Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài dự thi Em yêu lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.99 KB, 5 trang )

Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt
Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là
tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc
hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Những điều tâm đắc nhất của em về thời đại Hùng Vương:
Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh
ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long
Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay
ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia
nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho
nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con
trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con
trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng
Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc
tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời
gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ
một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà.
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý "Uống
nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt là điều em tâm
đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay và cả mai sau.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 1
Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
Trả lời: Trong tất cả các sự kiện lịch sử của dân tộc mà em đã được học và đọc thì sự kiện


lịch sử hay mốc son lịch sử nào cũng quang trọng và trọng đại, sau đây là cảm nhận của em
về một trong những sự kiện lịch sử trọng đại ấy.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một sự kiện lịch sử lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu. Tuy em sinh ra đã được sống trong một thế giới hòa bình nhưng
em biết rất rõ cuộc sống gian nan, vất vả của các người anh hùng đã hi sinh cả tính mạng
mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước thì chúng em mới có ngày hôm nay.
Lịch sử đã ghi rằng: Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương
Đảng và Bác Hồ đã họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ
để kết thúc cuộc kháng chiến.
Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn
sàng với tinh thần cao nhất. Khoảng năm vạn rưởi chiến sĩ từ các mặt trận hành quân
về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn
người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, áo quần, thuốc
men… lên Điện Biên Phủ.
Từ ngày 13-17/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ nhất tiêu diệt gọn cứ điểm
Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ.
7giờ 30 ngày 30/4/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn
ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 04/4/1954 mỗi bên
chiếm giữ một nửa đồi A1.
Đêm 01/5/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn
lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 03/5/1954, bộ đội ta
chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.
Đêm 06/5/1954 tại đồi A1, quân ta ồ ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng
bộc phá ngàn cân phá tan thế cầm cự của quân địch.
17giờ 30 ngày 07/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào
sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-Ca-xtơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch
bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Lá cờ “Quyết chiến
quyết thắng” tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặt Pháp. Đêm đó ta tấn công bắt
sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”
chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu
diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí,
kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của 9 năm kháng chiến anh dũng đầy
gian khổ hy sinh, là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, khát
vọng hòa bình, ý chí độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội của các nước thuộc địa
trên thế giới.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể
thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để xây
dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả xương
máu mới có được ngày hôm nay.
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 2
Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào?
Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Trả lời: Trong muôn vàn nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam, mỗi người có những
đóng góp riêng – những đóng góp đó vô cùng to lớn để hình thành nên một đất nước
Việt Nam giàu đẹp. Với riêng em nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất là Bác Đại
tướng Võ Nguyên Giáp. Bởi vì nhờ có sự lãnh đạo thông minh, sáng suốt của Đại tướng
mà quân và dân ta đã giành được chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ năm 1954.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng
Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự
và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân
Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến
tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như

Chiến dịch Biên giới Thu Đông (1950), Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết
Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy
quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều
chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó thủ tướng phụ trách khoa học
và kỹ thuật kiêm công tác khoa giáo, Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và
sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Danh dự
Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Chủ tịch Danh dự Hội
Cựu giáo chức Việt Nam.
Cả cuộc đời Đại tướng đã cống hiến hết mình vì nước, vì dân, vì độc lập dân tộc,
không màng danh lợi. Đại tướng từng nói: "Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã
thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu Như vậy, tôi đã làm theo
lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 3
Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch…
cũng là nhiệm vụ". Đại tướng thật xứng đáng là một “Thánh Gióng” thời hiện đại.
Đại tướng qua đời vào lúc 18giờ 09 phút ngày 04 tháng 10 năm 2013, tại bệnh
viện quân y 108, hưởng thọ 103 tuổi. Đại tướng ra đi để lại cho nhân dân Việt Nam sự
tiếc thương vô vàn. Linh cữu Đại tướng được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc
xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi
vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương
mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời: Quảng Nam là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa nằm ở miền Trung

Việt Nam, là nơi hội tụ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi
nhận: Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù
Lao Chàm… trong đó em ấn tượng nhất là khu đền tháp Mỹ Sơn hay còn gọi là Thánh
địa Mỹ Sơn.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ,
thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70
công trình kiến trúc đền tháp của nền
văn minh Chămpa được kết tinh trong
những di chứng vật chất trường tồn,
chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn
hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập
trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ
(từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII),
được đánh giá ngang hàng với các di
tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam
Á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
Kazik (Kazimiers - Kwiatkowski) -
người kiến trúc sư tài ba nhiều năm
gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người
Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá;
và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm
nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm
- hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc
điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở
Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc
nghệ thuật thế giới.
Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được
bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 04 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr
Kesk - Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di

sản văn hóa thế giới của UNESCO.
* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc
biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 4
Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di
sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa
được Nhà nước công nhận.
Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban
đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di
sản văn hoá.
Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho
mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều
sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có
truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.
“Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt
động bảo tồn di sản.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:
Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu
giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.
Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,
mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền,
… giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…
Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề

nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp
ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…
Câu 5:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó.
Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?
Trả lời: Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.
* Ý nghĩa là:
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc
tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của
Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có
quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh
phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu
không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm
mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.
* Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:
Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.
Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ
ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế
nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt.
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 5
Trêng THCS Phan Béi Ch©u – Th¨ng B×nh
Bài dự thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”
Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước
giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo
hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.
Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn thi chính.
Thăng Bình, ngày 09 tháng 9 năm 2014

Người viết:
Hå Minh HiÕu
Hå Minh HiÕu Lớp: 6/1 Trang 6

×