Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài học thuyết tiến hoá cổ điển - sinh học 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.09 KB, 21 trang )

“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển –
Sinh học 12 nâng cao ”
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
*****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH
KHAI THÁC KÊNH HÌNH ĐỂ HỌC BÀI
HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN –
SINH HỌC 12 NÂNG CAO
Bộ môn: Sinh học
Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa
Năm học 2013– 2014
A. MỞ ĐẦU
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
I. Lý do chọn đề tài
Qua nhiều năm dạy môn Sinh học lớp 12, tôi thấy phần Tiến hoá là một
trong những nội dung khó dạy đối với giáo viên và khó học đối với học sinh. Đa
số giáo viên đều cho rằng khó có thể làm cho học sinh hiểu được thấu đáo bản chất
tiến hoá vì đây là phân môn đòi hỏi vận dụng kiến thức nền của nhiều phân môn
khác như di truyền học, di truyền học quần thể, sinh thái học, cổ sinh vật học,
cùng với hiểu biết thực tế của cả giáo viên và học sinh. Phần lớn học sinh đều “sợ”
học tiến hoá, đều học tiến hoá theo kiểu học thuộc lòng nhưng vì không hiểu bản
chất vấn đề nên rất khó học thuộc lòng được. Và từ sợ học đến chán học chỉ là một
bước rất ngắn. Khi học sinh đã chán học thì giáo viên cũng không còn hứng thú để
giảng bài, làm cho học sinh càng chán học hơn. Thực tế này đòi hỏi phải có đổi
mới trong phương pháp dạy và học phần tiến hoá
Trong quá trình giảng dạy phần tiến hoá, một số bài tôi tổ chức giờ học theo
hướng khuyến khích học sinh tự học, tự tìm hiểu thì đạt được hiệu quả cao hơn.
Tất nhiên để làm được điều này cần điều kiện học sinh chuẩn bị bài kĩ trước khi


đến lớp và biết vận dụng kiến thức cũ, đặc biệt kiến thức di truyền học. Một trong
những bài được tôi dạy theo phương pháp này là bài Học thuyết tiến hoá cổ điển
(Bài 35, Sinh học 12 nâng cao). Từ kết quả thu được, tôi mạnh dạn chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài
Học thuyết tiến hoá cổ điển - Sinh học 12 nâng cao ”
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
2
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
II, Cơ sở lý thuyết và thực tế của đề tài
- Học sinh đã học phần di truyền học, đã nắm được các kiến thức: biến dị
di truyền, biến dị không di truyền, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế
di truyền các biến dị, mức phản ứng.
- Học sinh đã học về các bằng chứng tiến hoá, có khái niệm về tiến hoá,
tiến hoá phân ly, tiến hoá đồng quy.
- Học sinh có nhiều kênh để tìm hiểu tài liệu tham khảo: sách, báo, truyền
hình, internet.
- Học sinh có nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học, có khả năng tự
học, tự nghiên cứu.
III. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong trường THPT.
- Khơi dậy lòng yêu thích học tập, tinh thần tìm tòi, sự sáng tạo trong học
tập của học sinh.
- Nâng cao hiệu quả dạy - học phần Tiến hoá, từ đó góp phần nâng cao kết
quả học tập của học sinh.
- Nâng cao kết quả kết quả thi tốt nghiệp, thi đại học khối B, thi chọn học
sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia môn Sinh học lớp 12
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Học thuyết tiến hoá của Lamac, học thuyết tiến hoá của Đacuyn.
- Kiến thức bổ trợ: Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, mức phản

ứng, tiến hoá phân ly.
- Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trường THPT Chuyên Hưng
Yên.
IV. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Học sinh các lớp 12 tự nhiên, trường THPT chuyên Hưng Yên
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
3
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
- Đề tài được triển khai trong năm học 2010 – 2011, 2013 – 2014.
V. Ý nghĩa của đề tài
- Đưa ra một phương pháp mới trong việc tiếp cận các học thuyết tiến hoá
cổ điển. Việc sử dụng phương pháp này có thể đạt được hiệu quả dạy học cao hơn
so với các phương pháp truyền thống.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
4
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
Đề tài được thực hiện qua các bước:
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước giờ học.
 Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo tranh vẽ hình 35 SGK
Sinh học 12 nâng cao và hướng dẫn học sinh cách khai thác
tranh để trả lời các câu hỏi.
 Học sinh trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu
hoàn thành trước giờ học bài 35.
 Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học.
 Học sinh trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước.
 Thảo luận của giáo viên và học sinh về các câu trả lời.

 Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và đưa ra câu trả
lời chính xác
- Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm, nếu thời gian cho phép.
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước giờ học.
Khi học xong bài 34, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc trước bài
35, quan sát hình 35-trang 141 (có thể tham khảo một số tranh khác) và trả lời các
câu hỏi.
1. Hình 35 minh họa nội dung gì?
2. Nhận xét về hình thái (cổ) của các con hươu trong quần thể ban đầu.
3. Đặc điểm cổ cao của hươu có trước hay sau khi môi trường sống thay đổi?
4. Đặc điểm cổ cao được Lamac và Đacuyn gọi bằng thuật ngữ gì?
5. Nguyên nhân xuất hiện đặc điểm cổ cao?
6. Quan niệm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac?
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
5
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
7. Đặc điểm cổ cao có di truyền được (được tích luỹ qua các thế hệ) không?
8. Nhận xét về khả năng sống sót của các con hươu?
9. Vì sao tất cả hươu đều sống sót (theo Lamac)? Vì sao một số hươu bị chết
(theo Đacuyn)?
10.Theo quan điểm của di truyền học hiện đại, đặc điểm cổ cao theo quan niệm
của Lamac và theo quan niệm của Đacuyn thuộc loại biến dị nào?, có di
truyền được hay không?
11.Quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể hươu được Đacuyn gọi
là gì? Nội dung, cơ sở, tác nhân, động lực, kết quả của quá trình đó?
12. Những điểm còn tồn tại trong học thuyết của Lamac và Đacuyn? Nguyên
nhân tồn tại?
13. Lập bảng so sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân tiến
hoá, cơ chế tiến hoá, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài
mới.

Một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời theo quan niệm của Lamac và theo
quan niệm của Đacuyn
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
6
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
MỘT SỐ HÌNH MINH HOẠ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA LAMAC
VÀ CỦA ĐACUYN
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
7
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
8
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
2. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học.
- Giáo viên trình chiếu hoặc treo tranh hình 35 SGK 12 nâng cao và các tranh
vẽ khác do giáo viên và học sinh sưu tầm.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
- Học sinh thảo luận về các câu trả lời của nhau.
- Giáo viên giải đáp các mâu thuẫn, các vấn đề học sinh chưa hiểu hoặc hiểu
chưa đúng.
- Thống nhất câu trả lời để đi đến nội dung chính của bài học như sau:
1. Hình 35 minh họa nội dung gì?
- Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo theo quan niệm của Lamac và theo
quan niệm của Đacuyn.
2. Nhận xét về hình thái (cổ) của các con hươu trong quần thể ban đầu.
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
Các cá thể đều có cổ ngắn Đa dạng: cổ ngắn, cổ cao.
3. Đặc điểm cổ cao của hươu có trước hay sau khi môi trường sống thay đổi?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
Sau khi môi trường sống thay đổi Trước khi môi trường sống thay đổi

4. Đặc điểm cổ cao được Lamac và Đacuyn gọi bằng thuật ngữ gì?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
Biến đổi (đặc điểm tập nhiễm) Biến dị cá thể
5. Nguyên nhân xuất hiện đặc điểm cổ cao?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
- Thay đổi môi trường sống.
- Thay đổi tập quán hoạt động ở động
vật.
- Phát sinh trong quá trình sinh sản
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
9
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
6. Quan niệm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac?
- Là các biến đổi do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động.
- Có tính chất đồng loạt, định hướng, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
- Ít có ý nghĩa với chọn giống và tiến hoá.
7. Đặc điểm cổ cao có di truyền được (được tích luỹ qua các thế hệ) không?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
- Được tính luỹ qua các thế hệ - Được tính luỹ qua các thế hệ
8. Nhận xét về khả năng sống sót của các con hươu?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
- Tất cả đều sống sót. - Những con có cổ cao: Sống.
- Những con có cổ ngắn hoặc trung
bình: Chết
9. Vì sao tất cả hươu đều sống sót (theo Lamac)? Vì sao một số hươu bị chết
(theo Đacuyn)?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
- Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên
sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời
và không bị đào thải. (Cây cao lên đến

đâu, hươu vươn cổ cao theo đến đấy)
- Cá thể mang biến dị có lợi (cổ cao) →
lấy được thức ăn → sống sót.
- Cá thể mang biến dị bất lợi (cổ ngắn)
→ không lấy được thức ăn → chết.
10.Theo quan điểm của di truyền học hiện đại, đặc điểm cổ cao theo quan niệm
của Lamac và theo quan niệm của Đacuyn thuộc loại biến dị nào?, có di
truyền được hay không?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
- Thường biến.
- Không di truyền .
- Biến dị di truyền.
- Di truyền được.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
10
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
11.Quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể hươu được Đacuyn gọi
là gì? Nội dung, thực chất, cơ sở, tác nhân, động lực, kết quả, vai trò của
quá trình đó?
- Quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Nội dung: Vừa đào thải những biến dị có hại vừa bảo tồn, tích luỹ các biến dị
có lợi cho sinh vật.
- Thực chất: Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần
thể.
- Cơ sở: Tính biến dị và di truyền của sinh vật
+ Tính biến dị: Cung cáp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên (chủ yếu là các
biến dị cá thể)
+ Tính di truyền: Là điều kiện tích luỹ các biến dị có lợi qua các thế hệ.
- Tác nhân: Các yếu tố bất lợi của môi trường.
- Động lực: Đấu tranh sinh tồn.

- Kết quả: Hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.
+ Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng → phân ly tính trạng → hình
thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu → nguồn gốc thống nhất của sinh
giới.
- Vai trò: Nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ
thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
12. Những điểm còn tồn tại trong học thuyết của Lamac và Đacuyn? Nguyên
nhân?
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
11
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
- Cho rằng sinh vật có khả năng thích
nghi kịp thời với môi trường. (Thực tế,
sinh vật chỉ có khả năng điều chỉnh
trong phạm vi mức phản ứng của kiểu
gen)
- Thừa nhận sự di truyền của các tính
trạng tập nhiễm. (Theo di truyền học
hiện đại, các tính trạng tập nhiễm như
vậy là các thường biến, không di truyền
được).
Cho rằng mọi cá thể trong loài phản ứng
theo cách giống nhau trước điều kiện
ngoại cảnh mới. (Theo di truyền học
hiện đại, chỉ các cá thể có kiểu gen
giống nhau mới có thường biến giống
nhau.)
- Cho rằng trong lịch sử không có loài
nào bị đào thải.

- Chưa thành công trong việc giải thích
cơ chế tích luỹ các biến dị.
- Nguyên nhân: Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền
các biến dị (chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền)
13.Lập bảng so sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân tiến
hoá, cơ chế tiến hoá, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài
mới.
Học thuyết Lamac Học thuyết Đacuyn
Nguyên nhân
tiến hoá
- Thay đổi ngoại cảnh.
- Thay đổi tập quán hoạt
- Biến dị phát sinh trong quá
trình sinh sản.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
12
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
động ở động vật. - Biến đổi do tác động của ngoại
cảnh hoặc tập quán hoạt động.
Cơ chế tiến
hoá
- Tích luỹ các biến đổi thu
được (tập nhiễm) trong đời
cá thể.
- Tích luỹ các biến dị có lợi và
đào thải các biến dị có hại cho
sinh vật.
Hình thành
đặc điểm thích
nghi

- Ngoại cảnh thay đổi chậm,
sinh vật có khả năng phản
ứng phù hợp.
- Tích luỹ các biến dị có lợi cho
sinh vật dưới tác dụng của chọn
lọc tự nhiên.
Hình thành
loài
- Loài mới được hình thành
từ từ qua nhiều dạng trung
gian, tương ứng với điều
kiện ngoại cảnh
- Loài mới được hình thành dần
dần, liên tục qua nhiều dạng
trung gian theo con đường phân
ly tính trạng dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên.
3. Câu hỏi kiểm tra
Đa số sâu ăn rau có màu xanh lục. Đây là đặc điểm có lợi vì nó giúp sâu khó
bị chim ăn sâu phát hiện. Em hãy giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi đó
theo học thuyết Lamac và theo học thuyết Đacuyn.
Yêu cầu học sinh nêu được ý chính:
- Theo Lamac: Ban đầu, có thể sâu không ăn lá rau và không có màu xanh.
Khi chuyển sang ăn lá rau (môi trường thay đổi), sâu phản ứng phù hợp bằng cách
biến đổi màu sắc cơ thể thành mầu xanh hoà lẫn với môi trường. Màu sắc có lợi
này được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ trở thành đặc điểm thích nghi chung
cho loài. (Màu xanh xuất hiện sau khi sâu chuyển sang ăn lá rau)
- Theo Đacuyn: Ban đầu có thể sâu không ăn lá rau và trong quần thể sâu có
nhiều biến dị với mầu sắc khác nhau. Các biến dị này phát sinh trong quá trình
sinh sản. Khi chuyển sang ăn lá rau (môi trường thay đổi), các con sâu có màu

Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
13
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
xanh lục hoà lẫn với môi trường được chọn lọc tự nhiên tích luỹ, sống sót và sinh
sản nhiều hơn. Màu xanh lục được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ trở thành
đặc điểm thích nghi chung cho loài. (Màu xanh xuất hiện trước khi sâu chuyển
sang ăn lá rau)
4. Một số câu hỏi luyện tập
Câu 1: Theo Đacuyn điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên đây là
đúng hơn cả?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi
trường.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các
kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản
của các cá thể trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
Câu 3. Theo học thuyết tiến hoá của Đacuyn, ngoại cảnh
A. gây ra những biến đổi đồng loạt, định hướng trên cơ thể sinh vật, đồng thời là
tác nhân chọn lọc tự nhiên.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
14
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”

B. là tác nhân chọn lọc tự nhiên
C. là nguyên nhân dẫn đến các biến dị cá thể đa dạng trong quần thể.
D. không có vai trò quan trọng đối với sự tiến hoá của sinh vật vì chỉ gây ra những
biến đổi đồng loạt, định hướng trên cơ thể sinh vật.
Câu 4: Một trong các điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamac với học
thuyết Đacuyn là:
A. Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi rất chậm, còn Đacuyn thì không.
B. Lamac cho rằng biến đổi là di truyền được, còn Đacuyn thì không.
C. Lamac cho rằng, sinh vật luôn biến đổi thích nghi với môi trường, còn Đacuyn
nhấn mạnh tác dụng đào thải của chọn lọc tự nhiên.
D. Lamac gọi biến dị do ngoại cảnh là biến đổi; còn Đacuyn gọi là biến dị cá thể.
Câu 5: Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo Đácuyn là
A. sự hình thành các loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.
B. sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể có kiểu gen thích nghi hơn.
D. sự sống sót của các cá thể mang nhiều biến dị nhất.
Câu 6: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó
mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi
này được hình thành do:
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên
trong quần thể qua nhiều thế hệ.
B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ
thể sâu.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong
quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
15
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
Câu 7. Khi giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi, Đácuyn cho rằng: Quần

thể tự nhiên rất đa dạng do các cá thể có nhiều biến dị cá thể khác nhau. Các biến
dị này
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
B. xuất hiện trong quá trình sinh sản, có tính chất cá thể, vô hướng.
C. xuất hiện do tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động.
D. là nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 8: Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là
A.những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến.
B.những sai khác giữa các cá thể trong loài phát sinh trong quá trình sinh sản.
C.những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán
hoạt động.
D.những biến dị tổ hợp phát sinh qua quá trình sinh sản hữu tính.
Câu 9 : Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết tiến hóa Đacuyn là
A. đề xuất khái niệm biến dị cá thể và vai trò của biến dị này.
B. giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân ly tính trạng.
C. phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
D. chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc.
Câu 10: Theo Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. sự sống sót của những cá thể có kích thước cơ thể lớn hơn.
B. phân hóa khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể khác nhau trong loài.
D. sự sống sót của những kiểu gen có kiểu hình thích nghi nhất.
Câu 11 : Nguyên nhân tiến hoá theo quan điểm của Lamác là :
A. sự phát triển có tính kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện, từ đơn
giản đến phức tạp .
B. CLTN tác động thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
16
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
C. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của

ngoại cảnh
D. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi.
Câu 12: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là
A.chưa giải thích thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi và sự hình
thành loài mới
B.chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của
sinh giới
C.đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa
D.chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
Câu 13: Nhận định nào không phải là quan điểm của Lamac?
A.Khi môi trường sống thay đổi, sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng
cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan
B.Không phải tất cả các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán
hoạt động đều được di truyền cho thế hệ sau
C.Do sinh vật có khả năng chủ động thích ứng với môi trường nên trong lịch sử
không có loài nào bị tuyệt chủng
D.A và C
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Các lớp 12 tự nhiên được tôi chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thực nghiệm: Dạy theo phương pháp khai thác kênh hình.
- Nhóm đối chứng: Dạy theo phương pháp thuyết trình, diễn giảng-giải
thích, minh hoạ.
Nhận xét: Ở các lớp thực nghiêm, học sinh học nôi nổi, hào hứng hơn.
Kết quả kiểm tra khảo sát:
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
17
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
- Nhóm thực nghiệm: Trên 90% học sinh đạt yêu cầu, nêu được các ý quan
trọng, phản ánh đúng tinh thần của học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn.
- Nhóm đối chứng: Tỷ lệ học sinh trả lời đạt yêu cầu dưới 70%.

C. KẾT LUẬN
Từ thực tế giảng dạy, tôi rút ra được một số kết luận:
- Học sinh có năng lực tự học, có khả năng khai thác kênh hình để tự tìm
hiểu kiến thức mới.
- Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức cũ để lĩnh hội kiến thức mới.
- Việc khai thác kênh hình mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp thuyết
trình truyền thống.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
18
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
- Học sinh nhiệt tình tham gia vào giờ học và hiểu bài.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này gặp một số khó khăn như sau :
- Đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cũ và dành nhiều thời gian
chuẩn bị bài ở nhà.
- Không phải mọi học sinh đều có năng lực tự học và ủng hộ giáo viên.
- Có thể không đủ thời gian để thực hiện hết ý đồ của giáo viên.
- Chỉ một số bài nhất định có thể dạy bằng phương pháp khai thác kênh
hình.
Như vậy, phương pháp này mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt nhưng cần có
thời gian để học sinh làm quen dần, cần sự nhiệt tình đầu tư thời gian công sức của
cả giáo viên và học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy phần
Tiến hoá. Có thể đây không phải là vấn đề mới với các đồng nghiệp, đặc biệt là
các đồng nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Bài viết cũng có thể còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để vấn
đề được rõ ràng, hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn !
LỜI CAM ĐOAN
Đây là sáng kiến kinh nghiệm do bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản, Nhà
xuất bản Giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao,
Nhà xuất bản Giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Sinh học 12 cơ bản, Nhà
xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
19
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo viên Sinh học 12 nâng cao, Nhà
xuất bản Giáo dục.
- Nguyễn Xuân Viết (2009), Giáo trình tiến hoá, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
- Thư viện trực tuyến VIOLET – violet.vn.

Hưng Yên, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thoa
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
20
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình để học bài Học thuyết tiến hoá cổ điển-Sinh học 12 nâng cao”
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý thuyết và thực tế của đề tài
III. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
IV. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
V. Ý nghĩa của đề tài
B. Nội dung nghiên cứu

I. Các công việc đã thực hiện
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước giờ học
2. Hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học.
3. Câu hỏi kiểm tra
4. Một số câu hỏi luyện tập
II. Kết quả đạt được
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
1
1
2
2
2
3
4
4
4
8
12
13
17
18
19
Nguyễn Thị Thoa Trường THPT Chuyên Hưng Yên
21

×