Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.14 KB, 14 trang )

Đế tài: Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu
quả giảng dạy cho trẻ mầm non.
– Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi. Đảm
bảo có đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi đáp ứng yêu cầu. Phát huy hiệu quả sử
dụng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo ứng dụng vào thực tế.
– Tạo môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề: trang trí, sắp xếp nguyên vật
liệu, đồ dùng đồ chơi làm nổi bật chủ đề. Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu cho
trẻ khám phá. Dạy trẻ biết cách tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu đã qua sử
dụng, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra
sản phẩm.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Bối cảnh của đề tài:
– Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến
từng mái trường, từng gia đình, từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm
với con em mình khi từng ngày, từng giờ những mặt trái của thời đại công nghệ
đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách
trẻ.
– Vậy làm thế nào để trẻ vừa chơi, vừa học, lại vừa sáng tạo là mối quan tâm và
cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non.
– Dưới gốc độ là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức được vấn đề này trong
chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại
tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo ra các hình thức, phương pháp giáo dục
trẻ. Từ đó tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy khá hấp dẫn, rất tiết
kiệm mà lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn, tôi đã sử dụng
phương pháp “sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng
hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non”.
2.Lí do chọn đề tài:
– Như chúng ta đã biết, chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc
sống của trẻ. Nếu như một đứa trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra




những đồ dùng đồ chơi mầm non thì trẻ sẽ biết cách sử dụng dồ dùng đồ chơi
đó một cách phù hợp và sáng tạo.
– Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với
chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu
quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng nguyên
vật liệu mở và có sẵn ở địa phương gần gũi đôí với đời sống của chúng ta và trẻ
để tổ chức cho trẻ hoạt động, đó cũng là lí do bản thân tôi muốn giới thiệu đến
các bạn về việc lựa chọn phương pháp “Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non”. Ý tưởng này cũng
được nãy sinh từ việc tổ chức hoạt động trên lớp.
3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sưu tầm và tự nghĩ ra làm thế nào để tạo ra các đồ dùng đồ chơi mới từ những
nguyên vật liệu phế thải, ở địa phương nhằm phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm
non.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
– Với các đồ dùng đồ chơi tự sáng tạo và sưu tầm được tôi áp dụng trong công
tác giáo dục trẻ tại trường mầm non Phước Mỹ Trung như sau:
+ Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động có chủ
đích (LQVH, HĐTH, LQCV…) trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, mọi
lúc mọi nơi.
+ Tùy theo độ tuổi của trẻ hay tùy theo từng chủ điểm, tùy theo nội dung giáo
dục mà giáo viên có thể lựa chọn cách sử dụng và làm đồ dùng đồ chơi mới từ
những vật liệu mở, vật liệu tái sử dụng…
4.


Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

* Mục đích nghiên cứu:
“Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng” nhằm giúp trẻ MGL, nâng cao phát triển khả
năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực cho trẻ ham học và


vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính tích
hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Tôi sử dụng phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành, phương pháp
tìm tòi – sáng tạo để thực hiện đề tài này.
Trên đây là mục đích và một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong
đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực
hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp
thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Sáng tạo từ vật liệu tái
sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non”.
5.

5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

– Nếu đề tài thành công, sẽ giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu để tham
khảo và vận dụng vào việc sử dụng đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu
tái sử dụng một cách phong phú trong họat động dạy nhằm phát huy tính tích
cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
B.PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận:
– Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ chơi bằng
lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo,

bát …, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê…
– Đối với trẻ nhỏ, ta sử dụng phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan sinh
động, như vậy đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc
sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn và nước uống.
– Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ
chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ
ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại
đối với trẻ em. Những loại đồ chơi ngoài trời phù hợp để phát triển trí tuệ cho
trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích
thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng,


đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có
tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
– Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được
tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi
giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội
dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
2.

Thực trạng của vấn đề:

– Trong thực tế, trải qua nhiều năm dạy lớp, tôi cũng tham gia đi dự giờ lớp học
trong và ngoài huyện, được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy
được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là
những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra và tôi cũng nhận thấy rõ nhu cầu đó của
các bé ngay chính lớp mình. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại
mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ
không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động.
– Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường

có rất nhiều sản phẩm bị bỏ đi sau khi sử dụng, ví dụ như vỏ chai dầu gội, sữa
tắm, hộp xốp đựng thức ăn, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD cũ, túi nilon, ống chỉ,
chai nước suối… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng
làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế
thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp,
bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế,cây xanh… Từ những nắp chai
chúng ta có thể tạo thành trò chơi “lật nắp chai” đưa vào giờ học làm quen với
toán,làm quen chữ viết hoặc là từ những hộp xốp đựng thức ăn ta có thể tạo
thành những con rối thật dễ thương và ngộ nghĩnh để đưa vào các giờ dạy, các
góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được
tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho
lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học
và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung
quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy,


chúng ta đã giảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong
vệ sinh môi trường.
– Từ những lý do trên, năm học 2010-2011, bản thân tôi là một giáo viên, được
phân công dạy lớp lá, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước,
chịu khó tìm tòi học hỏi các bạn đồng nghiệp, dựa vào sách báo… tôi xin đưa
ra “Cách sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng
giảng dạy cho trẻ mẫu giáo”.
3.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

a/Vấn đề được đặt ra:
Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với
chúng ta:

Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, thật tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu quả
cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên
vật liệu để tổ chức cho trẻ cùng hoạt động.
Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các
hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho
hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều
cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau:


Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn…).



Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm).



Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả (đẹp, sử dụng xuyên suốt
được qua nhiều hoạt động khác nhau).
b.Tiến trình thực hiện:
– Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn
có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ
cần quan tâm đến: Thỏa mãn các nhu cầu của trẻ như: giải trí, vui chơi, nhận
thức, giao tiếp, tưởng tượng.. .


Dựa vào các yếu tố trên tôi đã áp dụng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và
học của trẻ và cũng xin giới thiệu chọn lọc đến các bạn một số đồ dùng đồ chơi
được “Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng”.
Đồ chơi:

BÚP BÊ BẰNG ỐNG GIẤY
I/ Mục đích:
Sử dụng lõi giấy trang trí một con búp bê hoặc một con vật dễ thương.
II/ Vật liệu:
– Lõi giấy vệ sinh hoặc ống giấy cứng, bút chì màu hoặc bút lông, keo dán, kéo,
giấy thủ công, chỉ, vải vụn.
III/ Tiến hành:
1.

Hãy dùng trí tưởng tượngcủa mình để vẽ trang trí khuôn mặt cho búp bê
hoặc con vật bạn yêu thích.

2.

Dùng giấy màu cắt thành tay búp bê, dùng chỉ làm tóc.

3.

Trang trí thêm quần áo cho búp bê bằng vải vụn.

4.

Sau đó, dán tất cả lên những vị trí thích hợp.

5.

Chụp búp bê (hoặc con vật yêu thích) vào ngón tay, làm nó cử động.

6.


Dùng búp bê để nói chuyện với bạn bè, để đóng kịch, múa rối hoặc diễn
tả một câu chuyện…, chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và thú vị.


Đế tài: Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng
Đồ chơi:
CON RỐI BẰNG HỘP XỐP
I/ Mục đích: Làm những con rối bằng hộp xốp đựng thức ăn. Hộp xốp trắng giúp
chúng ta đựng thức ăn một cách sạch sẽ và tiện lợi, nhưng sau khi ăn xong, bạn
khoan bỏ đi. Chúng ta sẽ sử dụng nó để làm một con rối đáng yêu cho mình nhé!
II/ Vật liệu:
Hộp xốp trắng đựng thức ăn, giấy thủ công màu, giấy bìa cứng, kéo, keo dán,
bút lông hoặc bút màu.
III/ Tiến hành:
1.

Trước tiên, bạn rữa sạch hộp và lau khô.

2.

Dùng giấy màu và bìa cứng cắt thành tóc, mắt, mũi, miệng… cho con rối
rồi dán lên hộp xốp.

3.

Cầm hộp xốp lên và cử động bàn tay để cho búp bê hoặc con vật của bạn
trông giống như đang ăn hay đang nói chuyện cùng bạn.

4.


Bạn cũng có thể dùng con rối này để kể chuyện cho bạn bè hoặc người
thân nghe.


-Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ:
+Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi.
+Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để
vẽ, cắt, xé dán các bộ phận của cơ thể.
+Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và
làm theo ý thích của mình.
-Ngoài việc làm ra các con rối ta cũng có thể làm các con vật,đồ dùng đồ chơi
cho trẻ chơi góc thiên nhiên, khám phá khoa học (quan sát vật chìm-vật nổi)
Đồ chơi:
BÁNH XE SÁNG TẠO
I/ Mục đích: Nhằm giúp trẻ nhận biết những sự vật khác nhau một cách nhanh
nhẹn với sự thích thú và sáng tạo.
* Vật liệu:
– Một bìa cứng hình tròn lớn làm bánh xe, báo, tạp chí cũ, keo dán, kéo, bìa vỡ
cũ hoặc báo cũ, một cái đinh nhỏ hoặc kim cút.
II/ Tiến hành:
1.

Cắt một tờ báo hình của những đồ vật, con vật khác nhau, hoặc những bộ
phận khác nhau của cơ thể, rồi dán hình đó theo những viền tròn của bánh xe.

2.

Dùng bìa vỡ cũ hoặc báo cũ cắt thành hình mũi tên. Phần đuôi mũi tên sẽ
được đặt vào giữa bánh xe, phần đầu mũi tên sẽ hướng về phía những tấm hình
được dán quanh mép bánh xe.


3.

Định vị phần đuôi mũi tên ở giữa bánh xe bằng đinh hoặc kim cút, làm sao
để mũi tên có thể xoay chuyển một cách dễ dàng.
III/ Cách sử dụng bánh xe sáng tạo:


-Cô giáo sẽ gọi tên bất kỳ vật nào được dán trên bánh xe sáng tạo, trẻ sẽ theo
đó xoay mũi tên đến các hình tương ứng.
– Khuyến khích trẻ di chuyển một cách nhanh nhẹn, chính xác đến những hình
khác trên bánh xe sáng tạo.
– Hãy để trẻ tự nghĩ ra cách dùng khác của bánh xe sáng tạo.
Đồ chơi:
CHIẾC NÓN KỲ DIỆU
1.Vật liệu: Chiếc nón lá cũ, hộp bánh kem, tờ lịch cũ, giấy màu, keo dán..
2.Cách làm:
– Cắt vành nón sao cho kích cỡ nhỏ hơn so với đáy hộp bánh kem.
– Trang trí nón: Dùng giấy màu cắt dán chia thành 10 ô trên mặt nón, cắt chữ số
từ 1-10 từ tờ lịch dán vào từng ô.
– Cuối cùng ta úp nón lên mặt đáy của hộp bánh kem, dùng ống hút loại to, cứng
đính 2 phần lại tạo độ xoay cho nón. Ta có thể trang trí hình ngôi sao, hoa… trên
mặt đáy hộp bánh cho đẹp mắt.
3.Cách sử dụng
Với “Chiếc nón” này ta sử dụng vào giờ học cho trẻ làm quen với toán (số
lượng) hoặc thay các chữ số bằng chữ viết, con vật, hoa…phong phú thay đổi
theo từng chủ đề… trong giờ học (LQCV,LQMTXQ…) và đưa vào góc học tập,
khi trẻ chơi sẽ rất thích thú và ghi nhớ các chữ số rất lâu.
Đồ chơi:
ĐƯỜNG PHỐ CỦA BÉ

Từ những vật liệu như: Ống chỉ to, bịt nilon, gạc y tế, các hộp giấy to, nhỏ… Ta
tạo ra được những đồ chơi mầm non xinh xắn để trẻ chơi ở góc xây dựng sẽ
tạo hứng thú khi trẻ chơi vơi những đồ chơi lạ mắt từ các vật liêu gầ gũi trẻ. Từ
các vât liệu trên cô và trẻ cùng tạo ra các sản phẩm như sau:


+Cây xanh: Từ ống chỉ tô màu nâu làm thân cây, dùng bịt nilon màu xanh lá cây
tạo thành tán lá cây và dùng keo dán vào thân cây.
+Hàng rào: dùng các gạc y tế ta dùng keo dán thành những hàng rào xinh xắn.
+Đèn: Cột đèn được làm từ ống hút và bóng đèn từ các vỏ kẹo rau câu.
+Từ hộp giấy to, nhỏ có hình dáng khác nhau và dùng giấy màu cắt dán thành
những ngôi nhà ở khu phố thật đẹp. Ngoài ra ta cũng tạo được các chiếc xe có
nhiều kiểu khác nhau
* Hiệu quả của việc sử dụng rất cao, các em rất thích thú khi được làm và chơi
vừa mang tính chất đoàn kết và liên hoàn các góc chơi.
Đồ chơi:
TRÒ CHƠI LẬT NẮP CHAI
I/ Mục đích: Trẻ tập trung quan sát và so sánh những cặp hình giống nhau thông
qua trò chơi lật những nắp chai.
II/ Vật liệu: 20 nắp chai nước ngọt, giấy bìa cứng, bút lông, kéo, keo dán.
III/ Tiến hành:
1.

Đặt nắp chai lên nắp bìa cứng, vẽ lấy dấu 20 hình tròn theo vòng tròn của
nắp chai rồi cắt rời ra

2.

Dùng bút lông viết chữ cái vào các hình tròn, sao cho chúng thành từng
cặp giống nhau (10 cặp).


3.

Dán hình tròn mới viết vào trong nắp.

4.

Bây giờ đồ chơi đã sẵn sàng hãy rủ 1 người bạn cùng chơi với mình.

5.

Lật úp nắp chai xuống, dùng hai bàn tay xáo trộn vị trí các nắp.

6.

Luật chơi: Mỗi người chơi được lật 2 nắp lên, nếu lật được hai nắp chai
có chữ cái giống nhau, bạn được “ăn” hai nắp đó và tiếp tục lật hai nắp tiếp theo.


Nếu lật hai nắp có chữ cái không giống nhau, bạn phải úp nắp lại vị trí cũ và
nhường lượt chơi cho bạn mình
7.

Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết 20 nắp chai. Kết thúc trò chơi, người

nào có số nắp chai nhiều hơn người đó thắng cuộc.
Đồ chơi:
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Những chiếc vớ tay cũ, ống hút cứng, giấy báo, tâp chí… ta có thể tạo ra những
con vât đáng yêu như thế này:

* Cách sử dụng: Ta sử dụng rộng rãi vào các giờ học (LQVH, LQMTXQ…) vào
giờ hoạt động góc, đưa vào góc tạo hình cháu sẽ thích thú khi làm các sản
phẩm.
4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các
tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp, gây hứng thú cho
trẻ khi học. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, tiết kiệm được
nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao, sử dụng nhiều lần.
Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dẽ dàng ở mọi nơi, mọi lúc.
* Tự đánh giá kết quả thực hiện:
Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức
các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao.
Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái: Qua trò chơi “Lật nắp chai” và trò chơi
“Chiếc nón kỳ diệu” trẻ nhớ lâu các chữ cái, chữ số đã học. Trẻ hứng thú và tích
cực nhận biết, phân biệt và phát âm các chữ cái đã học.
Nâng cao chất lượng lĩnh vực PTTM (tạo hình), PTNN (làm quen văn học, làm
quen chữ cái): Thông qua đồ chơi với các loại rối: Trẻ biết thể hiện tính cách của
nhân vật qua khuôn mặt của rối, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ
các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn và
thích được kể lại chuyện cùng với các con rối nhỏ đó.


Nâng cao khả năng hoạt động tạo hình, vui chơi của trẻ: Thông qua trẻ làm các
sản phẩm đồ chơi.
1.

PHẦN KẾT LUẬN


1.

Bài học kinh nghiệm:
Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản thân tôi
xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
– Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy
vào các hoạt động một cách hợp lý.
– Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp
để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
– Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra
sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
– Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để
phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
– Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt
động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên
cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác
giáo dục trẻ.
2.Ý nghĩa của đề tài:
“Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy
cho trẻ mầm non” đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm
mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng
tạo, tiết kiệm tiền của đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được
sự an toàn cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc – giáo dục
trẻ.
3.Khả năng ứng dụng:


Đề tài có khả năng ứng dụng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, ứng
dụng rộng rãi trong các hoạt động dạy và học của trẻ. Trong thời gian tới bản

thân sẽ tiếp tục mạnh dạn dựa vào những nghiên cứu trong đề tài này để đưa
việc thực hiện đề tài đạt kết quả cao hơn.
4.Kiến nghị:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của quý
đồng nghiệp để góp phần tốt hơn cho công tác giáo dục trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tâm lý học trẻ em (TS.Mai Nguyêt Nga-Trường CĐSP MG TWIII).
2.Giao dục học trẻ em (TS.Lê Minh Hà-Trường CĐSPMGTWIII).
3.

Phương pháp hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ MN (Ths.Đàm Thị

Xuyến – Trường CĐSP MG TWIII).
3.

Các tài liệu tham khảo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non (NXB GD)
MỤC LỤC

1.

MỞ ĐẦU.
1/ Bối cảnh của đề tài ……………………………….. trang 1
2/ Lý do chọn đề tài .……………………………….. trang 1
3/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ……………….. trang 2
4/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu . ………….. trang 2
5/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ……………… trang 3

1.


NỘI DUNG.
1/Cơ sở lý luận. ……………… ……………………… trang 3
2/Thực trạng của vấn đề .…………………………….. trang 4
3/Các biện pháp để giải quyết vấn đề ……… ……….. trang 5
4/Hiệu quả của SKKN….…………………………….. trang 12

1.

KẾT LUẬN
1- Bài học kinh nghiệm …………………………….. trang 13
2- Ý nghĩa của đề tài ……………………………….. trang 13
3- Khả năng ứng dụng ……………….…………….. trang 14


4- Kiến nghị ………………………….…………….. trang 1
Tài liệu tham khảo …………………………………. trang 15



×