Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khoẻ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.03 MB, 250 trang )



2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Tác giả: - ThS. Nguyễn Hoàng Phương Lan;
- PGS.TS. Phạm Văn Lợi;
- TS. Đỗ Nam Thắng;
- TS. Nguyễn Hải Yến.



BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN HỆ SINH THÁI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG – SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI




PGS.TS. Phạm Văn Lợi
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





ThS. Nguyễn Hoàng Phương Lan





HÀ NỘI, NĂM 2012


3
DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Lan - Viện Khoa học quản lý môi trường
Danh sách người tham gia thực hiện đề tài:
1 PGS.TS. Phạm Văn Lợi Viện Khoa học quản lý môi trường
2 TS. Đỗ Nam Thắng Viện Khoa học quản lý môi trường
3 TS. Nguyễn Hải Yến Viện Khoa học quản lý môi trường
4 ThS.Dương Xuân Điêp Viện Khoa học quản lý môi trường
5 ThS. Nguyễn Thị Oanh Viện Khoa học quản lý môi trường
6 CN. Tạ Thùy Linh Viện Khoa học quản lý môi trường
7 CN. Nguyễn Thị Thu Thảo Viện Khoa học quản lý môi trường
8 CN. Nguyễn Thị Ngọc Ánh Viện Khoa học quản lý môi trường
9 CN. Trần Thu Hằng Viện Khoa học quản lý môi trường
10 ThS. Nguyễn Ngọc Thắng WWF
11 ThS. Vũ Thu Nga Chuyên gia sức khỏe môi trường
12 ThS. Vũ Hải Nam Chuyên gia môi trường
13 ThS. Tô Kim Oanh Trung tâm môi trường và phát triển cộng đồng
14 ThS. Lê Đại Thắng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam











4
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, ẢNH TRONG BÁO CÁO 8
DANH MỤC BẢNG TRONG BÁO CÁO 9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 10
BÀI TÓM TẮT 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1 Đặt vấn đề 14
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 16
1.2.1. Mục tiêu tổng quan của đề tài
16
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể của đề tài 16
1.3 Cách tiếp cận của đề tài 17
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 18
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
2.2 Nội dung nghiên cứu 18
2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải
quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe
18
2.2.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh
thái ở một số nước trên thế giới.
18

2.2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong một số
lĩnh vực ở Việt Nam.
19
2.2.4. Xác định các vấn đề môi trường-sức khỏe bức xúc hiện nay ở Việt Nam 19
2.2.5. Áp dụng thử nghiệm cách tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi
trường-sức khỏe của một làng nghề
19
2.2.6. Kinh nghiệm, đề xuất những điều chỉnh về thể chế, pháp lý để áp dụng phương
pháp tiếp cận mới
20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI
TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG-SỨC KHỎE 22
3.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản 22
3.1.1 Hệ sinh thái
22
3.1.2 Môi trường sống của con người 22
3.1.3 Sức khỏe 23
3.1.4 Sức khỏe môi trường 23
3.1.5 Môi trường-sức khỏe 24
3.2 Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái 24


5
3.2.1 Khái niệm 24
3.2.2 Các nguyên lý cơ bản của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái 25
3.2.3 Các bước thực hiện tiếp cận hệ sinh thái 26
3.2.4. Điều kiện để vận dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái 31
3.2.5 Mối quan hệ giữa sức khỏe và hệ sinh thái 33
3.3 Cơ sở lý luận áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn

đề môi trường-sức khỏe 36
3.3.1. Khái niệm
37
3.3.2. Nội hàm của cách tiếp cận hệ sinh thái đối với vấn đề môi trường-sức khỏe. 38
3.3.3 Phạm vi ứng dụng của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với vấn đề môi
trường-sức khỏe
45
3.3.4 Khung nghiên cứu và các công cụ thiết yếu của phương pháp tiếp cận hệ sinh
thái đối với vấn đề môi trường-sức khỏe
46
3.4 Ưu và nhược điểm của việc áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái so với các
phương pháp khác trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe 49
CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP
DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI TRONG LĨNH VỰC MÔI
TRƯỜNG-SỨC KHỎE TẠI VIỆT NAM 51
4.1 Trên thế giới 51
4.1.1 Định hướng chính sách và hành độ
ng ở cấp toàn cầu đối với hoạt động triển
khai áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường -
sức khỏe
51
4.1.2 Các lĩnh vực cụ thể áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với vấn đề
môi trường-sức khoẻ
54
4.2 Thực tiễn triển khai phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong một số lĩnh vực ở Việt
Nam 58
4.2.1. Tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn đa dạng sinh học
58
4.2.2 Tiếp cận hệ sinh thái trong môi trường nông-lâm-ngư
nghiệp

61
4.2.3. Tiếp cận hệ sinh thái trong môi trường đô thị 65
4.2.4. Tiếp cận hệ sinh thái trong môi trường công nghiệp 68
4.2.5. Tiếp cận hệ sinh thái trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 72
CHƯƠNG 5. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG-SỨC KHỎE BỨC XÚC HIỆN NAY
Ở VIỆT NAM 74
5.1 Các vấn đề môi trường-sức khỏe bức xúc tại các khu đô thị, các vùng nông thôn,
các khu công nghiệp 74


6
5.2 Nhận diện, phân tích những khó khăn, vướng mắc về cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý
của việc giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe 78
5.3 Xác định các ưu tiên trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe 81
CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
HỆ SINH THÁI TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG – SỨC KHOẺ
CỦA M
ỘT LÀNG NGHỀ TẠI VIỆT NAM 85
6.1 Lựa chọn làng nghề để áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết
vấn đề môi trường – sức khoẻ 85
6.1.1 Tổng quan về các vấn đề môi trường-sức khoẻ ở các làng nghề Việt Nam

85
6.1.2 Các tiêu chí lựa chọn làng nghề áp dụng thí điểm phương pháp tiếp cận hệ sinh
thái trong giải quyết vấn đề môi trường - sức khoẻ

6.1.3 Luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc lựa chọn làng nghề Tống Xá, Ý
Yên, Nam Định để triển khai hoạt động thử nghiệm
91
6.2 Tổng quan các vấn đề môi trường – sức khoẻ tại làng nghề Tống Xá – làng nghề

triển khai nghiên cứu điển hình 93
6.2.1. Giới thiệu chung
93
6.2.2. Thay đổi mô hình sử dụng đất và sinh thái do diễn biến dân số và gia tăng sản
xuất tiểu thủ công nghiệp tại làng nghề Tống Xá
94
6.2.3. Gia tăng chất thải và áp lực đối với các dịch vụ môi trường do diễn biến về
phát triển kinh tế - xã hội tại làng nghề Tống Xá
95
6.2.4. Ô nhiễm môi trường và những tác động đối với sức khoẻ cộng đồng ở làng
nghề Tống Xá……………………………………………………………………….
97
6.3 Mục tiêu của chương trình áp dụng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả 99
6.3.1 Mục tiêu và khung logic cho chương trình áp dụng
99
6.3.2 Đánh giá nguồn dữ liệu 101
6.3.3 Kế hoạch quan trắc môi trường và các chỉ tiêu đánh giá 102
6.3.4 Kế hoạch thăm khám sức khỏe người dân và các chỉ tiêu đánh giá 104
6.4 Các giải pháp can thiệp trên cơ sở áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong
giải quyết vấn đề môi trường – sức khoẻ tại làng nghề thí điểm 106
6.4.1. Phương pháp tiếp cận sinh thái được triển khai tại làng nghề Tống Xá như thế
nào?
106
6.4.2. Các giải pháp can thiệp cụ thể ở làng Tống Xá trên cơ sở áp dụng phương
pháp tiếp cận sinh thái
111
6.5 Đánh giá hiệu quả áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các
vấn đề môi trường – sức khoẻ tại làng nghề thí điểm 119



7
6.5.1 Các kết quả đánh giá môi trường – sức khoẻ năm 2006, trước khi thực hiện các
giải pháp can thiệp trên cơ sở áp dụng toàn diện phương pháp tiếp cận HST
121
6.5.2 Các kết quả đánh giá môi trường – sức khoẻ năm 2011, sau khi triển khai thực
hiện các giải pháp can thiệp trên cơ sở áp dụng toàn diện phương pháp tiếp cận HST

124
6.5.3 Khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái để
giải quyết các vấn đề môi trường – sức khoẻ tại làng nghề thí điểm

134
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
7.1 Triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi
trường-sức khoẻ là cần thiết và khả thi trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam
như hiện nay 137
7.2 Những thuận lợi đối với việc triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái
trong giải quyết các vấn đề môi tr
ường-sức khoẻ ở Việt Nam 138
7.3 Những khó khăn đối với việc triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thái
trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khoẻ ở Việt Nam 139
7.4 Kiến nghị 140
BÁO CÁO SỬ DỤNG KINH PHÍ CỦA ĐỀ TÀI 145
LỜI CẢM ƠN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 152
PHỤ LỤC 1. Thực tiễn triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải
quyết các vấn đề môi trường-sức khoẻ tại một số quốc gia 153
PHỤ LỤC 2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại làng nghề Tống Xá 168
PHỤ LỤC 3. Kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sức khoẻ cộng đồng tại làng nghề

Tống Xá 169

PHỤ LỤC 4. Mẫu phiếu phục vụ điều tra, khảo sát tại làng nghề Tống Xá 173





8
DANH MỤC HÌNH, ẢNH TRONG BÁO CÁO

Hình 3.1. Phân bố địa lý tác động sức khỏe của các bệnh truyền nhiễm qua véc-tơ truyền
bệnh trên toàn thế giới 34
Hình 3.2. Tiếp cận hệ sinh thái đảm bảo sự cân bằng giữa: quản lý môi trường, các yếu tố
kinh tế và mong muốn của cộng đồng 36
Hình 3.3. Con người và các mối tương quan tương tác trong hệ sinh thái nông nghiệp ở
Yubdo-Lagabato . 40
Hình 3.4. Công cụ thiết yếu cho tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khỏe con người 47
Hình 4.1. Tháp sức khỏe 56
Hình 4.2. Khái niệm quản lý hệ sinh thái đô thị 66
Hình 6.1. Diễn biến về phát triển hoạt động sản xuất làng nghề và cơ cấu kinh tế của làng
Tống Xá 96
Hình 6.2. Mối quan hệ giữa hoạt động sả
n xuất, vấn đề môi trường và sức khỏe tại làng
nghề 107
Hình 6.3. Phối hợp liên ngành và thu hút sự tham gia của các bên liên quan trong giải
quyết các vấn đề môi trường – sức khoẻ ở Tống Xá 110
Hình 6.4. Diễn biến tình hình sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chí đánh giá 130
Hình 6.5. Mô hình bệnh tật theo các nhóm bệnh 131
Hình 6.6. Diễn biến mô hình một số nhóm bệnh bị ảnh hưởng bởi ô nhiễ

m 131
Hình 6.7. Tỷ lệ tử vong theo nguyên nhân 133
Hình 6.8. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tử vong tại làng Tống Xá 134
Hình P 1.1. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong ngành công nghiệp mỏ ở Goa, Ấn
Độ . 155
Hình P 1.2. Mối quan tâm chung của các thành phần chính trong công nghiệp khai thác
mỏ ở Goa, Ấn Độ 155















9
DANH MỤC BẢNG TRONG BÁO CÁO

Bảng 3.1. Giá trị của các dịch vụ sinh thái 33
Bảng 3.2. So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái với phương
pháp tiếp cận y sinh 49
Bảng 6.1. Tác động môi trường – sức khoẻ của hoạt động làng nghề 87
Bảng 6.2. Nồng độ bụi và hơi khí độc trong không khí xung quanh (µg/m

3
) 122
Bảng 6.3. Chất lượng nước mương tại các thôn thuộc làng nghề Tống Xá 123
Bảng 6.4. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích tại Tống Xá 124
Bảng 6.5. Nồng độ bụi và hơi khí độc trong không khí xung quanh (µg/m
3
) (trung bình
1h) 125
Bảng 6.6. Chất lượng không khí trong khu vực sản xuất (µg/m
3
) 125
Bảng 6.7. Chất lượng khí thải sau hệ thống xử lý (µg/m
3
) 126
Bảng 6.8. Bảng so sánh chất lượng nước mặt tại làng nghề Tống Xá (mg/l) 127
Bảng 6.9. Chất lượng nước thải tại làng nghề thời điểm sau khi áp dụng phương pháp tiếp
cận hệ sinh thái (năm 2011) 128
Bảng 6.10. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích tại Tống Xá (mg/kg) 129
Bảng P3.1. Tỷ lệ lượt người dân đến khám bệnh ở trạm y tế xã (%)
170
Bảng P3.2. Tỷ lệ lượt người dân đã đến điều trị ở trạm y tế xã hàng năm (%) 170
Bảng P3.3. Mô hình bệnh của người dân làng Tống Xá (%) 170
Bảng P3.4. Tỷ lệ người tử vong hàng năm tại địa bàn điều tra (%) 171
Bảng P3.5. Tỷ lệ số người dân làng Tống Xá đã tử vong chia theo nhóm tuổi (%) 171
Bảng P3.6. Tỷ lệ số người dân làng Tố
ng Xá đã tử vong chia theo nguyên nhân (%) 171
Bảng P3.7. Tỷ lệ số người dân làng Tống Xá đã tử vong chia theo giới (%) 172


















10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

WHO Tổ chức Y tế thế giới
GNP Tổng sản lượng toàn cầu
IDRC Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
UNDP Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
WB Ngân hàng Thế giới
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
HELI Chương trình “Sáng kiến Liên kết giữa Môi trường và
Sức khỏe”
WSSD Hội nghị
thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững

UNF Quỹ Liên Hợp Quốc
ĐDSH Đa dạng sinh học
WTO Tổ chức thương mại thế giới
KCN Khu công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
CTR Chất thải rắn
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện KHKT BHLĐ Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động
CHLB Cộng hòa Liên bang
AT-VSLĐ An toàn – Vệ
sinh lao động
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
CCN Cụm công nghiệp
KCX Khu chế xuất
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
TC Tiêu chí
Bệnh CL Bệnh leishmaniasis ở da
CES Trung tâm nghiên cứu văn hóa xã hội
UCT Trường đại học Católica de Temuco
HST Hệ sinh thái


11
BÀI TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong
giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu
làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải

quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe, từ đó đề xuất được các nội dung phù h
ợp, xác
định đối tượng và phạm vi áp dụng của phương pháp tiếp cận này trong giải quyết các
vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết
các vấn đề môi trường-sức khỏe;
- Tổng hợp, phân tích,
đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh
thái ở một số nước trên thế giới;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong một số
lĩnh vực ở Việt Nam;
- Xác định các vấn đề môi trường-sức khỏe bức xúc hiện nay ở Việt Nam;
- Áp dụng thử nghiệm cách tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết v
ấn đề môi
trường-sức khỏe của một làng nghề;
- Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất những điều chỉnh về thể chế, pháp lý để áp dụng
phương pháp tiếp cận mới.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài áp dụng các phương pháp sau:
phương pháp thống kê; phương pháp điều tra; phương pháp trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm; và phương pháp chuyên gia.
Qua 03 năm triển khai thực hiệ
n, đề tài đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
Đề tài làm rõ được cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong
giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe. Các khái niệm, thuật ngữ, các nguyên lý
cơ bản, các bước thực hiện, điều kiện áp dụng phương pháp hệ sinh thái cũng như mối
quan hệ giữa sức khỏe và hệ sinh thái đượ
c đề tài nghiên cứu chi tiết, cụ thể. Cơ sở lý
luận áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi
trường-sức khỏe cũng được làm rõ thông qua nội hàm, phạm vi ứng dụng, khung

nghiên cứu, các thiết bị thiết yếu của cách tiếp cận hệ sinh thái đối với vấn đề môi
trường-sức khỏe và các ưu, nhược điểm của việc áp d
ụng phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái so với các phương pháp khác trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức
khỏe.
Bên cạnh đó, đề tài cũng tập trung nghiên cứu các định hướng chính sách và
hành động ở cấp toàn cầu đối với các hoạt động triển khai áp dụng phương pháp tiếp
cận sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe và các lĩnh vực áp dụng


12
cụ thể của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với vấn đề môi trường-sức khoẻ của
một số nước trên thế giới. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số trên thế giới và thực
tiễn triển khai phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong một số lĩnh vực ở Việt Nam
như tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn đa dạ
ng sinh học, trong môi trường nông
nghiệp, trong môi trường đô thị, trong môi trường công nghiệp và tiếp cận hệ sinh thái
trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đề tài đã rút ra được những bài
học về cách áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề
môi trường-sức khỏe ở Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu và làm rõ được khả năng áp dụng phương pháp
tiếp cận hệ sinh thái trong giải quy
ết các vấn đề môi trường-sức khỏe tại làng nghề cơ
khí, đúc kim loại Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Để làm rõ được
khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái tại làng nghề, đầu tiên đề tài đặt
ra các tiêu chí, luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc lựa chọn làng nghề để áp
dụng thí điểm phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giả
i quyết các vấn đề môi
trường-sức khỏe. Dựa vào kết quả đánh giá tổng quan về các vấn đề môi trường-sức
khỏe tại làng nghề, đề tài đã đưa ra các giải pháp can thiệp trên cơ sở áp dụng phương

pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi trường-sức khỏe. Sau khi triển
khai áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi
trường-sức khỏe tại làng nghề, đề tài đã đánh giá được hiệu quả áp dụng của phương
pháp này dựa trên kết quả đánh giá môi trường-sức khỏe trước khi thực hiện các giải
pháp can thiệp trên cơ sở áp dụng toàn diện phương pháp tiếp cận hệ sinh thái (giai
đoạn 2006-2007) và sau khi triển khai thực hiện các giải pháp can thiệp (giai đoạn
2011 - quý I/2012). Đề tài đã đúc rút ra được những thuậ
n lợi, khó khăn trong quá
trình áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết các vấn đề môi trường-
sức khỏe tại làng nghề thí điểm.
Một số kết luận, kiến nghị của đề tài: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
phục vụ quản lý Nhà nước về môi trường-sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp
dụng phươ
ng pháp tiếp cận hệ sinh thái; Nâng cao nhận thức các cấp lãnh đạo và cộng
đồng về nguyên tắc và nguyên lý khoa học của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cũng
như vấn đề môi trường-sức khỏe; Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin liên
ngành về kinh tế - xã hội - môi trường-sức khoẻ ở quy mô toàn quốc; Để triển khai có
hiệu quả phương pháp tiếp cận này, Tổng cục Môi trường cần phải có nhữ
ng định
hướng và hướng dẫn kỹ thuật giúp các địa phương triển khai chương trình ở cấp địa
phương theo đúng các nguyên tắc và nguyên lý khoa học của cách tiếp cận này.



13
Kết thúc quá trình nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả thực hiện đề tài đã gửi
đăng tải một bài báo khoa học với tiêu đề “Hiệu quả áp dụng phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái trong giải quyết vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam” trên Tạp chí Môi
trường số 9/2012, trang 55-58. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn đào tạo được 01 Thạc
sĩ chuyên ngành khoa học môi trường.

























14
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Nhận thức về mối liên hệ chặt chẽ giữa thể chất và tình trạng sức khỏe của con
người với các yếu tố môi trường lý sinh, kinh tế và xã hội mà con người hàng ngày

phải tiếp xúc và chịu tác động ngày càng được thể hiện rõ nét. Ngày càng có nhiều
bằng chứng xác thực cho thấy rõ sự cần thiết ph
ải giải quyết các vấn đề môi trường
nhằm cải thiện sức khỏe và sự thịnh vượng chung của con người (Nguyễn Văn Mạn,
2006).
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện năm 2002, khoảng
24% bệnh tật và 23% trường hợp tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường.
Trong số 102 loại bệnh được thống kê trong báo cáo “Sức khỏe toàn cầu” c
ủa WHO,
có tới 85 bệnh có căn nguyên từ môi trường. Khoảng 80 đến 90% trường hợp tiêu
chảy là do yếu tố môi trường, chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước và điều kiện vệ sinh
không đảm bảo. Ở các nước phát triển, khoảng 15-25% ca nhiễm khuẩn đường hô hấp
trên và 5-18% ca nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có liên quan đến chất lượng môi
trường, chủ yếu là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Ở
các nước
đang phát triển, những tỷ lệ trên cao gần gấp đôi, tương ứng là 42% và 24% (WHO,
2006).
Các mô hình lý thuyết và thực nghiệm đều khẳng định rằng các loại bệnh có
căn nguyên từ môi trường (ví dụ như viêm nhiễm cấp tính hệ hô hấp, sốt rét, sốt xuất
huyết, tiêu chảy, giun sán, các loại bệnh nghề nghiệp, v.v ) đều có khả năng phòng
ngừa được. Theo ước tính của WHO, việc cải thiệ
n chất lượng môi trường và điều
kiện vệ sinh sẽ giúp ngăn ngừa khoảng 45% số ca mắc sốt rét và nửa triệu ca tử vong
do sốt rét trên toàn cầu. WHO cũng cho rằng sẽ kiểm soát được gần như tuyệt đối tình
trạng mắc và tử vong do sốt xuất huyết nếu như thực hiện tốt công tác quản lý và đảm
bảo vệ sinh ở các khu vực có nước ở trong hay xung quanh nhà ở (WHO, 2006).
Ở cấp toàn cầu, nhận thức về mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và sức
khỏe đã có những chuyển biến rất tích cực kể từ năm 1972 khi mà lần đầu tiên vấn đề
môi trường được đưa vào chương trình nghị sự chung ở cấp toàn cầu tại Hội nghị của
Liên Hợp Quốc về Môi trường ở Stockholm (Thụy Điển). Năm 1987, trong báo cáo

của Ủy ban Brundtland, bảo vệ môi trường được xác định như yếu tố sống còn vì các
thế hệ tương lai. Năm 1992, tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát
triển tại Rio De Janeiro, con người được xác định là yếu tố trung tâm của tiến trình
phát triển bền vững. Năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Bradin, 185 quốc


15
gia đã thông qua Chương trình nghị sự 21 với mục tiêu chung là “Giảm thiểu các rủi
ro, tác hại và duy trì một môi trường có chất lượng đạt mức an toàn và không gây hại
cho sức khỏe con người”.
Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận mới, mang tính đa ngành và
tổng thể, ban đầu được xây dựng và phát triển chủ yếu nhằm vào mục tiêu giải quyết
các vấn đề môi trường và quản lý tài nguyên (đặc biệt là trong lĩnh vự
c nông nghiệp
và du lịch) để thay thế cho cách tiếp cận cổ điển theo ngành và lĩnh vực (là cách tiếp
cận dễ dẫn đến những xung đột về lợi ích và thường không đáp ứng được yêu cầu thực
tế về bảo vệ môi trường do thiếu tính liên ngành). Cùng với thời gian, phương pháp
tiếp cận hệ sinh thái ngày càng được hoàn thiện và được mở rộng khuôn khổ áp dụng
sang nhiều lĩnh vự
c phát triển khác nhau.
Việc áp dụng phương pháp tiếp cận này trong lĩnh vực sức khỏe môi trường đã
bắt đầu được khởi xướng ở một số nước trên thế giới vào khoảng cuối những năm
1990 và đầu năm 2000. Trong đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ công bố năm 2003

trên cơ sở những tranh cãi và thảo luận về những định nghĩa khác nhau, các nhà khoa
học đã thừa nhận “cách tiếp cận hệ sinh thái cần phải coi con người và tính đa dạng về
văn hóa của loài người là yếu tố không thể tách rời của nhiều hệ sinh thái khác nhau”.
Mục tiêu thiên niên kỷ một lần nữa được khẳng định rõ hơn “tình trạng tốt và tính bền
vững của hệ sinh thái chính là yếu t
ố trọng tâm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của

con người”. Với quan điểm tiếp cận này, hiện nay, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
đã và đang được nhiều nước áp dụng trong các nghiên cứu khoa học cũng như phân
tích chính sách, thể chế nhằm đề xuất các chính sách và biện pháp can thiệp để giải
quyết các vấn đề về sức khỏe thông qua cải thiện và đảm bảo chất l
ượng các hệ sinh
thái và môi trường mà hàng ngày con người phải tương tác và chịu tác động (Alcamo
J., 2005).
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đã
được triển khai khá nhiều trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên như: nông
nghiệp sinh thái (Trần Thanh Sơn, 2009), lâm nghiệp cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh
học (Cục bảo vệ môi trường, 2004) và đã bắt đầu mở rộng áp dụng sang một số l
ĩnh
vực phát triển khác như quản lý các khu công nghiệp, đô thị, v.v Tuy nhiên, việc áp
dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái ở Việt Nam mới chỉ chủ yếu nhằm vào mục
tiêu giải quyết các vấn đề môi trường đơn lẻ như ô nhiễm môi trường, kiệt quệ và suy
thoái tài nguyên.


16
Mặc dù hiểu biết về mối liên hệ hữu cơ giữa các vấn đề môi trường và sức khỏe
đã được nhận thức rõ ở các cấp, các ngành và trong nhiều nhóm cộng đồng thông qua
một số chương trình môi trường-sức khỏe được triển khai ở cả cấp quốc gia và cấp địa
phương từ năm 2005 đến nay, song việc giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe

Việt Nam vẫn còn được triển khai theo cách tiếp cận cổ điển “quản lý theo ngành”.
Việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các
vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam còn chưa được quan tâm đầu tư.
Việc áp dụng cách tiếp cận cổ điển đã giúp cải thiện khá rõ nét một số yếu tố
môi trường quan trọng tác
động đến sức khỏe cộng đồng như dịch vụ cấp nước sạch

và vệ sinh môi trường ở các vùng đô thị và nông thôn, y tế cộng đồng, v.v Tuy
nhiên, cách tiếp cận cổ điển này cũng đã bộc lộ rõ nhiều điểm hạn chế như tính manh
mún, thiếu nhất quán, không có tính liên ngành, chỉ giải quyết được những vấn đề
mang tính ngắn hạn và trên thực tế không
đáp ứng được các yêu cầu mới về bảo vệ
môi trường cũng như giải quyết các vấn đề sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi
trường như: tác động của ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng nhiên liệu rắn ở các
vùng nông thôn và trong các cộng đồng có thu nhập thấp; tác động của ô nhiễm không
khí do giao thông và công nghiệp ở các vùng đô thị; tác động của ô nhiễm nước đến
sức khỏe c
ộng đồng; nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường cho các nhóm cộng đồng có thu nhập thấp; giải quyết những vấn đề sức khỏe
môi trường ở các làng nghề và các cụm/điểm tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; kiểm
soát tác động có hại của các yếu tố môi trường tới sức khỏe trẻ em; v.v
Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên về khả năng áp d
ụng phương pháp tiếp cận hệ
sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe tại Việt Nam, từ đó đề xuất
những điều chỉnh về thể chế, pháp lý để có thể áp dụng phương pháp này rộng rãi ở
Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quan của đề tài
Làm rõ khả năng áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết
các v
ấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam.
1.2.2. Các mục tiêu cụ thể của đề tài
1- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
trong việc giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe.


17

2- Đề xuất các nội dung phù hợp, xác định đối tượng và phạm vi áp dụng của
phương pháp tiếp cận này trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt
Nam.
1.3 Cách tiếp cận của đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở định hướng của Luật Bảo vệ môi trường 2005
và các văn bản liên quan về bảo vệ môi trường-sức khỏe như
: Chương trình Nghị sự
21 của Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 17 tháng 8 năm 2004), Chiến lược chăm sóc và bảo vệ nhân dân giai
đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001, Các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế . Các văn bản này nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc áp dụng các phương pháp tiếp cận, công cụ quản lý môi trường-sức khỏe, bao
gồm cả phương pháp tiếp cận hệ sinh thái.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp tiếp
cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe ở Việt Nam và tính
ứng dụng của phương pháp này. Các vấn đề môi trường-sức khỏe ở đây được hiểu là
mối liên quan giữa chất lượng môi trường và tình trạng sức khỏe của người dân sinh
s
ống trong một hệ sinh thái nhất định.
Khi đề xuất các biện pháp quản lý, đề tài sẽ áp dụng cách tiếp cận hệ thống và
tiếp cận phát triển bền vững, đảm bảo rằng phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng
đến việc phát triển của các thế hệ tương lai.














18
CHƯƠNG 2
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu khả năng áp dụng phương
pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi trường-sức khỏe và áp dụng thí
điểm tại một làng ngh
ề lựa chọn.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, các nội dung chính cần thực hiện bao gồm:
2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải
quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của cách tiếp cận hệ sinh thái
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các vấn đề môi tr
ường-sức khỏe
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của các cách tiếp cận giải quyết vấn đề môi trường-
sức khỏe, phân tích ưu, nhược điểm của từng cách tiếp cận.
- Phân tích các đặc tính, nội hàm, phạm vi, điều kiện áp dụng của cách tiếp cận
hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe.
- Đánh giá và so sánh cách tiếp cận y sinh với cách tiếp c
ận hệ sinh thái trong
giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe.
2.2.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận hệ

sinh thái ở một số nước trên thế giới.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
- Khảo cứu các trường hợp áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết
vấn đề môi trường-sức khỏe trên thế giới.
- Phân tích đánh giá các bài h
ọc thành công, thất bại của các trường hợp.
- Những kinh nghiệm cho Việt Nam


19
2.2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong một
số lĩnh vực ở Việt Nam.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh
thái ở một số lĩnh vực như nông nghiệp, bảo tồn ĐDSH, đô thị, khu công nghiệp… tại
Việt Nam.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thành công, thất bại trong việc áp dụ
ng
phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong các lĩnh vực nêu trên ở Việt Nam.
2.2.4. Xác định các vấn đề môi trường-sức khỏe bức xúc hiện nay ở Việt Nam
- Khảo cứu các vấn đề môi trường–sức khỏe bức xúc tại các khu đô thị, các
vùng nông thôn, các khu công nghiệp.
- Nhận diện, phân tích những khó khăn, vướng mắc bất cập về cơ sở khoa học,
cơ sở pháp lý của việc giải quy
ết các vấn đề môi trường-sức khỏe, cụ thể là xác định
quan hệ nhân quả giữa chất lượng môi trường và tình trạng sức khỏe.
- Xây dựng tiêu chí, xác định các ưu tiên trong giải quyết các vấn đề môi
trường-sức khỏe.
2.2.5. Áp dụng thử nghiệm cách tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi
trường-sức khỏe của một làng nghề.
Các nội dung cụ thể bao gồ

m:
- Xây dựng tiêu chí và lựa chọn một làng nghề để áp dụng cách tiếp cận hệ sinh
thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe.
- Điều tra, khảo sát, nhận diện các vấn đề môi trường-sức khỏe tại làng nghề
này.
- Xây dựng mục tiêu của chương trình áp dụng cách tiếp cận mới, xây dựng các
tiêu chí đánh giá hiệu quả.
- Xây dựng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái dự
a vào 3 nội dung chính: tính
liên ngành, sự tham gia của các bên liên quan và tính bình đẳng giới.
- Triển khai áp dụng cách tiếp cận này.
- Đánh giá hiệu quả của cách tiếp cận
- Phân tích thuận lợi, khó khăn của cách tiếp cận này.


20
2.2.6. Kinh nghiệm, đề xuất những điều chỉnh về thể chế, pháp lý để áp dụng
phương pháp tiếp cận mới.
Các nội dung cụ thể bao gồm:
- Trên cơ sở áp dụng thử nghiệm nêu trên, phân tích khả năng áp dụng của cách
tiếp cận theo các tiêu chí: tính phù hợp, tính hiệu quả, tính khả thi.
Phân tích đề xuất giải pháp về thể chế, khoa học-công nghệ, tài chính…để triển
khai áp dụng ph
ương pháp này.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: Nghiên cứu kế thừa các tài liệu, mô hình, kỹ thuật, giải
pháp liên quan đã và đang được áp dụng để áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe ở trên thế giới. Cụ thể đề tài đã kế
th

ừa, thống kê các kết quả nghiên cứu, tài liệu, mô hình lý thuyết, cơ sở khoa học và
nội hàm, các nguyên lý, các bước cơ bản thực hiện phương pháp tiếp cận; điều kiện để
vận dụng phương pháp. Bên cạnh đó, đề tài còn thống kê, kế thừa các kinh nghiệm thế
giới và thực tiễn triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong các lĩnh
vực khác nhau ở Việt Nam.
Phươ
ng pháp điều tra: Điều tra, thống kê, phân tích hiện trạng môi trường-sức
khỏe, những tác động qua lại giữa các hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe tại một
làng nghề. Thực hiện điều tra, thống kê, phân tích số liệu về chất lượng môi trường
đất, nước, không khí và tình trạng sức khỏe người dân làng nghề Tống Xá từ năm
2006-2010.
Phương pháp chuyên gia, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm: T
ổ chức các cuộc họp,
hội thảo, khảo sát, trao đổi, làm rõ cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái;
trao đổi về kinh nghiệm áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các
vấn đề môi trường-sức khỏe trên thế giới và ở Việt Nam. Ngoài ra, các cuộc họp
chuyên gia cũng được tổ chức nhằm lấy ý kiến xây dựng được phương pháp tiếp cậ
n hệ
sinh thái trong giải quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe dựa vào ba nội dung chính
là tính liên ngành, sự tham gia của các bên liên quan và tính bình đẳng giới cũng như
tính bền vững ở điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tìm hiểu các giải pháp để áp dụng
phương pháp tiếp cận này, xây dựng các bảng hỏi, các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho
việc triển khai thử nghiệm phương pháp này tại Việ
t Nam. Các chuyên gia bao gồm chuyên


21
gia y tế; chuyên gia môi trường trong các lĩnh vực sinh thái, không khí, nước, đất; chuyên
gia thống kê.
Phương pháp điều tra dịch tễ: Để đánh giá được hiệu quả áp dụng của phương pháp

tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi trường-sức khỏe tại làng nghề thí điểm,
nhóm nghiên cứu đã điều tra ngẫu nhiên 180 đối tượng người dân sinh sống, lao động, sản
xuất tại làng ngh
ề. Các đối tượng điều tra đa dạng về độ tuổi, giới tính và ngành nghề lao
động. Việc điều tra các đối tượng được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn nhanh (phiếu
điều tra, phỏng vấn) kết hợp với thăm khám lâm sàng.
Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, quản lý, làm sạch số liệu và phân tích số liệu
bằng phần mềm Excel với độ
tin cậy > 95%. Các số liệu trong cuộc điều tra, khảo sát
dành cho đối tượng chính quyền xã, cán bộ y tế, chủ cơ sở sản xuất, hộ gia đình, người
lao động, người dân tại làng nghề thông qua bộ phiếu điều tra, phỏng vấn về điều kiện
làm việc tại các cơ sở sản xuất; nguyên, nhiên vật liệu tiêu thụ cho các cơ sở sản xuất;
điề
u kiện kinh tế-xã hội, dân số, môi trường, sức khỏe người dân được nhóm nghiên
cứu phân tích, tổng hợp và xử lý logic, khoa học, đảm bảo độ chính xác cao.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: Để đánh giá được chất lượng môi
trường tại làng nghề áp dụng thí điểm phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải
quyết các vấn đề môi trường-sức khỏe, nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hi
ện lấy mẫu
không khí, nước, đất tại làng nghề. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất
lượng môi trường không khí, nước đất được thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu
chuẩn quốc gia.
















22
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI TRONG
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG-SỨC KHỎE
3.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
3.1.1 Hệ sinh thái
Thuật ngữ hệ sinh thái được A.G. Tansley đưa ra và định nghĩa năm 1935 trong
bài báo với tiêu đề: “The use and the abuse of Vegetational concepts and terms”, đăng
ở tạp chí Ecology số 16, trang 284-307. Từ đó đến nay, thuật ngữ này được diễn giải
và trình bày tuy có khác nhau, nhưng nội dung căn bản vẫn giống nhau. Cụ thể, khái
niệm về hệ sinh thái là:
Hệ sinh thái (ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật và môi trường vật
lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để
tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng (Vũ Trung Tạng, 2000).
3.1.2 Môi trường sống của con người
Môi trường sống c
ủa con người là phần không gian mà con người tác động, sử
dụng và bị nó làm ảnh hưởng (UNESCO, 1967).
Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên, xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nói một cách khác môi trường là
tập hợp các thành phần vật chất (tự nhiên và nhân tạo) và xã hội xung quanh con
người. Các thành phần tự nhiên của môi trường là các yếu tố hữu sinh (các loài động
thực vậ

t và các vi sinh vật) và các yếu tố vô sinh (đất, nước, không khí ). Các thành
phần nhân tạo là tất cả các vật thể hữu hình do con người tạo nên (nhà cửa, đường xá,
cầu cống ). Còn các thành phần xã hội là sự tổng hòa các quan hệ con người với
nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng
xã hội (Nguyễn Văn Mạn, 2006).
Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớ
n đến sức khỏe của con người và nó
bị chi phối không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện kinh tế-xã hội.
Tại thành phố và các khu công nghiệp với mật độ dân số cao, tập trung nhiều loại hình
sản xuất công nghiệp nên chất lượng môi trường có nguy cơ bị suy giảm do tác động
của bụi, khí thải và nước bị ô nhiễm. Ở nông thôn, chất thải ch
ăn nuôi, dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng môi trường
sống. Chất thải chăn nuôi gây mùi hôi thối là môi trường sống thuận lợi của các loài


23
sinh vật như: ruồi, nhặng có thể truyền bệnh cho con người (Nguyễn Văn Thưởng,
1999).
Bảo vệ môi trường sống là các hoạt động nhằm hạn chế và phòng ngừa những
yếu tố bất lợi của tự nhiên và xử lý chất ô nhiễm do các hoạt động của con người tạo
ra, đồng thời điều chỉnh và tạo nên môi trường sống tiện nghi và bền vững cho con
ngườ
i.
3.1.3 Sức khỏe
“Sức khỏe con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự hưng thịnh và
bền vững của mọi nền kinh tế”. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (1946) thì
sức khỏe là trạng thái thoải mái về cả tinh thần, thể chất và xã hội chứ không chỉ đơn
thuần là vô bệnh, tật. Khái niệm bệnh, tàn tật và tử
vong được các nhân viên y tế đề

cập tới nhiều hơn so với khái niệm về sức khỏe. Do vậy khoa học sức khỏe gần như đã
trở thành khoa học bệnh tật, vì nó tập trung chủ yếu vào việc điều trị các loại bệnh và
chấn thương chứ không phải là nâng cao sức khỏe (Nguyễn Văn Mạn, 2006).
Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi tr
ường bên trong hay bên ngoài đều tác
động nhất định đến sức khỏe. Có sức khỏe có nghĩa là có sự thích ứng của cơ thể với
môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là
một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu chuẩn của
môi trường.
Trạng thái sức khỏe của mộ
t cá nhân, của cộng đồng phản ánh phần nào hiện
trạng chất lượng nước, không khí, thức ăn, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt.
Sức khỏe không chỉ được đảm bảo bởi cuộc sống vật chất mà còn quy định bởi
đời sống tinh thần (bản chất văn hóa và xã hội của con người).
Sức khỏe của cộng đồng hay sức khỏe của xã hội là sức khỏe chung, hiể
u toàn
diện là một hệ thống có tổ chức giữa con người, quan hệ và tác động lên nhau trong
một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội bao gồm kinh tế, văn
hóa, chính trị, tôn giáo.
Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận
lợi cho con người trong lao động và sinh hoạt, đảm bảo một cuộc sống lành mạnh về
thể chất và tinh th
ần.
3.1.4 Sức khỏe môi trường
Hiện nay trên thế giới, vẫn còn nhiều tranh cãi về định nghĩa sức khỏe môi
trường. Sức khỏe môi trường là một thuật ngữ không dễ định nghĩa. Mặc dù còn nhiều


24
tranh cãi về định nghĩa thuật ngữ “Sức khỏe môi trường”, song trong các văn bản thỏa

thuận/hiệp định ở cấp quốc tế và nhiều quốc gia sử dụng thì sức khỏe môi trường là
tất cả những khía cạnh liên quan đến sức khỏe, tình trạng ốm, bị bệnh và thương tật
của con người do tác động từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, xã hội và tâm lý

(theo định nghĩa của WHO). Hay nói cách khác, sức khỏe môi trường là tạo ra và duy
trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Thuật ngữ này đồng thời cũng được dùng để gọi chung cho các lý thuyết và
thực tiễn về đánh giá, điều chỉnh, kiểm soát và phòng ngừa những yếu tố/thành phần
môi trường có khả năng gây nên những tác động có hại cho sức khỏe con người củ
a cả
thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ trong tương lai.
Theo định nghĩa này, môi trường sống của con người cũng được hiểu một cách
rộng hơn, là tổng thể các mối liên hệ tương hỗ giữa các yếu tố của môi trường vật lý,
môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và văn hóa (hay còn được hiểu là hành vi
của chính con người) được liên kết rất chặt chẽ và giao thoa lẫ
n nhau (Dương Thị Tơ,
Tô Kim Oanh, 2006).
3.1.5 Môi trường-sức khỏe
Tương tự như “sức khỏe môi trường”, thuật ngữ “môi trường-sức khỏe” cũng rất
khó định nghĩa và cho đến nay chưa có một định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên theo nhóm
nghiên cứu, môi trường-sức khỏe là vấn đề gồm hai vế có liên quan mật thiết với nhau
đó là vấn đề môi trường và vấn đề
sức khỏe. Giải quyết vấn đề môi trường-sức khỏe
có nghĩa là sẽ phải đồng thời giải quyết cả hai vấn đề môi trường (ô nhiễm môi trường
không khí, nước và đất) và vấn đề sức khỏe cộng đồng (hệ quả liên quan trực tiếp đến
chất lượng môi trường). Việc giải quyết vấn đề môi trường giúp cải thiện sức khỏ
e từ
nguyên nhân gốc rễ, phòng ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe con người và môi trường
lâu dài, bền vững.
3.2 Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái

3.2.1 Khái niệm
Tiếp cận hệ sinh thái hay còn gọi là tiếp cận sinh thái trong quản lý là một
chiến lược quản lý tổng hợp do UNESCO đề xuất trong những năm gần đây. "Hệ sinh
thái" ở đây được hiểu là một phức hệ động của các quầ
n xã thực vật, động vật, vi sinh
vật và môi trường tự nhiên của chúng tác động qua lại lẫn nhau như một đơn vị chức
năng. Cách tiếp cận hệ sinh thái được định nghĩa là cách tiếp cận “quản lý tổng hợp
đất, nước và các sinh vật nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài


25
nguyên này”. Theo cách tiếp cận này, con người được thừa nhận là một bộ phận cấu
thành của hệ sinh thái (Gill Shepherd, 2004).
Việc áp dụng cách tiếp cận sẽ đạt tới sự cân bằng 3 mục tiêu của công việc bảo
tồn: bảo tồn, sử dụng bền vững và công bằng trong chia sẻ lợi ích khai thác nguồn lợi.
Con người với tính đa dạng văn hoá cũng là một thành phần trong hệ sinh thái.
Tiếp c
ận hệ sinh thái linh hoạt về qui mô áp dụng và luôn nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc quản lý ĐDSH bên ngoài khu vực được bảo vệ, đồng thời xác định
những khu bảo vệ luôn có vai trò sống còn trong công tác bảo tồn. Ngoài ra, phương
pháp còn nắm bắt và tối ưu hóa các lợi ích.
Tiếp cận hệ sinh thái là khung cơ bản cho hành động của Công ước về ĐDSH
và bao gồm 12 nguyên lý. Các nguyên lý này tác động qua lại và bổ sung cho nhau tạo
nên m
ột tổng thể trong quản lý tổng hợp (Smith and Maltby, 2003).
3.2.2 Các nguyên lý cơ bản của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
Các nguyên lý cơ bản của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái được Gill Shepherd
đề xuất cụ thể như sau (Gill Shepherd, 2004):
1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của
sự lựa chọn xã hội.

2. Quản lý nên được phân cấp đến c
ấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.
3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm
năng) của các hoạt động mà họ thực hiện đến những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh
thái khác.
4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý là thực sự cần thiết để
hiểu và quản lý hệ sinh thái trong mọi bối c
ảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ
sinh thái nên bao gồm:
a) Giảm những khiếm khuyết của thị trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến
ĐDSH;
b) Khuyến khích để thúc đẩy sử dụng bền vững và bảo tồn ĐDSH;
c) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở cấp độ khả thi nhất.
5. Bảo tồn cấu trúc và ch
ức năng hệ sinh thái để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên
được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.
6. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó.


26
7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời
gian phù hợp.
8. Nhận ra sự khác nhau về phạm vi không gian, những tác động trễ do đặc thù
của một hệ sinh thái nhằm thiết lập mục tiêu quản lý hệ sinh thái dài hạn
9. Công tác quản lý cần xác định sự thay đổi là không thể tránh khỏi.
10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp, sự
hòa nhập của
việc bảo tồn và sử dụng ĐDSH.
11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét các dạng thông tin có liên quan bao gồm
những kiến thức khoa học, bản địa và địa phương, sự đổi mới và thực tiễn.

12. Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong một
xã hội và những kiến thức khoa học.
3.2.3 Các bước thực hiện tiếp cận hệ sinh thái
12 Nguyên lý tiếp c
ận hệ sinh thái được chia thành 5 bước, mỗi bước liên quan
đến một phạm vi các hoạt động khác nhau.
Bước 1: Xác định các nhóm liên quan chính, xác định khu vực hệ sinh thái và phát
triển mối quan hệ giữa các bên và hệ sinh thái.
Những nguyên lý liên quan đến bước 1 gồm nguyên lý 1, 7, 11 và 12. Quá trình
triển khai bước 1 thường gặp khó khăn trong việc xác định các nhóm liên quan chính,
xác định khu vực sinh thái và phát triển mối quan hệ giữa chúng. Đây là những khâu
tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức để đạt được tính kh
ả thi. Cụ thể:
Xác định các bên liên quan
- Nguyên lý 1 và nguyên lý 12 nhấn mạnh sự tham gia của xã hội vào việc lựa
chọn hệ sinh thái và các mục tiêu quản lý ở một phạm vi nhất định.
- Các nguyên lý đòi hỏi sự phân tích của các bên liên quan, tuy nhiên không đề
ra tiêu chuẩn lựa chọn xã hội và kiến thức xã hội (mặc dù trong thực tế điều này khá
cần thiết).
Phân tích các bên liên quan
Trước tiên đánh giá các bên liên quan chính, sau đó bên liên quan thứ hai hoặc
thứ ba, và đ
ánh giá rõ quan điểm của từng bên. Bên liên quan chính là những người
phụ thuộc vào tài nguyên và đóng vai trò tích cực trong quản lý nguồn tài nguyên đó.
Bên liên quan thứ hai và thứ ba là những bên có tiếng nói, bao gồm cán bộ chính

×