KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN MẠN TÍNH BẰNG VI
CẮT LỌC BẰNG SÓNG RADIO
TÓM TẮT
Mục tiêu: Viêm gân mạn tính là bệnh lý thường gặp và điều trị nội khoa khó
khăn. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp vi cắt lọc
bằng sóng RF.
Phương pháp: Từ 11-2007 đến 10-2008 chúng tôi dùng phương pháp này điều
trị cho 19 trường hợp bị viêm gân mạn tính.
Kết quả: Qua 18 trường hợp theo dõi được, 94% cho kết quả giảm đau và
phục hồi chức năng tốt.
Kết luận: Đây là phương pháp điều trị chọn lựa cho bệnh nhân viêm gân mạn
tính không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
ABSTRACT
PRELIMINARY RESULTS OF USING RF-BASED
MICRODEBRIDEMENT FOR TREATING CHRONIC TENDINOSIS
Bui Hong Thien Khanh, Tang Ha Nam Anh , Le Tuong Vien,
Duong Đinh
Triet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 227 – 232
Purpose: Tendinosis is a common orthropaedic condiction that is often
refractory to conservative treatments. The purpose of this study is to evaluate
the effectiveness of using RF-based microdebridement for treating chronic
tendinosis.
Methods: From November 2007 to October 2008, there are 18 cases were
treated with RF-based micodebrider device (TOPAZ
®
) at Univercity Medical
Center.
Results: 18 patients were followed up, 94% had marked pain relief and limb
function improvement.
Conclusions: The RF –based microtenotomy procedure are safe and effective
through short term follow up, this is a valuable option method for treating
tendinosis who have failed conservative therapy.
Level of Evidence: Level IV, Prospective, nonrandomied consecutive case
series.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gân mạn tính (Tendinosis) là một bệnh lý thường gặp trong chấn thương
chỉnh hình. Tổn thương này là kết quả của những chấn thương vi thể, liên quan
đến các động tác lập đi lập lại nhiều lần. Vị trí tổn thương thường gặp ở nơi các
gân bám vào lồi cầu trong hay ngoài của khuỷu, gân bánh chè, gân gót và các
gân của chóp xoay. Trên vi thể, viêm gân mạn tính không có sự hiện diện của
tế bào viêm, các sợi Collagen sắp xếp không có đinh hướng và bị phì đại, các
bó sợi gân bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến việc tu chỉnh và tái tạo mô gân
mới bị trở ngại. Do đó mục tiêu điều trị viêm gân mạn tính là tái lập tuần hoàn
đến mô gân bị tổn thương[1,4]
Hiện nay các phương pháp điều trị kinh điển như nghỉ ngơi, các bài tập vật lý
trị liệu như căn giãn liệu pháp, nẹp bất động, dụng cụ chỉnh hình cũng điều
hướng vào điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh.
TOPAZ
NHÓMCHỨNG
9NGÀY
28NGÀY
90NGÀY
Hình 1: Hình trên mô học ở gân gót khi kích thích với sóng Radio cho thấy có
đáp ứng viêm vào ngày thứ 9 (A), hình ảnh phì đại tế bào và mạch máu tân tạo
vào ngày thứ 28 (C), hình ảnh mô gân bình thường sau 90 ngày (E). Ở nhóm
chứng cho thấy mô gân bình thường, không có đáp ứng ở mọi thời điểm (B, D,
F).
Dụng cụ đốt lưỡng cực được dùng trong nghiên cứu này có cơ chế tạo các ion
dương (cation) và các electron tự do từ năng lượng của sóng radio (RF) tác
động trong môi trường dung dịch điện giải (nước muối sinh lý dùng trong nội
soi khớp). Các electron này có khả năng phá vỡ các liên kết hóa học, giúp cắt
hoặc làm tan mô liên kết. Do đó cơ chế chính của sóng RF là tác động hóa
học chứ không phải là thông qua năng lượng trực tiếp của sóng RF. Đầu của