Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích các hệ số khả năng thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.7 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
6.1. CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 4
6.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 4
6.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 5
6.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 8
6.1.4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 10
Kỳ thu tiền bình quân 11
a. Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu 11
b. Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm 12
 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 16
6.1.5. Khả năng thanh toán từ ngân lưu 19
6.1.6. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay 21
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
DANH MỤC BẢNG
Bảng 6.1. Phân tích kỳ thu tiền bình quân năm N so với năm N-1 15
Bảng 6.2. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 18
Bảng 6.3. Khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay 21
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đi kèm với bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay là khủng hoảng tài chính
toàn cầu, đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.Nhiều doanh
nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán trong cả ngắn hạn và dài hạn.Nhưng
phải thừa nhận rằng không ít trong số đó bị phá sản chỉ vì quản lý dòng tiền
không hiệu quả, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh
nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ
chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là kết quả


của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguốn vốn kinh tế và nguồn
lực sẵn có.
Khả năng thanh toán của doanh nghiêp là nội dung quan trọng để đánh giá
chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích
mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm soát thường hay quan tâm để
đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường. Như vậy, phân tích khả
năng thanh toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp
mà còn cực kì quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
Hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng thanh toán này,
nhóm chúng em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phân tích các hệ số khả
năng thanh toán”.
3
PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
Phân tích các hệ số tài chính là phương pháp phân tích đơn giản và dễ sử
dụng nhất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, thông qua việc so
sánh các hệ số tài chính của công ty với các chỉ tiêu tương ứng.
- Kỳ kế hoạch
- Kỳ trước của công ty
- Của một công ty khác trong cùng ngành
- Bình quân của các công ty trong cùng ngành
Các hệ số tài chính của công ty có thể chia thành 5 nhóm:
- Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính – cơ cấu vốn
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
- Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Các chỉ tiêu về giá trị thị trường
Khi đã nắm được tất cả các loại hệ số tài chính có thể sử dụng trong phân
tích, kế đến bạn cần nắm vững các bước tiến hành phân tích.Sau đây là quy trình
phân tích các hệ số tài chính. Bao gồm 8 bước:
Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích.

Bước 2: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào công thức.
Bước 3: Giải thích ý nghĩa của hệ số vừa tính toán.
Bước 4: Đánh giá hệ số vừa tính toán.
Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bước 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số tài chính.
Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các hệ số tài chính.
Bước 8: Viết báo cáo phân tích.
Bám chặt vào các bước trên, chúng ta không chỉ dễ dàng trong việc phân
tích các hệ số tài chính, mà còn có thể vận dụng sáng tạo để bổ sung thêm một số
loại hệ số khác phục vụ cho nhu cầu phân tích của riêng mình.
4
Lưu ý: Các bước phân tích nêu trên có thể thay đổi tùy theo mục tiêu và
góc độ phân tích của bài báo cáo.
Bài báo cáo này sẽ phân tích rõ hơn về “Các hệ số khả năng thanh toán”.
6.1. CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên quy mô và
khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân
chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Nợ ngắn
hạn càng lớn nhu cầu thanh toán càng cao.
Hệ số khả năng thanh toán bao gồm: hệ số khả năng thanh toán tổng quát,
hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả
năng thanh toán bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số khả năng
thanh toán từ ngân lưu.
6.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài
sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn…). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát khả năng thanh
toán các khoản nợ của công ty.
=
Nếu hệ số này bằng 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.Trên thực

tế, nếu hệ số này bằng 1 hoặc gần bằng 1có nghĩa là vốn chủ sở hữu không có
hoặc bị mất toàn bộ.Nếu bán toàn bộ tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố
định) sẽ không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
Ví dụ: Từ số liệu Bảng 4.4: Bảng cân đối kế toán đối chiếu công ty ABC
(trang 131-132 sách Phân tích tài chính).
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
Tổng tài sản Triệu đồng 24.950 27.350 29.450
5
Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát
Tổng nợ phải trả Triệu đồng 8.410 8.350 10.250
H
TTTQ
Lần
2,97 3,28 2,87
Ta có:
H
TTTQ
Cuối năm N-2
H
TTTQ
Cuối năm N-1
H
TTTQ
Cuối năm N
Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho thấy mỗi đồng nợ
phải trả của công ty cuối năm N được đảm bảo bằng 2,87 đồng tổng tài sản,
trong khi con số này cuối năm N-1 là 3,28 và đầu năm N-1 là 2,97. Nhìn chung
khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua các năm đều lớn hơn 1 và biến
động nhẹ qua các năm trong khoảng từ 2,87 đến 3,28 cho thấy công ty đủ khả

năng thanh toán cho các khoản nợ phải trả.
6.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả
năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất, được xác
định dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn
hạn chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả.
- Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và
tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
- Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng,
nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đo lường khả năng đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty. Hệ số này cho biết
mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn
6
hạn có thể sử dụng để thanh toán.Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn
hạn hệ số khả năng thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thông thường khả năng
thanh toán sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời cũng thể hiện khả năng linh
hoạt về nguồn vốn của công ty bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
nhỏ hơn 1 thể hiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh
toán cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn.
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách khái quát khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của công ty. Vì khi tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn nợ
ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán cho các
khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm, chẳng hạn như hàng
tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu tồn đọng không thu
được tiền. Vì vậy, khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm
bảo của tài sản ngắn hạn cần phải phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản
ngắn hạn qua các chỉ tiêu kỳ thutiền bình quân, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.
Ví dụ: Từ số liệu Bảng 4.4: Bảng cân đối kế toán đối chiếu công ty ABC

(trang 131-132 sách Phân tích tài chính).
Chỉ tiêu
ĐVT
31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
TSNH Triệu đồng 10.950 10.750 11.450
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.410 8.350 8.250
H
TTHH
Lần
1,30 1,29 1,39
Ta có:
H
TTHH
Cuối năm N-2
H
TTHH
Cuối năm N-1
7
H
TTHH
Cuối năm N
Kết quả trên cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty cuối năm N có
1,39 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán, trong khi con số này
cuối năm N-1 là 1,29 và cuối năm N-2 là 1,30.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty ở cả ba thời điểm đều
lớn hơn 1 và ổn định từ 1,29 đến 1,39 chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn để
đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn, kết quả năm sau cao hơn năm trước cho
thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty nhìn chung ngày càng khả
quan hơn. Tuy nhiên để đánh giá điều này tốt hay không tốt ta còn xem xét cơ
cấu tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn. Vì

khả năng thanh toán của công ty không thể tốt khi hệ số khả năng thanh toán
hiện hành của công ty tăng là do tồn kho ứ đọng không thể tiêu thụ được hoặc do
nợ tồn đọng không thu hồi được.
Chú ý: Khi xác định hệ số khả năng thanh toán hiện hành, chúng ta đã
tính cả hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trong giá trị tài sản ngắn hạn
đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho và các tài sản
ngắn hạn khác có tính thanh khoản kém vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ
mới có thể chuyển thành tiền. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh được sử
dụng để tránh nhược điểm của chỉ tiêu này.
6.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid-test Ratio):
Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ
bảng cân đối kế toán nhưng không kể giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn
hạn kém thanh khoản khác vào trong giá trị tài sản ngắn hạn khi tính toán.Vì
hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng kém phẩm
chất; tài sản ngắn hạn khác còn kém thanh khoản hơn cả hàng tồn kho.
8
=
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả
của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để
thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng công ty có thể thanh
toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn
hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất.
Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản
nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu
cầu thanh toán, những khoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu thanh toán ngay.
Hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán
công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất

lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên, độ lớn của hệ số này
cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ
phải thu.
Ví dụ:: Từ số liệu Bảng 4.4: Bảng cân đối kế toán đối chiếu công ty ABC
(trang 131-132 sách Phân tích tài chính).
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
TSNH Triệu đồng 10.950 10.750 11.450
Hàng tồn kho Triệu đồng 6.200 6.000 7.300
TSNH khác Triệu đồng 210 250 180
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.410 8.350 8.250
H
TTN
Lần 0,54 0,54 0,48
9
Ta có:
H
TTN
Cuối năm N-2 = = 0,54
H
TTN
Cuối năm N-1 = = 0,54
H
TTN
Cuối năm N = = 0,48
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn năm N, có 0,48
đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay để thanh toán, trong khi con số này
cuối năm N-2 và cuối năm N-1 đều là 0,54 đồng.
Các con số này đều nhỏ hơn 1 và trung bình khoảng 0,5 cho thấy TSNH
của công ty có tính thanh khoản cao tương đương 50% TSNH và tương đối ổn
định.

Nhìn vào kết quả tính toán hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số
khả năng thanh toán nhanh, ta thấy công ty ABC có hệ số khả năng thanh toán
hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, trong khi hệ số khả năng thanh toán nhanh
đều nhỏ hơn 1, do giá trị tồn kho và giá trị TSNH kém thanh khoản khác của
công ty chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị TSNH.
6.1.4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền phản ánh mối quan hệ giữa
tổng vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn.
H
TTBT
=
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để
thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.
Hệ số này cao là tốt, song việc để lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới
hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
10
Ví dụ: Từ số liệu Bảng 4.4 (trang 131-132 )
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
Tiền Triệu đồng 840 1.000 1.500
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 8.410 8.350 8.250
H
TTBT
Lần 0,10 0,12 0,18
Ta có:
H
TTBT
Đầu năm N-1 = = 0,10
H
TTBT
Cuối năm N-1 = = 0,12

H
TTBT
Cuối năm N= = 0,18
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng
tiền của công ty ở các thời điểm đều nhỏ hơn 1, nằm trong khoảng từ 0,1 đến
0,2. Hệ số này của công ty thấp nhưng đang có xu hướng tăng, cho thấy khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền không tốt nhưng đang được cải
thiện dần.Tuy nhiên khi xét trên lĩnh vực hiệu quả sử dụng vốn thì việc để lượng
vốn tồn tại dưới hình thái tiền như trên làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Để thấy rõ hơn về khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản tiền thu
bán hàng và tồn kho, ta sẽ nghiên cứu tiếp kỳ thu tiền bình quân và số ngày
luân chuyển hàng tồn kho.
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là tỷ số dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng
quản lý các khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để doanh
nghiệp có thể thu hồi được các khoản phải thu.
Các khoản phải thu bao gồm: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền từ
bán chịu, các khoản trả tiền trước cho người bán,…
Doanh thu của doanh nghiệp gồm 2 phần: doanh thu thu tiền ngay và
doanh thu trả chậm (thông qua các khoản phải thu).
Nên ta có 2 cách xác định kỳ thu tiền bình quân:
11
+ Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu.
+ Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm.
a. Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu là thời gian thu tiền bán
hàng trung bình trong kỳ phân tích và được xác định căn cứ trên toàn bộ doanh
thu.
Trong đó:
=

Doanh thu thuần là tổng doanh thu từ các hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.
Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu càng thấp càng tốt vì
chứng tỏ rằng doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ít có
những khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, đôi khi trong trường hợp do chính doanh
nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần nên mở rộng chính sách bán chịu hay tài trợ
cho các chi nhánh đại lý khiến cho kỳ thu tiền bình quân tăng cao. Vì vậy, khi
tiến hành phân tích, bên cạnh các số liệu tính toán, ta cần xem xét các chính sách
bán hàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kỳ thu tiền bình quân còn được thể hiện dưới dạng là tỷ số vòng
quay các khoản phải thu.
=
Số vòng quay các khoản phải thu càng nhanh thì càng tốt vì chứng tỏ khả
năng chuyển từ khoản phải thu sang tiền mặt nhanh chóng và ít có những khoản
nợ khó đòi.
12
Kỳ thu tiền bình quân tính
chotoàn bộ doanh thu
=
Doanh thu bình quân 1 ngày
Vòng quay các
khoản phải thu
b. Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm
Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm là thời gian trung bình
để doanh nghiệp thu được tiền bán hàng trả chậm, đó chính là thời gian luân
chuyển của các khoản phải thu khách hàng hay còn gọi là thời gian tồn đọng
khoản phải thu khách hàng.
Doanh thu bán chịu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chưa
thu được tiền.
Kỳ thu tiền bình quân càng thấp càng tốt vì chứng tỏ vốn của doanh

nghiệp ít bị tồn đọng trong khâu thanh toán và ngược lại.
Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp chưa chắc chắn được là
công tác thu tiền tại doanh nghiệp tốt hay xấu vì còn phụ thuộc vào mục tiêu và
các chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
Nếu số ngày thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm lớn hơn thời
gian bán chịu trung bình mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với khách hàng 
doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán vì bị chiếm dụng vốn ngoài kế
hoạch.
Ngoài chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm, tốc độ
luân chuyển khoản phải thu khách hàng còn được thể hiện thông qua chỉ tiêu số
vòng luân chuyển khoản phải thu.
=
13
Kỳ thu tiền bình quân tính
cho doanh thu trả chậm
=
Số vòng quay khoản
phải thu khách hàng
Nếu số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì càng tốt vì chứng tỏ
thời gian thu lại tiền bán chịu ngắn, khả năng chuyển từ các khoản phải thu sang
tiền nhanh, khả năng thanh khoản được đảm bảo tốt.
Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm và
kỳ thu tiền bìnhquân tính cho toàn bộ doanh thu
Được thể hiện rõ qua 2 công thức:
Hay:
Trong đó:
Mặt khác, thời gian thu tiền bán hàng còn phụ thuộc các yếu tố sau:
+ Thời gian bán chịu và chiết khấu thanh toán
Nếu công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại sẽ có xu
hướng thỏa thuận cho tăng thời gian bán chịu và giảm chiết khẩu thanh toán.

Điều này sẽ làm khoản phải thu tăng và thời gian tồn đọng khoản phải thu kéo
dài.
+ Phương pháp đánh giá và lựa chọn khách hàng bán trả chậm của công ty
Nếu công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại  công ty
sẽ giảm các tiêu chuẩn về lựa chọn khách hàng được mua chịu. Điều này sẽ làm
14
Kỳ thu tiền bình quân trên
cả doanh thu
=
×
=
×
=

Kỳ thu tiền bình quân trên
doanh thu bán chịu
Tỷ lệ doanh
thu bán chịu
×
Tỷ lệ doanh
thu bán chịu
Số ngày thu tiền bán
chịu trung bình
Số ngày thu tiền bán
hàng trung bình
=
× 100%
=
Tỷ lệ doanh thu bán chịu
gia tăng tỷ lệ doanh thu bán chịu và làm tăng thời gian thu tiền bán hàng trung

bình.
+ Chất lượng công tác theo dõi, thu hồi nợ của công ty.
Nếu điều này được thực hiện tốt  góp phần làm giảm thời gian chiếm
dụng vốn ngoài kế hoạch của khách hàng và đảm bảo thu hồi các khoản phải thu
đúng hạn.
+ Những rủi ro về phía khách hàng
Nếu công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại làm tăng
rủi ro từ nợ khó đòi.Rủi ro tổn thất từ nợ khó đòi sẽ càng lớn khi chính sách tín
dụng thương mại càng nới lỏng. Điều này làm tăng thời gian tồn đọng các khoản
phải thu và từ đó làm gia tăng thời gian thu tiền bán hàng trung bình.
Việc phân tích kỳ thu tiền bình quân còn dung để so sánh kết quả giữa kỳ,
với số liệu trung bình ngành và với các doanh nghiệp khác. Từ đó, doanh nghiệp
xem xét kỹ lưỡng các khoản phải thu để phát hiện các khoản nợ khó đòi và có
biện pháp kịp thời xử lý.
Ví dụ: Từ số liệu Bảng 3.5 (trang 97) và Bảng 4.4 (trang 131-132) sách
Phân tích tài chính.
Giả sử:
- Doanh thu bán chịu năm N-1 là 19.250 triệu đồng
- Doanh thu bán chịu năm N là 24.800 triệu đồng.
Xét năm N-1:
- Bình quân các khoản phải thu năm N-1= (2.800 + 3.200) / 2 = 3.000 triệu đồng
- Kỳ thu tiền bình quân cho toàn bộ doanh thu = 3.000 : (27.500 / 360) = 39,27
ngày ( làm tròn được 40 ngày)
- Kỳ thu tiền bình quân cho doanh thu bán chịu = 3.000 : (19.250 / 360) = 56,1
ngày ( làm tròn được 57 ngày)
- Tỷ lệ doanh thu bán chịu = (19.250 / 27.500) x 100% = 70%
15
Xét năm N:
- Bình quân các khoản phải thu năm N =(3.200+2.300) / 2 = 2.750 triệu đồng
- Kỳ thu tiền bình quân cho toàn bộ doanh thu = 2.750 : (31.000 / 360) = 31,94

ngày ( làm tròn được 32 ngày)
- Kỳ thu tiền bình quân cho doanh thu bán chịu = 2.750 : (24.800 / 360) = 39,92
ngày ( làm tròn được 40 ngày)
- Tỷ lệ doanh thu bán chịu = (24.800 / 31.000) x 100% = 80%
Từ tính toán trên, ta có bảng sau:
Bảng 6.1. Phân tích kỳ thu tiền bình quân năm N so với năm N-1
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm
N
So sánh
Bình quân khoản phải thu khách hàng (trđ) 3.000 2.750 -250
Doanh thu (trđ) 27.500 31.000 3.500
Doanh thu bán chịu (trđ) 19.250 24.800 5.550
Tỷ lệ doanh thu bán chịu 70% 80% 10%
Kỳ thu tiền bình quân cho toàn bộ doanh thu
(ngày)
39,27 31,94 -7,34
Kỳ thu tiền bình quân cho doanh thu bán chịu
(ngày)
56,10 39,92 -16,18
Nhận xét:
+ Kỳ thu tiền bình quân năm N ở cả 2 cách tính đều giảm năm N-1  tốt,
giảm được thời gian thu tiền bán chịu đáng kể.
Trong đó:
 Kỳ thu tiền bình quân trên doanh thu bán chịu năm N giảm so N-1 là
16,18 ngày.
 Kỳ thu tiền bình quân trên cả doanh thu năm N giảm so N-1 là 7,34
ngày.
+ Như đã học ở trên, ta có công thức:
16
Kỳ thu tiền bình

quân bán chịu
=
56,10 x 70% =39,27 ngày ( tính từ số liệunăm N-1)
Tương tự, ta có:
Kỳ thu tiền bình quân trên cả doanh thu năm N = 39,92 x 80% = 31,94
ngày
Giả sử nếu tỷ lệ doanh thu bán chịu của năm N không đổi mà vẫn giữ mức
70%  thời gian thu tiền bán hàng chung sẽ giảm đi là 39,92 x (80% - 70%) =
3,99 ngày. Hay số ngày thu tiền lúc này giảm sẽ là 7,34 +3,99 =11,33 ngày.
Ta thấy, tỷ lệ doanh thu bán chịu tăng tới 10% làm tăng thêm số ngày thu
tiền bán hàng là 3,99 ngày. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ doanh thu bán chịu tăng lên
nhưng kỳ thu tiền bình quân trên cả doanh thu vẫn giảm mức 7,34 ngày giúp gia
tăng khả năng thanh khoản của công ty.
 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số
vòng quay hàng tồn kho hoặc số ngày luân chuyển hàng tồn kho hay còn gọi là
số ngày tồn đọng hàng tồn kho.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao
cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều,
nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng
và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu
vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng
trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ
sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Trong trường hợp không có thông tin về giá vốn hàng bán thì có thể thay
thế bằng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi đó
thông tin về vòng quay hàng tồn kho sẽ có chất lượng kém hơn.
17

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho =
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn càng tốt làm tăng khả năng
thanh toán cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
thành phẩm, hàng háo…
Chỉ tiêu tỷ lệ tồn kho trên tài sản ngắn hạn sẽ cho thấy vai trò của hàng tồn
kho trong nhu cầu vốn của công ty. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ việc quản lý tồn
kho đóng một vai trò quan trọng trong quản trị tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ lệ tồn kho trên tài sản ngắn hạn =
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hay chậm phụ thuộc vào 3 yếu tố
chính:
Thứ nhất: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thời
gian luân chuyển tồn kho được tính từ khi công ty mua các yếu tố đầu vào cho
đến khi thành phẩm hàng hóa được tiêu thụ. Cho nên, thời gian tồn kho tổng quát
bao gồm 3 giai đoạn: thời gian dự trữ các yếu tố đầu vào cho sản xuất, thời gian
sản xuất và thời gian dự trữ thành phẩm hàng hóa trong khâu tiêu thụ. Nếu sản
phẩm của doanh nghiệp cần thời gian sản xuất dài thì thời gian tồn kho sẽ dài.
Thứ hai: Do trình độ quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp tổ chức tốt quy trình sản xuất, có kế hoạch quản lý tồn kho chặt chẽ thì sẽ
giảm được mức tồn kho bình quân và rút ngắn được thời gian tồn kho.
Thứ ba: Rủi ro do thành phẩm hàng hóa ứ đọng vì tiêu thụ chậm hoặc
không bán được. Khi doanh nghiệp dự báo không đúng về nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm  làm cho tồn kho ứ đọng, số ngày tồn đọng hàng tồn kho kéo dài. Rủi ro
này có thể làm vốn của công ty bị kẹt trong hàng tồn kho, khả năng thanh toán bị
ảnh hưởng và phát sinh các khoản lỗ do phải bán hàng giảm giá, thanh lý hàng
tồn kho.
18
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho kỳ phân tích sẽ được so sánh với tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho kế hoạch, với năm trước, với các doanh nghiệp cùng
ngành hoặc so với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trung bình ngành (nếu có).

Nếu số vòng quay hàng tồn kho năm nay thấp hơn năm trước và thấp hơn
trung bình ngành thì chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động
quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cũng cần được xem xét nhằm đưa ra giải pháp xử lý đúng đắn và kịp
thời.
Ví dụ: Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho căn cứ vào số liệu của
công ty ABC.
Bảng 6.2. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh
Giá vốn hàng bán (Trđ) 19.100 22.000 2.900
Tồn kho bình quân(Trđ) 6.280 6.920 640
Số vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 3,0414 3,1792 0,1378
Số ngày luân chuyển hàng tồn kho (Ngày) 118,37 113,24 -5,13
Tỷ lệ tồn kho so với tài sản ngắn hạn 57,88% 62,34% 4,46%
Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho của công ty ABC năm N tăng so với
năm N-1, nhờ đó công ty rút ngắn được số ngày tồn đọng hàng tồn kho bớt 5,13
ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhanh hơn do tỷ lệ tăng giá vốn
hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng tồn kho bình quân. Điều này cho thấy hàng tồn kho
của công ty năm N vẫn luân chuyển tốt.
Tỷ lệ tồn kho bình quân của doanh nghiệp chiếm 57,88% tài sản ngắn hạn
trong năm N-1 và 62,34% trong năm N. Chứng tỏ tồn kho chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty.
Tuy nhiên, tỷ trọng tồn kho trong tài sản ngắn hạn tăng không đáng kể
(4,46%). Số ngày luân chuyển tồn kho giảm nhưng tỷ trọng tồn kho tăng là do
công ty đã thực hiện tiết kiệm và giảm vốn tồn đọng ở các yếu tố tài sản ngắn
hạn khác để gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động.
19
6.1.5. Khả năng thanh toán từ ngân lưu
Một công ty có tỉ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán. Nhu
cầu thanh toán một khoản lãi vay cố định và thường xuyên cũng như nhu cầu

thanh toán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm bảo có một số tiền
tạo được từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng cho các nhu cầu này. Một dòng
ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cao và ổn định sẽ giúp công ty có thể thanh
toán các khoản nợ này một cách dễ dàng. Ngược lại công ty sẽ gặp rủi ro mất
khả năng thanh toán khi ngân lưu từ hoạt động kinh doanh thấp và không ổn
định. Một dòng ngân lưu dài hạn ổn định sẽ tương ứng với một suất sinh lời trên
tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức vốn lưu động ổn định.
=
Trong đó: Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ bao gồm cả nợ vay ngắn hạn và nợ dài
hạn đến hạn trả.
Tỷ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh > 1 chứng tỏ doanh nghiệp
có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ.
Nếu tỷ lệ này < 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không
tạo ra đủ điều kiện để thanh toán các khoản nợ vay phải trả trong kỳ phân tích.
Là do những nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lưu động.
- Do doanh nghiệp phải trả nợ dài hạn đến hạn quá lớn.
- Do hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút (tỉ lệ lợi nhuận ròng không
kể khấu hao trên doanh thu giảm).
Nếu chỉ tiêu này liên tục nhỏ hơn 1 có nghĩa là công ty cần huy động vốn
liên tục bất chấp công ty làm ăn lãi hay lỗ, lãi nhiều hay lãi ít. Khi dòng vốn huy
động bị ngắt đi thì tình trạng khốn đốn tài chính sẽ xảy ra và nguy cơ mất khả
năng thanh toán sẽ đến gần.
20
Tỷ lệ ngân lưu ròng HĐKD so với
nợ vay ngắn hạn
Ví dụ: Trong năm N tỉ lệ ngân lưu từ hoạt động kinh doanh so với nợ vay
ngắn hạn đầu năm N = 4738/5350 = 88.56%. Điều này chứng tỏ trong năm N,
tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh không đủ để thanh toán hết các khoản nợ
vay ngắn hạn đầu kỳ có nhu cầu thanh toán trong năm N. Vì vậy công ty vẫn

tiếp tục cần huy động thêm vốn từ hoạt động tài hoạt động tài chính hoặc đầu tư
trong năm N.
6.1.6. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay (khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay)
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng cổ
đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ.
Nếu không, doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt
hại cho cổ đông.Để đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp, ta sử dụng tỷ số
đảm bảo lãi vay.
=
Do khoản chi phí trả lãi vay trừ vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau đó
mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các chủ sỡ
hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho
việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn. Nếu hệ số khả
năng đảm bảo lãi vay thấp, rủi ro tài chính của công ty càng cao có thể vì hai lý
do:
+ Thứ nhất: là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tỷ số nợ cao,
làm tăng chi phí lãi vay phải trả.
+ Thứ hai: là do hiệu quả hoạt động của công ty thấp, tỷ lệ hoàn
vốn hoặc suất sinh lời trên tài sản thấp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp sẽ
làm giảm hệ số đảm bảo, thanh toán lãi vay.
Ví dụ:
21
Tỉ lệ đảm bảo lãi vay
vay
Bảng 6.3. Khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 4020 4610 590
Chi phí trả lãi 640 710 70
Khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay 6,28 6,49 0,21
Khả năng đảm bảo lãi vay của công ty ABC trong 2 năm N-1 và N khá ổn

định, mặc dù năm N có cao hơn năm N-1 nhưng không đáng kể. Trong trường
hợp này, năm N tỉ lệ gia tăng lãi vay thấp hơn tỉ lệ tăng EBIT nên khả năng đảm
bảo lãi vay cao hơn.Tóm lại khả năng đảm bảo lãi vay của công ty khá cao,
EBIT lớn hơn chi phí trả lãi hơn 6 lần.
Tuy nhiên, ở Việt Nam khi tính tỷ số này, cần hết sức thận trọng để tránh
nhầm lẫn vì cơ cấu các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh theo Chuẩn
mục kế toán Việt Nam rất khác so với báo cáo kết quả kinh doanh được học
trong lý thuyết. Vì vậy cần xử lý những khác biệt sau:
+ Với chi phí lãi vay ở mẫu số, có thể lấy số liệu phần “lãi vay”
trong khoản mục chi phí tài chính của báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Với EBIT ở tử số, nên lấy số liệu từ khoản mục “ lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh” của báo cáo kết quả kinh doanh mà không kể các
khoản mục “ lợi nhuận từ hoạt động tài chính” và “ lợi nhuận khác”. Mục đích
không kể hai khoản này là để xem khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp để trả lãi vay như thế nào.
22
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh
nghiệp.Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở
nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán
là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích khả năng thanh
toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy trước được những
rủi ro đang tìm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình, chuẩn đoán một cách
đúng đắn nguy cơ trước mắt mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện, từ đó có những
điều chỉnh kịp thời về khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
23
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

Bảng 4.4. Bảng cân đối kế toán đối chiếu công ty ABC
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
A. TSNH 10.950 10.750 11.450
I. Tiền 840 1.000 1.500
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 200 0 0
III. Các khoản phải thu 3.500 3.500 240
1. Phải thu khách hang 2.800 3.200 2.300
2. Phải thu khác 700 600 370
3. Dự phong phải thu khó đòi 0 (300) (200)
IV. Hàng tồn kho 6.200 6.000 7.300
1. Hàng tồn kho 6.320 6.240 7.600
2. Dự phòng giảm giá tồn kho (120) (240) (300)
V.TSNH khác 210 250 180
B. TSDH 14.000 16.600 18.000
TSCĐ 14.000 16.600 18.000
1. TSCĐ 14.000 15.000 17.000
Nguyên giá 18.600 20.000 21.500
Khấu hao lũy kế (4.600) (5.000) (4.500)
2. Chi phí XDCB dỏ dang 0 1.600 1.000
Tổng cộng TS 24.950 27.350 29.450
NGUỒN VỐN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N
A. Nợ phải trả 8.410 8.350 10.250
I. Nợ ngắn hạn 8.410 8.350 8.250
1. Vay ngắn hạn 4.670 5.350 4.350
2. Phải trả người bán 2.550 1.700 2.380
3. Phải trả khác 1.190 1.300 1.520
24
II. Nợ dài hạn 0 0 2.000
Vay dài hạn 0 0 2.000

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.540 19.000 19.200
I. Vốn chủ sở hữu 16.440 18.700 19.000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14.500 15.000 16.150
2. Quỹ đầu tư phát triển 300 600 1.000
3. Lợi nhuận chưa phân phối 1.640 3.100 1.850
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 100 300 200
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 300 200
Tổng cộng nguồn vốn 24.950 27.350 29.450
PHỤ LỤC 2
Bảng 3.5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N
Tổng doanh thu 25.000 30.000 33.000
Các khoản giảm trừ 2.000 2.500 2.000
1. Doanh thu thuần 23.000 27.500 31.000
2.Giá vốn hàng bán 15.300 19.100 22.000
3.Lợi nhuận gộp 7.700 8.400 9.000
4.Doanh thu hoạt động tài chính 340 230 210
5.Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
780
580
750
640
850
710
6.Chi phí bán hang 2.650 2.450 2.980
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.000 2.150 2.180
8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2.610 3.280 3.200
9.Lợi nhuận khác -200 100 700

10.Tổng lợi nhuận trước thuế 2.410 3.380 3.900
11.Thuế thu nhập 675 946 1.092
12.Lợi nhuận sau thuế 1.735 2.434 2.808
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao
Động Xã Hội.
25

×