Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tác động của đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.7 KB, 52 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một bước đi chiến
lược tất yếu và cũng là con đường mà tất cả các nước muốn xây dựng một nền
kinh tế công nghiệp hiện đại đều phải hướng tới. Việc hội nhập kinh tế quốc
tế đã và đang mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội phát
triển nhưng song hành với nó cũng là hàng loạt các thách thức to lớn, tiềm ẩn
nhiều rủi ro như rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một
lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý, người ta dựa
vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể
nào đó. Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố
định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên đòn bẩy trong
tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ
khuếch đại lợi nhuận lên gấp bội lần. Ngược lại, nếu hoạt động doanh nghiệp
không tốt thì đòn bẩy cũng khuếch đại làm cho doanh nghiệp thua lỗ gấp bội
lần.
Phân tích đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính tác động như thế nào tới
lợi nhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng ra sao để doanh nghiệp
kiểm soát được rủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công cụ tích cực để
đạt được lợi nhuận kỳ vọng mong muốn, hoạch định chính xác hay đưa ra các
biện pháp phù hợp đó là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Chính vì
vậy mà nhóm 7 đã thực hiện tìm hiểu đề tài “Tác động của đòn bẩy lên rủi
ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp”. Bố cục đề tài bao gồm:
1. Rủi ro kinh doanh
2. Rủi ro tài chính
3. Tác động của đòn bẩy kinh doanh
4. Tác động của đòn bẩy tài chính
5. EPS, tính khả biến của doanh thu, rủi ro và tài sản cổ đông


2

14.1. Rủi ro kinh doanh
14.1.1. Khái niệm
Theo TS.Nguyễn Minh Kiều, về định tính rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn
liền với sự không chắc chắn – một tình huống có thể xảy ra cũng có thể không
xảy ra. Về định lượng, rủi ro kinh doanh được định nghĩa là sự thay đổi hay
sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất khiến cho lợi nhuận hoạt động của
doanh nghiệp giảm.
Theo GS TS.Trần Ngọc Thơ, rủi ro nói lên tính bất ổn, tính không chắc
chắn, hay độ nhạy cảm về những kết quả dự tính đạt được trong tương lai của
nhà đầu tư. Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong
EBIT của một doanh nghiệp. Các yếu tố dẫn đến tính bất ổn trong EBIT bao
gồm: tính khả biến của doanh thu và các chi phí hoạt động.
Như vậy, rủi ro kinh doanh có thể hiểu là sự không chắc chắn trong EBIT
của một doanh nghiệp do sử dụng các chi phí hoạt động cố định.
14.1.2. Rủi ro kinh doanh: Rủi ro có hệ thống hay không hệ thống?
Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
kỳ vọng, bao gồm 2 loại:
- Rủi ro có hệ thống là rủi ro không thể đa dạng hóa được, vì các nhà dầu tư
không thể loại trừ nó bằng cách nắm giữ một tập hợp đa dạng các chứng
khoán trong một danh mục đầu tư. Rủi ro này được gây ra bởi các yếu tố: thay
đổi lãi suất, thay đổi tỷ lệ lạm phát và biến động nền kinh tế nói chung.
- Rủi ro phi hệ thống là do các yếu tố riêng của doanh nghiệp gây ra, bao
gồm năng lực quản trị, các đình công, cạnh tranh nước ngoài và quy định của
chính phủ.
Vậy rủi ro kinh doanh là rủi ro có hệ thống hay không hệ thống? Để trả lời
câu hỏi này, ta cần phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh, bao
gồm DOL của doanh nghiệp và tính không chắc chắn của doanh thu. Nếu các

3

tác động của tất cả các yếu tố quan trọng khác đều giữ nguyên không đổi, thì
sẽ có 8 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
a. Sự biến đổi nhu cầu thị trường (tính biến đổi của doanh số theo
chu kỳ kinh doanh)
Khi nhu cầu thị trường ổn định và số lượng sản phẩm tiêu thụ của
doanh nghiệp ổn định, tức doanh số ổn định trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp. Ngược lại, doanh
số của doanh nghiệp nào có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh
doanh thì thường sẽ có nhiều rủi ro kinh doanh hơn.
Chẳng hạn, những sản phẩm có chu kỳ kinh doanh ngắn, thời vụ (áo
mưa, đồ dùng học tập…) sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro kinh doanh hơn.
Ngược lại, những sản phẩm độc quyền (điện, nước, xăng…); những sản phẩm
đang trong giai đoạn tăng trưởng sẽ tạo ra doanh số ổn định cho doanh nghiệp
nên rủi ro kinh doanh sẽ thấp.
Tóm lại nhân tố nhu cầu thị trường cho thấy rủi ro kinh doanh giữa các
ngành và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là hoàn toàn khác
nhau. Đây là nhân tố gây ra rủi ro hệ thống.
b. Sự biến đổi của giá bán
Giá cả trong một ngành công nghiệp càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp trong ngành đó càng lớn. Bởi nhân tố giá bán gắn
liền với nhân tố doanh thu nêu trên. Khi giá bán thay đổi sẽ dẫn đến sự thay
đổi của khách hàng về quyết định tiêu thụ sản phẩm, nếu sự thay đổi giá bán
không hợp lý sẽ tạo ra rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có giá bán sản phẩm ổn định và có khả năng tăng
giá theo thời gian (như: thuốc lá, bia, sản phẩm tiêu dùng hàng ngày…)
thường mang rủi ro kinh doanh thấp hơn những doanh nghiệp có giá bán bất
ổn định (như các công ty dầu Exxon Mobil, Shell Oil).
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của giá bán có thể là do giá cả các yếu

tố đầu vào biến đổi, cung – cầu thị trường bất ổn định, hoặc do doanh nghiệp
4

định giá không đúng, dẫn đến bán sản phẩm với giá cao hơn so với các sản
phẩm tương tự khác trên thị trường làm gia tăng rủi ro kinh doanh cho doanh
nghiệp. Đây là nhân tố gây ra rủi ro hệ thống lẫn không hệ thống.
c. Sự biến đổi của chi phí
Những doanh nghiệp có giá cả yếu tố đầu vào biến động cao thì mức độ
rủi ro kinh doanh càng lớn. Cụ thể: khi yếu tố này có chiều hướng biến động
tăng cao sẽ làm doanh thu giảm, dẫn đến lợi nhuận trong tương lai của doanh
nghiệp sẽ bị giảm. Để đảm bảo an toàn cho lợi nhuận, doanh nghiệp cần tăng
giá bán sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có
khả năng tăng giá bán khi giá yếu tố đầu vào tăng. Bởi doanh nghiệp còn phải
chịu áp lực từ phía Nhà nước, cách ứng xử của đối thủ cạnh tranh, phản ứng
từ người tiêu dùng và cả vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy,
những doanh nghiệp nào có khả năng thay đổi giá bán càng lớn khi giá yếu tố
đầu vào thay đổi thì mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng thấp.
Sự biến đổi về giá cả đầu vào thường do nhiều yếu tố tác động, cụ thể:
- Các yếu tố khách quan bao gồm: biến động nền kinh tế (lạm phát, tỷ
giá…), tính khan hiếm của vật tư hàng hóa, tính thời vụ, giao thông vân tải,
giá cả các mặt hàng có liên quan (sản phẩm thay thế), chính sách Nhà nước…
- Các yếu tố chủ quan gồm: khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối
với giá cả các yếu tố đầu vào (chẳng hạn quản lý chặt chẽ chi phí thu mua),
khả năng gây ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp…
Ngoài ra, phân tích các yếu tố tác động đến nhân tố này còn phải xem
xét đến quy chế định giá của doanh nghiệp. Trong trường hợp giá cả sản
phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh phải do Nhà nước chấp nhận thì sự linh
hoạt trong việc tăng giá bán khi yếu tố đầu vào tăng thường sẽ thấp hơn các
doanh nghiệp tự do cạnh tranh.
Đây là nhân tố gây ra rủi ro hệ thống lẫn không hệ thống.

d. Sự tồn tại của sức mạnh thị trường
5

Các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn, chẳng hạn như EVN –
Tập đoàn điện lực Việt Nam, nhờ quy mô của họ hay do cấu trúc của ngành
công nghiệp trong đó họ cạnh tranh, thường có nhiều khả năng để kiểm soát
chi phí và giá cả sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp hoạt động trong một
môi trường cạnh tranh hơn. Vì vậy sức mạnh thị trường càng lớn, rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp càng nhỏ. Khi đánh giá sức mạnh thị trường của một
doanh nghiệp, nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tại doanh nghiệp
đang phải đối phó mà nên xem xét các tiềm năng cạnh tranh trong tương lai,
nhất là cạnh tranh có thể phát sinh từ nước ngoài. Đây là nhân tố gây ra rủi ro
không hệ thống.
e. Phạm vi đa dạng hóa sản phẩm
Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, các chủng loại sản phẩm của một
doanh nghiệp càng được đa dạng hóa, EBIT của doanh nghiệp càng ít biến
động, tức rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thấp. Ví dụ, tập đoàn
Unilever có một mạng lưới các chủng loại sản phẩm rộng, từ sản xuất các sản
phẩm làm đẹp cho tóc, da , đến các sản phẩm phục vụ gia đình như bột giặt,
nước rửa chén Khi nhu cầu cho một trong những sản phẩm này thay đổi,
doanh số của sản phẩm này có thể được bù trừ phần nào bằng bằng doanh số
các sản phẩm còn lại. Ngược lại, tập đoàn Beiersdorf chỉ sản xuất các sản
phẩm về chăm sóc da. Công ty sẽ phải chịu các biến đổi lớn trong EBIT theo
thời gian khi nhu cầu cho tuyến sản phẩm giới hạn của họ dao động. Đây là
nhân tố gây ra rủi ro không hệ thống.
f. Tăng trưởng
Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, EBIT của doanh nghiệp càng
biến động, chẳng hạn như Unilever. Bởi tăng trưởng nhanh tạo nên nhiều
căng thẳng trong hoạt động của một doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xây dựng thêm các cơ sở mới; từ đó,

doanh nghiệp phải mở rộng và cập nhật các hệ thống kiểm soát nội bộ, gia
tăng nhanh bộ khung quản lý có tài và đòi hỏi các tiêu chí tốn kém cho các
6

công tác nghiên cứu phát triển để tạo ra sản phẩm mới. Các yếu tố này thường
kết hợp để đưa đến tính khả biến cao của EBIT. Đây là nhân tố gây ra rủi ro
không hệ thống.
g. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc sử dụng tài sản có các định phí.
Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng
nhạy cảm đối với các thay đổi trong doanh thu. Độ nghiêng đòn bẩy kinh
doanh (DOL) là tác động số nhân do việc doanh nghiệp sử dụng các chi phí
hoạt động cố định. Theo định nghĩa DOL là phầm trăm thay đổi trong EBIT
bắt nguồn từ một phần trăm thay đổi trong doanh thu (sản lượng) cho sẵn.
Như vậy, nếu một doanh nghiệp có doanh thu biến động mạnh theo
chu kỳ kinh doanh, thì doanh nghiệp có thể cắt giảm được tính biến đổi của
EBIT (tức rủi ro kinh doanh) thông qua việc giới hạn sử dụng định phí đối với
một số tài sản trong quy trình sản xuất. Tương tự, nếu doanh thu của một
doanh nghiệp có khuynh hướng ổn định theo chu kỳ kinh doanh, việc dùng
một tỷ lệ phần trăm cao định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản
xuất sẽ có ít tác động đối với tính biến đổi của EBIT.
Đây là nhân tố gây ra rủi ro không hệ thống.
 Tóm lại, thông qua các định nghĩa về rủi ro và các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro kinh doanh vừa trình bày, ta có thể kết luận rằng: Rủi ro
kinh doanh là rủi ro có hệ thống lẫn không hệ thống. Như vậy, một nhà phân
tích khi đánh giá tổng rủi ro riêng của một doanh nghiệp, cần phải xem xét cả
hai yếu tố có hệ thống và không hệ thống của rủi ro đó.
14.2. Rủi ro tài chính
14.2.1. Khái niệm
Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên mỗi cổ phần kết hợp với

rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do công ty sử dụng các nguồn tài trợ có
chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của
mình.
7

14.2.2. Rủi ro tài chính: Rủi ro có hệ thống hay không hệ thống?
Giống như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính phải chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố, cụ thể:
a. Tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn
Tỷ lệ nợ doanh nghiệp sử dụng ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với rủi ro tài
chính. Một doanh nghiệp có tỷ trọng nợ vay trong cơ cấu vốn càng lớn sẽ đòi
hỏi khả năng sinh lời càng cao, do đó rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng
tăng cao.
b. Lãi suất đi vay trên thị trường
Tỷ lệ nợ càng cao thì doanh nghiệp phải chịu lãi suất đi vay càng cao.
Lãi suất cao sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí vay, làm doanh nghiệp có thể bị
giảm lợi nhuận hoặc mất khả năng thanh toán; từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn, tức là ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi lạm phát xảy ra và tồn tại lâu, lãi suất tiền vay tăng đột
biến sẽ làm thay đổi chi phí; những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh
doanh đầu tư sẽ bị đảo lộn, từ đó nguy cơ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi
ro tài chính là rất cao.
c. Tỷ giá
Một doanh nghiệp xuất hàng đi ra nước ngoài hay là nhập hàng từ nước
ngoài về, thì bắt buộc phải có sự chuyển đổi ngoại tệ. Mỗi lần có sự chuyển
đổi ngoại tệ là có tìm ẩn rủi ro về biến động tỷ giá. Các doanh nghiệp thường
không phản ứng kịp với những bất ổn của tỷ giá khi tỷ giá thay đổi theo chiều
hướng bất lợi làm tăng chi phí, giảm doanh thu do đó sẽ làm lợi nhuận giảm.
Rủi ro tỷ giá ở các doanh nghiệp càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn.
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang EU sẽ nhận thanh toán

bằng đồng EUR, giá trị hợp đồng là 1 triệu EUR. Ngày ký hợp đồng, 1 EUR
= 20.220 VND, tương đương với giá trị hợp đồng 20,22 tỷ đồng. Ngày thanh
toán, tỷ giá biến động, 1 EUR giảm còn 20.100 VND, giá trị hợp đồng còn
8

20,1 tỷ đồng, công ty bị thiệt hại 120 triệu đồng. Đây chính là rủi ro do tỷ giá
gây ra, làm giảm doanh thu dẫn đến giảm lợi nhuận.
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện lắp ráp điển thoại, cam
kết thanh toán bằng đồng USD, giá trị hợp đồng là 1 triệu USD. Ngày ký hợp
đồng, 1 USD = 20.050 VN, tương đương với giá trị hợp đồng 20,05 tỷ đồng.
Ngày thanh toán, tỷ giá biến động, 1 USD tăng lên thành 21.000 VND, giá trị
hợp đồng tăng thành 21 tỷ đồng, công ty bị thiệt hại 50 triệu đồng. Đây chính
là rủi ro do tỷ giá gây ra, làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận.
d. Sự biến động giá cả
Khi giá cả biến động theo chiều hướng không tốt nếu doanh nghiệp
không có phản ứng linh hoạt thì tổn thất là điều khó tránh khỏi. Lạm phát làm
giá cả hàng hóa tăng, làm chi phí yếu tố đầu vào tăng nên các doanh nghiệp
phải điều chỉnh giá đầu ra cho phù hợp. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần
tác nhân ảnh hưởng rủi ro kinh doanh, không phải doanh nghiệp nào cũng có
thể điều chỉnh giá đầu ra dễ dàng nên lợi nhuận sẽ giảm, dẫn đến rủi ro tài
chính tăng.
e. Rủi ro kinh doanh
Nếu một doanh nghiệp đang có rủi ro kinh doanh cao thì việc sử dụng số
lượng lớn các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định là một việc làm không
thận trọng, làm gia tăng khả năng rủi ro tài chính.
 Sau khi phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro tài chính là rút ra
được kết luận: Rủi ro tài chính là rủi ro vừa hệ thống vừa không hệ thống.
14.3. Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi của
doanh nghiệp
14.3.1. Phân tích hòa vốn

Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lượng hay doanh thu mà tại
đó doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi phí
hoạt động, tức TR = TC.
9

Phân tích điểm hòa vốn là một kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí
cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ.
 Các giả định khi áp dụng phương pháp phân tích điểm hòa vốn:
- Trường hợp phân tích ngắn hạn.
- Tổng định phí không đổi, bao gồm: các loại chi phí khấu hao, bảo hiểm,
một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý.
- Giá bán của một đơn vị sản phẩm không đổi.
- Biến phí của một đơn vị sản phẩm cố định và tăng tỉ lệ theo khối lượng
sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, lao động
trực tiếp, một phần chi phí quản lý hành chính.
- Tất cả các chi phí có thể phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến
đổi.
- Sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng sản xuất.
- Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm không
thay đổi.
 Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn:
- Giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với quy mô thị
trường, đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro do sự biến
động sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
- Dự báo khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, một phân xưởng hay
một mặt hàng khi biết cấu trúc chi phí và các mức doanh thu mong đợi.
- Phân tích tác động của các thay đổi trong định phí, biến phí và giá bán
đối với EBIT.
- Phân tích tác động của các định phí thay thế (chủ yếu là các thiết bị vốn)
cho biến phí (nhân công) trong một quy trình sản xuất.

- Phân tích tác động lợi nhuận của các nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp
nhằm cắt giảm định phí.
10

Phân tích hòa vốn có thể được triển khai bằng đồ thị, bằng các phép tính
đại số hay là kết hợp của cả hai.
14.3.1.1. Phân tích hòa vốn theo biểu đồ
Chi phí và doanh thu được biểu hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện
trên trục hoành.
Hàm số tổng doanh thu TR sẽ được thể hiện ở mỗi mức sản lượng với
giá bán đơn vị là không đổi.
Hàm số tổng chi phí hoạt động TC tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh
nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng.
Tổng chi phí bằng tổng số của định phí F độc lập với sản lượng và biến
phí V gia tăng theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm.
Hình 1: Biểu đồ phân tích hòa vốn tuyến tính
TR, TC TR
TC
Điểm hòa vốn
EBIT dương



v.Q



0 

Q

Việc xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp trên đồ thị bao gồm bốn
bước:
Bước 1: Vẽ trục tọa độ xOy, với trục Oy phản ánh doanh thu (hay tổng
chi phí); trục ox phản ánh sản lượng tiêu thụ.
EBIT âm
F
11

Bước 2: Vẽ trục một đường thẳng đi qua gốc tọa độ O với hệ số góc P để
biểu diễn hàm doanh thu TR = P.Q.
Bước 3: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung tại F và có hệ số góc V để
biểu diễn hàm tổng chi phí hoạt động TC = F + v.Q.
Bước 4: Xác định giao điểm của hai đường doanh thu TR và chi phí TC,
sau đó vẽ một đường thẳng xuống trục hoành để xác định mức sản lượng hòa
vốn.
Các giả định giá bán đơn vị P và biến phí đơn vị v không đổi cho ta các
mối liên hệ tuyến tính giữa các hàm tổng doanh thu và tổng chi phí. Điểm hòa
vốn xảy ra ở điểm 

trong hình 1, đó là mức sản lượng mà đường biểu diễn
tổng doanh thu và chi phí cắt nhau (TR = TC).
Nếu mức sản lượng của một doanh nghiệp thấp hơn sản lượng hòa vốn,
tức là nếu TR < TC thì doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, được xác định tại
điểm EBIT âm. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn điểm hòa vốn,
tức là TR>TC thì doanh nghiệp có EBIT, được xác định tại điểm EBIT
dương.
Ví dụ 3: Một doanh nghiệp có F = 100.000$, v = 25$/sp, P = 50$/sp.
Hình 2: Phân tích điểm hòa vốn bằng biểu đồ
Doanh thu, chi phí ($)
TR = 50.Q

Điểm hòa vốn

200.000
v.Q
100.000 F



4000
2000
Sản lượng Q
TC = 100000 + 25.Q
0
12

14.3.1.2. Phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số
Để xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số
tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau và giải phương trình để
tìm sản lượng hòa vốn.
Đặt EBIT = lợi nhuận trước thuế và lãi (Earnings before Interest & Tax)
F (Fixed) là tổng chi phí cố định.
v (variable expensives) là biến phí đơn vị sản phẩm.
Q là sản lượng.
P là giá bán đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi: v.Q
Tổng chi phí sản xuất: TC = F + v.Q
Tổng doanh thu: TR = P.Q
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
a. Phân tích hòa vốn theo sản lượng
Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí và EBIT = 0 nên sản

lượng hòa vốn được xác định như sau:
TR = TC
F + V.Q
hv
= P.Q
hv

=> Q
hv
=



Với Q
hv
là sản lượng hòa vốn.
Nếu sản lượng tiêu thu vượt qua điểm hòa vốn Q
hv
thì công ty sẽ có lợi
nhuận, ngược lại nếu số lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì công ty sẽ bị lỗ.
Phân tích điểm hòa vốn theo sản lượng chỉ áp dụng đối với những doanh
nghiệp nào có sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mang tính đơn chiếc, có thể xác
định được thành từng đơn vị sản phẩm, chẳng hạn như xe đạp, máy vi tính, bộ
bàn ghế,…
b. Phân tích hòa vốn theo doanh thu
13

Phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu được áp dụng cho các doanh
nghiệp có hoạt động phức tạp và không thể phân chia thành đơn vị sản phẩm
chẳng hạn như hoạt động thương mại, bao gồm dịch vụ, bán buôn, bán lẻ…

Doanh thu hòa vốn là doanh số mà doanh nghiệp đạt được tại mức sản
lượng hòa vốn, đó là mức doanh số thu được chỉ đủ bù đắp tổng chi phí sản
xuất kinh doanh, tức EBIT = 0. Do đó, doanh thu hòa vốn là tích của sản
lượng hòa vốn với đơn giá bán sản phẩm.
Gọi TR là doanh thu, TR
hv
là doanh thu hòa vốn.
Điểm hòa vốn theo doanh thu được xác định như sau:
- Nếu doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm:


= P.

=


=





- Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có
chi phí biến đổi và giá bán khác nhau:


=





=


















Với: 

là sản lượng tiêu thụ của sản phẩm loạn i
v
i
là biến phí sản phẩm loại i
p
i
là giá bán sản phẩm loại i
n là số loại sản phẩm

 Ý nghĩa của điểm hòa vốn:
Trong kinh doanh, chúng ta phải đầu tư chi phí cố định; hoạt động tiêu
thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu và điểm hòa vốn là
điểm sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ ở đó doanh thu bằng tổng chi phí.
Điểm hòa vốn cung cấp cho nhà phân tích những tín hiệu quan trọng sau:
- Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thấp hơn điểm hòa vốn thì
doanh thu không đủ bù đắp tổng chi phí, do đó EBIT < 0 (công ty bị lỗ).
14

- Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cao hơn điểm hòa vốn thì
doanh thu lớn hơn tổng chi phí, do đó EBIT > 0 (công ty có lời).
- Khi doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì công ty có khả năng gia tăng
lợi nhuận càng nhanh, bởi vì những công ty có chi phí cố định lớn thường tiết
kiệm chi phí biến đổi và khả năng doanh thu lớn hơn.
- Muốn thay đổi điểm hòa vốn, công ty phải thay đổi chi phí cố định.
Việc thay đổi chi phí cố định phụ thuộc vào đặc điểm của công nghệ sản xuất
hoặc ngành kinh doanh.
Ví dụ 4: Giả thiết tương tự ví dụ 1với F = 100.000$, v = 25$/sp và
P=50$/sp. Yêu cầu phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số.
Sản lượng hòa vốn là:


=


=


= sản phẩm
Doanh thu hòa vốn là:



=

-


= $
Giả sử sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt được là 7.000 sản phẩm
Tổng chi phí:= + . =100.000 + (25x 7.000) = 275.000$
Tổng doanh thu:  =. = 50 x 7.000 =350.000$
Lợi nhuận hoạt động là:
EBIT =   = 350.000 – 275.000 = 75.000$
14.3.1.3. Phân tích hòa vốn và đánh giá rủi ro
Chúng ta có thể sử dụng thông tin phát sinh từ một phân tích hòa vốn để
đánh giá rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp bằng cách thêm vào các thông tin
cần thiết:
- Mức sản lượng mong đợi cho một thời kì tương lai
- Độ lệch chuẩn của phân phối doanh số
- Giả định rằng phân phối doanh số thực tế là xấp xỉ phân phối chuẩn
thì chúng ta có thể tính được xác suất mà doanh nghiệp có thể chịu lỗ hoạt
15

động (tức là mức doanh số thực tế thấp hơn mức hòa vốn), hoặc xác suất
doanh nghiệp có EBIT dương. Để dễ dàng hiểu hơn, ta xem xét một ví dụ.
Ví dụ 5: Giả thiết, định phí là 1.000.000$, giá bán 150$/sp, sản lượng
hòa vốn được xác định là 10.000sp. Giả định đã xác định được mức sản lượng
mong đợi là 15.000sp và độ lệch chuẩn là 4.000sp.
Có thể tính được xác suất chịu lỗ hoạt động, tức là xác suất bán ít hơn
10.000sp.

Giá trị phân phối chuẩn Z =


= -1,25
Tra bảng phân phối chuẩn: P(Q<10.000) = 0,105649774 hay 10,56%
Điều này có nghĩa là có 10,56% cơ hội doanh nghiệp sẽ bán ít hơn
10.000sp (điểm hòa vốn) hay doanh nghiệp sẽ chịu lỗ về các hoạt động kinh
doanh và 89,44% cơ hội doanh nghiệp sẽ có EBIT dương tức là bán nhiều
hơn số sản lượng hòa vốn.
Ta có thể biểu diễn trên hình vẽ như sau:
Hình 3: Đánh giá rủi ro

16

14.3.1.4. Hạn chế của phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn có một số hạn chế. Các hạn chế này bắt nguồn từ các
giả định được đưa ra khi xây dựng mô hình. Ứng dụng hòa vốn chỉ có giá trị
khi các giả định này có hiệu lực. Nhưng các giả định trên áp dụng lên thực tế
thì không còn phù hợp vì trong thực tế các yếu tố nêu trong giả định luôn biến
đổi. Ta xem xét, đánh giá lần lượt các giả định như sau:
a. Giá bán và biến phí không đổi
Chúng ta chỉ xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa hàm doanh thu, tổng
chi phí hoạt động với sản lượng nên chúng ta tất yếu phải giả định rằng giá
bán và biến phí trên một đơn vị sản phầm là không đổi. Tuy nhiên, trên thực
tế có rất nhiều yếu tố làm cho giả định này không thỏa mãn được.
Thứ nhất: Hàm tổng doanh thu TR thường là hàm phi tuyến tính do trong
một số trường hợp sản lượng tiêu thụ chỉ có thể tăng do giảm giá bán (chẳng
hạn khi hàng hóa đã lỗi thời, hay bị cạnh tranh gay gắt), kết quả là sản lượng
tiêu thụ có thể tăng nhưng doanh thu không tăng thậm chí là giảm.
Thứ hai: Hàm tổng chi phí TC cũng có thể là hàm phi tuyến tính do các

biến phí lúc đầu giảm rồi sau đó lại tăng. Chẳng hạn, để đáp ứng nhu cầu tăng
cao của thị trường công ty phải tuyển thêm lao động, lúc đầu do việc tăng
thêm lao động làm sản lượng tăng đáp ứng kịp thời như cầu thị trường, kết
quả làm cho doanh thu công ty tăng lên, biến phí trên mỗi sản phẩm giảm đi.
Nhưng nếu công ty tiếp tục tăng thêm sản lượng, ngoài tăng số công nhân,
công ty còn phải tăng định phí đề đầu tư thêm dây chuyền máy móc, cuối
cùng sẽ làm cho năng suất tạo ra không còn cao như trước nữa, kết quả là
tổng chi phí hoạt động lại tăng lên.
b. Thành phần các chi phí hoạt động có thể phân biệt rõ ràng chi phí
cố định và chi phí biến đổi
Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều loại chi phí mà ta không thể xác
định được một cách rõ ràng đâu là định phí, đâu là biến phí. Chẳng hạn, tiền
17

điện, nước vì nó bao gồm cả phần điện, nước trong sinh hoạt và trong phần
sản xuất.
c. Doanh nghiệp chỉ sản xuất và bán một sản phẩm độc nhất hoặc
một hỗn hợp không đổi nhiều sản phẩm
Đây là một giả định không phù hợp với thực tế, vì nhu cầu thị trường thì
luôn thay đổi, công ty không thể chỉ sản xuất cố định một hoặc một số sản
phẩm cố định được bởi công ty luôn cố gắng đa dạng sản phẩm để giảm thiểu
rủi ro kinh doanh.
d. Biết trước các yếu tố: giá bán, biến phí trên một sản phẩm, định
phí ở mỗi mức sản lượng
Giả định này đôi lúc không phù hợp, vì tính không chắc chắn, nó còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không thể biết trước được, như:
tình hình nền kinh tế, các thảm họa thiên nhiên, các đối thủ cạnh tranh…
e. Phân tích trong ngắn hạn
Chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn do đó không thấy hết vai trò của
các chi phí doanh nghiệp bỏ ra. Chẳng hạn, chi phí nghiên cứu phát triển sản

phẩm bỏ ra ở kì này nhưng phải chờ đến những kì sau mới có thể thấy được
tác động thực sự.
14.3.2. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động
a. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động
a1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt
động cố định của công ty. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản
lượng thay đổi. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như
khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí
quản lý. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng thay đổi, chẳng hạn
chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa
hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính.
18

Đòn bẩy hoạt động sử dụng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa,
một thay đổi trong doanh thu sẽ được khuếch đại thành một thay đổi tương
đối lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Tác động số nhân này
của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định được gọi là độ nghiêng đòn
bẩy kinh doanh (DOL).
a2. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động
Nhóm sẽ phân tích sự ảnh hưởng và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động trong
ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi. Khi quy mô hoặc
công nghệ thay đổi sẽ làm thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và giá bán
đơn vị sản phẩm.
Hiểu theo cách ngắn gọn nhất thì đòn bẩy hoạt động là sự phân tích mối
quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy hoạt động cao khi
công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi
cao, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng sử dụng nhiều tài sản cố định
hơn trong hoạt động của mình (ví dụ như ngành hàng không,…). Ngược lại,
đòn bẩy kinh doanh thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí

biến đổi là thấp (ví dụ như ngành dịch vụ tư vấn, du lịch…).
Trong kinh doanh, chúng ta đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng
tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt
động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay
đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Những công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động cao sẽ có
khả năng gia tăng lợi nhuận rất nhanh khi doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận
cũng sẽ sụt giảm nhanh hơn khi doanh thu giảm. Để minh họa điều này chúng
ta xem xét ví dụ cho ở bảng sau (Bảng 1). Trong ví dụ này, nhóm sẽ thực hiện
phân tích và so sánh ba công ty F, V và 2F. Sự khác biệt ở đây là công ty 2F
sử dụng đòn bẩy cao gấp đôi công ty F và cả 2 công ty này đều sử dụng đòn
bẩy hoạt động với mức độ lớn hơn công ty V.

19

Bảng 1: Ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồng

Công ty F
Công ty V
Công ty 2F
Phần A : Trước khi thay đổi doanh thu
Doanh thu
10.000
11.000
19.500
Chi phí hoạt động
9.000
9.000
17.000

Chi phí cố định
7.000
2.000
14.000
Chi phí biến đổi
2.000
7.000
3.000
Lợi nhuận hoạt động (EBIT)
1.000
2.000
2.500
Tỷ số đòn bẩy hoạt động
Chi phí cố định/ Tổng chi phí
0,78
0,22
0,82
Chi phí cố định/ Doanh thu
0,7
0,18
0,72
Phần B : Sau khi doanh thu tăng 50%
Doanh thu
15.000
16.500
29.250
Chi phí hoạt động
10.000
12.500
18.500

Chi phí cố định
7.000
2.000
14.000
Chi phí biến đổi
3.000
10.500
4.500
Lợi nhuận hoạt động (EBIT)
5.000
4.000
10.750
% thay đổi EBIT
400%
100%
330%

Kết quả phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở phần B.
Đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 50% trong khi
chi phí cố định không thay đổi. Tất cả các công ty đều cho thấy có sự ảnh
hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 50% nhưng
lợi nhuận tăng với tốc độ lớn hơn, cụ thể là 400%, 100% và 330% lần lượt với
các công ty F, V và 2F.
20

So sánh giữa công ty F, 2F và V ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công
ty F, 2F lớn hơn của công ty V. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa công ty F và 2F
chúng ta thấy rằng tốc độ tăng EBIT của công ty F lớn hơn của công ty 2F.
Điều này có nghĩa là, sử dụng đòn bẩy hợp lý có tác dụng khuyếch đại sự gia
tăng EBIT. Tuy nhiên, sự khuyếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy

luật giảm dần.
Các công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động cao được xem là chịu biến động
lớn khi nền kinh tế có biến động. Trong điều kiện kinh tế phát triển tốt, một
đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận cao.
Nhưng nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, các công ty có các chi phí gắn
chặt trong máy móc, nhà xưởng và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ
dàng cắt giảm chi phí khi muốn điều chỉnh sản lượng theo sự thay đổi của
lượng cầu, do đó lợi nhuận cũng có thể giảm sút rất nhanh.
b. Phân tích tác động của độ bẩy hoạt động
b1. Khái niệm độ bẩy hoạt động
Độ bẩy hoạt động (Degree of operating leverage – DOL) còn được gọi
là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, là tác động số nhân của việc sử dụng chi
phí hoạt động cố định.
DOL là chỉ tiêu để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động,
thể hiện mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận hoạt động
(EBIT) của một công ty tại một mức sản lượng hoặc doanh thu.
b2. Công thức tính DOL
 Công thức 1: DOL được xác định bằng phần trăm thay đổi của lợi
nhuận hoạt động (EBIT) so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh
thu).
DOL =




(1)
21

Để sử dụng công thức này, đòi hỏi ta phải sử dụng hai giá trị khác nhau
của doanh thu và EBIT.

 Công thức 2: Tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q nên chỉ áp
dụng cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm.
Ta có, lợi nhuận hoạt động EBIT = p.Q – (v.Q +F) = Q(p – v) – F
CLV
Vì p, v và F cố định nên

  

 

, thay vào công thức
(1) ta được:
DOL =




=







=



(2)

 Công thức 3: Áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
nhiều loại sản phẩm.
DOL =







=


=


(3)
 Ý nghĩa: Khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì
EBIT sẽ thay đổi bao nhiêu %.
b3. Phân tích tác động của độ bẩy hoạt động
Độ bẩy sẽ khác nhau ở những mức sản lượng (doanh thu) khác nhau.
Do đó, khi nói đến độ bẩy hoạt động chúng ta cần chỉ rõ độ bẩy ở mức sản
lượng hoặc doanh thu nào. Độ bẩy hoạt động sẽ giảm khi doanh thu hoặc sản
lượng hoạt động của công ty càng cách xa điểm hòa vốn. Vì vậy cần phân biệt
đòn bẩy hoạt động và độ bẩy hoạt động.
Để phân biệt đòn bẩy hoạt động và độ bẩy hoạt động, nhóm thực hiện
phân tích đồng thời mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động và độ bẩy hoạt
động đến lợi nhuận thông qua việc so sánh trường hợp hai công ty có đòn bẩy
hoạt động khác nhau nhưng độ bẩy hoạt động có thể là như nhau khi hoạt
động ở mức doanh thu khác nhau (bảng 2, bảng 3 và bảng 4).


22

Bảng 2: So sánh DOL của hai công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau -
Tình huống 1
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ số
Công ty A
Công ty B
Tổng chi phí cố định
20.000
50.000
Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
60%
50%
Doanh thu
120.000
240.000
Tổng chi phí
92.000
170.000
Lợi nhuận hoạt động (EBIT)
28.000
70.000
Doanh thu hòa vốn
50.000
100.000
Tỷ lệ doanh thu thực tế trên doanh thu hòa vốn
240%
240%

Doanh thu tăng 20%


Doanh thu
144.000
288.000
Tổng chi phí
106.400
194.000
EBIT
37.600
94.000
% tăng EBIT
34%
34%
DOL
1,7143
1,7143

Từ bảng 2 ta thấy:
- Công ty A có ở tổng chi phí cố định thấp hơn công ty B, tỷ lệ biến
phí trên doanh thu cao hơn và điểm hòa vốn bằng ½ công ty B.
Điều này chứng tỏ công ty A sử dụng đòn bẩy hoạt động thấp hơn công
ty B. Nếu nền kinh tế suy thoái hoạt động của công ty bị thu hẹp, doanh thu
giảm thì công ty B gặp nhiều rủi ro hơn công ty A, dễ lỗ và có khả năng lỗ
nhiều hơn công ty A. Tuy nhiên nếu nền kinh tế phát triển, làm gia tăng doanh
thu thì công ty B sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn công ty A, tỷ lệ tăng lợi
nhuận cũng có thể cao hơn. Như vậy sử dụng đòn bẩy hoạt động cao chưa hẳn
là tốt.
23


- Khi doanh thu của công ty A và B đều gấp 2,4 lần doanh thu hòa vốn
thì DOL của hai công ty đều bằng nhau. Khi doanh thu ở mức 120.000 của
công ty A và 240.000 của công ty B thì mức độ tác động của đòn bẩy hoạt
động là như nhau. Khi doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 1,743 lần.
Vì vậy khi chưa vượt qua khỏi sản lượng hòa vốn hoặc doanh thu hòa
vốn thì cùng một mức tăng doanh thu thì doanh nghiệp có định phí càng cao
(công ty B) thì lỗ càng nặng. Do đó, các doanh ngiệp luôn phấn đấu để đạt
được sản lượng hòa vốn hoặc doanh thu hòa vốn. Bởi vì khi vượt qua điểm
hòa vốn thì đòn bẩy kinh doanh luôn dương và có ảnh hưởng tích cực đến
việc gia tăng lợi nhuận.
Bảng 3: So sánh DOL của hai công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau -
Tình huống 2
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Công ty A
Công ty B
Tổng chi phí cố định
20.000
50.000
Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
60%
50%
Điểm hòa vốn
50.000
100.000
Doanh thu
80.000
200.000
Tổng chi phí

68.000
150.000
Lợi nhuận hoạt động (EBIT)
12.000
50.000
Tỷ lệ doanh thu thực tế trên doanh thu hòa vốn
160%
200%
Doanh thu tăng 20%


Doanh thu
96.000
240.000
Tổng chi phí
77.600
170.000
EBIT
18.400
70.000
% tăng EBIT
53%
40%
DOL
2,6667
2,0000
24

Từ bảng 3 ta thấy:
- Công ty A có ở tổng chi phí cố định thấp hơn công ty B, tỷ lệ biến

phí trên doanh thu cao hơn và điểm hòa vốn bằng ½ công ty B. Như vậy, công
ty B sử dụng đòn bẩy hoạt động cao hơn công ty A.
- DOL của công ty A là 2,6667 ở mức doanh thu bằng 80.000 (bằng
160% doanh thu hòa vốn). DOL của công ty B là 2 ở mức sản lượng là
200.000 (bằng 200% doanh thu hòa vốn).
Như vậy, ở mức doanh thu gần điểm hòa vốn hơn, công ty A có độ bẩy
hoạt động cao hơn công ty B mặc dù công ty B có đòn bẩy hoạt động cao hơn
công ty A.
Bảng 4 : So sánh DOL của 2 công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau -
Tình huống 3
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Công ty A
Công ty B
Tổng chi phí cố định
20.000
50.000
Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
60%
50%
Điểm hòa vốn
50.000
100.000
Doanh thu
80.000
140.000
Tổng chi phí
68.000
120.000
Lợi nhuận hoạt động (EBIT)

12.000
20.000
Tỷ lệ doanh thu thực tế / doanh thu hòa vốn
160%
140%
Nếu doanh thu tăng 20%


Doanh thu
6.000
168.000
Tổng chi phí
77.600
134.000
EBIT
18.400
34.000
% tăng EBIT
53%
70%
DOL
2,6667
3,5
25

Từ bảng 4 ta thấy:
- Công ty A có ở tổng chi phí cố định thấp hơn công ty B, tỷ lệ biến
phí trên doanh thu cao hơn và điểm hòa vốn bằng ½ công ty B. Như vậy, công
ty B sử dụng đòn bẩy hoạt động cao hơn công ty A.
- Công ty B có mức doanh thu 140.000 (bằng 140% doanh thu hòa

vốn) gần điểm hòa vốn hơn công ty A có mức doanh thu 80.000 (bằng 160%
doanh thu hòa vốn). DOL của công ty B là 3,5 ở mức doanh thu là 140.000
lớn hơn DOL của công ty A là 2,6667 ở mức doanh thu là 80.000
Như vậy ở mức doanh thu gần điểm hòa vốn hơn, công ty B đã có độ
bẩy hoạt động (DOL) cao hơn công ty A.
 Nhận xét: Sau khi phân tích sự thay đổi của DOL của hai công ty có
đòn bẩy hoạt động khác nhau ở những mức doanh thu khác nhau từ bảng 2, 3
và 4 ta có thể rút ra nhận xét như sau:
- Doanh nghiệp có định phí cao, biến phí nhỏ thì doanh thu (sản
lượng) hòa vốn rất lớn.
- DOL phụ thuộc vào mức doanh thu thực tế công ty thực hiện được so
với doanh thu hòa vốn (nghĩa là mức doanh thu gần hay xa điểm hòa vốn) chứ
không hoàn toàn phụ thuộc vào đòn bẩy hoạt động.
- Doanh thu càng gần điểm hòa vốn thì DOL càng cao, nghĩa là mức
độ tác động của đòn bẩy hoạt động càng lớn, càng làm gia tăng rủi ro hoạt
động cho công ty.
- Công ty có đòn bẩy hoạt động càng cao nhưng hoạt động ở mức
doanh thu cao (càng xa điểm hòa vốn) thì tác động của đòn bẩy hoạt động
thấp – DOL thấp.
14.3.3. Quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
Để thấy được rõ mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
nhóm thực hiện xác định lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở nhiều mức sản
lượng khác nhau (bảng 5).

×