Tải bản đầy đủ (.pdf) (321 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 321 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
______________________________________________________





BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ
Z


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THÔNG TIN-THƯ VIỆN
VÀ THỐNG KÊ KH&CN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020



Thủ trưởng Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài




ThS. PHAN HUY QUẾ







9036



HÀ NỘI - 11/2011


DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU

A. Nhóm nghiên cứu
(xếp theo thứ tự ABC)

1.
KS. Nguyễn Tử Bình
2.
THS. Nguyễn Tiến Đức
3.
THS. Võ Thị Thu Hà (Thư ký đề tài)
4.
THS. Trần Thị Hoàng Hạnh
5.
THS. Lê Thị Hoa
6.
THS. Phạm Văn Hùng
7.
CN. Thái Thị Hương Lài
8.
KS. Tào Hương Lan

9.
THS. Phan Huy Quế (Chủ nhiệm đề tài)
10.
CN. Nguyễn Tú Quyên
11.
KS. Nguyễn Tất Thắng
12.
THS. Nguyễn Thắng
13.
CN. V
ũ Thị Thùy Trang


B. Nhóm tư vấn khoa học
(xếp theo thứ tự ABC)

1.
TS. Lê Xuân Định
2.
TS. Tạ Bá Hưng
3.
THS. Cao Minh Kiểm




i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT



ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
GDP Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế xã hội
LAN Mạng máy tính nội bộ (cục bộ)
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
QCVN Quy chuẩn quố
c gia (Việt Nam)
QLNN Quản lý nhà nước
SPDVTT Sản phẩm dịch vụ thông tin
TCVN Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam)
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT-TK Thông tin-thống kê
TT-TV Thông tin-thư viện
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
VINAREN Mạng Thông tin Nghiên cứu và Đào tạo
VISTA Mạng Thông tin KH&CN Việt Nam
VP Văn phòng
WAN Mạng máy tính diện rộng
XHCN Xã hội chủ nghĩa


ii
DANH MỤC BIỂU BẢNG

TT Tên bảng Trang

Chương I
Bảng 1.1.
Mục đích và nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu thống kê KH&CN 72
Bảng 1.2.
Những điểm khác biệt giữa hoạt động thông tin-thư viện, thống kê
KH&CN
84
Bảng 1.3.
Những điểm tương đồng giữa hoạt động thông tin-thư viện, thống kê
KH&CN
85
Chương II
Bảng 2.1.
Kết quả phản hồi thông tin khảo sát 95
Bảng 2.2.
Độ phủ hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 109
Bảng 2.3.
Tổng hợp kết quả khảo sát quy mô tổ chức cơ quan TT-TV 113
Bảng 2.4.
Tổng hợp kết quả khảo sát loại hình hoạt động của cơ quan TT-TV 114
Bảng 2.5.
Tổng hợp tình hình triển khai nhiệm vụ thống kê KH&CN tại các cơ
quan TT-TV KH&CN
116
Bảng 2.6.
Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ đăng ký KQNC của cơ quan
TT-TV KH&CN
117
Bảng 2.7.
Tỷ lệ gia tăng sách và sách KHKT hàng năm 121

Bảng 2.8.
Hiện trạng nguồn tin KH&CN tại các cơ quan TT-TV bộ, ngành và
địa phương
126
Bảng 2.9.
Hiện trạng nguồn tin KH&CN tại các cơ quan TT-TV khu vực
trường học và viện NC
127
Bảng 2.10.
Số lượng và tỷ lệ cơ quan TT-TV có nguồn tin dạng báo cáo KQNC
và tài liệu Hội nghị, hội thảo
129
Bảng 2.11.
Tổng hợp kết quả khảo sát số lượng nhân lực cơ quan TT-TV
KH&CN
135
Bảng 2.12.
Tổng hợp kết quả khảo sát nhân lực trong và ngoài biên chế của cơ
quan TT-TV KH&CN
136

iii
Bảng 2.13.
Giới tính nhân lực các cơ quan TT-TV KH&CN 138
Bảng 2.14.
Tổng hợp kết quả khảo sát độ tuổi nhân lực các cơ quan TT-TV 139
Bảng 2.15.
Tổng hợp kết quả khảo sát trình độ nhân lực các cơ quan TT-TV 142
Bảng 2.16.
Chuyên môn được đào tạo của nhân lưc các cơ quan TT-TV 145

Bảng 2.17.
Hiện trạng kinh phí từ NSNN cho các cơ quan TT-TV 150
Bảng 2.18.
Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trụ sở riêng 151
Bảng 2.19.
Số lượng trung bình một số thiết bị kỹ thuật/1 cơ quan TT-TV 155
Bảng 2.20.
Tỷ lệ cơ quan TT-TV thực hiện SPDVTT truyền thống 157
Bảng 2.21.
Số lượng trung bình SPDV áp dụng CNTT/1 cơ quan TT-TV 160
Bảng 2.22.
So sánh kinh phí từ NSNN giữa các khu vực 162
Bảng 2.23.
So sánh nhân lực giữa các khu vực 163
Bảng 2.24.
So sánh trang thiết bị kỹ thuật giữa các khu vực 163
Chương III
Bảng 3.1.
Các nhóm chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện hành trên thế giới 184
Bảng 3.2.
Chỉ tiêu thống kê KH&CN của UNESCO 188
Bảng 3.3.
Chỉ tiêu thống kê KH&CN của OECD 191
Bảng 3.4
Chỉ tiêu thống kê KH&CN của ASEAN 195
Chương IV
Bảng 4.1.
So sánh giữa máy quét thông thường và dây chuyền số hóa hiện đại 245
Bảng 4.2.
Thông tin về đặc điểm cơ bản của các nhóm người dùng tin 271



iv
DANH MỤC HÌNH


TT Tên hình Trang
Chương II
H.2.1. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN địa phương 110
H.2.2. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN bộ, ngành 111
H.2.3. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN trường học 111
H.2.4. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN Viện NC 112
H.2.5. Tỷ lệ cơ quan được giao nhiệm vụ thống kê KH&CN 116
H.2.6. Tỷ lệ cơ quan được giao nhiệm vụ đăng ký KQNC 118
H.2.7 Sơ đồ tỷ lệ cơ quan TT-TV có nguồn tin dạng báo cáo KQNC và tài
liệu Hội nghị, hội thảo
130
H.2.8 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV địa phương 137
H.2.9 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV bộ, ngành 137
H.2.10. Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV trường học 137
H.2.11. Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV viện NC 137
H.2.12 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV địa phương 139
H.2.13 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV bộ, ngành 140
H.2.14 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV trường học 140
H.2.15 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV viện NC 141
H.2.16 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV địa phương 142
H.2.17 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV bộ, ngành 143
H.2.18 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV trường học 143
H.2.19 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV viện NC 144
H.2.20 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV địa phương 146


v
H.2.21 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV bộ, ngành 146
H.2.22 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV trường học 146
H.2.23 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV viện NC 146
H.2.24 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trụ sở riêng 152
H.2.25 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có phòng đọc 152
H.2.26 Diện tích làm việc trung bình m2/đầu người của cơ quan TT-TV 153
H.2.27 Số lượng máy tính bình quân/đầu người trong cơ quan TT-TV 154
H.2.28 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có SPDV có thu 158
H.2.29 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trang Web và Mạng LAN 161
Chương IV
H.4.1. Sơ đồ quy mô Mạng VinaREN 232
H.4.2. Sơ đồ mô hình tổ chức Mạng lưới thông tin, thống kê KH&CN 234


vi
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3. Phương pháp nghiên cứu 6
4. Nội dung nghiên cứu 6
5. Sản phẩm của đề tài 7
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8
7. Tổng quan nguồn tài liệu tham khảo 9
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ

VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN
I. Khái niệm c
ơ bản
20
1.1. Lĩnh vực thông tin-thư viện KH&CN 20
1.2. Lĩnh vực thống kê KH&CN 21
II. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin-thư
viện, thống kê KH&CN
23
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin-thư viện
KH&CN
23
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin KH&CN 23
2.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thư viện 31
2.2. Sơ lược lị
ch sử hình thành và phát triển hoạt động thống kê KH&CN 38
2.2.1. Hoạt động thống kê KH&CN trên phạm vi thế giới 38
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thống kê ở Việt Nam 40
III. Vai trò của thông tin KH&CN đối với phát triển KT-XH
47
3.1. Thông tin KH&CN phục vụ hoạch định chiến lược phát triển KT-XH 47
3.2. Thông tin KH&CN là nguồn vốn tri thức cho phát triển KT-XH 49
3.3. Thông tin KH&CN là cầu nối giữa khoa học với thực tiễn 51
IV. Nội dung hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN
54
4.1. N
ội dung hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 54
4.1.1. Tạo lập và phát triển nguồn tin 54
4.1.2. Xử lý thông tin 58


vii
4.1.3. Lưu trữ thông tin 64
4.1.4. Phổ biến thông tin 68
4.2. Nội dung hoạt động thống kê KH&CN 69
4.2.1. Thu thập thông tin 69
4.2.2. Xử lý thông tin thống kê 76
4.2.3. Lưu trữ thông tin thống kê 82
4.2.4. Công bố thông tin thống kê 82
4.3. Quan hệ giữa hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN 83
4.3.1. Sự khác biệt và tương đồng 83
4.3.2. Kết hợp hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN 86
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN,
THỐNG KÊ KH&CN VIỆT NAM
A. TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN CỦA ĐỀ
TÀI
I. Đối tượng, phương pháp khảo sát
88
1.1. Đối tượng khảo sát 88
1.2. Số lượng cơ quan khảo sát 90
1.3. Phương pháp khảo sát 90
II. Nội dung khảo sát và kết quả phản hồi
90
2.1. Nội dung khảo sát 91
2.2. Kết quả phản hồi 94
B. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG
KÊ KH&CN
I. Hiện trạng cơ sở pháp lý của hoạt động thông tin-thư viện, thống
kê KH&CN
96

1.1. Hiện trạng cơ sở pháp lý của hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 96
1.2. Hiện trạng cơ sở pháp lý của hoạt động thống kê KH&CN 103
II. Hiện trạng cơ cấu tổ chức các cơ quan thông tin-thư viện, thống
kê KH&CN
108
2.1. Độ phủ của hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 109
2.2. Tên gọi củ
a tổ chức thông tin-thư viện KH&CN 109
2.3. Quy mô tổ chức và loại hình hoạt động của cơ quan thông tin-thư
viện KH&CN
112

viii
2.4. Về nhiệm vụ thống kê KH&CN và đăng ký KQNC 115
III. Hiện trạng nguồn tin KH&CN của các cơ quan thông tin-thư
viện, thống kê KH&CN
120
3.1. Tổng quan về nguồn tin KH&CN 120
3.2. Hiện trạng nguồn tin KH&CN 122
3.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển nguồn tin KH&CN ở Việt
Nam
122
3.2.2. Hiện trạng phát triển nguồn tin KH&CN 124
3.3. Nhận xét chung hiện trạng nguồn tin KH&CN 131
IV. Hiện trạng nguồn nhân lực các cơ quan thông tin-thư viện, thống
kê KH&CN
133
4.1. Định l
ượng nhân lực cơ quan TT-TV KH&CN 134
4.2. Định tính nhân lực cơ quan TT-TV KH&CN 136

4.2.1. Nhân lực trong và ngoài biên chế 136
4.2.2. Giới tính nhân lực 138
4.2.3. Độ tuổi nhân lực 138
4.2.4. Trình độ nhân lực 141
4.2.5. Chuyên môn được đào tạo của nhân lực 145
4.3. Nhận xét chung về nhân lực 147
V. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của các cơ quan thông tin-thư viện,
thống kê KH&CN
149
5.1. Kinh phí hoạt động 149
5.2. Trụ sở và diện tích làm việc 151
5.3. Thiết bị kỹ thuật 154
5.4. Nhận xét chung về hiện trạng cơ sở hạ tầng cơ quan TT-TV 155
VI. Hiện trạng sản phẩm dịch vụ của các cơ quan thông tin-thư viện,
thống kê KH&CN
156
6.1. Hiện trạng hoạt động tạo lập các SPDVTT truyền thống 157
6.2. Hiện trạng các SPDVTT có thu 158
6.3. Nhận xét chung về hiện trạng SPDVTT của cơ quan TT-TV 159
VII. Hiện trạng áp dụng CNTT trong các cơ quan thông tin-thư viện,
thống kê KH&CN
160
VIII. So sánh một vài thông số c
ủa cơ quan TT-TV KHCN bộ, ngành
và địa phương với khu vực Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
162

ix
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN,
THỐNG KÊ KH&CN NƯỚC NGOÀI - KINH NGHIỆM RÚT RA

CHO VIỆT NAM
I. Tổng quan hoạt động thông tin-thư viện KH&CN nước ngoài
165
1.1. Hoạt động thông tin-thư viện KH&CN các nước ASEAN 165
1.2. Hoạt động thông tin-thư viện KH&CN ở Trung Quốc và Ấn Độ 178
II. Tổng quan hoạt động thống kê KH&CN của UNESCO, OECD
và ASEAN
184
2.1. Thông tin chung 184
2.2. Tổng quan hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN của UNESCO,
OECD và ASEAN
188
III. Những kinh nghiệm rút ra cho Vi
ệt Nam
197
3.1. Về phát triển hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 197
3.2. Về phát triển hoạt động thống kê KH&CN 200
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
I. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động thông tin-thư
viện, thống kê KH&CN đến năm 2020
206
1.1. Bối cảnh hoạt động và nhu cầu thông tin KH&CN đến năm 2020 206
1.2. Quan
điểm và định hướng chủ đạo phát triển hoạt động thông tin-thư
viện, thống kê KH&CN đến năm 2020
213
II. Giải pháp tổ chức Hệ thống các cơ quan thông tin, thống kê
KH&CN

222
2.1. Quan điểm tiếp cận xây dựng Hệ thống các cơ quan thông tin, thống
kê KH&CN
222
2.2. Giải pháp tổ chức Hệ thống thông tin, thống kê KH&CN 224
III. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển và khai thác
nguồn tin KH&CN
235
3.1. Gi
ải pháp về hành chính 236
3.2. Giải pháp chuyên môn nghiệp vụ 238
3.3. Giải pháp về công nghệ 242
3.4. Giải pháp kinh tế-xã hội 247
IV. Giải pháp tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông tin,
thống kê KH&CN
250

x
4.1. Đối với nhóm nhân lực thực tế 252
4.2. Đối với nhóm nhân lực tiềm năng 259
V. Giải phát tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Hệ
thống thông tin, thống kê KH&CN
261
5.1. Căn cứ và định hướng đầu tư 261
5.2. Đề xuất giải pháp 262
VI. Giải phát tăng cường khả năng thương mại của các sản phẩm
dịch vụ thông tin, th
ống kê KH&CN
266
6.1. Những đối tượng người dùng tin có khả năng sử dụng SPDVTT theo

cơ chế thương mại
268
6.2. Các SPDVTT có khả năng thương mại hóa 269
6.3. Giải pháp tăng cường khả năng thương mại của SPDVTT 272
VII. Các đảm bảo thực hiện giải pháp đề xuất
275
7.1. Đảm bảo pháp lý 275
7.2. Đảm bảo tài chính 277
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
280
TÀI LIỆU THAM KHẢO
287
PHỤ L
ỤC
292




1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Có ba lý do chủ yếu luận giải sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất: thông tin KH&CN ngày càng khẳng định vai trò không thể thay
thế đối với sự phát triển của nhân loại.
Những năm gần đây, cuộc cách mạng thông tin diễn ra rất sôi động, làm thay
đổi tận gốc rễ mọi hoạt độ
ng KT-XH của các quốc gia trên thế giới. Cuộc cách
mạng này đã đưa nhân loại sang một bước chuyển biến mới về chất. Đó là sự

chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Trong đó thông
tin và trí thức trở thành nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng nhất. Tại nhiều nước
công nghiệp phát triển, giá trị của khu vực “kinh tế thông tin” ngày càng chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng sả
n phẩm quốc dân. Ở Tây Âu, trong những năm gần đây,
ngành công nghiệp thông tin phát triển với tốc độ nhanh gấp 2-3 lần các ngành khác.
Ngay từ những năm 90 của Thế kỷ trước, khối lượng giá trị được tạo ra từ thông tin
(bao gồm công nghệ thông tin và cả hoạt động dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng
khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Âu. Hiện nay, ở Mỹ người ta ước
tính giá trị
khu vực thông tin chiếm khoảng 60-70% GDP. Còn trên phạm vi toàn
cầu, tốc độ tăng trưởng của thị trường khoa học và công nghệ thông tin đạt 7,1%,
cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn thế giới [31,43]. Những năm
cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bước sang giai đoạn mới: giai
đoạn bùng nổ thông tin, tri thức, bùng nổ công nghệ mới, công nghệ cao. Một loạt
các công nghệ m
ới xuất hiện, như: công nghệ thông tin (siêu xa lộ thông tin,
internet, multimedia tương tác, thực tế ảo ), công nghệ sinh học (đặc biệt là công
nghệ gen, công nghệ tế bào), công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, v.v
Đây không phải là sự thay đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa
trọng đại, đánh dấu nhân loại đã chuyển từ nền văn minh công nghiệp chuyển sang
văn minh hậ
u công nghiệp gắn với việc xuất hiện kinh tế tri thức. Ngay từ năm
1976, các nhà khoa học Mỹ đã có nhận định: đối với Mỹ, từ nay về sau, thông tin là

2
tài nguyên quốc gia số một chứ không phải là dầu lửa, sắt thép. Thực tế đó cho thấy,
thông tin, đặc biệt là thông tin KH&CN đóng vai trò rất quan trọng, nó thực sự trở
thành nguồn lực cơ bản tạo nên những ưu thế về kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia, là
nguồn tài nguyên kinh tế cho quốc gia sở hữu, khai thác và sử dụng. Tuy không phải là

một trong ba trụ cột cơ bản, nhưng thông tin KH&CN được xem là yếu tố quan trọng
đối với hiệu quả của việc tổ chức, quản lý nền kinh tế, nó giúp con người rút ngắn được
khoảng cách về không gian và thời gian, định hướng cho việc hoạch định chiến lược
phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia.
Trong thời đại “bùng nổ thông tin” hiện nay, thông tin KH&CN là nhân tố
không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng trưởng có hiệu quả, nâng
cao ch
ất lượng tăng trưởng, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội một cách tối
ưu. Thông tin vừa là tiềm năng, tài sản và cơ hội nhưng cũng đồng thời vừa là thách
thức đối với mỗi quốc gia. Quốc gia nào nắm được nhiều thông tin chất lượng cao
và kịp thời nhất, quốc gia đó sẽ có lợi thế trong quá trình phát triển và ngược lại.
Thứ hai: Ở Việ
t Nam, việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thông tin KH&CN
phục vụ cho công cuộc phát triển KT-XH nước ta trong giai đoạn hiện nay là một
yêu cầu rất cấp bách.
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đến năm 2020, về cơ bản, đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nhiều giải
pháp, trong đ
ó phát triển KH&CN là giải pháp quan trọng hàng đầu. Một trong những
động lực để phát triển KH&CN là thông tin KH&CN, bộ phận cấu thành của hệ
thống khoa học. Hiện nay, nhu cầu xã hội về thông tin KH&CN là rất lớn. Thông tin
KH&CN đang phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ do thực tiễn KT-XH đất nước
đặt ra. Có thể liệt kê một số vấn đề cơ bản như sau:
- thông tin KH&CN phải góp phần cung cấp tri thứ
c khoa học cho việc giải
quyết hài hòa giữa kinh tế và chính trị, giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN;
- thông tin KH&CN phải cung cấp tri thức khoa học cho đổi mới và phát triển

3

kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa;
- thông tin KH&CN phải cung cấp những luận cứ lý luận và thực tiễn cho
việc phát triển kinh tế với tốc độ cao nhưng đồng thời phải thu hẹp dần khoảng cách
về thu nhập và đặc biệt là nâng cao nhanh hơn mức sống cho các nhóm, bộ phận dân
cư có thu nhập thấp, chú trọng xóa đói và giảm nghèo, cải thiện nhiều h
ơn mức sống
cho người nghèo và tầng lớp dân cư yếu thế, phát triển kinh tế với giải quyết các nhu
cầu xã hội của cộng đồng;
- thông tin KH&CN phải cung cấp cứ liệu để phát triển bền vững về xã hội,
về sinh thái, tiết kiệm tài nguyên;
- thông tin KH&CN phải cung cấp cứ liệu để phát triển kinh tế có hiệu quả, đồng
thời tạo cơ sở thúc đẩy phát triể
n nền văn hóa Việt Nam XHCN, dân tộc, đại chúng và
tiên tiến, phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng con người Việt Nam, xây dựng một nền
kinh tế giàu tính văn hóa và nhân văn Việt Nam v.v
- thông tin KH&CN phải đáp ứng được nhu cầu tri thức cho lãnh đạo- quản lý
về phát triển, về tư duy KT-XH cũng như phổ cập tri thức cho người dân, để người
dân hình thành tư duy KT-XH hợp lý, lành mạnh nhất [2, 56].
Để thực hiệ
n có hiệu quả các nhiệm vụ nặng nề nói trên, không còn cách nào
khác là phải gắn kết thông tin KH&CN đối với phát triển KT-XH, vì thông tin
KH&CN là phương tiện của sự phát triển và ngược lại, sự phát triển KT-XH luôn có
nhu cầu nhiều hơn, cao hơn về thông tin KH&CN.
Ở nước ta, hoạt động thông tin KH&CN được bắt đầu từ cuối những năm 50
của thế kỷ XX. Tuy nhiên, về cơ bản đến nay nước ta vẫn là một nước l
ạc hậu về
thông tin KH&CN. Biểu hiện của sự lạc hậu này là chúng ta còn thiếu và chưa thực
sự quản lý, kiểm soát được nguồn thông tin trong nước cũng như thông tin nước
ngoài để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH;
phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, góp ph
ần đẩy mạnh phong trào lao
động sáng tạo và nâng cao dân trí của quần chúng lao động.

4
Trước sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới KT-XH, trước những thách thức và
vận hội mới của sự hội nhập với cộng đồng thế giới, yêu cầu khắc phục tình trạng
nghèo và thiếu thông tin là một yêu cầu có tính chất sống còn. Thông tin và tri thức
KH&CN phải nhanh chóng trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế
và trong đời sống xã hội của đất nước. Do đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện mạng
lưới tổ chức và hiện đại hoá công tác thông tin KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta thực sự trở thành cấp thiết.
Thứ ba: Cùng với việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, bên cạnh
việc trở lại với chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin KH&CN (được
chuyển từ Cục cho đơn vị khác trong Bộ KH&CN từ năm 1990), C
ục còn được giao
chức năng mới là QLNN về Thống kê KH&CN. Để thực hiện chức năng QLNN về
Thông tin KH&CN và Thống kê KH&CN, một loạt các nhiệm vụ cấp bách cần phải
giải quyết. Trong đó, nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu là:
- Nhận dạng và đánh giá thực trạng mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN
nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các nội dung và gi
ải pháp tăng
cường năng lực của mạng lưới đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển KT-
XH của đất nước trong tình hình mới. Mặc dù vẫn giữ vai trò chủ đạo về hướng dẫn
nghiệp vụ trong thời gian không được giao nhiệm vụ QLNN đối với mạng lưới
thông tin KH&CN, nhưng do không có thẩm quyền của cơ quan QLNN nên Cục
không thể có được số liệu chính th
ức và chính xác phản ánh các mặt hoạt động của
mạng lưới;
- Tổ chức và thực hiện hoạt động thống kê KH&CN trên phạm vi toàn quốc.

Đây là nhiệm vụ rất khó khăn vì được bắt đầu gần như từ con số không. Do đó, bên
cạnh việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật, phương pháp luận và các
công cụ hỗ trợ cho triển khai hoạt động thống kê KH&CN (hệ thống chỉ
tiêu thống
kê, bảng phân loại thống kê, chế độ báo cáo thống kê ), cần nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn hoạt động thống kê KH&CN; nghiên cứu kết hợp hài hòa hoạt
động thông tin KH&CN với Thống kê KH&CN, sao cho hai hoạt động này tuy rất

5
khác biệt về lĩnh vực chuyên môn, nhưng có thể hỗ trợ nhau một cách triệt để và
hiệu quả.
Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ nói trên.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Làm rõ cơ sở
lý luận của hoạt động thông tin-thư viện KH&CN, thống kê
KH&CN, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu đề xuất kết hợp hai hoạt động này một
cách hài hòa và hiệu quả;
+ Nhận dạng một số nội dung cơ bản về thực trạng hoạt động thông tin-thư
viện KH&CN: cơ sở pháp lý; tổ chức mạng lưới; nguồn thông tin; nhân lực; cơ sở
vật chất-kỹ
thuật; sản phẩm dịch vụ, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề
xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các nội dung trên theo hướng hiện đại hóa.
b) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động thông tin-thư viện KH&CN và
hoạt động thống kê KH&CN.
c) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong mạng lưới các tổ chứ

c thông
tin-thư viện KH&CN, gồm:
+ Tổ chức thông tin KH&CN của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Tổ chức thông tin KH&CN của 36 cơ quan nhà nước (VP Quốc hội, VP
Chủ tịch nước, Toà án NDTC, Viện KSNDTC, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ - sau đây gọi là bộ, ngành)
+ Tổ chức thông tin KH&CN của 16 cơ quan Trung ương các tổ chức chính
trị, chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi là Đ
oàn thể);

6
+ Tổ chức thông tin KH&CN của một số trường đại học, viện nghiên cứu,
doanh nghiệp (mẫu đại diện).
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài:
+ Nghiên cứu tài liệu: Sưu tập và nghiên cứu các tài liệu công bố và không
công bố, tài liệu trên giấy và tài liệu điện tử;
+ Điều tra, khảo sát: đã tiến hành kh
ảo sát và điều tra bằng các phương tiện:
phiếu khảo sát, điện thoại, thư điện tử, hội thảo khoa học, phỏng vấn trực tiếp trong
các chuyến công tác;
+ Thống kê: đã có sự phân nhóm, phân tích các số liệu theo các tiêu thức
định lượng và định tính;
+ Phân tích hệ thống: tổng hợp, xem xét các tác động, đề xuất cấu trúc và
kiến nghị giải pháp cho toàn hệ thống.
+ Dự
báo: dự báo nhu cầu thông tin KH&CN căn cứ vào thực trạng, bối cảnh
xã hội và chiến lược phát triển KT-XH của đất nước;
+ Hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia: đã tổ chức 3 hội thảo lấy ý kiến các

chuyên gia tại Hà Nội, TP. ĐăkLắk và TP Cần Thơ
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý lu
ận của công tác thông tin-thư viện, thống kê
KH&CN
4.2. Nghiên cứu, mô tả, đánh giá hiện trạng công tác thông tin-thư viện, thống
kê KH&CN
4.3. Nghiên cứu công tác thông tin-thư viện, thống kê KH&CN nước ngoài
và kinh nghiệm cho Việt Nam.

7
4.4. Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển và hiện đại hoá công tác thông
tin, thư viện và thống kê KH&CN đến năm 2020
4.5. Nghiên cứu, đề xuất các nội dung, giải pháp chủ yếu phát triển công tác
thông tin, thư viện và thống kê KH&CN đến năm 2020, bao gồm các vấn đề sau
đây:
- Tăng cường năng lực mạng lưới tổ chức thông tin-thư viện-thống kê
KH&CN;
- Tăng cường quản lý, khai thác và hiện đại hoá nguồn thông tin KH&CN
trong nước;
- Phát triển ngân hàng dữ liệu về thông tin KH&CN và thông tin thống kê
KH&CN;
- Xây dựng, khai thác Mạng thông tin phục vụ NCPT và Mạng thông tin
thống kê KH&CN;
- Đa dạng hoá và tăng cường kích cầu các sản phẩm và dịch vụ thông tin,
thống kê KH&CN;
- Tăng cường chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công tác thông
tin-thư viện, thống kê KH&CN;
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan thông tin-thư viện,

th
ống kê KH&CN theo hướng hiện đại hoá.
4.6. Nghiên cứu, đề xuất các đảm bảo về pháp lý và tài chính cho phát triển
và hiện đại hoá hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN đến năm 2020
5. Sản phẩm của đề tài
+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài;
+ Báo cáo tóm tắt;
+ Sản phẩm trung gian, gồm
- Báo cáo tổng kết các chuyên đề nghiên cứu (16 báo cáo chuyên đề);

8
- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Đĩa CD ghi toàn bộ sản phẩm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là một công trình độc lập, có giá trị khoa học mang bản sắc riêng và
giá trị thực tiễn, là: bổ sung và phát triển thêm một bước lý luận về thông tin
KH&CN, thống kê KH&CN; gắn hoạt động thông tin KH&CN với thống kê
KH&CN. Đề tài vừa có tính thời sự của việc nghiên cứu, phản ánh nhu cầu cấp bách
của thự
c tiễn, vừa gắn lý luận với thực tiễn trên cơ sở nhận dạng tương đối toàn diện
và chính xác hiện trạng hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN.
a) Về lý luận
- Tạo ra một sản phẩm khoa học có tính liên ngành: thông tin-thư viện
KH&CN và thống kê KH&CN, phản ánh tính đặc trưng của thời đại hiện nay: thời
đại thông tin và kinh tế tri thức;
- Bổ sung và làm rõ hơn về vai trò, tác động của thông tin KH&CN đố
i với
phát triển KT-XH;
- Góp phần tạo lập cơ sở khoa học bước đầu cho việc nhìn nhận thông tin
KH&CN như một ngành khoa học độc lập. Việc liên kết thông tin-thư viện KH&CN

hiện nay và thông tin-thư viện-thống kê KH&CN tới đây được coi như sự liên kết
cùng phát triển trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mỗi lĩnh vực;
b) Về thực tiễn
- Góp phần tham mư
u để Lãnh đạo Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có kế
hoạch, giải pháp kiện toàn và phát triển mạng lưới tổ chức cơ quan thông tin-thư
viện, thống kê KH&CN. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động thông
tin-thư viện KH&CN kết hợp với hoạt động thống kê KH&CN trong toàn mạng lưới
theo chức năng, nhiệm vụ của Cục.
- Là căn cứ để hoạch đị
nh chiến lược phát triển hoạt động thông tin-thư viện,
thống kê KH&CN.

9
- Giúp cơ quan QLNN các cấp về thông tin KH&CN đánh giá đúng, mới về
thực trạng, vai trò, chức năng của thông tin KH&CN đối với sự nghiệp phát triển
KT-XH của đất nước. Trên cơ sở đó, có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động thông
tin-thư viện KH&CN.
- Là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động
nghiệp vụ thông tin-thư viện KH&CN, thống kê KH&CN trong phạm vi toàn quốc
7. Tổng quan ngu
ồn tài liệu tham khảo
7.1. Tài liệu trong nước
7.1.1. Về thông tin-thư viện KH&CN

a) Sách

a.1. Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn/Nguyễn Hữu Hùng H.: Văn hóa
Thông tin, 2005 836 tr.
Cuốn sách tập hợp các bài viết của tác giả về ba nội dung: Lý luận về Thông

tin học; Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin; Đào tạo nhân lực thông tin. Các bài
viết của ba nội dung nói trên mang tính thời sự hoặc đại cương về thông tin học,
được lựa chọn theo mục đích nêu các ý tưởng, trình bày các vấn đề và nêu hướng
gi
ải quyết. Một số thông tin của nội dung “Lý luận về Thông tin học” trong cuốn
sách được nhóm nghiên cứu tham khảo, sử dụng.
a.2. Cẩm nang nghề thư viện/Lê Văn Viết H.: Văn hóa Thông tin, 2001
630 tr.
Cuốn sách là một tài liệu hướng dẫn về nghề nghiệp thư viện, với các nội
dung: Lịch sử hình thành và phát triển thư viện; kỹ thuật nghiệp vụ hoạt động thư
việ
n; tổ chức và quản lý thư viện Nhóm nghiên cứu tham khảo và sử dụng chủ yếu
những thông tin của nội dung “Lịch sử hình thành và phát triển thư viện”.
b) Công trình nghiên cứu khoa học

Các công trình nghiên cứu về hoạt động thông tin-thư viện KH&CN tập trung
chủ yếu vào một số nội dung sau đây:

10
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển hoạt động thông tin-thư viện;
- Nghiên cứu tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thông tin-thư viện;
- Nghiên cứu áp dụng tin học và viễn thông trong hoạt động thông tin-thư
viện;
- Nghiên cứu xây dựng các phương tiện nghiệp vụ (Khung đề mục, Từ điển
từ khoá…);
- Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thông tin-thư viện.
Sau đây, xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho các nội
dung trên (sắp xếp theo thời gian hoàn thành công trình nghiên cứu):
b.1. Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công tác thông
tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài

cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Hùng; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông
tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2000. Các nội dung nghiên cứu
chính : nghiên cứu, xác định cơ sở khoa học và th
ực tiễn của việc hoạch định chính
sách quốc gia (CSQG) về phát triển thông tin KH&CN. Khảo sát, trình bày một số
CSQG về thông tin KH&CN của các nước khu vực và thế giới. Đánh giá thực trạng
hoạt động thông tin KH&CN nước ta liên quan đến CSQG về lĩnh vực này. Phác
thảo nội dung "Khung CSQG phát triển công tác thông tin KH&CN giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
b.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển mạng thông tin

liệu về khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Đề tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài: Tạ
Bá Hưng;Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn
thành BC: 2001. Các nội dung nghiên cứu chính : tổng quan hiện trạng và kết quả
điều tra, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin khoa học
công nghệ Quốc gia, hiện trạng các mạng đã xây dựng và vận hành, hiện trạng số
hóa và sử d
ụng thông tin số hóa; các phần mềm đã và đang sử dụng trong các mạng
thông tin khoa học và công nghệ; phương tiện và thiết bị công nghệ thông tin được
sử dụng. Nghiên cứu, thiết kế website cho các cơ quan thông tin, đặc biệt là các dịch

11
vụ thông tin. Thử nghiệm xây dựng hệ thống cập nhật dữ liệu từ xa và quản trị thông
tin về các báo cáo khoa học.
b.3. Nghiên cứu xây dựng cơ chế tổ chức và khai thác hiệu quả ngân
hàng dữ liệu khoa học và công nghệ Quốc gia tại Trung tâm Thông tin Tư liệu
Khoa học và Công nghệ Quốc gia phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đề tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề
tài: Cao Minh Kiểm; Cơ quan chủ trì: Trung tâm
Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2001.

Các nội dung nghiên cứu chính : Xác định rõ và thống nhất khái niệm ngân hàng dữ
liệu (NHDL), thành phần và các hệ thống của NHDL trên thế giới hiện nay. Nghiên
cứu điển hình một số NHDL có nhiệm vụ và hoạt động giống như Trung tâm Thông
tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. Đánh giá hiện trạng xây
dựng khai thác và phát triển các CSDL ở
Việt Nam và tại Trung tâm. Nghiên cứu
yêu cầu và xây dựng một số CSDL mẫu, kiến nghị chọn khổ mẫu UNIMARC làm
khổ mẫu chung cho một số CSDL. Thiết kế phần mềm WWW ISIS có thể chuyển
giao cho các cơ quan thông tin-tư liệu Trung ương xây dựng công cụ tra cứu liên
kết.
b.4 . Thông tin khoa học với việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng
hiện nay. Đề tài cấp bộ. Chủ
nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Kim; Cơ quan chủ trì: Học
viện CTQG Hồ Chí Minh; Năm hoàn thành BC: 2003. Các nội dung nghiên cứu
chính : Nghiên cứu, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa thông tin khoa học với
việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng những năm qua. Đề xuất giải pháp và
kiến nghị nhằm đảm bảo cho thông tin khoa học phục vụ có hiệu quả việc tổ chức
th
ực hiện Nghị quyết của Đảng.
b.5. Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển
kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa; Đề tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài: Tạ Bá Hưng;
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG; Năm hoàn thành BC: 2003. Các
nội dung nghiên cứu chính : Điều tra nhu cầu tin tại địa bàn (3 xã thuộc 3 huyện của
Ninh Bình gồm xã Khánh Nhạc, Ninh Phong và Đồng Phong). Nghiên cứu và xác
lập các nguồn tin tiềm tàng phục vụ vùng sâu, vùng xa. Xác l
ập các sản phẩm và

12
dịch vụ thông tin phù hợp, đáp ứng nhu cầu thông tin KHCN của 3 xã trên. Tạo lập
sản phẩm và dịch vụ thông tin và phục vụ thử nghiệm; chuyển giao công nghệ và

đào tạo; triển khai thử nghiệm, xây dựng mô hình và hoàn thiện mô hình.
b.6. Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ và trao đổi thông tin trong hệ
thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Đề tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài:
Phan Huy Quế; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG; Năm hoàn thành
BC: 2003. Các nội dung nghiên cứu chính: Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động
tiêu chuẩn hoá (TCH) về thông tin-tư liệu (TT-TL) ở Việt Nam. Nghiên cứu, chọn
lựa các đối tượng TCH trong lĩnh vực TT-TL; Chọn, đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế,
tiêu chuẩn nước ngoài có thể áp dụng cho các đối tượng TCH đã chọn. Đánh giá, đề
xuất việc áp dụng 6 TCVN về TT-TL đã ban hành. Xây dựng dự thảo sơ bộ 3 tiêu
chu
ẩn: viết địa danh Việt Nam trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin; viết tên cơ
quan tổ chức Việt Nam trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin; Bộ yếu tố Metadata
cho hệ thống thông tin KHCN Quốc gia. Hoàn thiện một bước khung đề mục Hệ
thống Thông tin KH&CN Quốc gia.
b.7. Tăng cường thông tin KHCN phục vụ phát triển KT-XH các xã,
phường của TP. Đà Nẵng. Đề tài cấp tỉnh. Chủ nhiệm đề tài: Bùi Chính Cươ
ng;
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCN Đà Nẵng; Năm hoàn thành BC: 2004.
Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu nhu cầu thông tin và xác lập các sản
phẩm thông tin của 03 xã phường: Hoà Tiến, Hoà Phú, Hoà Hải. Chuyển giao công
nghệ, thiết bị khai thác tin, đào tạo khai thác tin cho các nhóm dự án 03 xã phường.
Tổ chức hướng dẫn các xã, phường thử nghiệm khai thác tin. Đề xuất mô hình điểm
về tổ chức hoạt động khai thác phổ biến thông tin KHCN của các xã, phường.
b.8. Thông tin khoa học vớ
i công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở hệ
thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề
tài: Phạm Hữu Tiến; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG Hồ Chí Minh; Năm hoàn
thành BC: 2005. Các nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu, xác định nội dung và
vai trò của thông tin khoa học (TTKH) đối với công tác nghiên cứu lý luận chính trị.
Đánh giá thực trạng và kinh nghiệm hoạt động TTKH ở Học việ

n Chính trị Quốc gia

13
Hồ Chí Minh trong 20 năm đổi mới. Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTKH phục vụ công tác nghiên cứu lý luận
chính.
b.9. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hiện đại hóa Hệ thống
thông tin KH&CN quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. -Đề tài
cấp bộ. Chủ nhiệm
đề tài: Nguyễn Hữu Hùng; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông
tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2005. Các nội dung nghiên cứu
chính: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về hiện đại hóa hệ thống thông tin;
Đề xuất mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung chủ yếu hiện đại hóa hệ thống thông
tin KH&CN Việt Nam trong quá trình hội nhập.
b.10. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu
khoa học và thông tin khoa học của Kiểm toán Nhà nước. Đề tài cấ
p bộ. Chủ
nhiệm đề tài: Lê Huy Trọng; Cơ quan chủ trì: Kiểm toán Nhà nước; Năm hoàn
thành BC: 2005. Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về nghiên cứu khoa học (NCKH) và thông tin khoa học (TTKH). Đánh giá thực
trạng hoạt động NCKH và TTKH của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua. Đề xuất
định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng NCKH và TTKH.
b.11. Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin phục vụ
công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học ở các trường chính trị khu vực Nam Bộ. Đề tài cấp bộ.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Hanh Thông; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG Hồ Chí Minh;
Năm hoàn thành BC: 2007. Các nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu, đánh giá
vai trò của hoạt động thông tin khoa học (TTKH) đối với công tác nghiên cứu khoa
học và giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị. Đánh giá thực trạng hoạt động TTKH
của các trường chính trị khu vự

c Nam Bộ. Đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTKH ở các trường chính trị khu vực Nam.
b.12. Thông tin khoa học với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Đề
tài cấp bộ. Chủ nhiệm đề tài: Đặng Lễ Nghi; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG
HCM; Năm hoàn thành BC: 2007. Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu cơ

×