Tải bản đầy đủ (.pdf) (583 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển cá tầm, cá hồi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.86 MB, 583 trang )



TỔNG CỤC THỦY SẢN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN



BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM


Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Việt Nam





9610



Hà Nội 2011

TỔNG CỤC THUỶ SẢN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THUỶ SẢN






ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN
CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ PHÁP LÝ, THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ CHO PHÁT TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI
Ở VIỆT NAM



Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Việt Nam
Người thực hiện: CN. Lê Sỹ Ánh





Hà Nội, 2012

Mục Lục
Phần I. Mở đầu 3


Phần II. Cách tiếp cận 4
1. Tiếp cận tổng hợp 4
2. Tiếp cận khoa học 4
Phần II. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 4
1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, dữ liệu 4
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 5
Phần III. Kết quả nghiên cứu 5
I. Đánh giá các cơ sở pháp lý và thể chế chính sách hỗ trợ cho phát triển cá
tầm, cá hồi ở Việt Nam 5

1. Đánh giá các cơ sở pháp lý chung hỗ trợ cho sự phát triển cá tầm, cá hồi ở Việt Nam. 5
1.1 Chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
1.2 Chính sách về thị trường và xúc tiến thương mại 7
1.3 Các chính sách liên quan đến KHCN và khuyến ngư 8
1.4 Chính sách về tổ chức sản xuất 9
1.5 Chính sách về tài chính 10
1.6 Chính sách đầu tư. 11
1.7
 Chính sách thuế 12
1.8 Chính sách về đất đai 12
1.9 Chính sách về phát triển giống thủy sản 13
2. Đánh giá thành tựu và hạn chế của các cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ cho
phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam. 13
2.1 Thành tựu 13
2.2 Hạn chế 16
II. Đề xuất giải pháp về cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ cho phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam 17

Phần IV. Kết luận và kiến nghị 17

Tài liệu tham khảo 18



Phần I. Mở đầu.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào
phát triển kinh tế - xã hội cảu nước ta. Ðến cuối năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy
sản được mở rộng lên tới hơn 1.099 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 3 triệu tấn, cao nhất
từ trước tới nay.
Giá trị xuất khẩu thủy sản ở nước ta năm 2011 đạt mức ấn tượng với 6,11 tỷ USD
trong đó nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn sản lượng thủy sản xuất khẩu , đưa Việt
Nam trở thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới,
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng với
tốc độ cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững. Công tác
quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển. Sản xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy
hoạch và chưa đồng bộ. Thậm chí gần đây ở một số nơi, môi trường có dấu hiệu suy
thoái, dẫn đến tình trạng dịch bệnh và sự mất cân bằng giữa cung - cầu Hơn thế,
diện tích mặt nước ngọt, nước lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến ngưỡng giới
hạn cho phép, trong khi đó chất lượng môi trường có xu hướng ngày càng giảm tác
động xấu môi trường thủy sản.
Hiện nay việc phát triển một số đối tượng nuôi trồng thủy sản đặc sản, mang lại giá trị
kinh tế cao hiện đang được các địa phương có tiềm năng chú trọng phát triển, tận dụng
được tài nguyên mặt nước cũng như lao động tại các vùng sâu vùng xa, vùng núi hẻo
lánh như cá lăng, cá tầm, cá hồi… Đặc biệt việc đưa cá tầm, cá hồi vào sản xuất
thương phẩm không những làm đa dạng sản phẩm nuôi trồng thủy sản, mà nó còn góp
phần tận dụng nguồn nước từ các suối, khe nước, mó nước ở các địa phương có điều
kiện phát triển loại đối tượng này.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất cá nước lạnh đặc biệt là cá tầm, cá hồi phát
triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên. Đây là loại thủy
sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, giải quyết việc làm và an sinh xã

hội cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên việc phát triển các đối tượng này còn
tự phát chưa có quy hoạch cụ thể cho các đối tượng này, điều đó dẫn tới việc ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái cũng như các yếu tố về đầu ra cho sản phẩm là chưa
được đảm bảo.
Việc đánh giá các cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ cho phát triển nuôi trồng
thủy sản nói chung và phát triển cá tầm cá hồi nói riêng là rất cần thiết, góp phần hệ
thống các định hướng phát triển tạo cơ sở cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững.
Chuyên đề “Đánh giá cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ cho phát triển
sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam” nhằm góp phần tìm hiểu về hệ thống các
chính sách trong phát triển cá tầm cá hồi, từ đó có một số kiến nghị cần thiết góp phần
vào sự phát triển các loại đối tượng có giá trị kinh tế cao này.
Phần II. Cách tiếp cận
1. Tiếp cận tổng hợp
Tổng hợp một cách có chọn lọc các nguồn số liệu, cơ sở dữ liệu về các cơ sở pháp lý,
hệ thống thể chế chính sách hỗ trợ cho phát triển cá tầm, cá hồi . Tiến hành thu thập số
liệu đầu vào, phân tích, đánh giá tổng thể về hiện trạng, thành tựu cũng như các hạn
chế của các chính sách và hệ thống cơ sở pháp lý của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt nó hỗ trợ cho việc phát triển cá nước lạnh ở nước ta. Sử dụng phương pháp tiếp
cận tích hợp liên ngành để đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Tận dụng các
nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, nhân lực của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, các
chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau cùng tham gia, tư vấn trong quá
trình thực hiện đề tài.
2. Tiếp cận khoa học
Tiếp cận kế thừa kết quả điều tra, nghiên cứu, kết hợp các phương pháp truyền thống
và hiện đại
Để có được kết quả nghiên cứu tốt cần kế thừa triệt để các kết quả nghiên cứu đã
có trước đây, lập kế hoạch nghiên cứu trọng tâm những phần còn thiế
u phục vụ cho
mục tiêu của nghiên cứu.

Áp dụng các phương pháp điều tra và đánh giá hiện đại như kỹ thụât phân tích ảnh vệ
tinh kết hợp với khảo sát thực tế.
Phần II. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa/phân tích tài liệu, dữ liệu có sẵn để
nắm được nhữ
ng vấn đề liên quan đến các cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ
cho phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi nói
riêng.
Nguồn tài liệu cần thu thập ở trung ương bao gồm từ các cơ quan quản lý trong
và ngoài ngành, Viện, Trường, Trung tâm, Hiệp hội, Hội, internet Nguồn tài liệu ở
địa phương gồm cấp tỉnh và huyện, tại các cơ quan quản lý.
Những nội dung phân tích đ
ánh giá chủ yếu gồm: Chuyên đề này tập trung đi sâu vào
phân tích, đánh giá những thể chế, chính sách trong thời gian qua và đưa ra một số đề
xuất trong chính sách trong thời gian tới đối với phát triển cá tầm, cá hồi.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Chọn tỉnh: Chọn 16 tỉnh, trong đó miền núi phía Bắc và Trung bộ 10 tỉnh đang
nuôi cá tầm, cá hồi; Tây Nguyên 5 tỉnh, Đông Nam Bộ 1 tỉnh Bình Thuận, nơi đang
nuôi và có tiềm năng lớn.
Điều tra khảo sát thông tin về các các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản nói
chung và các chính sách liên quan đến phát triển cá tầm, cá hồi.
Các nhóm thảo luận sẽ bao gồm nhóm các nhà quản lý trung
ương và địa phương,
nhóm các chuyên gia nuôi thuỷ sản, nhóm các nhà sản xuất (công ty, trang trại sản
xuất giống, sản xuất cá thương phẩm )
Phần III. Kết quả nghiên cứu
I. Đánh giá các cơ sở pháp lý và thể chế chính sách hỗ trợ cho phát triển cá
tầm, cá hồi ở Việt Nam
1. Đánh giá các cơ sở pháp lý chung hỗ trợ cho sự phát triển cá tầm, cá hồi ở

Việt Nam.
Luật Thủ
y sản 2003 là khung pháp lý cao nhất và toàn diện diện nhất cho việc
quản lý các hoạt động thủy sản bằng pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của
Luật Thủy sản với các luật khác có liên quan, phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc
tế Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Tại chương IV của luật thủy sản có quy định rõ
về điều kiện nuôi tr
ồng thủy sản, quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản,
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản và các quy định chặt chẽ trong
phát triển nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển đúng
theo đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Quyết định số 10/ 2006/QĐ-TTg ngày 11-01-2006 của Thủ tướ
ng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020. Đã góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
nuôi trồng thủy sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã, tổ đội sản xuất.
Góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt phát
triển nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh t
ế cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, cũng như khoa
học công nghệ cao. Theo Quyết định, muốn thực hiện thành công quy hoạch tổng thể
thì Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn
và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành;
chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với những vùng còn nhiều khó khăn như vùng bãi
ngang ven biển, hải đả
o, vùng núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nuôi thử nghiệm và tiến tới nuôi thương
phẩm các sản phẩm cá nước lạnh như cá tầm cá hồi, là các đối tượng mới có giá trị
kinh tế cao, đòi hỏi kỹ thuật khắt khe và vốn đầu tư lớn.
Tuy nhiên quyết định số 10/2006/QĐ-TTg không nêu được tiềm năng cũng như
định hướng phát triển cá nước lạnh ở nước ta, vì vậy cần xem xét cá nước lạnh đặc

biệt là cá tầm cá hồi là một đối tượ
ng riêng biệt cần có định hướng và giải pháp hỗ trợ
phát triển loại đối tượng này.
Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001- 2005.
Quyết định số 289/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008 của thủ tướng chính
phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện
chính sách, hộ nghèo, hộ
cận nghèo và ngư dân
1.1 Chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với mục đích: “Phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng
thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, về tính cần cù, năng động,
sáng tạo của nông dân, nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát
triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công ngh
ệ mới, từng bước được hiện đại
hoá, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hoá, có
sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu
nhập cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân
dân, nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi
trường sinh thái, góp phần nâng cao đời số
ng nông dân, ổn định kinh tế và xã hội đất
nước”.
Các văn bản liên quan đến chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản
1. Nghị Quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về Một số chủ
trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Thông tư số 91/2000/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2000 về Hướng dẫn thực
hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về miễn thuế
GTGT và thuế TNDN trên khâu lưu
thông để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
3. Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 về Phê duyệt quy

hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010
và tầm nhìn 2020
4. Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh doanh các
ngành nghề thuỷ sản.
1.2 Chính sách về thị trường và xúc tiến thương mại
Qua thực hiện các chương trình chính sách về thị trường và xúc tiến thương
mại, ngành đã thực hiện cơ cấu lại ngành, giảm khai thác gần bờ, tăng khai thác xa bờ,
tăng nuôi trồng và chế biến. Tổ chức lại sản xuất của ngành thể hiện qua các mô hình
tổ chức sản xuất trên biển, hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung. Xây dựng
tiêu chuẩn chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tương đương tiêu chuẩn của EU và yêu
cầu các doanh nghiệp phải thực hiện; không sử dụng kháng sinh, hóa chất bị cấm
trong sản xuất thủy sản
Chỉ đạo, tổ chức các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới quản lý (cổ phần hóa),
chủ động hội nhập, hướng mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Để hộ trợ các doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu, Bộ Thủy sản trước đây đã thông qua viện trợ ODA để tổ chức
thực hiện 2 Dự án rất hiệu quả là Dự án Sired của DANIDA hỗ trợ các doanh nghiệp
toàn ngành thực hiện đổi mới quản lý, tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá
sản phẩm và Dự án Seaquip của DANIDA hỗ trợ toàn ngành thủy sản tăng cường cả
i
thiện chất lượng và VSATTP hàng hóa của các doanh nghiệp chế biến vượt qua rào
cản kỹ thuật trong thương mại của các thị trường quốc tế.
Một số chính sách về thương mại:
1. Nghị định 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển
thương mại mi
ền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc
2. Quyết định 80 /2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chíh phủ về chính sách khuyến
khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
3. Quyết định 253/2003/QĐ-TTg về phê duyệt đề án Xây dựng và Phát triển
thương hiệu Quốc gia đến 2010.

4. Quyết định 279/2005/QĐ-TTg về ban hành quy chế xây dựng và thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010.
5. Sự chỉ
đạo tích cực của Chính phủ (Bộ Thủy sản trước đây, Bộ NNPTNT
hiện nay) và chính quyền các cấp ở địa phương. Sự chỉ đạo tập trung thực hiện một số
chương trình lớn để phát triển sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu như:
Chương trình vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Quyết định 393/CP năm 1997
của Thủ tướng Chính ph
ủ.
Chương trình nuôi trồng thủy sản 1999-2010 theo Quyết định 224/1998/QĐ-TTg.
Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định
424/2005/QĐ-TTg.

1.3 Các chính sách liên quan đến KHCN và khuyến ngư
Các chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi đổi mới công tác quản lý và triển khai
nhiệm vụ nghiên cứu KHCN thuỷ sản trong thời gian qua, đã thu hút lực lượng cán bộ
khoa học trong và ngoài ngành thuỷ sản tham gia nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào
sản xuất thuỷ sản đạt tốc độ phát triển nhanh và hiẹu quả. Cho đến nay số các tổ chức
và cá nhân ngoài ngành tham gia nghiên cứu KHCN thuỷ sả
n tăng đáng kể, những
năm gần đây bình quân hàng năm có từ 4-6 Viện nghiên cứu và Trường Đại học và
khoảng 15-25 cán bộ khoa học ngoài ngành tham gia các đề tài dự án nghiên cứu
KHCN về lĩnh vực thuỷ sản. Số bài báo khoa học từ kết quả nghiên cứu của các đề tài,
dự án KHCN về thuỷ sản của các Viện đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã
tăng lên đáng kể. Điề
u kiện triển khai nhiệm vụ nghiên cứu KHCN và thu nhập của
nhiều cán bộ khoa học tham gia lĩnh vực hoạt động KHCN thuỷ sản đã được cải thiện
rõ rệt.
Đầu tư cho hoạt động KHCN của các Viện tăng lên đáng kể trong những năm
gần đây. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động KHCN của Bộ Thuỷ sản giai

đoạn 1991-1995 bình quân 1,24 tỷ/năm; năm 1996: 2,57 tỷ
đồng/năm; năm 1997: 3,80
tỷ/năm. Trong 10 năm gần đây bình quân 20-30 tỷ/năm. Năm 2007 khoảng 55 tỷ/năm.
Một số các chính sách liên quan đến KHCN
Quyết định 171/2004/QĐ ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế
đổi mới KHCN.
Nghị định 115/2005/ND-CP ngày 5/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định
cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học & công ngh
ệ công lập.
Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT/BKHCB-BTC-BNV ngày 5/6/2006 của Bộ
KHCN - Bộ Tài Chính - Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện NĐ115 của Chính phủ về cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập.
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp
KHCN.
Thông tư liên tịch số 22/2003/TTLT/BTC-BKHCN-BNV ngày 24/3/2003 về
hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối v
ới các tổ chức KHCN công lập hoạt động có
thu.
Nghị định CP127/2004/NĐ-Chính phủ quy định cơ chế phạt cho những vi
phạm hành chính về KHCN.
Thông tư 17/2004/TT-BKHCN ngày 13/7/2004 hướng dẫn cơ chế thưởng trong
lĩnh vực KHCN.
Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ KHCN ban hành
quy chế tổ chức quản lý hoạt động chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm
giai đoạn 2006-2010.
Quyết định 36/2006/QĐ-BNN 15/6/2006 quy định cơ chế quản lý đề tài, dự án
KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 214/2005/QĐ ngày 30/8/2005 của Chính phủ phê duyệt đề án
“Phát triển thị trường công nghệ”
Quyết định số

98/2006/QĐ-BNN ngày 30/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế kết hợp giữa các Trường Đại học và
Viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
Một số văn bản về chính sách khuyến ngư
1. Quyết định 18/2003/QĐ-BTS ngày 05 tháng 8 năm 2003 về việc Quy định
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củ
a Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
2. Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 về Khuyến nông,
khuyến ngư.
3. Thông tư 60/2005/TT-BNN ngày10 tháng 10 năm 2005 về Hướng dẫn Nghị
định 56
5. Thông tư liên tịch 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06 tháng 4
năm 2006 về Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với
hoạt động khuyến nông, khuyến ngư

1.4 Chính sách về tổ chức sản xuất
Chính sách chung về t
ổ chức sản xuất
1. Nghị Quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về Một số chủ
trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Thông tư số 91/2000/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2000 về Hướng dẫn thực
hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về miễn thuế GTGT và thuế TNDN trên khâu lưu
thông để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
3. Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 v
ề Phê duyệt quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010
và tầm nhìn 2020.
1.5 Chính sách về tài chính
Chính sách tín dụng

Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu và Quyết
định 08/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về mức lãi suất vay tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu.
Để thực hiện các Chương trình phát triển thủy sản, ngành thủy sản đã hướng
dẫn nhân dân vận dụng nhiều chính sách của Nhà nước như: Chính sách tín dụng ngân
hàng phục vụ
phát triển nông thôn theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30
tháng 3 năm 1999, Chính sách bảo đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng thể hiện
trong các Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết
định số 284/QĐ-NHNNI của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay,
Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về chính sách cho vay đối
với các trang trại; Công văn số 934/CV-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết
định số
103/2003/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giống thủy sản,…
Các ngân hàng thương mại đã có hoạt động cho vay vốn phát triển nuôi trồng thủy
sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thủy
sản (trước đây) tìm giải pháp giải quyết vốn tín dụng cho nuôi trồng, khai thác, chế biến
thủy sản, các hộ dân ở nông thôn đã được vay vốn tín dụng ho
ặc vay từ nhiều nguồn tài
chính khác theo các kênh chính thức và không chính thức. Những kênh cho vay vốn
chính thức hiện nay chủ yếu gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (VBARD), Ngân hàng Công thương (CIB), Ngân hàng Chính sách Xã hội. Các
kênh cho vay không chính thức là các thành viên trong gia đình và bạn bè, chủ yếu cung
cấp dịch vụ vay vốn và thế chấp tài sản. Vốn vay từ ngân hàng hàng chục ngàn tỷ đồng
đã góp phần quan trọng giúp nông ngư dân có vốn đầu tư xây dựng, cải tạo ao đầm, mua
sắm trang thi
ết bị, con giống, thức ăn và các vật tư khác….
Một số văn bản về chính sách Tín dụng
1. Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng ưu
đãi phát triển của Nhà nước

2. Quyết định 175/2000/QĐ-TTg ngày 2/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ
hướng dẫn thực hiện Nghị định 431/999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ hạ lãi
suất từ 9%/ năm xuống còn 7%/ năm
3. Quyết định số 58/2001/QĐ-CP ngày 24/4/2001 của Chính phủ về hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư.
4. Nghị quyết số 05/2001/NQ- CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về các khoản
vay giải ngân từ 1/6/2001
5. Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quy chế hỗ trợ xuất khẩu
6. Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
7. Thông tư số 06/2000/TT-NHNN ngày 4/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn thực hiện Nghị đị
nh số 178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ
về bảo đảm tiền vay.
8. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về chính sách kinh tế trang trại
của Chính phủ trong đó chính sách về đầu tư và tín dụng
9. Quyết định số 423/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay
20 triệu đồng không phải thế chấp tài sản đối với kinh tế trang trại
10. Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính ph

về một số chính sách tài chính liên quan đến ngành thuỷ sản về nguồn vốn cho vay
11. Quyết định 289/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về Ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện
chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

1.6
Chính sách đầu tư.
Luật đầu tư quy định các lĩnh vực cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

đều thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Nhà nước ưu đãi về đất đai làm mặt bằng sản xuất
(các nhà máy chế biến được ưu tiên bố trí mặt bằng trong khu công nghiệp, ưu đãi về
giá thuê đất), về miễn thuế sau đầu tư
. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản, cho hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cho
hệ thống giống nuôi trồng thủy sản.
- Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày
8/7/1999 quy định chi tiết luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- Ngh
ị định số 51/1999/ NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về việc Quy định
chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10
- Quyết Định 02/2001/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát
triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông
nghiệp
- Quyết Định 28 /2005/QĐ-BTS về nguyên tắc phân bổ vốn Ngân sách Trung
ương hỗ trợ địa phương, đơn vị kế hoạch 2006-2010 thực hiện dự án thuộc Chương
trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, Chương trình phát triển giống thuỷ sản.
- Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở
hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn
1.7 Chính sách thuế
Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính về việc
ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Quyết định này thay thế
cho Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc ban hành Biểu thuế thuế nhập khẩ
u ưu đãi, các Quyết định sửa đổi, bổ sung tên,
mã số, mức thuế suất của một số nhóm, mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu
đãi của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành.
Về mặt thuế suất: Để thực hiện cam kết WTO 2008 và xử lý kiến nghị và

vướng mắc của doanh nghiệp, theo QĐ 106/2007/QĐ-BTC hơn 1.700 dòng thuế đã
được cắ
t giảm mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi và điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất
khẩu của một số nhóm mặt hàng khoáng sản. Đồng thời, các mức thuế nhập khẩu ưu
đãi tại các Quyết định sửa đổi đơn lẻ đã được cập nhật thống nhất vào QĐ số 106.
1.8 Chính sách về đất đai

Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ
Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển kinh tế trang
trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất áp dụng theo Nghị định 85/1999/NĐ-CP
ngày 28/8/1999 của chính phủ về sử đổi, bổ sung mộ
t số quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình sử dụng lâu dài, kể cả hộ nông lâm nghiệp, phi nông lâm
nghiệp nhưng có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm, nuôi
trồng thuỷ sản người trong địa phương hoặc người từ địa phương khác chuyển đến
1. Luật Đất đai sửa đổi 2003
2. Luật Thuế chuyển quyền s
ử dụng đất 1994
3. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày .2/2/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ
4. Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 về Giao đất nông
nghiệp cho hộ cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
5. Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 về bổ sung sửa đổi
Nghị định 64
6. Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 về bảo tồn và khai
thác bền vững các vùng đất ngập nước
7. Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 về việc giao khoán
đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các
nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
8. Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất,

thuê mặt nước
9. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 v
ề thi hành Luật
đất đai
10. Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
11. Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất
12. Nghị định số 51/1999/ NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về việc Quy định
chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10

1.9 Chính sách về phát triển giố
ng thủy sản
Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản
Quyết định 126/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản thủy sản
trên biển và hải đảo.
Thông tư liên bộ số 56/2001/TTLB- BTC- BTS ngày 9/7/2001 giữa Bộ Thuỷ
sả
n và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các dự án khuyến khích phát
triển giống thuỷ sản do ngân sách nhà nước bảo đảm
2. Đánh giá thành tựu và hạn chế của các cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ
trợ cho phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam.
2.1 Thành tựu
Cá nước lạnh du nhập vào nước ta từ năm 2005, với đề án nuôi thử nghiệm được
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Thác Bạc (Sa Pa,
Lào Cai), các đối tượng cá nước lạnh ấy đã nhanh chóng có đuợc thành công bước đầu
và trở thành hiện tượng mới của ngành thủy sản. Sản lượng thương phẩm hàng hóa
tăng rất nhanh qua từng năm.

Các đối tượng này chỉ có thể được nuôi tại các địa điểm có nguồn nước chảy và có
nhiệt độ cũng như môi trường sống khắt khe. Ở nước ta việc phát triển các loại đối
tượng này tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và
một số tỉnh miền Trung, nơi có nhiệt độ cũng như nguồn nước thích hợp. Vì vậy các
chính sách hỗ trợ phát triển các đối tượng này chủ yếu vẫn dựa vào các chính sách
phát triển thủy sản chung của địa phương như các chính sách về vốn, cho thuê mặt
nước, và cho thuê đất… Tuy vậy ở các tỉnh có điều kiện phát triển như Lai Châu, Lào
Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đăklăk, Bình Thuận cũng có những chính
sách cần thiết để phát triển các loại đối tượng này.
Năm 2005 thông qua dự án đồng tài trợ của đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội và Trung
tâm khuyến ngư quốc gia Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn), và sự ủng hộ tích cực của tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai. Đầu năm 2005, 50.000
trứng điểm mắt đã được nhập từ Phần Lan để thử nghiệm t
ại Trung tâm nghiên cứu
thủy sản nước lạnh SaPa – Lào Cai, nơi có nhiệt độ nước từ 8
0
- 12
0
C.
Tuy nhiên các đối tượng này lại được phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh Tây Nguyên,
đặc biệt là Lâm Đồng. Riêng tại Lâm Đồng đã có 35 đơn vị, tổ chức, cá nhân được
tỉnh thỏa thuận đầu tư hoặc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư phát triển cá nước lạnh với
tổng diện tích đăng ký hơn 3.000 ha, tổng vốn đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng.
Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến nhu cầu tìm sự liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm giữa các trang trại. Năm 2009 Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng được
thành lập với 21 thành viên, g
ồm 18 DN, cơ sở trực tiếp đầu tư nuôi trồng và 3 hội
viên thuộc các cơ quan nghiên cứu, quản lý nhà nước. Tuy là hiệp hội của Lâm Đồng
nhưng lại có khá nhiều hội viên đến từ các tỉnh thành cả nước như Bắc Giang, Yên
Bái, Lai Châu, Kon Tum…

Ngày 17 tháng 9 năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội
nghị phát triển nuôi cá nước lạnh tại Sa Pa tỉnh Lào Cai. Tham dự hội nghị có nguyên
Phó Thủ tướ
ng Nguyễn Công Tạn, đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ, một số
đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai,
Lai Châu; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục Thủy sản các
tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên; Hội nghề cá Việt Nam, Hiệp hội
cá nước lạnh Lâm Đồng. Sau khi nghe báo cáo của Tổng cục Thủy sản, báo cáo tham
luận của các đại biểu, Th
ứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận như sau:Các tỉnh
miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên có tài nguyên đặc biệt là nguồn nước lạnh,
nước mát từ rừng già, rừng nguyên sinh. Đây là tiềm năng để phát triển nuôi các loài
cá ôn đới và những năm qua Viện Nghiên cứu NTTS I, III đã chọn được đối tượng
nuôi phù hợp là cá hồi và cá tầm. Đây là đối tượng mới, có giá trị kinh tế cao, được
xem là đặc sản ở các t
ỉnh miền núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên. Do đối
tượng nuôi mới, đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn trong điều kiện nuôi ở vùng
sâu, vùng xa nên cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất để khai thác
nguồn tài nguyên đặc biệt này phục vụ phát triển kinh tế miền núi.
UBND tỉnh Lai Châu đã có quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm
2011, Phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập quy hoạch nuôi cá nước
lạnh tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020. Điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối
với việc phát triển các đối tượng cá nước lạnh có gia trị kinh tế cao nhằm phục vụ nhu
cầu tại chỗ và cung ứng sản phẩm chất lượng cao cho th
ị trường, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.
Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn đang triển khai dự án nuôi cá thử nghiệm cá Tầm tại
Suối Mơ thuộc xã Bình Phúc, huyện Văn Quan do ông Nông Ngọc Tăng, Phó giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bước đầu thu lại những thành công,
góp phần vào sự phát triển cá nước lạnh tại tỉnh Lạng Sơn.

Cuối năm 2011 theo chỉ
đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã kết hợp với Hiệp hội
Cá nước lạnh Lâm Đồng và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III xây dựng “Quy
hoạch chi tiết phát triển nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng tới năm 2020” và đang
được Sở NN-PTNT cũng như các địa phương trong vùng quy hoạch triển khai thực
hiện từng bước.
Quyết định 2733/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắ
k về việc phê
duyệt Danh mục phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy
sản giai đoạn 2011-2020. Trong đó nêu rõ chủ trương phát triển các đối tượn nuôi
nước ngọt truyền thống của địa phương, phát triển các đối tượng nuôi có giá trị cao
trong đó chú trọng phát triển các đối tượng nuôi nước lạnh, với lợi thế về điều kiện tự
nhiên của tỉ
nh.
Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì dự án phát triển nuôi thủy đặc sản
là cá nước lạnh giai đoại 2011 - 2013. Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi cá hồi tại
Lào Cai, Lâm Đồng và nuôi cá tầm tại Thái Nguyên, Đắk Lắk với tổng kinh phí trên 4
tỉ đồng, đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy phong trào nuôi cá nước
lạnh của cả nước.
Dự án “Khảo nghiệm nuôi cá hồi vân nước lạnh tại khu vực núi Xẻ huyện Sa Pa” do
trạm Kiểm lâm núi Xẻ là chủ dự án. Địa điểm thực hiện tại khu vực núi Xẻ, nằm trên
độ cao 1650 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 10-25oC, lượng
mưa trung bình 1500-2000mm. Quy mô dự án là 300 m3(chia làm 2 giai đoạn) với số
lượng giống thả là 5.500 con; được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo
đủ lượng nước, lưu lượng dòng chảy, thức ăn được nhập khẩu từ Pháp đảm bảo chất
lượng. Kết quả đánh giá tỷ lệ sống đạt 90%, hiện đàn cá đang sinh trưởng và phát triển
tốt.
Ngày 12/11/2011, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã chính thức khai trương cơ sở nuôi
trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah tại huyện Lắk, Đắk Lắk được
đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới với vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Đánh dấu bước phát triển mới cho các đối tượng cá nước lạnh đặc biệt là cá tầm và cá
hồi ở nước ta. Từ nuôi theo mô hình tự phát, đầu tư nhỏ, tư duy manh mún đã chuyển
qua nuôi công nghiệp, đầu tư khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao.
2.2 Hạn chế
Phát triển chưa có quy hoạch: Đến nay phong trào phát triển nuôi cá nước lạnh vẫn tự
phát, mạnh ai nấy làm, người làm sau trèo lên phía trên người làm trước gây ô nhiễm
nguồn nước nên dịch bệnh là điều khó trách khỏi.
Tuy là đối tượng nuôi mới du nhập vào nước ta nhưng hiệu quả mà các đối tượng này
mang lại là rất lớn, vi
ệc phát triển một cách tự phát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài
nguyên nguồn nước lạnh vốn chỉ tập trung tại một số tỉnh mình núi phía Bắc, Tây
Nguyên và Miền Trung. Hầu hết các tỉnh chỉ coi đây là một đối tượng nuôi thủy sản,
chưa có quy hoạch riêng cho đối tượng này. Một số chính sách như cho thuê mặt
nước, cho thuê đất, hỗ trợ cho vay vốn… tuy nhiên các doanh nghiệp nuôi cá nước
lạnh hi
ện nay chưa hạch toán được lãi lỗ nên việc đóng góp vào nguồn thu ngân sách
của địa phương là chưa có.
Về giống: Hiện nay, nước ta chỉ sản xuất được cá hồi, còn cá tầm phải nhập khẩu
trứng đã thụ tinh về ấp với giá rất cao, khoảng 10.000 đồng/quả, dự kiến đến năm
2015 chúng ta mới chủ động được giống hoàn toàn. Do việc nuôi cá nước lạnh hiệu
qu
ả cao và cơ chế chính sách cho các đối tượng này là tương đối thông thoáng, nên
nhiều doanh nghiệp nuôi thương phẩm cá nước lạnh lần lượt ra đời, mở rộng đến tất
cả những nơi có thể nuôi được như khe suối, sông, hồ… trong khi chúng ta chưa sản
xuất được giống cá tầm, giống cá hồi tuy sản xuất được nhưng giá thành còn cao. Đã
xảy ra tình trạng làm ăn chụp giật kiểu “đánh nhanh rút gọ
n” miễn bán được giống, lãi
càng nhiều càng tốt, người mua bị thiệt, đây là dấu hiệu bất ổn. Vì vậy cần có một
chính sách phát triển rõ ràng và bền vững.
Về vốn: Để có 1 ha mặt nước nuôi cá nước lạnh, người dân phải chi phí 20 tỷ đồng,

đây là số vốn đầu tư rất cao, nếu không có sự giúp đỡ của nhà nước thì nghề cá nước
lạnh phát triển thiếu bền vững.
Chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có quy trình nuôi chuẩn, hiện nay vẫn mạnh ai
nấy làm, mạnh ai nấy bán, nuôi theo kinh nghiệm. Chưa thành lập được Hiệp hội nuôi
cá nước lạnh Việt Nam nên thiếu định hướng, lợi ích người nuôi cá chưa được bảo vệ.
Cần có những cơ chế rõ ràng hơn trong việc phát triển đối tượng này.
Đối với hệ thống chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lự
c phục vụ cho hoạt động sản
xuất cá tầm, cá hồi là chưa có, chưa đào tạo được nhiều chuyên gia về lĩnh vực này
nên hiện nay thiếu đội ngũ cán bộ giỏi giúp các doanh nghiệp phát triển nuôi cá nước
lạnh trên các địa hình.
II. Đề xuất giải pháp về cơ sở pháp lý, thể chế và chính sách hỗ trợ cho phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam.
Cần có quy hoạch cho đối tượng cá nước lạnh Để có cơ sở khai thác có hiệu quả
đồng thời thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nuôi cá nước lạnh, khai
thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển ngành
thủy sản theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, góp phần tạo công ăn
việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Cần có một chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất giống, chủ động về mặt con giống cho
hai loại đối tượng này, cần có các văn bản pháp lý quy định rõ ràng về chất lượng con
giống, nhằm tránh tình trạng làm ăn chộp giật, chất lượng không đảm bảo gây thi
ệt hại
cho người nuôi.
Có chính sách hỗ trợ về vốn, về chính sách cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản cho
các hộ, các doanh nghiệp, các đơn vị tham gia phát triển các loại đối tượng này, do
nguồn vốn đầu tư lớn, kỹ thuật nuôi đòi hỏi khắt khe vì vậy cần có chính sách thông
thoáng để góp phần phát triển các đối tượng này, mang lại hiệu quả cho người nuôi
Để góp phần phát triển các đối tượng này thì việc chi
ếm lĩnh thị trường, tạo dựng lòng
tin với người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu cho nó là việc quan trọng và cấp thiết.

Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ về thể chế chính sách, và cơ sở pháp lý cho
việc thành lập một hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam, nhằm xây dựng được thương hiệu
cho cá tầm, cá hồi ở nước ta.
Hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
đã nghiên cứu thành công và đưa vào
hoạt động mô hình sản xuất thức ăn cho cá tầm, cá hồi ở nước ta, đáp ứng được chất
lượng tương đương với thức ăn nhập khẩu tử Phần Lan, tuy nhiên còn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thực tế cho các doanh nghiệp nuôi, vì vậy cần có các chính sách cho việc
mở rộng quy mô sản xuất cho mô hình này, góp phần chủ động nguồn thức ăn cho các
đối t
ượng này.
Tổ chức đào tạo có hệ thống, bài bản về kỹ thuật nuôi cá nước lạnh ở nước ta, nhằm
góp phần tạo dựng đội ngũ lao động có chất lượng trong hoạt động phát triển cá tầm
cá hồi ở nước ta.
Phần IV. Kết luận và kiến nghị
Phát triển cá nước lạnh - đến nay đã trở thành một ngành hàng, một sản phẩm đặc
thù có giá trị
kinh tế cao của nhiều địa phương có lợi thế lớn về phát triển nuôi trồng
thủy sản, góp phần thúc đẩy một số ngành kinh tế khác phát triển như du lịch, dịch
vụ
Tuy nhiên, sau khảo sát sơ bộ, ghi nhận thực trạng một số DN đã triển khai, điều
dễ nhận thấy là việc đầu tư nuôi cá nước lạnh phát triển tương đối nhanh nhưng chưa
bền vững. Đây là ngành kinh tế mới nên điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu và
thiếu trong triển khai. Còn nhiều DN, đơn vị đầu tư xây dựng hạ
tầng thủy sản với
mục tiêu phát triển cá nước lạnh bị chững lại, ngừng đầu tư chiều sâu hoặc đầu tư
không đồng bộ bởi thiếu vốn trong đầu tư XDCB, mở rộng quy mô. Một số DN, trang
trại chưa xác định rõ quy mô quy hoạch nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh, cũng như
chưa xác định rõ quyền sử dụng về đất đai, ranh giới diện tích ho
ặc đầu tư theo kiểu

"cá lớn đến đâu thì tính đến đó".
Năm 2011, đã xuất hiện sự mất cân đối giữa số lượng giống cá nước lạnh nhập về
ương nuôi, xuất bán với phát triển diện tích khu nuôi cá lạnh thương phẩm (số lượng
giống đạt 1.000 tấn trong khi diện tích tăng thêm chỉ đáp ứng 400 - 500 tấn). Quản lý,
tổ chức điều hành, hạ
ch toán kinh doanh, giá thành, tiêu thụ sản phẩm, chất lượng con
giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập.
Vì vậy, cần có một hệ thống các cơ sở pháp lý, các chính sách hỗ trợ cho việc
phát triển cá tầm cá hồi ở nước ta. Các địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển
các đối tượng này cần quy hoạch có hệ thống cho từng loại đối tượng nuôi này, vì mỗ
i
đối tượng lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng khác nhau.
Cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách của địa phương, nhằm tránh
tình trạng phát triển ồ ạt, ảnh hưởng tới tài nguyên nguồn nước. Các chính sách của
địa phương cần xác định mục tiêu là phát triển cá tầm, cá hồi là phải là phát triển bền
vững.
Tài liệu tham khảo
1. />=1&mode=detail&document_id=32479
2. />
3. Luật thủy sản 2003
4. Quyết định số 10/ 2006/QĐ-TTg ngày 11-01-2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
5. Báo cáo chuyên đề “Đánh giá hiện trạng về thể chế, chính sách, tổ chức và
quản lý trong nuôi trồng thủy sản”. Đỗ thị Huyền Trang – Viện Kinh tế và quy
hoạch thủy sản



TỔNG CỤC THỦY SẢN

VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN



ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN ĐỂ PHÁT
TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT CÁ HỒI
LÊN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Việt Nam
Nhóm thực hiện: Th.S Phạm Thị Thùy Linh
CN. Lê Sỹ Ánh
CN. Nguyễn Phương Thảo





Hà Nội 2011
Mục Lục
I.
 Mở đầu 2

II.Tài liệu và phương pháp 2
III.Kết quả nghiên cứu 2
1. Một số quan điểm về nuôi trồng thủy sản (NTTS) ảnh hưởng đến môi trường thủy vực2
2. Một số phương pháp đánh giá ô nhiễm thủy vực đang nuôi trồng thủy sản (NTTS) 11
IV.
 Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái của sản xuất cá Hồi 28
1. Di nhập và thuần hóa cá Hồi vào Việt Nam có sự nhất trí cao 28
2. Triển khai nuôi cá Hồi ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên 29
3. Một số tác động tiêu cực từ sản xuất cá Hồi lên môi trường sinh thái và tìm hướng, giải
pháp khắc phục giảm thiểu. 33
4. Một số tác động từ sản xuất cá Hồi đến tình hình kinh tế xã hội 39
V.Kết luận và kiến nghị 40
Tài liệu tham khảo 41







I. Mở đầu
Việt Nam mới chỉ bắt đầu triển khai nuôi thử nghiệm cá Hồi từ 2004 đến nay. Trong vòng
8 năm nay thì quá nửa thời gian ban đầu chỉ tiến hành nhập trứng đã thụ tinh có điểm mắt
đưa về ấp và ương nuôi lên cá giống, nuôi thương phẩm trong bể có nước tự chảy liên tục, ao
đất có lót bạt chống thấm nước và bước đầu tiến hành nuôi vỗ đàn cá d
ự bị, đàn cá bố mẹ,
cũng như áp dụng các công nghệ kích thích chín muồi sinh dục theo biện pháp sinh thái môi
trường trong nhà lạnh, bắt trước mùa đông trên quê cũ của chúng. Việc sản xuất như vậy ít
nhiều có ảnh hưởng đến môi trường các thủy vực của ta và bước đầu cũng có đụng độ (xung
đột) về lợi ích giữa các ngành nghề. Vì thế nghiên cứu đánh giá tác động của sản xuất cá H

ồi
lên môi trường sinh thái và kinh tế xã hội là cần thiết.
II. Tài liệu và phương pháp
Các kết quả dựa chủ yếu vào việc phỏng vấn những người đã tham gia sản xuất cá Hồi ở
Việt Nam và thông qua chuyên gia, tham khảo tư liệu trong nước và ngoài nước, trên mạng
internet, cũng như kết quả khảo sát thực tế tại các cơ sở nghiên cứu và trại sản xuất cá Hồi
vào tháng 11/2011 ở các t
ỉnh Lào Cai, Lai Châu, Lâm Đồng, Đắc Lắc trên các mặt kinh tế, xã
hội và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thủy vực nói chung.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Một số quan điểm về nuôi trồng thủy sản (NTTS) ảnh hưởng đến môi trường
thủy vực
Sử dụng các thủy vực nước ngọt tự nhiên và nhân tạo cho mục đích sản xuất cá là việc làm
có lợi ích thiết thự
c không thể phủ nhận, không ai nghi ngờ điều đó. Việc nuôi cá có thể tiến
hành trên toàn bộ diện tích thủy vực, cũng có thể ngăn ra một phần eo ngách hồ chứa hoặc
nuôi trong lồng bè trên hồ chứa, xây dựng các trại nuôi cá Hồi trên vùng cao lấy nước lạnh từ
các nguồn suối ở độ cao trên 1.000 m asl. Việc nuôi cá trong lồng bè nổi trong hồ chứa là có
triển vọng hơn cả, bởi vì điều
đó cho phép ta điều khiển được các quá trình áp dụng công
nghệ kỹ thuật nuôi một cách tối đa. Từ quan điểm kinh tế nuôi cá trong lồng bè sẽ còn có
triển vọng hơn nhiều đối với các đối tượng cá nuôi cụ thể như cá Hồi - đối tượng được coi là
có giá trị cao ở các hồ chứa trên vùng cao. Nuôi cá Hồi trên hồ tự nhiên hay hồ chứa nhân
tạo, trong hệ thống bể xi măng hay ao đất trên vùng núi cao, nhấ
t là đối với các hồ có diện
tích cỡ nhỏ, cỡ vừa thì người nuôi cá đụng độ với hai vấn đề: một bên là mong muốn đạt
được sản lượng cá nhiều nhất, bên kia là số lượng cá nuôi và lượng thức ăn đưa vào cho cá ăn
bị rơi vãi ra ngoài không được phép vượt quá khả năng tự làm sạch của thủy vực hồ chứa,
dòng suối, nghĩa là sẽ làm xấu đi các chỉ số, đặc tính về môi trường thủy sinh v
ật.

Trong các thủy vực nước ngọt cuộc sống thủy sinh vật đều diễn ra theo một số quy luật nhất
định trong chuỗi dinh dưỡng. Nguồn sống cơ bản lại là ánh sáng mặt trời. Các cơ thể sinh vật
một tế bào (tảo đơn bào) sử dụng năng lượng mặt trời và muối khoáng trong quá trình quang
hợp, tạo ra các chất hữu cơ. Ngoài ra, các loài vi khuẩn có chứa diệp lục (chlorophyll) gọi là
Cyanobacteria, các vi khuẩn tự tổng hợp bằng phương pháp hóa học và thực vật bậc cao
(Macrophyta) cũng có thể tạo ra các chất hữu cơ. Tảo và vi khuẩn thuộc thực vật phù du
(TVPD) lại được động vật bậc thấp là động vật phù du (ĐVPD) và cá sống trong các tầng
nước ăn. Nhưng đại đa số (phần lớn) tảo và vi sinh vật thuộc thực vật phù du bị chết và lắng
đọ
ng xuống đáy. Một phần tảo chết rơi xuống đáy được sinh vật sống đáy sử dụng làm thức
ăn, phần lớn số còn lại sẽ tích tụ lại dưới đáy trong dạng mùn bã hữu cơ. Một phần vi khuẩn
cũng chết và cùng với lượng tảo chết ở dạng mùn bã hữu cơ lại được phân hủy, muối khoáng
hóa và một lần nữa tr
ở lại tham gia vào các chu trình sinh học. Các vi sinh vật bảo đảm chu
trình của tất cả các nguyên tố và thực hiện liên kết với nhau giữa các quá trình đang diễn ra
trong các vùng sinh thái khác nhau của thủy vực. Theo X.N. Vinogradxkii (1952) thì chia vi
sinh vật ra làm 2 nhóm: nhóm vi sinh vật đầu tiên sẽ phân hủy các chất động- thực vật bị chết
vùi trong đất rất nhanh và cũng nhanh ngừng hoạt động gọi là vi sinh vật Saprophyta (vi sinh
vật gây nhiễm bệnh), nhóm vi sinh vật thứ hai là nhóm có khả năng phân hủy những ch
ất bền
vững hơn, nhưng lại tác động liên tục được gọi là vi khuẩn nghèo dinh dưỡng (Oligothroph
bacteria). Theo G.A. Zavarzin (1970), Curnhesov (1985) thì các chất hữu cơ được đưa vào hệ
sinh thái (đất và nước) sẽ bị tác động phân hủy lần lượt của các nhóm vi sinh vật có tính năng
sinh lý khác nhau. Các quá trình phân hủy các chất hữu cơ thừa không còn sử dụng được nữa
đang hình thành dưới đáy thủy vực trong quá trình tự sinh hoặc trong quá trình vận chuyển từ
n
ơi khác tới. Phụ thuộc vào độ sâu của thủy vực mà khoảng 14% đến 70% các chất hữu cơ có
thể sẽ lắng đọng thành bùn đáy, sau đó khoảng 60% số lượng bùn đáy ấy (detrit) có thể biến
đổi thành khí metan (CH
4

)(Kelli- Robertson, 1979). Sự phân giã mạnh các chất hữu cơ hình
thành có nguồn gốc nội sinh trong hồ hay nguồn gốc từ bên ngoài vào vẫn tiếp tục xảy ra trên
bề mặt lớp bùn. Mức độ phân hủy phụ thuộc vào thành phần của chính chất đó cũng như phụ
thuộc vào chế độ thủy văn của thủy vực. Nếu như nước tầng đáy chứa ô xy hòa tan thì trong
tầng mặt lớp phủ mặt đáy quá trình phân hủy xảy ra nhờ vào hoạt động của spirill, spirochete,
vi khuẩn và các bacteria dạng sợi và dạng saprophit khác nhau (Godino-Orlandi, Jones,
1981). Sự phân giã các chất xen lu lô, lignin, pectin và các chất polymer có ngu
ồn gốc tự
nhiên khác nhau thường có sự tham gia trực tiếp của nấm, các dạng vi sinh vật đa dạng khác
nhau và Closstridium (Kuznetsov et all, 1979). Sự hình thành các chất các bon và hydrô do
kết quả hoạt động của vi sinh vật sẽ chuyển biến thành khí các bô níc (CO
2
) và nước (H
2
O),
còn ni tơ của các hỗn hợp đạm (protein) – chuyển biến thành nước tiểu và amônia, để rồi tạo
thành nitrat, là chất dễ được hấp thụ bởi tảo Lục - tảo Lam (Xukhoverkhov, Xiversov, 1975;
Mikheeva, 2010). Trong trường hợp lớp bùn gần đáy thiếu ô xy thì trên lớp mặt bùn đáy sẽ
hình thành nên điều kiện yếm khí, khi đó các chất hữu cơ phân giã nhờ vào khu hệ vi thực vật
dị dưỡng ưa yếm khí hoạ
t động phối hợp, liên kết rất hiệu quả. Còn dưới lớp bùn đáy sâu hơn
lại phát triển các vi khuẩn (bacteria) khử sun phát và tạo khí mê tan (CH
4
). Vi khuẩn khử sun
phát đi theo hướng làm giàu (tăng) sun phua hydrô (H
2
S) trong thủy vực. Ngoài ra, sun phua
hyđrô còn có thể được tạo ra trong điều kiện yếm khí do phá hủy các a xít amin của các vi
khuẩn gây thối rữa như Pseudomonas, vi khuẩn (bacteria) và các dạng vi sinh vật khác.
Trong các lớp yếm khí ở tầng đáy thì khả năng ô xy hóa hoàn toàn các chất rơi lắng xuống

đáy là không thể bởi vì phần năng lượng tự do được giữ trong dạng các sản phẩm bị khử luôn
biến chuyển như mê tan (CH
4
), hydro (H
2
), sun phua hyđrô (H
2
S), ammonia (NH
3
). Cường
độ các quá trình sản sinh ra và phân hủy chất hữu cơ theo mức độ dinh dưỡng của các thủy
vực khác nhau và ngay cả trong một thủy vực thì cũng giao động mạnh từ năm này qua năm
khác phụ thuộc vào dòng chảy tầng mặt và điều kiện thời tiết của thủy vực đó. Các số liệu
nêu trên chỉ ra rằng vai trò quan trọng của vi sinh vật trong tất cả các quá trình đang xảy
trong th
ủy vực. Sinh khối của vi sinh vật nước đang hình thành trong chu trình chất hữu cơ là
nguồn thức ăn quan trọng đối với động vật không xương sống (ĐVKXS) và cá. Trong quá
trình hoạt động sống của vi sinh vật ảnh hưởng đến chất lượng nước tham gia vào quá trình
tự làm sạch của thủy vực. Vi sinh vật là trong những đặc tính quan trọng nhất của vùng nước
tự nhiên cũng như vùng nước nhân tạ
o, trong số đó có sử dụng vào việc nuôi cá và nghề cá.
Số lượng vi sinh vật và cường độ các quá trình sinh học (quang hợp, phân hủy, đồng hóa khí

×