Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.12 KB, 18 trang )

SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong bộ môn Hóa học, việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong giờ học là một
việc làm rất cần thiết nhằm phục vụ cho việc dạy và học tập bộ môn hóa học
được tốt hơn. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học là yêu
cầu bắt buộc của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng tích cực thiết
bị dạy học là một trong những phương pháp dạy học trực quan hỗ trợ đắc lực tư
duy sáng tạo sẽ cuốn hút học sinh say mê học tập. Trong các giờ học, học sinh sẽ
là trung tâm, làm việc với các dụng cụ hóa chất dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
giúp học sinh có được niềm vui của sự khám phá, lĩnh hội tri thức dễ dàng, tạo
nền tảng vững chắc và in sâu trong trí não của học sinh đồng thời đây là phương
tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ
thuật.
Nhưng thực tế việc sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trường nói chung, của
bộ môn Hóa học nói riêng đặc biệt ở các tiết dạy có thí nghiệm và các tiết thực
hành thí nghiệm ở trường tôi trong những năm qua còn nhiều hạn chế, có nhiều lí
do: hoặc thiếu thốn cơ sở vật chất, hoặc do một số giáo viên mới ra trường còn
vướng mắc về thao tác thực hiện, hoặc do giáo viên ngại làm thí nghiệm vì phải
tốn nhiều thời gian chuẩn bị…dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Ngoài ra, trường
thuộc địa bàn xã vùng sâu thuần nông, dân số đông, thiếu đất canh tác, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh, trong những năm học gần đây trường
tôi: khối 8 có 4lớp, khối 9 có 4 lớp nên việc thực hiện các thí nghiệm trên lớp rất
khó khăn đặc biệt ở các tiết thực hành thí nghiệm của học sinh vì giáo viên phải
bưng bê vất vả từ lớp này sang lớp khác và sau mỗi tiết cần phải rửa dọn dụng cụ
để có thiết bị tiến hành ở lớp sau. Do vậy, việc sắp xếp thực hiện các thí nghiệm
và hướng dẫn thêm cho học
sinh làm các thí nghiệm ngoại khóa – thí nghiệm ở nhà là hết sức cần thiết
giúp bồi dưỡng hứng thú niềm đam mê bộ môn Hóa học.
1
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng


SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”

Từ đó giúp học sinh xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn và có
tính chất quyết định kết quả chất lượng học tập bộ môn Hóa học.
Là một giáo viên dạy bộ môn Hóa học, tôi thật sự trăn trở về điều này.
Vì vậy tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp vài kinh nghiệm nhỏ với đề tài
“Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp học sinh yêu thích môn Hóa học
lớp 8” đã áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học môn Hóa học tại trường tôi
trong các năm học vừa qua.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Thí nghiệm giữ vai trò rất quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của
quá trình học tập. Người ta xem thí nghiệm là cơ sở của việc học Hóa học và để
rèn luyện kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm Hóa học, học sinh nắm kiến
thức một cách chủ động, vững chắc và sâu sắc. Để đưa các giải pháp có hiệu quả
trước hết tôi tìm hiểu những nguyên nhân làm giảm sút chất lượng môn hóa học.
Qua quá trình phân tích, dưới đây là thực trạng, biện pháp, các giải pháp thực
hiện vận dụng kinh nghiệm này.
1/. Thực trạng ban đầu của vấn đề:
-Chưa có phòng học bộ môn,hóa chất và dụng cụ thí nghiệm không có chỗ để
sắp xếp.
- Đồ dùng thí nghiệm tuy đã được cấp về nhưng cũng chưa đủ về số lượng lẫn
chất lượng để dàn trải cho tất cả học sinh được thực hành thí nghiệm.
- Giáo viên bộ môn thì không đủ điều kiện về thời gian chuẩn bị do được phân
công dạy khác phân môn trong cùng buổi mà lại khác khối, ngoài ra còn phải
chuẩn bị các đồ dùng dạy học phân môn khác trong buổi này dẫn đến giáo viên
ngại làm thí nghiệm trên lớp vì phải bưng bê vất vả từ lớp này sang lớp khác và
dễ vỡ dụng cụ.
- Một số học sinh hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn phương tiện, SGK để nghiên
cứu nên lơ là trong học tập.Bên cạnh đó có một số rất lười học,đa số không đọc
bài mới ở nhà trước

2
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
-Một bộ phận giáo viên giảng dạy không thu hút được học sinh, dạy chay thiếu
tính khoa học dẫn đến học sinh học không hiểu, chán học bộ môn làm chất lượng
học tập bị giảm sút. Ngoài ra, giáo viên chưa thật sự quan tâm kềm cặp giúp đỡ
học sinh yếu kém nắm kiến thức cơ bản và cách học bộ môn.
2/. Các giải pháp thực hiện và quá trình tổ chức tiến hành:
Trong điều kiện thực tế của trường, chưa có phòng cho bộ môn dụng cụ - hóa
chất thiếu, không đồng bộ thì việc chuẩn bị thực hiện các thí nghiệm hóa học vô
cùng vất vả do còn phải rửa dọn dụng cụ sau mỗi tiết dạy để đảm bảo đủ dụng cụ
cho lớp sau. Vì vậy, người giáo viên có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình
và thức trách nhiệm cao mới có thể đảm bảo mục tiêu việc tiến hành các thí
nghiệm hoặc chuẩn bị các thí nghiệm cho học sinh ở phòng bộ môn hoặc trên lớp
theo quy định khi các giáo viên trùng tiết sử dụng phòng bộ môn.
Có 2 loại thí nghiệm:
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
- Thí nghiệm của học sinh
a/. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
Thí nghiệm biểu diễn dùng làm cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất
và phản ứng hóa học. Trong quá trình biểu diễn thí nghiệm, giáo viên là người
thực hiện sự biến đổi các chất, điều khiển các quá trình biểu diễn thí nghiệm, học
sinh theo dõi quan sát và nhận xét về quá trình đó. Vai trò của các thí nghiệm
trong giờ Hóa học có thể không giống nhau, chúng có thể dùng để minh họa các
kiến thức do giáo viên trình bày hoặc khi nghiên cứu kiến thức mới hoặc có thể là
nguồn kiến thức mà học sinh
tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm.
Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể được tiến hành bằng một trong hai
phương pháp:
-

3
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Phương pháp minh họa: Trước hết giáo viên trình bày những kiến thức
mới, những cách giải quyết đã trình bày sẵn, sau đó mới tiến hành thí nghiệm để
minh họa và xác nhận những điều vừa được trình bày.
- Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên đặt vấn đề, tiến hành thí nghiệm để
kích thích học sinh tìm ra tri thức mới.
Phương pháp thứ 2 có giá trị lớn hơn vì có tác dụng kích thích học sinh làm việc
tích cực hơn và đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng làm việc độc lập của
học sinh trong giờ học hóa học.
Vì vậy khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn theo hướng nghiên cứu, giáo viên
cần chú ý những yêu cầu sau đây:
+ Đảm bảo an toàn thí nghiệm: là yêu cầu thiết yếu, trước hết đối với mỗi
loại thí nghiệm giáo viên cần nắm vững kĩ thuật và phương pháp tiến hành cụ thể.
Ví dụ:
• Khi thu và đốt khí H
2
trong không khí hoặc trong oxi cần phải tránh tạo
hỗn hợp nổ. Muốn vậy, khi thu khí giáo viên cần để cho khí H
2
đẩy hết không khí
ra khỏi ống nghiệm rồi mới tiến hành đốt khí.
• Trong bất cứ trường hợp nào, trước khi đốt H
2
đều phải thứ độ tinh khiết
của nó. Có thể thực hiện bằng hai cách:
º Dùng ngón tay cái bịt kín miệng ống chứa đầy khí H
2
và đưa đến gần

ngọn lứa đèn cồn. Khi mở ngón tay ra, khí H
2
có lẫn oxi của không khí có sẵn
trong dụng cụ điều chế khí sẽ gây tiếng nổ khá lớn. Tiếp tục thu khí H
2
vào ống
nghiệm lần thứ hai và cũng tiến hành tương tự như trên, khí H
2
cháy có tiếng nổ
nhỏ hoặc không nổ là đã gần tinh khiết và có thể sử dụng làm các thí nghiệm tiếp
theo.
º Chỉ thu khí H
2
sau khi kẽm đã phản ứng với dung dịch axit chừng 1 phút
(nhận biết bằng cách quan sát các bọt khí thoát ra) để có khí H
2
tinh khiết hơn.
Không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy và dễ nổ.
4
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Các thí nghiệm tạo thành chất bay hơi.
Ví dụ: Thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong lọ chứa oxi tạo thành khí SO
2
(hoặc đốt
photpho đỏ tạo P
2
O
5
)

Khí bay ra rất độc nên lưu ý làm thí nghiệm ở vị trí không cho khí độc bay về
phía học sinh và chỉ nên lấy lượng lưu huỳnh ( hoặc photpho đỏ) bằng chừng hạt
ngô.
Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: Thí nghiệm hóa học như
“ con dao hai lưỡi ”.
Kết quả tốt đẹp của các thí nghiệm có liên quan chặt chẽ đến chất lượng dạy học
và củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học đồng thời sự biểu diễn thí nghiệm
khéo léo của giáo viên còn là thao tác mẫu mực cho học sinh noi theo. Vì vậy, để
đảm bảo kết quả thí nghiệm thành công thì trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ
thuật kĩ năng tiến hành thí nghiệm, phải chuẩn bị chu đáo và đồng bộ thiết bị về
dụng cụ - hóa chất thí nghiệm, nhất thiết là phải thử nhiều lần trước khi biểu diễn
trên lớp. Nếu chẳng may thí nghiệm biểu diễn không thành công, giáo viên phải
hết sức bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để giải thích cho học sinh.
Ví dụ:
• Thí nghiệm khí H
2
tác dụng với đồng (II) oxit thường rất khó đạt được kết
quả như mong đợi khi tiến hành trên lớp. Do đó, giáo viên cần lưu ý :
º Bột CuO phải được làm khô.
º Ống thủy tinh hình trụ chứa hóa chất phải được đặt ở điểm nóng nhất của
ngọn lửa đèn cồn (chừng 1/5 chiều cao ngọn lửa tính từ trên xuống).
º Nếu CuO để lâu bị ẩm và vón thành cục, cần đưa vào cối sứ nghiền nhỏ
trước khi sấy.
º Có thể tiến hành thí nghiệm trong cùng một ống nghiệm để vừa điều chế
H
2
, vừa thực hiện phản ứng khí H
2
sinh ra khử đồng (II) oxit
+ -Ngoài ra để thí nghiệm khí H

2
sinh ra khử đồng (II) oxit đảm bảo thành công
và nhanh nếu nắm vững kĩ thuật tiến hành: lượng hiđro phải đủ,
5
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
nút phải kín và phải đun đủ nóng. Muốn có đủ lượng khí H
2
, phải dùng 2-3 viên
kẽm và khoảng 10ml dung dịch HCl 1:1. Nếu dòng khí H
2
đi ra yếu thì cần kiểm
tra xem lại độ kín của nút cao su hoặc độ đặc của axit, hoặc lượng kẽm quá ít.
Nếu axit quá loãng thì cần cho thêm một ít dung dịch axit đặc. Nếu ngọn lửa đèn
cồn yếu thì phải kéo cao bấc lên và có thể bổ sung cồn (thậm chí phải bỏ cồn cũ
đã bị bay hơi ra hết cồn) làm cho ngọn lửa đèn cồn đủ lớn. Đun tập trung ngọn
lưa đèn cồn vào phần ống thủy tinh có chứa bột đồng (II) oxit.
+ Đảm bảo trực quan: Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí
nghiệm biểu diễn. Cho nên khi chuẩn bị thí nghiệm, giáo viên cần suy nghĩ đến
kích thước các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng hóa chất thích hợp. Các dụng cụ
thí nghiệm cần có kích thước và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn thí nghiệm
phải có độ cao cần thiết và bố trí các dụng cụ thí nghiệm sao cho mọi học sinh
trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự đổi màu sắc hoặc
có chất khí sinh ra hoặc tạo thành các chất rắn không tan (chất kết tủa) thì cần có
thêm các phông màu thích hợp giúp học sinh dễ quan sát và nêu nhận xét.
6
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Số lượng thí nghiệm trong một tiết dạy nên chọn vừa phải, phục vụ đúng trọng
tâm bài học và đảm bảo thời gian của tiết dạy để đảm bảo thực hiện các khâu lên

lớp đồng thời trong biểu diễn thí nghiệm giáo viên nên sử dụng những hóa chất
gần gũi mà học sinh đã học và đã biết.
Bên cạnh để tập trung sự chú ý của học sinh vào các phản ứng diễn ra, giáo
viên nên giúp học sinh tìm hiểu về các dụng cụ trước khi thực hiện thí nghiệm.
Một số trường hợp cần thiết có thể dùng hình vẽ hoặc tháo rời từng bộ phận để
giới thiệu sau đó lắp lại dụng cụ theo một trình tự. Giáo viên nên lựa chọn các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ, dễ tháo lắp, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm
hóa chất nhưng đảm bảo dễ thành công và an toàn cho học sinh. Ngoài ra giáo
viên cần giải thích mục đích yêu cầu và cách tiến hành trước khi làm thí nghiệm.
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm cần hướng sự chú ý của học sinh vào
việc quan sát các hiện tượng xảy ra bằng cách đặt câu hỏi để học sinh phải theo
dõi quan sát thí nghiệm để trả lời. Điều này cần thiết đặc biệt ở học sinh lớp 8 do
khả năng quan sát của học sinh còn phát triển nên lưu ý học sinh quan sát việc
thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm: như cách lấy hóa chất rắn và lỏng, cách
đun, cách sử dụng đèn cồn, đặc biệt cách lắp và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm…
MỘT SỐ VÍ DỤ KHI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN CỦA GIÁO
VIÊN
Ví dụ Khi dạy phần “Tác dụng của nước với kim loại”–Bài Nước–Lớp 8
7
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Dụng cụ Hóa chất
1 phễu nhỏ
1 ống nghiệm
2 cốc 100 ml
1 kẹp lấy hóa chất
Mẫu Na nhỏ bằng hạt đậu xanh
Nước cất
Mẫu quỳ tím
Mẫu nhỏ Cu

Cho mẫu nhỏ Na vào cốc chứa 10 ml nước cất, úp phễu thu khí vào ống
nghiệm. Sau đó cho mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.
Giáo viên có thể làm song song thí nghiệm cho một mẫu Cu vào cốc nước để
học sinh quan sát.
Hỏi: Hiện tượng quan sát được khi cho mẫu Na vào cốc nước? Dấu hiệu nào
cho thấy đã có phản ứng xảy ra? Khí thoát ra có thể là chất gì?
> HS quan sát, nêu được: Mẫu Na tan, nóng chảy thành giọt tròn chạy vòng
trên mặt nước, tỏa nhiệt mạnh, thoát khí H
2
.
Hỏi: Cho biết quỳ tím ngã màu gì? Dung dịch tạo thành có tính chất gì? Chất
rắn màu trắng còn lại khi làm bay hơi nước của dung dịch này có công thức thế
nào?
> HS quan sát, nêu được: quỳ tím ngã màu xanh. Dung dịch tạo thành có
tính chất bazơ. Chất rắn màu trắng có công thức NaOH
Hỏi: Viết PTHH đã xảy ra?
> HS viết PTHH: 2Na + 2H
2
O 2NaOH + H2
Hỏi: Tại sao phải dùng lượng nhỏ mà không dùng lượng lớn Na kim loại?
> HS nêu được: Nhiệt tỏa ra quá nhiều có thể làm vỡ cốc thủy tinh, Na dư
có thể cháy trong không khí gây nguy hiểm.
Hỏi: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng gì?
> HS nêu được: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng thế.
Hỏi: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước không?
>HS nêu được: Không phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước.
8
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Ví dụ: Khi dạy phần “Tính chất của chất” – Bài Chất – Lớp 8

Dụng cụ Hóa chất
1 đèn cồn, diêm
1 môi đốt hóa chất, 1 cốc 100ml
1 cốc thủy tinh chịu nhiệt 200ml
1 nút cao su, 1 lọ thủy tinh
1 lọ bột lưu huỳnh
Nước cất
Thí nghiệm 1: Sự hòa tan của lưu huỳnh trong nước
- Lấy 1 ít bột lưu huỳnh cho vào cốc khô.
- Nhỏ 2-3ml nước cất vào cốc chứa lưu huỳnh, lắc nhẹ cốc.
Hỏi: Phát biểu về trạng thái, màu sắc, mùi và độ tan của lưu huỳnh trong
nước.
> HS quan sát, nhận xét TN1: Lưu huỳnh là 1 chất rắn, màu vàng tươi, không
mùi, không tan trong nước. Tuy lưu huỳnh có khối lượng riêng lớn hơn nước
nhưng nó vẫn nổi vì không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Khi đốt nóng lưu huỳnh
- Lấy lọ thủy tinh chứa ½ nước cất, dùng thìa lấy hóa chất. Hơ môi trên ngọn
lửa đèn cồn đến khi lưu huỳnh bắt cháy. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét
màu ngọn lửa.
- Luồn nhanh môi vào lọ thủy tinh đựng nước, đậy miệng lọ bằng nút cao su
để chặn khí SO
2
không bay ra ngoài ( do khí SO
2
mùi hắc, độc , gây ho, khó thở).
> HS quan sát, nhận xét TN2: Khi đốt nóng, lưu huỳnh nóng chảy và cháy
được với ngọn lửa màu xanh nhạt.
 Kết luận: Những biểu hiện trên là tính chất của lưu huỳnh.
9
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng

SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
> HS nêu được: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng
thế.
Hỏi: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước không?
>HS nêu được: Không phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước.
b/.Thí nghiệm của học sinh:
Tùy theo mục đích sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập (để nghiên cứu
bài mới hoặc để củng cố hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng kĩ xảo) mà thí nghiệm
của học sinh được chia thành các dạng khác nhau:
- Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới.
- Thí nghiệm thực hành.
- Thí nghiệm ngoại khóa.
• Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới:
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng do khả năng nhận thức của học sinh có hạn ( chỉ
bằng thị giác và thính giác) nên thí nghiệm biểu diễn còn những mặt hạn chế. Dù
sao khi học sinh được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện làm thí nghiệm thì
việc làm quen với các dụng cụ, hóa chất và quá trình thực hành sẽ đầy đủ hơn. Ở
đây học sinh tự tay điều khiển các quá trình và làm biến đổi các chất do đó có sự
phối hợp giữa hoạt động trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức.
Phương pháp này phát triển tốt nhất năng lực trí tuệ, kích thích hứng thú học bộ
môn của học sinh vì giúp học sinh phân tích dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng
kinh nghiệm riêng của chính mình, thu hút học sinh nhận thức đối tượng nghiên
cứu.
Việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm nghiên cứu bài mới có thể
thực hiện bằng 2 cách: Toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm những
thí nghiệm khác nhau.
Khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giáo viên cần theo dõi để giúp các học
sinh trong nhóm lần lượt được học, nếu không thì thí nghiệm theo nhóm
10
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng

SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
sẽ biến thành thí nghiệm biểu diễn trong đó chỉ có vài em khá phụ trách.
Nếu thí nghiệm phức tạp cần có sự phân công giữa các học sinh
trong nhóm.
Ví dụ 1: Khi dạy phần “Điều chế và thử tính chất của oxi” – Bài Tính chất
của oxi – Hóa 8: Giáo viên có thể cho 1 nhóm học sinh lắp dụng cụ điều chế và
thu khí oxi; các nhóm khác tiến hành các thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh,
photpho, dây sắt trong khí oxi.
Các thí nghiệm của học sinh có thể tiến hành theo phương pháp minh họa
hoặc phương pháp nghiên cứu như ví dụ sau:
Ví dụ 2: Khi dạy phần “Nghiên cứu tính khử của hiđro” – Bài Tính chất của
hiđro – Hóa 8: Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm khí hiđro khử CuO
bằng 1 trong 2 phương pháp trên như sau:
+ Phương pháp minh họa: Giáo viên thông báo cho học sinh biết H
2
không
những có thể hóa hợp với đơn chất oxi mà còn khử được oxi ra khỏi các hợp chất
oxit kim loại. Nếu cho H
2
đi qua bột CuO nung nóng, H
2
sẽ chiếm lấy oxi của
hợp chất này và tạo ra nước, bột CuO từ màu đen sẽ chuyển sang màu đỏ do tạo
ra Cu đơn chất.
PTHH: H
2
+ CuO
t0
Cu + H
2

O
Tiếp theo giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa được mô tả. Sau
khi làm xong thí nghiệm, học sinh khẳng định về mặt thực nghiệm trên cơ sở
những điều giáo viên đã trình bày.
+ Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên đặt vấn đề “ H
2
có thể chiếm oxi của
các oxit kim loại không?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, sử dụng các hóa chất được chuẩn
bị sẵn để tiến hành thí nghiệm. Trong lúc thí nghiệm, giáo viên theo dõi hướng
dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra, đặc biệt quan sát màu sắc CuO trước và
11
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
sau khi dẫn H
2
qua bột CuO bị đun nóng ( HS: màu đen chuyển thành màu đỏ),
hướng dẫn học sinh quan sát trên thành và đáy ống nghiệm có gì xuất hiện
( HS: Xuất hiện những giọt nước trên thành và
đáy ống nghiệm).
HS kết luận: H
2
đã chiếm oxi của CuO tạo thành nước và giải phóng kim loại Cu
màu đỏ.
 PTHH: H
2
+ CuO
t0
Cu + H
2

O
Phương pháp nghiên cứu kích thích học sinh hoạt động tích cực trong giờ học
Hóa học và phát triển kĩ năng làm việc độc lập.
• Thí nghiệm thực hành:
Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh
họa, ôn tập, củng cố kiến thức đã học, được rèn luyện thao tác kĩ năng kĩ thuật
tiến hành thí nghiệm và cách sử dụng dụng cụ - hóa chất và kĩ năng trực quan
giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
Một trong những yếu tố giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm
thực hành là học sinh đã được chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, đọc
trước cách tiến hành nội dung thí nghiệm ở SGK, quan sát giải thích các hiện
tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra những kết luận đúng đắn. Giáo viên cần
xác định nội dung và phương pháp tiến hành sao cho phù hợp cơ sở vật chất thiết
bị liên quan, phổ biến cho học sinh những việc cần chuẩn bị và phải dự kiến
những tình huống xảy ra cần giải thích về mặt lí thuyết. Các thí nghiệm thực hành
có dụng cụ đơn giản, giá thành hạ, thí nghiệm dễ làm dễ thành công nhưng phải
rõ và đảm bảo các yêu cầu về khoa học sư phạm. Một giờ thực hành thường theo
trình tự sau:
- Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, nêu mục đích tiến hành
và lưu ý hướng dẫn những qui tắc, thao tác với dụng cụ, hóa chất cần đảm bảo an
toàn trong khi thí nghiệm.
12
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
- Học sinh tiến hành thí nghiệm. Trong điều kiện hiện nay, do khả năng trang
bị cơ sở vật chất còn hạn chế nên thường thực hành theo nhóm lớn (từ 6-10em).
Giáo viên nên gợi ý phân công nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm tránh
không để HS chuyên làm 1 nhiệm vụ mà phải thay đổi trong mỗi buổi
thực hành hoặc chỉ có 1 vài HS khá tiến hành thí nghiệm. Bên cạnh giáo viên
phải thường xuyên theo dõi và uốn nắn kịp thời các sai sót của học sinh khi cần

thiết nhưng tuyệt đối không được làm thay HS.
- Mỗi HS phải hoàn thành bài tường trình theo mẫu qui định sau khi thực hành
xong thí nghiệm.
- Cuối giờ các nhóm thu dọn hóa chất và rửa dụng cụ, sắp xếp ngăn nắp.
Các mẫu tường trình nên đơn giản, phải có sự thống nhất về yêu cầu và nội
dung trả lời của các giáo viên dạy cùng khối: Trọng tâm thường là:
Tên thí nghiệm: + Nêu cách làm
+ Hiện tượng quan sát được, giải thích
+ Viết PTHH.
• Thí nghiệm ngoại khóa:
Trong dạy học bộ môn Hóa học không những yêu cầu học sinh tiếp thu
kiến thức cơ bản vững chắc về cơ sở khoa học mà còn yêu cầu học sinh từng
bước có kĩ năng kĩ xảo vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng xảy
ra trong đời sống hàng ngày, trong lao động và sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu trên
ngoài việc thực hiện các thí nghiệm trên lớp giáo viên cần phải hướng dẫn học
sinh tiến hành các thí nghiệm ngoại khóa (thí nghiệm ngoài lớp học) nhằm giúp
học sinh thích học, hứng thú học bộ môn và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm.
Thí nghiệm ngoại khóa ngoại khóa bao gồm: thực hiện ngoài lớp học ở trường
và ở nhà.
+ Thí nghiệm ngoại khóa ở trường: là các thí nghiệm vui giúp học sinh áp
dụng kiến thức vào thực tiễn.
13
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Ví dụ: Thư viết bằng nước cơm ( dung dịch hồ tinh bột).
Thư viết bằng “mực bí mật” ( từ dung dịch saccarozơ)
Thí nghiệm nhận biết các loại phân bón hóa học, các loại len tơ
Tuy nhiên do cơ sở vật chất của các trường nhìn chung còn hạn chế nên

hầu hết các thí nghiệm này ít được giáo viên thực hiện.

+ Thí nghiệm ngoại khóa ở nhà: là một hình thức tiến hành thí nghiệm độc
lập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu 1 cách tự giác tạo hứng thú đối với môn
học góp phần phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng kĩ năng thực nghiệm, thiết
lập được mối quan hệ giữa lí thuyết với thực hành, giữa các hiện tượng hóa học
với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Muốn vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh
tự chế tạo 1 số dụng cụ và tự tìm kiếm 1 số hóa chất sẵn có trong tự nhiên, trong
gia đình và xã hội. Các hóa chất đó phải là những chất không độc, không dễ cháy,
không làm hỏng quần áo. Vì vậy giáo viên nên lựa chọn các đề tài ngoại khóa ở
nhà phải hết sức thân thiện, gần gũi và phù hợp với nhận thức của học sinh. Qua
đó giáo viên có thể đưa các nội dung này là cơ sở kiểm tra đánh giá kết hợp với
các bài tường trình thực hành thí nghiệm trên lớp và các sản phẩm học sinh đã
thu được sau thí nghiệm để cho điểm theo định kỳ.
MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGOẠI KHÓA Ở NHÀ CÓ THỂ HƯỚNG DẪN HỌC
SINH THỰC HIỆN DỄ DÀNG
Đề tài 1: Thử tính axit của quả chanh – Hóa 8.
Lấy 1 cánh hoa râm bụt chà mạnh trên tờ giấy trắng và để yên khoảng 10 giây
giúp tạo ra giấy quỳ tím nhân tạo.
Sau đó nhỏ 1-2 giọt nước cốt quả chanh tươi vào mảnh giấy quỳ tím trên.
Yêu cầu quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm và giải thích.
Đề tài 2: Thử tính bazơ của dung dịch bột xà phòng giặt – Hóa 8
Lấy 1 cánh hoa râm bụt chà mạnh trên tờ giấy trắng và để yên khoảng 10 giây
giúp tạo ra giấy quỳ tím nhân tạo.
14
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
Sau đó nhỏ 1-2 giọt dung dịch bột xà phòng giặt vào mảnh giấy quỳ tím trên.
Yêu cầu quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm và giải thích.
Đề tài 5: Điều chế khí H
2
– Hóa 8

Cho 1-2ml giấm đặc vào lọ Pênixelin có chứa ít bột nhôm (dùng lưỡi cưa sắt
cào nhẹ lên mảnh nhôm).
Yêu cầu quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm và giải thích. Viết
PTHH.
Đề tài 9: Thí nghiệm chứng minh khí cacbonic có trong hơi ta thở ra


Hóa 8
- Điều chế dung dịch nước vôi trong: Cho ít vôi tôi (vôi quét tường) vào một
cốc thủy tinh nhỏ đựng nước sạch, khuấy kĩ. Lọc chất lỏng bằng phễu và giấy
thấm sao cho thu dung dịch nước lọc được trong suốt.
- Dùng 1 ống hút nhựa thổi hơi thở ra liên tục (khoảng 30 giây) vào cốc thủy
tinh nhỏ chứa 1-2ml dung dịch nước vôi trong
Yêu cầu quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm và giải thích.
3/. Thực tế đạt được kết quả:
KẾT QUẢ Ở CÁC LỚP TÔI TRỰC TIẾP DẠY
• Năm học 2007-2008:
(Dạy sáu lớp gồm: 8A
2
=28HS, 8A
3
=29HS, 8B
1
=23HS, 8B
2
=26HS,
9A
2
=33HS, 9A
3

=35HS)
Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
8A
2,3,B1,B2
27 20.5
%
44 41.5
%
28 26.4% 6 6.6% 0 0.0%
9A
2,3
16 23.5% 19 27.9% 27 39.7% 7 8.8% 0 0.0%
15
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
• Năm học 2008-2009:
(Dạy bốn lớp gồm: 9A
1
=29HS, 9A
2
=32HS, 9A
3
=31HS, 9A
4
=27HS)
Xếp
loại
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

9A
1,2,3,4
63 52.94% 39 32.77% 17 14.29% 0 0.0
%
0 0.0%
• Năm học 2009-2010:
(Dạy năm lớp gồm: 9A
1
=25HS, 9A
2
=28HS, 9A
3
=27HS, 9A
4
=28HS,
9A5=24HS)
Xếp
loại
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
9A
1,2,3,4,5
42 31.82% 53 40.15
%
36 27.27% 1 0.76% 0 0.0%
Từ năm 2008, sáng kiến này được phổ biến áp dụng tại đơn vị nên góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỷ lệ học
sinh yếu kém. Nhiều học sinh đam mê bộ môn nên đạt được thành tích học sinh
giỏi Tỉnh hàng năm, tạo được uy tín trong tổ bô môn, trong đơn vị và các đơn vị
bạn. Một số trường bạn có tham khảo sáng kiến qua việc họp cụm liên trường để

áp dụng thử ở trường mình.
4/. Nguyên nhân thành công:
- Bản thân luôn học hỏi để nắm vững kĩ thuật và kĩ năng thực hành thí
nghiệm, thao tác chuẩn tạo điều kiện giúp học sinh noi theo và tâm huyết với
nghề.
- Các thí nghiệm tiến hành luôn đảm bảo tính hiệu quả, tính khoa học, tính
trực quan và an toàn trong thí nghiệm đồng thời giáo viên biết lựa chọn các thí
nghiệm đơn giản, dụng cụ - hóa chất phù hợp, tiết kiệm hóa chất, dễ thành công,
phục vụ trọng tâm bài học.
16
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
- Trước khi biểu diễn trên lớp, tôi luôn phải thử nhiều lần trong khi chuẩn bị
thí nghiệm để giúp học sinh vững niềm tin vào khoa học hoặc bình tĩnh để dự
đoán các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Các thí nghiệm cần có khí (O
2
, H
2
…) nên cần điều chế ngay tại lớp ( lắp đặt
trước dụng cụ và hóa chất điều chế) nên đảm bảo kết quả trực quan thí nghiệm.
- Học sinh am hiểu và biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm ngay từ lớp 8.
5/. Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao.
- Luôn đảm bảo chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn của
giáo viên và của học sinh khi lên lớp.
- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các bài thực hành của học sinh theo quy
định.
- Phải có phòng thực hành đạt chuẩn quy định, dụng cụ - hóa chất phục vụ dạy
học đầy đủ và có kết quả có độ tin cậy cao nhằm đỡ vất vả trong việc

thực hiện các thí nghiệm.
- Các dụng cụ thí nghiệm có kích thước và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn thí
nghiệm có độ cao cần thiết, bố trí biểu diễn với các dụng cụ thí nghiệm sao cho
mọi học sinh trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự thay
đổi màu sắc, có các khí sinh ra hoặc tạo thành các chất kết tủa thì nên dùng thêm
các phông có màu sắc thích hợp.
- Số lượng thí nghiệm trong 1 tiết dạy cần vừa phải, phục vụ trọng tâm yêu
cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình để đảm bảo việc thực hiện các
khâu lên lớp trong quá trình dạy học.
- Phải có kế hoạch thực hiện các thí nghiệm ở nhà cho học sinh theo định kì
để giúp các em đam mê, tự giác, hứng thú đối với môn học nhằm góp phần xây
dựng động cơ học tập đúng đắn, giúp liên hệ quan sát giải thích giữa các hiện
tượng hóa học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày và bảo vệ môi trường xung
quanh.
17
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
III/. KẾT LUẬN:
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng
góp phần thực hiện thắng lợi nội dung cải cách, đổi mới chất lượng giáo dục. Hóa
học là môn học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi từ chất này thành chất khác
và sử dụng thiết bị dạy học nhằm thực hiện nguyên tắc giảng dạy trực quan cho
bộ môn Hóa học ở trường THCS có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới giáo
dục ở nước ta hiện nay. Nhưng số lượng để thực hiện giờ thực hành cho tất cả
học sinh được tham gia chưa đầy đủ theo quy định, chưa nói đến một số thiết bị
dụng cụ - hóa chất thiếu độ tin cậy nên tính thiết thực khoa học và tính sư phạm
của thiết bị còn hạn chế. Điều kiện thời gian chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy còn
gặp nhiều khó khăn đồng thời hầu hết ở các trường chưa có cán bộ phụ tá thí
nghiệm nên bản thân giáo


viên ngại phải làm thí nghiệm do không những vừa vất vả mà đôi khi còn gặp
các tình huống đáng tiếc trong tiến hành thí nghiệm dẫn đến chất lượng bộ môn
Hóa học thấp. Tuy nhiên từ năm nay trở đi, Sở GD-ĐT & Phòng GD-ĐT rất chú
trọng đầu tư việc cấp phát thiết bị dạy học đổi mới đồng bộ chất lượng giáo dục
và đầu tư trang bị phòng thực hành bộ môn theo chủ trương của UBND Tỉnh.
Điều này thật phấn khởi, do đó vấn đề thực hành các thí nghiệm trên lớp của giáo
viên nếu được giáo viên năng nổ nhiệt tình thực hiện và có kế hoạch hướng dẫn
học sinh thực hành các đề tài thí nghiệm ngoại khóa và sẽ là cầu nối, là tiêu
chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức khoa học, là động lực hỗ trợ tư duy
sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức
vững chắc, xây dựng động cơ học tập đúng đắn bộ môn và từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hóa học.
18
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng
SKKN: “ Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp HS yêu thích môn Hóa học lớp 8”
HẾT

19
Người viết :Đặng Thị Loan Phượng

×