Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 128 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Mã số: 239.10.RD



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ
CHỦ YẾU Ở NƯỚC TA

Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Đơn vị chủ trì đề tài : Vụ Thị trường trong nước
Chủ nhiệm đề tài : Thạc sỹ Trần Nguyên Năm
Thành viên đề tài :
PGS. Tiến sỹ Hoàng Thọ Xuân
TS. Lâm Việt Dũng
ThS. Trần Nguyên Năm
CN. Nguyễn Lộc An
CN. Trần Huyền Trang
CN. Phạm Thị Minh Hà
CN. Hoàng Thị Quỳnh Anh
CN. Hoàng Minh Ngọc Hương
CN. Nguyễn Thị Kim Anh
CN. Nguyễn Phương Dung
CN. Nguyễn Thị Hồng Anh
CN. Lưu Cẩm Vân
9624



Hà Nội, 2012

2
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU 9
CHƯƠNG 1 11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ 11
1.1 Dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các cơ sở bán buôn, bán lẻ 11
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bán buôn, bán lẻ 11
1.1.2. Một số loại hình cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ ch
ủ yếu 13
1.1.3. Vai trò của dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các cơ sở bán buôn, bán lẻ 20
1.1.4. Quá trình và xu hướng phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ 22
1.1.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của các cơ sở
bán buôn, bán lẻ 24
1.2. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ 26
1.2.1. Mục đích, yêu cầu quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ 27
1.2.2. Nội dung, phương thứ
c quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn,
bán lẻ 28
1.3 Kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán
buôn, bán lẻ chủ yếu và bài học cho Việt Nam 34
1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 34
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 36

1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 39
1.3.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản 40
1.3.5. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam 41
CHƯƠNG 2 44
THỰC TR
ẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN,
BÁN LẺ CHỦ YẾU Ở NƯỚC TA 44
2.1. Thực trạng hoạt động của một số cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta 44
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các cơ sở bán buôn, bán lẻ ở
nước ta 44
2.1.2. Thực trạng hoạt động của một số cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta.50
2.1.3. Đánh giá chung 61

3
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở
nước ta 63
2.2.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ 63
2.2.2. Hệ thống cơ quan chức năng của nhà nước tham gia quản lý các cơ sở bán
buôn, bán lẻ chủ yếu 76
2.2.3. Cơ chế quản lý đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu 78
2.2.4. Tác động của việ
c thực thi các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới về mở cửa dịch vụ phân phối đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn,
bán lẻ chủ yếu 81
2.3.5. Đánh giá chung 88
CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ CHỦ YẾU Ở NƯỚC TA TỪ NAY
ĐẾN NĂ
M 2020 90

3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán
lẻ chủ yếu 90
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 90
3.1.2. Mục tiêu phát triển 92
3.1.3. Quan điểm phát triển 93
3.1.4. Định hướng phát triển 95
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán
buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta từ nay đến năm 2020 98
3.2.1 Hoàn thi
ện hệ thống pháp luật điều chỉnh về bán buôn, bán lẻ 98
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước về thương mại 102
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu 103
3.3. Một số kiến nghị 108
3.3.1. Đối với các bộ, ngành 108
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố 111
3.3.4. Đối với các doanh nghiệp 112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 118



4
LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Sau hơn 5 năm Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới,
lĩnh vực phân phối nói chung và dịch vụ bán buôn, bán lẻ nói riêng tại Việt Nam đã
có nhiều bước chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở,
doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ ở nước ta, hàng năm d

ịch vụ bán buôn và bán lẻ
đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Trong lĩnh vực bán lẻ, thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng,
có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng trưở
ng
đều qua các năm. Năm 2007 đạt 746,16 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm
trước; năm 2008 đạt 1.007,2 nghìn tỷ đồng, tăng 34,9%; năm 2009 đạt 1.238,1
nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%; năm 2010 đạt 1.614 nghìn tỷ đồng, tăng 30,37%; năm
2011 ước tính đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 95 tỷ USD), tăng
24,2 % so với cùng kỳ năm trước. Số lượng các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng nhanh
về số lượ
ng và đa dạng về loại hình. Tính đến cuối năm 2011, tổng số chợ trên cả
nước (chợ trong quy hoạch) có khoảng 8.730 chợ; tổng số người tham gia buôn bán
tại các chợ này khoảng trên 2 triệu người. Về các loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại,
nếu như năm 2005 Việt Nam mới có khoảng trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương
mại tại 30/64 tỉnh thành thì đến hết năm 2011, con số này đã là 638 siêu thị, 117
trung tâm thương mại. Ngoài ra, còn hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa
hàng tiện lợi phân bố rộng khắp 63 tỉnh và thành phố…
Trong lĩnh vực bán buôn, các cơ sở bán buôn truyền thống vẫn chiếm tỷ
trọng lớn. Các cơ sở bán buôn chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như
lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón…
đã và đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và h
ỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà
nước từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, các địa phương đã xây dựng và hình
thành một số chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn, tổng kho bán buôn cash
& carry văn minh, tiến bộ hơn trước đây. Cả nước có khoảng 50 chợ đầu mối nông
sản cấp vùng và cấp tỉnh, 16 tổng kho bán buôn cash & carry, 2 Sở giao dịch hàng
hóa…

Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với các cơ
sở bán buôn,
bán lẻ tại Việt Nam cho thấy một số bất cập trong chính sách phát triển các cơ sở
bán buôn, bán lẻ và trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

5
phân phối. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng các kẽ hở về mặt luật pháp để không
tuân thủ các quy định về quản lý phân phối, tạo ra các thiệt hại về mặt lợi ích xã hội
và cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Nhiều
quy định đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với những yêu cầu quản lý của thời
kỳ hậu WTO nhưng l
ại chưa được điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn. Đồng thời, một số quy định mới được ban hành nhưng chưa tạo được
cơ sở rõ ràng cho việc thực thi cam kết bao gồm cả việc kiểm tra nhu cầu kinh tế
(Economic Need Test – ENT) khi mở thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ
nhất…
Việt Nam đã th
ực hiện những bước cần thiết để đảm bảo chính sách và pháp
luật trong nước hài hòa với các cam kết khi gia nhập WTO nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều khác biệt, khó khăn như trong vấn đề thực thi luật và quy định theo cam kết.
Vì thế, Việt Nam phải triển khai những biện pháp mở cửa thị trường phù hợp với
WTO và tăng cường chất lượng quản lý trong ngành phân phối nói chung và dịch
vụ bán buôn, bán l
ẻ nói riêng; cải cách hệ thống các quy định để đảm bảo loại bỏ
những rào cản không cần thiết đối với cạnh tranh, đồng thời đáp ứng được các mục
tiêu chính sách công cần thiết, hài hòa lợi ích của các nhóm đối tượng có liên quan.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện đàm phán một số Hiệp định
quan trọng như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Hiệ
p định mậu
dịch tự do Việt Nam – EU… Kết quả sau đàm phán chắc chắn sẽ có ảnh hưởng

không nhỏ đến nhiều lĩnh vực, trong đó dịch vụ phân phối của Việt Nam vì các đối
tác đàm phán luôn yêu cầu chúng ta phải mở cửa dịch vụ và đầu tư nhiều hơn so
với các cam kết hiện tại trong WTO. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý
nhà nước đố
i với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta và đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở này từ nay đến năm
2020, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng của
Việt Nam là rất thiết thực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân phối
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
- Đề tài nghiên c
ứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh
nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu
Thương mại thực hiện năm 2009.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số giải pháp phát triển hệ thống
siêu thị trên địa bàn Hà Nội” do Trường Đại học Thương mại thực hiện năm 2006.

6
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán
lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam” do Viện Nghiên cứu
Thương mại thực hiện năm 2006.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ
thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” do Viện Nghiên cứu Thương mại
thự
c hiện năm 2005.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi
vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010” do Trường Cán bộ Thương mại
Trung ương thực hiện năm 2005.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp phát triển hệ thống phân
phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" do Viện Nghiên

cứu Thương m
ại thực hiện năm 2003.
- Báo cáo “Rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và
những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết
WTO” do Dự án EU – Việt Nam Mutrap III tài trợ thực hiện năm 2009.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các nội dung có liên quan
nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá một cách toàn diện về thực
trạng quản lý nhà nước đối với các c
ơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu hiện nay và đề
xuất những giải pháp hữu ích giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xây dựng
chính sách, pháp luật đảm bảo hài hòa mục tiêu và lợi ích của các nhóm đối tượng
hữu quan. Vì vậy, hy vọng rằng việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
“Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
các c
ơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta” sẽ góp một phần nhỏ trong việc giải
quyết những tồn tại, bất cập trong việc phát triển và quản lý các cơ sở bán buôn,
bán lẻ chủ yếu; đảm bảo sự ổn định và phát triển thị trường phân phối trong nước;
duy trì cạnh tranh lành mạnh; nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn,
bán lẻ;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số nước đối với các cơ
sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng hoạt động củ
a các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu và
thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở này, từ đó xác định những thành tựu
đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết;


7
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nướ
c ta (không
phân tích sâu vào các ngành hàng, mặt hàng cụ thể), bao gồm:
- Một số cơ sở bán buôn chủ yếu: chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán buôn
(theo quy hoạch) và tổng kho phân phối theo mô hình Cash & Carry.
- Một số cơ sở bán lẻ chủ yếu: chợ bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại,
cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Trên phạm vi cả nước
- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực tr
ạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu;
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp kế thừa (các số liệu điều tra, khả
o sát về các cơ sở bán buôn,
bán lẻ chủ yếu )
- Phương pháp phân tích kinh tế khác.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
được kết cấu thành 3 chương bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về quản lý nhà nước đối với các cơ sở bán

buôn, bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng quả
n lý nhà nước đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ
chủ yếu ở nước ta.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các
cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở nước ta từ nay đến năm 2020.

8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ART Công ty Thương mại liên minh bán lẻ
2 Cash & Carry
Hình thức bán buôn thanh toán ngay và tự chuyển
hàng đi
3 CPC Hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc
4 CPI Chỉ số giá tiêu dùng
5 ENT Kiểm tra nhu cầu kinh tế
6 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 FTA Hiệp định mậu dịch tự do
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 NESDB Ủy ban Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan
10 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
11 TNCs Các công ty xuyên quốc gia
12 TPP Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
13 TTTM Trung tâm thương mại
14
Việt Nam - EU Mutrap
III
Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên giai đoạn III

15 WTO Tổ chức Thương mại thế giới






9
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Hiệu quả tổng thể của quy định quản lý về phân phối 27
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng các chỉ số kinh tế vĩ mô toàn cầu và tăng trưởng số lượng
cửa hàng theo loại kênh toàn cầu 44
Biểu đồ 2.2: Doanh thu bán lẻ và doanh thu bán lẻ tạp phẩm của Việt Nam 45
Biểu đồ 2.3: So sánh mức doanh thu và số lượng c
ửa hàngmột số loại hình phân
phối 47
Biểu đồ 2.4: So sánh tổng diện tích bán hàng với diện tích bán hàng trung bình của
một số loại hình phân phối 48
Biểu đồ 2.5: Sự phát triển của cấu trúc bán lẻ Việt Nam 49
Biểu đồ 2.6: Top 5 nhà phân phối của Việt Nam năm 2010 50
Biểu đồ 2.7: Phân bố số lượng siêu thị trên cả nước năm 2010 52
Biểu đồ 2.8: Mạng lưới trung tâm thương mại theo các vùng kinh tế 57
Biể
u đồ 2.9 : Phân bố chợ theo các vùng kinh tế 58
Biểu đồ 2.10: Các thương hiệu cửa hàng tiện lợi hàng đầu Việt Nam 59
Biểu đồ 2.11: Doanh thu và số lượng cửa hàng một số loại hình phân phối 62
giai đoạn 2005-2014 62
Biểu đồ 2.12: Lao động trong lĩnh vực phân phối giai đoạn 2004-2009 74









10
Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Phân loại các cơ chế quản lý áp dụng đối với các nhà bán lẻ 30
xuyên quốc gia quy mô lớn (Transitional Companies – TNCs) 30
Bảng 1.2: Mục tiêu và một số loại quy định chính 32
đối với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ 32
Bảng 2.1: Thị phần các công ty bán lẻ giai đoạn 2005-2009 51
Bảng 2.2: Tình hình phát triển hệ thống siêu thị giai đoạn 2005 – 2010 52
Bảng 2.3: Tỷ lệ hàng hóa Việt Nam trong một số siêu thị 54
Bả
ng 2.4: Tình hình phát triển trung tâm thương mại giai đoạn 2005-2010 55
Bảng 2.5: Quy mô và chủ đầu tư của các trung tâm thương mại 56
Việt Nam đến năm 2010 56
Bảng 2.6: Phân bố hệ thống chợ và một số chỉ tiêu cơ bản về chợ 57
trên cả nước đến năm 2010 57
Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình đầu tư và phát triển 58
mạng lưới chợ trên toàn quốc 58













11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN, BÁN LẺ

1.1 Dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các cơ sở bán buôn, bán lẻ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bán buôn, bán lẻ
Phân phối là mắt xích liên kết chủ yếu giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng
cuối cùng, là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng, qua đó tạo ra
giá trị gia t
ăng cho hàng hóa. Theo hệ thống phân loại sản phẩm của Liên hợp quốc
năm 1998 (Central Product Classification – CPC), ngành phân phối bao gồm bốn
phân ngành dịch vụ chính: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán
lẻ và dịch vụ nhượng quyền. Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu một phần về dịch vụ bán buôn và bán lẻ, cụ thể là đối với một số
loại hình cơ
sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu.
Theo hệ thống phân loại CPC, dịch vụ bán buôn là việc bán hàng cho các
nhà bán lẻ, cho người tiêu dùng công nghiệp, thương mại, tổ chức và các đối tượng
kinh doanh khác, thậm chí cho cả các nhà bán buôn khác; dịch vụ bán lẻ là việc
bán hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt

động mua bán hàng hoá và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2007/NĐ-CP) có quy
định: Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không
bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ là
hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 4
năm 2007 về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam có định nghĩa: Bán buôn là bán hàng hoá loại mới và loại đã qua sử dụng cho
người bán lẻ, người sản xuất kinh doanh (mà không làm thay đổi thành phần, tính
chất, công dụng) như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp thương
mại, cơ quan, tổ chức chuyên môn, hoặc bán lại cho người bán buôn khác, cho các
đại lý, tổ chức môi gi
ới mua bán hàng hoá. Bán lẻ là bán lại (không làm biến đổi
hàng hoá) những hàng hoá loại mới và hàng đã qua sử dụng chủ yếu cho cộng
đồng để tiêu dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình, ở các cửa hàng, siêu thị, trung

12
tâm mua bán, quầy hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng bằng đường bưu điện,
bán tại chợ hoặc lưu động, hợp tác xã mua bán, nhà đấu giá
Đồng thời, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân phối cũng
giới thiệu nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ bán buôn, bán lẻ.
Theo tài liệu nghiên cứu của nhóm chuyên gia Dự án EU-Việt Nam Mutrap
III năm 2010, dịch vụ bán buôn là hoạt động bán hàng hóa phục vụ nhu cầu sản
xuất, để bán lại hoặc tiêu dùng vì mục đích nghề nghiệp hoặc kinh doanh; dịch vụ
bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng phục vụ mục đích
tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình.
Theo một nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Phạm Hữu Thìn, Vụ Thị trường
trong nước, Bộ Công Thương: Dịch vụ bán buôn là các hoạt động liên quan đến

bán hàng hóa và dịch vụ cho những người mua hàng
để bán lẻ hoặc để sử dụng
cho kinh doanh. Dịch vụ bán lẻ là hoạt động có nghiệp vụ chủ yếu là bán (có tính
chất tiếp tục) hàng hóa cùng với dịch vụ kèm theo cho người tiêu dùng cuối cùng
phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình.
Trên thực tế, ranh giới giữa hai ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ ngày càng
mờ nhạt, khó định nghĩa và định lượng chính xác một hoạt động bán hàng là bán
buôn hay bán l
ẻ. Ranh giới giữa sản xuất, bán buôn và bán lẻ liên tục thay đổi, phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế tại từng thời điểm, các quyết định của cá nhân hay
chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một số tiêu chí cơ
bản để phân biệt giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ, cụ thể như sau:
- Tiêu chí về khối lượng hàng hóa bán ra: Bán buôn là bán với một số lượng
hàng lớn, ngược lại bán lẻ là bán từng sản phẩm hay với số lượng nhỏ.
- Tiêu chí về đối tượng bán hàng: Đối tượng của bán buôn là các đại lý, siêu
thị, nhà phân phối sỉ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà bán lẻ còn
đối tượng của bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng hay khách hàng dùng trực tiếp
các sản phẩm đó.
- Tiêu chí về giá thành: Thông thường bán buôn có giá thành trên từng sản
phẩm thấp hơn bán lẻ.
- Tiêu chí về mục đích: M
ục đích hướng tới của bán buôn là để bán lại cho
một chủ thể thứ ba hoặc để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (hay có thể
hiểu là nhằm mục đích thương mại) còn mục đích của dịch vụ bán lẻ là để tiêu
dùng trực tiếp.
- Tiêu chí về tầm ảnh hưởng đến thị trường: Nhiều người cho rằng bán buôn
có tầm ảnh hưởng
đến thị trường nhiều hơn bán lẻ. Ví dụ khi một nhà bán buôn bán

13

một sản phẩm với khối lượng rất lớn với giá rất rẻ thì thị trường ở nơi đó sẽ phần
nào bị ảnh hưởng về giá, trong khi đó một cửa hàng bán lẻ bán một sản phẩm đắt
hơn các cửa hàng khác thì không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Tuy nhiên tiêu
chí này ngày nay đã không còn thật chính xác, nhiều nhà kinh tế và nghiên cứu đã
nhận định rằng d
ịch vụ bán lẻ ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của mình, so với dịch
bán buôn thì tầm ảnh hưởng có phần nào vượt trội hơn.
Về vấn đề này, các chuyên gia nghiên cứu của Đức trong sách “Giải thích
thuật ngữ trong thương mại và phân phối” tái bản lần thứ 5 năm 2007 nhận định
rằng các tiêu chí về số lượng hay giá thành không phải là tiêu chí chính xác để phân
biệt giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ. Theo đó, tiêu chí về mục
đích là thương mại
hay tiêu dùng trực tiếp mới chính là yếu tố then chốt để phân biệt được hai loại
hình dịch vụ này.
1.1.2. Một số loại hình cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ chủ yếu
1.1.2.1. Giải thích từ ngữ
Theo từ điển Tiếng Việt, “cơ sở” được định nghĩa là đơn vị ở cấp dưới cùng,
nơi trực tiếp thực hiệ
n các hoạt động như sản xuất, công tác của một hệ thống tổ
chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên.
Theo từ điển tiếng Anh, “cơ sở” hay “establishment” được hiểu là địa điểm
kinh doanh (business premise) hay một công trình của nhà nước hoặc tư nhân bao
gồm các tòa nhà và trang thiết bị cần thiết để tổ chức kinh doanh hay làm nơi cư trú
(a public or private structure including buildings and equipment for business or
residence).
Loại hình bán lẻ qua cơ s
ở bán hàng (gọi tắt là loại hình cơ sở bán lẻ) là loại
hình bán lẻ có không gian và địa điểm cố định cần thiết để trưng bày và bán hàng,
đồng thời người tiêu dùng hoàn thành việc mua hàng chủ yếu ở địa điểm này. Loại
hình bán lẻ không qua cơ sở bán hàng là loại hình (hình thức) bán lẻ, theo đó hàng

hóa được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất/phân phối đến người tiêu dùng không
thông qua cơ
sở bán hàng như bán hàng trực tuyến qua Internet, bán hàng qua
truyền hình/ti vi, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua
catalog, bán hàng tận cửa hay bán hàng lưu động.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP định nghĩa cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu
của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ mà không giải thích về cơ sở bán buôn.
Với cách định nghĩa như vậy, cơ sở
bán buôn có thể hiểu là đơn vị thuộc sở hữu
của doanh nghiệp để thực hiện việc bán buôn.

14
Một nghiên cứu của các chuyên gia Dự án EU-Việt Nam Mutrap III trong
năm 2010 lại đưa ra các khái niệm như sau: Cơ sở bán lẻ là tên gọi chung cho các
loại hình chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, máy bán hàng tự động hay các hình
thức dưới tên gọi khác được tổ chức để thực hiện hoạt động bán lẻ. Cơ sở bán buôn
là tên gọi chung cho các loại hình chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại hay các
hình thức dưới tên gọi khác được tổ
chức để thực hiện hoạt động bán buôn.
Trong khuôn khổ đề tài này, cơ sở bán buôn được coi là tên gọi chung cho
các đơn vị có không gian và địa điểm cố định cần thiết để trưng bày và bán hàng
dưới hình thức bán buôn; cơ sở bán lẻ được coi là tên gọi chung cho các đơn vị có
không gian và địa điểm cố định cần thiết để trưng bày và bán hàng dưới hình thức
bán lẻ. Như vậy, mộ
t doanh nghiệp hay tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở bán
buôn, bán lẻ.
Theo từ điển Việt Nam, khái niệm “chủ yếu” là tính từ chỉ về “mức độ quan
trọng nhất” hay về “phần nhiều, phần lớn”. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
cơ sở bán buôn, bán lẻ chủ yếu ở đây được hiểu là các loại hình cơ sở bán buôn,
bán lẻ tiêu biểu, có mứ

c độ quan trọng hay chiếm số lượng lớn ở nước ta mà sự
hình thành, phát triển của các cơ sở này có tác động lớn đến nền kinh tế của Việt
Nam nói chung và thực trạng ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ của nước ta nói riêng.
1.1.2.2. Một số loại hình cơ sở bán buôn chủ yếu
Hiện nay ở nước ta, mạng lưới bán buôn đã hình thành và phát triển với các
loại hình như: chợ đầu mối bán buôn, cơ
sở bán buôn của các doanh nghiệp và các
cơ sở bán buôn hiện đại khác.
- Chợ đầu mối bán buôn:
Chợ đầu mối bán buôn là nơi thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các
nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục
phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. Tại Việt Nam, với việc chợ được
phân loại thành chợ loại 1, 2 và loại 3, các chợ đầu mối bán buôn thường là ch

truyền thống có quy mô loại 1 và 2, được phân bố khắp cả nước và thường đặt tại
các trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, tỉnh, thành phố. Các mặt hàng được kinh
doanh ở đây tương đối đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là các mặt hàng nông sản, hàng
công nghiệp tiêu dùng với quy mô giao dịch nhỏ do hạn chế về cơ sở vật chất kỹ
thuật cần thiết phục vụ cho ho
ạt động bán buôn như lưu kho, bảo quản, sơ chế,
phân loại hàng hóa với số lượng lớn. Với điều kiện như vậy, tại các chợ này thường
thực hiện cả các giao dịch bán buôn và bán lẻ hàng hóa tổng hợp.


15
- Các cơ sở bán buôn của các doanh nghiệp:
Do hạn chế về quy mô nên hầu hết các doanh nghiệp của nước ta chưa hình
thành được mạng lưới cơ sở bán buôn riêng mà thường tổ chức hoạt động bán buôn
thông qua mạng lưới chợ hoặc bán buôn ngay tại trụ sở của doanh nghiệp với các
loại hình như cơ sở bán buôn chuyên doanh, cơ sở bán buôn tổng hợp. Ngoài ra,

cùng với sự xuất hiện của nhà đầ
u tư nước ngoài trong lĩnh vực bán buôn, một số
loại hình cơ sở phân phối bán buôn hiện đại cũng đã xuất hiện ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
+ Các cơ sở bán buôn mặt hàng tổng hợp có xu hướng kinh doanh mặt hàng
rộng và không sâu. Chiều rộng của mặt hàng được hiểu là số lượng chủng loại sản
phẩm còn chiều sâu là số phân lớp trong một loại hàng hóa có thể
được mở rộng
đến kích cỡ bao bì hoặc vị của sản phẩm.
+ Các cơ sở bán buôn chuyên doanh có xu hướng kinh doanh mặt hàng hẹp
và sâu.
+ Các cơ sở thương mại thu mua thường chuyên môn hóa vào việc thu mua
(thu gom hàng hóa), phân loại và đóng gói, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp
(ví dụ như rau, quả, khoai tây, bông, ), cũng như tái phân phối hàng cũ và phế liệu
cho người sử dụng (ví dụ: tái chế phế thải bằng sắt, giấy, th
ủy tinh, chất dẻo ). Đối
với các sản phẩm nông nghiệp, thương mại thu mua thường tồn tại dưới hình thức
các hợp tác xã (như hợp tác xã rau, hợp tác xã trái cây, hợp tác xã bò sữa ).
+ Cơ sở thương mại bán buôn thanh toán ngay và tự chuyển hàng đi (bán
buôn tự phục vụ) hay còn gọi là tổng kho phân phối theo mô hình Cash & Carry
thường cung cấp khối lượng hàng hóa lớn với rất nhiều chủng loại hàng hóa như
thực phẩm, đồ
uống, hàng tiêu dùng Đặc điểm của loại hình người mua thanh
toán ngay khi mua hàng, tự đóng gói và chuyển hàng đi. Hiện nay trong số các
doanh nghiệp bán buôn lớn ở Việt Nam, Tập đoàn Metro là nhà đầu tư nước ngoài
đầu tiên phát triển mạng lưới phân phối bán buôn theo mô hình này với 9 cơ sở trên
cả nước, thường đặt ở các khu vực liền kề ngoại thành của các thành phố Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai và Thành ph
ố Hồ Chí Minh.
+ Các cơ sở thương mại bán buôn hàng tư liệu sản xuất chủ yếu thực hiện

việc cung ứng hàng nguyên vật liệu cho các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Các cơ sở bán buôn hiện đại khác: Các cơ sở bán buôn hiện đại ở nước ta
mới ở trong giai đoạn hình thành và phát triển nên số lượng và loại hình còn ít.
Loại hình chủ yếu hiện nay là Sàn/ sở
/ trung tâm giao dịch hàng hóa.

16
Sàn /Sở giao dịch hàng hóa là loại thị trường đặc biệt, việc mua bán hàng
thông qua những người môi giới do Sàn/Sở giao dịch chỉ định, giao dịch khối
lượng lớn, tính chất đồng loại, phẩm chất có thể thay thế cho nhau. Trong thời gian
qua, ở nước ta đã có một số Sàn giao dịch hàng hóa được thành lập nhưng hiệu quả
chưa cao, một số sàn đã phải dừng hoạt động. Tới
đây một số địa phương cũng có
kế hoạch xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và trung tâm giao dịch
một số mặt hàng nông sản.
Tại Việt Nam, nhiều cơ sở bán buôn còn lấy tên gọi là trung tâm bán buôn.
Trung tâm bán buôn cũng có nhiều loại hình và cách định nghĩa khác nhau.
Theo quy hoạch phát triển ngành thương mại ở một số địa phương, trung tâm
bán buôn là khu vực được quy hoạch làm nơi tập kết hàng hóa của các nhà sản
xuất, các nhà phân ph
ối, các nhà môi giới thương mại, các công ty bán buôn để giới
thiệu, trưng bày triển lãm hàng mẫu, chuẩn bị hàng hóa phát luồng cho mạng lưới
bán lẻ trên địa bàn một địa phương nhất định. Ngoài ra, một số địa phương cũng có
kế hoạch xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và trung tâm giao dịch
một số mặt hàng nông sản trong thời gian tới.
Trên thực tế, nhiều cơ sở bán buôn không nằm trong quy hoạch cũng l
ấy tên
gọi là trung tâm bán buôn, thường thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có quy mô nhỏ,
chuyên về một ngành hàng hay mặt hàng như máy tính, điện thoại, quần áo và thực

hiện các giao dịch vừa bán buôn và bán lẻ. Đặc biệt, tại Việt Nam đã xuất hiện một
hình thức trung tâm bán buôn mới là Trung tâm Giao dịch Bán buôn Hà Nội do
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sản phẩm Xanh Việt Nam và Hiệp hội Các nhà
bán lẻ Việt Nam hợp tác xây dự
ng đặt tại 123 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội với rất nhiều
mặt hàng kinh doanh đa dạng nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển mạng lưới
phân phối và xúc tiến bán hàng vào thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào
một số loại hình cơ sở bán buôn chủ yếu là chợ đầu mối bán buôn, trung tâm bán
buôn (theo quy hoạch) và tổng kho phân phối theo mô hình Cash & Carry.
1.1.2.3. Một số loại hình c
ơ sở bán lẻ chủ yếu
Các loại hình cơ sở bán lẻ được phân loại chủ yếu theo ngành hàng, mặt
hàng, mức giá, phương thức phục vụ, diện tích (diện tích kinh doanh, diện tích bán
hàng), địa điểm và được phân thành các loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại.
- Cơ sở bán lẻ truyền thống: Các cơ sở này đã tồn tại và phát triển cùng với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội củ
a Việt Nam, bao gồm các loại hình cơ bản
như chợ truyền thống, cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng Hiện này ở nước ta, các loại

17
hình bán lẻ truyền thống tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các vùng nông thôn miền
núi.
+ Chợ bán lẻ truyền thống: Chợ bán lẻ là một loại hình tổ chức thương mại
tại một địa điểm nhất định, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu
cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Hầu hết các chợ hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam
đều thực hiện chức n
ăng bán lẻ hàng hóa trong đó có cả các chợ đầu mối bán buôn
như đề cập tại phần trên.
+ Các loại hình cửa hàng bán lẻ truyền thống: Các cơ sở này chủ yếu là các

cửa hàng, cửa hiệu nhỏ do hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tổ chức, sử dụng diện
tích nhà ở hoặc thuê diện tích để mở cửa hàng, thường ở ven tuyến đường giao
thông hay trong khu dân cư bán các mặt hàng thiết yếu ho
ặc đặt tại các khu phố
buôn bán ở đô thị bán các mặt hàng thời trang, đồ lưu niệm Quy mô của các cơ sở
này thường nhỏ, khoảng 3-10m
2
/cửa hàng, thời gian bán hàng khá linh hoạt.
- Cơ sở bán lẻ hiện đại: Các cơ sở bán lẻ hiện đại gồm có nhiều loại hình như
trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, siêu thị chuyên
doanh, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện lợi
+ Siêu thị (supermarket) là một cơ sở bán lẻ có diện tích bán hàng từ 400 m
2

trở lên, bán các loại lương thực, thực phẩm, kể cả hàng tươi sống (hoa quả, rau,
thịt, ) cũng như các hàng hóa khác phục vụ nhu cầu hàng ngày và tiêu dùng ngắn
ngày của khách hàng ở các khu dân cư; hàng hóa được trưng bày trên giá, bán hàng
theo phương thức tự phục vụ hoặc tự phục vụ là chủ yếu, tách biệt cửa ra và cửa
vào, thực hiện thanh toán tập trung.
Theo định nghĩa của Việt Nam, siêu thị là loại hình cửa hàng hi
ện đại; kinh
doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa
dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị
kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn
minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
+ Đại siêu thị (hypermarket) là loại hình bán lẻ thỏa mãn mọi nhu cầu mua
sắ
m một lần của khách hàng, bao gồm các siêu thị và những cửa hàng tổng hợp và
chuyên doanh, có kho hàng, bãi đỗ xe lớn; việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa được
tối ưu hóa. Đây là loại hình bán lẻ có sức cạnh tranh mạnh về giá cả dựa vào tính

kinh tế nhờ quy mô và hiện đại hóa. Địa điểm kinh doanh thường ở khu vực ngoại
vi hoặc ở các khu trung tâm thương mại của thành phố.
+ Cửa hàng tiện l
ợi (convenience store) là loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại quy
mô nhỏ; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh chủ yếu là những thứ gần gũi, thiết yếu với
cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người; thời gian kinh doanh dài.

18
+ Cửa hàng tạp hóa là cơ sở bán lẻ nhỏ bán nhiều nhóm hàng khác bánh kẹo,
sách, tạp chí, báo, văn phòng phẩm, đồ chơi, tặng phẩm và đồ trang sức khác nhau.
Một dạng khác của cửa hàng tạp phẩm là tập hợp về không gian của các cửa hàng
chuyên doanh và chuyên ngành độc lập với nhau (chủ yếu là cửa hàng thời trang
quần áo, đồ trang sức, cửa hàng sách và tạp chí, băng đĩa, ).
+ Cửa hàng chuyên bán hàng có thương hiệu hay thường
được gọi là cửa
hàng bách hóa (department store) là loại hình cơ sở bán lẻ có diện tích lớn, thường
có nhiều tầng và bán đa dạng các mặt hàng với nhiều kích cỡ, chủng loại thuộc
nhiều ngành hàng khác nhau, có yêu cầu phục vụ chu đáo và giá cao do chuyên
cung cấp các mặt hàng, dịch vụ có thương hiệu. Các cơ sở này thường được đặt ở
nội thành hoặc ở các trung tâm mua sắm. Mặt hàng thường là hàng phi thực phẩm
(thuộ
c các ngành hàng như quần áo, đồ dệt, thể thao, dụng cụ gia đình, đồ gỗ, thiết
bị, mỹ phẩm, đồ trang sức, giải trí ) hay có thể bao gồm cả thực phẩm. Ngoài ra,
các cơ sở này còn cung ứng các dịch vụ như nhà hàng, môi giới du lịch, dịch vụ tài
chính Điểm phân biệt cụ thể giữa loại hình cơ sở bán lẻ này so với siêu thị là siêu
thị thì bán nhiều loại sản ph
ẩm còn cửa hàng chuyên bán hàng có thương hiệu thì
diện tích bán hàng được chia thành nhiều điểm bán hàng khác nhau và cho thuê
theo từng nhãn hàng riêng.
+ Trung tâm mua sắm (shopping center/mall) là cơ sở bán lẻ tập trung do

chủ đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó có bố trí nhiều loại hình cơ sở bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp, ngân hàng, du lịch , có siêu thị hoặc
cửa hàng bách hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng như mua sắm, vui chơi, giải trí, thể

thao, làm đẹp của khách hàng.
Được xây dựng theo quy hoạch, trung tâm mua sắm do chủ đầu tư hoặc
người quản lý chuyên nghiệp vận hành quản lý. Do đó, việc quản lý thường rất
chuyên nghiệp với việc cung ứng nhiều dịch vụ về cơ sở hạ tầng, sắp xếp nơi bán
hàng, trưng bày hàng hóa, xúc tiến và khuyếch trương, khuyến mại, thông tin, lao
động, sử dụng chung các thiết bị, kiểm soát chất l
ượng hàng hóa, an ninh Căn cứ
vào các tiêu chí như vị trí quy hoạch, phạm vi thị trường, quy mô diện tích và
khách hàng, trung tâm mua sắm được phân loại thành một số loại hình cụ thể như
trung tâm mua sắm ở khu trung tâm thương mại của thành phố, trung tâm mua sắm
ở trong khu dân cư hoặc gần khu dân cư, trung tâm mua sắm của vùng.
+ Trung tâm thương mại
Các văn bản pháp quy của Việt Nam hiện chưa có định nghĩa chính thức về
trung tâm mua sắm mà chỉ đị
nh nghĩa về trung tâm thương mại. Theo đó, trung tâm
thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao

19
gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng
họp, văn phòng cho thuê được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số
công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang
bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ
văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát tri
ển hoạt động kinh doanh của thương
nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. Ở nước ta, trung
tâm thương mại vừa được hiểu là loại hình cửa hàng chuyên bán hàng có thương

hiệu (department store) như Parkson, Diamond Plaza, Vincom, vừa được hiểu là
trung tâm mua sắm (shopping center/mall) nơi tập trung nhiều hoạt động thương
mại, dịch vụ và thường tập trung ở các thành phố lớn. Tại các tỉnh, tên gọi trung
tâm thương mại thườ
ng được đặt cho các khu vực chợ hạng 1 sau khi được đầu tư
xây dựng hoặc sửa chữa để có cấu trúc hiện đại.
+ Loại hình chuỗi cửa hàng bán lẻ là loại hình tổ chức bán lẻ triển khai nhiều
cửa hàng theo chuỗi. Cửa hàng chuỗi (chain store) là một trong một loạt cửa hàng
giống nhau (thương hiệu, trang thiết bị, kiến trúc, công nghệ và hàng hóa). Chuỗi
cửa hàng bán lẻ (retail store chain/a chain of retail stores) là hệ th
ống cửa hàng
bán lẻ được tiêu chuẩn hóa và vận doanh có tính chất thống nhất, các chức năng
quản lý chiến lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa, quyết định chính
sách bán hàng - giá cả được tập trung vào doanh nghiệp điều hành, các cửa hàng
chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ bán hàng.
Tùy theo phương thức liên kết, các chuỗi cửa hàng được phân loại thành:
Chuỗi cửa hàng thông thường (regular chain) do một doanh nghiệp sở
hữu.
Thường chỉ những doanh nghiệp lớn có đủ sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm và
trình độ quản lý mới có thể xây dựng và sở hữu chuỗi của hàng;
Chuỗi cửa hàng nhượng quyền (franchise chain) là chuỗi cửa hàng, trong đó
doanh nghiệp chuỗi mẹ là bên nhượng quyền (franchisor) cấp quyền kinh doanh
cho cửa hàng nhận quyền hay cửa hàng mua quyền (franchisee) nhằm thu hút các
cửa hàng bán lẻ hoạt động độc l
ập ở các địa điểm khác nhau và thuộc các chủ sở
hữu khác nhau trở thành cửa hàng thành viên của chuỗi;
Chuỗi cửa hàng tự nguyện (voluntary chain) được hình thành dựa trên sự
liên minh, hợp tác và tổ chức tự nguyện giữa nhiều cửa hàng bán lẻ độc lập trong
việc sử dụng thương hiệu chung, cùng nhau mua hàng và sử dụng dịch vụ logistics.
Với rất nhiều loại hình cơ sở bán lẻ nh

ư nêu trên, đề tài này giới hạn phạm vi
nghiên cứu đối với một số loại hình cơ sở bán lẻ chủ yếu là chợ bán lẻ truyền
thống, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ.


20
1.1.3. Vai trò của dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các cơ sở bán buôn, bán lẻ
Dịch vụ phân phối, nhất là dịch vụ bán buôn và bán lẻ, đóng một vai trò rất
quan trọng đối với GDP của các quốc gia trên thế giới. Tỉ trọng của đóng góp của
lĩnh vực này so với GDP chiếm khoảng 8% đến 16% (Trung Quốc, Indonesia,
Philippines), tương đương hoặc cao hơn ngành nông nghiệp. Ở các nước phát triển
như Hoa Kỳ, Nhậ
t Bản, Đức, Pháp, Anh, Italy, Canada, phân phối đóng góp vào
GDP từ 8% - 15%, vào việc làm từ 11% - 19%. Trong giai đoạn 1950–1983, các
hoạt động bán buôn và bán lẻ đóng góp trung bình 13,5% vào GDP của một nhóm
gồm 74 quốc gia. Ở nhiều quốc gia, bán buôn và bán lẻ chỉ đứng thứ 2 sau hoạt
động sản xuất nếu xét đến đóng góp vào GDP. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm bán lẻ chiếm
từ 50% - 60% tổng đóng góp của toàn bộ ngành phân phối vào GDP.
Vai trò của hệ thống phân phối vớ
i mạng lưới các cơ sở bán buôn, bán lẻ
phát triển ngày càng tác động, chi phối, thậm chí áp đặt cuộc chơi cho hệ thống sản
xuất. Mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ tạo ra sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất
và người tiêu dùng và tác động tích cực đến lợi ích của người tiêu dùng. Đặc biệt,
hệ thống phân phối hiện đại trong khâu bán buôn và bán lẻ còn góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế
và nông nghiệp của các nước.
1.1.3.1. Vai trò của dịch vụ bán buôn và các cơ sở bán buôn
Dịch vụ bán buôn là điều kiện quan trọng và cần thiết để phát triển sản xuất
và cung ứng cho người tiêu dùng. Thông qua việc thực hiện các chức năng như
hình thành danh mục hàng hóa, thực hiện các hoạt động hậu cần, đáp ứng thời gian

giao hàng với số lượng lớn, kiểm tra và bảo đảm chất lượng hàng hóa và thự
c hiện
các nhiệm vụ như mua hàng, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả bằng các
giá trị được tăng thêm ở từng khâu mà dịch vụ bán buôn đảm bảo sự phân công,
chuyên môn hóa và phối hợp giữa các khâu của quá trình cung ứng hàng hóa, từ
sản xuất, bán buôn đến bán lẻ. Quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa và mở cửa thị
trường đòi hỏi phải phân công một cách thích hợp các chức năng theo các lĩnh vực
để
đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, điều đó phụ thuộc vào hoạt động
hiệu quả của hệ thống bán buôn. Có thể nói, sự phát triển của dịch vụ bán buôn là
chìa khóa thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành công, nông nghiệp và cung ứng hàng
hóa.
Ngoài ra, bán buôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Hệ thống bán buôn phát triển tốt sẽ giúp Chính phủ
các nước thực hiện được
chức năng kiểm soát và điều tiết thị trường hàng hóa như kiểm soát vệ sinh an toàn
thực phẩm, điều tiết cung - cầu hàng hóa, kiểm soát giá cả thị trường Sự phát
triển của hệ thống bán buôn sẽ mang đến nhiều việc làm mới trong rất nhiều ngành

21
nghề, góp phần tạo sự minh bạch trong việc hình thành giá cả trên thị trường, đảm
bảo sự phân chia lợi ích hài hòa giữa người sản xuất và thương nhân. Hệ thống bán
buôn phát triển và hoạt động hiệu quả còn giúp cho các hệ thống phân phối bán lẻ
có được chủng loại hàng hoá đa dạng, giá rẻ, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng
hàng lưu kho và tận dụng tối đa nguồn vốn, qua
đó hỗ trợ các nhà bán lẻ vừa và
nhỏ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thông qua các chức năng và nhiệm vụ của
mình mà dịch vụ bán buôn dẫn dắt và chỉ đạo các chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu
quả, nhờ vậy tạo thêm giá trị gia tăng vào mỗi khâu của chuỗi giá trị sản phẩm, tạo
ra giá trị gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, hầu như các hoạt động bán buôn đều được th
ực hiện thông qua các
cơ sở bán buôn. Việc bán buôn không qua cơ sở bán buôn như bán buôn online
(bán buôn trên mạng) chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng dưới 8% và phổ biến hơn
tại các quốc gia phát triển hoặc các quốc gia mới nổi. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế các nước, các cơ sở bán buôn ngày càng giữ một vai trò quan trọng hơn
và được Chính phủ các nước quan tâm, đầu tư xây dựng. Nhiều nước
đã ban hành
các cơ chế, chính sách để thúc đẩy quá trình xây mới, sửa chữa hạ tầng thương mại
cho bán buôn và quan tâm hơn đến việc quản lý các cơ sở bán buôn hiệu quả (ban
hành các quy định pháp luật về quản lý bán buôn, khuyến khích nhà nước, doanh
nghiệp cùng quản lý, đầu tư nguồn lực để phát triển các cơ sở bán buôn ). Tại
nhiều quốc gia đang phát triển mà sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, các ch

bán buôn hay trung tâm là đầu mối tiêu thụ quan trọng cho các vùng sản xuất tập
trung, đồng thời còn đầu mối phân phối tại các vùng tiêu thụ lớn, góp phần quan
trọng trong quá trình lưu thông các mặt hàng nông sản trên cả nước.
1.1.3. 2. Vai trò của dịch vụ bán lẻ và các cơ sở bán lẻ
Dịch vụ bán lẻ là điều kiện cần thiết để hình thành cấu trúc kinh tế vững
mạnh, bền vững trong môi trường toàn cầu hóa. Dị
ch vụ bán lẻ góp phần tạo giá trị
gia tăng và việc làm, chỉ đạo marketing cho liên kết chiều dọc của các chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị hàng hóa với giá trị gia tăng cao, góp phần vận hành nền kinh tế
có hiệu quả. Ngoài ra, nhờ sự phát triển dịch vụ bán lẻ chuyên nghiệp, Nhà nước có
thể thực hiện được hiệu quả các chức năng điều tiết và kiểm soát thị trường, như

điều tiết cung – cầu hàng hóa, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chống buôn
bán hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại, kiểm soát giá cả thị trường
Hệ thống bán lẻ phát triển tốt còn góp phần giúp các nhà sản xuất trong nước nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, qua đó có điều kiện để cạnh tranh ở thị

trường thế giới. Đối với người tiêu dùng, hệ th
ống bán lẻ hiệu quả sẽ đảm bảo cung
ứng hàng hóa giá rẻ, góp phần làm giảm tỷ lệ chi tiêu, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân

22
Các cơ sở bán lẻ nắm giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ
thống bán lẻ, chiếm khoảng 80% tổng doanh số bán lẻ của mỗi quốc gia. Theo Báo
cáo đánh giá về các rào cản trong thương mại dịch vụ bán lẻ của OECD năm 2000,
bán lẻ qua cơ sở bán lẻ ở một số quốc gia năm 1999 chiếm tỷ trọng rất lớn như Hàn
Quốc 99,2%, Nh
ật Bản 79,8%. Ngày nay, mặc dù hoạt động bán lẻ không qua các
cơ sở bán lẻ ngày càng phổ biến, tăng dần tỷ trọng trong doanh số bán lẻ chung của
mỗi quốc gia nhờ sự tiến bộ của khoa học, công nghệ kỹ thuật nhưng các cơ sở bán
lẻ vẫn là ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ các nước quan tâm và quản lý chặt chẽ.
Tầm ảnh hưởng của các cơ sở bán lẻ đố
i với nền kinh tế của một quốc gia là không
thể phủ nhận. Là nơi cung ứng hàng hóa nhanh chóng nhất đến tay người tiêu dùng,
các cơ sở bán lẻ góp phần đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng và trên mọi vùng miền của
cả nước, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Đặc biệt, cơ
sở bán lẻ quy mô lớn hoặc các cơ sở bán lẻ được hình thành dưới dạng chu
ỗi có thể
quyết định đến sự sống còn của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực bán
lẻ, buộc các đối thủ cạnh tranh phải liên kết lại với nhau hoặc chuyển đổi hình thức
kinh doanh, thậm chí là phá sản. Các quy định pháp luật quản lý các cơ sở bán
buôn bán lẻ như mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài, các quy định về quy
hoạch, về kiểm tra nhu c
ầu kinh tế hay quản lý hoạt động (giờ mở cửa, ngày được
phép kinh doanh) vì thế được chính phủ của các nước đặc biệt nghiên cứu, xây
dựng. Tại nhiều quốc gia, việc quản lý các cơ sở bán buôn chưa được quan tâm

đúng mức, thậm chí buông lỏng nhưng trong lĩnh vực bán lẻ thì các cơ sở bán lẻ
luôn được điều chỉnh và quản lý một cách chặt chẽ. Điều này cho thấy vai trò quan
trong không thể thay thế của các cơ sở bán lẻ trong việc phát triển kinh tế, xã hội
của một quốc gia nói riêng và trên bình diện toàn cầu nói chung.
1.1.4. Quá trình và xu hướng phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ
Trải qua từng thời kỳ, ở từng quốc gia cụ thể, quá trình vận động, phát triển
của các cơ sở bán buôn, bán lẻ có những biến đổi khác nhau. Hoa Kỳ, quốc gia đặt
nền móng cho sự ra đời và phát triển của đạ
i bộ phận các loại hình phân phối hiện
đại, là một điển hình tiêu biểu cho quá trình và xu hướng phát triển của nhiều loại
hình cơ sở bán lẻ ngày nay. Ngay từ những năm 1860 - 1870, do nhu cầu mở rộng
đối tượng phục vụ tại các thành phố, các cửa hàng bách hóa bán hàng giá rẻ với
phương pháp kinh doanh hiện đại ra đời đã tác động mạnh đến những người bán
hàng rong và cửa hàng tạp hóa truyền thống tại Hoa Kỳ
. Bước sang thập niên 1870
- 1880, trên cơ sở phát triển của mạng lưới đường sắt và chế độ bưu điện, hình thức
đặt hàng qua đường bưu điện xuất hiện, đặc biệt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu
vực nông thôn. Tiếp đó, hàng loạt các loại hình cơ sở bán lẻ mới ra đời xuất phát từ
nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển của các loại hình này, cụ
thể: cửa hàng

23
chuỗi (chain store) 1910 – 1920; siêu thị (supermarket) 1930; cửa hàng giảm giá
(discount store), trung tâm mua sắm (shopping center), cửa hàng tiện lợi
(convenience store), chuỗi cửa hàng nhượng quyền (franchise chain) 1940 – 1950;
cửa hàng bán sản phẩm của nhà sản xuất/phân phối (outlet store), cửa hàng hội viên
dạng nhà kho (warehouse club) 1990-1999… Từ giữa thập niên 1990 trở lại đây,
nhờ sự phát triển của Internet và các hình thức thanh toán hiện đại, việc mua hàng
hoặc sử dụng dịch vụ không qua các cơ sở bản lẻ (như
mua hàng qua mạng, qua

tivi…) được thực hiện dễ dàng nên số lượng, danh mục hàng hóa, dịch vụ cung ứng
và doanh số bán lẻ đạt được không ngừng tăng lên.
Quá trình phát triển các cơ sở bán buôn cũng đi từ các hình thức cơ sở bán
buôn truyền thống đến hiện đại. Hình thức sơ khai ban đầu là các chợ bán buôn
được hình thành ở các khu vực đông dân cư, các vùng sản xuất, chế biến, đánh bắt,
nuôi trồng tậ
p trung. Đánh giá được tầm quan trọng của chợ bán buôn, nhiều quốc
gia trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc đã ban hành các Luật quy định về bán
buôn từ rất sớm và đến nay đã có một số lần sửa đổi. Theo xu hướng truyền thống,
các nhà bán buôn thiết lập hệ thống phân phối gồm các nhà buôn nhỏ, các nhà bán
lẻ và cung cung cấp hàng cho họ thông qua đơn đặt hàng với các hình thức thanh
toán khác nhau như trả ngay, trả trước mộ
t phần tiền hàng, tín dụng ưu đãi… Xu
hướng bán buôn hiện đại linh hoạt hơn nhờ bố trí mạng lưới các kho hàng theo khu
vực, mở cửa liên tục, tập hợp nhiều chủng loại hàng hóa, các nhà buôn nhỏ không
phải dự trữ hàng mà tùy huộc vào khả năng bán hàng của mình để đến kho hàng
mua một số lượng hàng hóa thích hợp và trả tiền ngay như hình thức tổng kho phân
phối theo mô hình cash & carry.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực phân ph
ối, xu hướng phát triển của
các cơ sở bán buôn, bán lẻ trong thời gian gần đây là:
- Có sự nuốt thị phần của các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất vào hệ thống bán
buôn truyền thống làm cho vai trò của hệ thống này bị suy giảm, đặc biệt là ở các
mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Hệ thống bán buôn truyền thống vẫn mạnh ở các
lĩnh vực cung cấp hàng theo những đối tượng sử dụng đặc thù (bệnh vi
ện, trường
học…), những mặt hàng vật liệu truyền thống, mặt hàng có số lượng lớn.
- Các cơ sở bán buôn truyền thống có xu hướng giảm về số lượng, tiếp tục
xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng quy mô, cải tiến hoạt động theo hướng chuyên
biệt và hiện đại hơn trước. Các cơ sở bán buôn hiện đại ngày càng tăng về số lượ

ng
và khối lượng hàng hóa giao dịch.
- Do tập trung hóa hệ thống phân phối ngày càng cao đã và đang hình thành
các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; quan hệ giữa nhà sản xuất,

24
bán buôn và bán lẻ ngày càng mật thiết; mạng lưới các cơ sở bán buôn, bán lẻ ngày
càng hiệu quả và rộng khắp; các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại phát triển
dần bão hòa ở khu vực thành thị, thành phố lớn và đang chuyển dần hướng đến các
khu vực nông thôn.
- Trong bán lẻ, có sự thay thế các cửa hàng bán lẻ qui mô nhỏ, độc lập bằng
hệ thống siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại qui mô lớ
n hoặc hình
thức chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng nhượng quyền. Qui mô trung bình
của các cơ sở bán lẻ như diện tích, doanh số, lao động tăng lên. Phương thức kinh
doanh nhượng quyền của các công ty lớn đã liên kết các cửa hàng có qui mô nhỏ
trong cùng một hệ thống, tạo ra sức cạnh tranh cao hơn.
- Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các cơ sở bán buôn, bán lẻ hiện đại, sự
xu
ất hiện và phát triển với tốc độ cao của phương thức bán hàng không qua cơ sở
bán buôn, bán lẻ như bán hàng qua mạng, qua truyền hình… đã tác động không
nhỏ đến các cơ sở bán buôn, bán lẻ truyền thống. Cạnh tranh có hiệu quả hoặc phá
sản hay chuyển đổi mô hình kinh doanh là một xu thế tất yếu mà các cơ sở bán
buôn, bán lẻ truyền thống đang phải đối mặt.
1.1.5. Một số nhân tố ảnh h
ưởng đến hoạt động và phát triển của các cơ
sở bán buôn, bán lẻ
1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội và cơ sở hạ tầng, công nghệ
Các điều kiện tự nhiên - xã hội có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn khu
vực, xác định không gian và địa điểm cụ thể để thiết lập cơ sở của doanh nghiệp

bán buôn bán lẻ, bao gồm đi
ều kiện về địa hình, vị trí địa lý, điều kiện giao thông,
nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ. Khi điều kiện tự nhiên - xã hội của khu vực
được lựa chọn để xây dựng cơ sở phân phối thuận lợi sẽ góp phần làm giảm chi phí
đầu tư xây dựng (xây dựng đường giao thông, thiết lập hệ thống điện nước…) và
chi phí hoạt động thường xuyên (vậ
n chuyển hàng hóa, thuê nhân công…). Điều
kiện tự nhiên - xã hội cũng tác động trực tiếp đến việc thu hút khách hàng. Cơ sở
bán lẻ càng gần khu dân cư đông đúc và ở đó tồn tại càng ít các đối thủ cạnh tranh
thì cơ hội tăng doanh số bán và lợi nhuận cho chủ đầu tư xây dựng và vận doanh
càng cao. Ngoài ra, hiện trạng cơ sở hạ tầng phân phối và công nghệ, trong đó có
công nghệ thông tin và khả
năng áp dụng công nghệ trong bán buôn, bán lẻ cũng
tác động một cách đáng kể tới sự phát triển, vận doanh và khả năng cạnh tranh của
các cơ sở bán buôn, bán lẻ.
1.1.5.2. Trình độ phát triển của tiêu dùng và sản xuất
Trình độ phát triển của tiêu dùng tác động đến sự phát triển của các cơ sở
bán buôn, bán lẻ ở một số khía cạnh như ảnh hưởng đến: số lượng khách hàng,

25
doanh số bán, thời gian hoạt động của các cơ sở bán buôn, bán lẻ; quyết định cơ
cấu, chất lượng và có trường hợp cả mức giá hàng hóa bán ra ở các cơ sở bán buôn,
bán lẻ; việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho
khách hàng cũng như lợi ích của hệ thống phân phối; quy mô về diện tích kinh
doanh và phạm vi thị trường của các c
ơ sở bán buôn, bán lẻ; việc bảo đảm nguồn
hàng phù hợp với yêu cầu của từng loại hình phân phối này để có thể đáp ứng đủ về
số lượng với chất lượng cao, bảo đảm độ đồng đều và giá cả hợp lý…
1.1.5.3. Cạnh tranh
Cạnh tranh góp phần lựa chọn những cơ sở bán buôn, bán lẻ hiệu quả nhất để

tồn tại và loại b
ỏ các cơ sở kém hiệu quả. Ngay trong bản thân các cơ sở bán buôn,
bán lẻ đã có sự cạnh tranh giữa các loại hình cơ sở phân phối khác nhau, giữa
truyền thống và hiện đại, giữa hiện đại và hiện đại, giữa trong nước và nước ngoài.
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của hệ thống phân phối và quá trình
đa dạng hóa các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ. Cạnh tranh thúc đẩy sự tăng
trưởng nhanh về số lượng cơ sở phân phối, thúc đẩy việc nâng cao năng lực vận
doanh của các cơ sở, trình độ công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
sử dụng các nguồn lực. Yếu tố cạnh tranh tác động đến sự phát triển của các cơ sở
bán buôn, bán lẻ được thể hiện trong việc tìm địa điểm mở cơ sở mới để
phát triển
chuỗi cửa hàng và tăng thị phần; trong việc tạo nguồn hàng, giảm chí phí vận
doanh để có thể bán hàng với giá rẻ hơn nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh; trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa bán ra cũng như trong
cung cấp dịch vụ phục vụ khách hàng trước, trong và sau bán hàng nhằm thu hút và
giữ chân khách hàng; và trong hoạt động xúc tiến bán hàng…
1.1.5.4. Chính sách, quy định của Nhà nước
Nhà nước tác động đến hiệu quả
đầu tư xây dựng và vận doanh các loại hình
cơ sở bán buôn, bán lẻ thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách phát
triển và quy định pháp luật về quản lý các loại hình cơ sở này. Các chính sách của
Nhà nước và quy định của pháp luật có thể làm thay đổi cơ sở ra quyết định, điều
kiện thực hiện đầu tư xây dựng và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở bán buôn, bán
lẻ.
1.1.5.5. Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc thực hiện các cam kết đa phương và
song phương vừa có những tác động gián tiếp, vừa có những tác động trực tiếp đến
sự phát triển của hệ thống phân phối nói chung và các cơ sở bán buôn, bán lẻ nói
riêng. Khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, vốn và công nghệ cho

lĩnh vực bán buôn, bán lẻ nâng lên sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh và áp lực cần hiệ
n

×