Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.2 KB, 87 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Đề án 2010






BÁO CÁO TỔNG HỢP


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ CAO THUỘC DANH MỤC SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN





Chủ nhiệm Đề án: Nguyễn Quang Tuấn




9425



Hà Nội, tháng 12 năm 2010



1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
Mục tiêu nghiên cứu
6
Phương pháp nghiên cứu
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN
PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
7
1.1. Quan niệm về kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao
7
1.2. Một số nội dung cơ bản của một kế hoạch Nhà nước
11
1.3. Một số vấn đề lý luận khác liên quan đến phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao
13
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm công nghệ cao
16
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO Ở
NƯỚC TA
26
2.1. Cơ chế, chính sách Nhà nước liên quan đến phát triển công nghệ cao và sản phẩm
công nghệ cao
26

2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm công nghệ cao trong Danh mục sản phẩm công nghệ
cao được khuyến khích phát triển
34
2.3. Đề xuất sản phẩm công nghệ đưa vào sản xuất
55
Chương 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN
PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
64
3.1. Mục tiêu
66
3.2. Nhiệm vụ
69

2
3.3. Giải pháp
71
3.4. Tổ chức thực hiện
74
KẾT LUẬN
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
Error! Bookmark not defined.

3
MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo nên bộ mặt mới
của nền kinh tế, trong đó công nghệ cao và các ngành công nghiệp công nghệ

cao đóng vai trò trụ cột. Việc làm chủ các lĩnh vực công nghệ cao là nhân tố góp
phần quan trọng vào quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh kinh tế quốc gia.
Bởi vậy, các nước đều theo đuổi một chiến lược phát triển công ngh
ệ cao. Căn
cứ vào xu thế phát triển chung của thế giới, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
mình, mỗi nước có danh mục các sản phẩm công nghệ cao riêng cần phát triển.
Đối với một nước đang phát triển như nước ta, khả năng tiếp nhận và thích nghi
hóa công nghệ cao còn hạn chế cộng với điều kiện cơ sở hạ tầng sản xuất y
ếu
kém rất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và có bước đi cụ thể để có thể tiến hành sản
xuất một số sản phẩm công nghệ cao phù hợp được lựa chọn. Trong dự thảo
“Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển” do Bộ Khoa
học và Công nghệ chủ trì biên soạn, số lượng sản phẩm đó là 76. Cho dù con số
này không lớn so với Trung quốc, Nga và các n
ước OECD, song nếu không
chuẩn bị năng lực sản xuất, thích nghi (đồng hóa), thiếu sự liên kết giữa Nhà
nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp thì chắc sẽ khó có thể đạt hiệu quả mong
muốn khi tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc danh mục nói trên. Vì vậy, việc
nghiên cứu xây dựng một kế hoạch phát triển các sản phẩm này là hết sức cần
thiết. Đề án nếu được th
ực hiện thành công sẽ tạo tiền đề cho việc tổ chức sản
xuất các sản phẩm công nghệ cao được lựa chọn, đồng thời góp phần hình thành
và phát triển thị trường công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy việc
áp dụng các sản phẩm công nghệ cao này (với tư cách là công cụ sản xuất tiên
tiến) trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
Phát triển công ngh
ệ cao với tư cách là công cụ quan trọng để nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
và yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước là chủ trương nhất quán của Đảng


4
và Nhà nước ta. Để hiện thực hóa chủ trương đó, ngay từ đầu thập niên 90 trong
nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về công nghệ cao từ các khái
niệm cơ bản, bài học kinh nghiệm quốc tế đến việc triển khai các mô hình tổ
chức nghiên cứu và phát triển (R&D) các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng các
phòng thí nghiệm trọng điểm, vườn ươm công nghệ và khu công nghệ cao, phát
triển một số ngành kinh tế
- kỹ thuật trong các lĩnh vực công nghệ cao được lựa
chọn. Thời gian này có các công trình sau: Nguyễn Văn Học (1992) với công
trình “Làng khoa học - hình thức liên kết hiệu quả nghiên cứu - đào tạo - sản
xuất”; Nguyễn Văn Học và Nguyễn Đức Khiển (1994) với đề án “Xây dựng
Khu Công nghệ cao Hà Nội”; Nguyễn Văn Học và Nguyễn văn Trọng (1994)
với đề án “Xây dựng Khu Công nghệ cao Thủ Đức”; Vũ Cao Đ
àm và Nguyễn
Thanh Hà (1994) với đề án “Xây dựng Khu Công nghệ cao Nam Thăng Long”;
Tạ Ngọc Hà và cộng sự (1999) với đề tài “Cơ chế chính sách phát triển các lĩnh
vực công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa lạc”. Các tác giả như Nguyễn
Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Hà, Hoàng Xuân Long đã có nhiều công trình liên
quan đến phát triển vườn ươm công nghệ cao, vườn ươm doanh nghiệp, quy
hoạch và phát triển các khu công nghệ cao. Trần Ngọc Ca và cộng sự (2005) -
Cơ chế và chính sách phát triển công nghệ cao và mộ
t số ngành công nghiệp
công nghệ cao của Việt nam. Đỗ Văn Lộc (2008) - Phát triển các sản phẩm công
nghệ cao ở các nước OECD và ở Trung quốc.
Nhìn chung, các tác giả đều tập trung làm rõ cơ sở khoa học của công
nghệ cao, phân tích bản chất của công nghệ cao, vai trò của công nghệ cao trong
việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, an ninh quốc phòng, phương pháp
tổ chức phát triển công nghệ cao, cơ sở lý luận, thực tiễn c
ủa các khu công nghệ
cao, cơ chế chính sách cho phát triển công nghệ cao. Tuy nhiên, còn để ngỏ

những vấn đề mang tính “kỹ thuật” thiết thực cho việc tổ chức sản xuất các sản
phẩm công nghệ cao xét cả về mặt kinh nghiệm quốc tế, trong nước với các điều
kiện cần và đủ. Chẳng hạn như việc lựa chọn danh mục sản phẩm, các biện pháp

5
tổ chức phát triển: bảo đảm pháp lý, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, các cân đối
và bước đi cụ thể v.v…
Xét theo phương diện bảo đảm pháp lý, từ đầu những năm 90 đến nay,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
phát triển công nghệ cao của nước ta. Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu công nghệ
cao được ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP năm 1997,
Quyết định số 53/2004/QĐ-CP năm 2004 và Nghị định số 99/2003/NĐ-CP năm
2003 quy định các cơ chế tổ chức và hoạt động và khuyến khích các hoạt động
phát triển công nghệ cao trong các khu công nghệ cao.
Vào giữa thập niên 2000 đến nay, nhiều Luật về các lĩnh vực công nghệ
cao đã được ban hành: Luật công nghệ thông tin, Luật thương mại điện tử, Luậ
t
công nghệ sinh học và gần đây Luật chuyển giao công nghệ và Luật công nghệ
cao (năm 2008). Luật công nghệ cao là đạo luật duy nhất về công nghệ cao tồn
tại trên thế giới hiện nay. Nó thể hiện mức độ quan tâm sâu sắc của Việt nam
đến phát triển công nghệ cao nói chung và việc hình thành các ngành công
nghiệp công nghệ cao nói riêng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đề án "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễ
n xây dựng kế hoạch phát
triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công
nghệ cao được khuyến khích phát triển” nhằm góp phần triển khai trong thực
tế việc tổ chức thực hiện các Luật và Nghị định của Chính phủ có liên quan nói
trên, từng bước hình thành năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất các sản phẩm
công nghệ cao trước m

ắt các sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên do Chính phủ
định kỳ công bố.

6
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành kế hoạch sản xuất
một số sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển của nước ta.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu của Đề án được thu thập thông qua phiếu hỏi đến các doanh
nghiệp tới các tỉnh thành trong cả nước, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nội dung của mẫu phiếu hỏi
được chỉ rõ trong Phụ lục 1 của báo cáo. Cùng với việc thu thập số liệu băng
phiếu hỏi, Đề án cũng tiến hành phỏng vấn sâu và trao đổi với một số doanh
nghiệp tại các tỉnh/thành phố trên.
Cùng với việc thu thập số liệu băng phiếu điều tra, Đề án cũng tiến hành
toạ
đàm trao đổi với các chuyên gia của các Bộ, ngành như các cuộc phỏng vấn
sau bán cấu trúc với nội dung trao đổi được gửi tới trước cho các Bộ, ngành
(Phụ lục 2).
Để hoàn thiện số liệu của Đề án. Tháng 10/2011, Đề án đã gửi Công văn
do lãnh đạo Bộ ký yêu cầu tất cả các Sở khoa học và công nghệ trong cả nước
hỗ trợ Đề án thống kê doanh nghiệp có tiềm năng sản xuấ
t sản phẩm công nghệ
cao trên địa bản tỉnh. Đồng thời cũng gửi tới các doanh nghiệp mẫu phiếu đề
xuất sản xuất sản phẩm công nghệ cao (Phụ lục 3).
Như vậy, tất cả các nguồn số liệu của Đề án bao gồm các tài liệu nghiên
cứu trong và ngoài nước, các văn bản liên quan đến phát triển công nghệ cao của
Nhà nước, các số liệu điều tra khả
o sát bằng phiếu hỏi và các cuộc phỏng vấn

sâu và trao đổi bàn tròn với đại diện của các Bộ, ngành và địa phương có liên
quan.

7
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO

1.1. Quan niệm về kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao
Trong từ điển tiếng Anh, kế hoạch (plan) có nhiều nghĩa, có thể là:
(1) Một lịch trình, chương trình, hoặc phương pháp được xác định trước
cho việc hoàn thành mục tiêu đặt ra;
(2) Một dự án được
đề xuất hoặc là một tập hợp hành động;
(3) Một sự bố trí có hệ thống các thành tố hoặc các bộ phận quan trọng;
(4) Một biểu đồ chỉ ra cấu trúc hoặc sự bố trí nào đó; và
(5) Một chương trình hoặc một chính sách quy định một dịch vụ hoặc lợi
ích.
Theo Ngô Thắng Lợi (2009), “hiểu theo một cách chung nhất, kế hoạch là
sự thể hiện mục đ
ích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một
hoạt động tương lai” (tr.10). Theo góc độ thời gian, tác giả này đã chia kế hoạch
ra thành nhiều loại: kế hoạch dài hạn (10 năm), kế hoạch trung hạn (3 - 5 năm)
và kế hoạch ngắn hạn (1 năm và dưới 1 năm).
Tổng hợp các diễn giải trên về kế hoạch, nghiên cứu này cho rằng kế
hoạch là một t
ập hợp các hành động có chủ đích trong tương lai nhằm đạt
được các mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian đã được ấn định. Nó
giải thích một cách chi tiết cần phải làm gì, thời gian thực hiện, thực hiện như
thế nào và ai thực hiện. Kế hoạch được đề ra cũng có thể bao gồm những kịch

bản về trường hợp tốt nhất, trườ
ng hợp mong đợi và các kịch bản xấu nhất.

8
Đối với kinh tế thị trường, kế hoạch là một công cụ can thiệp của nhà
nước vào nền kinh tế thị trường. Quan niệm thế nào về kế hoạch phát triển sản
xuất sản phẩm công nghệ cao? Trên quan điểm quản lý nhà nước, nhà nước có
thể ban hành một kế hoạch phát triển sản xuất như vậy để can thiệp vào thị
trường sản phẩm công nghệ cao. Song sả
n xuất ra bao nhiêu sản phẩm, sản xuất
như thế nào lại do doanh nghiệp và thị trường quyết định.
Bằng các công cụ chính sách khác nhau, nhà nước cũng có thể can thiệp
vào việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Ví dụ, nhà nước có thể đưa ra chính
sách mua một sản phẩm công nghệ cao nào đó phục vụ cho các chức năng quản
lý nhà nước. Trong trường hợp này, nhà nước đã trở thành một bên mua của thị

trường và trực tiếp tác động vào “cầu” của thị trường. Ngoài ra, nhà nước cũng
có thể tác động đến thị trường sản phẩm công nghệ cao bằng nhiều công cụ
chính sách khác nhau như hỗ trợ về khoa học và công nghệ đối với các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, áp dụng các công cụ thuế, tín dụng
v.v…
Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà n
ước, các
nguồn lực sẽ hướng vào việc tạo ra các sản phẩm và hàng hoá nhiều lợi nhuận
và mang tính ngắn hạn. Vì vậy, kế hoạch là một công cụ của nhà nước để phân
bổ các nguồn lực thực hiện các mục tiêu ưu tiên. Kế hoạch cũng là một công cụ
của nhà nước để thu hút các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu. Đây
cũng là những điểm chung c
ủa các khái niệm chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch. Về bản chất, kế hoạch hay kế hoạch hoá đều là công cụ, là sự tác động có

chủ ý của nhà nước vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Với các phân tích trên, trong Đề án này đưa ra khái niệm về kế hoạch phát
triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao là công cụ quản lý và điều hành kinh tế

mô, sự can thiệp của nhà nước vào thị trường sản phẩm công nghệ cao; đó
là tập hợp các biện pháp, chính sách của nhà nước nhằm đạt được các mục

9
tiêu cụ thể về phát triển sản phẩm công nghệ cao trong khoảng thời gian nhất
định.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt
Nam, khi nói về một kế hoạch Nhà nước về phát triển sản xuất một sản phẩm
nào đó cần hiểu đó là một bản kế hoạch mà Nhà nước có vai trò thúc đẩy là chủ
yếu; Nhà nướ
c can thiệp vào thị trường mà không thay thế thị trường. Một bản
kế hoạch phát triển sản xuất của nhà nước cũng có thể coi là một kế hoạch “thúc
đẩy” sản xuất.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là sản phẩm công nghệ cao nào là đối
tượng của một bản kế hoạch nhà nước? Theo Luật công nghệ cao 2008
(CHXHCNVN, 2010), công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, có tính năng vượt trội, giá trị
gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình
thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ
hiện có. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công ngh
ệ cao tạo ra, có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường (Điều
3).
Trên thực tế, còn rất nhiều tranh cãi về khái niệm công nghệ cao và sản
phẩm công nghệ cao. Khi trao đổi với các chuyên gia của Khu công nghệ cao

Thái Lan (Thailand Science Park – TSP). Điểm quan tâm nhất của TSP là hàm
lượng R&D của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó muốn vào TSP. Trong khi
đó, một số chuyên gia trong nước lý luận rằng, công nghệ cao hay sản phẩm
công nghệ cao có thể là “cao” so với các điều kiện của Việt Nam và “không
cao” so với các điều kiện của nước ngoài. Một số chuyên gia cho rằng, tạo ra giá
trị gia tăng cao đó là công nghệ cao.

10
Để xác định thế nào là công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao, nhiều
nhà quản lý và khoa học trong nước cho rằng cần có một bộ tiêu chí xác định
công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu
này phục vụ triển khai Luật công nghệ cao đã được Nhà nước ban hành năm
2008 sẽ không đi sâu vào các tiêu chí xác định công nghệ cao cũng như sản
phẩm công nghệ cao. Công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được xác định
theo Đ
iều 3 của Luật công nghệ cao.
Với khái niệm sản phẩm công nghệ cao được xác định như trong Luật
công nghệ cao đã nêu trên, trong thực tế sẽ có rất nhiều sản phẩm được coi là
sản phẩm công nghệ cao. Tuy nhiên, nhà nước khó có thể tác động vào thị
trường để thúc đẩy phát triển tất cả các sản phẩm công nghệ cao. Vì vậy, Nhà
nước cần có sự chọn lựa và đặt mối quan tâm củ
a nhà nước vào một số sản
phẩm cụ thể nào đó. Trong Đề án này, những sản phẩm được xem xét là đối
tượng của Kế hoạch là những sản phẩm được xác định trong Quyết định số
49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển (sau đây viết là Quy
ết định số 49/2010/QĐ-TTg).
Để làm rõ hơn khái niệm về kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, việc làm rõ sự khác biệt giữa kế hoạch và kế hoạch hoá cũng cần thiết.

Thuật ngữ kế hoạch và kế hoạch hoá, trong một số trường hợp có sự nhầm lẫn,
thậm trí một số người còn đồng nhất hai khái niệm này. Song v
ề bản chất, đây là
hai khái niệm khác nhau. Theo Ngô Thắng Lợi (2009), kế hoạch hàm chứa
những dự định về kết quả và giải pháp thực hiện trong tương lai, nhưng việc xây
dựng kế hoạch không thể được coi là mục đích của kế hoạch hoá, nó chỉ được
coi là bước đầu tiên của quy trình kế hoạch hoá. Mục đích của kế hoạch hoá là
tìm cách để thực hiện được các m
ục tiêu đặt ra trong kế hoạch, biến các biện
pháp, các hành động thành thực tế. Như vậy, nói đến kế hoạch hoá tức là nói đến
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

11
Với những khái niệm tổng quát trên về “kế hoạch”, phần tiếp theo của
nghiên cứu này sẽ xem xét những nội dung cụ thể của một kế hoạch phát triển ở
tầm quốc gia, ngành.
1.2. Một số nội dung cơ bản của một kế hoạch Nhà nước
Hiện nay ở nước ta, Nhà nước đã xây dựng rất nhiều kế hoạch phát triển
khác nhau. Một trong những kế
hoạch phổ biến được biết đến là các kế hoạch 5
năm phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ, Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội
2011 - 2015 được phê duyệt tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 bao gồm một số
nội dung chủ yếu sau: (1) mục tiêu; (2) các chỉ tiêu; (3) định hướng nhiệm vụ và
giải pháp phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015; và (4) tổ chức thực hiện.
Kế hoạ
ch phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 đã đưa ra mục tiêu phát
triển rất tổng quát, ví dụ, “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả sức cạnh tranh… Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ,… tạo nền tảng đến n

ăm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Đi theo mục tiêu tổng quát, Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 đã đề ra một số chỉ tiêu khá cụ thể: Ví dụ, GDP
bình quân 5 năm tăng khoảng 6,5 – 7%; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm 2011
– 2015 khoảng 33,5 – 35% GDP…
Bảng 1. Mẫu và nội dung cơ bản
của một số văn bản kế hoạ
ch của Nhà nước
Tên văn bản
Quan
điểm
Mục
tiêu
Chỉ
tiêu
Nội
dung
Định
hướng
Giải
pháp
Tổ
chức
TH
Kinh
phí
Nghị quyết số
10/2011.QH13
X X X X X


12
Quyết định số
1073/QĐ-TTg
X X X X
Quyết định số
3916/QĐ-BCT
X X X
Quyết định số
698/QĐ-TTg
X X X X X
Nguồn: Tổng hợp của Đề án
Ngoài các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội, Chính phủ ban
hành, nhiều Bộ, ngành cũng đã ban hành các kế hoạch phát triển kinh tế ngành.
Bảng 1 đưa ra các nội dung cơ bản có thể có của một văn bản kế hoạch Nhà
nước đã được thực hiện ở nước ta. Trong Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2011 - 2015, bao gồm: (1) mục tiêu; (2) nội dung; (3) kinh phí; và (4) tổ
chức thực hiện. Trên thực tế, phần nội dung của bản Kế hoạch này đã bao gồm
một số chỉ tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Hầu kết các kế
hoạch phát triển ở tầm vĩ mô đều không có nộ
i dung kinh phí. Riêng trường hợp
Quyết định số 1073/QĐ-TTg có phần nội dung kinh phí. Song phần kinh phí này
cũng chỉ ra hết sức tổng quát.
Một điểm chung trong tất cả các văn bản kế hoạch của Nhà nước kể trên
đó là có nội dung mục tiêu riêng biệt. Điều này cũng phù hợp với khái niệm về
kế hoạch của nhà nước như đã đề cập ở phần trên. Một
điểm chung khác của kế
hoạch là phần tổ chức thực hiện cũng được xác định rõ và được bố trí một phần
riêng biệt trong kế hoạch.

Nhìn chung, tất cả các kế hoạch của Nhà nước đều có phần giải pháp thực
hiện. Tuy nhiên, có những văn bản có thể bố trí giải pháp thực hiện như là một
nội dung riêng biệt của bản kế hoạch; có văn b
ản bố trí chung tất cả các phần chỉ

13
tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp đưa vào một phần chung gọi là “nội
dung” kế hoạch. Kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được thiết kế
ở những chương tiếp theo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như
hiện trạng phát triển sản xuất sả
n phẩm công nghệ cao ở nước ta.
Theo nội dung của một số kế hoạch nhà nước như đã trình bày trên, cấu
trúc của Kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục
công nghệ cao được khuyến khích phát triển sẽ bao hồm những nội dung chính
sau: (1) Mục tiêu của Kế hoạch; (2) Nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch; (3) Giải
pháp thực hiện; và (4) tổ
chức thực hiện. Cấu trúc của Kế hoạch sẽ không có sự
khác biệt lớn so với cấu trúc của các văn bản kế hoạch Nhà nước đã trình bày tại
Bảng 1. Thuật ngữ “phát triển sản xuất” ở đây không có nghĩa là Nhà nước Việt
Nam sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp.
Nhìn lại cơ sở lý luận đã trình bày, Nhà nước ban hành Kế hoạch nh
ư là một
công cụ quản lý của nhà nước để tác động vào thị trường. Vì vậy, bản Kế hoạch
phát triển sản xuất ở đây được hiểu như là một Kế hoạch [thúc đẩy] phát triển
sản xuất. Kế hoạch sẽ đề ra các biện pháp, hành động cụ thể của Nhà nước để
khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất sản phẩ
m công nghệ cao.
1.3. Một số vấn đề lý luận khác liên quan đến phát triển sản xuất sản phẩm
công nghệ cao

Một số lý luận cơ bản liên quan đến sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường
Như trên đã trình bày, kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ
cao là sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Trong đó, thị trường được hiểu
và di
ễn giải với nhiều khái niệm khác nhau. Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Công nghệ (NISTPASS, 2003) đã đưa ra một loạt các khái niệm về
thị trường: từ thị trường là chợ, là tập hợp người mua, cho đến là một thể chế
kinh tế để thực hiện các giao dịch kinh tế.

14
Một trong những cách diễn giải về thị trường phổ biến trong cuộc sống đó
là nơi mà những người mua và người bán tiến hành các giao dịch (Speser, 2006).
Hồ Đức Việt (2006) cũng đưa ra một khái niệm tương tự về thị trường, đó là
“một không gian, nơi có sự tập hợp, trình diễn và thực hiện sự thoả thuận giữa
người bán và người mua để trao đổi hàng hóa và dịch v
ụ”. “Không gían” hoặc
“nơi” ở đây không nhất thiết phải là địa điểm có tọa độ địa lý. Mạng internet và
các sàn giao dịch, mà trong đó các giao dịch được tiến hành trực tuyến và nơi
mà người mua và người bán không bao giờ gặp nhau, cũng là các thị trường.
Cách diễn giải về thị trường này thường được sử dụng trong các nghiên cứu và
phân tích về phát triển hệ thống, mạng lưới dịch vụ và th
ương mại của từng
quốc gia, vùng cụ thể.
Thị trường cũng có thể xem như là phương tiện phân bố các nguồn tài
nguyên (means of allocating resources) (Pearce & Jeremy, 1993; McAfee &
Stanley, 2006). Cách hiểu về thị trường này thường được sử dụng trong các
nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững (e.g., Pearce & Jeremy, 1993)
mà ở đó trọng tâm là sự quan tâm về phân bố hiệu quả và bình đẳng các nguồn
tài nguyên nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.
Đề

án này sẽ không đi sâu vào phân tích về lý luận của thị trường mà chỉ
đề cập đến một vài lý do cơ bản cho sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường
sản phẩm công nghệ cao. Sản phẩm công nghệ cao thường gắn với quá trình
nghiên cứu và phát triển (R&D), mà theo Arrow (1962), khi doanh nghiệp đầu
tư cho R&D họ không thu được hết doanh số bán hàng mà doanh nghiệp đáng
được nhận từ kết quả đầu tư đó, b
ởi vì một doanh nghiệp cạnh tranh có thể dễ
dàng bắt trước sản phẩm khi sản phẩm đó có mặt trên thị trường. Hơn nữa, đầu
tư cho R&D của doanh nghiệp không mang lại lợi nhuận ngay lập tức, nó
thường mang lại lợi nhuận sau từ 3 đến 5 năm (Jyrki & Maliranta, 2006). Đây là
một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến cho doanh nghiệp không có động
lực đầu tư cho R&D. Đây có thể coi là một hi
ện tượng thất bại thị trường. Để

15
hạn chế thất bại thị trường trong trường hợp thị trường sản phẩm công nghệ cao,
sự can thiệp của nhà nước bằng một kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công
nghệ cao là trường hợp của nghiên cứu Đề án này.
Liên quan đến sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường công nghệ và sản
phẩm công nghệ cao ở Việt Nam, ngày 30 tháng 08 năm 2005, Thủ tướng Chính
phủ đã ra Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị
trường công nghệ. Tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Chương trình
phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Cả hai đề
án phát triển thị trường công nghệ trên và nhiều đề án khác có liên quan đến
công nghệ cao của Chính phủ đã và sẽ ban hành cũng là các công cụ của nhà
nước tác động đế
n thị trường sản phẩm công nghệ cao ở nước ta.
Lý luận liên quan đến cơ chế hợp tác công tư
Hiện nay, thuật ngữ hợp tác công tư (Public Private Partnership - PPP)
được dùng khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên cho đến nay, thế nào là hợp tác

công tư, phân biệt hoạt động nào là hợp tác công tư và hoạt động nào không phải
là hợp tác công tư, vẫn chưa có những nghiên cứu nào chỉ ra những nội dung cụ
thể đó. Theo Nguy
ễn Võ Hưng (2011), hợp tác công tư hiểu theo nghĩa chung
nhất là việc lôi kéo khu vực tư nhân vào thực hiện những công việc trước đây
chi do nhà nước đảm trách.
Nếu hiểu theo nghĩa này, việc lôi kéo khu vực tư nhân vào nghiên cứu và
phát triển (R&D) chính là một cơ chế hợp tác công tư ở nước ta vì rằng việc tiến
hành các hoạt động R&D ở Việt nam, từ trước đến nay, chủ yếu là do Nhà nước
đảm nhiệm. N
ếu mở rộng ngữ nghĩa của thuật ngữ này, có thể xem sự hỗ trợ của
Nhà nước cho R&D của khu vực tư nhân cũng là một cơ chế hợp tác công tư.
Việc hỗ trợ của nhà nước cho các hoạt động R&D của khu vực tư nhân đã
trở thành một chính sách phổ biến ở các nước trên thế giới (Audretsch, 2003).
Như trên đã trình bày, khi thất bại thị trường là nguyên nhân dẫ
n đến nhà nước

16
hỗ trợ khu vực tư nhân trong các hoạt động R&D. Chính sự hỗ trợ của Nhà nước
cho khu vực tư nhân trong các hoạt động R&D có tác động như là đòn bảy gia
tăng đầu tư của khu vực tư nhân vào R&D. Kết quả của quá trình này là đầu tư
của toàn xã hội cho R&D sẽ đạt (thậm trí có thể vượt qua) mức đầu tư cho R&D
tối ưu mà xã hội mong muốn.
Hiện nay, trong các hội thảo khoa họ
c do Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Công nghệ tổ chức vẫn còn chưa thống nhất được khái niệm về cơ
chế hợp tác công tư. Một số ý kiến cho rằng, cách hỗ trợ của Nhà nước cho
doanh nghiệp như tinh thần của Nghị định 119/1999/NĐ-CP là một cơ chế hợp
tác công tư. Có những ý kiến cho rằng, nội dung hỗ trợ của Nhà nước cho doanh
nghiệp như

Nghị định 119/1999/NĐ-CP không thể liệt vào cơ chế hợp tác công
tư.
Kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao không có mục đích
phân tích kỹ khái niệm về cơ chế hợp tác công tư. Kế hoạch cho rằng sự tham
gia của cả khu vực nhà nước và tư nhân vào nghiên cứu và phát triển một sản
phẩm nào đó là một cơ chế hợp tác công tư. Như vậ
y, Kế hoạch phát triển sản
xuất sản phẩm công nghệ cao sẽ được nhìn nhận như là một cơ chế hợp tác công
tư.
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm công nghệ cao
Một trong những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản
phẩm có tiềm năng thương mại nổi tiếng trên thế giới là Chương trình đổi mới
kinh doanh nh
ỏ (Small Business Innovation Research – SBIR) của Mỹ.
Chương trình SBIR được khởi nguồn từ Quỹ Khoa học Quốc gia
(National Science Foundation - NSF) của Mỹ vào năm 1977. Khi đó mục đích
của Chương trình là khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào nghiên
cứu do NSF tài trợ, đặc biệt là những nghiên cứu có tiềm năng thương mại. Do
sự thành công của Chương trình, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật phát triển đổi

17
mới kinh doanh nhỏ (Small Business Innovation Development Act) năm 1982.
Như vậy, chương trình SBIR được xem như chính thức ra đời năm 1982. Luật
1982 quy định, tất cả các bộ và cơ quan thuộc chính phủ của Mỹ với các chương
trình nghiên cứu ngoài trường đại học có kinh phí trên 100 tỷ USD, cần phải
thành lập chương trình SBIR riêng của mình và dành một lượng kinh phí bằng
0.2% tổng kinh phí của các chương trình nghiên cứu thuộc các bộ và cơ quan
thuộc chính phủ cho SBIR.
Luật 1982 đ
ã đưa ra 4 mục tiêu của chương trình SBIR như sau: (1)

khuyến khích đổi mới công nghệ; (2) sử dụng các doanh nghiệp nhỏ để đáp ứng
các yêu cầu về nghiên cứu và phát triển của Liên bang; (3) nuôi dưỡng và
khuyến khích sự tham gia của những người thiểu số và thiệt thòi trong đổi mới
công nghệ; và (4) gia tăng thương mại hoá các kết quả đổi mới có được từ R&D
do Liên bang tài trong khu vực tư nhân.
Năm 1987, tỷ lệ dành cho SBIR t
ăng lên đến 1.25%. Luật 1982 được thay
thế bằng Luật sửa đổi chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ 1992 và
tỷ lệ dành cho SBIR tăng lên đến 1.5%. Từ năm 1997, các cơ quan phải dành ra
một tỷ lệ là 2.5% cho SBIR. Với quy định dành kinh phí cho R&D của doanh
nghiệp, chương trình SBIR của Mỹ trở thành một chương trình đổi mới công
nghệ lớn nhất nước Mỹ.
Để nhận được tài trợ từ chương trình SBIR, doanh nghi
ệp phải có ít nhất
51% vốn sở hữu của Mỹ, vận hành vì lợi nhuận, và có số nhân viên dưới 500
người. Tài trợ được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu khả thi, giai
đoạn phát triển sản phẩm và giai đoạn thương mại hoá. Giai đoạn I kiểm tra tính
khả thi của các ý tưởng đề xuất và kéo dài trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Kinh
phí tài trợ cho giai đoạn I từ 100000 đến 150000 USD cho mỗi dự
án. Giai đoạn
I là giai đoạn có tỷ lệ thất bại cao; tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đạt được kết quả
tích cực, họ có đủ điều kiện để đăng ký vào Giai đoạn II tài trợ phát triển sản
phẩm. Kinh phí tài trợ đối với mỗi dự án của Giai đoạn II lên tới khoảng 750000

18
USD trong thời gian 02 năm. Cái gọi là Giai đoạn III, doanh nghiệp không nhận
được tài trợ của chương trình SBIR mà tìm tài trợ từ các nguồn khác, ví dụ quỹ
đầu tư mạo hiểm hoặc là các nguồn tài trợ khác trong khối tư nhân cho việc
thương mại hoá sản phẩm.
Việc thu hút các dự án cần nhận tài trợ tại các bộ và cơ quan thuộc chính phủ

Mỹ cũng có một số điểm khác biệt nhất đị
nh. Bộ Quốc phòng Mỹ, là cơ quan lớn
nhất tham gia vào chương trình SBIR. Tổ chức điều hành chương trình SBIR của Bộ
Quốc phòng nằm trong Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Chương trình SBIR
của Bộ Quốc phòng thu hút các đề cương dự án xin tài trợ 02 lần trong một năm.
Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institutes of Health – NIH) là cơ quan lớn thứ hai
và là cơ quan dân sự lớn nhất của Mỹ tham gia vào Chương trình SBIR. Phần l
ớn
ngân sách của NIH tài trợ cho các tổ chức khoa học và công nghệ như các trường đại
học, các viện nghiên cứu về sức khoẻ và phòng thí nghiệm trên toàn nước Mỹ. Từ
chính sách dành 2.5% tỷ lệ ngân sách cho SBIR, năm 2008, ngân sách dành cho
chương trình SBIR tại NIH lên tới trên 500 triệu USD (NIH, 2009). Hàng năm, mỗi
cơ quan thuộc NIH thu thập danh mục các giải pháp công nghệ cần nghiên cứu và
đưa ra danh mục các chủ đề R&D. Doanh nghiệp có thể chọn các chủ đề trong danh
mục và gử
i đề cương xin tài trợ đến NIH. Mẫu đề cương của các cơ quan thuộc NIH
cũng không giống nhau; các cơ quan của NIH cũng có những hệ thống đánh giá và
tuyển chọn đề cương khác nhau (Ege, 2009).
Một chương trình khác của Mỹ và cũng là khởi nguồn của một số chương
trình phát triển sản phẩm của các nước trên thế giới đó là Chương trình hợp tác
khuyến công (Manufacturing Extension Partnership Program – MEP). Chương
trình này
được hình thành vảo năm 1988, đặt tại Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn
và Công nghệ (National Institute for Standards and Technology – NIST) của
Mỹ. Chương trình có mục tiêu là nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ,
củng cố năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong

19
ngành sản xuất chế tạo; tạo việc làm mới, duy trì việc làm của ngành sản xuất
chế tạo của Mỹ.

NIST đã hình thành mối liên kế với 60 tổ chức phi tại tất cả các bang của
Mỹ và Puerto Rico - gọi là các trung tâm MEP. Có thể nói MEP là một sự điển
hình về cơ chế hợp tác công tư. Theo báo cáo của NIST, Chương trình MEP đã
rất thành công. Trong năm tài chính 2009, các Trung tâm MEP đã hỗ trợ được
32.000 doanh nghiệp v
ới hơn 7.100 doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật
sâu (GAO, 2011).
Theo GAO (2011), trong giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ liên bang của
Mỹ đã chi cho MEP một lượng kinh phí là 530 triệu USD, nguồn kinh phí này
bằng khoảng 10% tổng kinh phí để phát triển các sản phẩm. Từ nguồn kinh phí
tài trợ của Liên bang, các bang, các tổ chức khác và của bản thân doanh nghiệp
trong giai đoạn 2006 – 2010, các doanh nghiệp đã thu được 15,8 tỷ USD doanh
thu mới (in new sales), 19 tỷ USD doanh số bán lẻ (in retained sales), 5,2 tỷ
USD từ chi phí và tiết kiệm đầu tư (in cost and investment savings), 7,5 tỷ USD
từ đầu tư mới (in new investment) và tạo ra 234.687 việc làm cho ngành sản
xuất chế tạo. GAO cũng đã báo cáo việc đầu tư của Chính phủ Liên bang Mỹ đã
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, một Trung tâm
MEP cho biết năng suất lao động của doanh nghiệp tham gia vào MEP tăng từ
25 – 30%, giảm chi phí tồn kho 3 triệu USD, giảm thời gian chuyể
n giao giữa
các khâu sản xuất (lead time) là 44%.
Sự hợp tác của các Trung tâm MEP và các doanh nghiệp thể hiện trên
nhiều khía cạnh như: tìm kiếm công nghệ (technology scounting), thiết kế và
phát triển sản phẩm, đào tạo thiết kế sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp, tiếp thị và phát triển thị trường.
Nhật bản, chương trình SBIR của Mỹ là một ví dụ điển hình cho các nước
trên thế giới trong h
ỗ trợ khu vực tư nhân đổi mới công nghệ. Nhiều nước trên
thế giới đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tương tự như của Mỹ. Theo


20
Branstetter & Sakakibara (1998), Liên doanh nghiên cứu Nhật Bản (Japanese
research consortia) trong công nghiệp công nghệ cao nhận được trung bình 2/3
chi phí của dự án nghiên cứu từ chính phủ Nhật Bản. Một số dự án có thể được
chính phủ Nhật Bản tài trợ toàn bộ chi phí. Các tác giả trên cũng cho biết, doanh
nghiệp tham gia vào liên doanh nghiên cứu chi nhiều tiền hơn cho R&D so với
những doanh nghiệp không tham gia vào liên doanh. Có thể thấy, việc hỗ trợ của
nhà nước Nhật góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đầ
u tư cho đổi mới công nghệ.
Ngoài sự thành công của Mỹ và Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ - một nước đang
phát triển, cũng đã có thành công trong tài trợ cho R&D của doanh nghiệp.
Ozcelik & Taymaz (2008) chỉ rõ, mặc dù tổng kinh phí cho R&D của Thổ Nhĩ
Kỳ thấp hơn so với các nước công nghiệp phát triển và tài trợ cho R&D của
doanh nghiệp dưới 10% tổng chi cho R&D của Thổ Nhĩ Kỳ, tài trợ từ ngân sách
nhà nước cho R&D của doanh nghi
ệp là hữu ích và góp phần gia tăng đầu tư của
doanh nghiệp cho R&D.
Malaysia, từ những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Malaysia đã xây
dựng hệ thống hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Liên
quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho R&D và phát triển sản phẩm,
Chính phủ Malaysia đã thành lập một số định chế tài chính sau:
Quỹ tiếp thu và làm chủ công nghệ
(Technology Acquisition Fund - TAF)
hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Malaysia để nhập và làm chủ công nghệ
của nước ngoài để có được các bí quyết, tài sản trí tuệ, hình mẫu công nghệ,
thiết kế… thông qua hình thức li-xăng công nghệ, mua quyền sở hữu công nghệ
và các dịch vụ đào tạo. Quỹ hỗ trợ một phần chi phí nhập một số đối tượng công
nghệ chủ yếu (sáng chế, thiết kế, bí quyết kỹ thu
ật) và chi phí thuê chuyên gia
của nước ngoài để đào tạo, tư vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Mức hỗ trợ tối


21
đa là 2.000.000 RM
1
hoặc 50% (tùy theo mức nào thấp hơn) chi phí mua công
nghệ của nước ngoài. Doanh nghiệp được hỗ trợ:
- Phải thành lập và hoạt động ở Malaysia;
- Cổ phẩn của Malaysia chiếm tỷ trọng ít nhất là 51%, nhà cung cấp công
nghệ không được phép sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp có dự án xin hỗ trợ;
- Công nghệ đề xuất để làm chủ phải sẵn sàng ở giai đoạn mức độ khả thi

đã được ứng dụng vào sản xuất (đã thương mại hóa) ở quốc gia mà công nghệ
được tạo ra;
- Công nghệ được hỗ trợ phải thuộc các chùm lĩnh vực công nghệ
(technology cluster) ưu tiên của quốc gia;
- Dự án xin hỗ trợ phải tạo ra được sản phẩm vật chất (tangible), không
chỉ là các sản phẩm vô hình (tài sản trí tuệ);
- Công nghệ được hỗ trợ phải được doanh nghiệp
ứng dụng ngay vào sản
xuất; và
- Đội ngũ quản lý, tiếp thị và kỹ thuật của dự án phải có năng lực và kinh
nghiệm.
Chương trình hỗ trợ tài chính cho các dự án sản xuất công nghiệp công
nghệ cao (Financing for High Tech Industries). Chương trình hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư vào các dự án công nghệ cao (điện tử, công nghệ sinh học, tự
động hóa, vật liệu mới, phần mềm, năng lượng tái tạ
o…) thông qua hình thức tín
dụng ưu đãi với kinh phí cho vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư của dự án dùng đề
mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Thời hạn cho vay có thể lên
đến 8 năm, trong đó mỗi giai đoạn thanh toán không quá 3 năm, mức lãi suất là

5%/năm.


1
1 Malaysian Ringgit (RM) vào khoảng 0,32 USD; 2.000.000 RM gần bằng 650.000 USD.

22
Hàn Quốc, bắt đầu từ những năm 1980, Hàn Quốc chuyển sang giai đoạn
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao trên cơ sở ưu tiên phát triển một
số ngành như điện tử, cơ khí chính xác, và các ngành tiết kiệm năng lượng…
Trong giai đoạn 1980 – 1990, Hàn Quốc đã xây dựng 13 khu công nghiệp trên
cả nước. Chính sách công nghiệp trong thòi kỳ này là chuyển dần từ hỗ trợ phát
triển các ngành công nghiệp nhẹ sang các ngành công nghiệp CNC. Nhu c
ầu về
chính sách công nghệ cũng thay đổi để phù hợp với chính sách công nghiệp.
Một là, ban hành một số chính sách về li-xăng công nghệ. Hai là, thúc đẩy R&D
trong nước. Chính phủ thành lập một số trung tâm CGCN nhằm cung cấp thông
tin công nghệ và nhà cung cấp của nước ngoài, thương thảo hợp đồng. Chính
phủ cũng áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy R&D trong nước nhằm tăng cường
năng lực tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ củ
a các doanh nghiệp trong
nước.
Cũng từ những năm 1980 trở lại đây, Chính phủ hàn Quốc đã xây dựng
những chương trình liên kết nghiên cứu (Research Consortium) như là một cơ
chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và doanh nghiệp nhằm tăng cường sự gắn kết
nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh. Kết quả của các chương trình này
là từ chỗ khu vực tư nhân chỉ đầu t
ư dưới 20% đến trên 80% tổng kinh phí đầu
tư cho R&D của Hàn Quốc vào năm 1990 (Lee & Hong, 2012). Giai đoạn từ
những năm 1990 đến những năm 2000, là giai đoạn khuyến công nghệ của Hàn

Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng các chương trình R&D thông qua Dự án
Tiên tiến quốc gia (Highly Advanced National Project) năm 1992, thành lập một
số tổ chức khoa học và công nghệ như Trung tâm nghiên cứu khoa học (1992),
Trung tâm nghiên cứu thiết kế (Engineering Research Center - 1992), Phòng thí
nghiệm nghiên c
ứu quốc gia (the National Research Laboratory – 1999),… Theo
Lee & Hong (2012), những nỗ lực này của chính phủ Hàn Quốc đã đã gia tăng
số tiến sĩ từ 3503 người dến 76480 người, số pa-tăng được Mỹ bảo hộ tăng từ
236 năm 1981 đến 23584 năm 2008. Những cố gắng đó của Chính phủ Hàn

23
Quốc góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao
nói chung và sản phẩm công nghệ cao nói riêng.
Đài Loan, năm 1986 Chính quyền đài Loan đã đưa ra kế hoạch phát triển
KH&CN giai đoạn 1986 – 1995, trong đó đặt ra chỉ tiêu chi cho R&D đạt 2%
GDP vào năm 1995. Chỉ tiêu này đã được hoàn thành. Từ năm 2001 đến nay,
chi cho R&D của Đài Loan luôn ở mức trên 2% GDP: năm 2001 tổng chi cho
R&D của Đài Loan đạt 2.08% GDP, năm 2008 lên đến 2.77% GDP; đồng thời
số pa-tă
ng công nghệ của Đài Loan được Mỹ bảo hộ cũng cũng đứng trong 10
nước dẫn đầu thế giới (ITRI, 2010).
Theo ITRI (2010), trong tổng cho ngân sách nhà nước của Đài Loan cho
KH&CN (trừ chi cho KH&CN quốc phòng), Hội đồng Khoa học Quốc gia chi
43%, Bộ Kinh tế chi 30.8%, Viện Hàn lâm Sinica chi 11%, các bộ khác chi
15.2%. Ngoài việc chi cho các tổ chức KH&CN, Đài Loan còn hình thành các
chương trình KH&CN tài trợ cho khối doanh nghiệp. Ví dụ, Bộ Kinh tế đã hình
thành 05 chương trình lớn chi cho R&D của doanh nghiệp: Chương trình các
trung tâm R&D
đổi mới đa quốc gia (MICT), Chương trình ứng dụng công nghệ
và dịch vụ (ITAS), Chương trình các trung tâm R&D đổi mới nội địa (DMC),

Chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ (SBIR), Chương trình phát
triển công nghệ công nghiệp (ITDP). Trong đó, Chương trình SBIR của Đài
Loan được tiếp nhận cảm hứng từ Chương trình SBIR của Mỹ.
Để thúc đẩy phát triển công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao, từ
những năm 1980 Chính quyền
Đài Loan đã thúc đẩy phát triển các công viên
khoa học (Science Parks). Hiện nay, trên toàn bộ lãnh thổ của Đài Loan đã có 13
công viên khoa học với tổng diện tích là trên 5650 ha. Các chính sách đổi mới
của Đài Loan đã gps phần thúc đẩy phát triển hàng loạt các sản phẩm công nghệ
cao với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như: WLAN, xDSL, SOHO Router,
PND, DSC,…

24
Kết luận Chương 1
Kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục
sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là một công cụ quản lý
của nhà nước Việt Nam nhằm can thiệp vào thị trường sản phẩm công nghệ cao.
Kế hoạch của Nhà nước không đặt ra vấn đề sản xuất bao nhiêu sản phẩm (mặc
dù Nhà nước có thể tác động đế
n lượng sản phẩm đưa ra thị trường bằng các
biện pháp kích/giảm cầu) và sản xuất như thế nào. Những vấn đề này là những
vấn đề của doanh nghiệp, của thị trường sản phẩm công nghệ cao.
Ở một mức độ nhất định, Kế hoạch phát triển sản xuất sản phẩm công
nghệ cao này có sự tương đồng với một chiến lượ
c, quy hoạch hay là một
chương trình phát triển sản phẩm công nghệ cao của Nhà nước. Tuy nhiên, kế
hoạch phát triển sản phẩm công nghệ cao khác với chiến lược hoặc quy hoạch ở
một số điểm: (1) kế hoạch có tính phân đoạn chặt chẽ, có khung thời gian rõ
ràng; (2) tính định lượng cụ thể; và (3) kết quả và tính hiệu quả rõ ràng.
Ở nước ta, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đều có những k

ế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương. Tuy nhiên,
Đề án chưa tìm thấy một văn bản nào liên quan đến kế hoạch “phát triển sản
xuất” do Nhà nước ban hành. Nếu “kế hoạch” phát triển sản xuất sản phẩm công
nghệ cao được ban hành sẽ là một kế hoạch phát triển đầu tiên của Chính phủ.
Vì vậy, chỉ nên coi “kế hoạch” như là một “chương trình”, mộ
t “bản quy hoạch”
hoặc một “chiến lược” phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Đề án chưa tìm thấy một quốc gia nào trên thế giới xây dựng kế hoạch
phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Song việc chính phủ của nhiều
nước trên thế giới xây dựng các chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm là khá phổ bi
ến. Điển hình là
sự khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Mỹ trong phát triển các
sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao bằng các chương trình SBIR và MEP.

×