1
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (CCARD)
EÕD
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HOC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát tri
ể
n
chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chủ nhiệm đề tài
TS. Ngô Văn Hải
9542
Hà Nội –2012
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trung tâm Tư vấn phát triển nông nghiệp nông thôn (CCARD) là đơn vị tư
vấn khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
(VUSTA). Theo Quyết định số 1036/QĐ-LHH ngày 23/7/2008 và Chứng nhận số
A-771, ngày 03/11/2008 của Bộ KHCN, một trong các chức năng hoạt động
KHCN của CCARD là đánh giá và thẩm định các dự án về qui hoạch và kế hoạch
phát triển, đầu t
ư, chính sách. CCARD có đội ngũ các cán bộ chuyên môn với
trình độ đại học và trên đại học ở rất nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và khoa học kỹ
thuật. Đội ngũ cán bộ của CCARD đã và đang có nhiều kinh nghiệm về nghiên
cứu, triển khai các dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng
như có kinh nghiệm về việc thẩm định, phản biện các dự án liên quan đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được Đoàn chủ tịch LHH giao theo
Quyết định số , CCARD đã triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng Đồng bằng sông
Hồng” trong 2 năm 2011 - 2012. Địa bàn chọn triển khai đề tài là 2 tỉnh Thái Bình
và Vĩnh Phúc đại diện cho vùng ĐBSH. Phương pháp tiếp cận chính trong thực
hiện đề
tài này trên cơ sở khảo sát thực trạng để xây dựng mô hình hóa và đưa ra
các giải pháp cần thiết để thực hiện mô hình. Trên cơ sở đó rút ra các kiến nghị
giải pháp chung cho mục tiêu phát triển chăn nuôi trâu bò trong hộ gia đình ở
vùng ĐBSH.
CCARD và nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn sự quan tâm phối hợp tạo điều
kiện của các cơ quan khoa học ở Trung ương và địa phương, các cấp chính quyền và
cơ quan chuyên môn ngành nông nghi
ệp và phát triển nông thôn cũng như các ngành
khác thuộc các cấp từ thôn xã huyện và tỉnh trong các tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc.
Cảm ơn các hộ gia đình nông dân trên các địa bàn khảo sát đã cung cấp đầy đủ tư
liệu và phối hợp có hiệu quả trong xây dựng và từng bước thực hiện mô hình chăn
nuôi. Cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia thực hiện các chuyên đề khoa học phục
vụ nội dung của đề tài. Cảm ơn lãnh
đạo và cán bộ chuyên môn thuộc Phòng kỹ
thuật thuộc Trung tâm nghiên cứu Đồng cỏ và thức ăn gia súc Ba Vì, các chủ hộ
trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Tường và Ba Vì đã nhiệt tình đón tiếp và chia sẻ kinh
nghiệm quý về tổ chức chăn nuôi đàn trâu bò thịt với các hộ thực hiện mô hình của
đề tài. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban Lãnh đạo LHH và các Ban Khoa học
kỹ thuật và kinh tế, Ban Kế hoạch tài chính, Phòng Tài vụ, Phòng hành chính thuộ
c
LHH đã có sự kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên, cung cấp kinh phí và các thủ
tục hành chính kịp thời để việc thực hiện đề tài thuận lợi và có hiệu quả.
3
CCARD biểu dương đồng thời cảm ơn sự cố gắng của Chủ nhiệm đề tài, Thư
ký đề tài, các thành viên trong nhóm đề tài. Cảm ơn các thành viên Ban Lãnh đạo,
các cán bộ nghiên cứu chuyên môn và nhân viên quản lý thuộc CCARD đã có
những đóng góp nhất định cả công sức và ý kiến để có sự thành công của đề tài.
Hà Nội, ngày 15.11. 2012
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NNNT
Giám đốc
TS. Lê Văn Că
n
4
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
Phần thứ Nhất 8
MỞ ĐẤU 8
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 8
1.2. Mục tiêu đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
a) Mục tiêu 10
b) Đối tượng nghiên cứu 10
c) Phạm vi nghiên cứu 10
1.3. Phương pháp nghiên cứu 11
a) Các phương pháp tiếp cận 11
b) Khung nghiên cứu 11
c) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 11
d) Những hoạt động nghiên cứu đã thực hiện trong 2 năm 2011- 2012 12
Phần thứ Hai 16
KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
2.1.1. Một số phụ phẩm nông nghiệp chính có thể khai thác, chế biến, bảo quản
và sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò thịt vùng Đồng bằng sông Hồng 16
2.1.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 29
2.2. Thực trạng tình hình chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng ĐBSH 44
2.2.1. Tình hình biến động số lượng đầu con toàn đàn gia súc của địa phương
qua các năm 44
2.2.2.Số lượng hộ chăn nuôi trâu bò và qui mô đầu con 47
2.2.3. Cơ cấu giống 48
2.2.6. Các kênh cung cấp con giống trâu bò 49
2.2.4.Phương thức nuôi và nguồn thức ăn cho đàn trâu bò 49
2.2.5. Nguồn thức ăn cho trâu bò nuôi của hộ gia đình 50
2.2.6. Phương pháp sản xuất và dự trữ thức ăn cho đàn trâu bò 51
2.2.7. Tình hình thú y phòng trị dịch bệnh trâu bò 53
2.2.8. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi trâu bò 54
2.2.9. Tiêu thụ sản phẩm 56
2.2.10. Bảo hiểm rủi ro chăn nuôi. 57
2.2.11.Tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và hạch
toán kinh tế cho hộ chăn nuôi 57
2.2.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi trâu bò trong hộ gia đình ở
ĐBSH 60
2.2.13. Thuận lợi, Khó khăn trong phát triển chăn nuôi trâu bò trong hộ gia
đình ở ĐBSH 61
2.2.14.Tóm lại 65
2.3. Nghiên cứu các mô hình phát triển chăn nuôi cụ thể 68
2.3.1. Khảo sát phúc tra năm thứ hai các hộ chăn nuôi 68
5
2.3.2.Kết quả triển khai 20 mô hình 68
2.3.3. Các giải pháp đưa ra thực hiện mô hình 72
2.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu bò trong hộ
nông dân Ở vùng ĐBSH thời gian tới 73
2.4.1. Các căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi tru bò trong hộ
nông dânvùng ĐBSH trong thời gian tới 73
2.4.2. Các giải pháp chính nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu bò thịt trong
nông hộ vùng ĐBSH trong giai đoạn tới 77
KẾT LUẬN &KIẾN NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Kiến nghị 86
Phần thứ Tư 88
PHỤ LỤC &TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Phụ Lục 88
11. Ủ rơm làm thức ăn cho trâu, bò. Phương Huy - 2010 103
12. Chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông xuân 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
6
MỤC LỤC BIỂU BẢNG
Biểu 1. Giá trị dinh dưỡng từng loại phụ phẩm
14
Biểu 2: Tổng lượng dinh dưỡng của từng loại phụ phẩm cả vùng ĐBSH 14
Biểu 3: Một số vi sinh vật trong chất thải rắn của vật nuôi
28
Biẻu 3: Lượng chất thải và nước thải ra mỗi ngày/đầu gia súc
31
Biểu 5: Qui mô đàn của một số loại gia súc qua các giai đoạn
37
Biểu 6: Qui mô đàn của một số loại gia súc địa bàn KS qua các giai đoạn 38
Biểu 7: Số lượng hộ chăn nuôi trâu bò và qui mô đầu con nuôi/hộ năm 2011 39
Biểu 8: Cơ cấu giống trâu, bò trong các hộ khảo sát
40
Biểu 9: Tình hình nuôi dưỡng trâu bò trong các hộ nông dân 41
Biểu 10 : Phương thức sản xuất và dự trữ thức ăn cho trâu bò của các hộ khảo
sát
43
Biểu 11: Nguồn thức ăn thô xanh từ phế phụ phẩm nông nghiệp của 4 xã
khảo sát
44
Biểu 12 : Diện tích và chất lượng chuồng nuôi trâu bò của các hộ khảo sát 45
Biểu 13: Tình hình tuyên truyền nâng cao nhận thức và chuyển giao kỹ
thuậttrong chăn nuôi trâu bò ở địa bàn khảo sát
48
Biểu 14 : Ý kiến của hộ chăn nuôi đánh giá về các thuận lợi, khó khăn trong
phát triển CN
51
Biểu 15 : Tổng hợp kế hoạch giải quyết các nhu cầu để thực hiện các mô hình
phát triển CN
56
Biểu 16: Sơ đồ lập cân đối thức kế hoạch thô xanh trong năm cho đàn trâu bò
thịt của hộ CN
63
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu
9
Sơ đồ 2: Quan hệ giữa chăn nuôi và môi trường
27
Sơ đồ 3: Các qui trình xử lý nước thải chăn nuôi
34
Sơ đồ 4: Các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của hộ chăn nuôi đã khảo sát 46
7
Kết cấu của báo cáo gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phần thứ Hai: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1 Cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn tổ chức phát triển chăn nuôi trâu bò
thịt trong nông hộ ở vùng Đ
BSH trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Thực trạng và các nhân tố, điều kiện cần thiết để tổ chức phát triển mô
hình chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng ĐBSH.
2.3. Xây dựng mô hình tổ chức chăn nuôi trâu bò thịt trong hộ nông dân vùng
ĐBSH.
2.4. Giải pháp cần thiết nhằm phát triển chăn nuôi trâu bò thịt trong hộ gia
đình ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.
Phần thứ Ba: Kết luận
Phần Bốn: Tài li
ệu tham khảo
Kinh phí hoạt động của đề tài:
Tổng cộng 2 năm là 550,0 triệu
đồng chẵn.
Số Kinh phí tiết kiệm năm thứ Nhất: 8,0 Triệu
đồng
Số tiền hỗ trợ các hộ xây dựng mô hình thí điểm là: 20 hộ x 2,0 triêu = 40,0 triệu
đồng
8
Phần thứ Nhất
MỞ ĐẤU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tập quán sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ bao đời nay luôn phối hợp
giữa 2 ngành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi thể hiện bằng hình ảnh sinh động
nhất của sản xuất nông nghiệp là sự kết hợp “Con trâu (chăn nuôi) đi trước, cái
cày (trồng trọt) theo sau”. Sứ
c kéo của trâu, bò, ngựa dùng trong việc làm đất và
vận chuyển sản phẩm. Phân và nước tiểu gia súc là nguồn phân bón chủ lực cho
cây trồng. Các phụ phẩm của ngành trồng trọt (rơm lúa, thóc lép lửng, cám gạo,
thân lá ngọn rau xanh, ngọn mía, sơ bã củ sắn, sơ mít, rỉ mật đường, vỏ dừa, …)
được dùng làm thức ăn gia súc gia cầm.
Trong những năm gần đây, công cuộc phát triển cơ giới hóa nhằm tăng
nă
ng suất lao động trong nông nghiệp được đẩy mạnh. Các công việc làm đất
nông nghiệp đã cơ bản sử dụng bằng cơ giới đàn trâu bò hàng triệu con trước nay
không dùng để cày kéo nữa, trù các vùng cao đất dốc, diện tích nhỏ hẹp ở miền
núi vẫn phải dùng sức kéo trâu bò. Đàn trâu bò cày kéo nuôi trong các gia đình
nông dân vùng đồng bằng chủ yếu chuyển thành nguồn cung cấp thực phẩm.
Trong canh tác trồng trọt, phân bón vô cơ gọn nhẹ
, giá rẻ, tốn ít công vận chuyển
và tác động nhanh nên ngày càng được nông dân sử dụng phổ biến thay thế phân
bón hữu cơ. Chăn nuôi trâu bò với qui mô quá nhỏ từ 1 – 2 con/hộ, thậm chí ở
vùng ĐBSH 2 - 6 hộ nuôi chung 1 con trâu cày chỉ phù hợp với khai thác sức kéo,
nếu chuyển sang nuôi thịt thì không hiệu quả. Do vậy người nông dân vùng đồng
bằng bỏ dần việc nuôi trâu bò, số lượng trâu bò nuôi trong các địa phương vùng
đồng bằng giảm đáng kể. Hình thứ
c tổ chức sản xuất hàng hóa bằng chăn nuôi
trâu bò thịt tập trung ở trang trại (trâu bò đàn) có hiệu quả kinh tế cao hơn đã hình
thành và thay thế hình nuôi phân tán trong hộ gia đình. Thực tế, chăn nuôi trâu bò
đàn trong hộ gia đình với qui mô đàn (3 - 5 con trở lên) hiện đang có lợi thế với
nguồn thức ăn cỏ, rơm, thân cây ngô mía, chuối, thân đậu lạc, khá sẵn, thị trường
tiêu thụ thịt trâu bò ngày càng có nhu cầu lớn do m
ức sống nâng lên và các loại
thực phẩm thịt lợn và gia cầm đang dễ xảy ra bệnh dịch có nguy cơ ảnh hưởng sức
khỏe của người tiêu dùng. Chăn nuôi trâu bò cũng còn là các giảm nghèo hiệu quả
của các hộ nông dân nghèo, thiếu việc làm có thu nhập do không có đất canh tác.
Tuy nhiên, các hộ gia đình chuyển sang nuôi bò đàn cung cấp sản phẩm thịt cũng
gặp không ít khó khăn do thiếu diện tích mặt bằng xây dựng chuồng tr
ại ra ngoài
khu dân cư và phải tổ chức bảo vệ đàn gia súc. Số lượng dàn trâu bò giảm nhanh,
hàng năm ở các vùng nông thôn nói chung và nhất là ở vùng Đồng bằng sông
9
Hồng (ĐBSH) hiện có một lượng lớn phụ phẩm nông sản có thể dùng làm thức ăn
nuôi gia súc (trâu, bò, ngực, dê) để tạo ra thực phẩm, phân bón bị bỏ phí. Sau mỗi
vụ thu hoạch, hàng triệu tấn rơm rạ bị đốt bỏ, các phụ phẩm đem trút bỏ vào
nguồn nước gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
Trong chăn nuôi bò thịt, bình quân chỉ cần lượng thức ăn yêu cầu cần: từ 35
- 40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả). Hoặc từ 18 - 20kg cỏ tươi + 3,5 - 4kg
rơm ủ + 0,3 - 0,4 kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo tại chuồng). Là có thể cho
được 1kg tăng trọng.
Như vậy trong chăn nuôi bò thịt hay bò sữa, yêu cầu lượng thức ăn thô,
xanh vẫn là chủ yếu. Với trên 4 triệu ha chuyên trồng lúa một năm từ 2 - 3 vụ sẽ
có một lượng rơm khoảng 8 – 10 triệu T
ấn, đây là khối lượng thức ăn rất lớn để
nuôi đàn trâu, bò, dê, việc tận thu, bảo quản, chế biến rơm thành một nguồn cung
cấp thức ăn thô rất tốt để phát triển mạnh đàn trâu bò các loại hiện nay.
Tại vùng ĐBSH, do đàn trâu bò cày kéo giảm, do rơm khô chúng ăn được ít
nên rất coi nhẹ việc tận thu rơm, để ẩm mục, làm chất đốt, độn chu
ồng, tình trạng
phổ biến hiện nay là đốt ngay ngoài đồng rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề nghiên cứu sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi
gia súc chưa được nhìn nhận giác độ một giải pháp kỹ thuật. Do vậy, đã có nhiều
đề tài chuyên đề nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến phụ phẩm
nông nghiệp làm thức ăn mộ
t cách hiệu quả hơn cho đàn gia súc gia cầm. Các đề
tài khoa học về ủ chua thân lá ngô và cỏ tươi làm thức ăn dự trữ cho trâu bò; Biện
pháp mềm hóa rơm bằng nước vôi; bổ sung u rê vào rơm v.v. làm thức ăn cho trâu
bò.
Ở Việt Nam, thịt trâu bò, đặc biệt là thịt bê, nghé được coi là nguồn thực
phẩm cao cấp, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Đầu tư trang trại chăn nuôi trâu
bò sinh sản và nuôi thịt trong một qui mô thích hợp và ch
ủ động nguồn thức ăn tại
chỗ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và kéo theo nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác.
Hiện tại, ngay ở trong nước cũng chưa có nhiều các nghiên cứu đề cập đến các
biện pháp kinh tế - kỹ thuật và tổ chức quản lý khôi phục ngành chăn nuôi đại gia
súc trên cơ sở khai thác các nguồn thức ăn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Mô
hình ch
ăn nuôi này nhằm tận dụng nguồn nông sản phụ chất lượng thấp để tăng
thêm nguồn thực phẩm dinh dưỡng sạch cho con người và có thêm nguồn phân
bón hữu cơ cung cấp trở lại cho sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững. Tạo ra hiệu
quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp để góp phần vào công cuộc xóa
đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. Khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên, tạo
sinh kế cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn trong điều kiện quỹ đất sản
10
xuất có hạn. Đây có thể coi là một ý tưởng và cách tiếp cận mới thích ứng với
điều kiện của Việt Nam.và đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
trong lâu dài.
Để góp phần thực hiện thành công ý tưởng này cần có những nghiên cứu
đánh giá thực trạng tình hình để tìm ra các luận cứ nhằm đề xuất các giải pháp tạo
điều kiện thúc đẩy khôi phục ngành chăn nuôi trâu bò thị
t ở vùng nông thôn. Xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế, Trung tâm Tư vấn phát triển nông nghiệp
nông thôn được sự hỗ trợ tạo điều kiện của Liên hiệp hội KHKT Việt Nam đã tổ
chúc đã tiến hành đề tài khoa học công nghệ: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng”.
1.2. Mục tiêu đối t
ượng và phạm vi nghiên cứu
a) Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Khảo sát đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiềm năng cũng như điều kiện tổ chức
chăn nuôi trâu bò thịt. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Các mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá được thực trạng chăn nuôi và tiềm năng phát triể
n chăn nuôi trâu bò
thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
(2) Đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng
Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn tới.
b) Đối tượng nghiên cứu
Chăn nuôi trâu bò thịt ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
c) Phạm vi nghiên cứu
a) Nội dung
: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi trâu
bò thịt trong hộ gia đình nông dân.
b) Không gian
: Vùng Đồng bằng sông Hồng.
c) Thời gian
: Đề tài thực hiện trong 2 năm 2011 - 2012.
Đề tài chọn 2 tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc là địa bàn nghiên cứu đại diện
cho vùng Đồng bằng sông Hồng.
11
1.3. Phương pháp nghiên cứu
a) Các phương pháp tiếp cận
(1) Tiếp cận đa chiều trong thiết lập mô hình cụ thể:
Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về vấn đề tổ chức chăn nuôi trâu bò thịt,
nguồn thức ăn và kỹ thuật khai thác chế biến bảo quản thức ăn cho trâu bò;
Khảo sát đánh giá thực tế tiềm năng nguồn thức ăn, tậ
p quán chăn nuôi, trồng
trọt, thu hoạch chế biến nông sản ở địa phương;
(2) Tiếp cận đa mục tiêu trong đánh giá hiệu quả mô hình:
Hiệu quả kinh tế thu được từ sản phẩm chăn nuôi và góp phần tăng hiệu quả
trồng trọt, chế biến;
Hiệu quả xã hội trong tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo;
Hiệu quả môi trường: Kh
ắc phục ô nhiễm môi trường do đốt bỏ phụ phẩm; tạo
nguồn phân hữu cơ cho nông nghiệp sạch và bền vững; Khai thác và tiết kiệm
năng lượng tái sinh sạch (khí sinh học để đun nấu, thắp sáng, phát điện …).
b) Khung nghiên cứu
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu
c) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
9 Kế thừa các kết quả
công trình đã có. Tham khảo tài liệu công trình nghiên
cứu, qui trình kỹ thuật ban hành; Báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
9 Điều tra khảo sát thực tế. Phỏng vấn hộ gia đình; Cán bộ chuyên môn địa
phương; PRA; Chuyên gia, chuyên khảo. hội thảo khao học
Khảo sát đánh giá thực
trạng tình hình chăn nuôi
trâu bò vùng ĐBSH
Phân tích tiềm năng nguồn
TĂ, điều kiện và hiệu quả
của phát triển chăn nuôi
trâu bò ở ĐBSH
Các
hộ
nông
dân
vùng
ĐBSH
chăn
nuôi
trâu
bò
thịt
Điều tra, khảo sát
Kháo sát lặp
lại. T
ổ
ng hợp
để rút ra các
giải pháp cần
thiết để phát
triển chăn
nuôi trâu bò
thịt
Thực
trạng
chăn
nuôi
trâu
bò
thịt ở
vùng
ĐB
SH
Thực hiện mô hình
phát triển chăn nuôi
trâu bò.thịt ở ĐBSH
- Xác định khả năng
nguồn TĂ tận dụng;
Yêu cầu TĂ của đàn
trâu bò nuôi.
- Lập đề án SX
(Con
gióng; Thu gom, SX cây
TĂ; Chuồng trại; THú y;
Xử lý chất thái chống
nhiễm môi trường
Tiêu thụ SP …
12
9 Các phương pháp tổng hợp phân tích: Mô hình hóa; Phân tích kinh tế; Phân
tích chính sách
9 Hợp đồng chuyên đề nghiên cứu
9 Hội thảo khoa học
d) Những hoạt động nghiên cứu đã thực hiện trong 2 năm 2011- 2012
* Năm 2011
(1) Tổ chức điều tra, khảo sát
- Đề tài triển khai điều tra khảo sát tại 2 địa bàn:
(i) Tỉnh Vĩnh Phúc: Đại diện cho vùng nội đồng, ven bãi sông lớn và khu vực sát
địa bàn trung du miền núi.
+ Tiếp xúc trao đổi làm việc với Phòng kỹ thuật (bộ phận chăn nuôi, trồng trọt)
thuộc sở Nông nghiệp & PTNT, sở Khoa học công nghệ, Trung tâm khuyến
nông, Chi cục Thú y tỉnh, Hội Nông dân tỉnh. Phỏng vấ
n 30 cán bộ quản lý và
chuyên môn liên quan đến nông nghiệp thuộc các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc
+ Tiếp xúc trao đổi làm việc với Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trạm khuyến
nông; Trạm Thú y huyện; Hội Nông dân các huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc). Phỏng vấn 30 cán bộ quản lý và chuyên môn liên quan đến nông nghiệp ở
các cơ quan huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ 2 Xã Phú Thịnh và Cao Đại thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tiếp
xúc trao đổi làm vi
ệc với các HTX dịch vụ nông nghiệp và UBND các xã Phú
Thịnh và Cao Đại thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phỏng vấn điều tra và hội thảo PRA về tình hình và kết quả sản xuất nông
nghiệp nói chung và tình hình chăn nuôi trâu bò của các hộ nông dân. Mỗi xã
phỏng vấn 30 hộ. Tổng cộng phỏng vấn 60 hộ nông dân đã và đang có nuôi trâu
bò.
(ii) Tỉnh Thái Bình: Đại diện vùng đồng bằng và bãi ven sông, ven biển.
+ Tiếp xúc trao đổ
i làm việc với Phòng kỹ thuật (bộ phận chăn nuôi, trồng trọt)
thuộc sở Nông nghiệp & PTNT, sở Khoa học công nghệ, Trung tâm khuyến
nông, Chi cục Thú y tỉnh, Hội Nông dân tỉnh. Phỏng vấn 30 cán bộ quản lý và
chuyên môn liên quan đến nông nghiệp thuộc các cơ quan tỉnh Thái Bình
13
+ Tiếp xúc trao đổi làm việc với Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trạm khuyến
nông; Trạm Thú y huyện; Hội Nông dân các huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc). Phỏng vấn 30 cán bộ quản lý và chuyên môn liên quan đến nông nghiệp ở
các cơ quan huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
+ 2 Xã Tây Tiến và Nam Hà thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tiếp xúc
trao đổi làm việc với các HTX dịch vụ nông nghiệp và UBND các xã Tây Tiến
và Nam Hà thuộc huyện Tiền Hải, tỉ
nh Thái Bình.
+ Phỏng vấn điều tra và hội thảo PRA về tình hình và kết quả sản xuất nông
nghiệp nói chung và tình hình chăn nuôi trâu bò của các hộ nông dân. Mỗi xã
phỏng vấn 30 hộ. Tổng cộng phỏng vấn 60 hộ nông dân đã và đang có nuôi trâu
bò.
Kết hợp các hội thảo PRA bàn về chăn nuôi ở địa bàn 4 xã để tuyên truyền
nhận thức về tiềm năng, hiệu quả và cách tính toán phát triển chăn nuôi trâu bò
thịt trong nông hộ
.
(2) Trao đổi làm việc với cơ quan nghiên cứu và quản lý chuyên môn Trung
ương:
Viện Chăn nuôi Quốc gia, Khoa Chăn nuôi ĐHNN Hà Nội, Cục chăn nuôi;
Trung tâm giống gia súc, thức ăn chăn nuôi và đồng cỏ Ba Vì; Trung ương Hội
Nông dân VN.
(3) Hợp đồng thực hiện 03 Chuyên đề khoa học
1 Thực trạng khai thác và chế biến nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
chăn nuôi trâu bò thịt trong hộ gia đình vùng ĐBSH
2 Khả năng và điều kiện cần thiết để khai thác và chế biến nguồn phụ phẩm
nông nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò thịt trong hộ nông dân
vùng Đồng bằng sông Hồng
3 Phương pháp xây dựng kế hoạch tận thu phụ phẩm kết hợp gieo trồng cây
thức ăn gia súc đảm bảo chủ động đủ nguồn thức ăn cho đàn trâu bò của hộ
gia đình ở ở vùng Đồng bằng sông Hồng
** Năm 2012:
1) Tổ chức điều tra, khảo sát lặp lại
+ Đề tài triển khai điều tra khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp và hội thảo PRA về
sự biến động của đàn trâu bò thịt nuôi trong các hộ gia đình tại 2 địa bàn. Khảo sát
tập trung vào các hộ đã điều tra năm thứ nhất để có thể so sánh sự biến động số
14
đầu con, kết quả chăn nuôi qua 2 năm, từ đó xác định khả năng phát triển chăn
nuôi bò của các hộ nông dân trong 3 năm 2010 – 2011 - 2012. Với các hộ có nuôi
trâu bò năm 2011, nhưng đến năm 2012 không còn nuôi trâu bò thì sẽ thu thập
thông tin về các lý do mà hộ đó ngừng chăn nuôi trâu bò thịt.
+ Tổ chức tuyên truyền và phát động đăng ký hộ xây dựng mô hình phát triển
chăn nuôi trâu bò thịt. Chọn 20 hộ trong số 120 hộ khảo sát để xây dựng mô hình
phát triể
n chăn nuôi trâu bò thịt. Mỗi xã chọn 5 hộ có đàn trâu bò đang nuôi với số
lượng tăng lên hoặc ổn định trong 3 năm khảo sát. Các chủ hộ phải ký cam kết
thực hiện các hạng mục đầu tư trong đề án mô hình phát triển chăn nuôi của hộ
sau khi đã sau khi đã bàn bạc thống nhất với nhóm nghiên cứu.
+ Tổ chức trao đổi làm việc với các Ban quản lý các HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ
nhóm chăn nuôi và UBND các xã Phú Thịnh và Cao Đại thuộc huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; Các xã Tây Tiến và Nam Hà thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình thông qua danh sách, đề án mô hình của các hộ đăng ký, từ đó có kế
hoạch phối hợp tổ chức hướng dẫn, đôn đốc của Trung tâm và cộng đồng với các
chủ hộ trong thực hiện mô hình.
+ Trao đổi làm việc với Phòng Nông nghiệp & PTNT; Trạm khuyến nông; Trạm
Thú y các huyện Ti
ền Hải (Thái Bình) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) thông qua và
tham khảo ý kiến về các giải pháp tạo điều kiện phát triển mô hình chăn nuôi trâu
bò thịt trong các hộ gia đình.
(2) Tổ chức tham quan học tập kỹ thuật chăn nuôi để xây dựng mô hình.
Tổ chức tham quan học tập cho các chủ hộ thực hiện mô hình tại Trung tâm
nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia. Tham quan học
tập một số mô hình chă
n nuôi trâu bò thịt tiên tiến trong hộ gia đình ở 2 xã An
Tường và Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường. Nội dụng chủ yếu học tập cách
thức thu gom bảo quản chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn thô xanh
dự trữ cho đàn trâu bò; Qui cách tổ chức hệ thống chuồng trại chăn nuôi; Thu gom
xử lý chất thải chăn nuôi để không gây ô nhiễm môi trường; Tìm hiểu các giống
bò nuôi thịt cao sản; Các giống cỏ tốt để trồng thâm canh chăn nuôi; Phương thức
nuôi dưỡng các con bê của bò sữa thành bò thịt chất lượng cao. v.v.
Kiểm tra giám sát các hộ thực hiện phương án tăng số đầu con, chuẩn bị
nguồn thức ăn dự trữ bằng rơm khô, thân là chuối, ngô, thân lá mía; Chuẩn bị điều
kiện để ủ xanh thức ăn dự trữ cho trâu bò.
15
(3) Hợp đồng thực hiện 7 chuyên đề khoa học.
TT Tên chuyên đề
1
Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường để tổ chức chăn nuôi trâu bò
thịt ở hộ ND vùng ĐBSH.
2
Các vấn đề thú y trong phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở hộ nông dân vùng
ĐBSH.
3
Xây dựng bảng cân đối cung cầu thức ăn xanh và bổ sung trong chăn nuôi
trâu bò thịt hộ gia đình vùng ĐBSH
4
Các kênh cung ứng vật tư (Con giống, thức ăn, thuốc thú y, …) và tiêu thụ
sản phẩm trong chăn nuôi trâu bò thị ở nước ta hiện nay.
5
Kinh nghiệm tổ chức chăn nuôi đàn trâu bò trong hộ gia đình ở một số nước
trên thế giới
6
Kinh nghiệm ở Việt Nam về tổ chức sản xuất, cung ứng thức ăn đảm bảo
cho chăn nuôi trâu bò hộ gia đình hộ nông dân đạt hiệu quả cao.
7
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của các hộ chăn nuôi trâu bò
trong các mô hình đề tài xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Bình.
(4) Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài 2 năm.
Đánh giá thực trạng chăn nuôi trâu bò thịt trong nông hộ vùng ĐBSH; Từ
kết quả khảo sát và xây dựng mô hình đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi
trâu bò trong hộ gia đình nông dân vùng ĐBSH.
16
Phần thứ Hai
KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn tổ chức phát triển chăn nuôi trâu
bò thịt trong nông hộ ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1. Một số phụ phẩm nông nghiệp chính có thể khai thác, chế biến, bảo
quản và sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò thịt vùng Đồng bằng sông
Hồng
a) Các chủng loại phụ
phẩm nông nghiệp
(1) Rơm rạ
Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa thứ hai của nước ta sau Đồng bằng sông
Cửu Long. Rơm rạ là nguồn phụ phẩm có khối lượng rất lớn và là nguồn thức ăn
dồi dào cho trâu bò thịt. Rơm rạ nhìn chung là có hạn chế là không ngon miệng
nên gia súc ăn không được nhiều, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp, tuy vậy
nếu được xử lý với u-rê thì sẽ làm t
ăng lượng ăn vào của gia súc, tăng tỷ lệ tiêu
hoá, tăng giá trị dinh dưỡng.
(2) Thân cây ngô sau thu hoạch
Ngoài cây lúa là cây trồng chính trong hệ thống canh tác thì cây ngô cũng
là cây lương thực quan trọng trong hệ thống canh tác của đồng bằng sông Hồng.
Lượng thân cây ngô sau thu hoạch cũng khá lớn và là nguồn phụ phẩm nông
nghiệp có giá trị cho trâu bò thịt. Thân cây ngô có hạn chế là nếu để khô gia súc
khó ăn và tỷ lệ tiêu hoá cũng hạn chế, tuy nhiên nếu chế biến b
ằng cách ủ chua thì
sẽ là nguồn thức ăn thô có giá trị rất cao, vừa ngon miệng để gia súc ăn được
nhiều, vừa có tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng cao.
(3) Thân dây lạc
Lạc là các cây họ đậu được trồng nhiều ở những vùng đất màu hoặc trồng
xen canh. Ngoài việc cung cấp thức ăn giầu đạm, mỡ cho con người thì thân cây
lạc cũng là nguồn thức ăn giầu đạm cho trâu bò thịt. Hạ
n chế của thân cây lạc là
nếu phơi khô sẽ dai, khó ăn và tỷ lệ tiêu hoá thấp, tuy nhiên nếu ủ chua thì sẽ
ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng đạm.
(4) Ngọn lá mía
Ngọn lá mía cũng có lượng khá lớn ở vùng này nếu tận dụng đươc hết tiềm
năng. Thông thường nông dân cũng chỉ cho gia súc ăn ngọn lá mía ở dạng tươi
được bao nhiêu thì tuỳ vào mùa thu hoạch, còn sau đó thì phơ
i khô đốt hoặc làm
17
củi đun. Ngọn lá mía có hàm lượng đường khá cao nhưng lá cứng và có lông ăn
tươi rát lưỡi, nếu được ủ chua thì trở thành thức ăn rất tốt cho trâu bò thịt, ngon
miệng, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị năng lượng cao.
(5) Ngọn lá sắn
Một số nơi vùng đồng bằng sông Hồng có núi, đồi (đất cao) là nơi thích
hợp để trồng sắn. Ngoài việc cung cấp củ sắn làm nguồn lương thự
c cho con
người, thức ăn tinh cho gia súc và sản xuất một số chế phẩm khác thì ngọn lá sắn
(kể cả phần thân non) là phụ phẩm có thể được sử dụng như một nguồn thức ăn
giầu đạm cho trâu bò thịt. Ngọn lá sắn cho trâu bò ăn ở dạng tươi thì dễ nguy
hiểm vì hàm lượng HCN trong ngọn lá sắn cao, nhưng nếu chế biến bằng cách
phơi khô hoặc ủ chua thì trở
thành thức ăn bổ sung đạm rất tốt cho trâu bò thịt.
(6) Thân lá chuối, ngọn dứa
Ngoài ra vùng ĐBSH bà con nông dân còn trồng một số cây trồng khác trong
đó hai cây dứa và chuối cũng có nguồn phụ phẩm có thể sử dụng cho trâu bò thịt.
Tuy nhiên trong chuyên đề này không tập trung thảo luận các cây trồng này, chỉ
nêu lên để phản ánh tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp có thể khai thác, chế biến,
bảo quản và sử dụng làm thức
ăn chăn nuôi trâu bò thịt vùng Đồng bằng sông
Hồng.
b) Đánh giá giá trị dinh dưỡng của từng loại phụ phẩm nông nghiệp
Theo Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam
của Viện Chăn nuôi (2001) thì giá trị dinh dưỡng của từng loại phụ phẩm dùng
cho trâu bò như sau:
Biểu 1. Giá trị dinh dưỡng từng loại phụ phẩm
Thành phần hoá học (%)
Tên thức ăn
Vật
chất
khô
Protein
thô
Lipid
thô
Xơ
thô
Can
xi
Phốt
pho
NLTĐ
(*)
(Kcal/Kg)
Rơm lúa tẻ ĐBSH 74,69 4,15 1,58 20,53 0,31 0,18 1.353
Thân cây ngô STH 61,6 4,70 1,20 19,4 0,25 0,15 1.206
Thân lá cây lạc 22,50 3,17 1,27 6,24 0,35 0,06 590
Ngọn lá mía 22,20 0,75 0,56 6,92 0,05 0,05 483
Ngọn lá sắn 16,67 4,72 0,67 3,12 0,18 0,09 418
(*) NLTĐ: Năng lượng trao đổi
(Nguồn: Viện Chăn nuôi quốc gia)
18
Biểu 2: Tổng lượng dinh dưỡng của từng loại phụ phẩm cả vùng ĐBSH
Tên thức ăn
Tổng
lượng
(1000 tấn)
Tổng lượng
VCK
(1000 tấn)
Tổng lượng
Protein thô
(1000 tấn)
Tổng
NLTĐ
(Tỷ Kcal)
Rơm lúa tẻ cả năm 5.442 4.065 22,6 7.363.026
Rơm lúa tẻ vụ chiêm 2.874 2.146 11,9 3.851.991
Rơm lúa tẻ vụ mùa 2.568 1.919 10,7 3.475.857
Thân cây ngô sau thu
hoạch
1.058 652 49,7 1.275.948
Thân lá cây lạc 257 58 8,1 151.630
Ngọn lá mía 22 5 0,2 10.626
Ngọn lá sắn 54,5 9 2,6 227.810
Tổng 12.275,5 8.854 105,8 16.356.888
(Nguồn: Ước tính của nhóm nghiên cứu)
c) Các điều kiện cần thiết để nông hộ có thể khai thác, chế biến, bảo quản
và sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trâu bò thịt
Nông nghiệp nước ta có nhiều loại cây trồng, trong đó cây lúa là cây lương
thực hàng đầu và nhiều loại cây trồng hoa màu khác như ngô, khoai, sắn, lạc,
đậu.v.v. Ngoài những sản phẩm chính để cung cấp lương thực và các sản phẩ
m
khác cho con người thì hàng năm chúng ta còn thu được một khối lượng lớn phụ
phẩm. Nguồn phụ phẩm này nếu sử dụng tốt chúng ta có thể nuôi thêm hàng triệu
trâu. Chúng ta lại có mùa đông khô dài (gần 6 tháng), thời gian này lượng cỏ tự
nhiên và cỏ trồng làm thức ăn thô xanh cho trâu bị hạn chế thì phụ phẩm nông
nghiệp là nguồn thay thế rất lớn và quan trọng. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của
phụ phẩm nông nghiệp nói chung là nghèo và tỷ l
ệ tiêu hoá thấp. Để nâng cao
chất lượng của các phụ phẩm làm thức ăn gia súc. Có rất nhiều phương pháp xử
lý, chế biến phụ phẩm như phương pháp cơ học, vật lý, sinh học, hóa học .v.v.
Trong chuyên đề này chúng ta tập trung vào các phương pháp phổ biến là phơi
khô, xử lý với u -rê và ủ chua. Đây là những phương pháp xử lý đơn giản và hiệu
quả, dễ áp dụng trong điều kiện nông hộ.
d) Kỹ thuật chế biến
(1) Chế biến rơm
19
Phơi khô đánh đống
Phơi khô, đánh đống là phương pháp bảo quản rơm đơn giản và phổ biến
rộng rãi hiện nay. Rơm rạ khô, đảm bảo độ ẩm 9- 10%, rơm vẫn còn màu xanh là
thu về đánh đống kịp thời. Cần lưu ý chọn nơi đánh đống rơm cao ráo, thoáng, đễ
thoát nước để rơm không bị ẩm ướt.
Đóng bánh rơm
Rơm rạ có thể được đóng bánh như đóng bánh cỏ khô. Mỗi bánh rơm được
đóng có thể giảm thể tích so với đánh đống từ 5- 6 lần mà lại dễ bảo quản, có thể
xếp vào các nhà kho rất đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp đóng
thủ công có thể đóng khuôn bằng gỗ hay bằng sắt có kích thước vừa phải, xếp
r
ơm vào rồi dùng dây thép hai đai sắt cố định, rồi néo chặt. Có thể sử dụng máy
đóng bánh rơm khi làm với số lượng và quy mô lớn.
Xử lý rơm khô với u -rê và vôi
Một số công thức có thể áp dụng để xử lý rơm khô:
- 100 kg rơm khô + 4 kg u-rê + 70 – 100 lít nước sạch.
- 100 kg rơm khô + 4 kg u-rê + 0,5 kg vôi tôi + 70 – 100 lít nước sạch.
- 100 kg rơm khô + 2,5 kg u-rê + 2 – 3 kg vôi tôi + 70 – 100 lít nước sạch.
Hố ủ được xây bằng gạch và xi măng, chìm hoặc nổi hoặc nửa chìm nửa nổi, loại
hố ủ xây rất tốt, nhưng giá thành cao, có thể áp dụng cho các hộ nông dân có điều
kiện kinh tế. Nếu không xây thì có thể đào h
ố và lót ni lông. Hố ủ đào bằng đất
nửa nổi nửa chìm là loại hố ủ có thể áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Tạo
hố ủ kiểu này nên lưu ý đến các vật dụng làm đệm lót (tốt nhất nên dùng nilon,
hoặc bao đựng phân đạm) nếu không dễ bị ngấm nước vào nguyên liệu gây thối
mốc. Hố ủ loại này nên làm ở nơi khô ráo sạch sẽ, không có nước thấm vào.
Trong từng h
ộ, tùy theo lượng rơm muốn xử lý mà đào hoặc xây hố theo kích
thước thích hợp. Có thể làm hố vuông, chữ nhật hoặc tròn tùy theo diện tích và
địa thế của nơi đặt hố.
Trường hợp không làm hố thì có thể sử dụng túi ni lông dày (đảm bảo độ dai, bền)
và có đường kính 1-1,5 m. Chiều dài từng túi do lượng rơm cần ủ mà quyết định
dài ngắn cho thích hợp.
Phương pháp ủ là U -rê và vôi được hoà tan trong nước cho đều, r
ải từng lớp rơm
mỏng khoảng 20 cm rồi tưới nước urê /vôi sao cho thật đều, đảo qua đảo lại sao
cho ngấm nước u rê /vôi, rồi dùng chân nén chặt, rồi lại tiếp tục trải một lớp rơm
20
và nước, lại nén chặt. Sau đó phủ bao ni lông lên trên cho thật kín, không để
không khí, nước mưa ở ngoài lọt vào và khí amôniắc ở trong bay ra.
Nếu ủ trong túi thì trên sân sạch, hay trên một tấm ni lông hoặc vải xác rắn rộng
chừng 2 – 3 m
2
trải từng lớp rơm dày chừng 20 cm. Sau đó tưới nước u rê và vôi
đã hoà tan cho thấm ướt đều tất cả lớp rơm, không dội quá nhiều làm thừa nước u
rê chảy đi gây lãng phí. Tiếp theo cho lớp khác và lại tưới đều, lần lượt như vậy
tới khi hết lượng rơm cần xử lý. Các lớp dưới nên tưới ít hơn các lớp trên vì nước
dư thừa sẽ thấm xuống các lớ
p dưới. Sau khi rơm được tưới đều thì cho chúng vào
các bao ni lông, nén thật chặt rồi buộc kín lại. Đặt các bao này vào các nơi sạch
sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
Sau khi ủ khoảng 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) bắt đầu lấy rơm ra cho
gia súc ăn. Lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa, mỗi lần lấy xong phải
đậy kín hố ủ hoặc buộc kín túi lạ
i. Rơm ủ có chất lượng tốt có màu vàng đậm, mùi
urê, không có mùi mốc, rơm ẩm và mềm.
Rơm ủ sẽ mềm hơn nên thường được trâu bò thích ăn và ăn được nhiều hơn so với
rơm chưa ủ. Tuy nhiên một số trâu bò lần đầu tiên không chịu ăn rơm ủ với u-rê,
nên phải tập cho chúng quen dần. Lúc đầu cho ăn ít, trộn chung với thức ăn khác
mà chúng thích ăn, sau đó cho ăn tă
ng dần lên. Có thể lấy rơm ủ ra để trong mát
chừng một tiếng đồng hồ để mùi u rê bay bớt, hoặc trộn thêm cỏ xanh để trâu bò
ăn cùng chừng 2 – 3 ngày rồi giảm dần lượng cỏ trộn đến khi chúng ăn quen thì
thôi. Cần lưu ý là cho trâu bò ăn rơm chế biến càng nhiều càng tốt, nhưng hàng
ngày vẫn cần chăn thả hoặc bổ sung một lượng cỏ xanh cần thiết.
Xử lý r
ơm tươi với u -rê
Việc ủ rơm tươi có nhiều ưu điểm hơn so với ủ rơm khô vì rơm tươi có giá trị
dinh dưỡng cao hơn rơm khô (do có nhiều chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình
phơi khô). Tỷ lệ tiêu hoá của rơm tươi cao hơn rơm khô và còn cao hơn cả rơm
khô ủ urê. ủ rơm tươi với u rê bảo đảm giá trị dinh dưỡng của rơm, giữ nguyên
gần như
ban đầu. Một thuận lợi nữa là trong thực tế sau mỗi vụ gặt chỉ cần ủ một
lần, dự trữ để cho ăn tới hết.
Phương pháp ủ là không cần hoà u rê vào nước mà có thể rải u rê trực tiếp lên rơm
theo từng lớp (vì rơm có chứa tỷ lệ nước cao).
Lượng u-rê sử dụng bằng khoảng 4% khối lượng rơm tính theo vật chất khô. Do
đó khi tính toán ph
ải căn cứ vào hàm lượng nước của rơm khi đem ủ, để tính toán
lượng u rê cho phù hợp (trong quá trình ủ chú ý độ ẩm của rơm, nếu rơm mới lấy
21
về sau khi thu hoạch thì độ ẩm thích hợp, nếu rơm đã để khô thì phải thêm nước
tùy thuộc vào độ khô của rơm).
Hố ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mô tả ở phần trên.
Tuy nhiên lưu ý là vì rơm tươi thường được ủ với lượng lớn sau khi thu hoạch nên
có thể cần nhiều hố ủ hoặc túi có kích thước lớn hơn.
Phươ
ng pháp ủ là cho rơm vào hố ủ một lớp rơm thì rải một lớp u rê, làm như thế
cho đến khi đầy hố, rồi phủ kín hố ủ bằng nilon. Lưu ý là vì rơm còn tươi nên phải
nén thật chặt và phủ nilon thật kín để tránh tổn thất trong quá trình hô hấp và lên
men vi sinh vật.
Ngoài ra khi ủ rơm tươi cũng nên lưu ý thêm là do rơm còn tươi non có nhiều
đường glucoza nên nếu độ ẩm thấp (rơm đã khô m
ột phần mà không cho thêm
nước) và nhiệt độ cao (cho rơm vào hố ủ lúc trời nắng) thì độc tố sẽ hình thành do
phản ứng giữa đường và u rê có thể gây độc cho gia súc.
Sau khi ủ khoảng 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) bắt đầu lấy rơm ra cho
gia súc ăn. Lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa, mỗi lần lấy xong phải
đậy kín hố ủ hoặc buộc kín túi lạ
i.
(2) Kỹ thuật chế biến rơm làm thức ăn cho trâu, bò
Rơm là loại thức ăn thông dụng cho trâu, bò, có thể tích trữ dùng dần khi thời
tiết khắc nghiệt. Để chủ động phòng chống rét và tận dụng nguồn rơm rạ sau thu
hoạch, xin giới thiệu phương pháp chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho gia
súc.
Phương pháp mềm hoá
Rơm có thể phơi khô hoặc còn tươi. Tính l
ượng rơm trâu, bò có thể sử dụng
hết trong ngày để riêng hoặc cho vào máng rồi dùng nước muối 1% tưới lên. Cứ
1kg rơm dùng 1 lít nước. Chú ý, ăn bữa nào làm bữa đó.
Phương pháp kiềm hoá
Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo.
Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch.
Công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước.
Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo rồi đổ nướ
c vôi 1% vào đảo đều trong 3
ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3 lần).
Cho rơm lên giá để ráo nước vôi.
22
Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.
Phương pháp ủ urê
Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước.
Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua; xây bể nổi; ủ trong bao
nylon hoặc ủ thành cây rơm phủ kín nylon có dây buộc chặt. Tuỳ lượng rơm cần ủ
mà chọn kích thước cho phù hợp.
Mỗi hố kích thước dài, rộng, sâu tương ứng: 1,5 x 1, 5 x 1m có thể ủ
được
200kg rơm khô. Sau khi bỏ rơm vào, nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xác
rắn xung quanh.
Cách ủ rơm cho vào túi nylon
Nguyên liệu: 100kg rơm khô + 4kg đạm urê + 100 lít nước.
Dụng cụ: 12 chiếc bao tải, 12 túi nylon loại to, 1 tấm vải dứa, bạt, ôdoa, cân,
xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm.
Cách làm: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc vải nhựa. Dùng bình
ô doa chứa 10 lít nước hoà với 0,4kg urê tưới; nếu r
ơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 -
7 lít nước/10kg rơm nhưng vẫn hoà đủ 0,4kg urê. Tưới xong đảo đều để rơm thấm
urê, sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét chặt vào bao tải.
Cho ăn: Sau khi ủ 7 - 10 ngày có thể lấy rơm cho trâu, bò ăn. Ban đầu cho ăn 1-
2kg. Mỗi ngày cho ăn tối đa 7 - 10 kg/con
. Ủ chua thân cây ngô sau khi thu bắp
Cây ngô sau khi thu bắp không cần phơi mà ủ ngay vào ngày thu hoạch. Để đảm
bảo cho việc lên men
được tốt và nâng cao chất lượng thức ăn cần bổ sung thêm rỉ
mật hoặc cám. Số lượng cám bổ sung khoảng 5-6% theo khối lượng tươi (1,2-
1,5% theo vật chất khô).
Hố ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mô tả ở phần trên.
Phương pháp ủ là chặt thân cây ngô thành từng đoạn 5-6 cm, chất nguyên liệu vào
hố ủ hay vào bao theo từng lớp dày 15 – 20cm và nén thật chặt. Nếu là cám thì
tr
ộn rắc đều, còn rỉ mật thì vảy đều hoặc hoà nước và tưới đều.
Sau khi ủ 3 tuần thì bắt đầu lấy ra cho ăn, lấy vừa đủ lượng cần thiết cho từng
bữa, mỗi lần lấy xong lại đậy kín hố lại để tránh nước mưa và không khí lọt vào.
(3). Ủ chua thân cây lạc sau khi thu hoạch củ
23
Thân cây lạc sau khi thu hoạch củ được rũ sạch đất, cắt bỏ phần gốc già, sau đó
chặt ngắn thành từng đoạn 5 – 6 cm. Để hong trong bóng dâm cho ráo, tránh bị
vàng, rồi tiến hành ủ ngay trong 1 –2 ngày.
Khi ủ thân cây lá lạc thì cần bổ sung thêm bột sắn, hay cám gạo hoặc ngô và muối
ăn theo tỷ lệ sau: cứ 100 kg thân lá lạc tươi cần bổ sung thêm 5-6 kg bột sắn (hay
cám hoặc bột ngô) và 0, 5 kg muối ăn.
Hố
ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mô tả ở phần trên.
Phương pháp ủ là hỗn hợp các nguyên liệu theo tỷ lệ, trộn đều ở ngoài hố ủ rồi
bốc vào hố theo từng lớp (mỗi lớp dầy 15– 20cm), dùng chân nén nguyên liệu cho
chặt (càng chặt càng tốt). Cũng có thể cân lá lạc rồi trải vào hố thành từng lớp
cũng có độ dầy từ 15 – 20cm rồi r
ắc đều cám và muối theo tỷ lệ nêu trên, sau đó
nén lại thật chặt. Cứ ủ lần lượt theo từng lớp như vậy cho tới khi hết nguyên liệu
hay đầy hố, túi thì thôi.
Sau khi nén chặt thân lá lạc, dùng ni lông phủ kín lên rồi lấp đất lên (lớp đất dầy
cần thiết là 30– 40cm). Đầm nén chặt lớp đất và tạo thành hình mui rùa. Sau khi ủ
3 – 5 ngày cho đống ủ ngót xuống, đầm nén lại lớp đất đã phủ và cho thêm m
ột
chút đất lên mặt và nén lại thật chặt. Có thể dùng các vật liệu sẵn có như rơm, lá
mía, lá cọ để phủ lên trên nhằm tránh nước mưa thấm xuống hố ủ gây hỏng thức
ăn đã ủ.
Sau khi ủ 50 – 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn được. Nếu chưa cần dùng
đến thì có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) mà chất lượng vẫn tốt. Thân lá lạc
ủ chua có thể dùng cho gia súc ăn d
ần trong 3 – 4 tháng mà chất lượng vẫn tốt.
Chú ý không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng
khác.
Về cảm quan thì thân lá lạc ủ chua tốt có màu vàng nhạt, mềm, hơi đàn hồi, mùi
như mùi dưa muối. Nếu thân lá lạc ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là
chất lượng kém, bị hư hỏng, không nên cho ăn.
Khi lấy cho gia súc ăn nên lấy gọn gàng, theo trình tự, tránh lãng phí, nên lật lớp
đất lên trên vừ
a đủ rộng không được cùng một lúc bóc hết lớp đất phủ phía trên hố
ủ. Hàng ngày lấy thức ăn ủ cho gia súc ăn, sau đó dùng vải mưa hoặc bao tải che
kín lại và tiếp tục không cho nước thấm vào thức ăn ủ chua. Nếu ủ bằng túi thì sau
mỗi lần lấy cho gia súc ăn xong phải buộc túi kỹ lại tránh để cho nước hoặc không
khí vào sẽ ảnh hưởng tới quá trình bảo quản lâu dài.
(4).
Ủ chua ngọn lá sắn
24
Ngọn lá sắn thu về cần phải đập dập phần thân cây (phần ngọn) và chặt ngắn
thành từng đoạn 3 –4 cm. Khi ủ ngọn lá sắn thì cần thiết phải bổ sung 5–6% bột
sắn, cám gạo hoặc bột ngô và 0, 5kg muối ăn cho mỗi 100 kg nguyên liệu tính
theo khối lượng tươi.
Hố ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mô tả ở phần trên.
Ph
ương pháp ủ là hỗn hợp các nguyên liệu theo tỷ lệ, trộn đều ở ngoài hố ủ rồi
bốc vào hố theo từng lớp (mỗi lớp dầy 15 – 20cm), dùng chân nén nguyên liệu
cho chặt (càng chặt càng tốt). Cũng có thể cân ngọn lá sắn rồi trải vào hố thành
từng lớp cũng có độ dầy từ 15 – 20cm rồi rắc đều cám và muối theo tỷ lệ nêu trên,
sau đó cũng nén ngọn lá sắn thật chặ
t. Cứ ủ lần lượt theo từng lớp như vậy cho tới
khi hết ngọn lá sắn hay đầy hố ủ.
Sau khi nén hết ngọn lá sắn, dùng nilon, vải mưa cũ, bao tải dứa, lá chuối phủ kín
lên rồi dùng xẻng xúc đát lấp lên (lớp đất dầy cần thiết là 30 – 40cm). Đầm nén
chặt lớp đát và tạo thành hình mui rùa. Sau khi ủ 3 – 5 ngày cho đống ủ ngót
xuống, đầm nén lại lớp đất đ
ã phủ và cho thêm một chút đất lên mặt và nén lại
thật chặt. Dùng các vật liệu sẵn có như rơm, lá mía, lá cọ để phủ lên trên nhằm
tránh nước mưa thấm xuống hố ủ gây hỏng thức ăn đã ủ.
Sau khi ủ 50 – 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn được. Nếu chưa cần dùng
đến thì có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) mà chất lượng vẫn tốt. Ngọn lá sắn
ủ chua có thể
dùng cho gia súc ăn dần trong 3– 4 tháng mà chất lượng vẫn tốt.
Chú ý không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng
khác.
Ngọn lá sắn ủ chua tốt có màu vàng nhạt, mềm, hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa
muối. Nếu ngọn lá sắn ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất lượng
kém, bị hư hỏng, không nên cho ăn.
Khi lấy thức ăn cho gia súc ăn nên lấy gọn gàng, theo trình tự, tránh lãng phí, nên
lật lớp đất lên trên vừa đủ rộng không được cùng một lúc bóc hết lớp đất phủ phía
trên hố ủ. Hàng ngày lấy thức ăn ủ cho gia súc ăn, sau đó dùng vải mưa hoặc bao
tải che kín lại và tiếp tục không cho nước thấm vào thức ăn ủ chua. Nếu ủ bằng túi
thì sau mỗi lần lấy cho gia súc ăn xong phải buộc túi kỹ lại tránh để cho nước
hoặc không khí vào sẽ ảnh h
ưởng tới quá trình bảo quản lâu dài.
(5). Ủ chua ngọn lá mía
Ngọn lá mía sau khi thu hoạch cây hãy còn xanh được chặt ngắn 2- 3 cm (phần
cứng như búp ngọn cần đập dập trước khi thái nhỏ). Cũng cần bổ sung 5-6% tinh
bột và 0, 5kg muối ăn cho mỗi 100 kg nguyên liệu ủ tính theo khối lượng tươi.
25
Hố ủ cũng có thể xây hoặc đào hoặc dùng túi ni lông giống như mô tả ở phần trên.
Phương pháp ủ là hỗn hợp các nguyên liệu theo tỷ lệ, trộn đều ở ngoài hố ủ rồi
bốc vào hố theo từng lớp (mỗi lớp dầy 15 – 20cm), dùng chân nén nguyên liệu
cho chặt (càng chặt càng tốt). Cũng có thể cân ngọn lá mía rồi trải vào hố thành
từng lớp cũng có độ dầ
y từ 15 – 20cm rồi rắc đều cám và muối theo tỷ lệ nêu trên,
sau đó cũng nén ngọn lá mía thật chặt. Cứ ủ lần lượt theo từng lớp như vậy cho tới
khi hết ngọn lá mía hay đầy hố ủ.
Sau khi nén hết ngọn lá mía, dùng ni lông phủ kín lên rồi lấp đất lên (lớp
đất dầy cần thiết là 30 – 40cm). Đầm nén chặt lớp đát và tạo thành hình mui rùa.
Sau khi ủ 3 – 5 ngày cho đống ủ ngót xuống, đầm nén lại l
ớp đất đã phủ và cho
thêm một chút đất lên mặt và nén lại thật chặt. Dùng các vật liệu sẵn có như rơm,
lá mía, lá cọ để phủ lên trên nhằm tránh nước mưa thấm xuống hố ủ gây hỏng
thức ăn đã ủ.
Sau khi ủ 50 – 60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn được. Nếu chưa cần
dùng đến thì có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm) mà chất lượng vẫn tốt. Ng
ọn
lá mía ủ chua có thể dùng cho gia súc ăn dần trong 3– 4 tháng mà chất lượng vẫn
tốt. Chú ý không nấu chín thức ăn ủ vì sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng
khác.
Ngọn lá mía ủ chua tốt có màu vàng nhạt, mềm, hơi đàn hồi, mùi như mùi
dưa muối. Nếu ngọn lá mía ủ có màu đen thẫm, ủng nát, mùi khó ngửi là chất
lượng kém, bị hư hỏng, không nên cho ăn.
Khi lấy thức ăn cho gia súc ăn nên lấy gọn gàng, theo trình t
ự, tránh lãng
phí, nên lật lớp đất lên trên vừa đủ rộng không được cùng một lúc bóc hết lớp đất
phủ phía trên hố ủ. Hàng ngày lấy thức ăn ủ cho gia súc ăn, sau đó dùng vải mưa
hoặc bao tải che kín lại và tiếp tục không cho nước thấm vào thức ăn ủ chua. Nếu
ủ bằng túi thì sau mỗi lần lấy cho gia súc ăn xong phải buộc túi kỹ lại tránh để cho
nước hoặc không khí vào sẽ ả
nh hưởng tới quá trình bảo quản lâu dài.
(6) Làm bánh dinh dưỡng cho trâu bò
Bánh urê-rỉ mật (MUB- bánh dinh dưỡng) là một dạng chế biến của phế
phụ phẩm công nghiệp, được ép thành khối có bổ sung khoáng. Thành phần chủ
yếu là rỉ mật (cung cấp năng lượng), urê (cung cấp đạm), chất độn thường là các
nguyên liệu rẻ tiền. Gia súc nhai lại sử dụng được thêm chất dinh dưỡng, cải thiện
môi trường dạ cỏ có l
ợi cho vi sinh vật tiêu hoá thức ăn.