Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

dạy học phần văn trong ngữ văn theo phương pháp tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.78 KB, 14 trang )

A. TÊN ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC PHẦN VĂN TRONG NGỮ VĂN THEO PHƯƠNG
PHÁP TÍCH HP
B. CẤU TRÚC NỘI DUNG
Phần I: Mở đầu
1) Lý do chọn đề tài:
- Tề tài nghiên cứu trên cơ sở những yêu cầu cấp thiết nâng cao hiệu quả
dạy học môn Ngữ Văn THCS. Ngoài phương pháp tích cực phát huy tính chủ
động sáng tạo của hs, phương hướng tích hợp và dạy học theo phương pháp tích
hợp là vấn đề thời sự của đội ngũ Gv dạy Văn THCS
- Hiện nay khái niệm “tích hợp” vẫn còn nhiều ý kiến trao đổi. Do vậy
đa số anh chò em vận dụng phương hướng tích hợp trong dạy học còn lúng túng,
hiệu quả còn hạn chế
- Một số tài liệu tham khảo phục vụ Gv Ngữ Văn đã có những bước vận
dụng phương pháp tích hợp, song cơ sở lý thuyết của phương pháp này vẫn chưa
được trình bày thấu đáo
2) Mục đích – nhiệm vụ
- Đề tài hướng tới xây dựng lý thuyết về phương pháp tích hợp
-Đề tài xác đònh hệ thống những kỹ năng cần rèn luyện đối với người GV
Ngữ văn THCS khi vận dụng phương pháp tích hợp. Các kỹ năng này được đặt
trong mối quan hệ với các kỹ năng của các phương pháp dạy học khác
- Đề tài đề xuất hướng vận dụng kỹ năng dạy học tích hợp vào thực tiễn
thông qua quá trình triển khai một số bài cụ thể trong chương trình
3) Phương pháp
-Đề tài được xây dựng trên cơ sở:
+ Chỉ thò của Bộ GDĐT về đổi mới chương trình PPDH THCS
+ Phương pháp nghiên cứu của đề tài vận dụng chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thực nghiệm, tổng kết kinh nghệm.
Phần II ; Nội dung
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy của bản
thân và của các đồng nghiệp tại trường THCS Lương Thế Vinh – Quy Nhơn


trong 3 năm vừa qua
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍCH HP
I. THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HP?BẢN
CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍCH HP?
1. Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp?
Tr: 2
a. Thế nào là tích hợp?
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là dồn hợp chung lại”.Nghóa của
khái niệm tích hợp lại được làm rõ, được nâng lên thành đònh nghóa qua lời dẫn
của nhà nghiên cứu Đỗ Chu Ngọc: “Tích hợp là sự phối kết các tri thức thuôïc
một số môn học có những nét tương đồâng vào một lónh vực chung”. Các tài liệu
hướng dẫn dạy chương trình Ngữ văn cụ thể hoá “những nét tương đồng” trong
đònh nghóa trên thành yếu tố đồâng qui giữa 3 phân môn Văn-Tiếng Việt-Làm
văn trong môn Ngữ văn.
Môn Ngữ văn là tổng hoà cả Văn-Tiếng Việt-Làm văn và nhiều phân
môn khác là điểm tất yếu. Văn bản tác phẩm văn học là ngữ liệu chung cho
các hiện tượng chung cho các hiện tượng nội dung văn chương, đơn vò ngôn
ngữ, phương thức tạo lập văn bản cũng như có sự hội tụ của kiến thức lí thuyết
thể loại văn học, mỹ học, đòa lí … trong tác phẩm văn học.
Nếu trước đây sách giáo khoa Văn, Tiếng Việt, Làm văn THCS chòu sự
chi phối của tư tưởng phân ngành khoa học thì hiện nay môn Ngữ văn đươc đònh
hướng từ tư tưởng tích hợp. Đó cũng là tư tưởng chủ đạo trong nền giáo dục các
nước phát triển. Chính tư tưởng tích hợp này qui đònh nguyên tắc,phương hướng
tích hợp trong thiết kế chương trình Ngữ văn THCS và lựa chọn phương pháp
day học phù hợp đặc trưng môn Ngữ văn.
b.Phương pháp dạy học.
Theo quan điểâm mới hiện nay là “cách thức hoạt động của giáo viên
trong việc chỉ đạo,tổ chức các hoạt động học tập nhằm chủ động giúp học sinh
đạt các mục tiêu dạy học”. Ở đònh nghóa này, tư tưởng về phương pháp quan
tâm nhiều đến sự đổi mới tính chất hoạt động của giáo viên và học sinh theo

phương châm lấy học sinh làm trung tâm quá trình dạy học. Lý luận dạy học
hiện đại nhấn mạnh nội dung thuật ngữ “day-học” không chỉ dừng lại ở hai
hoạt đông dạy của thầy, học của trò mà tiến lên bổ sung nghóa mới. Dạy học là
dạy việc học, dạy cách học. Đây chính là phương pháp luận để đi sâu nghiên
cứu kỹ năng dạy học của giáo viên khi giảng dạy phân Văn theo phương pháp
tích hợp.
c. Phương pháp dạy học tích hợp
Là hệ quả tất yếu khi thực hiện mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ
môn Ngữ văn được biên soạn theo nguyên tắc, quan điểm tích hợp.
Phương pháp dạy học tích hợp là cách thức hoạt động của giáo viên
trong việc hướng dẫn, tổ chức học sinh chủ động, phối hợp và khai thác tri thức,
kỹ năng của phân môn khác vào phân môn đang dạy nhằm nâng cao hiêu quả
giờ dạy theo yêu cầu, mục tiêu đề ra.
Quan niệm như vậy, chúng ta muốn nhấn mạnh đến cả kỹ thuật và chức
năng, hiệu quả của thao tác tích hợp. Về mặt kỹ thuật, chính người giáo viên
Tr: 3
phải đi trước một bước nhìn ra các yếu tố đồng qui giữa phân môn đang dạy với
các phân môn liên đới. Từ đó, người giáo viên lựa chọn lượng tri thức và kỹ
năng tích hợp cần rèn luyện để học sinh đạt tới kết quả mong muốn. Thứ hai,
khi dùng phương pháp tích hợp, giáo viên cần ý thức chức năng, vai trò tác
độâng của nó làm biến đổi năng lực tư duy và thao tác làm việc học tập của học
sinh theo yêu cầu của môn Ngữ văn tích hợp.Ở đây, như các chuyên gia về
phương pháp đã phân tích, người giáo viên cần chú ý cả mặt bên ngoài của
phương pháp (cách tổ chức hoạt động dạy học) và cả mặt bên trong của phương
pháp là phát triển trình độ tư duy tích hợp của học sinh nhằm khám phá đối
tượng, đạt hiệu quả cao trong chủ động chiếm lónh tri thức môn học. Chẳng
hạn, khi dạy văn bản “Sự tích Hồ Gươm” (Ngữ văn 6- Tập 1-Bài 4), giáo viên
hướng dẫn tìm hiểu bố cục của truyền thuyết này, tóm tắùt các sự việc chính của
truyện. Thực chất đây là bước dạy học tích hợp với kiến thức làm văn (Bố cục
văn bản tự sự, sự việc trong tự sự). Học sinh- qua hoạt động này – vừa nắm cốt

truyện vưà làm quen với mạch,cấâu trúc bài văn tự sự học ngay sau phần Văn.
Chỉ một chi tiết người đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm báu “gia nhập đoàn
quân khởi nghóa Lam Sơn” có thể giúp học sinh suy luận cuộc kháng chiến
chống quân Minh của quân dân Đại Việt chiếân thắng là sự đoàn kết, tập hợp
sức mạnh toàn dân (tích hợp với sự thật lòch sử). Bức tranh trong sách giáo khoa
miêu tả vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng, “ nâng gươm” trả Rùa Vàng có liên quan
đến nghóa của từ Hán Việt “ hoàn kiếm” (tích hợp Văn và Tiếng Việt).Rùa
Vàng là sứ giả của Long Quân (Lạc Long Quân)mà Long Quân lại có liên quan
đến sự việc cuối cùng trong truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” (Ngữ văn 6-
Bài 1). Trong truyền thuyết này, Long Quân dặn Âu Cơ: “Kẻ miền núi, người
miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn”. Phải chăng, mối
quan hệ tích hợp dọc giữa các tác phẩm văn học có thể giúp học sinh có kỹ
năng để cảm nhận hết ý nghóa tác phẩm, thấây được chiều sâu trong truyền
thốùâng yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Quả thật, nếu biết huy động hết các yếu
tố đồng qui và sắp xếp đúng chỗ, đúng lúc trong quá trình dạy học, giờ dạy văn
sẽ hấp dẫn, thú vò và điều quan trọng là trao cho học sinh những năng lực tư
duy thích hợp hiệu quả.
2. Bản chất của phương pháp dạy học tích hợp.
Mỗi phương pháp dạy học đềâu có bản chất đặc trưng của nó, bản chất
của tích hợp là phối kết cáctri thức, kỹ năng đồng qui của nhiều phân môn vào
một lónh vực. Dùng tri thức, kỹ năng này làm sáng tỏ các khía cạnh của đối
tượng. Chẳêng hạn, khi dạy văn bản “Vượt thác” (Sách G.K Ngữ văn 6- Tập 2-
Bài 21), giáo viên đi từ kiến thức làm văn về đặc điểm văn miêu tả (đã học ở
bài 18) để hướng dẫn học sinh khai thác văn bản. Những kiến thức được coi là
thi pháp của văn miêu tả cần được coi là chìa khoá giải mã hiện tượng nghệ
Tr: 4
thuật cụ thể trong văn bản “Vượt thác”. Đó là các khía cạnh: thứ tự miêu tả (từ
cảnh thiên nhiên đến con người), tả từ bao quát đến cụ thể và ngược lại, tả
người đi từ tả chân dung đến hoạt động hoặc đan xen hai yếu tố ấy. Bức tranh
trong sách giáo khoa thuộc kênh hình mô tả cảnh con thuyền vượt thác dưới sự

chỉ huy của dượng Hương Thư. Văn bản lại sử dụng tối ưu biện pháp tu từ so
sánh (tích hợp với phân môn Tiếng Việt bài 21) tạo cho câu văn miêu tả mở
rộng, giàu sự liên tưởng giúp người đọc cảm nhận bức tranh lao độâng hiện ra
trước mắt. Hoàn toàn có thể sử dụng các thao tác tích hợp để tìm ra “ yếu tố
đồng qui giữa tác phẩm văn học “Vượt thác” và hình tượng người lao động mới
ngoài đời, giữa cảnh được miêu tả (cảnh hai bên sông, thác nước) với kiến thức
đòa lí về đòa hình khu vực miền Trung núi và biển gần nhau tao nên sự chênh
lệch độ cao của những dòng sông chảy từ Tây sang Đông.
Nắm được bản chất phương pháp tích hợp cũng tức là nắm được một
kênh giải mã tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên không
phải đem tất cả những kiến thức tích hợp đẩy hết vào trong bài học mà phải
thấy rằng : dạy Ngữ văn hteo hướng tích hợp luôn phải thực hiện tốt nguyên tắêc
của nó.
3. Nguyên tắc của phương pháp dạy học tích hợp.
-Thứ nhất : Lựa chọn yếu tố đồng qui để dạy theo phương pháp tích hợp
làm tăng hiệu quả giờ dạy học.
Thực chất dạy học tác phẩm văn học trong môn Ngữ văn là giáo viên
hướng dẫn học sinh thưởng thức, khám phá giá trò, cái hay, vẻ đẹp của văn bản
ngôn từ nghệ thuật. Vai trò của khâu “Đọc - Hiểu văn bản” là trọng tâm của
bài dạy. Như vậy, nếu không có cái nhìn tích hợp, lựa chọn các yếu tố đồng qui
thì không thể dạy theo phương pháp tích hợp.
-Thứ hai : Chỉ sử dụng phương pháp tích hợp khi biết chắc hiệâu quả
của nó.
Đây là nguyên tắc chòu sự chi phối của phương pháp ứng dụng tự nhiên
trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu quá trình dạy học Văn. Dạy học
nói chung và dạy học Văn nói riêng diễn ra theo hai bước : Bước thiết kế giáo
án của giáo viên và bước “thi công” thể hiện bài dạy trên lớp. Ngay trong khâu
thiết kế giáo án, hoạt động tư duy của giáo viên gắn liền với tính chất nghiên
cứu, đònh hình các bước lên lớp, giả đònh các tình huống dạy học, Người giáo
viên qua khảo sát các yếu tố tích hợp cần phán đoán và đònh hướng chỉ đưa vào

bài dạy các yếu tố tích hợp chắc chắn có hiệu quả, Diêu này cũng có nghóa là
phải đặt cả hai yêu cầu về mặt bên ngoài và măt bên trong của phương pháp
tích hợp. Nếu không xác đònh trước hiệu quả của thao tác dạy tích hợp sẽ dẫn
đến tình trạng giờ học trở nên rối rắm, các loại kiến thức, kỹ năng tích hợp có
thể phá vỡ cấu trúc bài dạyVăn, làm giờ dạy trở nên mổ xẻ chi tiết.
Tr: 5
- Thứ ba : Sử dụng phương pháp tích hợp không làm phá vỡ cấu trúc
chung bài dạy học phần Văn trong môn Ngữ văn .
Giờ dạy phần Văn trong phân môn Ngữ văn có 5 hoạt động, trong đó :
-H đ 1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- H đ 2 : Đọc - Tìm hiểu chú thích
- H đ 3 : Đọc - Hiểu văn bản
- H đ 4 : Tổng kết
- H đ 5 : Luyện tập.
(Trong 5 H đ, thì H đ 5 là quan trọng hơn cả)
Phương pháp tích hợp với những biện pháp đặc thù của nó có thể tham
gia vào mọi hoạt động của tiến trình bài dạy, song dù tích hợp thế nào chăng
nữa, giáo viên phải khéo léo tích hợp ở liều lượng hợp lí, nhuần nhuyễn và
không gượng ép, lộ liễu.
4. Những chiều tích hợp trong dạy học Ngữ văn
a. Tích hợp ngang và tích hợp dọc:
Là 2 chiều tích hợp tương đối rộng. Tích hợp ngang là tìm yếu tố đồng
qui giữa 3 phân môn Văn - Tiếng Viêt - Làm văn xoay quanh trục chính là kiểu
văn bản. Tích hợp dọc là nhìn một phân môn trong mối quan hệ với chương
trình phân môn đo đã học gì ở cấp, khồi lớp trước và sẽ học gì ở cấp, khối lớp
sau . Chẳng hạn, tích hợp dọc giữa phần Văn của lớp 6, 7, 8, 9 trong Ngữ văn
THCS có mối liên thông với phần Tiếng Việt TH và phần Văn trong Ngữ văn
THPT.
b. Tích hợp xa và tích hợp gần :
Là khái niệm chỉ mức độ trong từng chiều tích hợp. Tích hợp gần là tìm

yếu tố đồng qui trong một bài hoặc cụm bài (bài trước vừa dạy hay bài sau sắp
dạy, liền kề ). Tích hợp xa là tìm yếu tố đồng qui giữa chương trình vòng 1 (lớp
6, 7 và vòng 2 ( lớp 8, 9) với sự lập lại và nâng cao kiến thức và kỹ năng liên
quan đến trục chính là 6 kiểu văn bản.
c.Tích hợp đóng và tích hợp mở :
Là những khái niệm có tính qui ước để phân biệt lương tri thức, kỹ năng
tích hợp. Tích hợp đóng chủ yếu là tìm những điểm đồâng qui giữa 3 phân môn
gần là Văn-Tiếng Việt và Làm văn. Tích hợp mở là tìm, khai thác lượng kiến
thức tích hợp giữa môn Ngữ văn và kiến thức các môn liên đới có thể làm tăng
hiệu quả giờ dạy, chẳng hạn như các môn: Lòch sử, Đòa lí, Hội hoạ, Âm nhạc…
Chính mối quan hệ tích hợp mở tạo nên độ sinh động cho giờ dạy song lại đòi
hỏi người giáo viên phải thật giàu kiến thức và khéo léo vận dụng tích hợp.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍCH HP
1. Lựa chọn hệ thống kiến thức, kỹ năng tích hợp.
Tr: 6
Bản thân tác phẩm văn chương là ngữ liệu chung của Văn học - Tiếng
Việt- Làm văn. Các nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn trên quan điểm tích
hợp đã cấu trúc toàn bộ chương trình và từng bài cụ thể theo tinh thần này. Do
vậy biện pháp đầu tiên của giáo viên Ngữ văn là nhận ra, nhìn thấy yếu tố
đồng qui ở những cấp độ khác nhau. Không tìm ra và lựa chọn được hệ thông
kiến thức, kỹ năng tích hợp tức là chưa tìm ra con đường dạy theo phương pháp
tích hợp.
Trên cơ sở 5 hoạt động chính của giờ dạy Văn trong phân môn Ngữ văn
gắn với hoạt động dạy học chiếm lónh 5 loại nội dung khác nhau mà có thể đònh
hình hệ thống kiến thức tích hợp như nhau :
-Ở H đ 1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, cần lượng kiến thức tích
hợp ngắn gọn về nhưng nét cơ bản trong thân thế, sự nghiệp hoặc đặc điểm của
tác giả để học sinh hiểu thêm nét riêng trong đắc điểm tác phẩm cần khám
pha. Phần tìm hiểu chung về tác phẩm cần tích hợp với kiến thức về Văn học
sử ( lai lòch tác phẩm )ù và kiến thức về thể loại (lí luận văn học ).

-Ở H đ 2 : Đọc - Tìm hiểu chú thích, chú trọng tích hợp giữa Văn và
Tiếng Việt thông qua tìm hiểu nghóa từ khó, chú giải những tên người, đòa
danh, sự kiện, số liệu có liên quan đến tác phẩm. Ngay ở đây có hiện tượng tích
hợp mở rộng giữa Văn và kiến thức nhiều môn học có liên quan.
-Ở H đ 3 : Đocï - Hiểu văn bản, diện kiến thức tích hợp càng mở rộng
liên quan đến bố cục kiểu văn bản ( môn Làm văn ), kiến thức Lòch sử, Đòa lí…
và có thể nhiều môn khác tuỳ thuộc từng bài dạy.
- Ở H đ 5 : Luyện tập, ngoài các bài tập củng cố cần ưu tiên các bài tập
liên hệ thực tế, phát biểu cảm nghó
2. Sử dụng câu hỏi, bài tập.
Sử dụng câu hỏi bài tập tích hợp đan xen trong hệ thống câu hỏi phục
vụ quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn.
Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học hôm nay được coi là biện pháp chủ
đạo để giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Thông thường
các phương pháp dạy học Văn đều dùng câu hỏi để đònh hướng và dẫn dắt học
sinh tiếp cận tác phẩm từng bước từng phần hương tới chiếm lónh toàn bộ tác
phẩm. Một trong những nguyên tắc dạy học Văn ở phổ thông THCS là “phối
hợp các phương pháp, biện pháp trong dạy học Văn”. Do đó sử dụng câu hỏi
tích hợp cũng vậy.
Hệ thống câu hỏi tích hợp thường không đứng độc lập mà nó gắn bó
biện chứng với các loại câu hỏi của các phương pháp dạy học Văn khác. Chẳng
hạn, mục “Đọc- Hiểu văn bản” bài dạy truyện cổ tích “Thạch Sanh” (Bài 6-
Ngữ văn 6- Tập 1) có nêu câu hỏi : “Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì
khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em,
Tr: 7
nhân dân muốn thể hiện điều gì? Phân tích cho thấy ý 1 trong câu hỏi vừa có
tính chất câu hỏi tái hiện vừa có dấu hiệu câu hỏi tích hợp khai thác một đặc
điểm của thể loại cổ tích là yếu tố hoang đường, kì ảo; ý 2 trong câu hỏi dựa
trên nợi dung trả lời ở ý 1 để phát triển với tư cách là câu hỏi gợi tìm, yêu cầu
học sinh trả lời thông qua suy luận. Ở phần “Luyện tập” bài dạy truyện cổ tích

“Thạch Sanh” có sử dụng bài tập tích hợp giữa Văn và Mó thuật : “Nếu vẽ một
tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào để vẽ? Vì sao? Em
sẽ đặt tên cho bức tranh minh hoạ ấy tên gọi như thế nào?
3. Kiểm tra, đánh giá.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá học sinh bằng những bài
tậptổng hợp có sử dụng phương pháp tích hợp. Do chương trình Ngữ văn THCS
được cấu trúc theo quan điểm tích hợp nên nội dung và hình thức kiểâm tra cũng
có nhiều đổi mới. Ở đây chúng ta chỉ bàn đên 2 hình thức kiểm tra chính (kiểm
tra miệng và kiểm tra viết tự thuật). Cả 2 hình thức kiểm tra đều tất yếu sử
dụng loại câu hỏi, bài tâp tích hợp đan xen với các loại câu hỏi, bài tập khác.
Tài liệu hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đã đònh hướng, khi kiểm tra vấn
đáp “Không nên chỉ kiểm tra vấn đáp vào 15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến
thức bài vừa học”, “Trong khi kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể hỏi về những
kiến thức cũ hoặc những kiến thức có liên quan đến bài mới”. Như vậy ở đây
“những kiến thức cũ ´và những kiến thức có liên quan đến bài mới” chứa đựng
tư tưởng tích hợp. Hoạt động kiểm tra miệng này có ưu điểm là”có thể sử dụng
mọi thời điểm trong tiết dạy học Ngữ văn” (đầu tiết, giữa tiết,cuối tiết). Giáo
viên có thể nhanh chóng nắm bắt mức độ hiểu bài của học sinh, năng lực phát
huy sức mạnh kiến yhức tổng hợp của học sinh để giải quyết các vấn đề liên
quan đến nội dung kiểm tra theo ý đồ của người dạy. Kiểm tra miệng thường
xuyên còn pháït huy năng lực nói, khả năng thức hành giao tiếp của học sinh.
Trong đổi mới cách ra đề kiểm tra, giáo viên cần chú ý thiết kế hệ
thống câu hỏi, bài tập có tính chất phân loại học sinh. Tức là đề bài có những
câu hỏi mọi học sinh trả lờøi được nếu cố gắng và một số câu hỏi cho học sinh
khá giỏi phải suy luận nhiều mới làm được. Câu hỏi, bài tập tích hợp xuất hiện
ở cả hai mức trung bình và khó. Hiện nay học sinh THCSû đã làm quen với loại
câu hỏi trắc nghiệm. Tuỳ thuộc vào thời gian làm bài, tuỳ thuộc vào hình thức
kiểm tra viết hay vấn đáp mà số lượng câu hỏi, lương kiến thức, kỹ năng cần
kiểm tra ở độ dài, ngắn khác nhau. Điều quan trọng là giáo viên cần chú ý
lượng kiến thức đồng qui trong một văn bản tác phẩm văn học để đặt ra những

câu hỏi tích hợp bao quát nhiều lượng kiến thức ngữ văn liên quan đến văn bản
cụ thể
TÓM LẠI: Thường xuyên sử dụng loại bài tâp tổng hợp có đan xen
những yếu tố tích hợp là một biện pháp thể hiện phương pháp tích hợp. Điều
Tr: 8
này không chỉ có ý nghóa đối với việc dạy học phần Văn mà quan trọng hơn là
hướng tới đích kiểm tra kiến thức tích hợp, kỹ năng tích hợp, tư duy tích hợp
của học sinh đáp ứng yêu cầu của môn Ngữ văn.
KỸ NĂNG DẠY HỌC PHẦN VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP
TÍCH HP
I: QUAN NIỆM VỀ DẠY HỌC TÍCH HP
Kỹ năng là năng lực khéo léo để làm một công việc nhất đònh, trong đó
bao gồm cả năng lực và tài nghệ kỹ thuật các thao tác cụ thể. Kỹ năng đạt tới
độ nhuần nhuyễn, thuần thục được coi là kỹ xảo.
Từ cách hiểu kỹ năng nêu trên có thể suy ra: Kỹ năng dạy học tích hợp
là những năng lưc khéo léo để thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học tích
hợp. Những năng lực này thể hiện qua các bước, các thao tác được vận dụng
thường xuyên nhằm đạt mục tiêu đề ra. Kỹ năng dạy học tích hợp cầntrải qua 3
bước:
• Bước 1 : Người giáo viên cần tri thức đầy đủ về môn học Ngữ văn tích
hợp và mục tiêu môn học Ngữ văn cũng ở dạng tích hợp. Sự hiểu biết này còn
gắn với kiến thức về phương pháp tích hợp, quan điểm tích hợp
• Bước 2: Giáo viên cần nắm chắc các thao tác, kỹ thuật tích hợp trong
nghiên cứu chương trình, bà dạy và cụ thể hoá qua khâu soạn bài, lên lớp, kiểm
tra, đánh giá học sinh.
• Bước 3: Các kỹ năng dạy học tích hợp phải trở nên thuần thục,thường
xuyên để trở thành kỹ xảo, nghệ thuật sư phạm của người giáøo viên
II: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN ĐỂ DẠY HỌC VĂN
THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HP
1. Kỹ năng nhận biết, phát hiện kiến thức đồng qui giữa 3 phân môn

Văn- Tiếng Viêt- Làm văn.
Trước hết, tên gọi môn học Ngữ văn chính là sự tích hợp giữa 3 phân
môn Văn- Tiếng Việt- Làm văn trước đây tương đối d0ộc lập với nhau trong
sách giáo khoa chỉnh lý 1995. Mỗi bài dạy Ngữ văn được cấu trúc 3 phần (Văn-
Tiếng Việt- Làm văn) và lấy văn bản và kiểu văn bản làm ngữ liệu chung và
trục đồng qui kiến thức.
Lấy chương trình Ngữ văn 6 làm ví dụ :Chương trình xoay quanh 2 kiểu
văn bản tự sự và miêu tả, ngoài ra loại văn bản nhật dụng được đưa vào lần
đầu tiên với mục đích giúp học sinh tiếp cận với các vấn đề đời sống hiện đại,
thời sự. Trên cơ sở đó người giáo viên Ngữ văn cần nhìn thấy rõ ý đồ của các
tác giả soạn sách và mỗi giáo viên sau khi nghiên cứu chương trình hình thành
cho mình cái nhìn tích hợp đối với nội dung mình sắp dạy.
Tr: 9
Ta thấy các tác giả biên soạn sách đã tích hợp nội dung các tác phẩm
văn học cụ thể với kiến thức về lí luận thể loại văn học thông qua hệ thống các
thể loại văn học được đan xen trong phần chú thích tại mỗi cụm bài cụ thể.
Chẳng hạn như các khái niệm: truyện dân gian, truyện truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trung đại, ký, văn bản nhật dụng. Ngoài
ra, ở chú thích mỗi bài dạy cụ thể, sách giáo khoa cũng đưa vào chừng mực
nhất đònh lượng kiến thức nhất đònh tích hợp với tri thức lòch sử, đòa lí, danh
nhân, tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Do vậy giáo viên cần khéo léo kết
hợp lượng kiến thức này.
Một điểm mạnh của sách giáo khoa Ngữ văn là lượng yếu tố giữa văn
và kênh hình khá phong phú với 36 tranh, ảnh minh hoạ tác phẩm văn học.
Dùng kênh hình làm phong phú giờø dạy là một biểu hiện của phương pháp tích
hợp trong tài liệu phục vụ giáo viên và học sinh trong giờ Ngữ văn.
2. Kỹ năng phát hiện lượng kiến thức đồng qui giữa các tác phẩm văn
học và kiến thức các môn liên đới (ngoài Tiếng Việt và Làm văn).
Nếu tích hợp giữa Văn và Tiếng Việt, Làm văn được xem là tích hợp
nội bộ thì tích hợp giữa Văn và các yếu tố khác được xem là tích hợp mở rộng.

Thực ra, tích hợp mở rộng đã được nhiều giáo viên vận dụng tốt nhưng chưa
nâng lên thành một kỹ thuật cái nhìn tích hợp. Lấy một ví dụ: Tiêu biểu là văn
bản “Sự tích Hồ Gươm” (Bài 4 Ngữ văn 6 Tập 1), chúng ta có thể phát hiện
hàng loạt các mối quan hệ tích hợp mở rộng giữa phân môn Văn và các môn
khác như sau:
-Tích hợp giữa Văn và kiến thức Lòch sử (Vua Lê Lợi và cuộc kháng
chiến chống quân Minh xâm lược).
-Tích hợp giữa Văn và kiến thức Đòa lí (Đòa danh Lam Sơn, Hồ Gươm…)
-Tích hợp giữa Văn và kiến thức Thể loại văn học (Đặc điểm thể loại
truyền thuyết).
-Tích hợp giữa Văn và Hội hoạ (Bức tranh vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa
vàng).
-Tích hợp giữa Văn và bài học Giáo dục khi liên hệ ý nghóa tác phẩm
và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, khát vọng hoà bình (Hà Nội được coi là thành phố
hoà bình)
Vấn đề là sau khi nhận ra các yếu tố tích hợp giữa phần Văn và kiến
thức nhiều lónh vực khoa học, nghệ thuật khác nhau, giáo viên phải biết cách
khai thác tối ưu những dấu hiệu tích hợp ấy trong khuôn khổ bài dạy 1-2 tiết.
Do vậy rất cấp thiết là kỹ năng lựa chọn và sắp xếp kiến thức tích hợp trong
giáo án khi lên lớp.
3. Kỹ năng lựa chọn kiến thức tích hợp trong soạn giáo án phần Văn.
Tr: 10
Soạn giáo án Ngữ văn nói chung và phần Văn nói riêng, hiện nay đối
với giáo viên vừa nhiều trăn trở vừa nhiều lý thú. Trăn trở ở chỗ, giờ dạy Văn
hôm nay, người giáo viên dạy chủ yếu là cách học cho học sinh, học sinh tích
cực hoạt động tư duy và đm2 thoại theo hệ thống câu hỏi, bài tập dònh hướng
của giáo viên. Dạy Văn không chỉ là quá trình chiếm lónh nội dung, ý nghóa của
tác phẩm văn học mà còn là quá trình trao chìa khoá phương pháp phân tích
văn chương cho học sinh. Tromg đó có vai trò quan trọng của các phân môn
liên đới. Bộ GD-ĐT đã khẳng đònh: “Với tất cả giờ học văn bản, theo đònh

hướng đổi mới phương pháp dạy học cần chú trọng những nhiệm vụ của giờ học
là giúp học sinh có được những kiến thu6c1 cơ bản.Nắm được nội dung văn bản
được học cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm thuật ngữ sơ
yếu, cần thiết về thi pháp, lòch sử văn học và các thao tác phân tích tác phẩm”
4. Kỹû năng soạn câu hỏi, bài tập tích hợp
Do chương trình nội dung môn Ngữ văn được xây dựnh theo quan điểm
tích hợp. Văn bản tác phẩm văn học ở phần Văn là ngữ liệu chung cho cả phần
Tiếng Việt, Làm văn. Có thể phân loại câu hỏi, bài tập Ngữ văn thành 2 tiêu
chí: “Hệ thống câu hỏi bài tập trên những đặc trưnh của hoạt động tiếp cận văn
chương”, tức là khai thác các quá trình Đọc- Hiểu, và “Hệ thống câu hỏi, bài
tập dựa trên những nhiệm vụ cụ thể của giờ học tác phẩm văn chương”, tức là
khám phá, chiếm lónh tri thức về tác giả, giá trò tác phẩm, ý nghóa tác phẩm.
Từ quan điểm tích hợp, ta có thêm loại câu hỏi tích hợp. Câu hỏi tích
hợp là loại câu hỏi tình huống khai thác yếu tố đồng qui giữa phân môn Văn và
phân môn liên đới. Loại câu hỏi, bài tập này vừa mang tính chất củng cố, vừa
mang tính chất của thao tác tích hợp. Chẳng hạn câu hỏi : Truyền thuyết “Sơn
Tinh- Thuỷ Tinh” liên quan đến thời đại lòch sử nào? Đây là câu hỏi vừa tích
hợp giữa Văn và Sử, giữa Văn và khái niệm truyền thuyết đã học ở bài trước
đó. Hiện nay cách ra đề kiểm tra, thi học kì, thi cuối năm của môn Ngữ văn
đều sử dụng loại câu hỏi, bài tập tích hợp.
5. Kỹ năng hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp tích hợp.
Do chương trình nội dung môn Ngữ văn được xây dựng theo quan điểm
tích hợp. Văn bản tác phẩm văn học ở phần Văn là ngữ liệu chung của cả phần
Tiếng Việt và Làm văn. Một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học
sinh học tập bằng sách giáo khoa theo phương pháp tích hợp. Khó khăn ở đây
xuất phát theo thói quen từ lâu dạy học tách rời 3 phân môn trước đây.
Năng lực khéo léo trong hướng dẫn học sinh học tập theo phương hướng
tích hợp cần được giáo viên rèn luyện, đúc kết kinh nghiệm. Về cơ bản, giáo
viên đã có cái nhìn tích hợp, đã nắm chắc khung chương trình tích hợp và các
kiến thức đồng qui của từng cụm bài, từng bài Ngữ văn thì khâu hướng dẫn học

Tr: 11
sinh tự học cũng thuận lợi. Tuy nhiên khi đi vào bài cụ thể, giáo viên đã hình
thành kinh nghiệm bước đầu hướng dẫn học sinh tự học theo tinh thần tích hợp.
Như vậy 5 kỹ năng dạy học theo phương pháp tích hợp nêu trên là
những yêu cầu đối với người giáo viên dạy Ngữ văn. Các kỹ năng dạy học tích
hợp đó trong thực tế luôn kết hợp với nhiều kỹ năng dạy học khác tạo nên tài
năng, kỹ xảo sư phạm của người thầy giáo.
Phần III: Kết luận
1) Những kết luận:
- Phương pháp dạy học tích hợp là cách thức hoạt động của GV trong
việc hướng dẫn tổ chức hs chủ động phối hợp và khai thác tri thức, kỹ năng của
phân môn khác vào phân môn đang dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Nguyên tắc của PHDH tích hợp không những phải lựa chọn cho được
yếu tố kiến thức đồng qui mà quan trong là phải khai thác hiệu quả lượng kiến
thức đồng qui này
- Bên cạnh nắm vững tri thức lý thuyết về tích hợp, người gv dạy Ngữ
văn cần rèn luyện cac 1kỹ năng tương ứng. Đó là năng lực nhận biết lượng kiến
thức đồng qui 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn và các phân môn
liên đới
2) Khả năng vận dụng:
- Hương phát triển của đề tài cần được ưu tiên là tiếp tục đi sâu nghiên
cứu nâng cao kỹ năng dạy học theo PP tích hợp của gv Ngữ văn THCS. Quá
trình thay sách ngữ văn hiện nay đã gợi ý, đònh hướng về toàn bộ kỹ năng dạy
học tích hợp cần có đối với gv Ngữ văn dạy các khối lớp THCS.
3) Đề xuất:
-Tài liệu SGV phục vụ công tác giảng dạy cho gv Ngữ văn cần bổ sung,
đònh hướng những lượng kiến thức tích hợp, đồng qui 3 phân môn Văn – Tiếng
Việt – Tập làm văn trong bài soạn, đầu mỗi cụm bài và mỗi bài dạy Ngữ văn
-Các nguồn tài liệu được cung cấp đại trà để gv nghiên cứu, nâng cao
chất lượng soạn giáo án, sinh hoạt chuyên môn, thực hiện đổi mới PPDH Ngữ

văn theo 2 phương châm: tích cực và tích hợp
PHỤ LỤC
Mô hình giáo án có sử dụng phương
pháp tích hợp
Giáo án minh hoạ:
Sơn Tinh- Thuỷ Tinh
A. Phần chuẩn bò của giáo viên
Soạn “Mục tiêu cần đạt” bổ sung
thêm nội dung tích hợp trong bài dạy
-Tích hợp phần Văn với Tiếng Việt:
nghóa của từ
-Tích hợp phần Văn với Làm văn:
Tr: 12
(Những yếu tố tích hợp sẽ được sử
dụng trong bài dạy)
yếu tố tự sự, nhân vật trong văn tự sự
-Tích hợp phần Văn với Thể loại văn
học: khắc sâu khái niệm truyền
thuyết
-Tích hợp Văn với Làm văn: vận
dụng liên tưởng, tưởng tượng trong kể
chuyện sáng tạo
Soạn mục “Chuẩn bò của giáo viên và
học sinh” nêu rõ sử dụng đồ dùng dạy
học nào theo phương pháp tích hợp
-Tích hợp Văn và Mỹ thuật: dùng
hình ảnh “Đê sông Hồng”,hướng dẫn
học sinh tô màu bức trnh Sơn Tinh-
Thuỷ Tinh trong sách giáo khoa để
học sinh thuyết minh

-Tích hợp Văn và Làm văn: dùng
bảng phụ ghi các sự việc cơ bản trong
tác phẩm với trật tự đảo lộn, yêu cầu
học sinh sắp xếp lại khi tìm hiểu bố
cục truyện
B.Tiến trình dạy học:
Soạn mục “Kiểm tra bài cũ” có sử
dụng câu hỏi tích hợp có liên quan
đến nội dung bài dạy Ngữ văn trước
đó liền kề.
-Tích hợp Văn và Làm văn: học sinh
xác đònh phương thức biểu đạt chính
của truyền thuyết “Thánh Gióng”
(theo lối trắc nghiệm)
Học sinh nêu chuỗi sự việc (cốt
truyện) của văn bản Thánh Gióng
Soạn mục “Lời vào bài” có yếu tố
nhắc lại đặc điểm văn bản, hoặc liên
hệ nội dung văn học với đời sống,
hoặc tích hợp với tác phẩm ngoài
chương trình hoặc những nhận đònh
khoa học về tác phẩm đang dạy, hoặc
kiến thức lòch sử, dòa lí,văn hoá có
liên quan, làm rõ tác phẩm.
-Tích hợp Văn với kiến thức thể loại
văn học: đặc điểm truyền thuyết
-Tích hợp Văn với đời sống: ý nghóa
thời sự của truyện
-Tích hợpVăn(tác phẩm ngoài chương
trình): Thơ của Nguyễn Nhược Pháp,

ca dao.
I.Soạn “Hđ 1”: giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu chung về tác giả,
tác phẩm. Cần tích hợp với kiến thức
lòch sử, văn học (tác giả, xuất xứ tác
phẩm) và kiến thức lí luận văn học
(thể loại) hoặc kiến thức làm văn
9kiểu văn bản, phương thức biểu đạt),
hoặc tích hợp Tiếng Việt (giải thích
- Tích hợp Văn với thể loại văn học:
đặc điểm truyền thuyết
- Tích hợp Văn với lòch sử: truyện liên
quan đến thời đại các vua Hùng
Tr: 13
tựa đề tác phẩm)
II. Soạn “Hđ 2”: giáo viên hướng dẫn
họcsinh Đọc-Tìm hiểu chú thích.Giáo
viên cần tích hợp với môn Làm văn
khi hướng dẫn học sinh chia bố cục
tác phẩm, xác đònh ngôi kể (văn bản
tự sự), thứ tự tả (văn bản miêu tả).
Giáo viên cần tích hợp phần tìm hiểu
từ khó với phần Tiếng Việt hoặc tích
hợp với các môn Lòch sử, Đòa lí,
Phong tục qua các chú thích trong
sách giáo khoa
-Tích hợp Văn với Tiếng Việt: khi tìm
hiểu các chú thích và mở rộng giải
thích thêm nghóa các từ cồn, ván nệp,
mời

- Tích hợp Văn với Đòa lí: tìm hiểu
chú thích từ Tản Viên
- Tích hợp Văn với Lòch sử: xuất xứ
truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh (chú thích
1 sách g.k
- Tích hợp Văn với Làm văn: chia văn
bản thành 3 phần và xây dựng hệ
thống cơ bản của sự việc (cốt truyện)
phân tích tính chặt chẽ, thứ tự các sự
việc
III. Soạn “Hđ 3”: giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Nếu dạy tác phẩm tự sự, giáo viên
cần tích hợp với Làm văn để hướng
dẫn học sinh từng bước giải quyết các
khía cạnh của nội dung (nhân vật,
tính cách…. Giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nghệ thuật tác phẩm tự
sự cần chú ý đến cách xây dựng tình
huống truyện, ngôi kể, lời kể…
Nếu dạy tác phẩm miêu tả, giáo viên
cần tích hợp với kiến thức Làm văn
qua các bước tìm hiểu cảnh, con
người trong tác phẩm được mô tả như
thế nào
Ngoài ra, tuỳ từng văn bản có thể
liên hệ tích hợp với kiến thức Lòch sử,
Đòa lí, bài học giáo dục, thể loại văn
học…
-Tích hợp với Làm văn: xác đònh nhân

vật chính (Sơn Tinh- ThuỷTinh) và
nhân vât phụ (vua,Mỵ Nương, lạc
hầu)
- Tích hợp với Làm văn: cho học sinh
sắp xếp các sự việc của truyền thuyết
- Tích hợp với Lòch sử, Đòa lí: giáo
viên nói thêm về Phong Châu và các
vua Hùng
- Tích hợp giữa Văn với Văn: mối liên
hệ giữa vua Hùng thứ 18 và vua Hùng
thứ nhất ở bài “Con Rồng, cháu Tiên”
- Tích hợp giữa Văn và Tiếng Việt: khi
giải thích từ “mời” nhấn mạnh sự
sáng suốt dân chủ của vua Hùng
- Tích hợp giữa Văn và Hội hoạ: cho
học sinh xem tranh và thuyết minh
tranh
IV. Soạn “Hđ 4”: Tổng kết. Giáo
viên có thể tích hợp củng cố về thể
loại, bên cạnh đó cần chốt lại đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật tác phẩm
V. Soạn “H đ 5”: Luyện tập. Giáo - Tích hợp Văn và Làm văn: yêucầu
Tr: 14
viên cần sử dụng câu hỏi, bài tập tích
hợp yêu cầu học sinh liên hệ nghóa
tác phẩm và nhiệm vụ học sinh trong
học tập, lao động
Giáo viên cũng cần cho học sinh phát
biểu cảm nghó của mình về tác phẩm
hoặc một khía cạnh trong tác phẩm

để phát triển khả năng giao tiếp,
luyện nói cho học sinh (Tích hợp với
Làm văn)
học sinh luyện nói: kể tóm tắt, kể
diễn cảm tác phẩm vừa học
- Tích hợp Văn và thực tiễn đời sống:
liên hệ ý nghóa truyện với chủ trương
phòng chớng lụt bão của Nhà nước
hiện nay.
- Tích hợp giữa Văn và Văn: yêu cầu
học sinh kể tên một số truyệndân gian
liên quan đến thời các vua Hùng.
TÀI LIỆUTHAM KHẢO :

1/ Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS (Trần Kiều- Trần Bá Hoành)-
NXB GD 2001.
2/Huấn luyện kỹ năng soạn bài môn Văn- Tiếng Việt trường THCS
(Nguyễn Thuý Hồng)- Viện Khoa học Giáo dục- 2000
3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thí điểm chương trình sách giáo
khoa THCS lớp 6 môn Ngữ văn- Bộ GD- ĐT T 8/2000
4/ Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn 6 (Trần Đình Chung)- NXB GD
2003
Tr: 15

×