Tải bản đầy đủ (.pdf) (383 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 383 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ








BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG
CƠ CHẾ TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HÌNH
THÀNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
DOANH NGHIỆP
MÃ SỐ 002/2009



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS.TS. NGÔ THẾ CHI
CƠ QUAN CHỦ TRÌ : HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



9633



HÀ NỘI - 2012



DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN CHÍNH

STT Họ và tên Trách nhiệm
1 GS.TS. Ngô Thế Chi Chủ nhiệm

2 PGS.TS. Hoàng Trần Hậu Thư ký
3 PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ Thành viên
4 PGS.TS. Đặng Văn Thanh Thành viên
5 TS. Vũ Sỹ Cường Thành viên
6 TS. Hoàng Văn Bằng Thành viên
7 PGS.TS. Nguyễn Bá Minh Thành viên
8. PGS.TS. Đoàn Vân Anh Thành viên
9 PGS.TS. Trần Xuân Hải Thành viên
10 PGS.TS. Bùi Đường Nghiêu Thành viên
11
12
TS Ngô Thị Thu Hồng
TS. Nguyễn Thị Lan
Thành viên
Thành viên






MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
VÀ CƠ CHẾ TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
CHO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
10

1.1. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.1.1. Khái quát chung về khoa học và công nghệ 10
1.1.2. Các phương thức phát triển KH&CN 13
1.1.3. Vai trò của phát triển khoa học và công nghệ với nền kinh tế và
trong doanh nghiệp 13

1.1.4 Sự cần thiết phải đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ
21

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG
NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP 23

1.2.1 Khái niệm chung về nguồn tài chính 23
1.2.2. Huy động và sử dụng nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học và
công nghệ trong doanh nghiệp 25

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư nguồn lực tài chính, quản lý
và sử dụng nguồn hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ
trong khu vực doanh nghiệp 33

1.2.4. Quỹ KH&CN và quản lý, sử dụng quỹ KH&CN trong các doanh

nghiệp 42

1.3. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC 48

1.3.1. Kinh nghiệm Nhật bản 48
1.3.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc 50
1.3.3. Kinh nghiệm Singapore 52
1.3.4. Kinh nghiệm Canada 55
1.3.5. Kinh nghiệm Trung Quốc 57
1.3.6. Chi tiêu cho hoạt động R&D trong doanh nghiệp của các nước61


1.3.7. Tổng hợp chính sách thuế thúc đẩy chi tiêu cho hoạt động R&D
trong doanh nghiệp trên thế giới 63

1.3.8. Bài học kinh nghiệm 69
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VÀ VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 71

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM 71

2.1.1. Những thành tựu 71
2.1.2. Những hạn chế, yếu kém trong khoa học và công nghệ 73
2.1.3. Nguyên nhân của tình trạng khoa học và công nghệ yếu kém77
2.2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 79


2.2.1. Những chính sách chung về huy động và sử dụng nguồn tài chính
đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp …79

2.2.2. Cơ chế chính sách về quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp 96

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
DOANH NGHIỆP 102

2.3.1. Tổng quan về doanh nghiệp Việt nam hiện nay 102
2.3.2. Thực trạng khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp 112
2.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới Khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp 116

2.4. THỰC TRẠNG TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HÌNH
THÀNH QUỸ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI DOANH NGHIỆP119

2.4.1. Thực trạng các nhân tố tác động đến hình thành quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp 120

2.4.2. Thực trạng tạo lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp 123

2.4.3. Nguồn vốn hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ130
2.4.4. Thực trạng quản lý và sử dụng quỹ phát triển KH & CN trong
daonh nghiệp 131



CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO LẬP, QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 137

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO VIỆC TẠO LẬP,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 137

3.1.1. Quan điểm chung về hoàn thiện cơ chế tạo lập, quản lý sử dụng quỹ
phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp 137

3.1.2. Định hướng chiến lược về việc tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn
hình thành quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp
138

3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHUYẾN KHÍCH SỰ TẠO LẬP, QUẢN
LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP 140

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ 140

3.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính từ Nhà nước cho khoa
học và công nghệ, mở rộng nguồn cho hoạt động KH & CN 141

3.2.3 Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và
công nghệ 147

3.3. Giải pháp huy động nguồn tài chính cho tạo lập, quản lý và sử dụng hiệu
quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp 148


3.3.1. Giải pháp về thuế 148
3.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về sử dụng quỹ phát triển KH &
CN trong doanh nghiệp 151

3.3.3 Thực hiện các chính sách khuyến khích sự hình thành các quỹ đầu tư
mạo hiểm vào doanh nghiệp 155

3.3. 4. Giải pháp về tín dụng hỗ trợ cho phát triển khoa học và công nghệ
tại doanh nghiệp 156

3.3.5. Giải pháp khuyến khích đầu tư quốc tế cho hoạt động KH & CN
trong doanh nghiệp 158

3.4. Giải pháp cụ thể nhằm tạo lập, quản lý sử dụng hiệu quả quỹ phát triển
KH & CN cho từng loại hình doanh nghiệp 160

3.4.1. Giải pháp khuyến khích tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển
KH & CN trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 160



3.4.2. Giải pháp khuyến khích tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển
KH & CN trong doanh nghiệp quy mô lớn 164

3.4.3. Giải pháp cho doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu và phát triển công
nghệ mới 166

3.4.4. Đẩy mạnh liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu và các cơ sở sản
xuất, doanh nghiệp 168


3.5. Các giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ tại
doanh nghiệp 170

3.5.1. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ 170
3.5.2. Tăng cường hợp tác để phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao 172

3.5.3. Giải pháp phát triển thị trường công nghệ 173
3.5.4. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ 175

3.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ . 177
3.6.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý thu chi, tài sản 177
3.6.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước với Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp179
















MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình
quân đầu người trong một thời gian nhất định.Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay
đổi về lượng của nền kinh tế.Theo quan điểm của triết học biện chứng sự thay đổi
về lượng quyết định sự thay đổi về chất. Một nề
n kinh tế có tăng trưởng mới có
phát phát triển. Phát triển chính là yếu tố quyết định đến sự tồn vong của một quốc
gia. Không thể có nền kinh tế tăng trưởng nếu như từng doanh nghiệp không có sự
tăng trưởng.
Tăng trưởng của nền kinh tế nói chung,của từng doanh nghiệp nói riêng phụ
thuộc vào bốn yếu tố cơ bản: Nguồn nhân lực; nguồn tài nguyên thiên nhiên; tư
b
ản; công nghệ.Trong bốn yếu tố trên mặc dầu yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định cho tăng trưởng kinh tế ở mọi thời đại, song không thể thiếu vắng yếu
tố công nghệ. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, mở cửa, cạnh tranh khóc liệt ai
nắm, sử dụng và sáng tạo được công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệ
u mới…thì kẻ đó sẽ chiến thắng trong cuộc chơi không hồi kết. Chính
vì lẽ đó, cho đến nay ở mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp ngoài việc quan tâm cho
đầu tư tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, người ta đều chú trọng nhiều đến
vấn đề đầu tư phát triển khoa học và công nghệ . Đầu tư cho phát triển khoa học và
công nghệ không chỉ đầu tư cho khai thác sử dụng công nghệ
hiện có mà còn đầu
tư sáng tạo ra công nghệ mới-một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc
gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện nguồn lực tài
chính có hạn, không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn lực tài chính dùng cho đầu tư
phát triển khoa học và công nghệ đối với cả quốc gia cũng như đối với từng doanh
nghiệp. Một trong những cách thứ
c để có nguồn lực tài chính dùng cho đầu tư phát



triển khoa học và công nghệ ở mỗi quốc gia cũng như ở mỗi doanh nghiệp là hình
thành quỹ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ .
Vấn đề đặt ra là để hình thành quỹ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ ở
doanh nghiệp trông cậy vào nguồn lực tài chính nào và phương thức quản lý, đầu
tư sử dụng như thế nào sao cho có hiệu quả, đang là những vấn đề tră
n trở đối với
các nhà quản trị doanh nghiệp.
Thực tế ở Việt Nam, tính riêng nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ
ngân sách nhà nước cũng chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi ngân sách, khoảng 0,5-
0,6% GDP.Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp chưa đến 0,1% GDP.
Hầu hết doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư cho
khoa học và công nghệ. Vi
ệc huy động các nguồn lực từ khối kinh tế tư nhân vào
phát triển khoa học và công nghệ còn rất hạn chế. Thực trạng này kéo dài sẽ là cản
trở lớn cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nhằm động viên
doanh nghiệp tích cực đầu tư cho khoa học và công nghệ , thời gian gần đây, Nhà
nước đã ban hành một số chính sách ư
u đãi mới cho doanh nghiệp. Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp của Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008, tại Điều 17 quy định:
“Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên cơ sở lý luận và thực tiễn của những ưu đãi trên chưa được
đánh
giá và xem xét đầy đủ. Do đó, nhóm nghiên cứu đó chọn đề tài: “Cơ sở lý luận về
tạo lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh
nghiệp để nghiên cưú.
Mục tiêu của đề tài nhằm:

Xác lập luận cứ khoa học của việc tạo lập và sử dụng quỹ phát triển Khoa
học và công nghệ trong doanh nghiệp ở Việt nam


Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc khuyến khích đầu tư cho khoa
học và công nghệ tại doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng nghiên cứu, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
trong doanh nghiệp hiện nay
Đánh giá, phân tích thực trạng việc huy động nguồn tài chính cho đầu tư
phát triển khoa học và công nghệ trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, tập
trung vào phân tích thực trạng quản lý, sử dụng quỹ phát triển KH&CN trong các
doanh nghiệp
Đề xu
ất giải pháp nhằm tăng cường đầu tư khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp; cơ chế chính sách Nhà nước thúc đẩy việc huy động và quản lý, sử
dụng nguồn tài chính cho khoa học và công nghệ đối với doanh nghiệp; cơ chế
quản lý sử dụng nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp.




CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, VÀ CƠ CHẾ TẠO
LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ VÀ CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái quát chung về khoa học và công nghệ


- Khái niệm về Khoa học:
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khoa học từ các nhà nghiên cứu,
các học giả, giới chuyên môn, các nhà quản lý…
“Khoa học là một tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về
các sự kiện, sự vật và hiện tượng tuân theo một quy luật xác định”
1

“Khoa học là những kiến thức về giới tự nhiên và hành vi của giới tự nhiên”,
đồng thời cũng đưa ra định nghĩa thứ hai: “Khoa học là những tri thức đạt được từ
công việc nghiên cứu”
2

“Khoa học là lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới
về tự nhiên, xã hội và tư duy bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của
sự sản xuất này”
3
.
Khoa học là “any systematic field of study”, nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu
có hệ thống và “nhằm sản xuất ra (to produce) các tri thức”
4
.
“Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, có chức năng xử lý và hệ thống
hóa về mặt lý thuyết các tri thức khách quan. Là một trong những hình thái ý thức
xã hội, bao gồm trong đó cả những hoạt động nhằm thu nhận các kiến thức mới, và
cả những kết quả của các hoạt động đó”
5
.

1
Từ điển Laroursse (2002).

2
Từ điển Cobuild Learner’s Dictionary (2001).
3
Từ điển Triết học của Liên Xô (1975).
4
Từ điển Hutchinson Dictionary of Ideas (1994).
5
Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (1986)


“Khoa học là một hoạt động nghiên cứu và kiến thức về thế giới vật lý và hành
vi của nó, dựa trên các thực nghiệm và các sự kiện được kiểm chứng và được tổ
chức thành hệ thống”
6
. Tiếp theo định nghĩa này, trong từ điển MacMillan tách ra
hai từ mục: (1) Khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu (an area of study) sử dụng các
phương pháp khoa học, và (2) Khoa học là một chủ đề nghiên cứu (a subject),
chẳng hạn, vật lý học, hóa học.
Từ định nghĩa về khoa học theo các sách từ điển khác nhau, có thể tựu chung lại
khi nói đến khoa học sẽ được hiểu theo một trong 4 khía cạnh đó là: một hệ
thống
tri thức; một hoạt động sản xuất tri thức; một h́nh thái ư thức xă hội; một thiết chế
xă hội. Với mỗi tư duy khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau về khoa học, nhưng
tổng kết lại có thể hiểu khoa học là hệ thống tri thức, là sản phẩm của con người
trong hoạt động sản xuất tri thức.
Ngoài ra, còn có những cách hiểu khác như khoa h
ọc (science) còn gọi là kiến
thức hoặc hiểu biết, là những nỗ lực thực hiện những phát minh, và tăng lượng tri
thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung
quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát

các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu
thập dữ liệu, phân tích thông tin
để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự
vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm
mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng được
thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu
đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận ph
ổ biến rằng khoa học
là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa”
7
.
Tóm lại, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá những kiến thức
mới, học thuyết mới trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Những kiến thức mới, học


6
Từ điển MacMillan English Dictionary for Advanced Learners (2006).
7
Từ điển Wikipedia.


thuyết mới này có thể sẽ ưu điểm hơn, tốt hơn để thay thế dần những cái cũ, không
còn phù hợp. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và
sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống
tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở th
ực tiễn
xã hội.
- Khái niệm công nghệ.
Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kiến thức, kỹ năng
và những thông tin cần thiết nhằm biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm và

dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người.
Khi nói đến công nghệ người ta thường nêu lên 4 thành phần của công nghệ
như sau:
+ Phần phương tiện (hay phần kỹ thu
ật) bao gồm: máy móc, thiết bị, công
cụ, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng vật chất
+ Phần con người thể hiện ở trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thói
quen.
+ Phần thông tin bao gồm các bí quyết, qui trình, phương pháp được mô
tả trong các tài liệu và bản thiết kế.
+ Phần tổ chức bao gồm cách thức phối hợp, quản lý và điều hành các phần
phương tiệ
n, phần con người và phần thông tin nhằm đưa công nghệ vào thực tiễn
hoạt động kinh tế.
Trong bốn thành phần trên, phần phương tiện còn được gọi là "phần cứng",
các thành phần còn lại được gọi là "phần mềm". Các thành phần đó tác động qua
lại và tương thích lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Hiệu quả của công nghệ có
phát huy được hay không là phụ thuộc trực tiếp vào sự kết hợp giữa các thành phầ
n
này của công nghệ. Nếu thiết bị máy móc hiện đại mà không có đội ngũ lao động
lành nghề, có trình độ, khả năng sắp xếp, tổ chức tốt, hoặc không nắm bắt được
đầy đủ thông tin, bí quyết liên quan đến công nghệ thì khó có thể phát huy được
hiệu quả của công nghệ.


Khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoa học tạo cơ
sở lý thuyết cho việc sáng tạo và triển khai các hoạt động công nghệ. Công nghệ
tạo ra những phương tiện quan trọng hỗ trợ cho nghiên cứu, phát hiện những kiến
thức khoa học mới.


1.1.2. Các phương thức phát triển KH&CN
Phát triển khoa học và công nghệ sẽ được thực hiện có thể thông qua một
quá trình nghiên cứu, tri
ển khai ứng dụng hoặc có thể thông qua phương thức là
chuyển giao công nghệ hoặc nhập khẩu công nghệ về áp dụng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Với phương thức đi từ nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai ứng dụng thường
là rất tốn kém vì nó đòi hỏi phải có nguôn nhân lực có trình độ cao, phải được đầu
tư về cơ sở v
ật chất thích đáng và phải có sự tiếp cận được với thị trường khi sản
phẩm hoàn thành. Chính vì thế, phương thức phát triển khoa học và công nghệ này
sẽ rất khó thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà nguồn lực đầu tư
cho nghiên cứu khoa học còn rất khiêm tốn. Chỉ những tập đoàn doanh nghiệp lớn
mới có thể có đủ tiềm lực để phát triể
n khoa học và công nghệ theo phương thức
này. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ theo đó đòi hỏi có nguồn lực lớn và
mức độ rủi ro cũng tương đối cao, trong khi kết quả lại không thể ứng dụng ngay
vào thực tế mà nó có một độ trễ nhất định. Tuy nhiên, nếu một công nghệ được tạo
ra thì sẽ mang lại lợi ích rất to lớn, làm tăng năng lực cạnh tranh c
ủa các doanh
nghiệp – vấn đề cốt lõi và sống còn cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của phát triển khoa học và công nghệ với nền kinh tế và trong
doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng thì năng lực
cạnh tranh là nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
nói riêng và của mỗi quốc gia nói chung. Thông thường, các doanh nghiệp từ khi


mới hình thành thường là kế thừa những công nghệ sẵn có, trải qua quá trình phát

triển lâu dài và bền vững sẽ tạo ra những công nghệ của riêng mình, khi đó năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ ngày càng mạnh lên. Tuy nhiên, chỉ số ít các
doanh nghiệp có thể tự mình phát triển được công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất
của mình như vậy do những hạn chế về nhân lực và tài chính. Trong mỗi lĩ
nh vực
sản xuất kinh doanh sẽ có những công nghệ riêng, nên trình độ phát triển khoa học
và công nghệ trong mỗi doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ trình độ phát
triển KH&CN trong mỗi ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Sự khác biệt giữa các thời đại kinh tế không phải ở việc chúng ta sả
n xuất ra
cái gì mà nó nằm ở chỗ chúng ta sản xuất bằng cách nào với những tư liệu lao
động nào
8
. Chính vì thế, khoa học đóng vai trò như một lực lượng sản xuất trực
tiếp. Tức là khoa học đã phát triển đến trình độ trở thành điểm xuất phát trực tiếp
cho những thay đổi lớn về kỹ thuật sản xuất và tạo ra những ngành sản xuất mới ưu
việt hơn.
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại đã kết h
ợp khoa học và kĩ thuật
thành một thể thống nhất không thể tách biệt được, đã đưa đến những phương pháp
sản xuất mới. Khoa học còn phát hiện và đề ra những phương pháp khai thác
những nguồn năng lượng mới và chế tạo hàng loạt vật liệu nhân tạo có tác dụng
nhiều mặt mà trước đây không thể biết được. Khoa học lại đề ra hàng loạt phương
ti
ện kỹ thật và quá trình công nghệ mới về chất lượng trong sản xuất.
Tri thức khoa học được vật chất hoá, được kết tinh vào mọi nhân tố của lực
lượng sản xuất từ trong đối tượng lao động, công cụ lao động, kỹ thuật và quá trình
công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất. Tri thức
khoa học bao hàm trực tiếp trong hoạt độ

ng của người lao động sản xuất dần dần
chiếm địa vị chủ đạo thay cho thói quen và kinh nghiệm thông thường. Người lao


8
C. Mac


động sản xuất tiến lên vận dụng tri thức khoa học để điều khiển, kiểm tra quá trình
sản xuất (tự động hoá), đề xuất sáng kiến, sử dụng hợp lí thiết bị, nguyên liệu, năng
lượng và tổ chức hoạt động của mình một cách có hiệu quả nhất. Chức năng của
con người trong sản xuất và sẽ có những biến đổi to lớn, con ngườ
i không còn là
nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là sáng tạo và điều
khiển quá trình đó. Khoa học không còn đứng ở trên cao và bên ngoài sản xuất mà
chuyển thành một mắt khâu bên trong, thống nhất chặt chẽ với những mắt khâu
khác của lực lượng sản xuất.
Khoa học và công nghệ với tăng năng suất và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp
Đổi mới công nghệ là
điều kiện quan trọng nhất để phát triển nói chung, tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm nói riêng.
Như phân tích ở trên, một công nghệ sản xuất bao gồm có 4 yếu tố là Thiết
bị (T), Lao động (H), Thông tin (I), và Tổ chức (O). Tỷ trọng của từng thành phần
quyết định trình độ sản xuất và sản phẩm. Ở trình độ công nghệ thấp thì thành phần
T và H chiếm tỷ trọng cao h
ơn so với 2 yếu tố I và O. Khi công nghệ được đổi mới
và phát triển hơn thì tỷ trọng của O và I sẽ tăng lên. Nâng cao mức sống và cải
thiện chất lượng cuộc sống là mục tiêu cuối cùng mà các quốc gia theo đuổi, để đạt
được mục tiêu này phải tăng tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP), tức là phải

làm tăng giá trị gia tăng đối với các ngành kinh tế - kỹ thuật hay v
ới các doanh
nghiệp. Theo cách tiếp cận hiện đại, tăng trưởng GDP phải đi cùng với tăng việc
làm và tăng năng suất lao động (Biểu đồ số 1)
Biểu đồ số 1: Quy trình phát triển của một quốc gia



Nguồn: Kinh tế Phát triển (Vũ T.N.Phùng chủ biên)
Tăng năng suất lao động lại phụ thuộc vào tăng cường độ vốn IC (Capital
Intencity) và tăng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity).
Trong đó, yếu tố TFP là năng suất được tạo nên bởi các yếu tố vô hình, bao gồm
yếu tố phần mềm của công nghệ. Theo Tổ chức Năng suất châu Á (APO) thì TFP
tạo bởi các yếu tố chính: Thúc ép của thị trường (nhu cầu); chất l
ượng của thiết bị
(tính đồng bộ, tính năng gia công - chế biến, tính an toàn…); chất lượng lao động
(chủ yếu là kỹ năng, tức là tính thạo việc); vai trò của kỹ thuật tiến bộ (ứng dụng
kết quả của R&D mà chủ yếu là các sản phẩm mới, phương pháp mới); hiệu lực
của quản lý (khả năng kiểm soát cao của cách quản lý theo quá trình…).
Quá trình đổi mới công nghệ là quá trình chuy
ển hóa từ vai trò chủ đạo của
yếu tố vốn CI dần sang vai trò chủ đạo của các yếu tố tổng hợp TFP. Theo Tổ chức
APO, tại thời điểm hiện nay, ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) CI
còn giữ vai trò chủ đạo, quyết định hiệu quả của sự phát triển; CI chiếm tỷ trọng
tới 60-70% trong tổng mức tăng năng suất hay tă
ng GDP; yếu tố TFP đang tăng
dần với tốc độ khá cao nhưng cũng chỉ mới chiếm tỷ trọng 30-40% trong tổng mức
Nâng cao mức sống và cải thiện
chất lượng cuộc sống


Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tăng việc làm Tăng năng suất


tăng năng suất hay tăng GDP (đối với Việt Nam, TFP mới đạt 20-22% mức tăng
năng suất chung, phần lớn còn phụ thuộc yếu tố CI
9
).
Rõ ràng, đổi mới công nghệ là điều kiện quan trọng nhất cho đầu tư phát
triển nói chung và theo đó là cho tăng năng suất - chất lượng sản phẩm. Đối với
Việt Nam, do trình độ công nghệ còn thấp (và các nguyên nhân khác), nên năng
suất lao động, năng suất vốn…đều thấp so với các nước trong khu vực. Chất lượng
sản phẩm cũng vậy, phần lớn sản phẩm chưa đạ
t vững chắc và ổn định theo tiêu
chuẩn quốc gia (TCVN). Đó là chưa tính tới tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC…) mà
về nguyên tắc khi đã hội nhập vào thị trường quốc tế thì sản phẩm phải đạt tiêu
chuẩn quốc tế mới tạo được vị thế bình đẳng và đạt được mức giá hợp lý và vượt
qua được rào cản về kỹ thuật.
Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩ
y hội nhập kinh tế quốc tế:

Thông thường một công nghệ sản xuất mới và hiện đại sẽ tạo ra các sản
phẩm mới với giá trị gia tăng lớn hơn góp phần tăng cường tính cạnh tranh, thúc
đẩy ngày càng nhanh quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự
thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn phụ thuộc vào việc chủ
động hội nhập kinh tế qu
ốc tế kết hợp với tăng cường các yếu tố năng lực nội sinh
của dân tộc như văn hóa, giáo dục, khoa học. Không có đủ tri thức, không có đủ
năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ thì trong quá trình hội nhập đất nước
sẽ bị thua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước

khác.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sử dụng tri thức khoa h
ọc và công nghệ
mới nhất để phát triển nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ tình trạng năng suất, chất
lượng, hiệu quả thấp sang nền kinh tế năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Sản
phẩm tạo ra sẽ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như ISO – một trong những nguyên


9
Theo tính toán của Viện Khoa học Thống kê trong giai đoạn 2000-2005


tắc của việc gia nhập thị trường quốc tế - từ đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hội
nhập.
Khoa học và công nghệ và công nghiệp tiên tiến
Đặc biệt trong ngành công nghiệp, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô
cùng quan trọng đưa đến những đổi mới trong công nghiệp sản xuất cơ khí, công
nghiệp chế tạo kết cấu, công nghiệp điện tử, công nghiệp đóng tàu, khai thác tài
nguyên khoáng sản….Kinh nghiệ
m phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các nước Đông Á là một trong những
điển hình thể hiện vai trò to lớn của KH&CN đối với ngành công nghiệp. Dựa vào
phát triển khoa học và công nghệ mà các nước Đông Á đã nhanh chóng chuyển từ
tăng trưởng dựa vào lực lượng lao động giá rẻ hay (phát triển những ngành sản
xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, tóc giả…) sang tăng trưở
ng dựa
trên hàm lượng khoa học và công nghệ rất cao.
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Đài Loan chủ yếu dựa vào việc du
nhập
kiến thức khoa học và công nghệ nước ngoài và ứng dụng chúng vào sản

xuất trong nước. Nhật Bản và Mỹ là hai nước chính cung cấp công nghệ nhưng có
vai trò khác nhau. Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất các công nghệ nguyên bản, còn
Nhật Bản lại đứng đầu về cung cấp những công nghệ công nghiệp. Để thực hiện
việc tìm hiểu các công nghệ tiên tiến nước ngoài, NIEs cần có đủ nguồn ngoại tệ
cung ứng cho quá trình nhậ
p khẩu công nghệ bao gồm các chi phí sáng chế công
nghệ, chi phí sản xuất, chi phí đàm phán và chi phí bán hàng. Nguồn ngoại tệ này
đã được cân đối bằng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của cả Hàn Quốc và Đài
Loan. Trong giai đoạn công nghiệp hóa của mình từ năm 1962 đến 1985, Hàn
Quốc đã sử dụng 3.538 giấy phép nhập khẩu công nghệ cho các sản phẩm chế tạo


lớn, còn Đài Loan, từ năm 1953 đến 1984, đã sử dụng 51.521 giấy phép công
nghệ
10
.
Đối với Việt Nam, những đổi mới trong công nghiệp, đặc biệt là sản xuất cơ
khí, chế tạo kết cấu Việt Nam có khả năng thiết kế và chế tạo nhà máy ximăng
công suất trên 1,4 triệu tấn /năm với tỉ lệ nội địa hoá cao trên 70% về khối lượng,
chế tạo dây truyền đồng bộ sản xuất ximăng lò quay công suất 2.500 tấn
klanhke/ngày với tỉ l
ệ nội địa hoá toàn bộ dây truyền đạt 70-75% về khối lượng và
45-50% về giá trị
11
. Nhiều doanh nghiệp cơ khí có năng lực thiết kế chế tạo thiết bị
cơ khí phức tạp mà trước đây phải nhập khẩu hoàn toàn, làm lợi cho đất nước hàng
trăm triệu USD. Ngoài ra, các lĩnh vực luỵên kim, hoá chất, chế biến thực phẩm,
công nghiệp hàng tiêu dùng cũng đã có nhiều đổi mới về công nghệ, nâng cao công
suất đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước…
Khoa họ

c và công nghệ góp phần phát triển ngành nông nghiệp
Trong thời kỳ đổi mới, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp vô
cùng to lớn trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Những thành tựu to lớn đó đã
góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo đảm an
sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Đó là những nghiên cứu về giống cây, con
nhằm tạo ra sự đột biến về năng suất, chất lượng củ
a cây trồng, vật nuôi. Công
nghệ thông tin giúp cho nông dân tiếp cận được với khoa học và công nghệ và thị
trường để phát triển sản xuất trong nông nghiệp. Chính nhờ có sự phát triển khoa
học và công nghệ mà ngành nông nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay
đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo

10
Ngô Tuấn Nghĩa (2008) và Nguyễn Văn Thu (2007).
11
Tạp chí Hoạt động KH&CN 2006.


hướng tăng công nghiệp, dịch vụ ngành nghề, đời sống người nông dân ngày càng
được cải thiện, cơ sở vật chất vùng nông thôn được nâng cấp và xây dựng mới.
Đối với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, từ năm 1995 trở lại đây, năng
suất lúa tăng gần 30 tạ/ha lên gần 50 tạ/ha, đưa Việt Nam thành nước có năng suất
lúa cao gấp 1,5 lần Thái Lan và đứng đầu Đông Nam Á. Trong vòng 10 nă
m trở lại
đây, các nhà khoa học đã chọn tạo và tuyển được gần 170 giống lúa mới, trong đó
có nhiều giống được phát triển trên diện rộng. Nhờ đó, tới nay nông dân đã gieo
trồng trên 80% diện tích bằng các giống lúa cải tiến. Riêng các tiến bộ về giống lúa
hàng năm đã làm lợi cho sản xuất hàng ngàn tỉ đồng. Có tới trên 90% diện tích
trồng ngô bằng giống ngô lai, trong đó ngô lai của Viện Nghiên c

ứu Ngô chiếm
khoảng 40% diện tích cũng như thị phần cung ứng giống. Trong thời gian từ năm
2005 đến 2009, ngành nông nghiệp đã tập trung nghiên cứu chọn tạo được 135
giống cây trồng mới, trong đó có 16 giống lúa, 23 giống ngô, bảy giống cây ăn củ,
chín giống cây ăn quả, chín giống mía, năm giống rau, bảy giống hoa
12

Các dự án khoa học và công nghệ cũng nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân
lực, từng bước nâng cao tri thức và kỹ năng cho người nông dân. Do đó đã góp
phần nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp và tăng cường khả năng ứng dụng
KH & CN vào nông nghiệp, nông thôn.
Nhìn chung, sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ngành nông nghiệp bước đầu đã phát tri
ển
theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm
an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp,
dịch vụ ngành nghề. Ðời sống người nông dân ngàỳ càng được cải thiện.
Công nghệ có vai trò quan trọng trong đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã là một chủ để nóng bỏng được c
ộng đồng thế giới và các
quốc gia rất quan tâm và đang có các biện pháp mạnh để đối phó với vấn đề này


12
www.nistpass.gov.vn, 2010.


trong thời gian gần dây. Trung Quốc là một trong những quốc gia rất coi trọng phát
triển khoa học và công nghệ với mục tiêu để đối phó với vấn đề biến đổi khi hậu.
Quan điểm của Chính phủ Trung Quốc là công nghệ có vai trò quyết định trong

cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu tại Trung Quốc. Trong năm 2007, Trung
Quốc đã đặt ra kế hoạch quốc gia đầu tiên về biế
n đổi khí hậu, trong đó cam kết
chống lại khí nhà kính nhưng không đánh đổi bằng sự phát triển kinh tế. Bên cạnh
đó, sự hợp tác quốc tế trong việc giúp Trung Quốc bảo đảm một nền kinh tế
cácbon thấp, bao gồm cả nhu cầu tiếp cận công nghệ liên quan đến biến đổi khí
hậu cũng được quốc gia này rất coi trọng. Điều này cũng thể hiện cam kết củ
a
Trung Quốc trong việc biến những cố gắng cắt giảm khí thải cácbon thành động
lực phát triển kinh tế, một hướng phát triển tất yếu trong tương lai.
Trung Quốc cũng đã tích cực thăm dò sự cộng tác quốc tế trong việc nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến biến đổi khí hậu Một chương trình
nghiên cứu kết hợp với Mỹ về công nghệ than sạch, tập trung vào việ
c thu giữ và
chôn lấp cácbon đang được đề xuất. Sự hợp tác như vậy - nếu có - sẽ tạo nên một
ví dụ điển hình về việc các nước đang phát triển và phát triển có thể phối hợp với
nhau trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này cũng sẽ thúc
đẩy sự phát triển công nghệ xanh của Trung Quốc.
1.1.4 Sự cần thiết ph
ải đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập ðang làm nảy sinh những phạm vi mới
về nãng lực cạnh tranh, trong ðó tri thức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
những lợi thế cạnh tranh. Thực tế ở các nền kinh tế mới nổi của châu Á và Thái
Bình Dương (Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ) cho thấy công
nghệ và đổi mới là một nhân tố chính của sự tăng trưở
ng và phát triển bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế buộc mỗi quốc gia phải coi đổi mới khoa học và
công nghệ là một trong những mục tiêu chiến lược để đạt được những lợi ích lâu



dài. Ngày nay, quyền lực công nghệ quyết định đến vị trí và thứ bậc của các quốc
gia trên trường quốc tế thay cho xu hướng trước đây coi một quốc gia giàu có thịnh
vường là phải có nhiều đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Những quốc gia phát triển
hàng đầu trên thế giới là những quốc gia có tiềm lực mạnh về khoa học và công
nghệ.
Lịch sử phát triển thế giới cho thấy, từ thế k
ỷ VII đến thế kỷ XVII, Trung
Hoa thực sự là trung tâm và làm thay đổi thế giới nhờ 4 phát minh công nghệ là
thuốc súng, kỹ thuật in, giấy và la bàn nam châm, thì từ thế kỷ XVIII, châu Âu đã
vượt qua nước này về công nghệ bằng cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất với
phát minh ra máy hơi nước. Nước Anh đã lên ngôi bá chủ thế giới nhờ biết thay thế
lao động con người bằng lao động máy móc. Sau một thế kỷ, cu
ộc cách mạng công
nghệ lần thứ hai trong các lĩnh vực: điện, hóa chất, dược phẩm, ô tô, hóa dầu… đã
khởi phát và tới lượt các nước Đức và Mỹ chiếm ưu thế, còn nước Anh bị bỏ rơi vì
không bắt kịp sự phát triển của các ngành công nghiệp mới.
Vào thời điểm chuyển giao hai thế kỷ XX và XXI, trong cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ ba, tri thức và việc ứng d
ụng tri thức vào việc sản xuất đã đóng
vai trò quyết định cho sự giàu có của đất nước. Nói cách khác, khoa học – tri thức
và công nghệ ứng dụng tri thức vào sản xuất chính là những yếu tố quyết định sự
phồn vinh của một dân tộc, một đất nước. Do đó, sự đổi mới khoa học và công
nghệ là vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh Vi
ệt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, năng
lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp sẽ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Phát triển KH&CN trong doanh nghiệp sẽ đặc biệt quan trọng quyết định sự
thành công của mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong nước đứng đầu về xuất khẩu gạo

trên thế giới. Tuy nhiên, Vi
ệt Nam đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại
tương đối trầm trọng, đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.


Trong năm 2007, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 12,4 tỷ đô la Mỹ, ước vào
khoảng 17,3% GDP
13
. Con số này cho thẩy rằng nó khá cao so với quy mô GDP.
Thêm vào đó, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên đang kể nhưng phần
lớn là do tăng về số lượng, giá trị gia tăng trong xuất khẩu còn rất khiêm tốn.
Nguyên nhân cơ bản là do trình độ khoa học và công nghệ , chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ ở mức trung bình, nên giá trị gia tăng của hàng
hóa và dịch vụ được sả
n xuất ra thường không cao. So với các quốc gia có trình độ
phát triển khoa học và công nghệ tương đối mạnh cho thấy, xuất khẩu sản phẩm
công nghệ cao của những quốc gia này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
giá trị hàng hóa chế tạo xuất khẩu, điển hình như Singapore, tỷ lệ này chiếm tới
59%, Hàn Quốc là 32%, Thái Lan là 30%, Trung Quốc là 27%, trong khi Việt Nam
mới chỉ đạt 2%
14
. Như vậy, để cải thiện cán cân thương mại một trong những yếu
tố Việt Nam cần phải xem xét đó là phải thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu
khoa học và công nghệ .
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG
NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm chung về nguồn tài chính
Nguồn tài chính là khối lượng giá trị dưới hình thái tiền t

ệ trong quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, phản ánh các mối quan hệ kinh tế xã hội trong
phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã
hội.
Như vậy, bản chất của tài chính là phạm trù phân phối. Đó là sự phân phối
bằng giá trị chứ không phải bằng hiện vật và thông qua hiện vật.


13
Tổng cục Thống kê (2007)
14
Chỉ số phát triển thế giới, Ngân hàng Thế giới, 2005.



Nguồn tài chính được biểu hiện rất khác nhau, tùy theo nguồn gốc hình
thành mà chủ thể có thể thực hiện để có được các quỹ tiền tệ tập trung. Thông qua
các nguồn tài chính mà những chủ thể trong xã hội có được hệ thống các quỹ tiền
tệ tập trung vận động độc lập với các chức năng cất trữ hay phương tiện thanh
toán. Nguồn tài chính là sự vận động của tiền tệ
.
Đối với doanh nghiệp, nguồn tài chính thực chất là luồng tiền vận động mà
doanh nghiệp có thể sử dụng để phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của
mình.
Do đặc trưng sản xuất kinh doanh khác nhau, nguồn tài chính mà các doanh
nghiệp có thể vận dụng không giống nhau. Sự đa dạng của nguồn tài chính hay
luồng tiền phản ánh sự đa dạng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong bản thân m
ỗi doanh nghiệp thì tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh
luồng tiền vận động tạo lập các nguồn tài chính cũng có thể khác nhau trong những

thời điểm khác nhau.
Ứng với mỗi một nguồn tài chính khác nhau trong doanh nghiệp, là những
mục đích sử dụng khác nhau. Mặc dù trên thực tế, có khi việc phân biệt các nguồn
tài chính hay luồng tiền không đặt thành vấn đề đối với mỗi doanh nghiệp, nhưng
trên phân b
ố nguồn và cấu trúc nguồn tài chính luôn luôn thể hiện rõ hình thái từng
loại nguồn tài chính mà doanh nghiệp có được.
Về mặt lý thuyết, khái niệm nguồn tài chính có nội hàm phân biệt với khái
niệm luồng tiền.
Luồng tiền của doanh nghiệp bao gồm hai dòng vận động chủ yếu của tiền
tệ trong doanh nghiệp đó là luồng tiền vào và luồng tiền ra. Trong khi đó, nguồn tài
chính chủ yếu đề cập tới sự
vận động của những lượng giá trị để hình thành những
quỹ tiền tệ tập trung trong doanh nghiệp. Nguồn tài chính gắn với hoạt động đầu tư
sản xuất kinh doanh. Luồng tiền phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh trong
từng thời điểm cụ thể.



1.2.2. Huy động và sử dụng nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học và công
nghệ trong doanh nghiệp

1.2.2.1. Tổng quan về huy động nguồn tài chính
Huy động nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp là quá trình tập trung các khối lượng tiền tệ nhằm mục đích phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và
phát triển của doanh nghiệp. Đối v
ới doanh nghiệp, về lý thuyết có thể huy động
được nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học và công nghệ từ những nguồn sau
đây:

* Nguồn vốn khi hình thành doanh nghiệp
Khi hình thành doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn cần thiết tối
thiểu cho hoạt động kinh doanh. Thông thường nguồn vốn ban đầu này được hình
thành từ các nguồn sau:
Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì do Nhà nước cấp vốn đầu tư sản xuất ban
đầu khi thành. Nếu do sáp nhập các công ty lại là từ các nguồn của các công ty.
Nếu là công ty cổ phần hoặc liên doanh thì nguồn ban đầu do các cổ đông hoặc các
bên tham gia liên doanh đóng góp.
Vay ngân hàng: Thông th
ường các ngân hàng rất dè dặt cho các doanh
nghiệp mới ra đời vay và thường đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc chặt chẽ khi
phải cho vay như yêu cầu bảo lãnh, ký quỹ, thế chấp tài sản…
* Nguồn vốn trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm
cách bổ sung vốn để tăng tài sản, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, đổi mới
công nghệ nhằm đầu tư phát triể
n doanh nghiệp theo một chiến lược phát triển
dài hạn đã được xây dựng.

×