i
Hà Nội, 2009
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA
Ở VIỆT NAM
Chủ nhiệm :
ThS. Phùng Giang Hải
Thư ký khoa học :
ThS. Phạm Thị Hồng Vân
Các thành viên :
ThS. Nguyễn Đình Chính
ThS. Nguyễn Hải Anh
ThS. Nguyễn Trọng Khương
PGS. TS. Nguyễn Đình Long
TS. Trần Công Thắng
ThS. Lưu Đức Khải
TS. Lê Xuân Sinh
TS. Phạm Bảo Dương
Hà N
ộ
i, 2012
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
TT Họ và tên Đơn vị công tác
1 ThS. Phùng Giang Hải Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT –
Chủ nhiệm đề tài
2 ThS. Phạm Thị Hồng Vân Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT –
Thư ký khoa học
3 ThS. Nguyễn Đình Chính Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT
4 ThS. Nguyễn Hải Anh Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT
5 ThS. Nguyễn Trọng Khương Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT
6 PGS. TS. Nguyễn Đình
Long
Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT
7 TS. Trần Công Thắng Viện Chính sách và Chiến lược PTNN NT
8 ThS. Lưu Đức Khải Viện Quản lý kinh tế Trung ương
9 TS. Lê Xuân Sinh Đại học Cần Thơ
10 TS. Phạm Bảo Dương Đại học Nông nghiệp I
3
TÓM TẮT
Sản phẩm cá tra đã và đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng
của mình đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế quốc dân Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, đồng thời biến đổi
khí hậu ngày càng có tác động rõ rệt hơn đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung của Việt Nam vì vậy các rủi ro đối với hoạt độ
ng nuôi cá tra của Việt
Nam vốn đã cao nay lại càng có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Các nỗ lực
chính sách nhằm quản lý tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro cũng như các thiệt hại
nếu có trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất cá tra nói
riêng của Việt Nam vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và người
nuôi cá tra Việt Nam hiện vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro. Chính vì vậ
y,
việc tiến hành nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá
tra ở Việt Nam thời gian tới trở nên rất bức thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất
cá tra ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Luận giải cơ sở khoa học của nội dung chính sách quản lý rủi ro
trong sản xuất cá tra.
-
Đánh giá thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở
Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những nội dung của khung chính sách quản lý hữu hiệu rủi
ro trong sản xuất cá tra ở Việt Nam thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận của chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra;
Thực trạng triển khai chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở
Việt Nam hiện nay;
Đề xu
ất những nội dung của quản lý hữu hiệu rủi ro trong sản xuất cá
tra ở Việt Nam thời gian tới và đề xuất khung chính sách quản lý hữu hiệu rủi
ro trong sản xuất cá tra tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nhóm nghiên cứu đã tiến
hành tổng quan các tài liệu, chính sách liên quan đến việc quản lí rủi ro trong
nông nghiệp của thế giới để rút ra bài học kinh nghiệ
m cho chính sách quản lí
rủi ro trong ngành hàng cá tra của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra khảo sát tại 5 tỉnh Bến Tre,
4
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang để tiến hành các khảo sát thực
địa, phỏng vấn các cơ sở nuôi cá tra, doanh nghiệp chế biến, người thu gom,
các đại lí cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ nuôi cá tra, phỏng vấn và trao
đổi, toạ đàm với các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, chính quyền địa
phương, lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn 5 tỉnh này. Nhóm nghiên cứu
cũng đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý Nhà nước thu
ộc các Bộ
ngành liên quan, tham vấn ý kiến các chuyên gia.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp đánh giá rủi ro, phương pháp phân tích chính
sách. Số liệu được phân tích trên phần mềm Excel và Stata.
Kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận của chính sách quản lý rủi ro
trong sản xuất cá tra. Bao gồm các nội dung về: Một số khái niệm liên quan
đến rủi ro, quản lý rủi ro, chính sách quả
n lý rủi ro. Đưa ra được các cách
phân loại rủi ro, các yếu tố gây rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nội dung và
các tiêu chí đánh giá PTBV. Đồng thời trong phần này, nhóm nghiên cứu đã
đưa ra các phương pháp tiếp cận trong quản lý rủi ro, các đặc điểm của chính
sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra. Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra
kinh nghiệm về quản lý rủi ro của một số nước (Thái Lan, Úc, Mỹ, New
Zealand, Hà Lan, Nhật Bản, …) và đ
ã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
đối với Việt Nam về chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, rủi
ro và chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra của Việt Nam. Trong
phần này, Báo cáo đã đánh giá chung về điều kiện cho phát triển sản xuất cá
tra, thực trạng sản xuất cá tra thời kỳ 2006 – 2011, đặc điểm nuôi cá tra h
ộ gia
đình. Nhóm nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được các rủi ro trong sản
xuất cá tra nguyên liệu; phân tích và đánh giá được các mặt tích cực cũng như
hạn chế của các chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra nguyên liệu
theo 5 nhóm yếu tố gây rủi ro; các nội dung quản lý rủi ro hiện hành trong sản
xuất cá tra nguyên liệu. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất khung
chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Trên cơ
sở kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về chính
sách quản lý rủi ro nói chung và chính sách quản lý rủi ro trong nuôi cá tra
nói riêng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất khung chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra. Để có thêm cơ sở cho đề xuất khung chính sách, trong phần
này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số xu hướng phát triển sản xuất cá tra và
những rủi ro có thể gặp phải trong thời gian tới. Báo cáo cũng đã đề
xuất
được các nội dung của quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra và đưa ra các quan
điểm cho xây dựng khung chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra hệ thống khung chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra bao gồm hai nhóm chính là nhóm chính sách quản lý hỗ trợ
5
phòng ngừa rủi ro và nhóm chính sách quản lý hỗ trợ khắc phục rủi ro. Nhóm
chính sách quản lý hỗ trợ phòng ngừa rủi ro gồm các chính sách quản lý rủi ro
do yếu tố thị trường (giá), chính sách quản lý rủi ro do yếu tố tài chính, chính
sách quản lý rủi ro do yếu tố KHKT, chính sách quản lý rủi ro do yếu tố dịch
bệnh, chính sách quản lý rủi ro do yếu tố điều kiện CSHT, chính sách quản lí
rủi ro do yếu tố thông tin. Nhóm chính sách quản lý hỗ trợ
khắc phục rủi ro
gồm chính sách phát triển thị trường bảo hiểm và chính sách hỗ trợ khắc phục
rủi ro.
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
CBXK Chế biến xuất khẩu
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng giá trị sản phẩm trong nước
GTSX Giá trị sản xuất
HACCP Phân tích các mối nguy và các điểm cảnh báo rủi ro
KHKT Khoa học kỹ thuật
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QLNN Quản lý Nhà nước
VLĐ Vốn lưu động
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
7
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU 2
TÓM TẮT 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
MỤC LỤC 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 10
DANH MỤC CÁC HÌNH 11
MỞ ĐẦU 12
1. Tính cấp thiết của đề tài 12
2. Mục tiêu nghiên cứu 14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.2 Phạm vi nghiên cứu 14
4. Phương pháp nghiên cứu 16
4.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 16
4.2 Chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu khảo sát, điều tra 18
4.3 Phương pháp phân tích 21
5. Kết cấu báo cáo đề tài 21
PHẦN 1 22
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO 22
TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA 22
1.1 Một số khái niệm 22
1.2 Phân loại rủi ro và các yếu tố gây ra rủi ro trong nông nghiệp 24
1.3 Các phương pháp tiếp cận trong quản lý rủi ro 27
1.3.1 Tiếp cận tổng thể (toàn diện) (Holistic Approach) 27
1.3.2 Tiếp cận ngành hàng (Sector Chain Approach) trong chính sách
quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 29
1.4 Nội dung của chính sách quản lý rủi ro trong nông nghiệp 30
1.5 Ý nghĩa của chính sách quản lý rủi ro 31
1.6 Đặc điểm của chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 32
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra 33
8
1.8 Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách quản lý rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp 35
1.8.1 Chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của một số
nước trên thế giới 35
1.8.2 Các bài học kinh nghiệm cho chính sách quản lý rủi ro trong sản
xuất cá tra 42
PHẦN 2 44
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, RỦI RO VÀ CHÍNH SÁCH QL RỦI RO 44
TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA CỦA VIỆT NAM 44
2.1 Đánh giá về điều kiện phát triển sản xuất cá tra 44
2.2 Thực trạng sản xuất, các rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 45
2.2.1 Thực trạng sản xuất cá tra 45
2.2.2 Rủi ro trong sản xuất cá tra nguyên liệu 59
2.2.3 Những nội dung chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra
nguyên liệu 77
2.3 Tổng quan chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở Việt Nam81
2.3.1 Rà soát các chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 81
2.3.2 Hệ thống tổ chức quản lý thực hiện chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra tại địa phương 88
2.3.3 Tác động tích cực và hạn chế của hệ thống chính sách quản lý rủi
ro trong sản xuất cá tra 89
PHẦN 3 107
ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO 107
TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA 107
3.1 Một số định hướng phát triển sản xuất cá tra và những rủi ro có thể gặp
phải trong thời gian tới 107
3.1.1 Định hướng phát triển sản xuất cá tra 107
3.1.2 Những rủi ro chính cần quan tâm trong thời gian tới 108
3.2 Những nội dung của quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 111
3.2.1 Nội dung quản lý rủi ro theo các giai đoạn sản xuất cá tra nguyên
liệu 111
3.2.2 Nội dung quản lý rủi ro theo các nhóm yếu tố gây rủi ro 112
3.3 Những quan điểm xây dựng khung chính sách quản lý rủi ro trong sản
xuất cá tra 114
3.4 Đề xuất khung chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra 114
3.4.1 Nhóm chính sách về quy hoạch và quản lý đăng ký vùng nuôi 115
9
3.4.2 Nhóm chính sách về giá và xúc tiến thương mại 115
3.4.3 Nhóm chính sách về tài chính 117
3.4.4 Nhóm chính sách về KHKT 118
3.4.5 Nhóm chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm 119
3.4.6 Nhóm chính sách về điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ 120
3.4.7 Nhóm chính sách về môi trường, dịch bệnh 120
3.4.8 Nhóm chính sách về thông tin 121
3.4.9 Nhóm chính sách về bảo hiểm và khắc phục rủi ro 121
3.5 Tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro 122
KẾT LUẬN 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
CÁC PHỤ LỤC 133
10
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Tổng hợp số lượng mẫu khảo sát, điều tra 20
Bảng 2: Các loại rủi ro trong nông nghiệp và các yếu tố gây rủi ro 24
Bảng 3.Các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp 30
Bảng 4: Tình hình nuôi cá tra giai đoạn 2006 - 2011 45
Bảng 5: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2007- 2011 46
Bảng 6: Sản lượng nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2007 - 2011 47
Bảng 7: Tình hình chung 49
Bảng 8: Mức và nguồn vốn đầu tư nuôi cá tra 51
Bảng 9: Kết quả sản xuất cá tra 52
Bảng 10: Các yếu tố gây rủi ro 60
Bảng 11: Biến động giá - lợi nhuận nuôi cá tra 62
Bảng 12: Mức độ tác động của các yếu tố gây rủi ro về thị trường 64
Bảng 13: Yếu tố gây rủi ro cho người nuôi cá tra 65
Bảng 14: Mức độ thiệt hại của người nuôi cá do bị DN thanh toán chậm 67
Bảng 15: Nhóm rủi ro về tài chính 68
Bảng 16: Nhóm rủi ro về cơ chế chính sách 68
Bảng 17: Đánh giá mức độ tác động của nhóm rủi ro về cơ chế chính sách.70
Bảng 18: Nhóm rủi ro về thiên tai, dịch bệnh 71
Bảng 19: Mức độ tác động của các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh 73
Bảng 20: Đánh giá mức độ thiệt hại do chất lượng giống/dịch bệnh 73
Bảng 21: Các biện pháp đối phó với rủi ro của người nuôi cá tra 75
Bảng 22: Hiệu quả của các giải pháp chính đối phó với rủi ro của người nuôi
cá 76
Bảng 23: Nội dung quản lý phòng ngừa rủi ro trong chu trình sản xuất cá tra
78
Bảng 24: Nội dung quản lý khắc phục rủi ro 80
Bảng 25: Đánh giá tác dụng của chính sách trong hạn chế rủi ro 92
Bảng 26: Các nguyên nhân làm cho việc nuôi cá tra nguyên liệu trở nên rủi
ro nhất trong chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ 108
Bảng 27: Yếu tố gây rủi ro đáng lo ngại nhất trong thời gian tới 109
11
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra
nguyên liệu 17
Hình 2: Khung phân tích chính sách 18
Hình 3: Tiếp cận tuyến tính trong quản lý rủi ro 28
Hình 4: Tiếp cận toàn diện trong quản lý rủi ro 28
Hình 5: Cơ cấu các loại chi phí nuôi cá tra 53
Hình 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra năm 2011 tính theo giá trị (triệu
USD) 55
Hình 7: Giá trị và sản lượng cá tra xuất khẩu giai đoạn 2002 - 2011 56
Hình 8: Giá cá tra xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2011 56
Hình 9: Giá cá giống và cá hương tại Đồng Tháp từ T1 – T12/2011 60
Hình 10: Giá cá tra nguyên liệu và giá thức ăn năm 2011 61
Hình 11: Giá cá tra thịt trắng nguyên liệu năm 2011 63
Hình 12: Đánh giá mức độ tác động của các chính sách đối với rủi ro trong
nuôi cá tra 70
Hình 13: Sơ đồ tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro trong SX cá tra 89
Hình 14: Giá cá tra phile đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ theo tháng,
2005 – 2011 (USD/kg) 110
12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 5.195 ngàn tấn, tăng 7,2% so
với năm 2009 và tăng 30% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010, trong
đó, riêng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.800 ngàn tấn, tăng 9% so với
năm 2009
1
. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5.432 ngàn tấn, tăng
5,6% so với năm 2010; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 2.930,4 ngàn tấn,
tăng 7,4%, sản lượng khai thác đạt 2.502,5 ngàn tấn, tăng 3,6%. Giá trị sản
xuất thuỷ sản tăng 6,1% so với năm 2010
2
. Sản xuất và chế biến xuất khẩu cá
tra - là một trong những ngành hàng nông nghiệp trọng điểm, có tốc độ tăng
trưởng mạnh trong những năm gần đây, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao,
đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của ngành thủy sản. Sản lượng cá
tra nuôi năm 2011 đạt gần 1,2 triệu tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt
khoảng 1,8 tỷ USD.
3
Thấy được vai trò quan trọng của sản xuất và chế biến cá tra trong nền
kinh tế quốc dân nói chung, trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
nói riêng, Chính phủ và Bộ ngành đã ra các Quyết định phê duyệt Quy hoạch
phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 (Quyết định 102/2008/QĐ-BNN) và Đề án
phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020 (Quyết định 2033/QĐ-
TTg, 2009). Trong Đề
án, các mục tiêu của các năm như sau:
- Đến năm 2015 sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm
xuất khẩu đạt 750 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 150 nghìn tấn; giá trị kim ngạch
xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tạo việc làm cho 23 vạn lao động.
- Đến năm 2020 sản lượng cá nguyên liệu đạt 2,0 triệu tấn, sản phẩm
xuất khẩu 900 nghìn tấn, tiêu thụ nội đị
a 200 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 3,0 tỷ USD, tạo việc làm cho 25 vạn lao động.
4
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra của lĩnh vực sản xuất và tiêu
thụ cá tra, vấn đề sản xuất đủ cá tra nguyên liệu có tính chất quyết định trong
cả chuỗi giá trị ngành hàng cá tra. Mặc dù đã gặt hái được những kết quả
đáng kể nhưng sản xuất cá tra nguyên liệu luôn đứng trước nguy cơ rủi ro lớn.
Sau một thời gian dài liên tục trong 3 năm 2008 - 2010, do ảnh hưở
ng của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu thị trường sụt giảm, giá xuất
1
Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2010; 5 năm 2006-2010 và triển khai kế hoạch năm 2011, 5 năm
2011-2015.
2
Bộ NN&PTNT, Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012.
3
Bộ NN&PTNT, Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012
4
Quyết định 2033/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2009về Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá
tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
13
khẩu cá tra sụt giảm kéo theo sự sụt giảm của giá bán cá tra nguyên liệu, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhiều hộ nuôi cá tra - là khâu luôn bị động
và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cả chuỗi ngành hàng cá tra khi có những
rủi ro về giá xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm 2010, giá cá tra nguyên liệu dao
động 14.000 - 18.500 đồng/kg, trong lúc giá thành là 14.000 - 16.000 đ/kg
dẫn đến hiện tượng “treo hầm” đã xuất hiện nhiều ở vùng ĐBSCL, đến h
ết
tháng 6/2010, vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL chỉ có 3.749 ha, đạt 62,5% kế hoạch
năm 2010, có khoảng 30% diện tích hầm nuôi cá tra ở trong tình trạng “treo
hầm”
5
. Bên cạnh đó, người nuôi cá tra còn phải chịu rất nhiều các rủi ro do
các nguyên nhân khác gây ra như: chậm/không thanh toán tiền từ phía người
mua cá, dịch bệnh, chất lượng nguồn nước không tốt, lãi suất tăng cao, không
đủ vốn sản xuất… Những rủi ro luôn túc trực đối với người sản xuất cá tra khi
chưa có các chính sách quản lý rủi ro một cách hữu hiệu.
Rủi ro trong sản xuất cá tra được nhìn nhận là khá lớn và có tác động
đáng k
ể đối với lợi nhuận của người sản xuất. Trong suốt quá trình phát triển
ngành hàng cá tra ở Việt Nam, người sản xuất đã cố gắng áp dụng nhiều biện
pháp khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các đơn vị chức năng cũng đã nỗ lực
xây dựng các chính sách về quản lí chất lượng giống, thức ăn, thuố
c thú y
thủy sản hoặc hỗ trợ vốn tín dụng hay hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn phát
triển khoa học kĩ thuật… nhằm quản lý tốt hơn và giảm thiểu các rủi ro cũng
như các thiệt hại nếu có trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản
xuất cá tra nói riêng. Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã đưa sản phẩm cá tra
vào nhóm sản phẩm chiến lược của Việ
t Nam (413/VPCP-KTN ngày
19/01/2010) nhằm tạo điều kiện phát triển ngành hàng cá tra một cách hiệu
quả và bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù hầu hết các chính sách này
đều đã phát huy được tác dụng và phần nào hỗ trợ được người sản xuất cá tra
trong thời gian qua nhưng người nuôi cá tra hiện vẫn đang đứng trước quá
nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, do việc ban hành và thực hiện các chính sách thiếu
thống nhất nên khả năng giám sát quá trình thự
c hiện chính sách là tương đối
khó khăn, làm giảm hiệu quả chính sách và gây lãng phí ngân sách quốc gia.
Một vấn đề nữa là cho đến nay, việc quản lí rủi ro trong sản xuất cá tra
nói riêng và nhiều ngành sản xuất khác nói chung ở Việt Nam còn rất thiếu
bài bản, thực chất là chỉ mang tính đối phó ngắn hạn chứ chưa có hẳn một
chiến lược về quản lí rủi ro để đảm bảo được mức lợi nhuậ
n tối thiểu luôn có
thể chấp nhận được trong mọi hoàn cảnh. Do vậy, việc xây dựng được chiến
lược quản lí rủi ro một cách toàn diện là rất cần thiết. Nói cách khác, các giải
pháp chính sách chừng nào còn chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thống
nhất thì sẽ khó phát huy được hết hiệu quả hỗ trợ cho sự phát triển bền vững
của ngành sản xuất này. Tuy nhiên để thực hiệ
n việc này, các nghiên cứu,
5
Dẫn theo
/>
14
phân tích và dự báo các vấn đề có thể là nguyên nhân chính gây ra các rủi ro
cho sản xuất cá tra là hiện lại rất thiếu vắng. Các nghiên cứu chuyên sâu về
giải pháp đối với rủi ro trong sản xuất cá tra từ việc quản lí và phân bổ sử
dụng tài nguyên thiên nhiên (đất, mặt nước, nguồn nước…) hoặc các nghiên
cứu về rủi ro có nguyên nhân từ môi trường thể chế (hình thức tổ chức sản
xuất cá tra, liên kết, chính sách hỗ trợ…) hay các rủ
i ro có nguyên nhân từ thị
trường (khả năng đàm phán, đặt giá của người sản xuất, sự phụ thuộc xuất
khẩu…) đều khá phân tán, mờ nhạt hoặc thậm chí chưa được nghiên cứu.
Chính vì vậy, việc tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất
chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở Việt Nam” là cần thiết và
cấp bách. Đề tài nghiên cứu nếu thành công sẽ luận giả
i được cơ sở khoa học
của nội dung chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra; đánh giá được
thực trạng rủi ro và chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở Việt Nam
hiện nay; đề xuất được những nội dung của chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra ở Việt Nam thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở Vi
ệt Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở khoa học của nội dung chính sách quản lý rủi ro trong
sản xuất cá tra.
- Đánh giá thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở
Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những nội dung của khung chính sách quản lý hữu hiệu rủi ro
trong sản xuất cá tra ở Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượ
ng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Chính sách và quy định quản
lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Các đối tượng khảo sát gồm: Các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ
quản lý các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, đại lí cung ứng đầu vào cho
sản xuất cá tra, các tổ chức và hộ gia đình nuôi cá tra, các doanh nghiệp tiêu
thụ cá tra.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài tập trung thực hiện nghiên cứu thực trạng rủi ro,
các chính sách và quy định qu
ản lý rủi ro hiện hành trong 5 năm trở lại đây.
15
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý rủi ro
trong sản xuất cá tra ở vùng ĐBSCL, lựa chọn 5 tỉnh đại diện để thực hiện
khảo sát.
- Về nội dung: với mục tiêu đề tài là đề xuất chính sách quản lý rủi ro
trong sản xuất cá tra ở Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung:
Cơ sở lý luận của chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra - kinh
nghiệm từ
các chính sách quản lý rủi ro của thế giới; các rủi ro người sản xuất
cá tra gặp phải; thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở
Việt Nam hiện nay; dự báo khả năng phát triển sản xuất cá tra và những rủi ro
có thể gặp phải trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những nội dung của
quản lý rủi ro và các chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra ở Vi
ệt
Nam thời gian tới.
Cụm từ “sản xuất cá tra” có thể được hiểu theo hai cách: (1) Sản xuất
cá tra bao gồm cả 3 giai đoạn từ sản xuất giống đến nuôi (sản xuất cá tra
nguyên liệu) và chế biến xuất khẩu cá tra, (2) Sản xuất cá tra chỉ là giai đoạn
nuôi cá tra. Trong các khâu của chuỗi ngành hàng cá tra thì sản xuất cá tra
nguyên liệu là khâu chịu nhiều rủi ro nhất hiện nay, việc đảm bảo cho người
nuôi cá tra không b
ị thua lỗ, ổn định nguồn cung cá tra nguyên liệu đang được
sự quan tâm của Chính phủ, Bộ ngành. Trong khuôn khổ đề tài này, cụm từ
“sản xuất cá tra” được giới hạn là giai đoạn sản xuất cá tra nguyên liệu hay
còn được gọi theo từ ngữ thông dụng là nuôi cá tra. Như vậy các nội dung
nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro trong khâu sản xuất cá
tra nguyên liệu (từ lúc thả giống nuôi cho
đến khi bán cá tra nguyên liệu).
Mặc dù vậy, để nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá
tra nguyên liệu cũng không thể không xem xét đến các rủi ro của khâu sản
xuất giống và chế biến xuất khẩu cá tra - là những nguyên nhân tiềm ẩn, gián
tiếp gây nên rủi ro trong khâu sản xuất cá tra nguyên liệu.
Hiện nay tham gia sản xuất cá tra nguyên liệu không chỉ có hộ nông
dân mà còn có các doanh nghiệp chế biến nhưng sản lượng cá tra nguyên liệu
từ các h
ộ nông dân cung ứng hiện nay vẫn chiếm trên 50% sản lượng cá tra
nguyên liệu và trong tương lai, vai trò của các hộ nông dân trong sản xuất cá
tra nguyên liệu sẽ vẫn còn được duy trì; mặt khác, sản xuất cá tra nguyên liệu
của hộ nông dân sẽ chịu nhiều loại rủi ro và mức độ rủi ro lớn hơn các doanh
nghiệp có sản xuất cá tra nguyên liệu khi các doanh nghiệp đó thường khép
kín quy trình sản xuất và có năng lực về vốn đầu tư l
ớn hơn nên chủ động về
tiêu thụ sản phẩm; bên cạnh đó, do giới hạn về nguồn lực tài chính nên Đề tài
này chỉ giới hạn việc nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong khâu
sản xuất cá tra nguyên liệu của các hộ gia đình nuôi cá tra – đã được nêu
trong mục đối tượng nghiên cứu của Thuyết minh tổng thể đề tài nghiên cứu
đã được phê duyệt.
16
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
Phương pháp tiếp cận
Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong sản xuất cá tra nói
riêng là rất lớn và chỉ có thể được hạn chế bằng sự nỗ lực của toàn xã hội, từ
các cấp hoạch định chính sách, quy định quản lý đến cấp thực thi và đối tượng
chịu tác động (doanh nghiệp và người nuôi cá tra). Những rủi ro này do rất
nhiều tác nhân gây ra. Việ
c phòng ngừa rủi ro là rất quan trọng, tuy nhiên
cũng không thể xem nhẹ việc khắc phục các hậu quả khi rủi ro xảy ra để tạo
điều kiện tiếp tục phát triển sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đồng thời sử
dụng cách tiếp cận tiếp cận hệ thống và tiếp cận theo nhóm yếu tố gây rủi ro.
1) Tiếp cận hệ thống và phân tích chính sách: để nhìn nhận và phân
tích vấn đề một cách tổng thể cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân trong
chu trình chính sách. Cụ thể:
- Về cấp hoạch định chính sách và quy định quản lý: nghiên cứu ở các
cơ quan Cấp trung ương, Cấp tỉnh ban hành chính sách/quy định quản lý các
yếu tố tiềm năng gây rủi ro
- Về cấp thực thi chính sách và các quy định quản lý: nghiên cứu ở các
cơ quan quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra từ Trung ương t
ới địa phương.
- Về cấp chịu tác động của chính sách và các quy định quản lý: nghiên
cứu được triển khai theo chu trình của sản xuấtvà tiêu thụ cá tra nguyên liệu
từ các yếu tố đầu vào - sản xuất - tiêu thụ nhưng tập trung ở khâu sản xuất cá
tra nguyên liệu.
2) Tiếp cận theo nhóm yếu tố gây rủi ro: để nghiên cứu có tính logic
cao, các nhóm yếu tố gây rủi ro sẽ được nghiên cứu một cách hệ thố
ng từ cơ
sở lý luận, đến thực trạng rủi ro trong sản xuất cá tra, đến các chính sách quản
lý rủi ro hiện hành và đề xuất chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Khung phân tích
Để nghiên cứu đề xuất nội dung quản lý và khung chính sách hỗ trợ
quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra, với cách tiếp cận đã nêu ở trên, nghiên
cứu sẽ được triển khai theo các nhóm đối tượng và yếu tố tác động đến r
ủi ro
trong sản xuất cá tra nguyên liệu như sau:
17
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra nguyên liệu
Với cách tiếp cận hệ thống, việc phân tích chính sách trong nghiên cứu
này sẽ được tiến hành theo sơ đồ dưới đây:
Các tổ chức thực thi các quy định
quản lý rủi ro và chính sách hỗ trợ
việc quản lý rủi ro (các cấp từ TƯ
đến ĐP - tỉnh, huyện, xã)
ĐỐI TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA CHÍNH SÁCH ĐỀ XUẤT
VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY RỦI RO CHO SX THEO CHU TRÌNH SẢN
XUẤT CÁ TRA NGUYÊN LIỆU
Người cung cấp đầu
vào cho SX cá tra
Người sản xuất cá tra Người tiêu thụ cá
tra nguyên liệu
Rủi ro biến động
giá/chất lượng nguyên
liệu chế biến thức ăn
Rủi ro biến động giá
đầu vào sản xuất giống
Rủi ro do kĩ thuật lạc
hậu trong sản xuất
giống và thức ăn
Rủi ro chính sách về
tín dụng, thuế…
Rủi ro do biến động tài
chính: lạm phát, lãi
suất, nguồn vốn…
Rủi ro về tự nhiên,
thiên tai, dịch bệnh
R
ủi ro về thị trường các
yếu tố đầu vào và đầu
ra
Rủi ro do biến động tài
chính: lạm phát, lãi
suất, nguồn vốn…
Rủi ro chính sách: sử
dụng đất, thuế, tín
dụng, môi trường, chất
lượng VSATTP…
Rủi ro về con người:
trình độ KHKT, tổ chức
SXKD…
Các rủi ro do kỹ thuật:
kỹ thuật lạc hậu…
Rủi ro do điều kiện tự
nhiên và thiên tai: hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh…
Rủi ro do biến động
tài chính: lạm phát,
lãi suất, nguồn
vốn…
Rủi ro chính sách:
sử dụng đất, thuế,
tín dụng, môi
trường, chất lượng
VSATTP…
Rủi ro về thị trường
các yếu tố đầu vào
và đầu ra
Các rủi ro do kỹ
thuật: kỹ thuật lạc
hậu…
Thông tin
phản hồi
Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi
Điều kiện tự
nhiên
Môi trường thể
chế
Thị
trường
Thông tin phản hồi
Các quy định quản lý rủi ro và
Chính sách hỗ trợ việc quản lý rủi
ro (phòng ngừa và khắc phục)
18
Hình 2: Khung phân tích chính sách
Các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nuôi cá tra và các yếu tố tác
động gây ra các rủi ro này sẽ được mô tả dựa trên các kết quả khảo sát thực
địa. Các hạn chế của các chính sách hiện hành về quản lí rủi ro trong sản xuất
cá tra cũng được mô tả dựa trên tổng quan từ các tài liệu, số liệu thứ cấp và
các phát hiện từ khảo sát thực địa. Trên cơ sở các phân tích và đánh giá,
nghiên cứu sẽ đề xuất các chính sách quản lí rủ
i ro, bao gồm cả chính sách
quản lý phòng ngừa rủi ro và quản lý khắc phục hậu quả rủi ro, trong nuôi cá
tra cùng với các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách một cách phù hợp.
4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Tài liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập ở các cơ quan
lưu trữ tư liệu, số liệu, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, các công
trình nghiên cứu đã công bố và truy cập internet.
Tài liệu sơ cấp:
được thu thập thông qua:
+ Điều tra bằng bảng hỏi
+ Phỏng vấn sâu
+ Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
+ Tổ chức các hội thảo
+ Tham vấn các chuyên gia
4.2 Chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu khảo sát, điều tra
4.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Trên thực tế, các loại hình rủi ro trong cả ngành sản xuất cá tra không
khác biệt nhiều theo vùng địa lí do có môi trường chính sách đồng nhấ
t (theo
chính sách chung của quốc gia) về cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt
động sản xuất này cũng như các tác động vĩ mô (lạm phát, khủng hoảng…) sẽ
có tác động chung cho cả ngành sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất cá tra ở từng
tỉnh có thể gặp các loại hình rủi ro riêng do các đặc trưng về điều kiện tự
19
nhiên, kinh tế xã hội theo địa bàn liên quan đến sự thuận lợi về nguồn nước,
giao thông… Do đó, để đại diện cho các loại rủi ro mà sản xuất cá tra vùng
ĐBSCL gặp phải, đề tài lựa chọn 5 tỉnh để khảo sát điều tra. Trong đó có An
Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp - là 3 tỉnh trọng điểm nuôi cá tra (có quy mô
sản xuất cá tra lớn, diện tích nuôi cá tra của 3 tỉnh này chiếm khoảng 70%
tổng diện tích nuôi cá tra của c
ả vùng ĐBSCL)
6
. Hai tỉnh Bến Tre, Hậu Giang
được lựa chọn để khảo sát do có điều kiện nuôi cá tra tương đối khó khăn hơn
và theo dự báo Hậu Giang sẽ là tỉnh sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của hiện tượng
nước biển dâng trong thời gian tới. Tại mỗi tỉnh, với ý kiến tư vấn của Sở
NNPTNT, đề tài đã lựa chọn 1 huyện và mỗi huyện chọn từ
1 - 2 xã/phường
để khảo sát, bao gồm: huyện Thốt Nốt (phường Tân Lộc, Thới Thuận) - Cần
Thơ; huyện Châu Phú (xã Mỹ Phú, Mỹ Đức) - An Giang; huyện Châu Thành
(xã An Nhơn) - Đồng Tháp; huyện Chợ Lách (xã Tân Thiềng, Vĩnh Bình) -
Bến Tre; thị xã Ngã Bảy (xã Đại Thành, Tân Thành) - Hậu Giang.
5 tỉnh trên được lựa chọn làm điểm nghiên cứu điển hình có các loại
hình tổ chức sản xuất và liên kết thị trường khá đa dạ
ng có thể đại diện được
cho cả ngành sản xuất cá tra của Việt Nam và như vậy cũng bao gồm tất cả
các loại hình rủi ro trong sản xuất cá tra để có thể nghiên cứu và đề xuất được
chính sách quản lí rủi ro cho sản xuất cá tra một cách đầy đủ và toàn diện.
4.2.2 Chọn mẫu khảo sát, điều tra
⇒ Đối với khối hoạch định chính sách và quy định quản lý rủi ro:
Nghiên cứ
u đã lựa chọn một số cơ quan trung ương có nhiệm vụ tham
mưu xây dựng chính sách cho Chính phủ và trực tiếp hoạch định chính sách,
quy định quản lý rủi ro như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(NN&PTNT), Bộ Tài chính, Bộ Công Thương với đại diện là các Cục, Vụ,
Viện có liên quan để thực hiện phỏng vấn sâu đối với 12 cán bộ.
⇒ Đối với khối thực thi chính sách:
Tại các tỉnh
được lựa chọn khảo sát đã thực hiện:
+ Tổ chức 5 cuộc tọa đàm với cán bộ quản lí cấp tỉnh tại Sở
NN&PTNT của 5 tỉnh, thành phần gồm các đại diện của các Sở, ban, ngành
liên quan như: Sở Tài chính, Sở Công Thương, hiệp hội nghề cá và đại diện
các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, doanh nghiệp chế biến thức ăn
cho cá tra.
+ Tổ chứ
c 5 cuộc tọa đàm với các cán bộ quản lí cấp huyện tại UBND
của 5 huyện được lựa chọn của 5 tỉnh, gồm đại diện các phòng ban liên quan
đến quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lí cấp tỉnh,
huyện, xã của Sở NNPTNT, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Phòng nông
6
Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
20
nghiệp huyện, cán bộ xã. Tổng cộng đã có 52 cán bộ làm công tác trong lĩnh
vực quản lý liên quan đến nuôi cá tra được phỏng vấn sâu.
⇒ Đối với khối chịu tác động từ các chính sách quản lý rủi ro:
Tại các tỉnh lựa chọn khảo sát đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với
doanh nghiệp/đại lý sản xuất giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, nuôi và chế
biến cá tra; họp nhóm và phỏng v
ấn hộ gia đình nuôi cá tra bằng bảng hỏi.
+ Tổng cộng đã có 40 nhà quản lý doanh nghiệp/đại lý liên quan đến
nuôi cá tra được phỏng vấn sâu, trong đó có 14 doanh nghiệp vừa thu mua cá
tra nguyên liệu vừa cung ứng thức ăn và nuôi cá tra.
+ Họp nhóm người nuôi cá tra, gồm đại diện của các doanh nghiệp, hợp
tác xã, trang trại, hộ gia đình. Tổng cộng đã có 10 cuộc tọa đàm được thực
hiện tại các xã.
+ Thực hiện ph
ỏng vấn sâu theo bảng hỏi 131 hộ gia đình nuôi cá tra.
Trong đó số hộ có quy mô nhỏ dưới 10.000 m
2
là 100 hộ, số hộ nuôi quy mô
từ 10.000 m
2
trở lên là 31 hộ. Tại tỉnh Bến Tre, sang năm 2011, hầu như toàn
bộ diện tích nuôi cá tra đã được chuyển nhượng cho các doanh nghiệp, chỉ
còn gặp được 02 hộ gia đình nuôi cá tra. Số lượng mẫu đã được khảo sát tại
các địa điểm nghiên cứu như sau:
Bảng 1.Tổng hợp số lượng mẫu khảo sát, điều tra
TT Đối tượng khảo sát,
điều tra
ĐVT Lượng
mẫu
Địa bàn
1 Các nhà quản lý, nghiên cứu
hoạch định chính sách và các
quy định quản lý rủi ro trong
nuôi cá tra ở cấp Bộ ngành
Người 12 Thực hiện tại các đơn vị thuộc
các Bộ: Vụ NTTS, Cục Thú
Y, Cục quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản,
Viện Kinh tế và quy hoạch
thủy sản, TT Khảo nghiệm,
kiểm nghiệm, kiểm định
NTTS, TT Khuyến nông - Bộ
NNPTNT, Bộ Tài chính, Bộ
Công thương.
2 Các nhà quản lý hoạt động
nuôi cá tra ở cấp địa phương
(tỉnh, huyện, xã)
Người 52 Thực hiện tại các đơn vị quản
lý Nhà nước ở địa phương
được lựa chọn khảo sát
3 Người quản lý các doanh
nghiệp sản xuất và dịch vụ liên
quan đến nuôi cá tra
Người 40 Thực hiện tại các cơ sở chế
biến, sản xuất và cung ứng
thức ăn, cung ứng giống,
thuốc thú y ở địa phương
được lựa chọn khảo sát
4 Hộ gia đình nuôi cá tra Người 131 Thực hiện tại các địa phương
được lựa chọn
21
4.3 Phương pháp phân tích
- Xử lí các số liệu thu thập được trên phần mềm EXCEL và Stata
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.
Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển của sản
xuất cá tra nguyên liệu tại các địa phương. Đồng thời cũng mô tả mức độ của
các lo
ại rủi ro mà người nuôi cá tra gặp phải. Các chỉ tiêu tính toán chủ yếu
lấy trị số trung bình, cực đại, cực tiểu và độ lệch chuẩn.
- Phương pháp đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro là việc dự định, đo
lường và phán đoán về một loại rủi ro nào đó có khả năng phát sinh trên cơ sở
nhận biết rủi ro. Sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro bằng phân tích bối
c
ảnh để có thể mở rộng được khả năng phán đoán rủi ro, trên cơ sở đó đề ra
được các chính sách, quy định quản lý rủi ro hữu hiệu.
- Phương pháp phân tích chính sách: Bên cạnh các phương pháp phân
tích chính sách như tổng quan chính sách, chuyên khảo, chuyên gia… phương
pháp rà soát đánh giá tác động tích cực và hạn chế của các chính sách được sử
dụng để làm rõ các điểm yếu và thiếu của chính sách, quy định quản lý rủi ro
trong hoạt động sản xu
ất cá tra nguyên liệu.
5. Kết cấu báo cáo đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận cùng với Danh mục tài liệu tham khảo
và các Phụ lục, Báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận của chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá
tra.
Phần 2: Thực trạng chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
Phần 3: Đề xuất khung chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
22
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT CÁ TRA
1.1 Một số khái niệm
Khái niệm rủi ro
Cần phân biệt giữa hai khái niệm: rủi ro (risk) và sự không chắc chắn
(uncertainty). Theo Knight (1921) và Frank Ellis (1993) rủi ro là tình trạng
trong đó các biến cố có thể xảy ra và xác suất xảy ra các biến cố đó đã được
biết. Sự không chắc chắn là tình trạng xảy ra các biến cố mà xác suất xuất
hiện biến cố không được biết trước. Tuy nhiên, những học giả
phê phán quan
điểm này cho rằng sự phân biệt này chưa thỏa đáng bởi trong thực tế, xác suất
xuất hiện các biến cố rất ít khi đo lường được, xác suất xuất hiện biến cố phụ
thuộc vào kỳ vọng của từng cá nhân (Just and Jilberman, 1984; Moschini and
Hennesy, 2001). Theo Hardaker và cộng sự (2004) sự không chắc chắn nhấn
mạnh “kiến thức không hoàn hảo” (imperfect knowledge) còn rủi ro là tình
trạng xảy ra các hậu quả kinh tế x
ấu không lường trước (exposures to
uncertain unfavourable economic consequences). Quan điểm này của
Hardaker được đa số học giả tán thành. Tuy vậy, rủi ro và không chắc chắn là
hai thuật ngữ khó phân định rạch ròi bởi trong rủi ro cũng chứa đựng sự
không chắc chắn và hầu như tất cả sự không chắc chắn đều hàm ý rủi ro. Hiện
có một số quan điểm cho rằng rủi ro không chỉ mang lại những hậu quả
xấu,
bất lợi tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, với mục tiêu giảm thiểu
các thiệt hại cho quá trình sản xuất nên sẽ chỉ nghiên cứu những loại rủi ro
với hàm ý mang tính bất lợi cho sản xuất cá tra. Như vậy, rủi ro trong sản
xuất cá tra có thể được định nghĩa là: tình trạng xảy các biến cố gây hậu quả
xấu không lường trước trong sản xuất cá tra.
Quản lý rủ
i ro
Theo Hardaker và các cộng sự (1997): “Quản lý rủi ro là sự áp dụng có
hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành động trong định
dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại
và tối đa hóa các cơ hội.” tuy nhiên, nguyên tắc này không cố định và mang
tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể. OECD (2009) cho rằng: “Quản lý
rủi ro là hệ thống các biện pháp của các cá nhân và tổ chức nhằm giả
m thiểu,
hạn chế và kiểm soát rủi ro”.
Cùng với khái niệm “quản lý rủi ro”, OECD (2009) đưa ra khái niệm
“hệ thống quản lý rủi ro” trong nông nghiệp bao gồm: quản lý các nguồn rủi
ro tác động đến sản xuất nông nghiệp, các chiến lược và công cụ quản lý rủi
ro của nông dân và hành động của Chính phủ ứng phó với rủi ro.
23
Từ khái niệm về quản lý rủi ro trong nông nghiệp nói chung, quản lý
rủi ro trong sản xuất cá tra có thể được định nghĩa như sau: Quản lý rủi ro
trong sản xuất cá tra là hệ thống các chính sách quản lý, các biện pháp của
Chính phủ, của các tổ chức và các cá nhân nhằm kiểm soát, giảm thiểu, khắc
phục rủi ro trong sản xuất cá tra.
Trong nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung quản lý
rủi ro với nộ
i hàm là các hành động của Chính phủ trong quản lý các nguồn
gây rủi ro và ứng phó với rủi ro.
Chính sách quản lí rủi ro
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có
mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các
vấn đề mà họ quan tâm”. Trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ đề cập đến các
chính sách công.“Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các
quyết định hoạ
t động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang
đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội theo mục tiêu xác định”
7
. Chính sách
công gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau do các cơ quan có thẩm
quyền, bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa
phương các cấp ban hành.
Từ khái niệm về quản lý rủi ro, chính sách, chính sách công, chính sách
quản lý rủi ro được hiểu như sau: “Chính sách quản lý rủi ro là tập hợp các
văn bản qui phạm pháp luật định rõ các quyết định hoạt động của Nhà nước
nhằm kiểm soát, giảm thiể
u, khắc phục rủi ro”.
Tương tự như vậy, chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra được
hiểu là tập hợp các văn bản qui phạm pháp luật định rõ các quyết định hoạt
động của Nhà nước nhằm kiểm soát, giảm thiểu, khắc phục rủi ro trong sản
xuất cá tra.
Đề tài này sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu và phân tích về chính sách quản lý
rủi ro của Chính phủ trong quản lý rủi ro cho sả
n xuất cá tra. Khung chính
sách quản lý rủi ro đề xuất sẽ có nội hàm hỗ trợ các nội dung hoạt động quản
lý theo các nhóm yếu tố gây rủi ro trong quá trình nuôi cá tra nhưng ở mức độ
tổng thể.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của chính sách quản lý rủi ro sẽ là người
nuôi cá tra. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, các cơ sở cung ứng
các yếu tố đầu vào, các đơn vị quản lý và ngườ
i tiêu dùng sẽ là các đối tượng
hưởng lợi gián tiếp từ các chính sách quản lý rủi ro trong sản xuất cá tra.
7
Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Viện Nghiên cứu hành chính, Thuật ngữ hành chính, Hà Nội
2002
24
1.2 Phân loại rủi ro và các yếu tố gây ra rủi ro trong nông nghiệp
Theo phạm vi ảnh hưởng, OECD (2008) phân chia rủi ro thành 3 loại:
rủi ro riêng biệt, rủi ro tương quan, rủi ro hệ thống (bảng 2).
Bảng 2: Các loại rủi ro trong nông nghiệp và các yếu tố gây rủi ro
Loại rủi ro
Rủi ro riêng biệt
(vi mô), tác động
đến một cá nhân
hoặc hộ
Rủi ro tương
quan, ảnh hưởng
đến nhóm hộ,
cộng đồng
Rủi ro vĩ mô
(rủi ro hệ thống)
ảnh hưởng đến
vùng hoặc quốc
gia
Sản xuất
Sương muối, bệnh
không truyền
nhiễm, mưa đá,
mất mát tài sản, rủi
ro về con người
Mưa lớn, lở đất, ô
nhiễm
Bão lũ, hạn hán,
dịch bệnh, côn
trùng gây hại, công
nghệ áp dụng hàng
loạt
Thị Trường
Thay đổi giá đất,
những đòi hỏi
mới trong công
nghiệp thực phẩm
Thay đổi giá đầu
vào, đầu ra do các
cú sốc, do chính
sách thương mại,
thị trường mới
được thành lập và
các thay đổi nội
sinh khác của thị
trường.
Tài chính
Thay đổi thu nhập
từ nguồn khác (phi
nông nghiệp)
Thay đổi về chính
sách lãi suất, tài sản
tài chính, tiếp cận
tín dụng
Thể chế/chính
sách
Trách nhiệm pháp
lý cá nhân
Thay đổi các
chính sách hoặc
quy định của
chính quyền địa
phương
Thay đổi các chính
sách quốc gia, các
quy định pháp luật
về môi trường, các
chương trình trong
nông nghiệp
Nguồn: OECD, 2008
Theo mức độ thiệt hại, OECD (2008) chia rủi ro làm 3 loại: rủi ro
thông thường (normal risk), rủi ro có thể bảo hiểm (insurable risk) và rủi ro
thảm khốc (catastrophic risk). Rủi ro thông thường là những rủi ro xảy ra
thường xuyên nhưng không gây thiệt hại quá lớn cho các cá nhân như ốm
đau, mất mát… các cá nhân cần có trách nhiệm tự quản lý các loại rủi ro này
thông qua các chiến lược như đa dạng hóa nguồn thu nhập, đa dạng hóa sản
xuất, tiết ki
ệm và tích lũy. Rủi ro liên quan đến nhóm hộ, cộng đồng, vùng…
là rủi ro không thường xuyên nhưng mức độ thường lớn hơn cần các giải pháp
mang tính hệ thống, các cá nhân có thể tự quản lí các loại rủi ro này với các
25
chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các rủi ro thảm khốc là các rủi ro mang hậu
quả lớn, ảnh hưởng đến phạm vi của một vùng hay quốc gia rất phải cần có sự
can thiệp của Chính phủ nhằm giảm bớt thiệt hại cho các cá nhân bị tổn thất.
Theo thời gian phát sinh rủi ro, rủi ro có thể bao gồm: rủi ro chưa phát
sinh và rủi ro đã phát sinh. Ứng với mỗi loại rủi ro khác nhau mà nông dân,
Chính ph
ủ có các chiến lược phù hợp để quản lý rủi ro. Đối với rủi ro chưa
phát sinh, các chiến lược của nông dân và Chính phủ đều hướng tới mục đích
giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro. Chẳng
hạn, nông dân thường áp dụng các biện pháp như đa dạng hóa sản xuất, đa
dạng hóa thu nhập hay sử dụng kỹ thuật hiệ
n đại để phòng chống rủi ro. Việc
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ khuyến ngư cho người
sản xuất cá tra, ban hành các quy định quản lý chất lượng đầu vào cũng như
đầu ra là các công cụ của Chính phủ nhằm giảm thiểu xác suất xảy ra các biến
cố gây bất lợi cho sản xuất và tác động xấu từ các biến cố. Khi rủi ro xả
y ra,
các chiến lược quản lý rủi ro của người sản xuất cũng như Chính phủ đều
nhằm mục đích giảm thiểu các tổn thất, ví dụ, người sản xuất có thể sẽ sử
dụng các biện pháp như thu hẹp quy mô sản xuất, bán sớm sản phẩm còn
Chính phủ có thể áp dụng các công cụ như di rời, cứu trợ nhân đạo, giảm thuế
để giúp đỡ các cá nhân b
ị tổn thất.
Theo các giai đoạn của sản xuất, rủi ro trong sản xuất cá tra được
phân loại như sau:
Rủi ro trong khâu cung cấp đầu vào bao gồm: những thay đổi bất lợi về
giá cả đầu vào (cá giống, thức ăn, thuốc thú y, thuê lao động.); chất lượng đầu
vào kém chất lượng và sự khan hiếm của đầu vào - không có khả năng mua
được từ thị trường hoặc không tự sả
n xuất được.
Rủi ro trong quá trình nuôi bao gồm rủi ro do dịch bệnh, rủi ro do sử
dụng kỹ thuật không phù hợp, rủi ro thị trường, rủi ro do thay đổi chính sách,
rủi ro về chất lượng sản phẩm.
Rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm (cá tra nguyên liệu) bao gồm các rủi ro
về giá sản phẩm, rủi ro do thay đổi về công nghệ, về quy định, chính sách
quản lý chế biến cá tra. Rủi ro trong tiêu thụ có thể gồm r
ủi ro do đối tác
không tuân thủ hợp đồng, rủi ro do thay đổi các chính sách của nhà nước, các
quy định kiểm soát chất lượng sản phẩm thay đổi.
Theo các nhóm yếu tố gây rủi ro, trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên
cứu của Hardaker và cộng sự (1997), Baquet và cộng sự (1997), Hurne
(2000), Musser và Patrick (2001), Ramaswami và cộng sự (2003), OECD
(2008) và áp dụng trong điều kiện sản xuất cá tra tại Việt Nam, theo tính chất
các yếu tố gây ra rủi ro, các rủi ro trong sản xuất cá tra
được phân loại thành
các nhóm như sau: