Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương kể chuyện bác Hồ tình yêu của bác Hồ dành cho những khúc hát dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.88 KB, 5 trang )

Hội thi kể chuyện Bác Hồ
 
I) Nội dung hướng đến
Câu chuyện minh chứng cho đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh, đó là:
Đạo đức chí công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn,
trung thực, chân thành. Cần kiệm, giản dị, không ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của
người cách mạng".
Phong cách quần chúng, phong cách làm việc và tư duy khoa học, phong cách diễn
đạt; phong cách ứng xử; phong cách sinh hoạt…
Đạo đức và phong cách của ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước nồng nàn.
II) Tốm tắc ngắn gọn
• Lần 1 Bác tỉnh dậy muốn nghe Hò Huế nhưng kiếm nghệ sĩ Hò Huế lúc này thật
khó.
• Lần 2 Bác muốn nghe Ví Dằm Nghệ Tỉnh nhưng cũng chẳng có ai biết hát.
• Lần cuối cùng tỉnh dậy Bác muốn nghe Quan Họ Bắc Ninh, một cô y tá bé nhỏ Ngô
Thị Oanh đã hát cho Bác nghe.
III) Mở đầu dẫn chuyện
Trong số vô vàn những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác, trái tim tôi lại trào
lên xúc cảm, những nghẹn ngào từ tận đáy lòng. Ôi! sao nó khó tả vô cùng. Khi từng giây
từng phút quý báo cuối cùng trong 79 mùa xuân của Bác đã không còn. Một sự vật lộn với
tử thần đầy khó khăn. Nhưng con người vẫn cứ phải tuân theo cái quy luật nghiệt ngã của
cuộc đời ấy sinh- lão- bệnh- tử đứng trước ranh giới giữa tồn tại và tan biến, giữa sống và
chết. Nó cũng như cái bong bóng xà phòng khi hình thành nó cứ bay, bay cao lên bầu trời
xanh, nhưng cuối cùng nó cũng vỡ tung, cũng tan biến bởi những giọt hơi nước nhỏ xíu,
hòa cùng với ánh nắng tạo thành một cái cầu vồng đủ sắc tô thấm thêm cho đời. Trước những
ranh giới mong manh ấy Bác cũng không quên được hình ảnh cội nguồn dân tộc Việt Nam
Hội thi kể chuyện Bác Hồ Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai trang: 1
Hội thi kể chuyện Bác Hồ
qua những câu ca tiếng hát, mời các bạn cùng lắng nghe câu chuyện: “tình yêu của Người
dành cho những khúc hát dân ca”, để hiểu hơn về con ngươi Bác.
IV) Nguyên văn chuyện trích:


“tình yêu của Người dành cho những khúc hát dân ca”
…Vào buổi sáng ngày 2/9/1969, đây là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa
xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người thực sự bước vào “ cuộc trường chinh nhẹ
cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một niềm đau thương, mất
mát không thể nào diễn tả nổi bằng mọi ngôn từ.
Không gian của câu truyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn phòng này cách
ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của bác sỹ, để tiện
cho việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của Người, ngày 18/8/1969, các đồng chí trong Bộ
Chính trị và những đồng chí trực tiếp chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phòng này.
Sau gần 20 ngày chống cọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập
tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người
còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long
trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút
cuối cùng, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật
nghiệt ngã của sự tồn vong Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “ nâng niu tất
cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn
cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi
thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai
nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung
quanh rồi hỏi: Trong các chú có ai biết hò Huế không? Mọi người lúng túng nhìn nhau,
quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “ miền
Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt
một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn
mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm
buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng
thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó.
Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều: Trong các
chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ
Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Ngươì lớn lên và đi ra thế

giới từ chiếc nội văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly
Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần
này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin
hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát
“ Ngươì ở đừng về” Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. tiếng hát hay tiếng lòng! Không
ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “ Người ơi, người ở
đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn
ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969
trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôm vàn tình thưong yêu cho đồng bào cả
nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm
của mẹ, cuối cùng Ngươì thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng
Hội thi kể chuyện Bác Hồ Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai trang: 2
Hội thi kể chuyện Bác Hồ
tiếng hát dân ca.
Sau này, trong một bài báo tôi còn đựơc biết chị Ngô Thị Oanh, cô y tá viện quân y
108, người hát khúc hát dân ca “ Ngươì ở đừng về” vào những giây phút cuối cùng của cuộc
đời Bác kể lại: Sau khi chị hát xong, Bác Hồ nhìn chị, chị cảm giác như Bác đang mỉm cười.
Người còn bảo lấy bông hoa hồng bạch trên bàn mang tặng chị. Cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa thật
to lớn. Cho đến phút cuối đời, quên cả nỗi đau đang vò xé, Người vẫn giành trọn niềm yêu
thương, sự quan tâm đặc biệt cho mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Và bông hoa hồng nhỏ bé
ấy chị đã ép khô để luôn giữ và xem nó là vật kỷ niệm thiêng liêng theo chị suốt cả cuộc
đời:
Giấu mình đi Người chẳng làm phiền ai cả
Dép một đôi, áo quần vài bộ
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài…
9 giờ 47 ngày 2/9/1969 bác đã mang theo âm hưởng những câu hát dân ca vào cõi
bất tử của cuộc đời. 79 năm đã lặng lẽ trôi qua giờ đây đã ngừng lại mãi mãi
V) Kết chuyện và ý nghĩa gửi gấm
Câu chuyện tuy đơn sơ, bình dị mà nó vẫn sâu sắt như biết bao câu chuyện kể về

người. Một con người, một nhân cách cao cả không một bút mực, lời văn hay câu chử nào
có thể diễn tả hết nỗi niềm kính trọng, biết ơn sự cống hiến của Bác dành cho cái đất nước
này, cái dân tộc này, cả những con người, những tất đất những ngọn cỏ lá cây. Trong cuộc
đời người đã hy sinh tất cả, cả cái tuổi xuân mà bao nhiêu chàng trai cùng trang lứa có được.
Bác đã đánh đổi điều đó để đổi lấy hòa bình dân tộc, hòa bình cho đất nước Việt Nam.
Người không chỉ yêu cuộc sống yêu con người, thích sống hòa nhập với thiên nhiên, cỏ cây
hoa lá, mà người còn yêu biết mấy cái cội nguồn dân tộc từ những làn điệu dân ca. Ít ai có
thể ngờ được một vị chủ tịch, một vị nguyên thủ đứng đầu nhà nước trước lúc phải đối diện
với tử thần, với ranh giới mong manh, nhỏ nhôi của sư sống và cái chết mà chẳng đồi hỏi gì
lớn lao hay cao sang ngoài việc Bác thèm nghe một câu hò sứ Huế, một câu Ví Dặm quê
nhà hay đôi làng điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. Nhưng có lẽ Bác đâu chỉ muốn nghe hát mà
còn mang cả âm hưởng dân tộc, mang cả hình ảnh quê hương sứ sở để về bên kia thế giới,
cùng các anh hùng hào kiệt đã ngã xuống hy sinh oanh liệt, cùng các vua Hùng, Vua Thục
mà Bác hát cho họ nghe những câu hát bất hữu đi vào lồng người. Những câu hát vẫn sống
mãi trong tâm hồn con người Việt Nam về cội nguồn dân tộc, những làn điệu dân ca.
Câu chuyện trước lúc ra đi của Bác đã cho tôi hiểu rằng: Muốn yêu tổ quốc Việt Nam,
yêu dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trước tiên hãy yêu cái bình dị, chất phát của đời
sống con người Việt Nam. Và hơn thế nữa là yêu những câu dân ca, những câu hát cội
nguồn của dân tộc. Bởi lẽ những câu hát dân ca không chỉ là những câu hát thuần túy của
con người nghệ sỹ, mà đó là cả sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc, một bản sắc của
người Việt mà không một nơi nào có thể sao chép hay bắt chước được. Vì đó là những giọt
mồ hôi chan hòa cùng nước mắt, của những con người lao động khổ sai, để đổi lấy “chén
cơm đen”, “bác nước mặn”. Đó là sự khắc họa của hòa bình, là linh hồn là nơi lắng động
tình yêu, là tinh hoa của bản sắc văn hóa và tình thần lạc quan của một dân tộc. Lời Bác
nhắn nhủ cuối cùng không chỉ là món quà ở hiện tại lúc bấy giờ mà còn là sức mạnh, là
nguồn sửa vô giá nuôi dưỡng các thế hệ trẻ, những con người rơi vào chốn ăn chơi, phồn
hoa đua hội biết tìm về với cội nguồn. Bởi “uống nước nhớ nguồn” , “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Hàm ý cuối cùng của Bác còn là ngọn đèn chỉ lối giữa đêm khuya nhắc nhở chúng ta
dù có đi đâu, cũng nhớ đường về quá khứ bởi nếu không có quá khứ sao có hiện tại. Nếu là
Hội thi kể chuyện Bác Hồ Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai trang: 3

Hội thi kể chuyện Bác Hồ
con người Việt Nam chúng ta hãy yêu lấy những khúc ca, những câu hát, những thể loại
truyền thống dân tộc. Hãy giữ gìn nó như giữ chính bản thân của chúng ta. Và cũng tức để
giữ gìn bản thân của chúng ta thì bạn hãy giữ gìn văn hóa của chính mình và của cả người
khác nữa,…
Cũng chính nhờ vào hội thi này mà tôi có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về Bác. Và cũng
nhờ câu chuyện “Tình yêu của người dành cho những khúc hát dân ca” tôi đã yêu hơn dân
tộc mình, yêu hơn làng điệu dân ca quan họ Bắc Ninh hay những câu hò Huế mọc mạc, tôi
yêu cả những câu Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ, cả những câu Ca Trù đức khoảng và đặc biệt là
những câu Cải Lương đi vào lồng người. Những chiều nào nghỉ học tôi cũng mở chiếc rađio
nhỏ mà nghe những câu Cải Lương, không chỉ nội dung, tiếng hát hay mà còn là những tình
cảm của người nghệ sỹ gửi vào đó cho thế hệ của chúng ta.
Qua hội thi này, hình ảnh này (hình ảnh cuối cùng của Bác trước lúc đi xa mãi mãi) đã
cho tôi nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trộng, cũng như xát định rõ ràng
nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy thành
tích học tập không mấy tốt đẹp gì, nhưng với sức trẻ, sự nổ lực cùng với một đạo đức của
con người Việt Nam tôi sẽ cố gắng để trở thành một người cháu xứng đáng với Bác Hồ vĩ
đại. Rèn luyện mình trở thành người tốt, có ích cho xã hội và cũng như lấy lại những gì đã
mất trong năm học lớp mười này, cố gắng phấn đấu cho những năm sau.
VI) Phần mở rộng
 Bài làm có sử dụng tài liệu tham khảo của : PHẠM QUỲNH HOA nữ cán bộ
công an tỉnh Bình Thuận
 Phạm Quỳnh Hoa đã viết lại dựa trên những mẫu chuyện kể về Bác Hồ của Vũ
Kỳ
Tác giả: Vũ Kỳ
• Vũ Kỳ vốn là học sinh trường Bưởi.
• Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Vũ Kỳ được Trần Đăng Ninh dẫn đến
ngôi nhà 48 Hàng Ngang - Hà Nội để nhận nhiệm vụ giúp việc Hồ Chí
Minh, và từ đó trở thành Thư ký thân cận cho đến khi Hồ Chí Minh qua
đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969.

• Ông là người đã chứng kiến Hồ Chí Minh viết Di chúc và được tin
cẩn giao cho giữ di chúc này từ năm 1965 cho tới năm 1969.
Tài liệu dùng thêm trong lúc kể: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo,
lời ca, câu truyện… ngợi ca vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh - đó là vẻ đẹp của sự hoàn mỹ
nhưng không xa lạ, vĩ đại mà gần gũi thân thương, toả sáng mà ấm áp hiền hoà. Bản thân
Người, cuộc đời của Người là nguồn đề tài bất tận cho tất thảy những ai khao khát mong
muốn cái đẹp “gieo mầm cho sự sống”. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” đã khiến cho mỗi chúng ta biết dừng lại trong nhịp sống hối hả của cơ
chế thị trường để tự soi mình vào tấm gương đạo đức Bác Hồ, tự gột rửa mình, làm cho mình
sống tốt đẹp hơn lên, có ích cho gia đình và xã hội hơn cả.
Nguồn chính:
/>Và các nguồn sưu tầm trên mạng và sách báo khác.
Hội thi kể chuyện Bác Hồ Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai trang: 4
Hội thi kể chuyện Bác Hồ
Lưu ý:Các tài liệu của Phạm Huỳnh Hoa, mạng hay sách báo,… mang yếu tố
tham khảo và được sử dụng trong bài làm.
Hội thi kể chuyện Bác Hồ Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai trang: 5
Học tốt Dạy tốt
Câu chuyện trích trong:
…………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
Trang:…………….…….
Tác giả:……………………………………
Trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Thí sinh: Lâm Tấn Chí
Lớp: 10A1
Nhìn nhận



Học tập

Làm theo

Tấm gương
đạo đức
Hồ Chí Minh
01
2
4
3

×