Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 305 trang )


2


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG



ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

NGHIÊN CỨU CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC
ĐỂ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM
VỚI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
Mã số: ĐTĐL.2010T/37

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Đức Định

Các thành viên chính tham gia đề tài:
1. PGS.TS. Đỗ Đức Định
2. PGS.TS. Trần Văn Tùng
3. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền
4. TS. Bùi Nhật Quang
5. TS. Trần Thị Lan Hương
6. ThS. Trần Thùy Phương
7. ThS. Đỗ Đức Hiệp
8. ThS. Kiều Thanh Nga
9. CN. Phạm Thị Kim Huế





Hà Nội, 2012

3
MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
7
LỜI MỞ ĐẦU
14
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - TRUNG ĐÔNG
20
1.1. Các lý thuyết và quan điểm chính sách có ảnh hưởng tới quan
hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông
20
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh
21
1.1.2. Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
22
1.1.3. Lý thuyết về tự
do thương mại
26
1.1.4. Các quan điểm mới về Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Kiến
tạo, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức
29

1.2. Các tôn giáo lớn tại Trung Đông
37
1.2.1. Hồi giáo
37
1.2.2. Thiên Chúa giáo
41
1.2.3. Do Thái giáo
43
1.3. Những thay đổi về chính sách và thực tiễn diễn ra tại Trung
Đông và thế giới thời kỳ gần đây
45
1.3.1. Những thay đổ
i về chính sách và biến động chính trị - xã hội
diễn ra gần đây tại Trung Đông - Bắc Phi
45
1.3.2. Cuộc khủng hoảng tài chính và sự thay đổi giá dầu thế giới
51
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TẠI KHU VỰC
TRUNG ĐÔNG
54
2.1. Tình hình chính trị, an ninh và ngoại giao của Trung Đông
54
2.1.1. Thực trạng chính trị, an ninh Trung Đông thời kỳ Chiến tranh
Lạnh
54
2.1.2. Tình hình chính trị, an ninh Trung Đông từ khi kết thúc Chiến
tranh Lạnh
đến nay
57


4
2.1.3. Tương đồng, khác biệt - nguyên căn của hợp tác và xung đột tại
Trung Đông
66
2.2. Sự phát triển thương mại và du lịch của Trung Đông
72
2.2.1. Quan hệ thương mại của Trung Đông
72
2.2.2. Sự phát triển của ngành du lịch Trung Đông
78
2.3. Thị trường lao động Trung Đông
81
2.3.1. Tổng quan thị trường lao động Trung Đông
81
2.3.2. Các đối tác xuất khẩu lao động sang Trung Đông
87
2.3.3. Các ngành nghề ti
ếp nhận lao động ở Trung Đông
88
2.3.4. Các hình thức và điều kiện đối với người lao động nước ngoài
ở một số nước Trung Đông
89
2.3.5. Tác động của lao động nước ngoài đối với thị trường lao động
Trung Đông
92
2.4. Dẩu lửa Trung Đông
94
2.4.1. Trữ lượng và phân bổ dầu lửa của Trung Đông
95
2.4.2. Sản lượng dầu lửa c

ủa Trung Đông
97
2.4.3. Nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa của Trung Đông
101
2.4.4. Cách thức sử dụng nguồn thu từ dầu lửa của Trung Đông
103
2.4.5. Vai trò dầu lửa Trung Đông trong ngành dầu lửa thế giới
110
2.4.6. Vai trò của OPEC đối với nguồn dầu lửa Trung Đông
110
2.4.7. Các nước lớn với nguồn dầu lửa Trung Đông
113
2.5. Đầu tư
nước ngoài vào Trung Đông và đầu tư của Trung
Đông ra nước ngoài
115
2.5.1. Đầu tư nước ngoài vào Trung Đông
116
2.5.2. Đầu tư của Trung Đông ra nước ngoài
122
2.5.3. Đầu tư của Saudi Arabia
127
2.5.4. Đầu tư của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất
132
2.5.5. Đầu tư của Israel
137
CHƯƠNG III: QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CỦA
TRUNG ĐÔNG
150


5
3.1. Quan hệ quốc tế và khu vực của Trung Đông những năm gần
đây
150
3.1.1. Những vấn đề nổi bật trong quan hệ quốc tế của Trung Đông 150
3.1.2. Quan hệ quốc tế của một số quốc gia chủ chốt tại Trung Đông 154
3.1.3. Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) 157
3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của GCC
157
3.1.3.2. Những đặc điểm chủ yếu của GCC
159
3.2. Quan hệ
của Trung Đông với các nước lớn
168
3.2.1. Quan hệ Trung Đông - Mỹ 168
3.2.1.1. Chính sách Trung Đông của Mỹ trong thời kỳ vừa qua
168
3.2.1.2. Quan hệ Trung Đông - Mỹ trong một số lĩnh vực tiêu biểu
171
3.2.1.3. Quan hệ GCC - Mỹ
179
3.2.2. Quan hệ Trung Đông - Nga 183
3.2.2.1. Chính sách Trung Đông của Liên bang Nga
183
3.2.2.2. Quan hệ Trung Đông - Nga trong một số lĩnh vực tiêu biểu
186
3.2.3. Quan hệ của Trung Đông với Liên minh Châu Âu 192
3.2.3.1. Chính sách Trung Đông c
ủa EU
192

3.2.3.2. Hợp tác trong khuôn khổ Đối tác Châu Âu - Địa Trung Hải
193
3.2.3.3. Hợp tác EU - GCC
197
3.2.3.4. EU với vấn đề an ninh, chính trị Trung Đông
201
3.2.4. Quan hệ Trung Đông - Nhật Bản 203
3.2.4.1. Chính sách Trung Đông của Nhật Bản
203
3.2.4.2. Hợp tác Trung Đông - Nhật Bản trong một số lĩnh vực tiêu
biểu
206
3.2.5. Quan hệ Trung Đông - Trung Quốc 209
3.2.5.1. Chính sách Trung Đông của Trung Quốc
209
3.2.5.2. Quan hệ kinh tế Trung Đông - Trung Quốc
213
3.2.5.3. Quan hệ của một số quốc gia trọng yếu ở Trung Đông với
Trung Quốc
217
3.2.6. Quan hệ hợp tác khu vực giữa Trung Đông và Châu Á 220

6
3.2.6.1. Con đường tơ lụa mới
221
3.2.6.2. Hợp tác GCC - ASEAN
223
3.2.6.3. Đối thoại Trung Đông - Châu Á
225
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP

ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC ĐỂ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC
VIỆT NAM - TRUNG ĐÔNG
227
4.1. Ảnh hưởng của các quan điểm lý thuyết và thực tiến đến
quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông
227
4.1.1. Ảnh hưởng của các lý thuyết và quan điểm phát tri
ển đối với
quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông
227
4.1.2. Ảnh hưởng của các tôn giáo đến khả năng hợp tác giữa Việt
Nam với Trung Đông
228
4.1.3. Ảnh hưởng của những biến động chính trị - xã hội - kinh tế diễn
ra gần đây tại Trung Đông - Bắc Phi và trên thế giới đối với quan hệ
hợp tác Việt Nam - Trung Đông
230
4.2. Thực trạng quan hệ h
ợp tác Việt Nam - Trung Đông trong
những lĩnh vực chủ yếu
234
4.2.1. Hợp tác thương mại và du lịch Việt Nam - Trung Đông
234
4.2.2. Hợp tác lao động Việt Nam - Trung Đông
249
4.2.3. Hợp tác dầu khí Việt Nam - Trung Đông
265
4.2.4. Hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Đông
272
4.3. Quan điểm chủ đạo và giải pháp đột phá chiến lược để mở

rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông
275
4.3.1. Những quan đ
iểm chủ đạo 275
4.3.2. Kiến nghị về cơ chế, chính sách và giải pháp đột phá chiến lược
để mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông
277
KẾT LUẬN
292
TÀI LIỆU THAM KHẢO
294


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACWA ACWA Power International Công ty Năng lượng Quốc tế
ACWA của Saudi Arabia
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Tự do Thương mại
ASEAN
AKP Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là
AK parti hoặc AKP (Adalet ve
Kalkınma Partisi)
Đảng Công lý và Phát triển
AL Arab League Liên đoàn Arab
AMED Asia - Middle East Dialogue Đối thoại Châu Á - Trung
Đông
AMU Alliance of Maghreb Union Liên minh Arab Maghreb

APEC Asia Pacific Economic
Cooperation
Tổ chức Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
ARAMCO Arabian American Oil
Company
Công ty dầu Mỹ Saudi Arabia
ARC ASEAN Riyadh Commitee Ủy ban Riyadh ASEAN
Arab FTA Arab Free Trade Area Khu vực Tự do Thương mại
Arab
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BIRD Bank of International
Reconstruction and
Development
Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển Quốc tế
CIA Central Intelligence Agency Cục Tình báo Trung ương
Mỹ
CNPC China National Petroleum Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

8
Corporation Trung Quốc
EIA Energy Information
Administration
Cơ quan Thông tin Năng
lượng (Mỹ)
EIU Economic Intelligence Unit Tổ chức Thông tin Kinh tế

EMP Euro-Mediterranean
Partnership
Đối tác Châu Âu - Địa Trung
Hải
ENP European Neighborhood
Policy
Chính sách Láng giềng Châu
Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
EURO-MED Euro - Mediterranean
Agreement
Hiệp định Châu Âu - Địa
Trung Hải
EUPOL
COPPs
Văn phòng Điều phối Hỗ trợ
Cảnh sát Palestine
Eurostat European Statistics Cơ quan Thống kê Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GAFTA Greater Arab Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do
Arab Mở rộng
GATT General Agreement on Trade
and Tariffs
Hiệp định chung về Thương
mại và Thuế quan
GCAA General Civil Aviation
Authority
Tổng cục Hàng không Dân
dụng của UAE
GCC Gulf Cooperation Council Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GFP Global Fire Power Tổ chức Hỏa lực Toàn cầu
GSD Gulf Security Dialogue Đối thoại An ninh vùng Vịnh
GSP General System of Priority Chế độ ưu đãi phổ cập
IAEA International Atomic Energy
Agency
Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế
IAF Islam Action Front Mặt trận Hành động Hồi giáo

9
(Jordan)
ICI Financing Instrument for
Cooperation with
Industrialised and other high -
income countries and
territories
Công cụ tài chính để hợp tác
với các quốc gia và vùng lãnh
thổ công nghiệp hóa, có thu
nhập cao
ICT Information and
Communication Technologies
Công nghệ Thông tin và
Truyền thông
IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế
IEF International Energy Fund Diễn đàn Năng lượng Quốc tế
IIC Israel Investment Center Trung tâm Đầu tư Israel
IIF Institute for International
Finance

Viện Tài chính Quốc tế
IKC Idemitsu Kosan Corp Tập đoàn Idemitsu Kosan
ILO International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMO International Maritime
Organization
Tổ chức Hàng hải Quốc tế
IPIC

International Petroleum
Investment Company
Công ty Đầu tư Dầu mỏ Quốc
tế
IRENA International Renewable
Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Tái sinh
Quốc tế
KEPCO Korea Electric Power
Corporation
Công ty Năng lượng Quốc
gia của Hàn Quốc
KNPC A Subsidiary of Kuwait
Petroleum Corporation
Công ty Dầu khí Quốc gia
Kuwait
KPC Kuwait Petroleum
Corporation
Tổng Công ty Dầu khí Quốc

gia Kuwait

10
LHQ United Nations Liên hợp quốc
LNG Liquefied natural gas Khí tự nhiên hóa lỏng
Maghreb Maghreb Liên minh Arab Maghreb
MCI Mitsui Chemical Inc Công ty Hóa chất Mitsui
MEFTA Middle East Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do
Trung Đông
MENA Middle East - North Africa Nhóm các nước Trung Đông
- Bắc Phi
MFN Most Favour Nations Quyền Tối huệ quốc
MIT Masachusett Institute of
Technology
Viện Công nghệ Masachusett
MOU Memorandum of
Understanding
Bản Ghi nhớ
M&A Merge & Association Sáp nhập và mua lại
Mubadala Mubadala Development
Company
Công ty Phát triển Mubadala
NAFTA North America Free Trade
Area
Khu vực Tự do Thương mại
Bắc Mỹ
NATO North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp uớc Bắc Đại
Tây Dương

Neo -
Ottomanism
Neo - Ottomanism Chủ nghĩa Ottoman mới
NIOC National Iranian Oil Company Công ty Dầu khí Quốc gia
Iran
NOGA National Oil and Gas
Authority
Cơ quan Dầu mỏ và Khí đốt
Quốc gia Bahrain
OECD Organization of Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
OFID OPEC Fund for International Quỹ Phát triển Quốc tế của

11
Development OPEC
OIC Organization of Islam
Conference
Tổ chức Hội nghị Hồi giáo
OPEC Organization of Petroleum
Export Countries
Tổ chức các nước Xuất khẩu
Dầu mỏ
PAFTA Pan Arab Free Trade Area Khu vực Tự do Thương mại
liên Arab
PE Polythylene Polythylene
PLO Palestine Liberation
Organization
Tổ chức Giải phóng Palestine

PNA Palestine National Authority Chính quyền Quốc gia
Palestine
PP Polypropylene Polypropylene
PPP Purchasing Power Parity Sức mua tương đương
PVI Petrovietnam Insurance Joint
Stock Corporation
Tổng Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Dầu khí
PVN Petrovietnam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam
QFC Quatar Financial Center Trung tâm Tài chính Qatar
QP Qatar Petroleum Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Qatar
QPI Qatar Petroleum International Công ty Dầu khí Quốc tế
Qatar
QSTP Qatar Science and Technology
Park
Trung tâm Khoa học và Công
nghệ Qatar
R&D Research & Development Nghiên cứu và Triển khai
SAGIA Saudi Arabia General
Investment Authority
Trung tâm Tác động Đầu tư
Arab
SANARCOM The Saudi National Hội đồng Tuyển dụng Lao

12
Committee for Recruitment động Quốc gia Saudi Arabia
SCG Siam Cement Group Tập đoàn Xi măng Thái Lan
SINOPEC China National Petrochemical

Corporation
Tập đoàn Hóa dầu Quốc gia
Trung Quốc
SIPRI Stockholm International Peace
Research Institute
Viện Nghiên cứu Hòa bình
Quốc tế Stockholm
SWFs Sovereign Wealth Fund Quỹ Tài chính nhà nước
TAQΑ
Abu Dhabi National Energy
Company
Công ty Năng lượng Quốc
gia Abu Dhabi
TASWEEQ Qatar International Petroleum
Marketing
Công ty Tiếp thị Dầu khí
Quốc tế Qatar
TBCN

Tư bản chủ nghĩa
TIFA Trade and Investment
Framework Agreement
Hiệp định khung về Thương
mại và Đầu tư
TNCs Transnational corporations Các công ty xuyên quốc gia
TPC Thailand Plastic and Chemical
Company
Công ty TNHH Nhựa và Hóa
chất Thái Lan
UAE United Arab Emirates Các Tiểu Vương quốc Ả Rập

Thống nhất
UFM Union for the Mediterranean Liên minh Địa Trung Hải
UNCTAD United Nations Committee on
Trade and Development
Ủy ban Thương mại và Phát
triển của Liên hợp quốc
UNDOF
United Nations
Disengagement Observer
Force

Phái bộ Giám sát Ngừng bắn
của Liên hợp quốc
UNESCO United Nations Education -
Science - Culture
Organization
Tổ chức Văn hóa Khoa học
Giáo dục Liên hợp Quốc
UNWTO United Nations World Tổ chức Du lịch Thế giới của

13
Tourism Organization Liên hợp quốc
VCCI Vietnam Chamer of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
VCM vinyl chloride monomer vinyl chloride monomer
Vinachem Vietnam Chemical Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế
giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa


14
LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng và tiến trình đổi
mới của Việt Nam ngày càng phát triển, Việt Nam tiếp tục nỗ lực để mở rộng
quan hệ hợp tác về mọi mặt với các bạn bè năm châu, trong đó có các nước
Trung Đông, nơi thu hút sự quan tâm ngày càng cao của cộng đồng qu
ốc tế, đặc
biệt là về các lĩnh vực chiến lược, kinh tế, thương mại, khai thác và buôn bán
dầu khí, nhằm phát triển các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, tăng cường vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất
nước.
Trung Đông là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng, là vùng đất giao
thoa giữa ba châu lục Á - Âu - Phi, tiếp nối giữ
a hai biển lớn là Địa Trung Hải
và Ấn Độ Dương, là mạch giao thông rất quan trọng của thế giới. Hơn thế,
Trung Đông còn chứa đựng nguồn tài nguyên dầu lửa lớn nhất thế giới, chiếm
68% trữ lượng dầu thô toàn cầu, nguồn năng lượng quý giá và cần thiết cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mọi quốc gia. Nhóm các quốc gia thuộc
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có tiề
m lực tài chính lớn, có khả năng đầu
tư trên nhiều lĩnh vực. Trung Đông theo nghĩa rộng có dân số khoảng 350 triệu
người với mức thu nhập trung bình cao, là một thị trường lớn về hàng hóa, dịch

vụ, lao động, trong đó có những thứ Việt Nam có nhiều khả năng cung cấp như
hàng hóa nông sản, tiêu dùng, lao động
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực Trung Đông, Chính phủ Việt
Nam
đã đưa ra “Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam -
Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015” nhằm tăng cường phát triển sự hợp tác
nhiều mặt, cùng có lợi, thiết thực và hiệu quả với các nước trong khu vực này.
Cho đến nay, quan hệ này đang được thúc đẩy mạnh mẽ, bước đầu dành được
những thành tựu nhất định.
Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông cùng là những n
ước
đang phát triển có điều kiện hợp tác bổ sung cho nhau về kinh tế, lao động, tài

15
nguyên thiên nhiên v.v… Đây là tiền đề đẩy nhanh các mối quan hệ vì lợi ích
của mỗi bên.
Trong khi khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay đang kéo thị
phần xuất khẩu của Việt Nam ở các thị trường truyền thống giảm xuống thì kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Trung Đông có xu hướng tăng lên.
Đó là một dấu hiệu tốt cho tiềm n
ăng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt
Nam với thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, quan hệ này vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng kinh tế, thương mại của Việt Nam và Trung Đông. Trong thời
gian qua quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc khu Trung
Đông còn hạn chế ở mức nhỏ lẻ và thường qua khâu trung gian.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ hợp tác kinh tế

của Việt Nam với Trung Đông còn bị hạn chế và kết quả hợp tác còn khiêm tốn
như vậy là vì sự hiểu biết của chúng ta về Trung Đông còn rất ít ỏi. Tài liệu tra
cứu thông tin về các nước Trung Đông nhằm hỗ trợ đánh giá, phân tích tiềm

năng, thế mạnh của thị trường Trung Đông, phân tích, giới thiệu về văn hóa, tập
tục, tôn giáo, cũng như các đặc đ
iểm về chính trị, luật pháp của các quốc gia
Trung Đông hầu như chưa có hoặc nếu có thì rất sơ sài.
Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu thực tiễn hiện nay, chúng ta cần đi sâu
tìm hiểu về Trung Đông nói chung, thị trường Trung Đông nói riêng. Do vậy,
việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan
hệ hợp tác của Việt Nam với khu v
ực Trung Đông đến năm 2020” làm đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước không chỉ cần thiết mà còn cấp bách bởi
hiện nay Chính phủ ta đã thông qua ˝Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ
hợp tác Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015˝.
Phần tổng quan tình hình nghiên cứu về Trung Đông tại Việt Nam cho thấy
chúng ta còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về
Trung Đông. Chính vì vậy, đề tài “
Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để
mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020”
là một đề tài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp
những thông tin và dữ liệu cần thiết, đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và

16
sẽ giúp có được một cái nhìn tổng thể về khu vực Trung Đông; đưa ra các phân
tích, đánh giá, các luận cứ khoa học và các gợi ý giải pháp cho việc xác định các
khâu đột phá chiến lược ở Trung Đông đối với Việt Nam, phục vụ trực tiếp và
góp phần thực hiện tốt “Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt
Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 - 2015” mà Chính phủ đã ban hành. Ngoài
ra, đề tài cũng sẽ
góp phần tuyên truyền và mở rộng nhận thức về Trung Đông,
cung cấp các tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các
trường học, các viện nghiên cứu, các cơ quan có liên quan, và cung cấp các

thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tìm hiểu cơ hội,
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Trung Đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm ra nhữ
ng khâu đột phá chiến lược để mở
rộng quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc
khu vực Trung Đông, góp phần vào việc thực hiện các chương trình hành động
và Đề án quốc gia thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các
nhiệm vụ chủ y
ếu sau đây:
- Xác định những nhu cầu và tiềm năng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
với khu vực Trung Đông, trong đó tìm hiểu và xem xét toàn diện những khả
năng, tiềm lực và cơ hội, đồng thời chỉ ra những khó khăn, cản trở và hướng
khắc phục các khó khăn đó khi Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với khu vực
này.
- Lựa chọn nghiên cứu và đề xuấ
t những chính sách, biện pháp thiết thực,
khả thi nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với một số nước Trung Đông
có khả năng hợp tác nhiều mặt và lâu dài với Việt Nam. Những đối tác chiến
lược này sẽ là những địa bàn đột phá quan trọng nhất để Việt Nam mở rộng
quan hệ với các nước còn lại ở Trung Đông.
- Xác định các hướng ưu tiên và các đối tác chiế
n lược cụ thể của khu vực
Trung Đông. Mục tiêu của phần này là lựa chọn, nghiên cứu và đề xuất xây

17
dựng một số ngành, lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để từ đó Việt Nam mở rộng sang
các ngành, lĩnh vực khác trong quan hệ với các nước Trung Đông.

- Đề xuất hướng đi, giải pháp và chính sách phát triển, mở rộng các quan
hệ hợp tác nhiều mặt với khu vực Trung Đông đến năm 2020 và xa hơn, trong
đó trọng tâm nghiên cứu những chính sách, giải pháp mang tính chiến lược,
thiết thực và có tính khả thi để m
ở rộng quan hệ hợp tác, đối tác với các nước
Trung Đông.
- Cung cấp cho bạn đọc những thông tin, tư liệu và cơ sở lý luận cần thiết
cho các hoạt đông nghiên cứu, giảng dạy, học tập, phát triển kinh doanh, hoạch
định chính sách, nói chung là để nâng cao tầm hiểu biết của đông đảo bạn đọc
về Trung Đông - khu vực có tầm quan trọng chiến lược và lợi ích kinh tế - xã
hội thi
ết yếu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên và phục vụ cho việc xây dựng và thực
thi các chính sách của Chính phủ Việt Nam, nên trong quá trình nghiên cứu tuy
các tác giả có tham khảo một số quan niệm khác nhau được các tổ chức quốc tế
và các nước khác trên thế giới đã nêu ra, nhưng trọng tâm tập trung nghiên cứu
các nước Trung Đông theo quan niệm và khuôn khổ chính sách đã được nêu
trong Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai
đoạn 2008-2015 mà
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt. Theo Đề án này, Trung Đông là
khu vực có 16 nước với tổng diện tích khoảng 6 triệu km
2
, dân số trên 260 triệu
người, gồm các nước cụ thể như Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, UAE, Kuwait,
Jordan, Iran, Iraq, Israel, Lebanon, Oman, Palestine, Cyprus, Turkey, Syria và
Yemen
1
.
Việt Nam và Trung Đông có nhiều lợi thế so sánh có thể bổ sung cho

nhau thông qua các quan hệ hợp tác hai bên, ba bên và nhiều bên cùng có lợi. Vì
thế, việc nghiên cứu để góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác thiết thực trên
đây là rất cần thiết và hữu ích.

1
Theo phiên âm tiếng Việt là: A-rập Xê-út, Ba-ranh, Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), Cô-
oét, Gioóc-đa-ni, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Li-băng, Ô-man, Pa-le-xtin, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri và Y-ê-men

18
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề chính gồm cơ
sở lý luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông; tình hình
chính trị, an ninh, ngoại giao của khu vực; thực trạng, tiềm năng, triển vọng
phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khai thác tài
nguyên thiên nhiên, du lịch; cùng các quan hệ hợp tác mang tính khu vực như
hợp tác thông qua Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) từ
đó có một số đánh
giá, kết luận và kiến nghị về các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ
hợp tác của Việt Nam với các nước Trung Đông từ nay đến năm 2020 và xa hơn.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài kết hợp việc vận dụng các
phương pháp truyền thống về duy vật lịch sử và duy v
ật biện chứng với những
phương pháp thông thường và phương pháp mới như phân tích, tổng hợp, so
sánh, cụ thể gồm: Thứ nhất, sưu tầm, khảo sát, lựa chọn các tài liệu có liên quan
trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước; Thứ hai, gặp gỡ, trao đổi
với các học giả và các nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước để tìm hiểu
các lĩnh v
ực liên quan, nhất là lĩnh vực quan hệ quốc tế với Trung Đông, tiến
hành tổ chức các hội thảo khoa học; Thứ ba, xử lý tài liệu, đánh giá, phân tích
rút ra các kết luận khoa học về bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển của

cục diện thế giới đến năm 2020, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Trung
Đông trong cục diện chung của thế giới, sự quan tâm c
ủa thế giới tới Trung
Đông, và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với Trung Đông, từ
đó xác định những lĩnh vực, đối tác cần ưu tiên, coi đó là các khâu đột phá để
thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Đông.
5. Đóng góp của đề tài
Những đóng góp chính của đề tài bao gồm:
- Một công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, cung
cấp các kiến th
ức cơ bản, khái quát, mang tính tổng hợp và hệ thống về khu vực
Trung Đông.
- Đã phân tích làm rõ tầm quan trọng chiến lược của khu vực Trung Đông,
đồng thời làm rõ những lĩnh vực có khả năng bổ sung và mở rộng quan hệ hợp

19
tác của Việt Nam với cả khu vực Trung Đông nói chung, với từng nước trong
khu vực nói riêng, từ đó xác định cụ thể các khâu đột phá chiến lược nhằm mở
rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 và
xa hơn.
- Đề xuất các kiến nghị thiết thực, có tính khả thi cao phục vụ các cơ
quan hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn có liên quan tham khả
o và
sử dụng.
- Cung cấp các thông tin, tư liệu cần thiết góp phần bổ sung và nâng cao
nhận thức của bạn đọc Việt Nam về khu vực Trung Đông, giúp các cơ sở nghiên
cứu, đào tạo, kinh doanh có thêm thông tin, tư liệu cần thiết để đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu, đào tạo và kinh doanh tại khu vực Trung Đông.
Cuối cùng, các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài tự nhận thấy đã có
nhiều nỗ

lực, nhưng do đây là một đề tài lớn với nhiều vấn đề khó và các tác giả
còn có những hạn chế trong quá trình nghiên cứu, nhất là ít có điều kiện đi
nghiên cứu, tiếp cận thực tế tại các nước Trung Đông, nên không tránh khỏi có
những khiếm khuyết nhất định, rất mong được các nhà khoa học góp ý, bổ
khuyết.
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Thay mặt tập thể tác giả

PGS.TS. Đỗ Đức Định






20
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - TRUNG ĐÔNG

Trung Đông là khu vực có nhiều mô hình thể chế khác nhau. Thể chế
chính trị một mặt phụ thuộc vào các tín điều tôn giáo, mặt khác bị chi phối bởi
chính sách cai trị và sự tranh giành ảnh hưởng của các quốc gia Châu Âu, Liên
Xô cũ, Hoa Kỳ và đế quốc Ottoman. Vị trí địa - chính trị của Trung Đông có
tầ
m quan trọng chiến lược, không chỉ vì đây là cầu nối giao thương giữa ba
châu lục lớn Á - Âu - Phi, mà còn vì ở đó có nguồn tài nguyên dầu khí lớn nhất
thế giới, có nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác, khiến các siêu
cường luôn nhòm ngó, tranh giành ảnh hưởng.
Đối với Việt Nam, Trung Đông cũng là khu vực đã có mối quan hệ hợp

tác từ khá lâu, nhất là từ khi nước ta cùng các nước Trung Đông chia sẻ những
kinh nghiệ
m đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Nhưng hầu
hết các quan hệ hợp tác trước đây chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chính trị,
ngoại giao, chỉ đến một vài thập kỷ gần đây mới chuyển dần sang các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ mang tính thiết thực hơn. Để hiểu
rõ những cơ hội và thách thức trong tiến trình
đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông từ nay đến năm 2020 và xa
hơn, công trình này sẽ bắt đầu từ việc nghiên cứu những cơ sở lý thuyết, chính
sách và thực tiễn chính trị, kinh tế, xã hội làm nền tảng cho những quan hệ hợp
tác trước mắt cũng như lâu dài giữa hai bên.
1.1. Các lý thuyết và quan điểm chính sách có ảnh hưởng tới quan hệ hợp
tác Việ
t Nam - Trung Đông
Lợi thế quốc gia, năng lực cạnh tranh là một chủ đề được nghiên cứu và
đánh giá trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hàng năm. Phương pháp đánh
giá chủ yếu do các giáo sư Đại học Harvard như Porter, Jeffrey, Andrew và một
số chuyên gia của WEF như Peter, Mache Levinson và Klaus Schwale xây dựng
từ thập niên 1970. Đến cuối thập niên 1980, học giả Mỹ S. Nye lại đưa ra khái

21
niệm về sức mạnh mềm của một quốc gia. Theo ông, nhiều quốc gia hiện nay
không chỉ có sức mạnh cứng (được đánh giá qua năng lực cạnh tranh), mà còn
có lợi thế về sức mạnh mềm như văn hóa, hình thái ý thức, hệ thống giá trị, tư
tưởng về tự do, dân chủ, nhân quyền… Lợi thế của một quốc gia được hiểu ở
những cấp
độ khác nhau, trước hết là lợi thế so sánh, tiếp theo là lợi thế cạnh
tranh, và cao hơn là nâng tầm các lợi thế đó thành sức mạnh quốc gia.
1.1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh

Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh quốc gia xuất bản năm 1990, M.
Porter đã phân tích rõ những khác biệt giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh,
thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất, lợi thế so sánh là khái niệm c
ủa kinh tế
học, còn lợi thế cạnh tranh là khái niệm xuất phát từ khoa học quản lý. Thứ hai,
lợi thế so sánh liên quan tới giá cả thị trường, còn lợi thế cạnh tranh quan tâm
tới hoạt động của doanh nghiệp, nhấn mạnh tới hoạt động đổi mới, sáng tạo.
Thứ ba, lợi thế so sánh chú ý tới số lượng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, còn
lợi thế
cạnh tranh chú ý đến chất lượng các yếu tố sản xuất, chất lượng hàng hóa,
năng lực quản lý. Mặc dầu trong lý luận về kinh tế có thể phân biệt được hai
khái niệm này nhưng trong thực tế chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ
chúng có một số đặc điểm chung như sự chi phối của giá cả, bị khống chế bởi
tài nguyên khan hiếm, quy mô thị trường và tri th
ức công nghệ. Nhiều người
cho rằng một quốc gia có lợi thế so sánh ở một ngành thì cũng có lợi thế cạnh
tranh ở ngành đó. Mặt khác bản chất của lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
đều hướng tới so sánh về năng suất trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, lợi thế so
sánh chủ yếu do thiên nhiên ưu ái, tạo ra.
Vị thế của một quốc gia, các công ty trong hệ thống kinh tế
thế giới do
nhiều yếu tố quyết định. Xét trên bình diện phân công quốc tế, lợi thế so sánh có
tác dụng quyết định. Xét ở phương diện ngành thì lợi thế cạnh tranh có vị trí
quyết định lớn hơn. Theo Porter, một trong những nguyên nhân căn bản cản trở
tốc độ phát triển kinh tế là do chưa nhận thức đầy đủ sự khác nhau về lợi thế so
sánh và lợi thế cạ
nh tranh của một quốc gia. Chỉ dựa vào tài nguyên, giá nhân
công rẻ và gia công lắp ráp thì chưa đủ điều kiện đưa đất nước tới phồn vinh

22

kinh tế. Nên hiểu lợi thế so sánh là các yếu tố cấp thấp do thiên nhiên, vị trí địa
lý tạo ra. Khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra thì lợi thế này giảm
dần vai trò. Lợi thế cạnh tranh quốc gia cần phải được tập trung vào các yếu tố
chứa đựng năng lực động. Trong số đó các yếu tố chất lượng nhân lực, năng lực
công nghệ, hạ tầng cơ sở, tinh thần ch
ủ động hội nhập là rất quan trọng.
1.1.2. Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
Sự thịnh vượng của một quốc gia được xác định bởi GDP bình quân đầu
người, đó là thước đo tổng quát về năng lực, lợi thế cạnh tranh quốc gia, nó có
quan hệ dài hạn với mức sống của người dân. GDP bình quân đầu người phụ
thuộc vào vốn đầu tư và trình độ công ngh
ệ. Khái niệm vốn đầu tư ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cơ sở kỹ thuật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hạ
tầng kỹ thuật), nguồn vốn con người (trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp,
thái độ làm việc, sức khỏe), nguồn lực xã hội và hệ thống thể chế cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tă
ng trưởng GDP phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm, trình độ
công nghệ hiện đại và tốc độ đổi mới, cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, ngày nay
còn có nhiều yếu tố tác động tới tăng trưởng, một yếu tố quan trọng đang được
chú ý là thể chế (bao gồm cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế). Thể chế, hệ
thống pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò t
ạo ra môi trường chung.
Còn bản thân năng suất phụ thuộc nhiều vào sự cải thiện năng lực ở cấp vi mô,
tức là cấp ngành và doanh nghiệp. Theo WEF, lợi thế cạnh tranh của một quốc
gia được quy định bởi 8 yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế. Yếu tố này bao gồm
các chính sách xuất khẩu, nhậ
p khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như tín dụng, bảo hiểm và khả năng chuyển
đổi đồng tiền khi thực hiện các giao dịch vãng lai. Thước đo độ mở của nền

kinh tế thường là tỷ trọng xuất nhập khẩu trong GDP, nhưng giá trị tăng thêm
của xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng hơn. Chuyể
n giao công nghệ được thực
hiện thông qua nhiều kênh nhưng công nghệ gắn chặt với hàng hóa, dịch vụ. Do
đó nhập khẩu hàng hóa là một kênh chuyển giao công nghệ. Độ mở của nền
kinh tế càng sâu thì đổi mới công nghệ càng nhanh, tác động tích cực tới năng

23
suất, là điều kiện quan trọng cho một quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mở cửa để thu hút FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang
phát triển. Tác động của FDI tới năng lực sản xuất và dịch vụ của một quốc gia
không chỉ thông qua sự phân bổ nguồn lực trong hệ thống công ty mà còn giúp
cho việc tiêu thụ sản phẩm, lan tỏa công nghệ, chuyển d
ịch cơ cấu kinh tế, tiến
tới các ngành công nghệ, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Toàn cầu hóa, khu
vực hóa và cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tạo điều
kiện cho nhiều quốc gia thực hiện chính sách mở cửa thoát khỏi nghèo đói và
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thành công của các quốc
gia Đông Á là một thí dụ điển hình, được nhiều công trình nghiên cứu c
ủa Ngân
hàng Thế giới phân tích, ðánh giá và nêu lên các bài học kinh nghiệm trong vài
thập niên gần đây.
Thứ hai, sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường với hệ thống tài chính
tiền tệ, ngân hàng là trung tâm. Quy mô của hệ thống tài chính tiền tệ so với
GDP, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ tài chính tiền tệ, tỷ lệ tiết kiệm, đầu
tư và nợ khó đòi của nền kinh t
ế… thể hiện năng lực tài chính của một quốc gia.
Hệ thống tài chính càng phát triển, nghĩa là khả năng tiếp cận tín dụng càng dễ
dàng hoạt động với tỷ lệ rủi ro thấp. Nước nào sử dụng vốn đầu tư, vốn vay của
nước ngoài hiệu quả thì nguồn vốn đó có tác dụng tích cực tới tăng trưởng kinh

tế. Sai lầm của các nước đ
ang phát triển là vay nợ tràn lan, không tính đến điều
kiện hấp thụ, hấp thụ kém, ít khi tính tới khả năng trả nợ. Hệ thống tài chính
kém hiệu quả đã dẫn đến một số cuộc khủng hoảng tài chính, thí dụ Mỹ Latinh
thập niên 1980, khủng hoảng tài chính Đông Á cuối thập niên 1990 và cuộc
khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ từ năm 2007.
Thứ ba, nhóm yếu tố về khoa h
ọc công nghệ, xét tới trình độ khoa học
công nghệ của quốc gia so với thế giới, thể hiện qua công nghệ đột phá, đầu tư
cho hoạt động R&D, sự phát triển của thị trường công nghệ và quan hệ hợp tác
giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các ngành công nghiệp. Mỹ là
quốc gia hàng đầu đang độc quyền chi phối các công nghệ cao. Thung lũng
Silicon tại California của Mỹ là một khu công ngh
ệ cao về công nghệ thông tin,

24
y sinh học, công nghệ nano, vật liệu và năng lượng mới. Vai trò của công nghệ
đối với tăng trưởng kinh tế đã được các lý thuyết tăng trưởng nội sinh xét đến từ
nhiều thập niên trước đây. Dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội sinh, các nhà khoa
học tiêu biểu như Lucas, Romer đã khẳng định rằng công nghệ và nhân lực có
kỹ năng đã tạo ra lợi tức tăng dần. Mố
i liên hệ giữa công nghệ và năng lực cạnh
tranh quốc gia được thể hiện ở hai khía cạnh. Công nghệ quyết định hiệu quả
sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành, mặt khác công nghệ tạo ra các sản
phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn và được thương mại hóa. Chính vì nhận
thức được vai trò của công nghệ mà nhiều quốc gia đang phát triển như Trung
Quốc, Ấn Độ
, Brazil, Hàn Quốc đang đầu tư ở mức cao cho hoạt động R&D.
Thứ tư, kết cấu hạ tầng và hiệu quả vận hành sử dụng kết cấu hạ tầng. Cụ
thể là dựa vào hệ thống giao thông, cảng biển, hàng không, kho bãi, viễn thông,

internet. Ngoài ra, ở khía cạnh chi phí cần chú ý tới chi phí đầu tư, thời gian
thực hiện các dịch vụ và mức độ an toàn các dịch vụ. Hoa Kỳ, Nhật B
ản và một
số quốc gia EU đều có hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại. Hệ thống hạ tầng cơ sở
có mối quan hệ chặt chẽ với thể chế ở mức độ độc quyền hay cho phép các nhà
đầu tư tham gia xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở. Ở Mỹ nhiều đặc khu kinh tế
tự do là do tư nhân quản lý, đầu t
ư, do đó hệ thống sân bay, cảng biển, đường
giao thông cao tốc rất hiện đại.
Thứ năm, lao động được đánh giá cả về số lượng và chất lượng. Chất
lượng được đo bởi trình độ chuyên môn, sức khỏe, kỷ luật lao động và khả năng
linh hoạt trước các thay đổi về kỹ năng của thị trường lao động. Thurow, một
nhà kinh tế hàng đầ
u của Viện Công nghệ Masachusett (MIT), Mỹ, cho rằng kỹ
năng của người lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia
trong thế kỷ 21. Do đó, các quốc gia đang tích cực mở rộng quy mô đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao, đi đầu là Mỹ và Tây Âu, gần đây là các nước đang
phát triển Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, nhờ chính sách phát triển nguồn
nhân lực đã nâng cao năng lự
c cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu trên thị
trường thế giới và rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa.

25
Thứ sáu, quản lý doanh nghiệp thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp
đã xây dựng được các chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải tham gia vào mạng
lưới sản xuất toàn cầu hoặc trở thành một mắt xích trong chuỗi cung của mạng
lưới sản xuất toàn cầu. Muốn vậy phải nâng cấp hệ thống sản xuất,
đổi mới
công nghệ để trở thành nhà sản xuất theo hợp đồng. Tại các quốc gia Đông Á

như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, hầu hết các công ty lớn đang
nâng cấp hệ thống sản xuất và năng lực quản lý để tham gia vào mạng lưới sản
xuất trong lĩnh vực công nghiệp điện tử và ô tô, hợp tác sản xuất với các chi
nhánh của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.
Thứ bảy, vai trò của chính phủ thể hiện qua sự can thiệp vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp
và ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tới các chính sách của chính phủ. Do đó,
tính công khai, minh bạch, mức độ quan liêu, tình trạng tham nhũng là những
chỉ báo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tính chuyên nghiệp của
chính phủ. Tại các quốc gia có nền kinh t
ế thị trường đầy đủ thì vai trò của
doanh nghiệp nhà nước giảm, chính phủ không tham gia vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ là điều kiện thôi thúc các
doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình.
Thứ tám, các nhóm yếu tố về thể chế nhấn mạnh tới hệ thống luật pháp,
hiệu quả của luật pháp và sự phù hợp của hệ thống đó đố
i với kinh tế thị trường.
Sự khách quan và hiệu lực của pháp luật bảo đảm cho các hợp đồng về thương
mại, đầu tư, vai trò trọng tài được thực hiện nghiêm minh. Thể chế thị trường tự
do sẽ giúp cho các loại chi phí giao dịch giảm. Một lần nữa cần nhắc lại sự đổ
vỡ của các tập đoàn Đông Á là do chủ nghĩa thân hữu (quan chức chính ph
ủ cấu
kết với tư nhân) tạo nên, một trong những yếu tố gây nên khủng hoảng tài chính
1997-1998.
Từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay, cùng với sự tiến bộ của công
nghệ, mức độ phụ thuộc của các quốc gia ngày càng tăng do toàn cầu hóa và hội
nhập. Sự xuất hiện của các chủ thế hành vi là các công ty đa quốc gia, sự thay

26
đổi thể chế chính trị tại một số nước và sự thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc, tôn

giáo dẫn tới tình cảnh các nước lớn không thể lợi dụng sức mạnh kinh tế để thực
hiện các mục tiêu nhằm gây ảnh hưởng của mình. Trong bối cảnh đó, các nước
lớn sử dụng sức mạnh mềm như văn hóa, chính sách đối ngoại, truyền bá t
ư
tưởng tự do dân chủ đã gây ảnh hưởng với các nước nhỏ. Sức mạnh mềm đã trở
thành sức mạnh và lợi thế của một quốc gia, được xem như là một tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị quốc tế.
1.1.3. Lý thuyết về tự do thương mại
Cùng thời kỳ với Ricardo, rất ít đại biểu quốc hội Anh hiểu
được lý
thuyết thương mại tự do của ông, đó là lý thuyết về lợi thế so sánh Ricardo.
Trong thời đại Ricardo, các chúa đất thầm thì với các chính trị gia để nhờ
vả quốc hội duy trì sự bảo vệ, cấm nhập khẩu ngũ cốc từ bên ngoài. Giá ngũ cốc
tăng vọt một phần do cấm vận của đế chế Napoleon và các chúa đất muốn được
hưởng lợi. Do đó, các ch
ủ đất đã vận động quốc hội thông qua luật cấm nhập
khẩu ngũ cốc vào năm 1815 được gọi là luật ngô (bao gồm cả lúa mỳ, yến mạch
và lúa mạch). Lúc đó Ricardo đã nhìn thấy hai hướng đi cho nước Anh. Thứ
nhất, theo quan điểm của những người thiển cận theo phái bảo hộ sẽ tự cô lập
mình, tách khỏi thị trường hàng hóa thế giới. Nế
u nước Anh lựa chọn hướng đi
này, nền kinh tế sẽ sụp đổ. Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam
Smith thì khi hàng hóa của các nước khác sản xuất rẻ hơn hàng hóa cùng loại
của mình, thì nên mua hàng hóa của các nước khác và bản thân mình hãy dùng
các nguồn lực để sản xuất ra các hàng hóa có lợi thế so sánh hơn. Con đường
thứ hai, với tư cách là một nhà buôn hướng ngoại, theo Ricardo nước Anh cần
phải chuyên môn hóa sản xuất
để nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo ông
thương mại tự do là hoàn toàn có thể thực hiện được với những hộ gia đình
nhiều hàng hóa hơn. Ricardo đã cổ vũ cho chính sách mở cửa, trong khi những

người thợ thủ công, thợ làm bánh mỳ, thợ may đòi hỏi chính phủ phải bảo hộ họ.
Việc ngăn cấm nhập khẩu theo ông ảnh hưởng đến đời sống của các chủ thuê
m
ướn và công nhân, bởi vì hàng hóa rẻ sẽ cải thiện cuộc sống của họ. Bất chấp
sức mạnh trí tuệ và nhiều cách thuyết phục của ông, luật ngô vẫn tồn tại tới năm

×