2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ
TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY BIỂN
Mã số đề tài: TNMT.06.03
Thuộc Chương trình: Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ
quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo Việt Nam giai đoạn
2010 – 2015
Mã số Chương trình: TNMT.06/10-15
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Vũ Trường Sơn
Hà Nội, 2012
3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
I.1. Đặt vấn đề 8
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 10
I.3. Cách tiếp cận 10
CHƯƠNG II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 13
II.1. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu 13
II.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
II.1.2. Phạm vi nghiên cứu 13
II.1.3. Thời gian nghiên cứu 13
II.2. Nội dung nghiên cứu 13
II.3. Phương pháp nghiên cứu 15
II.4. Sản phẩm của Đề tài và mức độ hoàn thành so với thuyết minh 23
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY
BIỂN VÀ HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25
III.1. Tình hình khai thác khoáng sản biển trên thế giới 25
III.1.1. Các loại hình khoáng sản rắn đáy biển 25
III.1.2. Tình hình khai thác khoáng sản rắn biển của các nước trên thế giới 30
III.2. Tình hình khai thác khoáng sản biển của Việt Nam 37
III.2.1. Tiềm năng khoáng sản biển Việt Nam 37
III.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản biển tại Việt Nam 43
III.3. Công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt động có
liên quan đến khai thác khoáng sản biển 46
III.3.1. Công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt động
có liên quan đến khai thác khoáng sản biển của các nước trên thế giới 46
III.3.2. Công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt động
có liên quan đến khai thác tài nguyên biển và ven biển ở Việt Nam 48
III.4. Tổng quan về công nghệ khái thác khoáng sẳn rắn đáy biển 50
III.4.1. Tổng quan về phương pháp khai thác khoáng sản đáy biển 50
III.4.2. Khai thác bằng chuỗi gầu xúc dạng dây (bucketline) và chuỗi gầu xúc
dạng thang (bucket ladder) 53
III.4.3. Khai thác bằng phương pháp hút (suction dredge) 56
III.4.4. Phương pháp hút sử dụng đầu cắt (Cutter head Suction Deredge) 61
III.4.5. Phương pháp hút sử dụng khí thổi (Air Lift Dredges) 63
III.4.6. Khai thác bằng cuốc (Grab dredges) 64
4
III.5. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển đối với các đối
tượng chịu tác động 66
III.5.1. Ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường 66
III.5.2. Ảnh hưởng tới các yếu tố tài nguyên 68
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐTM CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY BIỂN 74
IV.1. Những khái niệm chung về bộ tiêu chí trong đánh giá tác động môi trường 74
IV.2. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý trong xây dựng bộ tiêu chí trong đánh giá
tác động môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển 76
IV.2.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý trong xây dựng bộ tiêu chí 76
IV.2.2. Danh mục các tác động do hoạt động khai thác khoáng sản biển 80
IV.3. Bộ tiêu chí trong đánh giá tác động cho hoạt động khai thác khoáng sản rắn
đáy biển 85
CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY BIỂN
88
V.1. Phân loại mức độ quan trọng 88
V.1.1. Hiện trạng phân loại mức độ quan trọng các dự án cần đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án phát triển chung 88
V.1.2. Xác định quy mô các dự án khai thác khoáng sản rắn đáy biển cần đánh giá
tác động môi trường 89
V.2. Các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt
động khai thác khoáng sản rắn đáy biển 90
V.2.1. Cơ sở xây dựng các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển 90
V.2.2. Các nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển 91
CHƯƠNG VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIẢM THIỂU VÀ ỨNG
PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG XẤU CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
RẮN TỪ ĐÁY BIỂN 101
VI.1. Các biện pháp giám sát môi trường trong và sau hoạt động khai thác khoáng
sản rắn đáy biển 101
VI.1.1. Khái quát chung về các tác động xấu trong quá trình khai thác khoáng sản
biển đến môi trường 101
VI.1.2. Các biện pháp giám sát môi trường 102
5
VI.2. Các biện pháp giảm thiểu và ứng phó với các tác đông xấu của hoạt động khai
thác khoáng sản rắn đáy biển 104
VI.2.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn để thực hiện các biện pháp giảm thiểu và ứng
phó với các tác động xấu của hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển 104
VI.2.2. Các biện giảm thiểu và ứng phó với các tác động xấu của hoạt động khai
thác khoáng sản 105
CHƯƠNG VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN ĐÁY BIỂN 108
VII.1. Cơ sở lựa chọn các phương pháp 108
VII.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng 109
VII.2.1. Nhóm các phương pháp truyền thống của công tác đánh giá tác động môi
trường 109
VII.2.2. Nhóm các phương pháp mô hình tính toán đối với loại hình dự án khai
thác khoáng sản rắn dưới đáy biển 113
VII.3. Các phương pháp khảo sát thực địa 117
VII.3.1. Phương pháp đo vẽ địa hình đáy biển 117
VII.3.2. Phương pháp sonar nghiên cứu địa hình đáy biển 123
VII.3.3. Phương pháp lấy mẫu trầm tích đáy biển 126
VII.3.4. Phương pháp quan trắc 131
c. Thông số quan trắc 132
d. Thời gian và tần suất quan trắc 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
6
MỞ ĐẦU
Sau 21 năm tiến hành điều tra địa chất khoáng sản biển đã thu được nhiều kết
quả khả quan. Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản biển đến 100m nước ở các tỷ
lệ 1:500.000, 1:100.000; 1:50.000, vùng biển Việt Nam rất có triển vọng về khoáng
sản rắn đáy biển bao gồm hàng trăm tỷ m
3
vật liệu xây dựng (VLXD) các loại và hàng
trăm triệu tấn sa khoáng.
Do điều kiện phân bố các loại hình khoáng sản rắn đáy biển chủ yếu ở các vùng
biển nước nông, dễ khai thác, nên rất nhiều doanh nghiệp muốn khai thác để sử dụng
và xuất khẩu. Điển hình nhất là vùng biển Sóc Trăng. Năm 2003, công ty
Rohde
Nielsen A/S đề nghị thực hiện dự án hợp tác thăm dò và khai thác cát biển tại tỉnh Sóc
Trăng. Trên cơ sở đề xuất của công ty này và của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng,
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 1331/VPCP-QHQT ngày 23
tháng 3 năm 2004 cần “khẩn trương hoàn tất việc thăm dò, đánh giá tiềm năng tài
nguyên khoáng sản vùng ven biển Sóc Trăng để có căn cứ cho các doanh nghiệp lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cũng là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyề
n xem xét, quyết định các dự án đầu tư vào khu vực này”. Kết quả điều tra đã xác
định vùng biển Sóc Trăng rất có triển vọng về VLXD với tổng tài nguyên dự báo lên
đến gần 13,9 tỷ m
3
. Trong các năm từ 2009 đến nay, hàng chục công ty đang chờ Sóc
Trăng hoàn thiện quy hoạch sử dụng khoáng sản biển để xin giấy phép thăm dò và
khai thác.
Tuy vậy, xét dưới góc độ quản lý nhà nước để cấp giấp phép cho khai thác
khoáng sản rắn đáy biển (KTKSRĐB) các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa
phương và các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý. Trong số đó
có các văn b
ản quan trọng quy định cụ thể về việc đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) đối với các dự án KTKSRĐB.
Xuất phát từ thực tế trên, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong khuôn khổ
Chương trình Khoa học và công nghệ “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ
quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015” đã đề
ngh
ị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu
cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án KTKSRĐB”.
Đề tài được xây dựng và thực hiện với mục tiêu: xây dựng quy định, hướng dẫn
thành lập báo cáo ĐTM đối với hoạt động KTKSRĐB.
Do điều kiện kinh phí cấp không đủ nên đề tài đã kéo dài thêm 01 năm từ năm
2010 đế
n 31 tháng 12 năm 2012.
7
Trong quá trình triển khai, đơn vị chủ trì đề tài đã thực hiện các nội dung chính
sau đây:
- Tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có trên thế giới và tại Việt Nam liên quan
đến ĐTM các hoạt động KTKSRĐB;
- Khảo sát thực địa các khu vực khai thác sa khoáng ven biển và khai thác tận
thu VLXD vùng cửa sông ven biển;
- Nghiên cứu, xác định các đối tượng chịu tác động và phân tích, đánh giá các
tác động của hoạt động KTKSRĐB ở Việt Nam;
- Nghiên c
ứu, xây dựng các tiêu chí ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB Việt
Nam (sa khoáng và VLXD);
- Nghiên cứu, xây dựng dự thảo nội dung chính của báo cáo ĐTM trong các
hoạt động KTKSRĐB Việt Nam;
- Dự thảo quy trình xây dựng báo cáo ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB ở
Việt Nam.
Các kết quả chính đã đạt được của đề tài là:
- Đã thu thập được khối lượng tài liệu tương đối đầy đủ liên quan đến lĩnh vự
c
KTKSRĐB và công tác đánh giá ĐTM
- Xác định được các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn phục vụ việc
dự thảo quy trình ĐTM đối với hoạt động KTKSRĐB.
Những kết quả trên là cơ sở khoa học quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng, thẩm định và ban hành Thông tư hướng dẫn ĐTM đối với hoạt động
KTKSRĐB.
Đây là văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nội dung của Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc “Quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường” đối với dự án KTKSRĐB.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ nhiệt tình của Vụ Khoa hoc và Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi tr
ường, Lãnh
đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các vụ chức năng thuộc Tổng cục, các nhà
khoa học, nhà quản lý trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhân dịp này, tập
thể tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất.
8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.1. Đặt vấn đề
Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại dương. Tiến ra biển là định hướng của toàn
nhân loại. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị lớn từ đại dương là một
trong những nguồn tài nguyên đã và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề khủng hoảng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu trong bố
i cảnh các
nguồn tài nguyên khoáng sản trên lực địa ngày càng cạn kiệt. Trong các loại tài nguyên
khoáng sản đáy biển, dầu và khí đã được khai thác từ đại dương nhiều thập kỷ qua. Bên
cạnh đó, trong thời gian gần đây, các nước đặc biệt quan tâm đến khoáng sản rắn đáy
biển. Đây là các loại khoáng sản ít được khai thác trước đây, có trữ lượng lớn và rất
phong phú về chủng loại, đáp ứ
ng nhu cầu ngày càng lớn của các nước trên thế giới.
Việc KTKSRĐB đã được các nước trên thế giới bắt đầu thực hiện từ những
năm 70 của thế kỷ XX dựa trên các kết quả điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản
biển. Trong đó, các nước quan tâm khai thác hai loại hình khoáng sản chính là sa
khoáng và VLXD đáy biển. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến các n
ước như Hoa
Kỳ, Australia, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Nhật Bản. Nhu cầu khai thác, sử
dụng VLXD từ đáy biển của các nước trên thế giới không ngừng tăng lên trong các
năm gần đây. Nhu cầu sử dụng nguồn VLXD từ đáy biển ở nước Anh và xứ Wales
trong những năm 2000-2001 ước tính khoảng 12-12,5 triệu m
3
/năm. Theo thống kê, cả
Vương quốc Anh và Bắc Ireland (The UK) sử dụng một lượng lớn cát khai thác từ đáy
biển: 50% lượng cát cho ngành công nghiệp xây dựng, 20% cho bảo vệ bờ biển và
30% còn lại là xuất khẩu. Ở Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động khai thác cát, sỏi từ
đáy biển bắt đầu từ năm 1976 với sản lượng là 29.000 m
3
. Sản lượng khai thác này
liên tục tăng trong các thập kỷ tiếp theo, đến năm 2005 sản lượng đạt khoảng 0,7 triệu
m
3
. Với sản lượng khai thác lên đến 70 - 80 triệu tấn/năm, Nhật Bản là nước khai thác
VLXD từ đáy biển lớn nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, nguồn khoáng
sản lấy từ đáy biển chiếm khoảng 20 - 25% tổng sản lượng VLXD tự nhiên và chiếm
khoảng 10% các loại VLXD được sử dụng tại Nhật Bản. Như vậy, hoạt động
KTKSRĐB ở các n
ước trên thế giới đang diễn ra rất sôi động.
Việc KTKSRĐB ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển. Do đó cần có
những đánh giá cụ thể, khoa học và chính xác về các tác động, ảnh hưởng khi khai
thác loại hình khoáng sản này. Các nước thực hiện khai thác đều có quy định chặt chẽ
về việc ĐTM đối với quá trình khai thác. Việc ĐTM bao gồm việc xem xét các mối
quan hệ giữa các hợp ph
ần tự nhiên của môi trường biển với hoạt động khai thác, mức
độ thay đổi, ảnh hưởng của các đối tượng môi trường biển. Quy định về ĐTM do hoạt
9
động KTKSRĐB đã được xây dựng thành các văn bản pháp lý, bắt buộc thực hiện và
hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết tại các nước như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ,
Nhật Bản… Có thể nói, việc ĐTM là việc làm bắt buộc, gắn liền với hoạt động khai
thác, nhằm bảo vệ môi trường biển cũng như bảo vệ các nguồn lợi từ bi
ển khác. Việc
ĐTM cho KTKSRĐB phải được quy định phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia khi
khai thác khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước.
Ở Việt Nam, KTKSRĐB hầu như chưa được thực hiện, đặc biệt là khai thác sa
khoáng biển hoàn toàn chưa được triển khai. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vật
liệu phục vụ sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng vùng ven bi
ển của Việt Nam ngày
càng tăng, một khi các VLXD có nguồn gốc lục địa ngày càng cạn kiệt và thiếu hụt thì
việc KTKSRĐB là điều cần thiết. Đây cũng là xu hướng vận động chung của thế giới.
Các kết quả điều tra địa chất khoáng sản biển trong 21 năm qua đã khẳng định tiềm
năng to lớn của sa khoáng và VLXD đáy biển của Việt Nam. Để nhanh chóng đư
a các
kết quả điều tra vào thực tế sử dụng, vấn đề bảo vệ môi trường biển cần được khẩn
trương xem xét trong quá trình hoạch định khai thác.
Việc ĐTM của các Dự án đầu tư đã được Nhà nước quan tâm và cụ thể hóa
bằng các văn bản pháp lý như Luật Bảo vệ Môi trường, các nghị định, thông tư hướng
dẫn về ĐTM… Tuy nhiên, do tính đặc thù củ
a đối tượng khai thác là khoáng sản đáy
biển, nên hầu như chưa có văn bản pháp lý nào quy định các nội dung cụ thể đối với
việc ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB tại Việt Nam. Đây là hạn chế trong hệ thống văn
bản pháp lý quản lý về môi trường biển trong hoạt động KTKSRĐB.
Xác định việc KTKSRĐB là việc làm tất yếu, phục vụ kinh tế xã hội của
đất
nước, song cần có hệ thống quản lý, giám sát hoạt động này, đảm bảo môi trường biển
được bảo vệ, phòng tránh và giảm thiểu những ảnh hưởng không đáng có do hoạt động
khai thác gây ra. Trong hệ thống văn bản pháp lý đó, các quy định về ĐTM là một
trong những văn bản quan trọng, là mấu chốt của vấn đề bảo vệ và quản lý môi trường.
Đặc trưng môi trường biển là môi tr
ường động với nhiều yếu tố tương tác và
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, việc ĐTM đối với các dự án triển khai ở biển có nhiều sự
khác biệt so với trên lục địa. Do đó, cần có các nghiên cứu để làm cơ sơ khoa học, cơ
sở thực tiễn của đối tượng đặc biệt này. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý cũng cần được
quan tâm nghiên cứu
để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý và giám sát môi trường.
Với nhận thức như trên, tập thể tác giả thuộc Trung tâm Địa chất và Khoáng
sản biển đã đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên
cứu cơ sở khoa học phục vụ ĐTM đối với các dự án KTKSRĐB” thuộc Chương trình
“Nghiên cứu khoa học và công nghệ ph
ục vụ quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và
10
hải đảo Việt Nam giai đoạn 2010-2015”. Đề tài được thực hiện nhằm xác định cơ sở
khoa học, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý phục vụ xây dựng quy định, hướng dẫn thành
lập báo cáo ĐTM đối với các hoạt động KTKSRĐB, đáp ứng nhu cầu cấp bách đối với
xu hướng phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
1.2. Mục tiêu, nhiệ
m vụ của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng hướng dẫn thành lập báo cáo ĐTM đối với hoạt động KTKSRĐB.
Mục tiêu cụ thể:
- Đề xuất được các tiêu chí ĐTM do các hoạt động KTKSRĐB (sa khoáng và
VLXD).
- Dự thảo Quy định nội dung chính của báo cáo ĐTM đối với hoạt động
KTKSRĐB Việt Nam (sa khoáng và VLXD).
Để thực hiện được mục tiêu đề ra Đề tài đã thực hi
ện các nhiệm vụ chính sau:
1. Tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến
ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB;
2. Nghiên cứu, xác định các đối tượng chịu tác động và phân tích, đánh giá các
tác động của hoạt động KTKSRĐB ở Việt Nam trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân
tích tài liệu và khảo sát thực địa;
3. Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí ĐTM trong các hoạt
động KTKSRĐB
ở Việt Nam;
4. Nghiên cứu, xây dựng dự thảo nội dung chính của báo cáo ĐTM trong các
hoạt động khai thác khoáng sản rắn trên các vùng biển Việt Nam.
Những nội dung nghiên cứu trên là rất mới tại Việt Nam nói chung và của tập
thể tác giả nói riêng. Vì vậy, trong phạm vi mức độ đầu tư nghiên cứu của Đề tài và
những kết quả điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản rắn của nước ta cũng như n
ăng
lực trang thiết bị khai thác hiện có, chúng tôi chỉ đề xuất nghiên cứu cơ sở khoa học
phục vụ ĐTM cho quá trình KTKSRĐB trong giới hạn độ sâu 200m nước trở vào và
áp dụng trực tiếp cho các dự án khai thác sa khoáng và VLXD.
1.3. Cách tiếp cận
a) Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và
động lực của chúng; đó là mộ
t tiếp cận toàn diện và mang tính động. Tiếp cận này là
cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trường và phát triển - các hệ thống
11
mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phương pháp, công cụ cụ thể được tiếp
cận hệ thống sử dụng.
Thực tế cho thấy, hướng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát
triển của các ngành khoa học bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi
cùng với sự gia tăng xu hướng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu.
Do đ
ó, để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, chúng ta không chỉ sử dụng kiến thức
của một ngành khoa học mà sử dụng kiến thức đa ngành (multidisciplinary), liên
ngành (interdisciplinary) và gian ngành (transdisciplinary) [5].
Có 2 cách trong tiếp cận hệ thống đó là: tiếp cận cứng và tiếp cận mềm.
Tiếp cận cứng gồm một chuỗi các bước giải quyết vấn đề:
- Xác định vấn đề và những việc cầ
n làm.
- Lựa chọn mục tiêu: xác định những yêu cầu nhằm đạt được mục tiêu, xây
dựng các giải pháp hiệu quả nhằm tạo cơ sở đối sánh giữa các phương án.
- Tổng hợp hệ thống: xác định các hệ thống thay thế có thể có.
- Phân tích hệ thống: phân tích và lượng giá các hệ thống được giả định, dưới
ánh sáng của các mục tiêu.
- Lựa chọn hệ thống: lựa chọn h
ệ thống có hứa hẹn nhất.
- Phát triển hệ thống: phát triển hệ thống đã chọn đến giai đoạn mô hình hóa.
- Chính xác hóa hệ thống: thực tế hóa hệ thống, xác định các quá trình giám sát
hệ thống, chuẩn hóa hệ thống nếu cần thiết.
Các giai đoạn của tiếp cận mềm là:
- Điểm qua (tổng quan) về hiện trạng các vấn đề không có cấu trúc rõ rệt.
- Làm rõ và trình bày hiện trạng vấn đề.
- Xác định các hệ thống tương thích (kể cả các phân hệ) bất kể là chính thức
hay không chính thức.
- Xây dựng mô hình khái niệm, kịch bản và làm rõ sự giống nhau.
- So sánh các mô hình này với hiện trạng đã được trình bày.
- Xúc tiến các thay đổi vừa có tính mềm dẻo, vừa thỏa mãn mong đợi.
- Xác lập các hành động nhằm cải thiện hiện trạng vấn đề.
b) Tiếp cận về phát triền bề
n vững (PTBV)
Ngày nay, PTBV đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Việt Nam đã cam kết về PTBV tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Trái
đất do Liên Hợp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992 và tái khẳng định
cam kết này tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới họp tại Johannesburg (Nam Phi) năm
12
2002. Từ đó, phát triển bền vững đã trở thành một quan điểm chủ đạo trong hoạch
định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Bền vững về môi trường: Môi trường bền vững là môi trường luôn làm tròn
được ba chức năng: 1) Tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất
lượng tiện nghi cần thiết; 2) Cung cấp cho con người các tài nguyên kể cả vật li
ệu,
năng lượng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; 3) Chứa đựng các phế thải do
con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm
ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, một số độ đo khác cũng cần phải được đề cập đến trong
việc xem xét bền vững về môi trường: - Chất lượng yếu tố môi trường sau sử dụ
ng
lượng khôi phục, tái tạo; - Lượng chuẩn quy định; - Lượng sử dụng tài nguyên phế
thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý…
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản rắn từ đáy biển một
mặt đem lại lợi ích kinh tế, mặt khác tác động không nhỏ đến tài nguyên, môi trường.
Do đó, việc xây dựng cơ sở khoa học phục vụ ĐTM trong quá trình KTKSRĐB thì
việ
c tiếp cận phát triển bền vững là hết sức quan trọng.
c) Tiếp cận sinh thái
Tiếp cận sinh thái là một chiến lược quản lý tổng hợp các tài nguyên sống nhằm
tăng cường việc bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững theo hướng cân bằng. Đây là
phương thức quản lý mới, tiên tiến thích hợp với bản chất tự nhiên của một đới tương
tác được bắ
t đầu nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1996.
Các vùng biển, ven biển được cấu thành từ ba hợp phần chính là các thành tạo
địa chất (đá gốc, trầm tích,…), nước và sinh vật, đồng thời là khu vực có các hệ sinh
thái dễ bị tổn thương, có sức chịu đựng giới hạn nhất định, phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạ
t động nhân sinh. Trong đó, hoạt động
KTKSRĐB sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, ven biển như làm xáo động môi
trường sống của sinh vật, suy giảm nguồn lợi hải sản, Trên cơ sở đó, cần nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động
trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các hệ sinh thái biển, ven biển, đả
m bảo cân
bằng sinh thái, duy trì tốt các chức năng, giá trị của các hệ sinh thái biển.
13
CHƯƠNG II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
II.1. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu
II.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
các vấn đề liên quan đến ĐTM đối với các hoạt
động KTKSRĐB tại Việt Nam và các nước trên thế giới và các văn bản pháp lý có liên
quan.
II.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Công nghệ KTKSRĐB (sa khoáng và VLXD) của các nước trên thế giới và tại
Việ
t Nam;
- Các đối tượng chịu ảnh hưởng do hoạt động KTKSRĐB;
- Mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường của hoạt động KTKSRĐB;
- Các văn bản pháp lý liên quan đến việc hướng dẫn, quản lý hoạt động bảo vệ
môi trường, ĐTM tại Việt Nam và các nước trên thế giới;
- Các tiêu chí trong ĐTM nói chung và trong ĐTM hoạt động KTKSRĐB nói
riêng.
II.1.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai từ
tháng 01/2010 đến tháng 12/2012. Thời gian thực hiện
có thay đổi so với thuyết minh được phê duyệt. Theo dự kiến ban đầu đề tài hoàn
thành vào 31/12/2011 nhưng do không được cấp kinh phí theo tiến độ nên thời gian
hoàn thành phải kéo dài đến 31/12/2012.
II.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện Đề tài này, tập thể tác giả đã thực hiện các nội dung nghiên cứu
chính, cụ thể như sau:
Nội dung I: Tổng hợp, phân tích tài liệu hiện có trên thế giới và ở Việ
t Nam
liên quan đến ĐTM các hoạt động KTKSRĐB
Để thực hiện được nội dung này, tập thể tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp
tài liệu theo 4 nhóm sau:
* Tài liệu về tình hình KTKSRĐB trên thế giới và ở Việt Nam.
* Tài liệu về phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của việc KTKSRĐB đến các
đối tượng khác nhau.
* Tài liệu về hoạt động quản lý môi trường trong quá trình KTKSRĐB ở một số
nước trên thế giới.
* Tài liệu về kết quả điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản trên các vùng biển
Việt Nam.
14
Nội dung II: Khảo sát thực địa các khu vực khai thác sa khoáng ven biển và
khai thác tận thu VLXD vùng cửa sông ven biển
- Vị trí tiến hành khảo sát thực địa: Đề tài đã tổ chức khảo sát thực địa tại khu
vực khai thác vật liệu ở vùng biển Thuận An, Thừa Thiên Huế.
- Thời gian khảo sát: Tháng 10/2011
- Kết quả thu được:
+ Khảo sát công nghệ khai thác VLXD;
+ Nhận định các đối tượng bị ảnh hưởng bởi hoạ
t động khai thác;
+ Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng lên các đối tượng;
+ Định hướng các nhóm tiêu chí phục vụ ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB.
Nội dung III: Nghiên cứu, xác định các đối tượng chịu tác động và phân tích,
đánh giá các tác động của hoạt động KTKSRĐB ở Việt Nam
Để thực hiện được nội dung này, tập thể tác giả đã thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu, xác định nhóm đối tượng về tài nguyên;
- Nghiên cứu, xác định nhóm đối tượng về môi trường;
- Nghiên cứu, xác định nhóm đối tượng thuộc hệ thống kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động KTKSRĐB lên tài nguyên
sinh vật biển;
- Phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động KTKSRĐB lên môi trường
biển;
- Phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động KTKSRĐB lên hệ thống kinh
tế - xã hội trong khu vực khai thác.
Nội dung IV: Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí ĐTM trong các hoạt động
KTKSRĐB Việt Nam (sa khoáng và VLXD)
Để thực hiện được nội dung này, tập thể tác giả đã thực hiện các nhóm nhiệ
m
vụ dưới đây:
- Nghiên cứu, xác định nhóm tiêu chí về tài nguyên phục vụ ĐTM trong các
hoạt động KTKSRĐB ở Việt Nam;
- Nghiên cứu, xác định nhóm tiêu chí về môi trường phục vụ ĐTM trong các
hoạt động KTKSRĐB ở Việt Nam;
- Nghiên cứu, xác định yêu cầu khoa học, kỹ thuật đối với nhóm tiêu chí về tài
nguyên;
- Nghiên cứu, xác định yêu cầu khoa học, kỹ thuật đối với nhóm tiêu chí về môi
trường trầm tích;
- Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ công tác ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB
ở Việt Nam.
15
Nội dung V: Nghiên cứu, xây dựng dự thảo nội dung chính của báo cáo
ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB Việt Nam
Để thực hiện được nội dung này, tập thể tác giả đã thực hiện các nghiên cứu cụ
thể dưới đây:
- Nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ cơ bản trong báo cáo ĐTM;
- Nghiên cứu, phân tích cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn phục vụ việc xây dự
ng
nội dung của báo cáo ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB;
- Xây dựng các nội dung của báo cáo ĐTM trong hoạt động KTKSRĐB trên
các vùng biển Việt Nam
- Xây dựng nội dung tham vấn cộng đồng trong báo cáo ĐTM các dự án
KTKSRĐB
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật phục vụ giám sát môi trường trong và sau quá
trình khai thác.
Nội dung VI: Dự thảo quy trình xây dựng báo cáo ĐTM trong các hoạt động
KTKSRĐB ở Việt Nam
Trên cơ sở các kết quả nghiên c
ứu nêu trên, tập thể tác giả đã tiến hành xây
dựng “Dự thảo quy trình xây dựng báo cáo ĐTM trong các hoạt động KTKSRĐB ở
Việt Nam”.
II.3. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu, kế thừa các nghiên cứu trước đây
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các công trình nghiên cứu
về ĐTM liên quan đến các dự án KTKSRĐB. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với
Việt Nam, do
đó một nguồn lớn tài liệu được thu thập, biên dịch và tổng hợp là các tài
liệu của nước ngoài. Bên cạnh đó, tập thể tác giả cũng thu thập một khối lượng lớn các
tài liệu liên quan đến công tác ĐTM do các đơn vị, tổ chức của Việt Nam thực hiện.
Cụ thể các tài liệu thu thập như sau:
* Nhóm tài liệu về hiện trạng khai thác, công nghệ khai thác, các thông tin
chung về khai thác khoáng sản rắn
đáy biển của các nước trên thế giới.
Đây là nhóm tài liệu rất phong phú và đa dạng, được các tổ chức có uy tín của các
nước xuất bản như Hiệp hội sản xuất VLXD từ đáy biển của Vương quốc Anh (British
Marine Aggregate Producers Association - BMAPA), Văn phòng quản lý khoáng sản
(Mineral Management Service) – Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, các chương trình nghiên cứu về tác
động môi trường của cộng đồng Châu Âu cũng như nhiều nước khác. Trong các tài liệu thu
thập được tập thể tác giả đặc biệt quan tâm đến các tài liệu sau:
- Aggregates from the sea (khoáng sản VLXD đáy biển) của BMAPA. Văn liệu
đã giới thiệu cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của công nghệ khai thác
16
khoáng sản VLXD từ đáy biển, cũng như dự đoán mức độ phát triển của ngành công
nghiệp này trong tương lai. Văn liệu cũng đưa ra các thông tin liên quan đến khai thác
loại hình khoáng sản này tại các nước châu Âu như Anh, xứ Wales, Cộng hòa Pháp,
Bỉ
- Marine Aggregate Terminology – A Glossary (Các thuật ngữ chuyên môn về
VLXD đáy biển) của BMAPA; Văn liệu trình bày các thuật ngữ sử dụng trong khai thác
khoáng sản VLXD từ đáy biển, bao gồm cả các thuật ng
ữ chuyên môn kỹ thuật lẫn các
thuật ngữ được sử dụng trong quản lý, đánh giá môi trường.
- Seabed Mining: A technical review (tổng quan về công nghệ khai thác
khoáng sản đáy biển) do Greenpeace Research Laboratories Technical xuất bản năm
2000. Tài liệu đã giới thiệu các loại hình khoáng sản đáy biển, sự hình thành, tích tụ,
thành phần của các khoáng sản, kỹ thuật khai thác và một số điểm lưu ý về vấn đề môi
trường trong quá trình khai thác.
- Marine sediment extraction in baltic sea (khai thác trầm tích đ
áy biển tại biển
Baltic) do Hội đồng bảo vệ môi trường biển Baltic thực hiện, đã khái quát tiềm năng
khoáng sản đáy biển của các quốc gia biển Baltic gồm Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Nga,
Latvia, Estonia, Phần Lan, Thụy Điển. Đồng thời giới thiệu hoạt động khai thác các
khoáng sản đáy biển của các quốc gia nói trên. Có ý nghĩa hơn cả đối với Đề tài đó là
văn liệ
u đã đánh giá mức độ ảnh hưởng tới môi trường do KTKSRĐB, cụ thể ở đây là
VLXD.
Bên cạnh đó còn một loạt các tài liệu khác về việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển
do các nước thực hiện được thu thập và biên dịch trong khuôn khổ Đề tài này.
* Nhóm các tài liệu về quy định, quy trình, hướng dẫn ĐTM trong hoạt động
KTKSRĐB của các nước.
Các nước có KTKSRĐB rất quan tâm đến v
ấn đề môi trường trong hoạt động
khai thác. Do đó, các nước đã xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn
việc ĐTM đối với hoạt động khai thác này. Các tài liệu cần phải kể đến gồm:
- Marine Mining Technologies and Mitigation Techniques – A detailed analysis
with respect to the mining of specific offshore mineral commodities (Công nghệ khai
thác và giảm thiểu tác động trong khai thác khoáng sản đáy biển) do Văn phòng quản
lý khoáng sản (Mineral Management Service - MMS) – Bộ Nội vụ Hoa Kỳ xây dựng.
Tài liệu này được tập thể tác gi
ả khai thác rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Báo cáo được xây dựng rất công phu, hướng dẫn đánh giá chi tiết các đối tượng môi
trường, ảnh hưởng của các đối tượng môi trường do hoạt động khai thác, các biện
pháp giảm thiểu, giám sát môi trường đối với hoạt động khai thác.
17
- Guidelines on the impact of aggregate extraction on European marine sites
(hướng dẫn đánh giá các tác động môi trường do khai thác VLXD trên các vùng biển
Châu Âu) do Postford Duvier Enviroment xây dựng, văn bản này hướng dẫn chi tiết
việc đánh giá tác động do hoạt động khai thác khoáng sản biển tới các đối tượng môi
trường.
- Marine aggregate extraction and biodiversity (khai thác VLXD đáy biển và đa
dạng sinh học) do tác giả Susan Gubbay xây dựng năm 2003. Văn liệu đã giới thiệu sơ
bộ về công nghiệp KTKSRĐB ở Vương quốc Anh, đặc đ
iểm đa dạng sinh học biển,
các văn bản pháp lý của chính phủ quản lý hoạt động khai thác khoáng sản biển, xu
hướng phát triển của công nghiệp KTKSRĐB và phần quan trọng nhất đó là xác định
ảnh hưởng của hoạt động khai thác đối với đa dạng sinh học biển.
* Nhóm các văn bản pháp lý về ĐTM của Việt Nam
- Luật Bảo vệ Môi trường của Nước Cộ
ng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban
hành theo Nghị quyết số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh
giác môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường của Thủ tướng Chính
phủ;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 Quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ
quy định về đánh giác môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ
môi trường.
- Hướng dẫn ĐTM nuôi trồng thủy sản ven biển do Bộ Thủy sản thực hiện năm
2007.
- Hướng dẫn ĐTM do hoạt động khai thác thăm dò dầu và khí của Tập đoàn
dầu khí Quốc gia Việt Nam;
Đây là nguồn tài liệu quan trọng để xây dựng quy trình và các nội dung chính của
báo cáo ĐTM cho hoạt
động KTKSRĐB.
* Nhóm các báo cáo ĐTM trong các hoạt động có liên quan đến khai thác
khoáng sản tại Việt Nam
Tập thể tác giả đã thu thập các báo cáo ĐTM của các dự án khai thác sa khoáng
ven biển, các dự án nạo vét luồng lạch và tận thu sản phẩm làm VLXD, các dự án khai
thác cát lòng sông, như:
- Báo cáo ĐTM “Dự án khai thác cát san lấp trên lòng sông Hậu đoạn thuộc xã
Mỹ Hòa, huyện Bình Minh và xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”;
18
- Báo cáo ĐTM “Dự án khai thác cát san lấp trên lòng sông Tiền đoạn thuộc xã
Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang”;
- Báo cáo ĐTM Dự án “Hạng mục khai thác cát san lấp phục vụ dự án Khu đô
thị Du lịch lấn biển Cần Giờ”;
- Báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác chế biến ilmenite tại tỉnh Hà Tĩnh”;
- Báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác và chế biến titan tại Vĩnh Thái – Vĩnh Linh –
Quảng Trị”;
- Báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác, chế biế
n quặng titan sa khoáng tại huyện
Sơn Dương – Tuyên Quang”;
- Báo cáo ĐTM Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit tại khu
vực Đông Mỏ - Tân Linh, xã Tân Ninh, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên”;
- Các báo cáo ĐTM do hoạt động thăm dò dầu khí và các hoạt động nuôi trồng
thủy hải sản khác có liên quan đến nội dung môi trường biển.
* Nhóm các tài liệu về điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản rắn đáy biển Việt Nam.
Các dữ liệu đ
iều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản đáy biển là nguồn tài liệu
để tập thể tác giả xem xét đến các đặc trưng về điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt
Nam, trên cơ sở đó lựa chọn các nội dung đánh giá phù hợp, đảm bảo tính khoa học và
khả thi. Các dữ liệu đã thu thập gồm:
- Báo cáo tổng kết Đề án “Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sả
n
vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000” (2006-2009).
- Báo cáo tổng kết Đề án “Điều tra địa chất – khoáng sản, địa chất môi trường
và tai biến địa chất biển ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỷ lệ 1:500.000” (1991-2000).
Đây là dữ liệu về điều tra địa chất khoáng sản biển và tài nguyên môi trường đầu tiên
được hoàn thành.
- Báo cáo tổng kết Đề án “Điều tra địa chất khoáng sản, địa ch
ất môi trường và
tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ (Tuy Hòa – Vũng Tàu) ở tỷ lệ 1:100.000 và
một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000” (2001-2005).
- Báo cáo tổng kết Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất
khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tại biến địa chất các vùng biển Việt Nam”.
- Báo cáo tổng kết Dự án thành ph
ần “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo
ô nhiễm môi trường các vùng biển Việt Nam” thuộc Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ
tổn thương tài nguyên-môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên
tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; kiến nghị các giải pháp bảo vệ” phục vụ cho
"Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đế
n năm
19
2010, tầm nhìn đến năm 2020".
- Báo cáo tổng kết Điều tra tổng hợp điều kiện khí tượng thủy văn vùng thềm
lục địa Việt Nam (1978-1995) thuộc chương trình hợp tác Việt Nam và Liên Xô.
- Báo cáo phân vùng các yếu tố động lực chính khí tượng thủy văn dải ven biển
Việt Nam (1997).
- Báo cáo tổng kết Đề tài "Bão và nước dâng theo bão vùng ven bờ biển phía
Bắc Việt Nam".
- Báo cáo Dự báo sóng và nước dâng theo bão bằng mô hình số trị
(2002-2005).
Thuộc nghị định thư hợp tác Khoa học Kỹ thuật Việt Nam – Trung Quốc.
- Báo cáo Phân vùng sóng gió và thủy triều vùng biển Nam Bộ phục vụ cho
thăm dò khai thác dầu khí (1990-1991)
- Báo cáo Phân vùng sóng gió vùng biển Việt Nam và Biển Đông phục vụ cho
phân cấp tầu thuyền (1991-1992)
- Sổ tay tra cứu các điều kiện Khí tượng Thủy văn vùng thềm lục địa Việt Nam (2000)
- Báo cáo tổng kết Đề tài Điều tra nguồn tài nguyên khoáng sản ilmenit, zircon,
VLXD và hi
ện trạng môi trường đới duyên hải Hà Tĩnh, tỷ lệ 1:100.000 (1999).
- Báo cáo tổng kết Dự án “Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường biển Phú
Quốc từ 0-20m nước tỷ lệ 1/50.000” phục vụ cho đề án “Điều tra tổng thể xây dựng
các biện pháp bảo vệ môi trường đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”.
- Báo cáo tổng kết Đề tài cấp bộ: “Nghiên c
ứu đặc điểm địa hoá các chất chỉ thị
đánh dấu phân tử nhằm định hướng đánh giá tốc độ lắng đọng trầm tích, chất lượng và
nguồn gốc ô nhiễm môi trường trầm tích một số vùng cửa sông và cảng biển lớn Bắc
Trung Bộ Việt Nam (Thanh Hoá – Hà Tĩnh)”(2005-2006).
- Báo cáo tổng kết Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản của thành
phố về điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh thái nhằm cung cấp căn cứ khoa học cho
việc bố trí qui hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, xây dựng kế hoạch, dự án phát triển
KT-XH của thành phố Đà Nẵng”.
Các tài liệu nói trên được tập thể tác giả thu thập, tổng hợp và đánh giá, đúc rút
các nội dung chính phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra trong khuôn khổ đề tài.
b) Phương pháp chuyên gia
Đ
ây có thể coi là một phương pháp quan trọng, được áp dụng hiệu quả trong
quá trình thực hiện Đề tài. Cơ quan chủ trì Đề tài và Chủ nhiệm Đề tài đã tập trung đội
ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên và môi trường
20
biển tham gia tư vấn, thực hiện các nội dung của Đề tài. Cụ thể, đã mời các chuyên gia
thực hiện các nhiệm vụ sau:
STT Chuyên gia
Học hàm –
học vị
Nội dung thực hiện
1 Nguyễn Biểu
Tiến sĩ khoa
học
Nghiên cứu xác định sự thay đổi
của các yếu tố địa mạo đáy biển do
hoạt động KTKSRĐB
2 Doãn Đình Lâm Tiến sĩ
Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của
hoạt động KTKSRĐB đối với đặc
điểm trầm tích đáy biển.
3 Đinh Xuân Thành Tiến sĩ
Phối hợp nghiên cứu xác định các
ảnh hưởng của hoạt động
KTKSRĐB đến môi trường địa chất
biển
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng và
sự thay đổi của chế độ thủy thạch
động lực do hoạt động KTKSRĐB.
4 Lưu Đức Hải PGS.TS
Nghiên cứu việc lựa chọn áp dụng
các phương pháp ĐTM do hoạt
động khai thác, xây dựng ma trận
đánh giá môi trường.
5 Nguyễn Đức Thắng TS
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí
ĐTM do hoạt động KTKSRĐB và
các xây dựng quy trình ĐTM.
6 Nguyễn Bình Chư PGS.TS
Tư vấn xác định công nghệ
KTKSRĐB
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Đề tài tập thể tác giả còn tiến hành trao đổi,
tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, khoa Địa chất, khoa Môi trường, khoa Khí tượng Thủy văn – Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, khoa Địa chất – Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Tài
nguyên Môi trường và Tổng hội Địa chất Việt Nam. Ý kiến đóng góp của các chuyên
gia đã góp ph
ần không nhỏ giải quyết các nội dung nghiên cứu của Đề tài.
c) Phương pháp điều tra khảo sát
Việc KTKSRĐB chưa được cấp phép khai thác ở Việt Nam. Hoạt động khai
thác hiện nay trên các vùng biển hầu như chưa có. Vì thế, để có được nguồn dữ liệu
thực tế, nhằm xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động KTKSRĐB
đối v
ới môi trường biển, tập thể tác giả đã tiến hành điều tra thực tế tại các khu vực
21
đới bờ có các hoạt động khai thác khoáng sản rắn. Cụ thể, tập thể tác giả đã tiến hành
khảo sát ở các khu vực sau:
- Khu vực khai thác cát xây dựng trên bờ biển tại bãi biển Vinh Thanh và cửa
Tư Hiền;
- Khu vực hút cát làm VLXD tại cửa Thuận An;
- Khu vực khai thác, sản xuất quặng ilmenit tại Vĩnh Mỹ - Thừa Thiên Huế;
- Khu vực khai thác, sản xuất quặng ilmenit tại Quảng Ngạn – Thừa Thiên Huế
.
Ảnh II.1. Khai thác cát -VLXD khu vực bờ biển Vinh Thanh (Thừa Thiên Huế)
Ảnh II.2. Dấu vết xe cơ giới khai thác cát VLXD khu vực cửa Tư Hiền
Tại các khu vực khảo sát, tiến hành quan sát hiện trường, xác định các nội dung sau:
- Công nghệ, thiết bị khai thác các loại hình khoáng sản rắn khu vực đới bờ;
- Quy trình khai thác các loại hình khoáng sản rắn;
- Xác định các nguồn gây tác động tới môi trường;
- Xác định đối tượng chịu tác động và mức độ chịu tác động của mỗi đối tượng
do các ngu
ồn tác động gây ra;
22
- Xác định đặc tính môi trường bị tác động;
Đây là các tài liệu thực tế, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động
đến môi trường. Tuy vậy, đây chỉ là các hoạt động khai thác nhỏ lẻ, tập trung ở các bãi
triều ven biển và số ít ở cửa sông ven biển nên số liệu thu thập được là hạn chế đối với
việc xây dựng cơ sở khoa học cho báo cáo ĐTM do hoạt động KTKSR
ĐB.
Ảnh II.3. Xà lan hút cát tại cửa Thuận An
Ảnh II.4. Khai thác, sản xuất quặng ilmenit tại Vĩnh Mỹ - Thừa Thiên Huế
d) Phương pháp mô hình
Môi trường biển có đặc trưng là có các yếu tố thủy động lực tác động tương hỗ
với nhau, do đó để xác định ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường cần xem xét mối
quan hệ tổng hòa về các yếu tố động lực đó. Đặc biệt đối với việc xác định
ảnh hưởng
tới môi trường do hoạt động KTKSRĐB.
23
Trong đề tài đã áp dụng việc xây dựng các mô hình:
- Mô hình xác định địa hình đáy biển trước khi khai thác;
- Mô hình dự báo thay đổi địa hình đáy biển khi triển khai hoạt động khai thác;
- Mô hình lan truyền trầm tích và các chất xả thải khi khai thác do tác động của
dòng chảy.
Các mô hình trực quan là cơ sở để tập thể tác giả xác định, lượng hóa các tiêu
chí ĐTM và các nội dung đánh giá tác động.
II.4. Sản phẩm của Đề tài và mức độ hoàn thành so vớ
i thuyết minh
Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu đúng theo thuyết minh đã được
phê duyệt. Các nội dung cụ thể gồm:
- Các báo cáo chuyên đề về tổng quan tình hình khai thác khoáng sản rắn đáy
biển trên thế giới và ở Việt Nam;
+ Mức độ hoàn thành: đánh giá được tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản
rắn đáy biển trên thế giới cũng như Việt Nam;
- Các báo cáo chuyên đề về tổng quan và đánh giá công tác ĐTM cho các dự án
khai thác khoáng sả
n biển trên thế giới;
+ Mức độ hoàn thành: đánh giá được tình hình ĐTM của các quốc gia có hoạt
động khai thác khoáng sản rắn đáy biển, tham khảo quy trình thực hiện ĐTM cho hoạt
động khai thác khoáng sản rắn đáy biển và công tác kiểm soát quá trình khai thác cũng
như các giải pháp giảm thiểu tác động xấu. Rút ra những vấn đề liên quan đến công tác
ĐTM ở các nước tiên tiến (quy trình, phương pháp, giải pháp,…) cần tham khảo trong
quá trình xây dựng cơ sở
khoa học phục vụ ĐTM cho các hoạt động khai thác khoáng
sản rắn ở Việt Nam
- Các báo cáo chuyên đề về tình hình ĐTM đối với các dự án khai thác tài
nguyên, môi trường ở Việt Nam;
+ Mức độ hoàn thành: Tổng hợp được các văn bản pháp luật liên quan đến
ĐTM ở trong nước, phân tích các nội dung báo cáo ĐTM cho các hoạt động khai thác
tài nguyên, môi trường, đánh giá chi tiết các báo cáo ĐTM cho các quá trình khai thác
tài nguyên, môi trường biển (xây dựng cảng biển, nuôi trồng thủy sản, khoan th
ăm dò
dầu khí,…).
- Báo cáo kết quả thực địa của các đợt khảo sát khu vực khai thác sa khoáng và
tận thu vật liệu xây dựng (tại Thừa Thiên Huế);
+ Kết quả đạt được: khảo sát công nghệ, thiết bị khai thác các loại hình khoáng
sản rắn khu vực đới bờ; Quy trình khai thác các loại hình khoáng sản rắn; Xác định
24
các nguồn gây tác động tới môi trường; Xác định đối tượng chịu tác động và mức độ
chịu tác động của mỗi đối tượng do các nguồn tác động gây ra; Xác định đặc tính môi
trường bị tác động;
- Dự thảo bộ tiêu chí phục vụ ĐTM trong các hoạt động khai thác khoáng sản
rắn từ đáy biển ở Việt Nam;
+ Mức độ hoàn thành: Các tiêu chí rõ ràng, hướng đến tất cả các nhóm đối
t
ượng chịu tác động, thể hiện đặc trưng của hoạt động khai thác khoáng sản rắn từ đáy
biển;
- Dự thảo cấu trúc và yêu cầu về nội dung cũng như quy trình lập báo cáo ĐTM
trong các hoạt động khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển ở Việt Nam;
+ Mức độ hoàn thành: Quy trình và nội dung của báo cáo ĐTM logic, rõ ràng;
bổ sung những nội dung đặc thù liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản rắn
đáy biển.
- Báo cáo tổng kết đề tài: Thể hiện các kết quả nổi bật, những đóng góp của đề
tài
- Bài báo: “Đánh giá triển vọng VLXD đáy biển vùng biển Việt Nam (0-100m
nước) và định hướng khai thác bền vững. Tạp chí Địa chất Loạt A, số 327-328, 9-
12/2011, tr 111-120. Nội dung bài báo đánh giá triển vọng VLXD đáy biển vùng biển
Việt Nam (0-100m nước); Đánh giá các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường và các đối
t
ượng chịu tác động do hoạt động khai thác khoáng sản rắn đáy biển gồm:
+ Ảnh hưởng đến môi trường biển;
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển;
+ Thay đổi địa hình đáy biển, chế độ lan truyền sóng
Từ đó đề xuất các giải pháp khai thác và giám sát môi trường phục vụ định
hướng khai thác phát triển bền vững.
- Kết quả tham gia đào tạo trên đại học: 1 họ
c viên cao học: Trần Mạnh Cường,
tên đề tài: “Xây dựng tiêu chí và nội dung báo cáo ĐTM cho hoạt động khai thác
khoáng sản rắn đáy biển”. Cơ sở đào tạo:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Khoa Môi trường. Năm tốt nghiệp: 2013
.
25
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TỪ ĐÁY
BIỂN VÀ HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
III.1. Tình hình khai thác khoáng sản biển trên thế giới
III.1.1. Các loại hình khoáng sản rắn đáy biển
Khoáng sản rắn đáy biển và đại dương gồm ba nhóm chính sau:
- Sa khoáng đáy biển;
- VLXD đáy biển;
- Khoáng sản rắn đáy biển sâu.
a. Sa khoáng đáy biển
Ở bờ biển và biển nông ven bờ phân bố nhi
ều loại sa khoáng, khoáng vật nặng
như: manhetit, ilmenit, zircon, rutin, monazit, xerotim, granat, đisten, silimanit,
leicoxen, casiterit, các khoáng vật chứa xạ, đá quý như: rubi, safia, vàng, xinoba. Các
khoáng vật nhẹ cũng tạo nên các mỏ như kim cương, ianta (hổ phách). Các sa khoáng
đó hoặc là mới được thành tạo trong Holocen do tác động của nước biển, hoặc là trong
Pleistocen do hoạt động của sông và biển (aluvi chôn vùi dưới biển hiện đại) Sa
khoáng ven biển có mặt ở nhiều nơi song tập trung nhiều ở các khu vực thuộc vành đai
xích đạo như ở ấn Độ, Srilanca, Australia, Brazin, Đông Nam Á, Hoa Kỳ…v.v.
Sự thành tạo các sa khoáng đáy biển trải qua một quá trình chọn lọc và phân dị
lâu dài. Vì vậy, chỉ có những khoáng vật bền vững dưới tác động của phong hóa hóa
học và các quá trình phong hóa vật lý mới có thể tồn tại và tích tụ được thành những
mỏ sa khoáng đáy biển như ilmenite, rutin, monazit…Các khoáng vật không bền chịu
tác động cơ học và yếu về hóa học như
kinova, sheelit, wonframit… thường không tạo
thành các mỏ sa khoáng đáy biển. Một số khoáng vật tuy rất bền về hóa học nhưng lại
rất mềm như vàng tự sinh, plantin tự sinh có thể tồn tại trong sa khoáng biển nhưng
chưa phát hiện những tích tụ lớn.
Tính chất của các mỏ sa khoáng ven bờ là:
- Thường phân bố thành từng dải hẹp giữa đường nước triều lên xuống và cả
trong đới sóng vỗ và miền b
ị phủ;
- Những mỏ sa khoáng điển hình là rutin, ilmenit, zircon, đôi khi là casiterit,
kim cương, hiếm hơn là vàng, platin. Hàm lượng các khoáng vật sa khoáng ven biển
chính thường cao hơn sa khoáng lòng sông từ vài % đến hàng chục %.
- Các sa khoáng dưới biển thường liên quan chặt chẽ với các sa khoáng được
hình thành ở phần lục địa ven biển.
26
Sa khoáng biển có ý nghĩa kinh tế lớn như các mỏ sa khoáng ven bờ phía đông
Australia, Ấn Độ, Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Nam Á…
b. Vật liệu xây dựng
VLXD nguồn gốc biển đã được các nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu,
điều tra và khai thác từ khá lâu. Điều này thể hiện rất rõ ở các nước có tốc độ xây dựng
lớn. Ở Nhật Bản năm 1985 sản phẩm cát sạn đáy biển
đã chiếm 30% trong số tổng cát
sạn dùng để xây dựng. Nhật Bản đã khai thác ở độ sâu nông tới 35m và sắp tới có thể
đạt 70-80m. Tại các nước lân cận Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Campuchia…
đang tiến hành khai thác cát xây dựng, vật liệu san lấp đồng thời với khai thác sa
khoáng (casiterit, ilmenit ) từ trầm tích đáy biển. Tại Liên hiệp Anh (năm 2004),
trong tổng số 86 triệu tấn cát sỏi sử dụng có 13 triệu tấn khai thác từ biển. T
ại Cộng
hòa Pháp, trong tổng số 400 triệu tấn VLXD các loại sử dụng hàng năm có 1,5% lượng
cát sỏi khai thác từ biển và sẽ tăng dần tới 3-5% trong các năm tới.
Các trầm tích có triển vọng làm VLXD gồm:
- Trầm tích cát (bao gồm cả ba loại: cát hạt mịn, cát hạt trung và cát hạt thô).
- Trầm tích cát sạn
- Trầm tích cát sạn sỏi
- Trầm tích sạn cát
- Trầm tích sạn sỏi
Với những kết quả
đạt được của các đề tài, dự án do Trung tâm Địa chất và
Khoáng sản biển thực hiện từ năm 1990 đến năm 2012, có thể khẳng định vùng biển
Việt Nam có tiềm năng về VLXD đáy biển với trữ lượng dự kiến lên đến hàng trăm tỷ
tấn.
c. Khoáng sản rắn đáy biển sâu
Kết quả nghiên cứu, điều tra cho thấy đáy biển quốc tế có tr
ữ lượng tài nguyên
khoáng sản kim loại khổng lồ, chúng gồm 3 nhóm chính: (1) Các tổ hợp tụ khoáng
sulfur (Cu, Fe, Zn, Ag, Au); (2) Các kết hạch đa kim (Mn, Cu, Ni, Co) và (3) Vỏ sắt-
mangan giàu coban (Fe, Mn, Co. Ni). Hình III.1 giới thiệu về 3 nhóm khoáng sản biển
sâu nói trên.