Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 156 trang )





B GIO DC V O TO
TRờng đại học ngoại thơng





Báo cáo tổng HợP KếT QUả NGHIÊN CứU

đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ





KINH nghiệm phát TRIển TRUNG tâm LOGISTICS
Tại một số nớc trên thế giới
Và bài học cho việt nam

Mã số: B2010-08-68





Chủ nhiệm Đề tài: TS Trần Sĩ Lâm






9232



Hà Nội, 3/2012





B GIO DC V O TO
Trờng đại học ngoại thơng





Báo cáo tổng HợP KếT QUả NGHIÊN CứU
đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ





Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics
tại một số nớc trên thế giới

và bài học cho Việt Nam


Mã số: B2010-08-68




Xác nhận của cơ quan chủ trì Đề tài Chủ nhiệm Đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)









Hà Nội, 3/2012





DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI

STT Họ và tên Đơn vị công tác/Đơn vị phối hợp
1 TS Trần Sĩ Lâm Trường Đại học Ngoại Thương
2 ThS-NCS Phạm Thanh Hà Trường Đại học Ngoại Thương

3 ThS-NCS Phạm Duy Hưng Trường Đại học Ngoại Thương
4 CN Lê Minh Trâm Trường Đại học Ngoại Thương
























MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM LOGISTICS 4
1.1. Tổng quan về logistics 4
1.1.1. Khái niệm logistics 4
1.1.1.1. Quá trình phát triển 4
1.1.1.2. Định nghĩa 6
1.1.1.3. Phân loại 9
1.1.2. Vai trò của logistics 10
1.1.2.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế 10
1.1.2.2. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp 11
1.1.3. Hệ thống mạng lưới logistics 12
1.1.3.1. Định nghĩa 12
1.1.3.2. Phân loại 14
1.1.3.3. Các hoạt động cơ bản 16
1.2. Khái niệm trung tâm logistics 17
1.2.1. Định nghĩa trung tâm logistics 17
1.2.2. Chức năng trung tâm logistics 21
1.2.3. Phân loại trung tâm logistics 25



1.3. Xác định vị trí trung tâm logistics 28
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định vị trí trung tâm logistics 29
1.3.1.1. Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung tâm logistics 29
1.3.1.2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp điều hành hoạt động và kinh doanh dịch
vụ trung tâm logistics
31
1.3.2. Các bước xác định vị trí trung tâm logistics 32
1.3.3. Đánh giá hiệu quả vị trí một trung tâm logistics 34
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM LOGISTICS TẠI
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

37
2.1. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại một số nước châu Âu 37
2.1.1. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại Hà Lan 37
2.1.1.1. Cảng Rotterdam-Trung tâm logistics Châu Âu ELC 37
2.1.1.2. Các Distripark của Cảng Rotterdam 39
2.1.2. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại Đức 41
2.1.2.1. Thực trạng phát triển logistics tại Đức 41
2.1.2.2. Chính sách phát triển trung tâm logistics tại Đức 42
2.1.2.3. Bremen-Mô hình trung tâm logistics thành công của Đức 46
2.1.3. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại Ba Lan 47
2.1.3.1. Thực trạng phát tri
ển logistics tại Ba Lan 47
2.1.3.2. Chính sách phát triển trung tâm logistics tại Ba Lan 50
2.1.3.3. Một số trung tâm logistics thành công nổi bật tại Ba Lan 54



2.2. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại một số nước châu Á 57
2.2.1. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại Singapore 57
2.2.1.1. Thực trạng phát triển logistics tại Singapore 57
2.2.1.2. Chính sách phát triển trung tâm logistics của Singapore 61
2.2.1.3. Cảng biển Singapore-Trung tâm logistics toàn cầu 62
2.2.2. Thực trạng phát triển trung tâm logistics tại Nhật Bản 64
2.2.2.1. Thực trạng phát triển logistics Nhật Bản 64
2.2.2.2. Chính sách phát triển trung tâm logistics Nhật Bản 69
2.2.2.3. Yokohama Port Cargo Centre-Mô hình trung tâm logistics thành công
nổi bật c
ủa Nhật Bản
73
2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics 75

2.3.1. Về xác định vị trí và quy mô 75
2.3.2. Về cơ chế chính sách 76
2.3.3. Về cơ cấu tổ chức 77
2.3.4. Về mô hình kinh doanh 78
2.3.5. Một số bài học kinh nghiệm khác 79
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM LOGISTICS CHO
VIỆT NAM
82
3.1. Thực trạng phát triển logistics tại Việt Nam 82
3.1.1. Quá trình phát triển ngành logistics Việt Nam 82
3.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1986 82



3.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 82
3.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 83
3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành logistics Việt Nam 84
3.1.2.1. Về cơ sở hạ tầng 84
3.1.2.2. Về cơ sở pháp lý 89
3.1.2.3. Về các dịch vụ logistics chủ yếu 91
3.1.2.4. Về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics
92
3.1.2.5.
Về nguồn nhân lực 94
3.2. Định hướng phát triển ngành logistics và sự cấp thiết phát triển hệ
thống trung tâm logistics Việt Nam 96
3.2.1. Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam 96
3.2.1.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam 96
3.2.1.2. Mô hình chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam 97

3.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 99
3.2.2.1. Tính cấp thiết cần phát triển hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 99
3.2.2.2. Quá trình phát tri
ển các trung tâm logistics ở Việt Nam 102
3.3. Phát triển hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 105
3.3.1. Xác định hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 105
3.3.1.1. Quan điểm cơ bản phát triển hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 105



3.3.1.2. Đề xuất vị trí và cấu trúc hệ thống trung tâm logistics Việt Nam 111
3.3.2. Giải pháp đề xuất xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý
khai thác hệ thống trung tâm logistics Việt Nam
117
3.3.2.1. Xác định vị trí xây dựng tối ưu với quỹ đất đủ lớn 117
3.3.2.2. Huy động hiệu quả nguồn vốn lớn đầu tư xây dựng 118
3.3.2.3. Tiến hành xây dựng đầy đủ các hạng mụ
c cơ bản và đầu tư các trang
thiết bị phù hợp hiện đại
119
3.3.2.4. Phát triển quy mô theo từng giai đoạn phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế-thương mại và năng lực tài chính
120
3.3.2.5. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý hiệu quả 121
3.3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của quản lý
và kinh doanh khai thác
123
3.3.2.7. Không ngừng hoàn thiện,
đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ
trung tâm logistics

124
3.3.2.8. Chú trọng thực hiện hiệu quả hoạt động marketing và chăm sóc khách
hàng
125
3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước chức năng và các chính
quyền địa phương
126
3.3.3.1. Xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng logistics 126
3.3.3.2. Xây dựng và nhanh chóng triển khai cơ chế, chính sách thu hút đầu tư
vào các trung tâm logistics và ngành logistics
127
3.3.3.3. Xây dựng c
ơ chế pháp lý riêng cho trung tâm logistics và hoàn thiện 128



hành lang pháp lý cho ngành logistics
3.3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến thu hút đầu tư Việt Nam là
trung tâm logistics cho bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á
130
3.3.3.5. Đẩy mạnh hội nhập và tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế-thương
mại với các nước trong Tiểu vùng GMS
131
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
























DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

TT Tên Hình và Bảng Trang
1 Hình 1.1.: Các giai đoạn phát triển của logistics 5
2 Hình 1.2.: Cấu trúc mạng lưới logistics 13
3 Hình 1.3.: Cấu trúc kênh logistics dạng đơn giản 14
4 Hình 1.4.: Cấu trúc kênh logistics dạng đa cấp 15
5 Hình 1.5.: Cấu trúc kênh logistics phức hợp 15
6 Hình 1.6.: Hoạt động gom hàng 22
7 Hình 1.7.: Hoạt động chia nhỏ hàng 22
8 Hình 1.8.: Hoạt động phối hợp phân chia hàng 23
9 Hình 2.1.: Hệ thống các trung tâm logistics Đức 45

10 Hình 2.2.: Các vùng trung tâm logistics theo dự án nghiên cứu của Chính
phủ Ba Lan
52
11 Hình 3.1.: Mô hình chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam 98
12 Hình 3.2.: Các hành lang kinh tế Tiểu vùng GMS 110
13 Hình 3.3.: Đề xuất vị trí các hệ thống trung tâm logistics quốc gia 113
14 Hình 3.4.: Mô hình cấu trúc hệ thống cụm trung tâm logistics 114
15 Bảng 1.1.: Các giai đoạn phát triển của trung tâm logistics 19
16 Bảng 1.2.: Đánh giá điểm số các trung tâm logistics nghiên cứu 33
17 Bảng 1.3.: Đánh giá hiệu quả hoạt động trung tâm logistics 35










DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1PL First Party Logistics Logistics bên thứ nhất
2PL Second Party Logistics Logistics bên thứ hai
3PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba
4PL Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tư
5PL Fifth Party Logistics Logistics bên thứ năm
ADB Asian Developing Bank Ngân hàng phát triển châu Á
CEE Central and East Europe Đông và Trung châu Âu

CNTT Công nghệ thông tin
DGG Hiệp hội các trung tâm logistics
Đức
ELC European Logistics Centre Trung tâm logistics châu Âu
ESCAP Economic and Social
Commission for Asia and the
Pacific
Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á
và Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh châu Âu
FTZ Free Trade Zone Vùng thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMS Great Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công
GTVT Giao thông vận tải
GVZ Trung tâm logistics Đức
ICD Inland Container Port Cảng cạ
n
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LPI Logistics Perform Index Chỉ số logistics của Ngân hàng Thế
giới
LSP Logistics Services Provider Nhà cung cấp dịch vụ logistics



PSA Port of Singapore Authority Chính quyền cảng Singapore
RMPM Rotterdam Multicipal Port
Management
Hội đồng quản lý cảng Rotterdam
VAL Value Added Logistics Giá trị logistics gia tăng
VTĐPT Vận tải đa phương thức

WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
YCC Yokohama Port Cargo Centre Trung tâm logistics cảng
Yokohama































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: Trường Đại học Ngoại thương
________________

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới
và bài học cho Việt Nam
- Mã số: B2010-08-68
- Chủ nhiệm: TS Trần Sĩ Lâm
- Cơ quan chủ trì: ĐH Ngoại thương
- Thời gian thực hiện: 20 tháng
2. Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hoá lý thuyết chung về trung tâm logistics, phân
tích kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế gi
ới, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đây là đề tài hoàn toàn mới lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam lý thuyết chung
về trung tâm logistics, nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics
của Hà Lan, Đức, Ba Lan, Singapore và Nhật Bản. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên hệ
thống hoá nhiều giải pháp phát triển các trung tâm logistics cho Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:

- Hệ
thống hoá lý thuyết chung về trung tâm logistics.
- Phân tích được thực trạng phát triển các trung tâm logistics tại Hà Lan, Đức, Ba
Lan, Singapore, Nhật Bản và tổng kết các kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của
các nước này.
- Đề xuất đươc các giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam.



5. Sản phẩm:
- 01 Bản tổng hợp kiến nghị giải pháp đề xuất.
- 01 Báo cáo tổng kết
- 01 Báo cáo tóm tắt
- 01 Bài báo đăng trên tạp chí
- 05 Báo cáo chuyên đề
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
- Tài liệu tham khảo hoạch định chính sách phát triển ngành logistics Việt Nam
- Phổ biến qua hệ thố
ng thư viện của Trường ĐH Ngoại thương.
- Tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu.
Ngày tháng năm
Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)



















INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information
- Project title: Experiences of developing logistics centres of some countries in
the world and lessons for Vietnam
- Code number: B2010-08-68
- Coordinator: Dr Tran Si Lam
- Implementing institution: Foreign Trade University
- Duration: from April 2010 to December 2011
2. Objectives
The research objective is to understand the content of basic theory of logistics
centre, and analysis the experiences of developing logistics centres of some countries in
the world, which proposed measures to develop logistics centres for Vietnam.
3. Creativeness and innovativeness
The project is the first research of basic theory of logistics centre in Vietnam as
well as is the first one focusing on experiences of developing logistics centres of
Nertherland, Germany, Poland, Singapore and Japan. The project is also the first research
which has proposed systematically many solutions to develop logistics centres for

Vietnam.
4. Reasearch results:
- Developing the basic theory of logistics centres.
- Analysising the development of logistics centres in Nertherland, Germany,
Poland, Singapore and Japan as well as summing up the experiences of these countries.
- Proposing solutions for development of Vietnam’s logistics centres.
5. Products:
- 01 summary of recommendations proposed solutions
- 01 report
- 01 summary report
- 01 magazine article



- 05 thematic reports
6. Effect, transfer alternative of research results and applicability:
- Consulting solutions for development of Vietnam’s logistics centres.
- Dissemination through the library system at the Foreign Trade University.
- Consulting material for study and research.



1


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Một trong những yếu tố then chốt giúp cho hàng hóa Việt Nam nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế đó là

chúng ta cần phải giảm tỷ trọng chi phí logistics trong giá bán hàng cuối. Theo các
chuyên gia tổng chi phí logistics Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% GDP, trong khi
tại các nước phát triển như Nhật và Mỹ chi phí logistics chỉ chiếm khoảng 10-13%
còn tại các nướ
c đang phát triển trung bình khoảng 15-20%. Kết cấu chi phí
logistics bất hợp lý vừa làm lãng phí các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam đồng
thời lại làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới
cũng như làm cho người tiêu dùng Việt Nam phải chịu thêm những khoản chi phí
bất hợp lý. Để giảm chi phí logistics chúng ta cần nâng cao hiệu quả hệ thống
logistics và tối ưu hóa chu trình các hoạt động logistics. Mộ
t trong những giải pháp
hiệu quả nhất là phát triển hệ thống trung tâm logistics.
Các trung tâm logistics là một dạng cấu trúc điểm đặc biệt của hệ thống
logistics, đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả các hoạt động logistics. Vấn đề
đặt ra là chúng ta nên phát triển trung tâm logistics như thế nào là phù hợp và hiệu
quả nhất. Trên thế giới đã có nhiều nước đã phát triển thành công hệ thống trung
tâm logistics như Hà Lan, Đức, Ba Lan, Nhật, Singapore. Chúng ta rất cầ
n nghiên
cứu kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của các nước này kết hợp với nghiên
cứu thực trạng phát triển và xu hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam để
tìm được các giải pháp phát triển hệ thống trung tâm logistics hiệu quả nhất mang
lại lợi ích tối đa cho Việt Nam.
Chính vì vậy Đề tài mà Nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu là: “Kinh
nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho
Việt Nam”
có tính cấp thiết cao đối với ngành logistics Việt Nam nói riêng và
ngành kinh tế-thương mại Việt Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về trung tâm logistics.
2



- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của một số nước
trên thế giới.
- Đề xuất các giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các giải pháp phát triển
logistics ở Việt Nam tiêu biểu nhất có thể kể đến các công trình như:
- Công trình nghiên cứu của PGS, TS Nguyễn Văn Chương, Nghiên cứu
nhiệm vụ qu
ản lý Nhà nước và giải pháp khuyến khích doanh nghiệp phát triển
logistics trong ngành giao thông vận tải, Đề tài NCKH Bộ Giao thông vận tải-Mã số
DT084020, năm 2009.
- Công trình nghiên cứu của PGS, TS Nguyễn Văn Chương, Nghiên cứu
phát triển các đầu mối vận tải, các trung tâm logistics phục vụ hoạt động cảng biển
khu vực phía Bắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển, Đề tài NCKH Bộ Giao
thông vận tải-Mã số DT093009, năm 2010.
-
Công trình nghiên cứu của TS Trịnh Thị Thu Hương, Phát triển hệ thống
logistics trên hành lang kinh tế Đông-Tây, Đề tài NCKH Bộ Giáo dục và Đào tạo-
Mã số B2009-08-58, năm 2010.
- Công trình nghiên cứu của GS, TS Đặng Đình Đào, Phát triển các dịch vụ
logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài NCKH Cấp Nhà nước-
Mã số ĐTĐL-2010T/33, năm 2011.
Tuy nhiên cho tới nay hoàn toàn chưa có Đề
tài nào nghiên cứu về kinh nghiệm
phát triển trung tâm logistics của một số nước trên thế giới trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp phát triển hệ thống trung tâm logistics cho Việt Nam đã chính thức được công bố.
Chính vì vậy Đề tài mà Nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu hoàn toàn không trùng lắp
với các công trình đã công bố trước đây.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của
một số nước trên thế giới và giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ chủ yếu giới hạn nghiên cứu kinh nghiệm
phát triển các trung tâm logistics cấp quốc gia của một số nước như: Hà Lan, Đức,
3


Ba Lan, Nhật Bản và Singapore và các giải pháp phát triển hệ thống trung tâm
logistics cấp quốc gia cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.
- Phân tích áp dụng cơ sở lý luận, thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội.
6. Kết cấu
Đề tài ngoài Mục lục, Lời nói đầu và Tài liệu tham khảo được chia thành 3
Chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về trung tâm logistics
- Chương 2: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên
thế giới
- Chương 3: Giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam
4


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM LOGISTICS

1.1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1.1. Khái niệm logistics
1.1.1.1. Quá trình phát triển

Logistics có một quá trình phát triển lâu dài cùng với sự hoạt động gắn liền
với các hoạt động quân sự, lao động, sản xuất, xây dựng, thương mại…. của con
người. Từ những công trình xây dựng vĩ đại của loài người từ hàng nghìn năm trước
như các kim tự tháp Ai cập, các công trình kiến trúc kỳ vĩ còn tồn tại đến ngày nay,
các cuộc chiến tranh trong lịch sử, các ho
ạt động sản xuất, buôn bán thương mại của
con người đều ứng dụng logistics ở các mức độ khác nhau, và chính nhờ áp dụng
logistics mà rất nhiều trường hợp là các yếu tố quyết định mang lại thắng lợi, hiệu
quả cao cũng như thành công vượt trội cho các cuộc chiến tranh, các hoạt động sản
xuất, thương mại, xây dựng các công trình,….trong suốt lịch sử phát triển của văn
minh nhân lo
ại. Đặc biệt việc áp dụng logistics đã mang lại thắng lợi to lớn cho Phe
Đồng minh trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, chiến thắng trong các cuộc chiến
tranh hiện đại, cũng như quyết định thành công cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và thương m
ại những thập kỷ
gần đây logistics đã phát triển rất nhanh chóng, ngày nay logistics được coi như là
một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực
sản xuất và dịch vụ.
Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific-
Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á-Thái Bình Dương) có thể chia quá trình phát triển
logistics thành 3 giai đoạn như sau:
5


• Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề
quản lý một cách có hệ thống những hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo phân
phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động

đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hoá, quản lý tồn kho, bao bì, đóng
gói, phân loạ
i, dán nhãn,…những hoạt động nêu trên được gọi là phân phối sản
phẩm vật chất hay còn gọi là logistics đầu ra.
• Giai đoạn 2: Hệ thống logistics
Đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợp quản
lý 2 mặt đầu vào (cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi
phí, tăng hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp
đó được gọi là hệ thống logistics.
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của logistics
Nguồn: Ronald H. Ballou, Business Logistics/Supply Chain Management:
Planning, Organizing, and Controlling the Supply Chain, Pearson Prentice Hall,
2004, tr. 9


6


• Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt
động từ người cung cấp đến người sản xuất đến khách hàng tiêu dùng sản phẩm,
cùng với việc lập các chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng thêm
giá trị sản phẩm. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết
hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và các
bên có liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấp
công nghệ thông tin (Đoàn Thị Hồng Vân 2010, tr. 26-27). Quản trị chuỗi cung ứng
là giai đoạn phát triển bậc cao của logistics, kết nối các mắt xích trong chuỗi với
nhau, liên kết trong nội bộ tổ chức và liên kết với các tổ chức khác để nâng cao hiệu
qu
ả của cả chuỗi.

1.1.1.2. Định nghĩa
Kể từ năm 1980, lĩnh vực logistics kinh doanh thay đổi rất nhanh chóng. Hệ
quả là liên quan đến logistics kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử
dụng dù rằng trong thực tế các khái niệm lại không khác nhau nhiều đó là: business
logistics, distribution, industrial distribution, logistics, logistics management,
material management, physical distribution, supply chain management,…Về bản
chất các thuật ngữ trên đều dùng để chỉ về hoạt động quản lý các luồng luân chuyể
n
của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
Logistics có thể được chia thành 4 phân ngành chính đó là: logistics kinh
doanh, logistics quân sự, logistics sự kiện và logistics dịch vụ:
- Logistics kinh doanh: Là một phần của hoạt động cũng ứng trong đó bao
gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng luân chuyển hiệu quả hàng hóa,
dịch vụ và các thông tin liên quan theo quan điểm sử dụng hoặc tiêu thụ nhằ
m đáp
ứng yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân sự: Là sự thiết kế và kết hợp mọi mặt nhằm đáp ứng cho
khả năng hoạt động của các lực lượng quân sự và trang thiết bị nhu yếu phẩm nhằm
đảm bảo tính sẵn sàng, tin cậy và hiệu quả.
- Logistics sự kiện: Là mạng lưới các hoạt động, trang thiết bị hỗ trợ, và
nhân lực cần thi
ết để tổ chức, lên lịch trình và khai thác các nguồn lực cho một sự
kiện để thực hiện cũng như kết thúc sự kiện đó.
7


- Logistics dịch vụ: Là quá trình lên lịch trình, và quản lý các trang thiết bị,
tài sản, nhân lực và nguyên vật liệu nhằm ủng hộ và duy trì một hoạt động dịch vụ
hay kinh doanh.
Khái niệm logistics trình bầy trong Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu về

logistics kinh doanh-business logistics. Sau đây chỉ gọi ngắn gọn là logistics.
Logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở
nhiều nước, nên có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau không thống nhất
về logistics.
- Theo quan điểm 5 right thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho
khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
- Theo M. Christopher : ”Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua,
di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin
tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá
lợi nhuận hiện tại và t
ương lai thông qua việc hoàn tất các đơn đặt hàng với chi phí
thấp nhất”.
- Theo quan điểm của Nhóm tác giả do C.John Langley, Jr. làm chủ biên
trình bầy trong Managing Supply Chains: A logistics approach lại cho rằng:
“Logistics là quá trình đáp ứng trước nhu cầu và mong muốn của khách hàng, yêu
cầu vốn tư bản, nguyên nhiên vật liệu, nhân lực, kỹ thuật và thông tin cần thiết đề
đáp ứng các nhu cầu và mong muốn này; tối ưu hóa mạng lưới cung cấp hàng hóa
và dịch vụ nhằ
m đáp ứng yêu cầu khách hàng và sử dụng mạng lưới này để đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng đúng lúc.”.
- Theo GS Đoàn Thị Hồng Vân thì cho rằng: “Logistics là quá trình tối ưu
hoá về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên
của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất phân phối cho đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.”.
-
Theo PGS, TS Nguyễn Như Tiến cho rằng: “Logistics là nghệ thuật tổ
chức sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình
lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.”.
8



Tuy nhiên định nghĩa được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định
nghĩa của Hội đồng quản trị Chuỗi cung ứng chuyên nghiệp của Hoa Kỳ (Council
of Supply Chain Management Professionals-CSCMP (trước đây là Hội đồng quản
lý logistics Council of Logistics Management-CLM). Theo CSCMP: “Quản trị
logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu
quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hoá, dịch vụ
và những thông tin liên quan
từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng”.
Từ các khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm của logistics như sau:
- Logistics là một quá trình. Điều này có nghĩa logistics không phải là một hoạt
động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua
lại lẫn nhau, được thực hiện m
ột cách khoa học và có hệ thống qua các bước; nghiên
cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó
logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng.
- Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần
thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù h
ợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông
tin, bí quyết công nghệ,…
- Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất,
vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ ở
đâu? Vào khi nào? Vận chuyển đi đâu? Tạ
i đây phát sinh vấn đề vị trí. Cấp độ thứ
hai liên quan đến việc làm thế nào để đưa các nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào
từ điểm đầu đến điểm cuối hiệu quả nhất. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu

trữ.
Tại Việt Nam hiện nay, khi nói đến logistics người ta quá chú tâm vào cấp độ
hai – tức khâu vận chuyển và lưu trữ
- mà chưa quan tâm đúng mức đến nguồn tài
nguyên đầu vào được lấy từ đâu và đưa đi đâu. Chính vì vậy mà cho đến nay rất nhiều
người nhầm lẫn coi hoạt động logistics về cơ bản cũng giống như các hoạt động giao
nhận, vận tải. (Đoàn Thị Hồng Vân 2010, tr. 7, 8).

9


1.1.1.3. Phân loại
Có nhiều cách khác nhau phân loại logistics, sau đây là một số cách phân
loại phổ biến nhất.
• Theo các hình thức logistics
- Logistics bên thứ nhất (1PL-First Party Logistics): Người chủ sở hữu hàng hóa
tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ
thống thông tin, nhân công để quả
n lý và vận hành hoạt động logistics. 1PL làm phình to
quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp
không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận
hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL-Second Party Logistics): Người cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong
chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,….) để
đ
áp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp các hoạt động logistics. Loại hình này
bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty
kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán,…

- Logistics bên thứ ba (3PL- Third Party Logistics): Là người thay mặt cho
chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,
như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội
địa
hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới
địa điểm quy định….do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ
việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,…và có tính tích hợp vào dây
chuyền cung ứng của khách hàng.
- Logistics bên thứ tư (4PL-Fourth Party Logistics): Là người tích hợp, hợp
nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ s
ở vật chất khoa học kỹ thuật của mình
với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics.
4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây
chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải….4PL hướng đến
quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhậ
p
khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

×