hóa và dịch vụ trong nông nghiệp giảm đ
i kéo
theo sự suy giảm trong thu nhập của nông dân.
- Lượng giá giá trị thiệt hại do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe: trước
khi lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người cần phải xác định
chính xác mối quan hệ biện chứng nguyên nhân hệ quả giữa ô nhiễm không khí và suy
giảm sức khỏe.
Ô nhiễm không khí
Thay đổi
năng suất
Tác động đến
sức khỏe
Tác động thay đổi hành vi
Bộc lộ Không bộc lộ
Tác động theo
lượng ô nhiễm
Hàm
sản xuất
Cách tiếp
cận chi phí
cơ hội
Cách tiếp cận
chi phí thay thế
Cách tiếp cận
vốn con người
Cách tiếp cận chi
phí bệnh tật
Phương pháp
giá hưởng thụ
Thói quen
phòng ngừa
Phương pháp
chi phí du lịch
Phương
pháp đánh
giá phụ
thuộc tình
huống ngẫu
nhiên
Các
tác
động
Các
phương
pháp
lượng
giá
tương
ứng
Tác động cơ
sở hạ tầng
Thiệt hại
tr
ự
c tiế
p
Thiệt hại
g
ián tiế
p
Cách tiếp
cận
chi phí thay
thế
Phương
pháp
giá ẩn
15
Hình 2. Các bước đánh giá mức độ tác động
+ Mức độ ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người, đặc biệt là các bệnh về
đường hô hấp. Lượng giá được những thiệt hại này giúp cho ta nắm bắt được mức độ tác
động của các chất ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người. Có ba bước để xác định
mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe, được biểu thị qua hình 2, bước thứ
nh
ất xác định mức độ ô nhiễm (vd., điển hình là mức độ tập trung chất ô nhiễm). Sau khi
xác định được nồng độ ô nhiễm sẽ tiến hành đánh giá tác động của ô nhiễm tới sức khỏe.
Tác động được đo bằng hệ số tương tác theo liều lượng (dose response coefficient). Bước
thứ ba, xác định nhóm người bị tác động bởi ô nhiễm không khí.
+ Sau khi phân tích mức độ tác động, tiến hành lượng giá giá trị
kinh tế các thiệt
hại. Giá trị thiệt hại sức khỏe được tính theo phương pháp truyền thống là những “chi phí
tài chính” tạo ra từ sự tử vong hay bệnh tật của nhóm người chịu tác động của ô nhiễm
không khí. Trong phạm vi đề án, chỉ giới hạn phân tích cách tiếp cận chi phí bệnh tật.
Phương pháp này ước tính chi phí tạo ra bởi một số bệnh đặc chủng (vd: bệnh về hệ hô
hấp). Cả
chi phí trực tiếp (vd: chi phí khám và chữa bệnh…) và chi phí gián tiếp (vd:
giảm mức lương) đều được tính đến trong quá trình lượng giá. Ngoài ra, một số chi phí
được tính đến là chi phí bảo hiểm y tế và các chi phí cho nỗ lực giảm tác động do ô
nhiễm không khí tới sức khỏe.
- Lượng giá thiệt hại tác động làm thay đổi hành vi, hành vi ở đây được hiểu là hành
động làm giảm tác động ô nhiễm đến con người. Hành vi được chia làm 02 loại là hành vi
ngăn ngừa và hành vi làm giảm nhẹ tác
động của ô nhiễm không khí. Phương pháp lượng
giá này dựa trên giả thuyết: các cá nhân nhận thấy được sự tồn tại của các chất ô nhiễm
và hành động để giảm bớt hoặc tránh tác động của các chất ô nhiễm đó, vì thế gây ra chi
phí (Freeman, 1992). Chi phí từ các hành vi này được coi như một cấu thành của tổng
thiệt hại do ô nhiễm không khí.
Xác định nồng độ ô nhiễm
Phân tích liều lượng đáp ứng
Phân tích mức độ tác động
16
Hình 3. Quan hệ liều lượng đáp ứng trong sự liên hệ với hành vi ngăn ngừa và hành
vi làm giảm nhẹ tác động của ô nhiễm
Nguồn: World bank 2002
Phần cuối của đề tài là đề xuất các biện pháp quản lý, đề tài sẽ áp dụng cách tiếp cận
phát triển bền vững, trong đó cân nhắc đến chi phí và lợi ích ngắn hạn và dài hạn của các
phương án, đảm bảo rằng ‘phát triển hôm nay không làm
ảnh hưởng đến việc phát triển
của các thế hệ tương lai’.
Ô nhiễm (P) Phát thải (E)
Thời gian mắc
bệnh (S)
Hành vi ngăn ngừa (D)
ví dụ: sự dụng máy lọc
không khí
Hành vi làm giảm nhẹ tác
động
ví dụ: mua thuốc chữa bệnh
17
CHƯƠNG II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
¾ Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu các phương pháp lượng giá giá trị thiệt hại do ô
nhiễm không khí gây ra bởi nguồn gây ô nhiễm cố định tác động lên ba đối tượng chính là
sức khỏe con người, cơ sở hạ tầng và năng suất mùa màng. Đề tài nghiên cứu tập trung hệ
thống hóa cơ s
ở phương pháp luận tổng hợp lượng giá tổng giá trị kinh tế thiệt hại do ô
nhiễm môi trường không khí, bao gồm các thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
- Áp dụng thí điểm lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không không khí tại
nhà máy Xi măng Bỉm Sơn.
¾ Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung lượng giá thiệt hại sức khoẻ do ô nhiễm không khí từ hoạt động
sản xuất công nghiệp.
¾ Địa điểm nghiên cứu:
- Khu vực nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa được chọn làm địa điểm nghiên
cứu thí điểm trong đề tài này, bởi các tiêu chí sau:
+ Thứ nhất, hoạt động sản xuất xi măng có ô nhiễm đặc trưng là khói và bụi
nên tác động lớn đến môi trường không khí;
+ Thứ hai, nhà máy xi măng Bỉm Sơn là một trong những trọng điểm gây ô
nhiễm không khí, do đã được xây dựng từ những năm 80 và sử dụng công nghệ cũ
của Liên Xô kết hợp với tính chất của hoạt động sản xuất xi măng nên nhà máy
gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng;
+ Thứ ba, nguồn gây ô nhiễm không khí cố định, vị trí nhà máy nằm ở địa
hình vùng đồng bằng và núi đá.
- Phạm vi khu vực nghiên cứu lượng giá thí điểm, do hạn chế về mặt thời gian và
tài chính do vậy trong phần này chỉ lựa chọn một số thiệt hại chính, cụ thể là thiệt hại
đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực nhà máy trong phạm vi 10km. Số
lượng mẫu điều tra được tính toán theo công thức tính phù hợp với phương pháp nghiên
cứu. Thiệt hại về sức khỏe được thể hiện thông qua tình hình bệnh tật của cộng đồng
(đặc biệt là một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp, mắt, dị ứng ngoài da), thông qua điều
tra về chi phí thuốc men, khám điều trị bệnh liên quan đến hệ hô hấp ngoài da. Đánh giá
kết quả lượng giá thí điểm và đề xuất xử lý vi phạm (chỉ ở mức độ giả định). (được nêu
cụ thể cách tính, chọn mẫu chi tiết ở phần 2.2.2.Các thí điểm).
18
¾ Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1/2010 đến 12/2011. Tuy nhiên do điều kiện kinh phí nguồn khoa học
công nghệ hạn chế, do vậy năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường không cấp hết mà
điều chỉnh kinh phí và phê duyệt dãn thời gian thực hiện đề tài và kết thúc trong năm
2012. Vì vậy, đề tài đã kéo dài thành 3 năm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Các Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan tài liệu về ô nhiễm không khí:
+ Khái niệm về ô nhiễm không khí và các tác nhân gây ô nhi
ễm, các nguồn phát
thải gây ô nhiễm không khí chính ở Việt Nam (trong đề tài này chỉ phân tích nguồn gây ô
nhiễm cố định.
+ Xác định đối tượng chính chịu tác động của ô nhiễm không khí sức khỏe con
người; năng suất và cơ sở hạ tầng.
+ Mô hình lan truyền ô nhiễm và quy mô ô nhiễm: xác định nồng độ bụi, vùng bị
ảnh hưởng ô nhiễm bụi và mức độ lan truyền bụi trong không khí.
- Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và các phương pháp kỹ thuật lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm không khí.
+ Cơ sở lý luận về giá trị kinh tế, lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí.
+ Các phương pháp kỹ thuật lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí (trong
nghiên cứu này chỉ giới hạn phân tích với các nguồn ô nhiễm cố định và theo đối tượng bị
tác động chịu thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp).
- Nghiên cứ
u, phân tích kinh nghiệm quốc tế và hiện trạng Việt Nam về các trường
hợp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Kinh nghiệm quốc tế về lượng giá thiệt hại và các chính sách, qui trình tính toán
bồi thường do ô nhiễm không khí và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Hiện trạng ứng dụng lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
- Phân tích các khả năng áp dụng phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không
khí tại Việt Nam.
- Đề xuất qui trình lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí và bồi thường
thiệt hại phù hợp với Việt nam.
19
2.2.2.Các thí nghiệm
a.Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, chọn mẫu, nghiên cứu điều tra phục vụ thí điểm:
- Thiết kế nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang: Tổ chức, điều tra, khảo
sát, đánh giá cắt ngang tại một thời điểm và mô tả về tình trạng sức khỏe, đánh giá về tình
hình ô nhiễm môi trường và mức độ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện môi trường, bảo vệ
sức khoẻ người dân (có so sánh đối chứng) .
-Chọn mẫu
Việc lấy mẫu bao gồm 2 bước: xác định kích cỡ mẫu điều tra và chọn mẫu.
¾ Xác định kích cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu dịch tễ học mô tả cắt ngang:
n= Z
2
(1-α)
Trong đó: Z: Hệ số tin cậy (95%) = 1,96; P: Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ước tính: 0,4;
q=1-p =0,6 (theo báo cáo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế Bỉm sơn – Thị xã Bỉm sơn
năm 2010); e: sai số ước lượng ±5%; Cỡ mẫu tính được là n= 369.
Tuy nhiên, đợt khảo sát này đã được tiến hành với 500 hộ gia đình để đề phòng
trường hợp một số mẫu điều tra nào đó không có giá trị hoặc thông tin nào đó bị thiếu.
Ngoài ra, nghiên cứu lựa chọn thêm nhóm so sánh, đối chứng với số mẫu là 150 hộ gia
đình ở khu vực không chịu ảnh hưởng ô nhiễm khói bụi của nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
¾ Cách thức chọn mẫu và lựa chọn phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn phạm vi nghiên cứu áp dụng thí điểm:
Dựa vào kết quả mô phỏng ô nhiễm không khí và xác định vùng ô nhiễm ở khu vực
xung quanh nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy:
02 phường được các chuyên gia mô phỏng tình trạng ô nhiễm và đánh giá là nơi chịu ảnh
hưởng trực tiếp của ÔNKK là phường Ba Đình và P.Lam Sơn. Đồng thời cũng tiến hành
nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn các cơ quan quản lý nhà nước, môi trường
và y tế tại địa phương (Theo kết quả quan trắc năm 2010 của Sở TNMT tỉnh Thanh Hoá
về tình hình ô nhiễm bụi khu vực xung quanh nhà máy Xi măng Bỉm Sơn cho thấy:
Phường Ba Đình và P.Lam Sơn là 2 khu vực chịu ảnh hưởng và có nồng độ ô nhiễm bụi
p . q
e
2
20
cao nhất và vượt tiêu chuẩn cho phép, còn lại các phường, huyện lân cận ít bị ảnh hưởng
ô nhiễm bụi của nhà máy XMBS).
Theo số liệu thứ cấp Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường khu vực
xung quanh nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2010, Sở TN&MT Thanh Hóa cho thấy: hàm
lượng bụi lơ lửng tổng số TSP tại hầu hết các điểm khảo sát xung quanh nhà máy Xi
măng Bỉm sơn đều vượt TCCP. Như vậy, môi trường xung quanh nhà máy xi măng Bỉm
Sơn có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi TSP.
Bảng 1. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung quanh
nhà máy xi măng Bỉm Sơn
Bụi tổng Bụi silic
Kí hiệu mẫu
µg/m
3
µg/m
3
Tổ 11, khu 6, phường Lam Sơn 579,25 16,5
Tổ 7, khu 6, phường Lam Sơn 988,75 29,5
Tổ 5, khu 9, phường Lam Sơn 788,5 24,5
Tổ 4, khu 11, phường Ba Đình 649 20,75
Tổ 1, khu 8, phường Ba Đình 639 20
Tổ 4, khu 8, phường Ba Đình 550,5 17
Tổ 1, khu 9, phường Ba Đình 640 21
Tổ 2, khu 9, phường Ba Đình 692,5 24
QCVN 05:2009/BTNMT 200
QCVN 06:2009/BTNMT 50
QCVN 26:2010/BTNMT
Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường khu
vực xung quanh nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2010, Chi cục bảo vệ môi trường,
Sở TN&MT Thanh Hóa
Theo tính toán mô phỏng nồng độ bụi ô nhiễm do nhà máy xi măng Bỉm sơn năm
2010 của Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Đại học Khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (tính toán dựa trên số liệu thứ cấp của nhà máy
cho thấy cho thấy vị trí khu vực bị ô nhiễm bụi nhiều nhất do nhà máy XMBS là nằm
cách ống khói nhà máy khoảng từ 0,4 – 1,8km về phía Tây Bắc (297 - 381 µg/m
3
), vượt
quá tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh về chỉ tiêu bụi lơ lửng. Các vùng ô
nhiễm bụi bị ảnh hưởng do phát thải của nhà máy tập trung ở phía Bắc, Tây Bắc, Đông
Bắc và Đông Nam của nhà máy thuộc địa bàn Phường Ba Đình, phường Lam Sơn và
phường Bắc Sơn thuộc thị xã Bỉm Sơn. Các vùng còn lại nằm ở phía Nam của nhà máy ít
21
bị ảnh hưởng ô nhiễm do khói thải của nhà máy như phường Ngọc Trạo, xã Quang Trung
và xã Hà Lan thuộc thị xã Bỉm Sơn.
Hình 4. Hàm lượng bụi tổng và bụi silic trong môi trường không khí tại
khu vực xung quanh nhà máy
0
200
400
600
800
1000
1200
KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 KK7 KK8 KK9
ug/m3
Bụi tổng Bụi silic TC bụi tổng TC bụi silic
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô
hình hóa Môi trường – Viện KHQLMT 2011
Hình 5. Biểu diễn kết quả mô phỏng khu vực bị ô nhiễm bụi của NMXMBS
P. Ba Đình
P. Lam Sơn
P. Ngọc Trạo
22
Chính vì vậy, đề tài lựa chọn 2 khu vực P.Ba Đình và P.Lam Sơn tiến hành điều tra
thu thập thông tin về nhận thức, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, tình hình sức
khỏe và chi phí y tế và mức độ sẵn lòng chi trả để cải thiện môi trường sống và sức khoẻ
người dân. Ngoài ra, đề tài lựa chọn thêm địa điểm P.Ngọc Trạo để nghiên cứu so sánh
(tuy nhiên các tiêu chí lựa chọn đều dựa trên căn cứ của nghiên cứu đối chứng).
Điều kiện, tiêu chí lựa chọn nhóm so sánh: (1) điều kiện kinh tế xã hội, số dân, mức
sống, cơ sở hạ tầng, địa hình của P.Ngọc Trạo khá tương đồng với hai phường Ba Đình và
Lam Sơn, đồng thời không chịu tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí từ nhà máy xi
măng Bỉm Sơn (theo báo cáo thông tin thu thập được từ Phòng thống kê thị xã Bỉm Sơn
về đặc điểm kinh tế xã hội, nghề nghiệp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ sở
hạ tầng, v.v)
Hình 6: Vị trí hình ảnh vệ tinh 3 phường: địa điểm nghiên cứu
P.Ngọc Trạo
Vùng đối
chứng
NMXMBS
P.Lam Sơn
P.Ba Đình
23
Cách chọn mẫu:
Do không có sự khác biệt đáng kể trong điều kiện kinh tế - xã hội tại các phường
nên nghiên cứu sử dụng cách điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó Ba Đình và Lam
Sơn là hai phường trọng tâm chịu ảnh hưởng của ÔNKK có số phiếu điều tra mỗi phường
là 250, phường Ngọc Trạo (nhóm so sánh) có số phiếu là 150.
Bảng 2. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo phường
Phường Số dân Số lượng mẫu điều tra
trong đợt điều tra này
1 Ba Đình 10.993 251
2 Lam Sơn 8636 249
3 Ngọc Trạo 7819 150
Tổng cộng 27.448 650
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu (2011)
b. Tổ chức thực hiện
¾ Thảo luận nhóm (FGD)
Một cuộc thảo luận nhóm được thực hiện vào trung tuần tháng 5 năm 2010 với sự
tham gia của các cán bộ quản lý môi trường của Huyện và đại diện các tổ dân phố thuộc
các phường lấy mẫu. Cuộc thảo luận này để thu thập thông tin cho thiết kế và hoàn thiện
các mẫu bảng câu hỏi. Các đại biểu trình bày (i) những ý kiến của họ về tình hình phát
triển kinh tế, các vấn đề môi trường, thực trạng của vấn đề ÔNKK; (ii) ý thức của người
dân về các vấn đề môi trường; (iii) nhận diện một số các loại bệnh liên quan đến ÔNKK
phổ biến trong khu vực; và (iv) khả năng chi trả sơ bộ của các hộ dân để cải thiện chất
lượng không khí tại khu vực.
¾ Bảng câu hỏi điều tra
- Trong phần thứ nhất, bảng hỏi tìm kiếm những thông tin định tính về nhận thức
và quan điểm của người dân về môi trường tại địa phương, đặc biệt là nhận thức về vấn
đề ÔNKK. Đối tượng điều tra được đề nghị đưa ra thái độ và nhận thức của mình với
những biểu hiện của ÔNKK trong khu vực.
- Phần thứ hai thu thập những thông tin về tình hình bệnh tật liên quan đến ÔNKK
của người dân, cụ thể phần này hỏi về số ca bệnh của các thành viên trong gia đình, thời
gian nghỉ việc để điều trị, thu nhập tổn thất do mất khả năng lao động và chi phí cơ hội
của người thân phải nghỉ việc để chăm sóc bệnh nhân.
24
- Phần thứ ba được thiết kế nhằm thu thập những thông tin về sự sẵn sàng chi trả
(WTP) của các hộ dân để cải thiện chất lượng môi trường không khí và cảnh quan tại nơi
hộ sinh sống. Trước khi trả lời câu hỏi về mức sẵn sàng chi trả (WTP), đối tượng điều tra
được giải thích cụ thể những lợi ích về sức khỏe cộng đồng, chất lượng môi trường và
cảnh quan của địa phương khi chất lượng không khí được cải thiện. Câu hỏi WTP được
thiết kế ở dạng câu hỏi đóng là dạng câu hỏi trong đó người phỏng vấn nêu ra một mức
tiền đóng góp nhất định rồi hỏi người dân có sẵn lòng chi trả (đóng góp) mức đó hay
không. Với câu hỏi này, câu trả lời từ người dân sẽ là có hoặc không sẵn sàng chi trả.
Cách tiếp cận này còn được gọi là đánh giá ngẫu nhiên nhị phân (vì câu trả lời là có hoặc
không) và thuận tiện cho người trả lời khi chỉ phải lựa chọn giữa hai khả năng là có hay
không.
- Phần thứ tư gồm những câu hỏi về các đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng điều
tra. Những câu hỏi bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số thành
viên hộ gia đình và mức thu nhập của hộ.
¾ Cán bộ phỏng vấn
Đợt khảo sát này được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình và
do các cán bộ phỏng vấn của Viện KHQLMT và địa phương tiến hành. Những cán bộ
phỏng vấn đã có kinh nghiệm điều tra hiện trường. Việc tập huấn về cách để tiếp cận đối
tượng điều tra và hỏi những câu hỏi về sẵn sàng chi trả cũng được tổ chức cho các cán bộ
đi phỏng vấn nhằm đảm bảo độ tin cậy của các câu trả lời.
¾ Tiến hành điều tra
Công tác điều tra được thực hiện sau khi đã tập huấn cho các cán bộ phỏng vấn và
cung cấp các tài liệu: (i) một bộ bảng câu hỏi; (ii) một bản đồ vùng nghiên cứu và danh
sách hộ gia đình; và (iii) các tài liệu bổ sung. Đợt điều tra này đã được tiến hành từ tháng
7 - 9 năm 2011.
Tổ trưởng dân phố nơi tiến hành điều tra đi cùng nhóm nghiên cứu nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các hộ dân. Cuộc phỏng vấn thường diễn ra trong
khoảng 30 phút.
¾ Phân tích số liệu
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và mã hóa các kết quả từ bảng câu hỏi, hoàn thành
phân loại và thiết lập cơ sở dữ liệu của đợt khảo sát. Trong phần lớn các trường hợp,
những thông tin cần thiết đã được thu thập đủ.
Những kết quả điều tra này đã được phân tích theo cách thức sau đây:
25
Thống kê cơ bản về người được phỏng vấn;
Thống kê về sự khác biệt giữa số ca bệnh giữa vùng ô nhiễm và vùng so sánh
Ước tính WTP;
Kiểm tra độ tin cậy;
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến WTP.
Số liệu đã được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0.
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi, hoặc thu thập số liệu
- Thu thập số liệu phục vụ phân tích và tính toán lan truyền ô nhiễm không khí:
+ Thu thập các số liệu thông số kỹ thuật ống khói của nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
+ Hồi cứu số liệu và đo đạc môi trường xung quanh nhà máy
+ Thu thập những thông tin định tính về nhận thức và quan điểm c
ủa người dân về
môi trường tại địa phương, đặc biệt là nhận thức về vấn đề ô nhiễm không khí (ÔNKK).
- Thu thập số liệu phục vụ tính toán, lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không
khí:
+ Thu thập thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng điều tra.
+ Thu thập thông tin về tình hình bệnh tật liên quan đến ÔNKK của người dân, cụ
thể phầ
n này hỏi về số ca bệnh của các thành viên trong gia đình, thời gian nghỉ việc để
điều trị, thu nhập tổn thất do mất khả năng lao động và chi phí cơ hội của người thân phải
nghỉ việc để chăm sóc bệnh nhân.
+ Thu thập thông tin về sự sẵn sàng chi trả (WTP) của các hộ dân để cải thiện chất
lượng môi trường không khí và cảnh quan tại nơi hộ sinh sống.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải pháp
liên quan đã và đang được áp dụng để lượng giá, xác định giá trị kinh tế thiệt hại do ô nhiễm
không khí trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang: điều tra khảo sát thu thập thông tin
về nhận thức, đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, sứ
c khoẻ, chi phí
điều trị bệnh tật tại địa phương.
3. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các hội thảo, tổ chuyên gia trao đổi kinh nghiệm
xác định giá trị kinh tế thiệt hại do ô nhiễm không khí trên thế giới và ở Việt Nam.
4. Phương pháp chuyên ngành: bao gồm phương pháp thị trường và phương pháp
phi thị trường. Trong đó:
26
- Phương pháp thị trường: được sử dụng để đánh giá thiệt hại vật chất hữu hình và
các thiệt hại đó thường có giá thị trường, đó là phương pháp thay đổi năng suất, phương
pháp chi phí sức khoẻ, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp chi phí phòng ngừa,
phương pháp chi phí thay thế;
- Phương pháp phi thị trường: thường được sử dụng để đánh giá các thiệt hại vô
hình khó lượng giá
được trên thị trường. Hai phương pháp đánh giá gián tiếp được sử
dụng trong nghiên cứu này là: Phương pháp giá trị hưởng thụ và phương pháp đánh giá
tùy thuộc vào tình huống giả định.
5. Phương pháp mô hình: Xây dựng các mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, mô hình
phân tích hành vi để xác định các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng.