Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra trên một số dòng sông ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 150 trang )

BỘ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN,
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
DÂN SỰ DO Ô NHIỄM, SUY THỐI MƠI TRƯỜNG
GÂY RA TRÊN MỘT SỐ DỊNG SƠNG Ở VIỆT NAM

Ngày.......tháng .......năm
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Ngày.......tháng .......năm
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

PGS. TS Nguyễn Thế Chinh

ThS. Kim Thị Thúy Ngọc



MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT
HẠI DÂN DỰ DO Ơ NHIỄM, SUY THỐI MƠI TRƯỜNG .......................................4
1.1 Cơ sở lý luận về xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường ...........4
1.1.1 Thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối môi trường.................................................4


1.1.2 Các phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường......7
1.1.3 Phương pháp tính tốn tải lượng ơ nhiễm .............................................................16
1.2 Kinh nghiệm quốc tế về xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm môi trường .............26
1.2.1 Nhật Bản ................................................................................................................26
1.2.2 Trung Quốc............................................................................................................29
1.2.3 Thái Lan.................................................................................................................36
1.2.4 Ấn Độ ....................................................................................................................41
1.2.5 Indonesia................................................................................................................42
1.2.6 Hoa Kỳ...................................................................................................................44
1.2.7 Một số quốc gia Châu Âu......................................................................................45
1.2.8 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................48
PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN MỘT SỐ LƯU VỰC
SÔNG VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH THIỆT DÂN SỰ DO Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................52
2.1 Tổng quan hiện trạng ô nhiễm môi trường trên một số lưu vực sông......................52
2.1.1 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Cầu..............................................................55
2.1.2 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy..................................................60
2.1.3 Hiện trạng môi trường lưu vực sông Đồng Nai.....................................................67
2.1.4 Thiệt hại dân sự phát sinh do ô nhiễm, suy thối mơi trường tại các lưu vực sơng73
2.2. Tổng quan về các quy định pháp luật liên quan đến thiệt hại dân sự do ơ nhiễm,
suy thối mơi trường.......................................................................................................75
2.2.1 Các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường....................................................77
2.2.2 Quy định trong pháp luật dân sự ..........................................................................80

i


2.2.3 Đánh giá chung về các quy định pháp luật liên quan đến thiệt hại dân sự do ô
nhiễm, suy thối mơi trường. .........................................................................................83
2.3 Một số nghiên cứu trong nước liên quan đến xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy

thối mơi trường .............................................................................................................84
2.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng đến sức khỏe tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tỉnh Hà Nam .84
2.3.2 Xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam ......................................................................................86
2.3.3 Nhận xét và đánh giá.............................................................................................90
PHẦN III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP VÀ THỬ NGHIỆM TÍNH TỐN THIỆT
HẠI DÂN SỰ DO Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG .............................................................91
3.1 Đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường 91
3.1.1 Tính tốn giá trị thiệt hại về tài sản.......................................................................91
3.1.2 Tính tốn giá trị thiệt hại đối với sức khỏe cộng đồng .........................................95
3.2 Thử nghiệm tính tốn thiệt hại dân sự do ô nhiễm môi trường................................97
3.2.1 Tổng quan về khu vực và phương pháp nghiên cứu .............................................97
3.2.2 Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực rạch Bà Chèo.........................98
3.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm đối với lưu vực rạch Bà Chèo ........................................99
3.2.4 Chất lượng nước mặt rạch Bà Chèo ....................................................................103
3.2.5 Xác định vùng ơ nhiễm .......................................................................................104
3.2.6 Tính tốn thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước rạch Bà Chèo .................................105
3.2.7 Đánh giá kết quả thử nghiệm ..............................................................................113
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DÂN
SỰ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .............................................................................114
4. 1 Đề xuất nguyên tắc tính tốn, xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm ....................114
4.2 Đề xuất quy trình xác định thiệt hại .......................................................................115
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................128
5.1 Kết luận ..................................................................................................................128
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................139

ii



DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1. Minh họa phương pháp đánh giá nhanh để ước tính tải lượng ơ nhiễm
nguồn nước ....................................................................................................................17
Hình 2. Qui trình xác định thiệt hại do ô nhiễm nước bằng phương pháp liều lượng đáp
ứng tại Trung Quốc.........................................................................................................31
Hình 3. Mơ hình tính thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm nước ................................................34
Hình 4. Bản đồ các lưu vực sơng chính ở Việt Nam......................................................54
Hình 5. Diễn biến hàm lượng BOD5 năm 2007-2009 dọc theo lưu vực sông Cầu .......55
Hình 7. Tổng lượng nhu cầu sử dụng nước phân theo ngành ........................................60
Hình 8. Diễn biến hàm lượng N-NH4+ năm 2007-2009 trên sơng Nhuệ ......................61
Hình 9. Giá trị 75% của COD trên sơng Nhuệ qua các năm..........................................63
Hình 10. Giá trị 75% của COD sơng Đáy qua các năm .................................................63
Hình 11. Giá trị 75% của BOD5 các sông khác qua các năm........................................64
Hình 12. Diễn biến hàm lượng BOD5 năm 2006-2009 dọc sơng Sài Gịn ....................69
Hình 13. Phân bố lưu lượng nước thải theo lưu vực ......................................................71
Hình 14. Phân bố tải lượng BOD5 theo lưu vực ............................................................71
Hình 15. Sơ đồ vị trí rạch Bà Chèo ................................................................................98
Hình 16. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải của KCN Long Thành........................100
Hình 17. Bản đồ phân vùng ơ nhiễm rạch Bà Chèo .....................................................104
Hình 18. Sơ đồ quy trình xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thoái môi trường116
Bảng 1. Các loại thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường ...............................5
Bảng 2. Tải lượng ô nhiễm do nước thải trong một năm (kg/1000 nhân viên) của một
số ngành công nghiệp theo IPPS ....................................................................................18
Bảng 3. Tải lượng ô nhiễm do nước thải trong một năm (kg/1000 nhân viên) của một
số ngành công nghiệp theo IPPS ....................................................................................19
Bảng 4. Tải lượng ô nhiễm do nước thải (kg/1 triệu USD doanh thu) của một số ngành
công nghiệp theo IPPS....................................................................................................20
Bảng 5. Tải lượng các thông số ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt....................................57
xả vào lưu vực sông Cầu (2005).....................................................................................57
Bảng 6. Phân bố lưu lượng nước thải sinh hoạt trên lưu vực sông Nhuệ-Đáy ..............65

Bảng 7. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trên lưu vực sông Nhuệ- Đáy.65
Bảng 8. Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai......70
Bảng 9. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực sông Đồng Nai ...71
Bảng 10. Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong VKTTĐPN theo ranh giới lưu
vực sông..........................................................................................................................72
Bảng 11. Dân số, thu nhập bình quân và tỉ lệ mắc bệnh tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên85
Bảng 12. Chi phí và tổn thất liên quan đến bệnh tiêu chảy............................................86
Bảng 13. Kết quả tính tốn tổn thất kinh tế do mắc bệnh tiêu chảy...............................86

iii


Bảng 14. Tỷ lệ gây ơ nhiễm tính theo tải lượng các chất ô nhiễm của Công ty Vedan so
với tổng tải lượng ô nhiễm của tất cả các nguồn thải.....................................................90
Bảng 15. Tỷ lệ phần trăm trách nhiệm của Vedan do ơ nhiễm......................................90
Bảng 16. Biểu mẫu tính tốn thu nhập rịng đối với 01 vụ ni tơm sú cơng nghiệp ...92
Bảng 17. Biểu mẫu thống kê thiệt hại đối với sức khỏe dân cư trong một năm ............96
Bảng 18. Thống kê lưu lượng nước thải của KCN Long Thành..................................100
Bảng 19. Chất lượng nước thải sau xử lý tại đầu ra hồ hồn thiện ..............................101
Bảng 20. Hệ số ơ nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước
thải sinh hoạt chưa qua xử lý). .....................................................................................101
Bảng 21. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
tại lưu vực rạch Bà Chèo..............................................................................................102
Bảng 22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...................................102
Bảng 23. Khối lượng phân bón và hố chất BVTV sử dụng tại xã Tam An ...............103
Bảng 24. Chất lượng nước tại rạch tiếp nhận nước thải...............................................104
Bảng 25. Diện tích các loại cây trồng bị thiệt hại do ô nhiễm rạch Bà Chèo ..............106
Bảng 26. Thiệt hại bình quân đối với các loại cây trồng .............................................106
Bảng 27. Giá trị thiệt hại đối với ngành trồng trọt do ô nhiễm rạch Bà Chèo .............107
Bảng 28. Số đàn gia cầm (N) bị thiệt hại hàng năm do ô nhiễm rạch Bà Chèo...........108

Bảng 29. Thiệt hại bình quân đối với các loại gia cầm................................................108
Bảng 30. Giá trị thiệt hại đối với ngành chăn nuôi do ô nhiễm rạch Bà Chèo ............109
Bảng 31. Tổng giá trị thiệt hại đối với hoạt động đánh bắt thủy sản do ô nhiễm rạch Bà
Chèo..............................................................................................................................111
Bảng 32. Thiệt hại bình qn đối với ngành ni thủy sản .........................................112
Bảng 33. Giá trị thiệt hại đối với nuôi thủy sản do ô nhiễm rạch Bà Chèo .................112
Bảng 35. Tổng thiệt hại do ô nhiễm lưu vực rạch Bà Chèo.........................................113
Bảng 36. Cơ chế sàng lọc giúp xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường ...................117
Bảng 37. Các chứng cứ cần thu thập về nguồn gây ô nhiễm .......................................118
Bảng 38. Các dạng thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường và đối tượng chịu thiệt
hại trực tiếp...................................................................................................................124
Bảng 39. Các thông tin cơ bản cần thu thập để hỗ trợ tính toán thiệt hại về kinh tế ...125
Bảng 40. Một số yêu cầu cơ bản đối với việc điều tra, xác minh thiệt hại ..................127

iv


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Số tt

Người thực hiện

Cơ quan công tác

1

Ths. Kim Thị Thúy Ngọc

Viện Chiến lược, Chính sách tài ngun và
mơi trường


2

TS. Phùng Chí Sỹ

Trung tâm Cơng nghệ Mơi trường Thành phố
Hồ Chí Minh

3

Ths. Nguyễn Thanh Hùng

Viện Môi trường và Tài nguyên Thành phố
Hồ Chí Minh

4

TS. Trần Thị Việt Nga

Đại học Xây dựng Hà Nội

5

Ths. Dương Thu Hằng

Đại học Xây dựng Hà Nội

6

TS. Đinh Đức Trường


Đại học Kinh tế quốc dân

7

Ths. Đặng Thị Phương Hà

Viện Chiến lược, Chính sách tài ngun và
mơi trường

8

CN. Lê Thị Lệ Qun

Viện Chiến lược, Chính sách tài ngun và
mơi trường

9

CN. Nguyễn Thị Ngọc Ánh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường

v


AHC
APPS
BOD5
BTNMT
BVMT

BVTV
COD
COI
CVM
CVPPS
DALY
DC
DO
DPPS
EDCC
EMA
EOP
EU
GBD
HC
IPPS
KCN
LVHTS
KCX
NN&PTNT
ON
ONMT
PC
QALY
QCVN
TCMT
QLTNN
RC
SS
TNN

VKTTĐPN
VLS
XLNT
YLL
YLD
WTP
WTA
WHO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Phương pháp nguồn vốn con người điều chỉnh
Hệ thống mô phỏng ô nhiễm nông nghiệp
Nhu cầu oxy sinh hóa tính trong 5 ngày
Bộ Tài ngun và Môi trường
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Nhu cầu oxy hóa học
Phương pháp phí bệnh tật
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Hệ thống mô phỏng ô nhiễm từ làng nghề
Số năm trong cuộc đời bị mất do mắc bệnh
Phương pháp chi phí phịng ngừa
Oxy hịa tan
Hệ thống mơ phỏng ơ nhiễm từ sinh hoạt
Ủy ban giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản
Bộ luật quản lý môi trường
Phương pháp xác định ảnh hưởng đối với sản lượng
Các nước châu Âu

Gánh nặng bệnh tật toàn cầu
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn con người
Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp
Khu công nghiệp
Lưu vực hệ thống sông
Khu chế xuất
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Ơ nhiễm
Ơ nhiễm mơi trường
Phương pháp thay đổi năng suất
Số năm chất lượng cuộc sống điều chỉnh
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn môi trường
Quản lý tài nguyên nước
Phương pháp chi phí thay thế
Cặn lơ lửng
Tài nguyên nước
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Giá trị số năm sống thống kê
Xử lý nước thải
Tổng số năm của cuộc sống tương lai bị mất đi
Số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích
Sự sẵn lịng chi trả
Sự sẵn lịng chấp nhận
Tổ chức y tế thế giới


MỞ ĐẦU
Tốc độ phát triển kinh tế cao, bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn như
cải thiện mức sống của người dân và tiềm lực cho đất nước, cũng có tác động nặng nề

đến chất lượng mơi trường. Trong đó, nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp là một trong vấn đề nhức nhối nhất. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các
nhà máy chỉ xử lý nước thải sơ bộ sau đó thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước nguồn. Năng lực xử lý nước thải của Việt Nam
hiện nay đáp ứng ở mức rất thấp so với nhu cầu thực tế. Theo một số nghiên cứu đánh
giá đã thực hiện (Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, 2009; 1 Ngân hàng Á Châu (ADB), 20092)
thì năng lực xử lý nước thải ở các đô thị này hiện nay mới chỉ đáp ứng dưới 10% so
với nhu cầu thực tế.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàm
lượng các chất hữu cơ trên hệ thống sông, kênh, rạch ở các đô thị ở mức cao và đều
vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Các thông số amoni, COD, BOD5, Coliform
đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục lần, có nơi vượt đến vài trăm lần. Các tỉnh
thành bị ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất được sắp xếp theo thứ tự sau: Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phịng, Đồng Nai. Bốn trong số 10 tỉnh có sự ô
nhiễm nước lớn nhất thuộc lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai. Lưu vực sông NhuệĐáy cũng bị ô nhiễm nặng tại nhiều nơi. Đối với lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu
chảy qua thành phố Thái Nguyên bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng SS, BOD5 and COD
vượt QCVN 08:2008/BTNMT (loại B1) nhiều lần, nước sơng có chứa các hợp chất
hữu cơ và dầu mỡ.
Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo hành lang pháp lý cho công tác bồi thường thiệt
hại do các hoạt động ơ nhiễm gây ra. Tuy nhiên, hiện vẫn cịn thiếu các văn bản hướng
dẫn chi tiết việc xác định và bồi thường thiệt hại môi trường, đặc biệt liên quan đến
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức
cá nhân (thiệt hại dân sự). Hiện chưa có phương pháp hay cơ sở nào để tính tốn các
tổn thất dân sự gây ra do ơ nhiễm và suy thối mơi trường, kết quả là rất khó đánh giá
được tổng thiệt hại và xác định được các bên liên quan có trách nhiệm trong việc đền
bù cho người bị hại. Việc xác định trách nhiệm đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường
do đó rất khó thực hiện trong đa số các trường hợp đã xảy ra. Do đó, việc xây dựng
phương pháp xác định việc bồi thường thiệt hại dân sự do ô nhiễm môi trường là rất
1 Cục kiểm sốt ơ nhiễm, 2009, Điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải, xác định tải lượng nước thải từ các

thành phần làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án “Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do nước thải tại Hà Nội, Hải
Phịng và thành phố Hồ Chí Minh”
2
ADB, 2009, Báo cáo Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam.

1


cần thiết. Đây cũng là cơ sở quan trọng để cung cấp các hướng dẫn cho địa phương
trong việc xác định thiệt hại dân sự liên quan đến ô nhiễm mơi trường.
Trong bối cảnh đó, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện đề tài "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn, đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường
gây ra trên một số dịng sơng ở Việt Nam" nhằm đưa ra một cơ sở lý luận và thực tiễn
đầy đủ, toàn diện về xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gây ra,
từ đó đề xuất phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm và suy thối mơi
trường gây ra
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: góp phần giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường
gây ra từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên một số dịng sơng của Việt Nam
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: (i) xây dựng được một cơ sở lý luận và
thực tiễn đầy đủ, toàn diện về xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thối mơi
trường gây ra, tìm hiểu khả năng áp dụng ở Việt Nam; (ii) Đề xuất phương pháp xác
định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường phù hợp với điều kiện của Việt
Nam thông qua nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ
nhiễm và suy thối mơi trường và (iii) đề xuất các nguyên tắc và quy trình về xác định
thiệt hại dân sự do ô nhiễm, làm cơ sở cho việc xây dựng Nghị định xác định thiệt hại
dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào xác định các thiệt hại liên quan đến
tài sản, sức khỏe do ô nhiễm môi trường nước từ các hoạt động xả thải từ các nguồn
gây ô nhiễm khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh vào hoạt động xả thải cơng nghiệp vì đây

là ngun nhân gây ra ơ nhiễm, suy thối mơi trường lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp thực hiện của đề tài bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở
các tài liệu, số liệu thu thập liên quan, gồm cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thực hiện: Thực tế cho thấy
lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường đã có nhiều nghiên cứu từ trước
tới nay của thế giới và trong nước, để đưa ra hướng nghiên cứu đúng và phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã học hỏi và kế thừa một phần các
nghiên cứu trước đây.
- Điều tra, khảo sát thực địa tại các địa phương: Để đảm bảo kết quả đưa ra có
tính chính xác và sát với thực tiễn hiện trang ô nhiễm ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại một số địa phương đại diện để có một bức tranh
nhìn nhận tồn diện.

2


- Tổ chức hội thảo, tọa đàm: Hội thảo toạ đàm là phương pháp truyền thống
được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu
đến thực hiện từng nội dung và kết quả cuối cùng. Kết quả Hội thảo là cơ sở để chỉnh
sửa, bổ sung và hoàn thiện đề tài.
Báo cáo này là báo cáo tổng hợp của đề tài với các nội dung chính sau:
- Phần I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xác định thiệt hại dân sự do ơ
nhiễm, suy thối mơi trường
- Phần II. Thực trạng ô nhiễm môi trường trên một số lưu vực sông và thực tiễn
xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
- Phần III. Đề xuất phương pháp và thử nghiệm tính tốn thiệt hại dân sự do ô
nhiễm môi trường
- Phần IV: Đề xuất nguyên tắc, quy trình xác định thiệt hại dân sự do ô nhiễm
môi trường

- Phần V: Kết luận và kiến nghị
Với mục tiêu, nội dung nhiệm vụ đặt ra, đây là một đề tài nghiên cứu khó,
với phạm vi, đối tượng tương đối phức tạp. Báo cáo tổng hợp của Đề tài, vì vậy, chắc
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả thực hiện đề tài mong nhận
được các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý để báo cáo được hồn
thiện hơn

Nhóm tác giả thực hiện đề tài

3


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÁC ĐỊNH
THIỆT HẠI DÂN DỰ DO Ô NHIỄM, SUY THỐI MƠI TRƯỜNG
1.1 Cơ sở lý luận về xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối môi trường
1.1.1 Thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thối mơi trường
Điều 130 của Luật Bảo vệ mơi trường 2005 quy định các loại thiệt hại do ô
nhiễm, suy thối mơi trường bao gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường;
2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi
trường gây ra.
Trong 2 loại thiệt hại kể trên, loại thiệt hại thứ 2 theo quy định của điều 130,
Luật BVMT thuộc về thiệt hại dân sự, còn trường hợp đầu là những thiệt hại liên quan
đến chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên, như môi trường nước, đất, hệ
sinh thái, v..v
Ðối với thiệt hại dân sự, việc lượng giá hướng tới những chi phí và những lợi
ích kinh tế mà bên chịu thiệt hại bị mất đi do hậu quả của ơ nhiễm, suy thối mơi
trường. Các khoản chi phí bị mất đi có thể kể đến bao gồm chi phí chữa trị và thu nhập
bị giảm do sức khoẻ người lao động bị suy giảm do ơ nhiễm, suy thối, chi phí tăng

thêm để tìm nguồn nước sinh hoạt hay nguồn nước sản xuất thay thế do nguồn nước cũ
bị ơ nhiễm suy thối, chi phí tăng thêm để sửa chữa lại cơng trình xây dựng hay hạ
tầng cơ sở bị hư hỏng do ô nhiễm, suy thối, ... Các lợi ích kinh tế bị mất đi có thể kể
đến bao gồm suy giảm sản lượng cây trồng và vật nuôi, suy giảm thu nhập từ kinh
doanh du lịch, suy giảm giá trị bất động sản, ...
Tùy theo từng trường hợp ơ nhiễm, suy thối mơi trường cụ thể sẽ có các dạng
tổn thất, thiệt hại tương ứng kèm theo như được trình bày trong Bảng 1.

4


Bảng 1. Các loại thiệt hại dân sự do ô nhiễm, suy thối mơi trường
Loại ơ nhiễm,
TT
suy thối mơi
trường
01 Ơ nhiễm các
nguồn nước mặt

Dạng tổn thất, thiệt hại tiêu biểu
• Gia tăng chi phí xử lý nước cấp

• Suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên
• Thiệt hại đối với các hoạt động ni trồng
thủy sản
• Thiệt hại đối với các hoạt động nơng nghiệp
(trồng trọt và chăn ni)
• Thiệt hại đối với các hoạt động diêm nghiệp
• Gia tăng bệnh tật và các chi phí khám, chữa
bệnh

• Giảm nguồn thu từ hoạt động du lịch
• Giảm giá trị đất đai, nhà cửa

02

Ơ nhiễm, suy
thối nước dưới
đất

• Chi phí cho việc cải tạo, phục hồi lại mơi
trường ban đầu
• Gia tăng chi phí bơm nước do hạ thấp mực
nước ngầm
• Gia tăng chi phí xử lý nước cấp

03

Ơ nhiễm mơi
trường khơng khí
và tiếng ồn

• Gia tăng bệnh tật và các chi phí khám, chữa
bệnh
• Gia tăng các chi phí sửa chữa, bảo trì, tu bổ

Đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp
- Các nhà máy nước, trạm cấp nước
- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ
trực tiếp khai thác nguồn nước mặt bị ô nhiễm để làm
nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất

- Các hộ khai thác, đánh bắt thủy sản
- Các hộ nuôi trồng thủy sản trong khu vực bị ảnh hưởng
của nguồn nước ô nhiễm
- Các hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm để tưới hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Các hộ làm muối trong khu vực bị ảnh hưởng của nguồn
nước ô nhiễm
- Cộng đồng dân cư tại khu vực xung quanh nguồn nước bị
ô nhiễm
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch
- Các chủ đất và chủ tài sản gắn liền với đất trong khu vực
lân cận nguồn nước bị ô nhiễm
- Nhà nước với tư cách là chủ ngân sách
- Các nhà máy nước, trạm cấp nước
- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ
trực tiếp khai thác nguồn nước ngầm bị ô nhiễm để làm
nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất
- Cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng
bởi nguồn gây ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn
- Nhà cửa, cơng trình trong khu vực bị ảnh hưởng bởi

5


TT

04

05


Loại ơ nhiễm,
suy thối mơi
trường

Dạng tổn thất, thiệt hại tiêu biểu
các tài sản cố định
• Giảm giá trị đất đai, nhà cửa

-

• Thiệt hại đối hoa màu, vật ni

-

• Giảm nguồn thu từ hoạt động du lịch
Ô nhiễm do đổ bỏ • Gia tăng bệnh tật và các chi phí khám, chữa
chất thải rắn
bệnh
khơng đúng nơi
• Xúc phạm đến giá trị thiêng liêng của con
quy định
người
• Thiệt hại đối với đất đai
• Chi phí cho việc cải tạo, phục hồi lại mơi
trường ban đầu
Sự phơi nhiễm
• Nguy hiểm đối với tính mạng con người
các hóa chất độc
• Gia tăng bệnh tật và các chi phí khám, chữa
hại và chất thải

bệnh
nguy hại

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2010.

6

Đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp

-

nguồn gây ơ nhiễm khơng khí
Các chủ đất và chủ tài sản gắn liền với đất trong khu vực
bị ảnh hưởng bởi nguồn gây ô nhiễm không khí
Các hộ sản xuất nơng nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng
bởi nguồn gây ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn
Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch
Cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng
bởi nguồn gây ơ nhiễm
Ví dụ như trường hợp đổ phân hầm cầu san lấp khu mồ
mã ở ngoại thành Hà Nội
Các chủ đất (công và tư) bị đổ trộm chất thải rắn ra đất
Nhà nước với tư cách là chủ ngân sách

- Cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng
bởi nguồn gây ô nhiễm


1.1.2 Các phương pháp xác định thiệt hại dân sự do ơ nhiễm, suy thối mơi trường
1.1.2.1 Các phương pháp xác định thiệt hại liên quan đến sức khỏe và tính mạng

a) Ước lượng giá trị cuộc sống thống kê VOSL / VLS (value of statistical life)
Giá trị của cuộc sống thống kê thường được sử dụng để ước lượng lợi ích của
việc giảm thiểu rủi ro tử vong và đây là một ước lượng giá trị tài chính đối với xã hội
trong việc giảm số lượng người tử vong trung bình. Một khái niệm liên quan là giá trị
số năm sống thống kê (VLS), ước tính giá trị xã hội đối với việc giảm nguy cơ tử vong
sớm, biểu lộ về mặt tiết kiệm một năm sống thống kê. Giá trị cuộc sống thống kê là
phương pháp thích hợp nhất (trong số nhiều phương pháp) để đo lường xã hội bằng
lòng chi trả bao nhiêu nhằm giảm nguy cơ tử vong.
Cách tiếp cận này liên quan đến xây dựng mơ hình đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
để ước lượng mức sẵn lòng chi trả (WTP – willingness to pay) và sẵn lòng chấp nhận
(WTA – willingness to accept) mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra hoặc chấp nhận bồi thường để
tiến hành thay đổi tình trạng mơi trường hiện tại nhằm giảm bớt rủi ro về sức khỏe
(WTP) hay sẽ chấp nhận những rủi ro xảy ra và chi trả tiền để khắc phục nó để khơng
ảnh hưởng tới lợi ích hiện tại của họ (WTA).
Việc ước lượng WTP và WTA được thực hiện thông qua các phỏng vấn trên
diện rộng với nhiều nhóm đối tượng xã hội ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó, các đối
tượng phỏng vấn sẽ được giới thiệu về các mức rủi ro nền do ơ nhiễm nước gây ra
gồm có mức độ ơ nhiễm hiện tại, các loại bệnh do ô nhiễm nước gây ra cho cộng đồng
(các bệnh phổ biến và cả tử vong). Sau đó họ được giảng giải kỹ về những lợi ích mà
các chương trình cải thiện chất lượng nước sẽ tạo ra, gồm cả lợi ích về giảm rủi ro mắc
bệnh và rủi ro tử vong, đồng thời được hỏi về mức sẵn sàng chi trả một phần ngân
sách của mình để giảm các rủi ro trên. Các kết quả ước lượng WTP sau đó được suy
rộng cho tổng thể và cộng đồng để phản ánh lợi ích kinh tế của các chương trình cải
thiện chất lượng nước. Đồng thời cũng được sử dụng để tính tốn VSL là mức chi trả
của xã hội để giảm lượng người tử vong trong cộng đồng do ô nhiễm nước gây ra.
VSL là chỉ số rất quan trọng trong tính tốn thiệt hại sức khỏe vì cho biết giá trị của
một mạng sống đối với cộng đồng đáng giá bao nhiêu.
Khi sở thích của cá nhân được coi là một cơ sở hợp lý nhằm thực hiện đánh giá
sự thay đổi phúc lợi con người, sẽ kéo theo thay đổi trong việc đánh giá thương tật và
tử vong của con người căn cứ theo WTP hoặc WTA của mỗi cá nhân trong vấn đề bồi

thường cho những vấn đề tổn hại sức khỏe hay mối nguy cơ mà họ phải đối mặt. WTP
hay WTA không giống như định giá cuộc sống thực. Thay vào đó, phương pháp này
định giá sự thay đổi nhu cầu dự kiến của mỗi cá nhân ở mức độ rủi ro con người phải
đối mặt và sau đó tập hợp lại các thay đổi đó.
Cơng thức xác định VOSL như sau:
7


Trong đó:
WTPi: là tổng WTP/WTA của các cá nhân đối với việc thay đổi nguy cơ trên
tổng số N cá nhân
∆ri : Lượng thay đổi nguy cơ
N : Số lượng người tham dự vào nguy cơ
Σ∆ri: số lượng cuộc sống thống kê đã mất = N x ∆ri
Trong thực tế, VOSL được xác định thông qua Phương pháp chênh lệch mức
lương (wage differential approach). Phương pháp này sử dụng sự khác nhau giữa các
mức lương trên thị trường lao động nhằm đo lường mức yêu cầu bồi thường đối với
nguy cơ tử vong hoặc mắc bệnh tật từ mối nguy hiểm nghề nghiệp đem lại. Trong điều
kiện thị trường là tự do cạnh tranh, cơng việc có tính chất rủi ro hơn sẽ được trả mức
lương cao hơn khi số lượng công việc và người lao động không đổi. Trên lý thuyết,
thay đổi về nguy cơ tử vong trong công việc sẽ khiến cho tiền lương thay đổi dẫn đến
sự thay đổi về số lượng người lao động đồng ý làm công việc này (đồng ý với số tiền
đền bù cho sự rủi ro). Nghĩa là, khi nguy cơ thay đổi kéo theo sự thay đổi trong mức
WTP/WTA của người lao động chi trả cho việc giảm rủi ro. Mức WTP/WTA của
người lao động phụ thuộc vào mức thu nhập của người lao động, mức độ rủi ro của
công việc và phụ thuộc cả về tuổi cũng như giới tính cũng như vai trị ảnh hưởng của
cơng đồn đối với người lao động.
Ưu điểm của phương pháp CVM là có thể đánh giá nhiều giá trị khác nhau đối
với nhiều loại hàng hố mơi trường. CVM cũng khơng u cầu số lượng thông tin thu
thập được phải quá lớn. Tuy nhiên, do phương pháp này dựa trên việc trả lời phỏng

vấn của người dân, vì thế, kết quả nhận được phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và thời
điểm phỏng vấn, đặc biệt là độ chính xác của câu hỏi đặt ra. Trong khi đó, cùng một
mục đích đánh giá có thể áp dụng nhiều giả thuyết khác nhau, do vậy kết quả ước
lượng chệch (tồn tại sai số lớn) được xem là một khiểm khuyết đặc trưng của CVM.

b) Phương pháp dựa vào chỉ số DALY (số năm trong cuộc đời bị mất do mắc bệnh)
Khái niệm về số năm trong cuộc đời bị mất do mắc bệnh DALY (disability
adjusted life years) cung cấp một thước đo tiêu chuẩn gánh nặng bệnh tật để tính tốn
chi phí thiệt hại do việc mắc bệnh đem lại. DALY bao gồm tổng số năm của cuộc sống
tương lai bị mất đi YLL (years of life lost) do nguyên nhân tử vong sớm và số năm
sống bị mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích YLD (year of life disability)
DALY = YLL + YLD
* Tính tổng số năm của cuộc sống tương lai bị mất đi (YLL)
8


Tổng số năm của cuộc sống tương lai bị mất đi (YLL) tính bằng hiệu số giữa kỳ
vọng sống khi sinh và tuổi lúc chết. Qui định thường lấy kỳ vọng sống của quốc gia có
tuổi thọ cao nhất là Nhật Bản, nữ giới là 82,5 và nam giới là 80 tuổi. Một trường hợp
nam giới chết khi mới 20 tuổi nghĩa là anh ta mất 60 năm vì chết non. Khi tính số năm
mất đi vì chết non cho một cộng đồng, người ta dựa vào kỳ vọng sống khi sinh trung
bình cho từng nhóm tuổi và theo hai giới (thường chia là 21 nhóm tuổi: dưới 1, 1-4, 59... 95 +) và áp dụng công thức sau:
1
YLL =

(1 - e -0,03L) x số chết của từng khoảng
0,03

Trong đó L là kỳ vọng sống khi sinh trung bình của một nhóm tuổi, tính theo
từng nhóm tuổi và theo hai giới được nhân với số mới chết trong từng nhóm tuổi để có

YLL theo nguyên nhân và nhóm tuổi theo giới. Trong cơng thức này đã tính đến mức
khấu hao theo tuổi là 3% theo quy định chung của cách tính gánh nặng bệnh tật tồn
cầu (GBD). Kỳ vọng sống khi sinh của một nhóm tuổi tính bằng bảng sống (life table)
kết quả điều tra nhân khẩu.
* Tính YLD (số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích)
Khi tính số năm sống mất đi vì mang bệnh hoặc thương tích của một cộng đồng
người ta sử dụng cơng thức sau:
YLD = I x DW x L
Trong đó I là số trường hợp mới mắc trong một khoảng thời gian quy định; DW
là mức độ nặng nhẹ của bệnh, khi bệnh càng nặng hệ số này càng lớn và ngược lại,
DW có giới hạn từ 0 – 1 (0 là hoàn toàn khoẻ, 1 coi như là chết). L là thời gian mang
bệnh trung bình.
Hệ số DW được xác định bằng hai phương pháp; (1) dựa vào bảng tra sẵn và
(2) dựa vào các định nghĩa về mức độ mất khả năng.
Để tính YLD cần biết thời gian mang bệnh, cần biết hai thông số: thứ nhất là
mức độ trầm trọng của bệnh, thứ hai là loại bệnh mắc phải ở các mức độ khác nhau.
Mức độ trầm trọng của bệnh (DW) tính một cách tương đối dựa trên cách xử trí.
- Mức 1: khơng phải dùng thuốc hoặc nếu dùng thì chỉ ở mức tự mua thuốc về
chữa.
- Mức 2: Cần đến thầy thuốc khám chữa bệnh ở tuyến xã hoặc thầy thuốc tư
nhân trong xã.
- Mức 3: phải khám chữa bệnh tại bệnh viện (từ huyện trở lên).
9


* Tính DALY
Việc tính DALY có thể dựa trên cơng thức sau:
DALY = YLL + YLD
Do không thể theo dõi tình hình mắc bệnh của tất cả mọi thành viên trong cộng
đồng, việc tính gánh nặng bệnh tật cho một cộng đồng như trên chỉ có tính chất gần

đúng.
c) Phương pháp tính gánh nặng bệnh tật do mơi trường (EBD)
Việc sử dụng gánh nặng bệnh tật giúp định lượng hóa tác động bệnh tật ở
những cấp độ dân cư khác nhau. Lý tưởng nhất là tính tốn theo cách phù hợp và sử
dụng những cách tính tốn cơ bản vì điều này sẽ giúp cho việc so sánh số liệu bệnh tật
và các yếu tố nguy cơ ở các nghiên cứu khác nhau trở nên khả thi hơn. Việc tính tốn
như vậy cũng giúp chúng ta có thể so sánh số liệu ở các nhóm dân cư khác nhau và
những vùng miền địa lý khác nhau. Vì lý do này người ta sử dụng chỉ số DALY để đo
lường gánh nặng bệnh tật và gánh nặng bệnh tật do môi trường (EBD).
* Mơ hình tính tốn EBD
Phân bố phơi nhiễm trong
cộng đồng

AF =

Σ(Pex • RRx) 1
Σ (Pex • RRx)

Quan hệ Phơi nhiễm-Ðáp
ứng

Tỷ số quy thuộc

X

Ước tính gánh nặng bệnh tật cho
từng bệnh, hoặc dữ liệu dịch tễ

Gánh nặng bệnh tật quy thuộc theo nguy


Số mắc, chết và DALY quy thuộc

10

Nguy

tương
đối
hay
tuyệt
đối


Cơng thức tính EBD:

IF =

Σ(Pex • RRx) - 1
Σ (Pex • RRx)

Trong đó:
‚ X = mức độ phơi nhiễm
‚ Pex = tỷ lệ hiện phơi nhiễm ở mức độ x
‚ RRx = Nguy cơ tương đối ở cấp độ x
‚ IF (Impact Fraction-tỷ phần tác động) hoặc AF (Attribute Fraction-tỷ phần
quy thuộc) có thể được hiểu là tỷ lệ giảm đi các vấn đề sức khỏe hoặc tử
vong do việc giảm yếu tố nguy cơ mơi trường. Nói cách khác nó là tỷ lệ của
vấn đề sức khỏe hoặc tử vong trong cộng đồng do yếu tố nguy cơ môi trường
đó gây ra (Miettinen, 1974; Greenland, 1984).
EBD = Gánh nặng quy thuộc3 = Gánh nặng bệnh tật x Tỷ phần tác động

Cơng thức và quy trình tính tốn trên cho thấy, để tính tốn được gánh nặng
bệnh tật do mơi trường cần phải có thơng tin về số mới mắc, tử vong, và DALY theo
các nhóm tuổi và giới.
* Tính gánh nặng bệnh tật môi trường do môi trường của bệnh tiêu chảy
Gánh nặng bệnh tật môi trường do nguồn nước sinh hoạt khơng hợp vệ sinh có
liên quan nhiều nhất đến bệnh tiêu chảy. Do vậy, để tính tốn gánh nặng bệnh tật do
môi trường nước ô nhiễm, nên cần tính gánh nặng bệnh tật do tiêu chảy.
Kết quả tính tốn nguy cơ quy thuộc của mơi trường (IF hoặc AF) như đã tính ở
trên được nhân với gánh nặng bệnh tật (tỷ lệ mới mắc, tỉ lệ tử vong hoặc DALY).
Gánh nặng bệnh tật của bệnh tiêu chảy (tỉ lệ mới mắc, số tử vong hoặc DALYs)
= Tỷ lệ quy thuộc × Tổng gánh nặng bệnh tật của bệnh tiêu chảy (tỉ lệ mới mắc, số tử
vong hoặc DALYs)
d) Định giá thiệt hại thông qua đo lường tổn thất thu nhập
Phương pháp phí bệnh tật COI (Cost of Illness approach)
Phương pháp chi phí bệnh tật (COI) được sử dụng để tính tốn thiệt hại thơng
qua đo lường tổn thất thu nhập. Theo đó thiệt hại được xác định dựa trên mối quan hệ
nguyên nhân – kết quả giữa mức độ ô nhiễm tác động đến sức khoẻ của con người. Chi
3

Hay gọi đầy đủ là: Gánh nặng bệnh tật quy thuộc theo nguy cơ

11


phí bệnh tật bao gồm chi phí y tế (gồm cả chi phí tài chính cho việc chữa bệnh và phục
hồi, chi phí thời gian…), chi phí tổn thất thu nhập do việc mắc bệnh đem lại. Đây là
phương pháp áp dụng tương đối dễ dàng, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc tính
tốn nếu các căn bệnh là mãn tính khi các giai đoạn phát triển của bệnh kéo dài. Do
đó, để áp dụng phương pháp một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải lựa chọn các
căn bệnh đặc trưng, cách đánh giá, xây dựng mối quan hệ nguyên nhân – kết quả phù

hợp nhằm dễ dàng xác định các chi phí liên quan.
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn con người HC (Human Capital)
Ngồi ra, có thể áp dụng Phương pháp tiếp cận nguồn vốn con người (HC) để
đánh giá thiệt hại thông qua đo lường tổn thất thu nhập. Phương pháp HC coi mỗi cá
nhân là một nguồn lực có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Do vậy, giá trị
của một cá nhân tạo ra trong thời gian sống của mình đo lường chính xác thu nhập của
cá nhân ấy. Việc mắc bệnh (do ô nhiễm môi trường) sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá
nhân. Trong phương pháp HC, việc xác định được thu nhập mất đi được coi là xác
định giá trị của tuổi thọ của cá nhân đó. Giá trị HC phụ thuộc vào độ tuổi tử vong, mức
thu nhập, kỹ năng lao động và mức độ phát triển của quốc gia (giá trị tổng sản phẩm
quốc nội GDP/người).
HC là một phương pháp đặc trưng và rất phù hợp cho việc lượng giá các giá trị
của cuộc sống, như giá trị về sức khoẻ, tuổi thọ… . Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, các tác động tới sức khoẻ là tương đối phức tạp và rất khó tách biệt cho tính tốn.
Ví dụ như ơ nhiễm mơi trường tác động đến các độ tuổi khác nhau thì khác nhau, trong
đó ảnh hưởng lớn nhất đến độ tuổi 65 và già hơn. Khi đó phải tiến hành những phân
chia khá phức tạp.
Liều lượng-đáp ứng hay đánh giá tác động.
Liều lượng – đáp ứng hay các phương pháp đánh giá tác động cung cấp ước
tính các thiệt hại kinh tế do mức độ hiện tại của ô nhiễm. Loại đánh giá này liên quan
đến việc tính tốn tác động của ô nhiễm lên sức khỏe con người và môi trường. Điều
này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi mức độ tiếp xúc của cá nhân, ước tính
thiệt hại về sản lượng, và/hoặc tỷ lệ ảnh hưởng thêm của bệnh tật và tử vong do suy
thối mơi trường.
Việc mất sản lượng tính theo ngày làm việc và mất thu nhập cũng tương tự như
những ước tính chi phí cho giá trị thị trường trong đó tính tốn sự suy giảm giá trị thị
trường của một nguồn tài nguyên (rừng, ngư nghiệp) bằng cách ước tính thu nhập bị
mất. Sự khác biệt giữa liều lượng - đáp ứng và xác định giá trị thị trường là trong đo
lường thiệt hại kinh tế. Thiệt hại kinh tế trong phương pháp liều lượng - đáp ứng là
tổn thất thu nhập do ốm đau liên quan đến ơ nhiễm, trong khi đó phương phá giá trị

thị trường được tính dựa trên tổn thất thu nhập do ảnh hưởng của ô nhiễm lên thị
trường, chứ không phải là sức khỏe con người. Liều lượng - đáp ứng có thể được sử
12



×