Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn hướng dẫn học sinh cách cảm thụ thơ để rèn kỹ năng viết văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.81 KB, 17 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẾT NÀM
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN Độc lập - Tự do -ạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012-2013
SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG NHIÊN
- Ngày , tháng, năm sinh: 09/06/1978
- Nguyên quán: Tổ 4, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
- Trú quán : Tổ 4, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
- Dân tộc: Kinh
- Nơi công tác: Trường THCS Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội
- Chức vụ: Tổ phó tổ Xã Hội, Bí thư đoàn Trường
- Chuyên môn đào tạo: Văn - CTĐ
- Trình độ chuyên môn: Đại học Văn
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
- Ngày vào đảng: 20/7/2009
- Năm vào ngành GD & ĐT: 1999
- Số năm trực tiếp giảng dạy: 14 năm
- Khen thưởng:
+ Năm học 2009-2010 đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
+ Năm học 2010-2011 đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
+ Năm học 2011-2012 đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
+ Năm 2012 được tặng giấy khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện về thành
tích thi đấu thể dục thể thao cấp thành phố.
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
1
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


I. TÊN ĐỀ TÀI:
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH CẢM THỤ THƠ ĐỂ RÈN KỸ NĂNG VIẾT
VĂN”
II. LÍ DO CHỌN ĐỂ TÀI:
Làm nghề dạy học, ai cũng muốn học sinh yêu và học môn của mình, có học
sinh giỏi, đặc biệt là với những người tâm huyết với nghề nghiệp, họ luôn dồn hết
sức lực và trí tuệ của mình để đạt được những mong muốn đó. Tuy nhiên, muốn có
được như thế thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía (kể cả người học, người dạy, và
phụ huynh, cả người quản lí chuyên môn) chứ không chỉ phía người dạy, do đó
mong muốn chính đáng của người thầy giáo không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chủ
quan mà thành hiện thực được (và giáo viên văn cũng không phải là ngoại lệ, đó là
chưa nói đến để có được học sinh giỏi văn còn có nhiều cái khó hơn các môn khác).
Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh học văn và giỏi văn có chiều hướng
ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao,
số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do học
sinh không muốn học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề; phần vì học sinh
thì không có hứng thú, không tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn
văn thường điểm không cao ( giáo viên chỉ hay cho thang điểm 5-6-7, hiếm khi
được điểm 8 điểm 9 cho dù học sinh đã có những cố gắng). Còn người dạy thì cứng
nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh, ( em nào viết văn phải theo
như đáp án mới cao điểm). Thế nên tôi muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số
kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng môn văn cho học sinh lớp 9. Tuy nhiên
trong khuôn khổ của một đề tài, tôi chỉ dám đề cập đến vấn đề : Hướng dẫn học
sinh cách cảm thụ thơ để rèn kỹ năng viết văn.
III. PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỂ TÀI.
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích lũy được của cá nhân qua nhiều năm

dạy học tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để áp dụng vào giảng dạy và ôn
luyện cho học sinh lớp 9 hiện tại và những khóa học sau.
Đề tài của được thực hiện tại trường THCS Cao Viên, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội trong thời gian một năm học (2012-2013)
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỂ TÀI
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ
Hiện nay, phần lớn học sinh trường tôi nói riêng và các trường khác nói
chung không thích học văn nên thường học qua loa, đối phó, không nắm được các
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ tác phẩm đó của ai,
hoàn cảnh sáng tác như thế nào? Thậm chí nếu văn tác phẩm là thơ thì cũng không
thèm học thuộc (cho dù những bài thơ thật hay). Những nét khái quát của tác phẩm
không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết thiếu ý; văn viết khô
khan; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp tu từ
thích hợp để cho bài viết sinh động. Thực trạng này đã được nhiều giáo viên tâm
huyết với nghề trao đổi trên diễn đàn của báo Giáo dục & Thời đại, báo Văn vn net
(Cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn Việt Nam) và lý do đưa ra cũng khá phong
phú, đa dạng, “Có thể là do yếu tố khách quan như cơ chế thị trường, do nhận thức
lệch lạc của gia đình, của không ít người về vị trí của các môn Khoa học xã hội nói
chung, của môn văn nói riêng trong xã hội; do học trò còn lười học, mải chơi ”
( trích trong bài viết “Vì sao học sinh không thích học văn” của Nguyễn Thị Hoài-
HT trường THCS Khoái Châu - Hưng Yên) song theo tôi tập trung chủ yếu vào các
nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân
-Người dạy văn chưa truyền được cái hay của tác phẩm văn chương sang cho
người học (kể cả cách cảm thụ cũng như kỹ năng viết những câu văn giàu hình
tượng)
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
3
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013

-Chưa trang bị những kiến thức cơ bản về các thể loại văn học cho học sinh nên
phần lớn học sinh hiểu trong văn học cũng như ngoài đời, do đó dẫn đến tình trạng
khi làm văn thấy sao viết vậy ( nhất là trong văn miêu tả và văn tường thuật) mà
thiếu đi sự chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”.
-Chưa phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nên khi viết văn vẫn dùng
từ như ngôn ngữ nói.
-Một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi chấm, trả bài nên học
sinh không nhận ra thiếu sót để sửa chữa cho những bài sau ; thậm chí đọc bài hờì
hợt, không phát hiện ra những tứ văn mới, những sáng tạo (dù nhỏ) của học sinh,
do đó không có sự khuyến khích kịp thời và đó cũng là lý do làm thui chột lòng
ham thích học văn của các em.
Tất cả những lý do trên đây đã “góp phần không nhỏ” vào việc làm cho học sinh
thích học văn ngày càng ít đi, vì thế mà trong một khoá học có hàng trăm em,
nhưng để chọn 3-5 em đi bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì đúng là “Nhân tài như lá
mùa thu” (đó là chưa kể có em giỏi văn nhưng lại muốn đi học bồi dưỡng kiến thức
cho những môn “thời thượng” hơn) cho nên để có học sinh giỏi văn thật khó!
Từ thực tế trên, qua những việc đã làm của bản thân, tôi muốn được cùng các
đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi để ngày càng có nhiều học sinh thích học văn hơn. Do
đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian
qua.
II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỂ TÀI
Vào đầu năm học 2012-2013 tôi được phân công dạy lớp 9A- Trường THCS
Cao Viên, lớp có 45 học sinh. Mặc dù là lớp đứng đầu của trường nhưng điểm văn
của các em không cao và đặc biệt là không hào hứng, thích thú khi học môn văn.
Trong giờ học, học sinh rất trật tự và chăm chú nghe giảng nhưng khi được hỏi thì
không trả lời được.
Khảo sát thực tế bằng bài kiểm tra viết cho thấy:
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
4

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Sĩ số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu
45 7 30 7 0
Khảo sát bằng kiểm tra thuộc lòng những tác phẩm đã học không học sinh
nào thuộc nội dung bài giảng cũng như nội dung văn bản.
Trước thực trạng đó tôi đã tìm hiểu: thực tế các em không thích văn bằng các
môn học tự nhiên vì không nắm được cách làm bài.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (Nội dung chủ yếu của đề tài)
- Bước 1: Phân loại những học sinh có khả năng cảm thụ văn học và những
học sinh chưa có khả năng cảm thụ văn học:
( Vì trên thực tế có những học sinh chưa xác định rõ cách học và làm bài chứ không
phải là học sinh không học được)
Qua một thời gian dạy, sau những bài kiểm tra và bài viết, em nào có cách diễn
đạt linh hoạt, không viết lại những nội dung mà giáo viên đã cho ghi khi học,
không theo khuôn mẫu nào thì giáo viên nên khuyến khích, động viên (có thể cho
điểm cao, mặc dù bài viết chưa xứng đáng như thế) để các em mạnh dạn viết theo
cách hiểu, cách cảm của mình, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong
học sinh. Mà muốn cho học sinh biết cảm thụ thì trước hết người dạy phải đem
được cái hay của văn chương đến cho người học, giúp cho học sinh kỹ năng cảm
thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm qua những biện pháp tu từ mà tác giả đã dụng
công sử dụng. (Lưu ý là những em đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và các bài
làm văn không đồng nhất với những em ta sẽ chọn đi bồi dưỡng văn. Vì điểm cao
là chỉ mới biểu hiện của việc nắm được kiến thức và đạt chuẩn theo đáp án chứ
chưa hẳn là biết cảm thụ)
Thường, những em học giỏi là những em luôn khát khao bay vào thế giới tri
thức, ham hiểu biết, muốn khám phá và đó cũng chính là những em biết thưởng
thức cái đẹp, có tâm hồn trong sáng, lãng mạn nên bài viết thường đậm chất nhân
văn, vì thế sau khi được tiếp xúc với những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, thấm
đẫm tinh thần nhân đạo thì các em đã phần nào cảm thụ được cái hay của tác phẩm,
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng

Nhiên
5
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
chỉ cần giáo viên hướng dẫn các em cách tiếp cận, cách khai thác là các em có thể
chiếm lĩnh tác phẩm(ở đây chỉ bàn về việc tiếp cận các tác phẩm là thơ).
-Bước 2: Giúp học sinh nhận biết mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong tác
phẩm để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm
Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy
được mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả.
Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”
Ví dụ, khi miêu tả nỗi buồn, muốn làm cho người đọc thấy được nỗi buồn đang
từng ngày từng giờ gặm nhắm tâm hồn con người, làm cho người ta có cảm giác
thời gian trôi đi chậm chạp, dài lê thê thì Nguyễn Du viết :
“Sầu đong càng lắc, càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Nhưng nếu tâm trạng vui thì thường chúng ta lại thấy nó trôi qua rất nhanh, cho nên
mới có cảm giác “ Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu
mươi” hay “Ngày xuân ngắn chẳng tày gang” ( Truyện Kiều- Nguyễn Du) là vì
vậy.
Hoặc khi đọc Chùm thơ thu “ Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh” của Nguyễn
Khuyến, ta không thấy câu từ nào miêu tả nỗi buồn của tác giả nhưng đọc cả bài
thơ lên ta lại cảm nhận được nỗi buồn man mác đang bàng bạc khắp cỏ cây mây
nước, như trùm lấy không gian tĩnh lặng của làng quê nơi tác giả đang ngồi câu cá
bởi cái vần “eo”(nước trong veo, bé tẻo teo, khẽ đưa vèo) cùng với cách gieo vần
độc đáo trong khuôn khổ của một bài thất ngôn bát cú Đường luật. Và với cảnh đó,
tình đó; phần nào giúp ta thấy được thế sự của đất nước mình hồi bấy giờ.
Một ví dụ khác: trong “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, để khắc hoạ đậm nét thời
tàn tạ của Nho học (khi mà xu hướng Tây học đang dần dần lấn át xu hướng Nho

Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
6
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
học), tác giả chỉ cần sử dụng một lát cắt của cuộc sống qua hình ảnh ông đồ cùng
“mực tàu, giấy đỏ” vào những ngày tết đến xuân về, nhưng ở những khổ thơ khác
nhau thì ông đồ cũng hiện lên khác nhau. Người đọc sẽ nhận thấy thời hoàng kim
của ông đồ khi mà “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài/ Hoa tay thảo
những nét / Như phượng múa rồng bay” và cũng dễ dàng nhận ra cái thời huy
hoàng đó đang dần lùi xa, nhường chỗ cho sự tàn lụi: “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua
đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay” qua hình ảnh
“lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” cùng với sự thời ơ, vô cảm của dòng người đang hối
hả đi sắm tết.
Tóm lại giữa “cảnh” và “tình” có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau,
cho nên qua “cảnh” ta có thể hiểu “tình” và ngược lại qua “tình” ta cũng có thể hiểu
“cảnh” để từ đó có định hướng hiểu đúng tác phẩm.
- Bước 3: Yêu cầu học sinh nắm chắc tiểu sử tóm tắt của các tác giả và cung cấp
một số kiến thức lịch sử liên quan để có cơ sở hiểu đúng tác phẩm:
Nếu không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng tác thì khi phân tích
thơ dễ có sự lệch lạc, không hiểu đúng tác phẩm và nhất là không có kiến thức để
viết phần mở bài (nếu không nhớ năm sinh – năm mất thì cũng phải nhớ được thời
đại tác giả sống).Còn nếú không nắm được các mốc lịch sử thì sẽ không có cơ sở để
hiểu một số tác phẩm. Nếu không biết nhà thơ Chính Hữu đã hoạt động trong quân
đội suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ; hầu như ông
chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh. Không biết hoàn cảnh ra đời của bài “
Đồng chí” (đầu những năm kháng chiến chống Pháp- 1948) thì khi đi tìm hiểu phân
tích bài thơ này khó mà thấy hết được về chất thực của đời sống kháng chiến và vẻ
đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người nông dân mặc áo lính trong thời
kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hay, nếu không nắm được tiểu sử của
nhà thơ Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thì các em

khó mà hiểu sâu sắc được vẻ đẹp tâm hồn và ý nguyện của ông qua bài thơ. (Nếu
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
7
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
không biết năm 1954, nước ta tạm thời chia làm hai miền bằng giới tuyến quân sự
tạm thời ở sông Bến Hải thì sẽ không hiểu được những câu thơ trong bài “Ta đi
tới” của Tố Hữu :
“Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam.”
Hoặc không nắm được nhân dân ta phải trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp
trường kỳ từ 1946-1954 thì cũng không hiểu tại sao lại có “Chín năm làm một Điện
Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” và cũng không hiểu đầy đủ “56 ngày
đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt/ Máu trộn bùn non, gan không núng chí
không mòn” của quân dân ta trong chiến dịch Điện Biên phủ lịch sử.)
Đối với các tác giả: tương tự như vậy, nếu ta không hiểu về quá trình hoạt
động; về thời đại tác giả sống; về phong cách, thể loại viết; về những đóng góp cho
nền văn học nước nhà thì cũng hạn chế đến việc hiểu đúng tác phẩm. Ví dụ: nếu
như Tố Hữu là người sớm bắt gặp lý tưởng của Đảng, sớm đi theo cách mạng “ Mặt
trời chân lí chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá…” thì Chế Lan Viên lại phải
mất một thời gian để “tìm đường, nhận đường” cho nên khi đến với cách mạng, khi
được trở về với vòng tay dang rộng của nhân dân đã phải thốt lên:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
Nhìn chung lại, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng tác phẩm thì việc
hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử là điều không thể thiếu.

- Bước 4: Cho học sinh tiếp cận với những bài thơ, đoạn thơ hay:
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
8
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Mục đích của việc này là tạo hứng thú và niềm đam mê học văn cho các em (
giáo viên nên phân tích và chỉ cho học sinh thấy cái hay của những bài đó). Đặt ra
cho học sinh câu hỏi: Bài thơ hay là do đâu? Những hình ảnh, những câu từ nào đã
góp phần làm nổi bật cái hay ? Nhờ biện pháp tu từ nào mà họ làm cho ta thấy được
cái hay của bài thơ, đoạn thơ đó v.v. Muốn thế, khi tiếp cận đoạn thơ, ta hãy chú ý
đến : màu sắc, hình khối, đường nét, âm thanh mà tác giả đã sử dụng. Gọi tên được
các biện pháp tu từ và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ đó, đồng thời chú ý
đến nhịp thơ: cách ngắt nghỉ, nhịp thơ dài hay ngắn; cách dùng các từ láy (từ láy
tượng hình hay tượng thanh) v.v.
Ví dụ: học sinh sẽ thấy được hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ
qua đoạn thơ:
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra hương vị ổi phả vào trong gió. Mùi hương quê
nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Rồi
cảm giác bất chợt “ bỗng nhận ra”, một sự bất ngờ như đã đợi sẵn… và gió, và
sương. Những giọt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn trước ngõ… “ Hình
như thu đã về”. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối không biết tự bao giờ nhỉ ? Thu đã
về trên quê hương, trên cả những con sông, cánh chim trời.
Nhưng lại có cảm giác éo le trắc trở của số phận một con người cũng như
cảm giác gập ghềnh, quanh co khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác của con đường đời
khi ta bắt gặp những câu thơ: “Tài cao phận thấp chí khí uất” hoặc “ Vó câu khấp
khểnh ngựa xe gập ghềnh”. Hoặc người đọc sẽ có cảm giác tự tin, thong dong khi

“Ta đi giữa ban ngày/Trên đường cái ung dung ta bước” đồng thời cũng thấy được
khí thế cuồn cuộn như thác đổ triêu dâng của bộ đội ta qua nhịp thơ dồn dập: “Ta đi
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
9
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
tới trên đường ta bước tiếp/ Rắn như thép, vững như đồng/ Đội ngũ ta trùng trùng
điệp điệp/ Cao như núi dài như sông/ Chí ta lớn như biển đông trước mặt” như ở
trong bài Ta đi tới của Tố Hữu
Tương tự thế, hình tượng mang tính đặc trưng của người miền ngược, có sức
gợi lớn cho người đọc như thơ của Y Phương:
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Đọc lên, ta như thấy bức tranh có cảnh có hoạt động của người miền núi.
Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người dân tộc Tày, nan nứa, nan tre, trúc đã trở thành
“ nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn ken bằng “ câu hát”. Rừng
đâu chỉ nuôi sống con người bằng những sản vật quý mà còn “cho hoa”. Con
đường đâu chỉ để đi mà còn “cho những tấm lòng” nhân hậu bao dung, đó là con
đường tình nghĩa.
Ta biết “Thi trung hữu họa” (trong thơ có hoạ) nên cách miêu tả màu sắc, âm
thanh, đường nét, hình khối cũng góp phần làm nên hình tượng thơ thật đặc sắc.
Thử đọc khổ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”
Ta như thấy trước mắt là một bức tranh thơ được vẽ bằng nét bút tài hoa của
người nghệ sĩ, bằng một niềm yêu mến thiết tha cảnh sắc thiên nhiên đất nước,
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
10
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
mùa xuân xứ Huế với hoa nở tím biếc, dòng sông xanh, bầu trời cao rộng. Tiếng
chim chiền chiện cất lên giữa không gian yên ắng của mùa xuân “ Từng giọt long
lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Tiếng chim làm cho bức tranh xuân thêm sống
động, tạo sức sống tràn đầy. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh một người nghệ sĩ trước cái
đẹp của thiên nhiên đất trời. Một con người đang say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp
của thiên nhiên như muốn dang tay ôm lấy tất cả đất trời mùa xuân. Vẻ đẹp nao
lòng đó chính là lời mời gọi tha thiết của những người con xứ Huế dành cho những
ai chưa một đặt chân đến mảnh đất thơ mộng này.
Ngoài ra, giáo viên cần gợi cho học sinh biết liên tưởng,liên tưởng giữa nội
dung tác phẩm này với tác phẩm kia hay giữa tác giả này với tác giả kia… Nếu có
óc liên tưởng sẽ dễ dàng giúp ta biết “huy động” những kiến thức mà ta đã có để
vận dụng vào việc phân tích và chứng minh cho vấn đề mình vừa phân tích
Ví dụ sau khi học đến bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu thì ta sẽ nghĩ ngay
đến chùm thơ trong tù ( của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Sóng
Hồng). Đặc biệt với hình ảnh “Ta nghe hè dậy bên lòng/ Mà chân muốn đạp tan
phòng hè ôi/ Ngột làm sao chết uất thôi/ Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”, thì ta
lại nghĩ đến hình ảnh “Đốt cho tiêu kiếp tù đày/ Cho bừng lửa hận, biết tay anh
hùng/ Có về không, có về không?/ Bước mau, mau bước non sông đợi chờ” của
Sóng Hồng. Cũng nhờ sự liên tưởng, giúp ta thấy được điểm chung của những
người tù cách mạng ở đây là muốn được ra tù để trở lại hoạt động cách mạng (khác
với việc mong muốn được ra tù của những người bình thường khác (vì “Nhất nhật
ngục trung-thiên thu tại ngoại”), mặc dù họ đã biết “ Đời cách mạng từ khi tôi đã
hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề cận cổ, súng kề tai/ Là thân sống

chỉ coi còn một nửa” nhưng họ vẫn sẵn sàng đi theo cách mạng và nếu phải hy sinh
thì họ vẫn:“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng/ Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung
sướng/ Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành/ Và trong mơ thơm ngát lúa đồng
xanh/ Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng” (Tố Hữu – Trăng trối)
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
11
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Tương tự như thế, trong ngữ văn 9, ở “Viếng lăng Bác”- khổ cuối “Mai về miền
Nam, thương trào nước mắt/ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác/ Muốn làm
đóa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”, tác giả thể
hiện ước nguyện sống có ích và sự cống hiến. hình ảnh này lại giúp ta liên tưởng
đến khát vọng của Thanh Hải trong “ Mùa xuân nho nhỏ”: “Một mùa xuân nho
nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc”. Còn Nguyễn
Cảnh Nhạc lại ước:
“Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi”.
Hay nhà thơ Tố Hữu viết:
“ Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho chứ đâu nhận riêng mình.”
Có thể nói sự độc đáo của liên tưởng sẽ giúp nhiều cho ta trong việc khơi gợi trí
nhớ; vì thế, nếu có óc liên tưởng thì bài viết ý sẽ phong phú, minh chứng sẽ xác
đáng, diễn đạt sẽ linh hoạt, cho nên giúp ích rất nhiều cho việc viết văn.
- Bước 6: Rèn kỹ năng viết những câu văn giàu hình tượng
Ta biết rằng, những câu văn hay không nhiều và cũng không dễ có, mà nó
được chưng cất, được thanh lọc và được viết ra từ gan ruột của họ mà có khi ta phải

dạy, phải rèn cả mấy tháng trời, cả một quá trình, may ra mới có được.
Để giúp học sinh biết viết câu văn giàu hình tượng, trước hết tôi thường cho
học sinh nhận xét được sự khác nhau giữa hai câu văn có cùng một ý nhưng cách
diễn đạt khác nhau. Ví dụ:
1a: Trường THCS Cao Viên được xây dựng trên xã Cao Viên.
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
12
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
1b:Trường THCS Cao Viên được xây dựng trên mảnh đất Cao Viên tươi đẹp, giàu
truyền thống.
2a: Trên cành cây, mấy chú chim đang hót chào buổi sáng.
2b: Trên cành cây cao vút, mấy chú chim đang đua nhau hót chào mừng ngày mới.
3a: Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông.
3b: “ Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc” ( Mùa xuân nho nhỏ-
Thanh Hải)
4a: Dưới núi có mấy chú tiều đang lom khom. Bên sông có lác đác mấy ngôi nhà.
4b: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ( Qua đèo
Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Sau khi cho học sinh đọc kỹ và so sánh 2 cách diễn đạt thì học sinh sẽ nhận
ra những câu (b) có cách diễn đạt giàu hình ảnh, gợi cảm và gây ấn tượng hơn.
Vậy nhờ đâu, do cách viết như thế nào mà cách viết thứ 2 lại sinh động hơn?
Giáo viên giúp học sinh thấy: do sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các biện pháp tu
từ; do sử dụng hợp lý các hình ảnh v.v. Đặc biệt phép tu từ được sử dụng rộng rãi
hơn khi làm thơ, nên ta thấy đọc thơ bao giờ cũng hay hơn, giàu hình tượng hơn.
Ta thử đọc và cùng tìm hiểu cái hay của các phép tu từ được sử dụng trong thơ để
tìm ra cái hay của thơ (đây là lúc để cho học sinh bước đầu thực hành):
Ví dụ: “Vì con, cơm áo mẹ nhường
Vì con, cha phải thất thường nắng mưa
Vắt mình đến kiệt sớm trưa

Dạ còn thắc thỏm lo chưa đủ đầy?
Xác ve mẹ tóp teo gầy,
Để tròn trịa nét thơ ngây con cười
Kể gì lặn ngọc biển khơi
Vì con, cha sẽ lên trời hái sao.
( Cho con- Nguyễn Ngọc Hưng)
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
13
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Giáo viên cho học sinh nhận biết các “tín hiệu” cần thiết (có thể có các ý kiến khác
nhau) sau đó cùng các em thống nhất và chốt lại một số dấu hiệu như sau:
Cách dùng từ thật đắt: vắt, kiệt, thắc thỏm, xác ve, hái sao.
Cách sử dụng các biện pháp tu từ:
+ Đảo ngữ: cơm áo mẹ nhường, tóp teo.
+ Điệp từ: vì con
+ Cách nói thậm xưng: lặn ngọc biển khơi, lên trời hái sao
+ Cách dùng từ láy giàu tính tượng hình (mà lại đối lập): tóp teo-tròn trịa…v…v
sau đó cho học sinh tập phân tích để làm rõ cái hay của đoạn thơ
Cũng như vậy, giáo viên chọn những đoạn thơ hay để học sinh tập tìm hiểu
(trước hết là những đoạn quen thuộc ở trong các bài như: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng
Lăng bác, Đồng chí ) khi HS đã quen thì mình lại yêu cầu cao hơn (đưa ra những
đoạn thơ hay mà lạ - kể cả ca dao - để vừa làm giàu vốn văn thơ, vừa rèn kỹ năng
phân tích).
Bước 5-Tiến hành viết bài:
Trong các buổi ôn luyện, sau khi đưa những đoạn thơ hay, giáo viên giúp
học sinh định hướng cách phân tích qua những dấu hiệu nghệ thuật để học sinh biết
cảm thụ.Từ những gì đã thu lượm được, học sinh vận dụng để viết tại lớp. Những
bài viết này là những bài văn ngắn (chỉ yêu cầu viết trong khoảng thời gian 45
phút) rồi giáo viên đọc và trực tiếp sửa ngay cho từng em. Khi sửa phải tuỳ từng

bài, tuỳ từng lỗi nhưng phải trân trọng những ý tưởng mà các em đã đưa ra, rồi từ
đó mình biết cách khơi gợi, mở rộng, (tránh trường hợp chỉ cho học sinh viết bài
mà giáo viên không hướng dẫn hoặc hướng dẫn thật ít-vì như thế thì quá lãng phí
thời gian). Thường, viết bài ở lớp chất lượng không cao, vì thời gian có hạn nhưng
vẫn phải rèn (Đặc biệt là cần cho học sinh làm quen với lượng thời gian tương ứng
với dung lượng đề bài để khi đi thi các em có thói quen chủ động)
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
14
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Nói chung, việc bồi dưỡng môn ngữ văn cho học sinh không thể có một giáo
án nhất nhất được vì những tình huống xảy ra trong từng buổi học sẽ khác nhau.
Nghĩa là người dạy phải linh hoạt, tuỳ từng em, tuỳ từng buổi học phát sinh ra tình
huống nào để mà chọn dạy cái gì, dạy như thế nào.
4. Kết quả đạt được:
Có thể nói dạy học cũng là một nghệ thuật, vì thế mỗi người sẽ có một “con
đường đi” khác nhau nhưng cái đích để đến thì đều giống nhau, đó là “thước đo” từ
kết quả của các kỳ thi vào lớp 10, thi chọn học sinh giỏi các cấp do Huyện, Thành
phố tổ chức. Tuy nhiên kết quả đó chưa phải là tất cả nhưng cũng là một minh
chứng để có cơ sở đánh giá công sức của người dạy và người học (và tất nhiên ta
cũng không loại trừ có những trường hợp là nhờ may mắn). Riêng bản thân tôi, từ
thực tế trong công tác giảng dạy cũng như công tác ôn luyện học sinh mà tôi đã
trình bày ở trên. Qua mỗi kỳ thi, khi mà các em đạt điểm cao thì trong mỗi giáo
viên niềm vui cũng nhân lên gấp bội, nhờ thế mà mình càng tận tụy với nghề hơn.
Ngoài ra, những em chưa có may mắn để đạt giải thì cũng sẽ có những trưởng
thành nhất định, kết quả của môn học khá hẳn lên, đặc biệt là góp phần làm giàu về
các mặt từ kiến thức đến kỹ năng để giúp các em thêm hành trang vào đời cũng như
làm bệ phóng để học lên các lớp trên. Đặc biệt hơn là giúp học sinh thấy yêu môn
Văn học, thấy được văn là đời, đời là văn.
C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Khảo sát thực tế bằng bài kiểm tra viết cho thấy:
Sĩ số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu
45
(100%)
7 (14%) 30 ( 66%) 7 (14%) 0 (0%)
Sau khi thực hiện để tài:
Sĩ số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
15
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
45 (100%) 13 (29%) 29 (64%) 3 (7%) 0(0%)
Có thể nói công tác giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và bồi dưỡng học
sinh giỏi môn văn nói riêng là việc làm rất khó. Có khi, có giáo viên giỏi nhưng
không có học sinh yêu thích môn văn, ngược lại khi có học sinh yêu văn nhưng
không phải ai cũng dễ dàng “gột nên hồ”. Cho nên để có hai yếu tố đó đã khó, và
làm cho hai yếu tố đó giao thoa với nhau lại càng khó hơn (cứ giả sử, người dạy đã
có tâm huyết, đủ tri thức để giảng dạy nhưng người học không cùng đồng hành thì
sẽ không có kết quả như mong muốn. Có thể coi đó là hai yếu tố cần và đủ để làm
nên thành công, nhưng thiết nghĩ yếu tố : năng lực chuyên môn và trách nhiệm của
người thầy vẫn là đòi hỏi trước tiên và cấp bách hơn, vì khi người thầy giỏi, biết
cảm thụ văn chương, biết truyền cái hay của tác phẩm đến cho người học thì sẽ
giúp cho tâm hồn các em được thanh lọc, được bừng tỉnh, dần dần các em sẽ tìm
thấy hứng thú trong các giờ văn, từ đó mà yêu thích môn văn Muốn vậy, người
thầy phải nêu cao vai trò “tự học, sáng tạo” để tích luỹ kiến thức cần thiết để vừa có
kiến thức giảng dạy vừa đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
II. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trên đây là một chút kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn của bản thân, xin được
chia sẻ cùng đồng nghiệp để cùng nhau trao đổi nhằm đạt được hiệu quả cao hơn

trong lĩnh vực đầy khó khăn này.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài báo “Vì sao học sinh không thích học văn” của Nguyễn Thị Hoài- HT trường
THCS Khoái Châu - Hưng Yên)
2. Tài liệu trên kho học liệu mở.
Lời cam kết của người viết sáng kiến kinh nghiệm:
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết ,nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên
16
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
Xác nhận của hiệu trưởng Cao Viên, ngày 24 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Trường THCS Cao Viên Nguyễn Thị Hồng
Nhiên

17

×