Tải bản đầy đủ (.pdf) (440 trang)

Nghiên cứu các giải pháp chống thoái hoá, phục hồi và phát triển bền vững rừng luồng tại Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 440 trang )






BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VN


CHƯƠNG TRÌNH CẤP THIẾT MỚI PHÁT SINH TẠI ĐỊA PHƯƠNG


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ
"NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
THOÁI HÓA, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
RỪNG LUỒNG TẠI THANH HÓA"


Chủ nhiệm nhiệm vụ Cơ quan chủ trì nhiệm vụ



TS. Đặng Thịnh Triều

Ban chủ nhiệm chương trình Bộ Khoa học và Công nghệ













Hà Nội – 2011



I

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆT NAM
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I.
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp chống thoái hóa, phục hồi và phát triển bền vững
rừng Luồng tại Thanh Hóa.
Thuộc: Nhiệm vụ cấp thiết mới phát sinh tại địa phương
2. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: TS. Đặng Thịnh Triều.
Ngày, tháng, năm sinh: 02/11/1968 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến sỹ Lâm nghiệp

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ
Điện thoại:
Tổ chức: 04.37520577 Nhà riêng: 04.38545233 Mobile: 0983174696
Fax: 04.38389722 E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Địa chỉ tổ chức: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: P515 - C16 – Thanh Xuân Bắc - Hà Nội
3. Cơ quan chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Điện thoại: 04.38389031 Fax: 04.38389722
E-mail:

Website:

Địa chỉ: Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa.
Số tài khoản: 301.01.014.0116.
Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tên cơ quan chủ quản nhiệm vụ: Bộ Khoa học và Công nghệ.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện:
- Theo hợp đồng đã ký: Tháng 4/2009 - tháng 12/2011
- Theo hợp đồng đã ký: Tháng 4/2009 - tháng 12/2011
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a). Tổng kinh phí thực hiệ
n: 1,8 tỷ đồng, trong đó :
+ Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách: 1,8 tỷ đồng
+ Kinh phí từ các nguồn khác: Không
b). Tình hình cấp và sử dụng kinh phí

Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian Kinh phí Thời gian Kinh phí
Ghi chú
(Số đề nghị


II

(Tháng, năm) (Tr.đ) (Tháng, năm) (Tr.đ)
quyết toán)
1 2009 700 2009 700
2 2010 500 2010 500
3 2011 600 2011 600
c). Kết quả sử dụng theo các khoản chi
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)

926,189 926,189 930,205 930,205

2 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
288,417 288,417 294,059 294,059

3 Thiết bị, máy móc

4 Xây dựng, sửa chữa
nhỏ


5 Chi khác 585,394 585,394 575,736 575,736


Tổng cộng
1.800,0 1.800,0 1.800,0 1.800,0

- Lý do thay đổi (nếu có):
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1
4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức

đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia chủ
yếu
Sản phẩm chủ
yếu đạt được
Ghi
chú*
1 Chi cục Lâm
nghiệp Thanh
Hóa
Chi cục Lâm
nghiệp Thanh
Hóa
Khảo sát chọn
hiện trường,
Viết chuyên đề
Chọn được địa
điểm thí nghiệm
tại Ngọc Lặc,
Bá Thước, Lang
Chánh

2 Trung tâm
nghiên cứu sinh
thái và Môi

trường rừng
Trung tâm nghiên
cứu sinh thái và
Môi trường rừng
Phân tích đất
và thực vật
Kết quả phân
tích lý hóa tính
và dinh dưỡng
N, P, K, Ca
trong cây luồng

3 Hội Khoa học
kỹ thuật Lâm
nghiệp Thanh
Hóa
Hội Khoa học kỹ
thuật Lâm nghiệp
Thanh Hóa
Thiết lập thí
nghiệm
Thiết lập thí
nghiệm tại 3
nơi, xây dựng
mô hình tại Bá
Thước

- Lý do thay đổi (nếu có):



III

5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân đã
tham gia thực
hiện
Nội dung tham
gia chính
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1 TS. Đặng Thịnh
Triều
TS. Đặng Thịnh
Triều
Chỉ đạo các
hoạt động NC,
viết báo cáo
Báo cáo tổng
kế

2 PGS. TS Võ Đại
Hải

PGS. TS Võ Đại
Hải
Tham gia viết
chuyên đề
2 chuyên đề
3 NCS. Hoàng
Văn Thắng
NCS. Hoàng
Văn Thắng
Xây dựng thí
nghiệm hiện
trường
Mô hình thí
nghiệm

4 Ths. Nguyễn
Toàn Thắng
Ths. Nguyễn
Toàn Thắng
Xây dựng thí
nghiệm hiện
trường
Mô hình thí
nghiệm

5 KS. Nguyễn Văn
Bích
KS. Nguyễn
Văn Bích
Xây dựng thí

nghiệm hiện
trường
Mô hình thí
nghiệm

6 KS. Trịnh Quốc
Tuấn
KS. Trịnh Quốc
Tuấn
Khảo sát chọn
hiện trường,
viết chuyên đề
Chuyên đề
- Lý do thay đổi ( nếu có):
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

Ghi chú*
1
- Lý do thay đổi:


7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch


Thực tế đạt được

Ghi chú*
1 Hội thảo Nghiên cứu đặc điểm và
phân loại thoái hóa của rừng
luồng
Tháng 12/2010
2 Hội thảo Giải pháp phòng chống,
phục hồi rừng luồng thoái hóa
Tháng 12/2012
- Lý do thay đổi:
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt
được
Người,
cơ quan
thực hiện

1 Tổng kết, đánh giá các mô hình và 4-12/2009 4-12/2009 Nhóm đề tài


IV

Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt
được
Người,
cơ quan
thực hiện
biện pháp kỹ thuật gây trồng, phát
triển rừng luồng tại Thanh Hoá.
và các chuyên
gia
2
Nghiên cứu các đặc điểm của
rừng luồng thoái hóa ở Thanh
Hóa
4-12/2009 4-12/2009 Nhóm đề tài
và các chuyên

gia
3
Nghiên cứu một số cơ sở khoa học
để phòng chống và phục hồi rừng
Luồng thoái hóa
4/2009-
12/2011
4/2009-
12/2011
Nhóm đề tài
4
Xây dựng các mô hình phòng
chống và phục hồi rừng Luồng
thoái hóa tại Thanh Hóa.
4/2009-
12/2011
4/2009-
12/2011
Nhóm đề tài
5
Đề xuất các giải pháp tổng hợp
nhằm phát triển bền vững và đánh
giá hiệu quả kinh tế các mô hình
trồng luồng tại T. Hóa
10/12/2011 10/12/2011 Nhóm đề tài
6
Tập huấn nâng cao nhận thức và
chuyển giao công nghệ cho người
dân trong trồng và kinh doanh
rừng luồng.

7/2009-
12/2011
7/2009-
7/2011
Nhóm đề tài,
người dân địa
phương (6 lớp,
mỗi lớp 30
người)
- Lý do thay đổi (nếu có):
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:

a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản phẩm và chỉ
tiêu chất lượng chủ
yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Mô hình phục hồi
rừng luồng ứng dụng
các giải pháp phòng
chống và phục hồi

Ha 69,9 69,9 69,9
- Lý do thay đổi (nếu có):
b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
Ghi chú

1
Báo cáo nguyên nhân và đặc
điểm rừng luồng bị thoái hóa
tại Thanh Hoá
1 1

2
Báo cáo Tiêu chí và bảng
phân loại mức độ thoái hóa
1 1



V

Yêu cầu khoa học

cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế hoạch Thực tế
đạt được
Ghi chú

của rừng luồng
3
Hướng dẫn kỹ thuật trồng,
chăm sóc, khai thác luồng.
1 1

4 Báo cáo chuyên đề 11 11

5 Báo cáo tổng kết 1 1

- Lý do thay đổi (nếu có):
c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo

kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi
công bố
1 Sách hướng dẫ kỹ thuật
trồng luồng bền vững
1 1 Nhà xuất bản
Nông nghiệp
2 Bài báo 1 1
Tạp chí Viện
Khoa học Lâm
nghiệp VN
- Lý do thay đổi (nếu có):
d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên ngành
đào tạo
Theo kế hoạch Thực tế đạt
được
Ghi chú

1 Kỹ sư 2 1
Tốt nghiệp
2010
2 Thạc sỹ 0 3
Tốt nghiệp
2010 và 2011

- Lý do thay đổi (nếu có):
đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1

- Lý do thay đổi (nếu có):
e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng
Thời gian Địa điểm
Kết quả
sơ bộ
1
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
- Đề tài đã xác định được nguyên nhân gây thoái hóa rừng luồng
- Đã xây dựng được tiêu chí và bảng phân loại thoái hóa

- Đã nghiên cứu được cơ sở cho việc bón phân chăm sóc luồng
- Đã nghiên cứu được ảnh hưởng của khai thác đến sinh trưởng, phát triển luồng.


VI

- Đã đưa ra được một số giải pháp phòng chống, phục hồi rừng luồng bị thóai hóa
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Kết quả của đề tài đã được dân áp dụng như việc phòng chống sâu vòi voi hại măng.
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú

I Báo cáo định kỳ
Lần 1 26/10/2009 Hoàn thành kế hoạch
Lần 2 2/6/2010 Hoàn thành kế hoạch
Lần 3 6/12/2010 Hoàn thành kế hoạch
Lần 4 15/6/2011 Hoàn thành kế hoạch
Lần 5 5/12/2011 Hoàn thành kế hoạch
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 14/6/2009 Tốt
Lần 2 13/11/2009 Tốt
Lần 3 17/12/2010 Tốt
Lần 4 16/6/2011 Tốt
Lần 5 5/12/2011 Tốt
III Nghiệm thu cơ sở 23/2/2012 Đạt

Chủ nhiệm đề tài

Thủ trưởng tổ chức chủ trì





i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1. Trên thế giới 2
1.2. Những nghiên cứu về luồng ở Việt Nam 7
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15

2.1. Mục tiêu của đề tài 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu 15
2.3. Giới hạn nghiên cứu 15
2.4. Nội dung nghiên cứu 15
2.5. Phương pháp nghiên cứu 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Tổng kết, đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng luồng tại
Thanh Hóa 26

3.1.1. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển rừng luồng ở Thanh Hóa
26


3.1.2. Điều tra, đánh giá các loại mô hình rừng trồng luồng 30
3.2. Nghiên cứu đặc điểm rừng luồng thoái hóa tại Thanh Hóa 47
3.2.1. Xác định nguyên nhân thoái hóa rừng luồng 47
3.2.2. Đặc điểm của rừng luồng thoái hóa tại Thanh Hóa 49
3.2.3. Xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng thoái hóa 58
3.2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất tiêu chí 58
3.2.3.2. Đề xuất thang điểm định mức độ thoái hóa của rừng luồng 59
3.2.3.3. Hướng dẫn phương pháp xác định rừng luồng thoái hóa tại Thanh Hóa
59

3.3. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm phòng chống và phục hồi rừng
luồng thoái hóa tại Thanh Hóa 60

3.3.1. Động thái, dinh dưỡng của rừng luồng tại Thanh Hóa 60
3.3.1.1. Sinh khối cây cá thể và lâm phần luồng tại Thanh Hóa 60
3.3.1.2. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật
liệu để lại sau khai thác 64

3.3.1.3. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất sau khai thác 67
3.3.1.4. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng bị lấy ra khỏi rừng do khai thác luồng.68
3.3.1.5. Đề xuất lượng phân bón bổ sung cho rừng luồng sau khai thác 69
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và phát triển của
luồng tại Thanh Hóa 71

3.3.2.1. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng đường kính của luồng 71
3.3.2.2. Ảnh hưởng của bón phân tới hệ số sinh măng của luồng 83
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen và cây tái sinh thân gỗ đến sinh
trưởng của luồng 86

3.3.3.1. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến sinh trưởng và phát triển của luồng86

3.3.3.2. Ảnh hưởng của cây gỗ tái sinh tới sinh trưởng của luồng 91
3.3.4 Nghiên cứu quá trình sinh trưởng của măng và ảnh hưởng của cường độ
khai thác đến sinh trưởng, phát triển của luồng 93

3.3.4.1. Tốc độ và thời gian sinh trưởng của măng 93
3.3.4.2. Ảnh hưởng của khai thác đến sinh trưởng và phát triển của luồng 94


ii

3.4. Nuôi dưỡng các mô hình luồng có triển vọng tại Thanh Hóa 99
3.4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trồng ở các mô hình triển vọng .99
3.4.2. Đánh giá khả năng sinh măng của luồng trong các mô hình nuôi dưỡng
rừng luồng có trển vọng 106

3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng luồng bền vững và đánh giá hiệu quả
kinh tế các mô hình luồng tại Thanh Hóa 107

3.5.1. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng luồng bền vững 107
3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng luồng tại Thanh Hóa 113
3.5.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình luồng phổ biến ở Thanh Hóa
113

3.5.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình phục tráng rừng luồng
sau 3 năm áp dụng 116

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
4.1. Kết luận 119
4.2. Kiến nghị 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123




iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số đặc điểm đất dưới tán rừng Dendorcalamus asper Back 5
Bảng 1.2: Khả năng giữ đất và nước của một số loài rừng tre 6
Bảng 2.1: Số lượng cây chặt theo tuổi và cấp kính để nghiên cứu sinh khối 19
Bảng 2.2: Các công thức thí nghiệm bón phân cho rừng luồng tại 1 huyện 21
Bảng 3.1. Thực trạng về diện tích và phân bố của rừng luồng tại Thanh Hóa 26
Bảng 3.2. Thực trạng về sinh trưởng rừng luồng tại Ngọc Lặc, Lang Chánh 27
và Bá Thước, Thanh Hóa 27
Bảng 3.3. Thực trạng rừng luồng phân theo tuổi cây tại Thanh Hóa 28
Bảng 3.4. Thực trạng chất lượng rừng luồng phân theo tiêu chuẩn thương phẩm 28
Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hại và đổ gãy của rừng luồng tại Thanh Hóa 29
Bảng 3.6. Tổng hợp các mô hình trồng luồng phổ biến hiện nay tại Thanh Hóa 31
Bảng 3.7. Các biện pháp kỹ thuật trồng luồng thuần loài ở Thanh Hóa 32
Bảng 3.8. Thông tin chung về mô hình 34
Bảng 3.9. Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của mô hình trồng luồng thuần loài
tại Thanh Hóa 35

Bảng 3.10. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật của loại mô hình trồng luồng hỗn loài tại
Thanh Hóa 37

Bảng 3.11. Thông tin chung về mô hình trồng luồng hỗn loài với Lim xanh, 40
Trám và Keo tai tượng 40
Bảng 3.12. Tình hình sinh trưởng và phát trển của cây trồng trong mô hình trồng luồng xen
cây gỗ (Lim xanh, Trám, Keo) tại thôn Tường – Nguyệt Ấn – Ngọc Lặc 41


Bảng 3.13. Thông tin chung về mô hình trồng luồng hỗn loài với Trám, Keo tai tượng tại
xã Ngọc Liên – Ngọc Lặc 42

Bảng 3.14. Sinh trưởng và phát triển cây trồng trong mô hình 43
Bảng 3.15. Tình hình sinh trưởng và phát triển của mô hình trồng luồng + Keo tai tượng +
Trám trắng ở xã Ngọc Liên – huyện Ngọc Lặc 43

Bảng 3.16. Mô hình trồng luồng với Keo tai tượng, gió trầm và cây dược liệu, rau rừng 44
Bảng 3.17. Sinh trưởng phát triển cây trồng trong mô hình 3 45
Bảng 3.18. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong mô hình sau 2 năm triển khai mô
hình 45

Bảng 3.19: Sinh trưởng và phát triển cây trồng của mô hình 47
Bảng 3.20: Sinh trưởng rừng luồng thoái hóa tại Thanh Hóa theo các nguyên nhân 49
Bảng 3.21: Một số đặc điểm về khả năng sinh măng của rừng luồng thoái hóa tại Thanh
Hóa theo các nguyên nhân khác nhau 52

Bảng 3.22. Các tính chất đất của rừng trồng luồng tại Thanh Hóa thoái hóa theo các
nguyên nhân khác nhau 56

Bảng 3.23: Các chỉ tiêu phân loại cấp thoái hóa của rừng luồng 59
Bảng 3.24: Bảng phân loại mức độ thoái hóa rừng luồng thuần loài tại Thanh Hóa 59
Bảng 3.25: Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể luồng tại khu vực nghiên cứu 61
Bảng 3.26: Sinh khối cây cá thể luồng tại khu vực nghiên cứu phân theo cấp kính 62
Bảng 3.27: Tỷ lệ nước trong các bộ phận của cây luồng ở các tuổi khác nhau 62
Bảng 3.28: Số lượng cây luồng phân theo chất lượng tại khu vực nghiên cứu 63
Bảng 3.29: Trọng lượng sinh khối theo chất lượng tại khu vực nghiên cứu 63
Bảng 3.30: Tổng hợp trọng lượng vật rơi rụng tính theo tháng tại 3 huyện Bá Thước, Lang
Chánh và Ngọc Lặc 65


Bảng 3.31. Tỷ lệ % các chất dinh dưỡng trong cây luồng tại khu vực nghiên cứu 66
Bảng 3.32: Khối lượng dinh dưỡng hoàn trả từ vật rơi rụng trong lâm phần luồng tại khu
vực nghiên cứu 66



iv

Bảng 3.33: Lượng dinh dưỡng của vật liệu để lại rừng sau khai thác tại khu vực nghiên cứu
67

Bảng 3.34. Tổng lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ VRR và vật liệu để lại sau khai thác
tại khu vực nghiên cứu 68

Bảng 3.35. Tổng hợp lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng từ khai thác thân luồng 68
Bảng 3.36. Lượng dinh dưỡng cần bổ sung sau khai thác luồng tính cho 10 cây ở các cấp
kính khác nhau 69

Bảng 3.37. Lượng phân bón đề xuất bổ sung (N, P) khi khai thác 10 cây luồng ở các cấp
kính khác nhau 70

Bảng 3.38. Lượng phân bón đề xuất bổ sung (K, Ca) khi khai thác 10 cây luồng ở các cấp
kính khác nhau 71

Bảng 3.39. Đề xuất một số phân bón cần bổ sung cho 1ha rừng luồng sau khai thác 71
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng đường kính của luồng tại Ngọc Lặc
sau 3 năm thí nghiệm 73

Bảng 3.41: Tỷ lệ phần trăm của luồng theo các cấp kính trong các công thức bón phân tại
Ngọc Lặc 76


Bảng 3.42: Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm bón phân tại Ngọc Lặc 77
Bảng 3.43. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng đường kính của luồng tại Bá Thước
sau 3 năm thí nghiệm 77

Bảng 3.44: Tỷ lệ phần trăm của luồng theo các cấp kính trong các công thức bón phân tại
Bá Thước. 79

Bảng 3.45: Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm bón phân tại Bá Thước 80
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng đường kính của luồng tại Lang Chánh
sau 3 năm thí nghiệm 80

Bảng 3.47: Tỷ lệ phần trăm của luồng theo các cấp kính trong các công thức bón phân tại
Lang Chánh 82

Bảng 3.48: Kết quả phân tích đất trước khi thí nghiệm bón phân tại Lang Chánh 83
Bảng 3.49: Hệ số sinh măng của luồng trong thí nghiệm bón phân tại Ngọc Lặc. 84
Bảng 3.50: Hệ số sinh măng của luồng trong các TN bón phân tại Bá Thước 85
Bảng 3.51: HSSM của luồng trong các công thức TN bón phân tại Lang Chánh 85
Bảng 3.52: Tỷ lệ sống luồng sau 3 năm trồng tại Ngọc Lặc, Bá Thước và Lang Chánh 86
Bảng 3.53: Đường kính của luồng sau 3 năm thí nghiệm trồng mới tại Ngọc Lặc, Bá Thước
và Lang Chánh 87

Bảng 3.54: Chiều cao của luồng sau 3 năm thí nghiệm trồng mới tại Ngọc Lặc, Bá Thước
và Lang Chánh 88

Bảng 3.55: Hệ số sinh măng của luồng sau 3 năm trồng tại Ngọc Lặc, Bá Thước 89
và Lang Chánh 89
Bảng 3.56: Một số đặc điểm lý, hóa tính của đất trong các công thức thí nghiệm trồng
luồng mới 90


Bảng 3.57: Sinh trưởng của luồng sau 30 tháng thí nghiệm tại Ngọc Lặc, Bá Thước và
Lang Chánh 91

Bảng 3.58. Theo dõi cây tái sinh dưới tán rừng luồng trong các thí nghiệm 91
Bảng 3.59: Một số loài cây thân gỗ tái sinh dưới tán rừng luồng trong các thí nghiệm tại
Ngọc Lặc, Bá Thước và Lang Chánh 92

Bảng 3.60. Sinh trưởng đường kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) của măng luồng 93
Bảng 3.61: Hệ số sinh măng của luồng trong thí nghiệm tại các điểm nghiên cứu 95
Bảng 3.62: Ảnh hưởng của khai thác cây tuổi 3 đến sinh hệ số sinh măng 95
Bảng 3.63. Ảnh hưởng của khai thác cây tuổi 2 đến sinh hệ số sinh măng 96
Bảng 3.64. Sinh trưởng đường kính (D1.3) của luồng tại Ngọc Lặc sau khi áp dụng các
công thức thí nghiệm 96



v

Bảng 3.65: Ảnh hưởng của cường độ khai thác đến sinh trưởng đường kính của luồng tại
Bá Thước sau 3 năm thí nghiệm 97

Bảng 3.66: Sinh trưởng đường kính của luồng tại Lang Chánh sau 3 năm thí nghiệm cường
độ khai thác 98

Bảng 3.67: Đường kính D
1.3
(cm) của luồng trồng thuần loài tại Ngọc Lặc 99
Bảng 3.68. Đường kính D
1.3

(cm) của luồng trồng hỗn giao với keo lai tại Ngọc Lặc 101
Bảng 3.69: Sinh trưởng của keo lai 11 tuổi trồng hỗn giao với luồng tại Ngọc Lặc 102
Bảng 3.70: Đường kính của luồng trong MH trồng làm giàu dưới tán rừng tự nhiên tại
Ngọc Lặc 102

Bảng 3.71: Đường kính của luồng trồng hỗn giao muồng đen tại Bá Thước 103
Bảng 3.72: Sinh trưởng của muồng đen ở MH trồng hỗn giao tại Bá Thước 103
Bảng 3.73: Sinh trưởng của luồng trồng thuần loài tại Bá Thước 104
Bảng 3.74: Sinh trưởng của luồng ở mô hình trồng luồng thuần loài tại Lang Chánh 105
Bảng 3.75: Hệ số sinh măng của các mô hình luồng triển vọng tại Thanh Hóa 106
Bảng 3.76: Lượng phân bón cần bổ sung sau khai thác luồng 109
Bảng 3.77. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng luồng điển hình trên 113
địa bàn tỉnh Thanh Hóa 113
Bảng 3.78. Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp phục hồi rừng luồng theo từng loại mô
hình sau 3 năm thí nghiệm 117

Bảng 3.79. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình phục tráng rừng luồng do sâu bệnh hại
có áp dụng biện pháp bọc măng sau 3 năm tại Bá Thước 117




















vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Giải thích nghĩa
BCR Benefit to Cost Ratio (Tỷ suất thu nhập so với chi phí)
Ca Canxi
CTLN Công ty Lâm nghiệp
CTTN Công thức thí nghiệm
D
bụi
Đường kính bụi
D
1.3
Đường kính ngang ngực
GEF Quỹ môi trường toàn cầu
Hsd Chiều cao sử dụng
HSSM Hệ số sinh măng
H
vn
Chiều cao vút ngọn
IRR Internal Rate of Return (Tỷ lệ hoàn vốn nội tại)
K Kali

KH - CN - MT Khoa học - Công nghệ - Môi trường
KHCN Khoa học công nghệ
LDP Luong Development Project (Dự án phát triển ngành hàng Luồng)
MH1 Mô hình 1
N ts (%) Nitơ tổng số
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng)
OM (%) Hàm lượng mùn
OTC Ô tiêu chuẩn
P Phốt pho
S% Hệ số biến động
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới
∆D
1.3
(cm) Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao
∆H
vn
(m) Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây luồng (hay còn có một số tên khác như mét, mạy sang) thuộc chi Luồng
(Dendrocalamus), họ Tre (Bambusaceae), bộ Hòa thảo (Poales). Trước đây tên khoa
học của loài này được gọi là Dendrocalamus membranaceus Munro, tuy nhiên sau
này một số nhà khoa học Trung Quốc đã xác định luồng có tên khoa học là
Dendrocalamus barbatus Houe et D.Z.Li.

Với tổng diện tích khoảng 70.000 ha, Thanh Hóa là tỉnh có diện tích trồng
luồng lớn nhất nước. Luồng được trồng tại 16 trong tổng số 27 huyện/thị của tỉnh,
trong đó một số huyện có diện tích trồng luồng tập trung lớn gồm: Quan Hoá
(21.200 ha), Lang Chánh (11.300 ha), Ngọc Lặc (10.460 ha) và Bá Thước (7.500
ha) (Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2007). Vào những năm 1980, diện tích rừng
luồng ở Thanh Hóa chỉ khoảng 38.000 ha (
), như
vậy, trong thời gian qua, diện tích rừng luồng đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, năng
suất và chất lượng rừng luồng không tăng theo thời gian và diện tích mà ngược lại,
nhiều ý kiến cho rằng, rừng luồng hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng so với trước
(tuoitrethanhhoa.com; www.monre.gov.vn; Chi Cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2007).
Theo Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa (2007), vào thời điểm từ 1977-1983,
luồng loại 1 chiếm trên 10%, với đường kính g
ốc có thể đạt 15 cm, chiều dài sử
dụng là 18 m, độ pH của đất dưới tán rừng luồng từ 4,5 đến 4,8. Nhưng hiện nay,
luồng loại 1 và 2 chiếm 3,59%, luồng loại 3 chiếm 43,5%, luồng loại 5 chiếm
52,91%, độ ẩm trong rừng dưới 60%, thảm thực bì dưới tán rừng hầu như không có,
người dân hầu hết chỉ trồng luồng thuần loài. Các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong đất
như hàm lượng N, P, K
đều giảm so với trước, độ pH giảm chỉ còn 3,7. Do bị áp lực
về kinh tế, trong khi chưa nắm vững được kỹ thuật trồng và khai thác, nên nhiều
diện tích luồng được trồng ở các lập địa không thích hợp như trên đỉnh đồi, hay nơi
có nhiều đá lẫn. Mặc dù đã có Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác luồng (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000), nhưng hầu như người dân chư
a biết
đến hoặc biết nhưng không làm theo. Măng, thân luồng bị khai thác tuỳ tiện.
Từ những thông tin trên, ta có thể thấy rằng luồng tại Thanh Hoá đang bị
thoái hóa một cách nghiêm trọng, sản lượng có thể giảm trên 50% so với trước đây
và nguy cơ lớn nhất là không thể phục hồi được phần lớn diện tích đất hiện nay đã
bị thoái hoá. Để góp phần giải quyết những tồn t

ại nêu trên, đề tài "Nghiên cứu các
giải pháp phòng chống, phục hồi và phát triển bền vững rừng luồng tại Thanh Hóa"
đặt ra là hết sức cần thiết.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Cũng giống như ở Việt Nam, các loài cây họ tre rất thân thuộc đối với người
dân nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kenya
vv tre không những được sử dụng làm vật liệu trong công nghiệp chế biến giấy,
ván sàn, trong xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng mà còn được sử dụng làm thực
phẩm, ch
ế biến những món ăn ưa thích. Chính vì vậy, những nghiên cứu về các loài
tre trên thế giới đã được quan tâm từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó chủ yếu là
các công trình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh rừng tre.
Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh doanh tre
trên thế giới theo các vấn đề sau đây:
1.1.1. Nghiên cứu về nhân giống
Giống là một trong những khâu quan trọng có ảnh h
ưởng rất lớn đến năng
suất và chất lượng của rừng trồng. Vì thế nghiên cứu về nhân giống các loài tre
đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm. Đối với các loài tre, việc nhân
giống chủ yếu là bằng con đường sinh dưỡng. Việc nhân giống sinh dưỡng có thể
sử dụng chồi, gốc, đốt và cành để tạo cây con. Kết quả nghiên cứu của Bernard
(2007) cho thấy có thể dùng đoạ
n ngắn trên thân để tạo cây con. Tuy nhiên, khi
dùng đoạn thân trên cây thì nên lấy ở cây có độ tuổi từ 2-3 năm. Sau đó cắt một
đoạn có 2 đến 3 mắt để làm vật liệu, đục lỗ cách các mắt từ 5-7 cm và vùi sâu 6 -

10 cm theo hướng nằm ngang vào đất trộn cát. Để kích thích ra rễ có thể dùng
axít 1-Naphthalene acetic (NAA) đổ vào lỗ đã đục. Trong trường hợp dùng gốc
để làm vật liệu nhân giống thì chọn cây có độ tuổi 1-2 năm, sau đó
đào sâu 30 -
60 cm và cắt toàn bộ gốc mang đi trồng ngay. Ngoài việc nhân giống bằng thân
và gốc thì có thể nhân giống các loài tre bằng phương pháp nuôi cây mô. Tại
Kenya, Bernard (2007) cũng đã nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi
cấy mô cho các loài Yushania alpina và Oxytenanthera abyssinica. Nghiên cứu
về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng, sinh khối và khả năng
hút dinh dưỡng của cây Dendrocalamus asper được tạo bằng phương pháp nuôi
cấy mô, các tác giả Verma và Arya (1998) cho thấy, sau 12 tháng thí nghi
ệm,
thành phần ruột bầu với tỷ lệ 1 cát : 1 đất (về thể tích) đã làm giảm khả năng ra
rễ và hàm lượng P trong rễ của cây Dendrocalamus asper. Trong khi ở các thí
nghiệm bón bổ sung phân hữu cơ thì các chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao, sinh
khối khô và khả năng ra rễ của Dendrocalamus asper đều tốt hơn.
Ngoài phương pháp nhân giống sinh dưỡng, ở một số nơi trên thế giới, các
loài tre cũng đ
ã được nhân giống bằng hạt. Tại Thái Lan và Ấn Độ, việc nhân giống
bằng hạt đã được thực hiện cho các loài cây như Dendrocalamus brandisii,
Dendrocalamus membranaceus, Dendrocalamus strictus và Dendrocalamus
(Bernard, 2007 và Dai Qihui, 1998). Tuy nhiên do cây con được tạo bằng hạt không
đạt được những ưu điểm vượt trội so với cây con được tạo bằng thân, gốc hoặc
cành. Do vậy, đến nay phần lớn cây con của các loài tre đều được tạo bằng phương
pháp nhân giống sinh d
ưỡng.
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc tre
Một trong những biện pháp quan trọng của kỹ thuật trồng các loài tre là chọn
được lập địa phù hợp. Việc chọn đúng lập địa trồng tre sẽ nâng cao năng suất và



3

duy trì lâu dài sức sản xuất của rừng. Theo kết quả nghiên cứu của Bernard (2007)
thì thông thường các loài tre thường ưa thích các loại đất sét và sét pha cát. Tuy
nhiên, dù loại đất nào thì cũng phải thoát nước tốt vì măng tre không chịu được
ngập nước. Độ pH thích hợp cho các loài tre dao động trong khoảng từ 4,5 - 6.
Nghiên cứu chọn lập địa trồng các loài tre, tác giả Dai Qihui (1998) đã khuyến nghị
nên chọn nơi có độ dày tầng đất cao, đất còn tốt, ẩm và thoát nướ
c tốt. Nên trồng ở
các thung lũng, dọc bờ sông, suối, cũng có thể trồng ở chân và sườn đồi. Nếu trồng
nơi đất khô, xấu thì tre có thể sống nhưng măng và thân cây sẽ nhỏ, không mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Đây có thể coi là những kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng
trong việc chọn lập địa phù hợp để kinh doanh rừng tre theo hướng bền vững.
Tuỳ theo từng loài tre và loại cây con đ
em trồng mà có các phương thức xử
lý đất và thực bì trước khi trồng khác nhau. Theo Bernard (2007), trước khi làm đất
nên xử lý thực bì bằng cách phát dọn cỏ, cây bụi. Kích thước và cự ly hố tuỳ thuộc
vào phương pháp và loài cây trồng. Đối với các loài có kích thước to như luồng thì
hố đào thường có kích thước là 60cm x 60cm x 60cm. Nơi có lượng mưa trung bình
thấp thì nên đào hố to hơn so với nơi có lượng mưa cao. Hố sau khi đào được lấp
gần đầy, thấp hơn miệng hố khoảng 10 cm, có thể trộn 2 kg lân hoặc phân chuồng
cho mỗi hố. Đất được lấp trước khi trồng 1 tháng. Theo Dai Qihui (1998) có 3
phương pháp làm đất như sau: (i) Làm đất toàn diện: cuốc đất sâu 20 cm, sau đó đào
hố theo kích thước và cự ly theo thiết kế. (ii) Làm đất theo băng: cày đất theo băng
có chiều rộng 1-2 m và sâu 20 cm, cự ly giữa các băng cày 1 - 2 m. (iii) Làm đất cục
bộ theo hố: đào các hố theo c
ự ly mong muốn, kích thước hố chiều dài x chiều rộng
x chiều sâu là 50cm x 50cm x 40cm hoặc 100cm x 50cm x 40cm. Mật độ trồng với
các loài tre có đường kính thân cây nhỏ hơn 6cm là 1660 cụm/ha, đối với những

loài có đường kính thân cây to hơn thì mật độ trồng khoảng 830 cây/ha (3 m x 4m)
hoặc 625 cây/ha (4m x 4m). Với một số loài cây to như Dendrocalamus giganteus
cự ly giữa các khóm là 10m x 10m (tương đương 100 khóm/ha) hoặc
Dendrocalamus hamiltonii thì cự ly giữa các khóm là 7m x 7m (tương đương 205
khóm/ha). Ngoài biện pháp làm đất thông thường như đã nêu trên, TIFAC (2004)
đã
khuyến cáo nên đào rãnh và lên líp để trồng tre. Việc đào rãnh và lên líp có một số
thuận lợi như sau: tre trồng trên líp do đất xốp nên sẽ phát triển nhanh, trong các
năm sau có thể đào thêm đất trong rãnh và bổ sung vào líp. Kích thước hố có thể là
60cm x 60cm x 60cm. Bón phân 5 kg phân chuồng; 0,1 kg urê; 0,1 kg super lân và
0,05 kg kali.
Nghiên cứu về phương thức trồng, Fu Maoyi (1998) cho thấy có thể trồng tre
thuần loài, hỗn loài với các loài cây lá rộng hoặc trồng theo phương thức nông lâm
kết hợp. Tác giả cho biết, t
ại Trung Quốc tre có thể trồng xen với cây chè, trong đó
cự ly trồng của tre là 6 x 4m và cự ly trồng chè là 2 x 0,5m. Với các mô hình trồng
tre hỗn loài với cây lá rộng thì tỷ lệ tre: cây lá rộng là 7 : 3 hoặc 8 : 2. Với các mô
hình trồng hỗn loài giữa tre với các loài cây lá kim và cây lá rộng thì tỷ lệ giữa tre
với cây là kim và cây lá rộng là 6 : 1 : 3 hoặc 7 : 1 : 2. Trong mô hình trồng xen tre
với các loài cây nông nghiệp, trong khi tre chưa khép tán có thể trồng xen nhiều loài
cây khác nhau như: Dưa hấu, đậu tương, khoai lang, mía và các loại rau khác. Tuy
nhiên, để
kinh doanh theo phương thức này được bền vững theo tác giả thì các cây
nông nghiệp nên trồng cách tre 1 m để có không gian dinh dưỡng cho tre phát triển.
Ngoài ra còn có thể trồng tre xen cây dược liệu hoặc xung quanh ao cá, đồng ruộng


4

v.v Như vậy biện pháp trồng hỗn loài tre với các loài cây gỗ và cây nông nghiệp sẽ

có tác dụng hạn chế sự suy thoái của rừng tre.
Nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loài cây tre, Dai Qihui (1998) cho biết dù
cây con được tạo từ hạt hay từ nhân giống sinh dưỡng thì trước khi trồng nên cắt
ngọn chỉ để lại 2 - 3 đốt. Đối với cây con được tạo từ hạt thì đặt cây ở tư thế thẳng
đứng, l
ấp đất và phủ lên gốc cây 3 - 4 cm. Với cây đem trồng bằng gốc, đặt cây ở tư
thế thẳng đứng, lấp đất và phủ đất cách cổ rễ 10 cm.
Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân, Dai Qihui (1998) cho biết, đối với cây
trồng lấy măng, để sản xuất 100 kg măng tươi, cây cần 500-700g Nitơ, 100 -150g
Phốt pho và 200 - 250g Kali từ đất. Như vậy, nếu muốn thu hoạch 15.000 kg măng
tươi trên ha m
ỗi năm cần bổ sung từ 75 - 100kg Nitơi, 15 - 22,5kg Phốt pho và 30 -
37,5kg Kali. Nếu không dùng các loại phân hóa học nêu trên thì bón 37.500 kg phân
chuồng/ha cũng có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết trên. Việc bón phân cần
chia thành nhiều lần trong năm. Đối với tre trồng lấy thân, để sản xuất 1.000 kg thân
tre cần 2,5 - 3,5kg Nitơ, 0,3 - 0,4g phốt pho và 3 - 4kg kali từ đất. Kết quả nghiên
cứu này là cơ sở quan trọng cho việc bón phân các rừng tre. Trên cơ sở đó, sau khi
khai thác, căn cứ
vào lượng tre đã khai thác, các nhà kinh doanh có thể tính được
lượng phân cần bón tương ứng với lượng dinh dưỡng đã mất đi từ thân, từ đó có thể
hạn chế được sự suy thoái của rừng tre.
Theo một số kết quả nghiên cứu về đất dưới tán rừng luồng ở Australia cho
thấy chỉ vài năm sau khi trồng tre đất nhanh chóng bị bạc màu. Vì vậy, trong quá
trình trồng các loài tre đều được bón phân thường xuyên, đặ
c biệt là sau khi thu
hoạch nhằm kinh doanh rừng được bền vững hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
lượng phân bón nên chia thành nhiều lần sẽ tốt hơn so với bón 1 hoặc 2 lần. Có thể
dùng rất nhiều loại phân bón khác nhau như: phân hóa học, phân xanh, phân
chuồng, tro hoặc vôi (nơi đất chua) để bón cho các rừng trồng tre.
Tại Ấn Độ, theo nghiên cứu của Jha and Lalnunmawia (2004) về trồng xen

giữa các loài cây Dendrocalamus hamiltonii, D. longispathus và gừng trong các
công thức thí nghiệ
m về phân bón đã cho thấy sản lượng của các loài trong các thí
nghiệm bón phân cao hơn rõ rệt so với công thức không bón phân.
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác, thu hoạch tre
Tùy theo từng mục đích khai thác mà các biện pháp kỹ thuật khai thác sẽ
khác nhau. Việc khai thác không đúng kỹ thuật, đặc biệt là khai thác với cường độ
lớn sẽ gây nên sự suy thoái của rừng tre. Theo Dai Qihui (1998), đối với các loài tre
trồng để lấy măng, nếu muốn chế biế
n măng khô thì khi kích thước măng đạt từ 1,3
- 1,5 m có thể tiến hành thu hoạch. Nếu muốn chế biến thành các sản phẩm khác thì
thu hoạch măng non có chiều cao khoảng 30 cm. Khi khai thác măng, không nên
khai thác quá mức mà cần để lại để đảm bảo mật độ và sức sản xuất của rừng. Nhìn
chung mỗi bụi nên để lại 3 - 4 măng để phát triển thành cây. Đối với các loài tre
trồng để lấy thân, thì do măng mọc đầ
u và giữa mùa thường là những măng khỏe và
chiếm trên 85 % tổng số măng của mùa. Do vậy nên giữ lại măng mọc vào khoảng
thời gian này để khai thác cây. Chỉ nên thu hoạch tất cả măng mọc cuối vào mùa.
1.1.4. Nghiên cứu về sâu bệnh hại tre
Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các rừng tre bị
suy thoái. Vì vậy, việc xác định được các loài sâu, bệnh hại có vai trò quan trọng


5

trong việc tìm ra giải pháp phòng chống thích hợp. Nghiên cứu về sâu bệnh hại tre,
Xu Tiansen (1998) cho biết, thông thường tre hay gặp các loại sâu, bệnh sau: Sâu ăn
lá như châu chấu, ốc sên, bướm ống vv Sâu đục thân, sâu hút nhựa, sâu ăn búp
măng. Tuỳ vào đặc điểm từng loại sâu tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng trừ
thích hợp như sau:

Biện pháp lâm sinh như làm cỏ, xới đất, đây là biện pháp kỹ thuật không
những làm cho cây hút dinh dưỡng d
ễ hơn mà còn có thể hạn chế sự phá hoại của
các loại sâu, ví dụ đối với loài sâu Oraura vulgaris có thể giảm 30 - 50 % sau khi
làm cỏ và giảm 70 - 90 % sau khi xới đất
Biện pháp sinh học: là biện pháp sử dụng các thiên địch như chim, nhện,
kiến ong vv để diệt sâu hại.
Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc hóa học như Trichlorfon 5% để
phun hoặc phụn khói nhằm tiêu diệt và hạn chế sự phát triể
n của các loài sâu, bệnh.
Ngoài các công trình nghiên cứu về nhân giống, kỹ thuật gây trồng, khai thác và
tình hình sâu bệnh hại, các nghiên cứu khác về tre cũng đã được nhiều tác giả trên
thời gới quan tâm. Điển hình là một số lĩnh vực nghiên cứu sau:
1.1.5. Nghiên cứu về dinh dưỡng đất dưới rừng tre
Theo Alrasjid (2003), tre được coi là một trong những loài cây sử dụng
“tham lam” dinh dưỡng của đất, vì vậy không sử dụng phân bón trong trồng tre sẽ
làm giả
m sút nhanh chóng sức sản xuất của đất, dẫn đến rừng trồng tre sẽ nhanh bị
thoái hóa. Tại Indonesia, Sutiyono (2004) đã tiến hành nghiên cứu dinh dưỡng đất
của rừng Dendrocalamus asper Back. Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của đất ở
các tầng từ 0 - 20cm và từ 20 - 40cm dưới tán rừng Dendrocalamus asper Back tác
giả đã chỉ ra rằng độ chua, hàm lượng mùn, nitơ, kali, các ion K
+
, Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+


và các cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất. Số liệu cụ thể được trình bày
trong bảng 3.1.
Bảng 1.1: Một số đặc điểm đất dưới tán rừng Dendorcalamus asper Back
Chỉ tiêu Tầng 0-20cm Tầng 20-40cm
pH 5,02 4,82
C (%) 0,585 0,394
N (%) 0,060 0,043
P tổng số (mg/100g) 19,18 22,91
K tổng số (mg/100g) 24,10 27,15
Cation trao đổi (me/100g)
- K
+
0,148 29,87
- Na
+
0,141 0,141
- Ca
+2
2,807 2,650
- Mg
+2
0,600 0,521
- CEC 12,52 12,7
- Si (%) 1,293 1,270
Thành phần cơ giới (%)


6

Chỉ tiêu Tầng 0-20cm Tầng 20-40cm

- Cát 34,7 43,7
- Thịt 49,8 27,4
- Sét 17,0 41,5
(Nguồn: Sutiyono, 2004)
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, nhìn chung hàm lượng các chất dinh dưỡng đều
thấp, riêng phốt pho tổng số là cao ở cả 2 tầng. Về thành phần cơ giới của đất, ở
tầng từ 0 – 20cm thành phần cơ giới là sét với hơn 45% là sét và 34% là cát. Silicate
(Si) ở tầng 0 - 20 cm cao hơn so với đất ở tầng từ 20 - 40 cm. Nguyên nhân là do
quá trình phân huỷ lá ở tầng đất mặt nhanh hơn so với tầng đất sâu. Từ k
ết quả
nghiên cứu, tác giả đã khuyến cáo rằng để ổn định sản lượng rừng luồng thì việc
bón thêm phân là rất cần thiết. Tuy nhiên về vấn đề này tác giả chưa cho biết cần
bón với liều lượng bao nhiêu là đủ cho từng loại đất.
Năm 2000, tại Ấn Độ, Shanmughavel đã tiến hành nghiên cứu về vật rơi
rụng và dinh dưỡng hoàn trả cho đất trong rừng Bambusa bambos
ở các độ tuổi
khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu tác giả cho biết, lượng vật rơi rụng trung bình
trong các rừng Bambusa bambos 4 tuổi, 5 tuổi và 6 tuổi tương ứng là 15,4 tấn/ha,
17 tấn/ha và 20,3 tấn/ha. Trong đó lượng vật rơi rụng từ lá chiếm 58% và từ cành
chiếm 42%. Hàm lượng các chất dinh dưỡng hoàn trả cho đất trên 1ha rừng
Bambusa bambos ở tuổi 4 lần lượt là 120kg N, 10kg P, 101kg K, 60kg Ca và 66kg
Mg. Đối với rừng 5 tuổi hàm l
ượng của các chất dinh dưỡng trên tương ứng là 141,
13, 121, 72 và 79 kg/ha và đối với rừng 6 tuổi hàm lượng dinh dưỡng của các
nguyên tố trên là 184, 16, 183, 91 và 96 kg/ha. Nghiên cứu về chu trình dinh dưỡng
trong rừng Bambusa bambos các tác giả Shanmughavel and Francis, (1997) cho biết
lượng dinh dưỡng trong cây đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng dinh
dưỡng trả lại cho đất không đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi. Điều này
cho thấy để đất trồng rừng
Bambusa bambos không bị thoái hóa thì việc bổ sung

phân bón cho rừng Bambusa bambos là cần thiết, đặc biệt khi khai thác tre ở cường
độ cao sẽ thì lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất càng bị giảm đi, dẫn đến đất càng
bị thoái hoá mạnh. Do vậy để phòng chống sự suy thoái của rừng tre thì việc bón
phân là rất cần thiết.
1.1.6. Nghiên cứu về khả năng bảo vệ đất, nước của rừng tre
Rừng tre là rừng th
ường xanh, có tán dày, hệ rễ phát triển, vật rơi rụng nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu của Fu Maoyi (1998) thì khả năng giữ đất, nước của một
số loài tre cao hơn so với một số loại rừng như rừng lá kim hoặc rừng cây lá rộng.
Đặc biệt đối với các rừng hỗn giao giữa tre với các loài cây lá rộng thì khả năng giữ
đất, giữ nước còn tốt hơn rất nhiề
u. Có thể thấy khả năng giữ đất và nước của các
loại rừng khác nhau trong bảng 3.2.
Bảng 1.2: Khả năng giữ đất và nước của một số loài rừng tre
Chức năng bảo vệ đất, nước Khả năng giữ đất, nước
Khả năng giữ nước trên tán lá A>B>C> rừng lá kim, rừng lá rụng hoặc rừng
hỗn giao khác
Khả năng giữ nước ở tầng mùn B> rừng hỗn giao các loài khác> rừng lá kim


7

Chức năng bảo vệ đất, nước Khả năng giữ đất, nước
Khả năng giữ nước trong đất A>B> Pinus massoniana>C
Khả năng cố định đất của rễ B> P. sinensis > Cunninghamia lancealata > P.
Massoniana
(Nguồn: Fu Maoyi, 1998)
Trong đó:
A là rừng hỗn loài giữa Fagus laciola, Chimonobambusa quadrangularis,
Sinarundinaria nitida (rừng hồn loài tre với cây lá rộng).

B là rừng Ch. Quadrangularis (rừng Trúc thuần loài)
C là rừng Liquilamlar taiwaniana, Quescus sp (rừng hỗn loài lá rộng)
Từ số liệu bảng 3.2 có thể thấy rằng khả năng giữ nước trên tán lá và trong
đất của rừng hỗn giao giữa các loài tre và cây lá rộng là tốt nhất. Trong khi đó khả
năng giữa n
ước ở tầng mùn và khả năng cố định đất của rễ của rừng Trúc thuần loài
lại tốt hơn sơ với rừng thuần loài và rừng lá kim.
1.1.7. Nghiên cứu về thoái hóa rừng tre và biện pháp khắc phục
Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các loài tre bao gồm từ khâu nhân
giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác v.v Bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng
đất dưới tán rừng tre thường dễ
bị bạc màu, thoái hóa, đồng thời nhiều tác giả cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác đúng kỹ thuật, hạn chế suy thoái rừng
luồng (Dai Qihui, 1998; Alrasjid, 2003; Sutiyono, 2004). Tuy nhiên, đề tài chưa tìm
được tài liệu nào trên thế giới nghiên cứu về phục tráng rừng tre bị thoái hóa.
1.2. Những nghiên cứu về luồng ở Việt Nam
Luồng là loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng: vừa có tác dụng phòng hộ,
vừa có giá trị
kinh tế cao và đang được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh trên cả nước, vì
vậy những nghiên cứu về luồng ghi nhận được từ đầu những năm 1960, và luồng là
một trong những loài cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu sớm nhất sau cách
mạng Tháng 8. Dưới đây là những nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tiêu biểu về
gây trồng luồng trong suốt thời gian qua.
1.2.1. Những nghiên cứu tạo giố
ng luồng
Do khả năng ra hoa và nảy mầm của hạt luồng rất hạn chế nên từ trước đến
nay việc nhân giống luồng chủ yếu bằng phương pháp sinh dưỡng. Người ta đã
nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng luồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
chiết cành, giâm hom, đánh gốc đem trồng…
+ Gây tạo giống luồng bằng phương pháp chiết cành:

Việc tạo giống cây luồng
đã được nêu rõ trong Quyết định số 05/2000/QĐ-
BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc ban hành tiêu
chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng là rừng
luồng có thể được trồng bằng gốc, hom thân, hom chét hoặc cành chiết, trong đó
trồng rừng luồng bằng cành chiết là hiệu quả nhất.
Phương pháp chiết cành được Lê Quang Liên nghiên cứu từ những năm
1990. Kết quả cho thấy, nhữ
ng cành có rễ khí sinh cho khả năng ra rễ tốt hơn cành
không có rễ khí sinh, những cành có rễ khí sinh có thể dùng phương pháp giâm trực
tiếp vào đất (có thể cho tỷ lệ ra rễ của hom trên 90 %). Tuy nhiên, do số lượng cành


8

có rễ khí sinh rất ít (chiếm 11,6 %) nên dùng phương pháp này hệ số nhân giống
không cao. Phương pháp dùng bao nilông bọc bầu và đất + bùn có thể chiết được
cho cành không mang rễ khí sinh và cho kết quả tỷ lệ ra rễ 97%. Và khi cây chiết đã
ra rễ phải gây ươm và chăm sóc trong 4 - 6 tháng mới đủ tiêu chuẩn đem trồng.
Ngoài ra tuổi cành và thời gian chiết cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của
cành. Nhìn chung tuổi cây nên từ 3 tuổi trở lên, tuổ
i cành chiết từ 6 - 8 tháng và thời
gian chiết từ tháng 4 đến tháng 8 là tốt nhất.
+ Gây tạo giống luồng bằng phương pháp giâm cành:
Tạo giống luồng bằng phương pháp giâm cành đã được ban hành thành quy
trình kỹ thuật (QTN. 15-79) theo Quyết định số 1649 QĐ/KT của Bộ Lâm nghiệp
nay là Bộ NN&PTNT ngày 26/11/1979 (Bộ Lâm nghiệp, 1979). Với phương pháp
này, vật liệu lấy để giâm hom là cành, sử dụng chất kích thích ra rễ như 2,4D (1
gam thuốc hòa trong 50 lít nước lã); 2,45T (1 gam thuốc hòa trong 55 lít nướ
c lã);

Muối natri và kali của 2,4D (1 gam nước hòa trong 40 lít nước lã). Cành sau khi
ngâm trong thuốc kích thích (khoảng 9 - 15 giờ) được ủ bằng cách cắm vào mùn
cưa ẩm hoặc cát ẩm cho đến khi ra rễ mới đem ươm ra vườn hoặc trong bầu, chờ
cho đến khi cành hom sinh trưởng tốt và cho ít nhất một thế hệ măng đầu tiên rồi
mới đem đi trồng.
Phương pháp ươm giống luồng bằng giâm hom cành có hệ số nhân giống
nhanh, đ
áp ứng được tiêu chuẩn cây giống trồng rừng, tuy nhiên để thực hiện được
đòi hỏi phải là người có chuyên môn, phải được tập huấn kỹ càng.
Ngoài hai phương pháp phổ biến trên còn một số phương pháp khác đang
được nhân dân một số địa phương áp dụng đó là trồng bằng gốc, chét lớn (chồi gốc)
(Nguyễn Ngọc Bình, 1963). Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không phải
qua khâu giâm ở
vườn ươm, tỷ lệ sống cao, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh
trưởng mạnh, nhanh cho măng ngay từ năm trồng đầu tiên. Phương pháp này được
bà con áp dụng từ lâu đời nhất là ở các huyện như Lang Chánh, Ngọc Lặc (tỉnh
Thanh Hóa). Hạn chế của phương pháp trồng bằng gốc và chét là tốn nhiều công để
đánh gốc, hệ số tạo giống thấp, chỉ áp dụng trong phạ
m vi hộ gia đình.
Một số nơi còn sử dụng thân luồng làm hom để tạo giống, thân đuợc cắt
thành từng đoạn dài 30 - 40 cm (có 2 - 3 mắt) sau đó đào hố cho hom xuống rồi ủ
rơm rạ, cỏ, rác lên, kết hợp với tưới nước thường xuyên cho đến khi hom ra rễ và
mọc măng 1 - 2 lứa thì đem đi trồng.
Nhìn chung có nhiều phương pháp khác nhau để gây tạo giống luồng, như
ng
phổ biến nhất hiện nay là giâm hom bằng cành và chiết cành.
Hiện nay trên toàn quốc chưa có rừng giống luồng nào được công nhận. Đặc
biệt tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng, chuyển hóa rừng giống cho luồng cũng chưa
được thực hiện. Tuy nhiên trong khuôn khổ một dự án (Quỹ môi trường toàn cầu và
Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, 2008) đã xây dựng được 4 lâm

phần với tổng diệ
n tích 18ha để lấy giống phục vụ dự án. Qua đó nhận thức của
người dân về vai trò giống luồng cũng được nâng cao.
1.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng luồng
Các kết quả nghiên cứu đã có từ trước đến nay về cây luồng đã được tổng
hợp và ban hành thành các quy trình quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác rừng
luồng. Điển hình là Quy phạm các giải pháp kỹ thuậ
t lâm sinh áp dụng cho rừng sản


9

xuất gỗ và tre nứa (QN 14-92), quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây luồng
(Tiêu chuẩn ngành 04TCN22 - 2000) … Trong các tài liệu này đã quy định rõ về
các biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng luồng, đặc biệt là một số biện pháp
kỹ thuật như công tác gây tạo giống, tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật trồng, mật độ
trồng, phương thức trồng, thời vụ trồng
Theo Bộ Lâm nghiệp (1979), tiêu chuẩn cây con đem trồng ph
ải khỏe mạnh,
không sâu bệnh, đủ lá và tối thiểu phải có một thế hệ cây con (măng mắt cua). Theo
Nguyễn Ngọc Bình (1963), thời vụ trồng nên bắt đầu trồng vào đầu vụ mưa từ cuối
tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là thời kỳ có lượng mưa cao, đất có đủ nước
cho cây luồng phát triển, độ ẩm không khí cao, tiếp sau đó là 5 tháng mưa tạo điều
kiện t
ốt cho luồng phát sinh trưởng và cho hệ số sinh măng cao. Về kỹ thuật trồng,
theo Lê Quang Liên (1990), khi đất trong hố đủ ẩm mới được trồng, dùng cuốc xới
đất giữa hố lên, đặt bầu vào giữa hố và thực hiện 2 lấp 1 nện, trong đó lấp lần 1:
Lấp đất vừa kín bầu, dùng chân lèn xung quanh gốc thật chặt, lấp tiếp một lớp đất
dày khoảng 15 - 20 cm để xốp không nệ
n, mục đích nhằm cắt mao quản đất, trên

cùng tủ một lớp rác để giữ ẩm cho cây, sau khi lấp xong, hố để hơi lõm lòng chảo.
1.2.3. Những nghiên cứu về phương thức trồng
Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mà luồng được trồng thành rừng thuần
loài, xen canh cây nông nghiệp, trồng phân tán hay trồng hỗn loài với cây lá rộng.
Nếu trồng xen với cây nông nghiệp: Khoảng cách trồng giữ
a các bụi là 5 - 6
m, giữa khoảng cách các bụi luồng tiến hành trồng xen cây nông nghiệp như lúa
nương, sắn, ngô… (Nguyễn Ngọc Bình, 1963). Sau khoảng 2 - 3 năm, luồng phát
triển tốt lấn át cây hoa màu do đó chỉ nên trồng xen cây nông nghiệp trong vòng 2
năm đầu sau đó để luồng phát triển thành rừng thuần loài. Việc trồng xen cây nông
nghiệp trong giai đoạn đầu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vừa kết
hợp được vi
ệc chăm sóc, bảo vệ rừng luồng không bị gia súc phá hoại, các sản
phẩm phụ sau thu hoạch cây nông nghiệp trở thành nguồn phân bón cho rừng luồng.
Việc trồng luồng phân tán thường được áp dụng trồng rải rác theo đám trên
các nương rẫy hoặc trồng thành hàng rào xung quanh vườn quả của gia đình.
Phương thức này tận dụng được những khu đất trống xung quanh vườn, nương
rẫy… tuy nhiên cây luồng dễ bị
đổ khi có gió bão.
Phương thức trồng luồng hỗn loài với cây gỗ có khả năng làm tăng tính bền
vững của rừng, sản lượng luồng ổn định hơn và hạn chế được sự giảm sút độ phì
của đất (Lê Quang Liên và cộng tác viên, 1990). Tuy nhiên việc chọn loài cây để
trồng cùng với luồng là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển của luồng sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây lu
ồng trồng theo phương thức hỗn giao với cây lá
rộng (như: sồi phảng, keo lá to, lim xẹt, lim xanh) trên đất trống vùng đồi Phú Thọ
có sinh trưởng về đường kính, chiều cao và phẩm chất đều cao hơn trồng thuần loài.
Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất khi trồng rừng hỗn giao với cây lá rộng
đều cao hơn hẳn so với trồng luồng thuần loài (Nguyễn Trường Thành, 2002). Qua
đó cho thấy loài cây lá rộng bản địa có ý nghĩa tích cực trong vi

ệc cải thiện lý hóa
tính của đất dưới tán rừng luồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của rừng
luồng. Một số công trình nghiên cứu đã tiến hành điều tra thành phần cây gỗ tái sinh
dưới tán rừng luồng bị khai thác kiệt để tìm ra loài cây bản địa phù hợp cho trồng
hỗn loài với rừng luồng, kết quả nghiên cứu ở Cầu Hai, Phú Thọ đã tìm ra được 6


10

loài có thể trồng dưới tán rừng luồng là: re hương, dẻ đỏ, kháo vàng, sồi phảng,
xoan đào, lim xanh (Nguyễn Thị Nhung, 2004).
Nghiên cứu về thời điểm đưa cây luồng vào trồng xen với một số loài cây gỗ
khác theo phương thức trồng hỗn loài, Nguyễn Thị The (2005) đã xây dựng 2 thí
nghiệm tại Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Ngọc Lặc - Thanh Hóa, đó là trồng hỗn
loài luồng (300 bụi/ha) và Keo tai tượng (600 cây/ha) theo hàng vào cùng thời đ
iểm
và chọn rừng Keo tai tượng đã có để đưa luồng vào trồng xen dưới tán Keo. Với
mỗi công thức trên được thí nghiệm với 3 loại phân bón là: Bón 15kg Phân chuồng
+ 2kg NPK 10:10:3/ bụi/ năm; bón 1kg NPK 10:10:3+ 1kg rỉ mật mía Lam sơn/
bụi/năm và bón 2kg NPK 3:9:6 của Tiến Nông/ bụi/ năm. Kết quả sau 2 năm cho
thấy đối với đối tượng rừng trồng cùng thời điểm thì công thức Bón 15kg Phân
chuồng + 2kg NPK 10:10:3/ bụi/ năm cho h
ệ số sinh măng cao nhất (3,3), trong khi
đó ở công thức bón 2kg NPK 3:9:6 của Tiến Nông/ bụi/ năm cho hệ số sinh măng
thấp nhất (1,5). Còn đối với đối tượng luồng trồng dưới tán keo thì công thức bón
15kg Phân chuồng + 2kg NPK 10:10:3/ bụi/năm cũng cho hệ số sinh măng và số
măng/bụi cao hơn so với hai công thức còn lại.
Kết quả nghiên cứu của Mai Xuân Phương (2001) về trồng luồng theo
phương thức h
ỗn giao với muồng đen và lát hoa tại Lang Chánh - Thanh Hóa cho

thấy mô hình trồng hỗn giao luồng và muồng đen đem lại hiệu quả cao hơn so với
các mô hình khác cả về sản lượng, chất lượng và tác dụng phòng hộ.
1.2.4. Chăm sóc rừng luồng sau khi trồng
Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây
luồng được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành theo Quyết định số
05/2000/QĐ-BNN-KHCN thì rừng luồng sau khi trồng phả
i tiến hành chăm sóc
trong 5 năm, mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2 đến tháng 3, tháng 7 đến tháng 8
và tháng 10 đến tháng 11 Riêng năm thứ nhất nơi trồng vụ xuân và hè chăm sóc 2
lần vào tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11, nơi trồng vụ thu chăm sóc 1
lần vào tháng 10 đến tháng 11.
Nội dung chăm sóc: Tháng 2-3 và tháng 10-11 gồm phát sạch dây leo, cây
bụi, thảm tươi, cỏ dại, cuốc xung quanh gốc theo hình vành khuyên, rộng 0,5m đối
với năm thứ nhất và rộng 1 m đối với nă
m thứ 2 đến năm thứ 5. Tháng 7 - 8 phát
dây leo, cây bụi thảm tươi, cỏ dại.
Trong quá trình chăm sóc nên tiến hành bón thêm phân cho luồng. Liều
lượng bón là 10 kg phân chuồng hoai hoặc 0,5-1 kg NPK/bụi. Thời điểm bón vào
tháng 3 dương lịch, bón cách gốc 10 - 15 cm.
Một điều cần lưu ý là khi chăm sóc không được vun đất vào bụi luồng, vì
vun đất sẽ làm cho rễ luồng ăn nổi dẫn đến gốc luồng sẽ nổi dần lên và dễ b
ị gió đổ.
Sau khi trồng được 4 - 5 năm phải chặt vệ sinh cho luồng để loại bỏ cây quá già.
Sau khi chặt vệ sinh xong phải dọn cành, nhánh, xếp gọn vào từng đống để tránh
cháy rừng, đồng thời cuốc xung quanh gốc theo hình vành khăn cách 1 m, sâu 20 -
25 cm, ủ rác vào gốc giữ ẩm. Mục đích của việc cuốc đất quanh gốc là làm đứt bớt
lượng rễ già, giữ cho đất được xốp, ẩm, diệt
được sâu vòi voi ẩn nấp dưới đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị The (2005), sau khi chăm sóc rừng
trồng mặc dù được phủ nilông lên phần đất đã được xới sáo với mục tiêu là giữ ẩm

đất và chống thất thoát phân khi bón cho luồng nhưng kết quả thu được cho thấy các


11

công thức che phủ nilon có hệ số sinh măng và số măng trên mỗi bụi đều thấp hơn
so với công thức không che phủ nilôn.
1.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại luồng
+ Sâu hại luồng:
Theo Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II Thanh Hoá (2007) có khoảng 26
loài sâu hại, trong đó nặng nhất là 4 loài sâu hại măng: Vòi voi lớn chân dài
(Cyrtotrachelus longimanus), Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti Guer), vòi voi
nhỏ (Otidognathus nigripictus Fairmaire) và ngài đêm (Oligia apameoidis Graudt);
6 loài sâu hại lá: châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu
Tsai), châu chấu tre
lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker), Châu chấu tre đùi vằn (Schistocera Sp),
Sát sành xám (Mecopoda Sp), bọ nẹt tre (Parasa bicolor Walker), sâu róm hại lá
(Pantana phyllostachysae Chao).
Nguyễn Thế Nhã (2003) phát hiện có khoảng 41 loài sâu hại tre trúc, thuộc
31 giống, 19 họ, 7 bộ khác nhau. Để phòng trừ các loại sâu hại trên, cần áp dụng
phương pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở sinh thái học, sử dụng các sinh vật có
ích và các yếu tố tự nhiên khác.
Để phòng trừ các loại sâu này chúng ta phải dùng phương pháp tổ
ng hợp
(vừa dùng thuốc hóa học, vừa dùng phương pháp thủ công như lợi dụng từng thời
kỳ trong vòng đời của sâu để đào bắt, giết…).
Ngoài ra theo một số tài liệu khác sâu hại luồng còn có cả bọ xít (Notobitus
meleagris Fabricius và Notobitus sp) (Phạm Quang Thu và cộng tác viên, 2006). Để
phòng trừ bọ xít hại măng luồng kết quả nghiên cứu đã cho thấy có thể dùng 4 loại
thuốc hóa học: Sherpa 25 EC nồng độ 0,1 %, Aphacide n

ồng độ 5 EC 0,1 %,
Bascide 50 EC nồng độ 0,3 % và Diptecide 90 WP nồng độ 0,2 %.
+ Bệnh hại luồng:
Có 4 loại bệnh hại luồng chính là: bệnh khô héo vi khuẩn, bệnh rỉ sắt, bệnh
sọc tím măng luồng và bệnh chổi sể tre luồng. Trong đó bệnh sọc tím măng luồng
đang là một loại bệnh hại luồng nhiều và nguy hiểm nhất. Theo nghiên cứu của
Trần Văn Mão (1998), bệnh sọc tím măng luồng do 4 lo
ại nấm sinh ra: Nấm bào từ
lăng trụ đen (Arthrinium phaeospermum Ellis); Nấm lưỡi liềm (Fusarium
letersporim Nees ex Fr); Nấm mốc cuống ngắn (Aureobassidium pullutans Arnaus)
và nấm bào tử lion (Alternaria alternate).
Để phòng trừ bệnh sọc tím măng luồng, xu hướng trên thế giới hiện nay nói
chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ. Hiện
nay phương pháp mới đã được nhiều nước nghiên cứu và áp dụng là phân lập vi
sinh vậ
t nội sinh sống trong mô thực vật có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm gây
bệnh sọc tím măng luồng. Ở Việt Nam, việc phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội
sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây luồng đã
được phòng Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành
nghiên cứu. Kết quả bước đầ
u từ 10 loài cây gỗ đã phân lập được 56 chủng vi khuẩn
khác nhau, từ 56 chủng vi khuẩn này đã tuyển chọn được 12 chủng vi khuẩn có khả
năng sinh kháng sinh ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh sọc tím luồng và tùy
thuộc vào đặc điểm của mỗi chủng mà có phương thức ức chế nấm bệnh khác nhau
(Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thúy Nga, 2006).


12

Bệnh chổi sể tre luồng cũng nguy hiểm đối với tre luồng. Phương pháp

phòng trừ là chặt những bụi luồng bị bệnh đem cây ra xa đốt, đồng thời dùng Boóc
đô nồng độ 1 % phun vào gốc để trừ bệnh (Lê Quang Liên, 1990).
Ngoài ra luồng còn có hiện tượng ra hoa (còn gọi là khuy) đã ảnh hưởng
tương đối lớn đến hiệu quả kinh doanh của rừng luồng. Hiện tượng này đã được
nhi
ều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên các quan điểm còn chưa thống nhất trong việc
đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại của hiện tượng trên.
1.2.6. Những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của măng và cây luồng
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1973) cho thấy các mắt nằm đối diện
nhau ở hai bên gốc mẹ đến thời vụ sinh măng, mắt phát triển lồi ra thành một đoạn
dài 3-4cm, rồ
i phần này sẽ tăng lên về đường kính và chiều cao, nhô lên khỏi mặt
đất hình thành măng sinh trưởng nhanh về chiều cao. Trong 10 ngày đầu, măng phát
triển mạnh về chiều cao (35cm), sau 35-40 ngày măng đã đạt chiều cao 15-25m và
khi đó bắt đầu ra lá non. Như vậy trung bình mỗi ngày luồng tăng trưởng về chiều
cao được 40-60cm và đường kính của măng gần như không thay đổi. Nghiên cứu
của Hồng Minh (1963) tại Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy trong 10 ngày
đầu măng sinh
trưởng bình quân 20-30cm, 10 ngày tiếp theo đạt tăng trưởng 40-60cm và 10 tiếp
theo nữa đạt tăng trưởng trung bình là 80cm/ngày. Trong 1 năm, luồng sinh măng
tập trung vào 2 thời kỳ là tháng 4-5 và tháng 7-8 dương lịch. Mỗi gốc có khả năng
sinh ra trung bình 1-2 măng và nhiều nhất là 4-5 măng, khi bụi luồng càng phát
triển rộng thì khả năng sinh măng càng giảm.
Kết quả nghiên cứu của Cao Danh Thịnh (2004) cũng cho thấy sinh trưởng
về đường kính củ
a luồng tăng nhanh trong giai đoạn 30 ngày đầu sau khi măng
mọc, sau 30 ngày sinh trưởng về đường kính của luồng tương đối ổn định. Tuy
nhiên trong giai đoạn này sinh trưởng về chiều cao của luồng vẫn đang tiếp tục tăng
nhanh và đạt mức ổn định về chiều cao sau 100 - 110 ngày kể từ khi măng mọc.
Như vậy, sinh trưởng của luồng đạt mức ổn định kể c

ả về đường kính và chiều cao
sau khoảng 110 ngày kể từ khi măng mọc. Giai đoạn sau đó thì sinh trưởng về
đường kính và chiều cao của luồng gần như không đáng kể.
Như vậy, các nghiên cứu của các tác giả trên đã cho thấy rõ về quy luật sinh
trưởng và phát triển của măng, tuy nhiên nghiên cứu về tỷ lệ số măng hình thành
cây luồng thì chưa được các tác giả đề cập đến.
1.2.7. Nh
ững nghiên cứu về khai thác luồng
Nghiên cứu về cường độ khai thác luồng, Trần Nguyên Giảng (1977) cho
thấy rằng nên áp dụng cường độ chặt vừa (chừa cây 1, 2 tuổi) là thích hợp và luân
kỳ khai thác là 2 năm.
Theo Lê Quang Liên (1995) rừng luồng nên áp dụng cường độ chặt vừa,
lượng chặt khoảng bằng 1/3 sản lượng rừng và nên dùng luân kỳ khai thác là 1 năm.
Mùa khai thác nên tiến hành vào mùa luồng ngừng sinh trưởng. Sau khai thác phải
dọn sạch ngọn, cành nhánh x
ếp thành đống, cuốc xung quanh cách bụi rộng 1m, sâu
20 - 25 cm. Phủ rác vào gốc để dữ ẩm (Lê Quang Liên, 1995). Mùa khai thác nên
tránh mùa ra măng để hạn chế việc cây đổ làm hỏng măng non, tốt nhất là mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (Dương Văn Tài, Trịnh Hữu Trọng, 2001).

×