Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận tích tụ tập trung tử bản và vận dụng trong thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.54 KB, 18 trang )

Đại học ngoại thơng hà nội
Khoa lý luận chính trị
Khoa lý luận chính trị
**********
**********
****
****
Tiểu luận
tích tụ, tập trung t bản và vận dụng trong
thực tiễn ở Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Lơng Thị Kim Anh
Giáo viên hớng dẫn: Thạc Sỹ Lê Tuấn Anh
hà nội, 4-2010
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Kinh tế chính trị là khoa học xã hội, đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của
sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá
trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất. Kinh tế chính trị học cũng
có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XVIII sang đầu
thế kỷ XIX, nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã bắt đầu bộc lộ những mâu
thuẫn, hạn chế. Nhiều vấn đề kinh tế nảy sinh mà các nhà tư tưởng cổ điển không thể lý
giải được. Một loạt các học thuyết kinh tế ra đời mong muốn thay thế cho những tư tưởng
cổ điển như: các học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, kinh tế chính trị tiểu tư
sản, kinh tế chính trị của những người xã hội chủ nghĩa không tưởng, kinh tế chính trị Mác
– Lênin v.v…Trong đó, kinh tế chính trị Mác – Lênin vượt qua được các nhà kinh tế chính
trị tư sản cổ điển, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lịch sử học thuyết kinh tế
chính trị. Đặc biệt là việc đề ra học thuyết về giá trị thặng dư, đây là hòn đá tảng trong
toàn bộ học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin.Kinh tế chính trị Mác – Lênin đánh dấu
một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của kinh tế chính trị học, đưa kinh tế chính
trị vược qua những hạn chế của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển, giải quyết một
cách triệt để những vấn đề mà khoa học kinh tế trước Mác không thể vược qua được trên


lập trường của giai cấp công nhân. Kinh tế chính trị Mác – Lênin nói riêng, cùng với chủ
nghĩa Mác – Lênin nói chung ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, vẫn có những giá
trị hết sức to lớn trong điều kiện hiện nay.
Việc nghiên cứu Kinh tế chính trị học giúp cho chúng ta hiểu được bản chất của
các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và
phát triển kinh tế; phát triển lý luận kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành động
theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí. Kinh tế chính trị còn cung cấp
các luận cứ khoa học làm cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật
khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.Nghiên cứu kinh tế
chính trị, nắm được các phạm trù và quy luật kinh tế, là cơ sở cho chúng ta hình thành tư
duy kinh tế, không những cần thiết cho những nhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản
lý sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành
phần kinh tế. Nắm vững kiến thức Kinh tế chính trị, chúng ta có khả năng hiểu được một
cách sâu sắc các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và các chính sách
kinh tế cụ thể của Đảng và Nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào đường lối,
chiến lược, chính sách đó.
Học tập Kinh tế chính trị, hiểu được sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các
hình thái kinh tế – xã hội là tất yếu khách quan, là quy luật của lịch sử, giúp chúng ta có
niềm tin sâu sắc vào con đường Xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân
dân ta đã lựa chọn là phù hợp với quy luật khách quan, đi tới mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên đất nước ta. Tư bản (vốn) là một nguồn
2
lực to lớn không thể thiếu trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế dù theo ý thức hệ
tư tưởng nào.
Trong phạm vi nhỏ của một bài tiểu luận, không thể đề cập hết đến toàn bộ những
vấn đề to lớn của Kinh tế chính trị Mác – Lênin cũng như sự vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong điều kiện thực tế của đất nước. Với tiểu luận này, tôi sẽ đi sâu tập trung
nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của Tích tụ –tập trung tư bản của Chủ nghĩa tư bản
trong quá khứ, hiện tại và vấn đề Tích tụ –tập trung tư bản trong nền kinh tế Việt Nam

hiện nay đặc biệt là vấn đề huy động sử dụng tư bản (vốn) trong việc xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.
PHẦN 2: TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN
I. Tư bản
1. Khái niệm
Tư bản là phần mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách bóc lột sức lao
động của công nhân làm thuê. Tư bản là một quan hệ xã hội, là quan hệ sản xuất phản ánh
mối quan hệ cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm thuê.
2. Sự phân chia tư bản và ý nghĩa của nó
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua tư liệu sản
xuất là sức lao động. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động
cụ tể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi.
Bộ phận tư bản ấy được gọi là tư bản bất biến.Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua
sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công
nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn
tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về
lượng được gọi là tư bản khả biến .
Các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển một cách giống nhau
vì một bộ phận tư bản chuyển giá trị của nó vào sản phẩm theo những cách thức khác
nhau. Do đó, ta có thể chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư
bản cố định là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà xưởng…) tham gia
toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản
phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn hữu hình (hao mòn về vật chất, về
giá trị sử dụng do tác động tự nhiên) và hao mòn vô hình (hao mòn thuần tuý về giá trị do
xuất hiện những máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc công suất lớn hơn). Còn Tư bản lưu
động là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên vật liệu, sức lao động…) được tiêu dùng
hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm
trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định và việc
tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng : nó giúp cho việc tiết

kiệm được tư bản ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư trong năm.
3
Việc phân chia tư bản bất biến và khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư
bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, còn việc phân chia tư bản cố định và tư
bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong
quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản. Việc phân chia tư bản
thành bất biến và khả biến phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá
trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện để sinh ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả
biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu
động tuy không phản ánh nguốc gốc sinh ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan
trọng trong việc quản lý kinh tế. Nó là cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu
động một cách có hiệu quả cao.
II. TÝch lòy t b¶n
Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hai hình thức tích lũy: tích lũy nguyên thủy và tích lũy
tư bản chủ nghĩa. Nếu như tích lũy nguyên thuỷ tách người nông dân ra khỏi ruộng đất của
họ, tước đoạt tư liệu sả xuất chủ yếu của họ là đất đai hoặc thông qua con đường xâm
chiếm thuộc địa, cướp bóc … thì tích lũy tư bản chỉ nghĩa là một hình thái mới với bước
phát triển cao hơn về chất và lượng so với tích lũy nguyên thủy.
1.Giá trị thặng dư là nguồn gốc của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội loài người. Tái sản xuất có hai hình
thức chủ yếu : tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới chủ nghĩa tư bản, muốn
tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư
bản ứng trước. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy
tư bản
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào
tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác định thì sẽ phụ thuộc vào
khối lượng giá trị thặng dư.Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
a. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư
Khi nhà tư bản muốn tăng giá trị thặng dư nhưng lại không phải tăng thêm máy

móc, thiết bị và công nhân thì nhà tư bản có thể bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm
một lượng lao động bằng cách tăng thời gian lao động và cường độ lao động, đồng thời
tận dụng một cách triệt để công suất của máy móc hiện có, chỉ phải tăng thêm nguyên liệu
tương ứng mà thôi.
b. Năng suất lao động
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
giảm. Điều này đem lại hai hệ quả : một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định,
phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần dành cho tiêu dùng, trong khi tiêu dùng của
nhà tư bản không giảm mà có thể còn tăng cao hơn trước. Hai là, một lượng giá trị thặng
dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản
xuất và sức lao động phụ thuộc tăng nhiều hơn trước.
4
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích lũy
nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có. Năng suất suất
lao động sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh.
c. Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô
hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất. Tư bản tiêu dùng là phần giá trị
nhựng tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng
khấu hao. Vì vậy mà có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự chênh
lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Kỹ thuật càng hiện đại sự chênh
lệch càng lớn, và sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn.
d.TÝch tô t b¶n
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản
riêng lẻ. Tích tụ, một mặt do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, mặt khác khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích
tụ tư bản mạnh hơn. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.Tích tụ tư bản là
một tất yếu. Trước hết, là do yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, của
cạnh tranh và của tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng
dư bóc lột được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, là điều

kiện vật chất làm cho khả năng tư bản hoá giá trị thặng dư biến thành hiện thực tích tụ tư
bản.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất đã làm cho khả năng lao động và
sáng tạo của con người được phát huycao độ, tạo ra một khối lượng vật phẩm vô cùng
phong phú về số lượng và chất lượng, mà trước đó ta không thể hình dung nổi. Trong chưa
đầy 100 năm, giai cấp tư sản đã phát triển một lực lượng sản xuất hơn tất cả các thế kỷ
trước cộng lại. Đặc biệt là sự xuất hiện của máy hơi nước đã tạo ra động lực mới làm giảm
nhẹ sức lao động cơ bắp của con người, tạo điều kiện cho sự thay đổi cách thức lao động
bằng tay sang sử dụng máy móc. Trên cơ sở sử dụng rộng rãi máy hơi nước, ngành giao
thông vận tải có những chuyển biến lớn, tàu thủy và xe lửa xuất hiện với đầu máy bằng
hơi nước, hệ thống đường sắt lan nhanh, mở rộng khả năng vận chuyển, nối liền các thành
thị, các trung tâm công thương nghiệp. Nhờ đó kinh tế phát triển rất nhanh, thị trường thế
giới trở nên nhộn nhịp.Do nguồn động lực mới là sức máy hơi nước, tổ chức sản xuất ở
công trường thủ công hay công xưởng nhỏ không còn phù hợp. Cuộc cách mạng công
nghiệp đã làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức và quản lý lao động, đề ra những quy tắc sản
xuất khác với thời kỳ trước: hệ thống máy móc sản xuất ra nhiều sản phẩm công nghiệp
giống nhau có cùng chất lượng và mẫu mã để cung cấp cho thị trường. Các sản phẩm công
nghiệp ra đời theo một dây chuyền công nghệ, trong đó mỗi công nhân chỉ làm một vài
động tác nhất định theo một trình tự bắt buộc, các động tác phải ăn khớp với nhịp độ
chung, tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật.
Bước sang gia đoạn sản xuất công nghiệp, nguồn năng lượng, hệ thống máy móc và
tổ chức lao động được tập trung trong nhà máy thu hút hàng trăm, hàng ngàn công nhân
làm việc. Điều kiện mới không cho phép làm việc phân tán mà phải tổ chức tập trung: tập
trung máy móc, tập trung nguyên liệi, tập trung thợ trong một cơ sở sản xuất. Trong thời
5
kỳ này, người ta sản xuất hàng hoá với mục đích bán ra thị trường và lại tiêu thụ nhiều mặt
hàng do người khác làm ra. Tuy nhiên, sở hữu tư bản ở qui mô nhỏ, mỗi nhà tư bản là một
xí nghiệp tương ứng với sự chuyên môn hóa, nên tích tụ chưa cao về vốn và lao động.
(năm 1860 ở Pháp 75% chủ xưởng là kinh doanh các cơ sở nhỏ, 60%công nhân làm việc
tại đó, mỗi xưởng không quá 10 người, ở Mỹ năm 1860 có 140.433 xí nghiệp …)

Nền kinh tế hàng hoá hoàn toàn mang tính chất cạnh tranh, góp phần loại bỏ nhựng
yếu kém, lạc hậu trong khâu sản xuất. Tự do cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ
thuật tăng quy mô đầu tư sản xuất, do việc tự do cạnh tranh làm nhiều nhà tư bản phải phá
sản, nếu không muốn phải liên kết với nhau để cùng tồn tại. Đây là quá trình tập trung vốn
và lao động, dẫn đến sự hình thành giai đoạn độc quyền về sau.Có thể nói, tích tụ tư bản là
sự phát triển trên quy mô tư bản cá biệt bằng cách biến một phần giá trị thặng dư thành tư
bản. Trong quá trình phát triển và vận động của nền sản xuất, nhà tư bản sau khi bóc lột
giá trị thặng dư của người lao động làm thuê, sử dụng một phần giá trị thặng dư này để
tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất khiến cho quy mô tư bản cá biệt tăng lên, đồng thời
cũng làm cho tư bản xã hội tăng theo tỷ lệ tương ứng. Nếu bỏ qua tính chất tư bản chủ
nghĩa, thì việc tích tụ tư bản có giá trị và ý nghĩa rất lớn trong việc tích lũy vốn phục vụ
cho sản xuất.
III.TËp trung t b¶n
1. Khái niệm
Là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản cá biệt có
sẵn trong xã hội thành một tư bản khác lớn hơn. Đây là sự tập trung những tư bản đã hình
thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành
một số ít tư bản lớn hơn. Ví dụ, một tư bản 2000 đôla hợp với một tư bản 3000 đôla thành
một tư bản lớn hơn là 5000 đôla.
Tập trung tư bản thường diễn ra bằng hai phương pháp :
Phương pháp cưỡng bức: trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản lớn thôn tính các nhà
tư bản nhỏ.
Phương pháp tự nguyện: trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản không phân thắng bại,
nên họ liên hiệp và tổ chức các công ty cổ phần để tránh khỏi sự phá sản, và có đủ sức
mạnh cần thiết cho sự cạnh tranh trên quy mô mới.
Tiến hành dựa vào 2 biện pháp:
Thôn tính kính tế : trong quá trình cạnh tranh,các nhà tư bản lớn thôn tính các nhà tư bản
nhỏ dẫn đến việc phá sản.
Hợp lực về vốn & cưỡng bức: trong quá trình cạnh tranh,các nhà tư bản ko phân
thắng bại, họ liên hiệp lại và tổ chức các công ty cổ phần để tránh khỏi sự phá sản, và họ

tạo đủ sức mạnh cần thiết cho cạnh tranh trên phạm vi mới.Quy mô lµ phạm vi toàn xã
hội, không giới hạn. có thể diễn ra trên từng ngành, từng lĩnh vực. Là biểu hiện của tập
trung hóa sản xuất, và là điều kiện để xã hội hóa nền kinh tế.
2. Quá trình tập trung tư bản trong lịch sử
6
Có thể thấy rõ quá trình Tập trung tư bản trong lịch sử quá trình hình thành và phát
triển của Chủ nghĩa tư bản từ những năm 70 của XIX đến hết chiến tranh thế giới lần thứ
II. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền thì cũng chính nó biểu thị sự tập
trung tư bản một cách rõ nét và cụ thể nhất. Có thể nói chính tự do cạnh tranh đã là
nguyên nhân chính sinh ra độc quyền, quá trình này mang tính quy luật đã diễn ra với
những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Cạnh tranh tự do: Một mặt nó buộc nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô
tập trung tư bản; mặt khác đưa đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém
hoặc bị các đối thủ lớn hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh
tranh. Vì vậy xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay
trong một số ngành công nghiệp. Nhiều công ty lũng đoạn xuất hiện hầu hết trong các
ngành như công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim, vận tải, hoặc
trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trong mỗi nước tư bản quá trình tập trung diễn ra ở một
số lĩnh vực khác nhau: Ở Anh quá trình tập trung diễn ra nhanh và mạnh mẽ nhất là ở lĩnh
vực ngân hàng: đến năm 1913, 27 ngân hàng đã tập trung trong tay một số vốn bằng 85% tư
bản trong nước, 5 ngân hàng có thế lực nhất chiến 40% tư bản của nước Anh; ở Pháp ngành
luyện kim và khai mỏ tập trung trong hai công ty lớn, 50% trọng tải đường biển do 3 công ti
lớn nắm giữ, 2/3 tư bản nằm trong tay 5 ngân hàng lớn; ở Đức các tổ chức lũng đoạn hình
thành sớm hơn, xanhđica “Ranh Vetxphalen” khai thác 87% sản lượng than cả nước, Krup
nắm trong tay ngành sản xuất khí giới, hình thức tổ chức lũng đoạn ở Đức là cárten xà xanh
đi ca: 1879 - 14, 1885 – 90, 1890 – 210, 1900 – 300, 1905 – 385, 1911 – 550, 9 ngân hàng
lớn kiểm soát 83% tư bản; ở Ý hãnh Inva nắm trong tay ¾ sản xuất gang thép, công ty Fiat
độc quyền ngành ôtô, bốn ngân hàng lớn nắm giữ hầu hết của cải trong nước; ở ÁoHung
sáu công ty lớn khống chế việc sản xuất 90% sắt – 92% thép; ở Mỹ đến năm 1910 khoản
1% xí nghiệp cung cấp gần 50% tổng sản lượng công nghiệp, công ty thép Moocgan kiểm

soát 60% khai thác quặng đồng- thép, Tơrớt dầu lửa kiểm soát 90% tổng sản xuất dầu; ở
Nhật Bản các công ty bị phá sản hợp nhất thành những công ty lớn, tổ chức lũng đoạn trở
thành phổ biến và tạo nên sức mạnh mới, làm cho các công ty ít dần đi như ngành dệt vải
lụa năm 1901 có 66 công ty đến năm 1908 còn 36 năm 1913 còn 7 công ty, 2 ngân hàng
Mitsui và Mishubishi lũng đoạn hơn 50% tổng số vốn v.v….
Khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tục làm cho nhiều xí nhiệp
nhỏ bị phá sản, các xí nghiệp nhỏ buộc phải đổi mới kỹ thuật sản xuất để thoát khỏi khủng
hoảng, do đó thúc đẩy quá trình sản xuất. Tín dụng Tư bản chủ nghĩa được mở rộng, trở
thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất. Các công ty lớn có tiềm lực kinh tế
cạnh tranh khốc liệt với nhau khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó
hình thành các tổ chức độc quyền. Tại các nước tư bản xảy ra tình trạng khủng hoảng liên
miên, ở Anh: 1878 – 1879, 1882 – 1887, 1890 – 1894; ở Mỹ cũng xảy ra khủng hoảng kinh
tế theo chu kỳ liên tiếp vào những năm 1878-1879,1886-1889,1890-1897v.v…các tổ chức
lũng đoạn thỏa hiệp với nhau để phân chia thị trường, lĩnh vực ảnh hưởng, một vài công ty
nắm giữ toàn bộ một lĩnh vực sản xuất, hoặc nắm giữ vị trí trọng yếu của nhiều lĩnh vực như
các Xanhdica, Torot . Quá trình này không chỉ diễn ra ở từng nước Tư bản chủ nghĩa mà
còn diễn ra ở phạm vi quốc tế như hai công ty điện GEC của Mỹ và AEC của Đức chia
7
nhau thị trường, GEC được nhận phần nước Mĩ, Canada,AEC được nhận phần Đức, Áo,
Nga, hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, TNK, bán đảo bancang v.v….
Tác động cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: Một trong những nguyên nhân không
kém phần quan trọng dẫn đến sự hình thành của Tư bản chủ nghĩa độc quyền tư nhân đó
chính là do tác động của cuộc CMKHKT lần thứ 2. Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 2 đã tạo
tiền đề và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn độc
quyền tư nhân.Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, lịch sử sản xuất của xã hội có những bước
chuyển biến quan trọng, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng lò
Betxome và lò Mactanh đánh dấu bước cách mạng trong ngành luyện kim, đưa sản lượng
thép tăng từ 250 nghìn năn 1870 lên 28,3 triệu tấn năm 1990. Nhờ đó sắt thép được sử dụng
rộng rãi tron sản xuất như chế tạo máy, đường ray, tàu biển, các công trình xây dựng…Việc
khai thác các nguồn năng lượng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ những năm 80 đã có

tuocbin chạy bằng sức nước, tuocbin liên hợp với dinamo thành máy tuocbin phát điện,
cung cấp nguồn điện năng mạnh mẽ và rẻ tiền. Việc tải điện đi xa được giải quyết thành
công nên đã giải phóng nền công nghiệp khỏi giới hạn về địa lý. Nhiều ngành sản xuất mới
được ra đời như điện hóa học, điện luyện kim, hàn điện v.v… Dầu hỏa được khai thác đến
năm 1900 đã lên đến 20 triệu tấn giải quyết được vấn đề nhiên liệu lỏng cho động cơ đốt
trong, công nghiệp hóa học mới ra đời, phát triển rất nhanh phục vụ cho các ngành nhuộm,
phân bón, thuốc nổ.
Cùng với công nghiệp ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng: trong 40 năm,
chiều dài đường sắt toàn thế giới tăng lên 4 lần. Các phương tiện liên lạc như điện bá, điện
thoại ngày càng được hoàn thiện. Phát minh quan trọng là sự sáng chế radio và phát triển
thành ngành liên lạc vô tuyến điệnv.v… khoa học cơ bản có sự thay đổi mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực như hóa, sinh, vật lý đặc biệt là những ứng dụng của nó vào trong sản xuất đã
dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đưa nền sản xuất phát triển nhanh
chóng, năng suất lao động gia tăng không ngừng và ở mức cao đánh dấu một bước tiến quan
trọng để đưa Tư bản chủ nghĩa bước vào một giai đoạn mới giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa
(độc quyền tư nhân).Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến những thay đổi trong
quan hệ sản xuất theo đúng như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất . Trong sản xuất việc áp dụng phương pháp tiêu chuẩn hóa
và hợp lý hóa tổ chức lao động đã mở ra những khả năng áp dụng rộng rãi việc sản xuất theo
dây chuyền và hàng loạt nhằm tiết kiệm thời gian và vật liệu. Nếu như ở giai đoạn Tự do
cạnh tranh, các nhà máy xí nghiệp dù đã có mức độ tổ chức, chuyên môn hóa và phân công
lao động rõ rệt (hay có thể nói đã bước vào một gian đoạn xã hội hóa lao động) thì đến giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa tính chất xã hội hóa lao động đã được nâng lên ở một tầm cao mới,
các nhà máy, xí nghiệp tập trung không chỉ hàng trăm mà lên đến hàng ngàn, thậm chí hàng
vạn công nhân, cùng với nó là các tập sản xuất xuyên quốc gia mang tính quốc tế với chi
nhánh và thống trị không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra khu vực và thế giới trên một
hoặc vài lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Khi nghiên cứu Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền những năm cuối
XIX đầu XX , Lênin đã phát hiện và nêu lên 05 đặc điểm cơ bản của nó. Trong đó đặc điểm
mang tính nổi bật nhất chính là sự tập trung sản xuất và tư bản đạt đến một sự phát triển cao

8
khiến nó tạo ra các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế. Đây
chính là đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc. Tổ chức độc quyền là liên
minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn hay thậm chí là
toàn bộ sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định
đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó. 04 đặc điểm còn lại của Chủ nghĩa tư bản
độc quyền tư nhân cũng chính là biểu hiện của quá trình tập trung sản xuất và tư bản nhưng
biểu hiện dưới một góc độ khác.
IV. Mối quan hệ giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ
tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau. Tích tụ tư bản làm tăng qui mô tư bản cá biệt khiến cho
khả năng cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến sự tập trung tư bản. Tập trung tư bản tạo điều
kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị thặng dư ,
tạo điều kiện để Tích tụ tư bản.Tích tụ và Tập trung tư bản có thể hiểu như hai mặt của tư
bản, như hai cặp phạm trù nội dung - hinh thức, bản chất - hiện tượng vậy. Nếu chỉ có hiện
tượng là tập trung được tư bản thành tư bản lớn mà không có bản chất là tăng được tư bản
lên mạnh mẽ thì tư bản vẫn yếu.Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản
xuất, sản xuất qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín
dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất.
V. Nh÷ng mÆt tÝch cùc vµ tiªu cùc của tÝch tụ tư bản vào tập trung tư
bản trong chủ nghĩa tư bản hiện tại
1.Nh÷ng mÆt tiªu cùc cña tÝch tô vµ tËp trung t b¶n
So với chủ nghĩa tư bản cổ điển, chủ nghĩa tư bản hiện đại xét về bản chất vẫn
không có sự thay đổi. Tuy nhiên, về mặt hình thức nó có những biểu hiện mới mà nếu nhìn
nhận và đáng giá một cách không khoa học và chính xác chúng ta dễ dàng bị nhầm lẫn. Rõ
ràng, chủ nghĩa tư bản hiện đại dù đã có sự điều chỉnh và thay đổi song vẫn không đi ra
khỏi giới hạn , phạn trù “chủ nghĩa tư bản” của nó. Xét về phương diện lịch sử, chủ nghĩa
tư bản vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX trở lại đây đã có những biến đổi sâu sắc, có thể
coi như một bước phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền: sự xuất hiện ngày

càng nhiều những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí
nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các
consơn và cônglômêrát ngày càng được tăng cường.Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện
tượng "phi tập trung hóa", nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung
sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn
về công nghệ, vốn, thị trường, v.v
Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính.
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa
tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra
nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa
9
dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc
phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Vai trò kinh
tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà
còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng
cường địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường sự khống chế và lợi dụng chính quyền
nhà nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại diện hơn, hơn nữa, việc tự mình đảm
nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngày càng phổ biến. Để bành trướng ra thế
giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính
đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, tạo điều kiện cho các công ty
xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra
đời các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức,
Hồng Kông, Singapore
Sau những năm 70 của thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước
phát triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.Từ những năm 70, của thế kỷ XX
đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển
với nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển hướng đầu tư nói trên là:về phía các nước
đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính trị thiếu ổn định; thiếu

môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ
thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân
ít, không đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tư nước ngoài;về phía các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản
xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học cao, đòi hỏi lượng vốn
lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn
trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các công ty này cắm chi nhánh ở
nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát
triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục những trở ngại do việc
hình thành các khối liên kết như EU, NAFTA các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản
vào trong các khối đó để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh,
Pháp, Hà Lan đã vượt qua cả lệnh cấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát
triển. Chẳng hạn họ đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ
rệt chứng minh cho xu hướng trên. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những
kim loại quý hiếm vẫn đang là "gót chân Asin" của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển, trong khi đó các nước đang phát triển giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỹ thuật
để khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai phía.
Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh
tranh và thống trị mới. Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực
dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công
khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược biên giới
mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi
phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính
trị vào các cường quốc.Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi,
10
nhng li c thay th bng nhng cuc chin tranh khu vc, chin tranh thng mi,
nhng cuc chin tranh sc tc, tụn giỏo m ng trong hoc nỳp sau cỏc cuc ng ú
l cỏc cng quc quc.Nhng cuc tn cụng ca M v ng minh vo ỏpganixtan,
Irc
Tich tu va tõp trung t ban trong chu nghia t ban hiờn ai tiờp tuc c õy manh

nờn tõt yờu dõn ờn s hinh thanh cac cụng ty xuyờn quục gia. Khi cac tụ chc ục quyờn
quục gia ra i t qua trinh tich tu va tõp trung t ban san xuõt cung vi qua trinh tich tu
va tõp trung o c õy manh hn na, cac ục quyờn quục gia ln manh va vt biờn
gii ra ngoai, thc hiờn kinh doanh quục tờ. Chinh qua trinh tich tu va tõp trung san xuõt
a tao tiờn ờ võt chõt cho s banh trng, giup cho cac tõp oan t ban co kha nng vt
biờn gii quục gia. Vi du nh: tõp oan P&G, Microsoft, Mc Donals, Sony, Toshiba,
Toyota, Ford, v.v.khiến nền kinh tế nhiều nớc đang phát triển phải phụ thuộc và bị ảnh
hởng trực tiếp từ chúng.
Tõp trung t ban diờn ra manh me nụi tai cac quục gia phat triờn, tich tu t ban
diờn ra manh me cac cac nc ang phat triờn va kem phat triờn. Do co tiờm lc vờ vụn
cac quục gia phat triờn õu t vụn vao cac khu vc A, Phi, My latinh ờ boc lụt gia tri
thng d thụng qua nguụn nhõn cụng , nguyờn liờu re mat va thi trng rụng ln.
Nhng biu hin mi vờ tich tu va tõp trung t ban cua chu nghia t ban ngay nay
cung chinh la vo boc bờ ngoai che õy ban chõt t ban chu nghia nờu chung ta khụng nhõn
thc mụt cach õy u va ung n. Thc chõt ban chõt cua chu nghia t ban võn la boc lụt
gia tri thng d thụng qua mụi quan hờ tng tac va hụ tr cho nhau gia tich tu va tõp
trung t ban.
2. Nhng mt tớch cc ca Tớch t t bn v tp trung t bn
Nờu xet vờ phng diờn tich cc thi qua trinh tich tu va tõp trung t ban trong chu
nghia t ban hiờn ai võn co nhng mt tich cc nhõt inh, du o khụng phai la mong
muụn cua chu nghia t ban va o la xu thờ tõt yờu khụng thờ tranh c di s tac ụng
cua qua trinh Toan cõu hoa, quục tờ hoa nờn kinh tờ thờ gii:
Thc hiờn s phõn cụng lao ụng quục tờ. Viờc phõn cụng chuyờn mụn hoa san
xuõt trờn pham vi thờ gii la mụt tiờn bụ co tinh chõt lich s, no a khai thac c tiờm
nng va thờ manh cua tng quục gia, tng khu vc, tao mụi quan hờ phu thuục lõn nhau va
phan anh qua trinh tõt yờu kinh tờ ky thuõt. Song do phõn cụng theo kiờu t ban chu nghia
vi muc tiờu li nhuõn la trờn hờt, nờn khụng thờ tranh khoi nhng hõu qua nh: lam que
qut s phat triờn kinh tờ cua mụt sụ nc, tao ra s phu thuục nng nờ, ma thc chõt la
cac nc t ban chu nghia thc hiờn qua trinh khai thac cac nc ang phat triờn ờ tng
hiờu suõt t ban. Vờ mt nao o, cac nc ang phat triờn cung co li ich vờ kinh tờ trong

s phõn cụng nay, nh giai quyờt c võn nan thõt nghiờp, co thờm nguụn thu ngoai tờ
v.vsong nờu khụng co ng lụi chiờn lc ung thi tõt yờu phai tra gia cao vờ s tut
hõu va cai mõt se ln hn cai c. Do võy, võn ờ t ra õy la cõn chõp nhõn s
phõn cụng nay mc ụ nao va biờt cach chuyờn hoa ờ nm nhng khõu cụng nghờ tiờn
tiờn, khc phuc c nhng tiờu cc.
11
Đẩy mạnh quan hệ hàng hóa, tiền tệ trên phạm vi quốc tế. Với mạng lưới chi
nhánh dày đặc, các công ty xuyên quốc gia đã khai thác được mọi nguồn hàng tiềm tàng
của thế giới, khai thác được thị trường tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành.
Cùng với những hàng hóa thông thường thế giới hàng hóa được bổ sung thêm các loại
hàng hóa mới, ngay cả tri thức con người thể hiện trong những phát minh sáng chế cũng
được trao đổi dưới hình thức hàng hóa. Những hàng rào biên giới quốc gia cùng với
những trở ngại của nó cho quá trình quốc tế hóa lưu thông cũng được tháo bỏ. Song, dựa
vào tiềm lực kinh tế to lớn, với những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào dưới sự kiểm
soát của mình, chúng đã thực hiện hoạt động đầu cơ, nâng giá, trao đổi nội bộ giữa các chi
nhánh. Điều đó gây nên sự mất ổn định trong lưu thông hàng hóa, cũng như nền tài chính,
tiền tệ thế giới. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở, việc tập trung đầu tư vào cổ phiếu, một
mặt giúp cho các nước chủ nhà có thêm nguồn thu vốn đầu tư lớn, song điều rủi ro gặp
phải là các tập đoàn tư bản rất dễ dàng thực hiện hành vi “ảo thuật” trên thị trường này để
kiếm lời. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á năm 1997 và đại
khủng hoảng năm 2008 trên phạm vi toàn cầu.
Đẩy mạnh sự phát triển khoa học công nghệ. Với mục đích cạnh tranh và tìm kiếm
lợi nhuận, với thế lực và tiềm lực khoa học công nghệ được tích lũy trong nhiều thập kỷ,
các nước tư bản, các công ty xuyên quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm
những dây chuyền công nghệ tiên tiến. Nhiều sản phẩm mới đạt trình độ tiên tiến nhất,
nhiều dạng năng lượng, nguyên liệu mới được nghiên cứu và ứng dụng, phương pháp tự
động hóa sử dụng người máy, phương pháp điều khiển từ xa trong quản lý v.v…giúp tăng
năng suất lao động và cải thiện đời sống của con người. Nắm trong tay lực lượng khoa
học và công nghệ tiên tiến, các nước tư bản, các tập đoàn xuyên quốc gia cũng phải buộc
chấp nhận những tất yếu kinh tế, thực hiện chuyển giao công nghệ sang các nước khác, mà

chủ yếu là sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thông thường các nước đang phát
triển phải chấp nhận công nghệ hạng hai trong quá trình chuyển giao, vấn đề ô nhiễm môi
trường. Từ đó, vấn đề đặt ra cho các nước chủ nhà là cần phải có luật đầu tư chặt chẽ,
chính sách khôn ngoan để hạn chế những tiêu cực và nhất là phải xây dựng chiến lược dài
hạn với những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao yếu tố bên trong, biến chúng thành nội
lực để thu hút có hiệu quả công nghệ chuyển giao, tránh những hậu quả xấu đối với nền
kinh tế đất nước, đặc biệt là tránh sự tụt hậu và những hậu quả khó lường về môi trường
sinh thái.
Nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ là vấn đề tất yếu đối với quá trình sản xuất. Do vậy, các
công ty xuyên quốc gia luôn quan tâm đến tay nghề người lao động thông qua các hình
thức như đào tạo dài hạn, ngắn hạn nhằm tạo ra đội ngũ quản lý, sản xuất có trình độ nâng
cao hiệu quả cạnh tranh. Đồng thời cùng với quá trình đó là việc giải quyết vấn đề lao
động, việc làm tại các nước chủ nhà, giúp giảm thiểu số lượng người thất nghiệp.
Đầu tư trực tiếp và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước đang phát triển.
Thông qua đầu tư FDI, tạo ra những kết quả phái sinh như: chuyển giao công nghệ, tạo
thêm việc làm, phát triển dịch vụ và các nguồn thu phụ thêm. Tác động của FDI đi liền với
sự biến đổi cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà. Việc hình thành các trung tâm thương mại,
12
khu công nghệ kỹ thuật cao, đồng thời đội ngũ lao động và cơ cấu nghề nghiệp cũng biến
đổi. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế có tác động to lớn đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của
các nước chủ nhà và nếu có chiến lược đúng đắn sử dụng lợi thế của mình sẽ thúc đẩy sự
phát triển cơ cấu theo hướng tiến bộ mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra.
PhÇn 3: VÊn ®Ò tÝch tô vµ tËp trung t b¶n trong thùc
tiÔn viÖt Nam
I.VÊn ®Ò tÝch tô vµ tËp trung t b¶n cña níc ta hiÖn nay
Việc đề cập đến tình hình đất nước, các nhiệm vụ, đặc điểm của nền kinh tế, hình
thức sở hữu cũng như cơ cấu nền kinh tế và vai trò của nó có tác dụng giúp chúng ta nhận
thức rõ vấn đề tích tụ và tập trung tư bản đối với đất nước ta hiện nay. Tư bản chính là
vốn, được đầu tư vào trong sản xuất. Tích tụ và tập trung tư bản, thực chất là tích tụ và tập

trung vốn vào trong quá trình sản xuất.Rõ ràng đối với đất nước ta với những đặc điểm
như trên, cùng với nó là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề tích tụ
và tập trung vốn là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện thành công chiến lược
phát triển kinh tế.Đối với đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản như: phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong thời kỳ quá độ cũng tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể và sở hữu tư bản tư tư nhân, mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở
hữu ở nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế, nền kinh tế của đất nước ta trong thời kỳ quá
độ tất yếu là nền kinh tế nhiều thành phần, việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế là tất yếu
khách quan không thể khác, đồng thời việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũng nhằm
khai thác tối đa mọi nguồn lực, các tiềm năng của đất nước như vốn, tài nguyên thiên
nhiên, sức lao động, kinh nghiệm quản lý để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hiệu quả.
Mỗi thành phần kinh tế lại có vai trò và vị trí riêng:
Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu tập thể, nó cùng với kinh tế nhà nước trở
thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về quan hệ
sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, nó có vai trò đáng kể trong việc phát triển lực lượng
sản xuất, xã hội hóa sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn (tư bản) giữa
kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, kinh tế tư bản nhà nước
13
có khả năng to lớn trong việc huy động vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến
vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân và phát triển kinh tế của đất nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là

vốn của nước ngoài, nhưng chủ sở hữu không nhất thiết là nhà tư bản, nó có tác dụng và
đóng góp to lớn đối với GDP của nước ta.
Vốn là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Thiếu
vốn, nền kinh tế không thể tăng trưởng được. Vì vậy, để nền kinh tế tăng trưởng cao, đặc
biệt là gắn với công nghệ hiện đại nhằm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, thì nhu cầu
về vốn càng rất lớn và đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả. Nếu truy tìm nguồn gốc ban đầu của
vốn trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tiết kiệm từ thu nhập cá nhân, hộ gia đình, các tổ
chức, các doanh nghiệp và của Chính phủ chính là nguồn gốc của vốn, sự tiết kiệm đó
trong nền kinh tế thị trường được chuyển đến tay các nhà đầu tư để biến thành vốn dưới
dạng cụ thể, thực chất đây chính là quá trình tích tụ tư bản. Như đã nói ở khái niệm tích tụ
tư bản, nếu xét mặt tích cực, bỏ ngoài yếu tố tư bản chủ nghĩa thì tích tụ tư bản có giá trị
và ý nghĩa rất lớn trong việc tích lũy vốn phục vụ cho sản xuất. Vốn không chỉ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta rất cần nguồn tư bản (vốn), những hình thức
vốn, đặc điểm của nó đối với sự phát triển của kinh tế đất nước:
Nguồn tiết kiệm của ngân sách nhà nước: Tiết kiệm của ngân sách nhà nước là
phần vốn dành cho chi tiêu phát triển lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước. Đây là nguồn
tài chính tập trung quy mô lớn và có đặc điểm không hoàn trả trực tiếp. Nhà nước tập
trung nguồn vốn này vào việc đầu tư xây dựng các công trình công cộng (đường giao
thông, cầu, sân bay, bến cảng, công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, giáo dục – đào tạo
khoa học, công nghệ v.v ) hoặc một số ngành kinh tế trọng điểm như (điện lực, bưu chính
viễn thông…) cần có sự tham gia của nhà nước.
Tiết kiệm của doanh nghiệp: Tiết kiệm của doanh nghiệp là nguồn vốn tự có của
doanh nghiệp do hiệu quả kinh doanh mang lại. Tiết kiệm của doanh nghiệp được đầu tư
tiếp tục vào trong sản xuất chính là hình thức tích tụ tư bản, nó làm tăgn nguồn vốn của
doanh nghiệp, gia tăng đáng kể nguồn đầu tư của xã hội nếu như các doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả và nhà nước có chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tích
lũy để tái đầu tư. Quy mô và tốc độ tăng nguồn vốn này phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp, chính sách của nhà nước, trực tiếp là chính sách thuế
đối với doanh nghiệp và chính sách khuyến khích đầu tư.

Tiết kiệm của dân cư: là phần thu nhập để dành chưa tiêu dùng của các hộ gia
đình. Xét trên từng gia đình, phần tiết kiệm này có thể không lớn, nhưng trên qui mô toàn
quốc, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người tương đối cao, quy mô dân số lớn, thì đây
là nguồn vốn có vị trí hàng đầu trong đầu tư phát triển. Vấn đề thu hút, tập trung nguồn
vốn nhàn rỗi từ trong dân cư là vấn đề hết sức quan trọng để tạo nguồn vốn phát triển kinh
tế đất nước.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA): đây là nguồn tài chính do các cơ quan chính
thức của chính phủ một số nước, hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang
14
phat triờn nhm thuc õy, hụ tr qua trinh phat triờn kinh tờ xa hụi cua nc nay. ODA co
2 c iờm c ban: th nhõt, õy la khoan vay u ai va co mụt thi gian õn han; th hai,
ODA la khoan cho vay mang tinh chõt rang buục (vờ muc ich s dung, nguụn s dunf va
cac rang buục kinh tờ khac, cõn phai s dung hờt sc hp ly.
Vụn õu t trc tiờp nc ngoai (FDI): õy la nguụn vụn do cac cụng ty t nhõn
nc ngoai õu t vao mụt nc khac ờ kinh doanh nhm muc tiờu tin kiờm gia tri thng
d va li nhuõn. ụi vi nc chu nha nh thu thuờ FDI ma co thờ bu p s thiờu hut
vụn trong nc ờ thuc õy tng trng kinh tờ va chuyờn dich c cõu kinh tờ, tao viờc
lam.ụng thi, qua o tiờp nhõn chuyờn giao cụng nghờ, kinh nghiờm va phng thc
quan ly tiờn tiờn nhm tim kiờm thi trng tiờu thu nc ngoai.
II.Giải pháp cho vấn đề tích tụ và tập trung t bản ở Việt Nam
Co thờ noi qua trinh tich tu va tõp trung t ban (vụn) Viờt Nam hiờn nay ang
diờn ra hờt sc phc tap, do nờn kinh tờ thi trng chung ta la nờn kinh tờ thi trng theo
inh hng xa hụi, cung luc trờn õt nc ang tụn tai nhiờu thanh phõn kinh tờ va cac
hinh thc s hu an xen nhau. Võn ờ quan trong hang õu c t ra la huy ụng va s
dung co hiờu qua cac nguụn vụn õu t:
Th nhõt, cõn tao mụi trng an toan va ụn inh. S an toan, ụn inh vờ kinh tờ,
chinh tri la yờu cõu trc hờt ờ cac nha kinh doanh yờn tõm hiờn ai hoa,bo vụn õu t.
S ụn inh vờ kinh tờ liờn quan ờn ụn inh kinh tờ vi mụ, c biờt la ụn inh vờ tiờn tờ, s
ụn inh cua hờ thụng chinh sach, luõt phap liờn quan ờn kinh tờ.
Tiờp tuc cai thiờn hờ thụng kờt cõu ha tõng va phat triờn nguụn lao ụng, c biờt la

nguụn lao ụng chõt lng cao, tao iờu kiờn nõng cao kha nng canh tranh cua cac san
phõm c san xuõt ra.
Tiờp tuc chuyờn dich c cõu kinh tờ theo hng cụng nghiờp hoa hiờn ai hoa;
khuyờn khich phat triờn nờn kinh tờ nhiờu thanh phõn; ụi mi c chờ quan ly theo c chờ
thi trng inh hng xa hụi chu nghia va xu hng hụi nhõp kinh tờ quục tờ. Nh o gia
tng kha nng huy ụng cac nguụn lc, phõn bụ cac nguụn lc, trong o co nguụn vụn õu
t mụt cach hiờu qua hn va tao ra iờu kiờn ờ doanh nghiờp buục phai tinh toan va nõng
hiờu qua kinh doanh.
Tiờp tuc xõy dng, ụi mi, hoan thiờn hờ thụng phap luõt gn vi ca cach hanh
chinh.
Trong cac biờn phap trờn õy, cõn c biờt chu y ờn cac biờn phap, chinh sach liờn
qua ờn linh vc tai chinh: xõy dng va phat triờn thi trng chng khoan, c cõu lai va
hiờn ai hoa hờ thụng ngõn hang thng mai; tiờp tuc ụi mi chinh sach thuờ; chinh sach
chi ngõn sach nha nc va cac chờ ụ bao hiờm xa hụi, bao am xa hụi; quan ly cac nguụn
tai nguyờn; ụi mi quan ly tai chinh cac doanh nghiờp nha nc; tng cng ky luõt tai
chinh; am bao tinh minh bach trong, cụng khai tai chinh cua cac doanh nghiờp va cac c
quan nha nc; tng cng s giam sat tai chinh cua nha nc va toan xa hụi; chụng thõt
thoat trong õu t xõy dng bng vụn ngõn sach nha nc, vụn viờn tr. Mt khac cung
cõn phai am bao gi vng cac nguyờn tc nh: am bao thụng nhõt chu quyờn va toan
15
vẹn lãnh thổ, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm sinh thái, cạn kiệt
tài nguyên, tệ nạn xã hội, tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
PhÇn 4: KÕt luËn
Việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của Tích tụ –tập trung tư bản của Chủ
nghĩa tư bản trong quá khứ, hiện tại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua phân tích, ta nhận
thấy rõ tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ tạo
điều kiện thúc đẩy lẫn nhau. Tích tụ tư bản làm tăng qui mô tư bản cá biệt khiến cho khả
năng cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến sự tập trung tư bản. Tập trung tư bản tạo điều kiện để
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị thặng dư , tạo
điều kiện để Tích tụ tư bản.Tích tụ và Tập trung tư bản có thể hiểu như hai mặt của tư bản,

như hai cặp phạm trù nội dung - hinh thức, bản chất - hiện tượng vậy. Nếu chỉ có hiện
tượng là tập trung được tư bản thành tư bản lớn mà không có bản chất là tăng được tư bản
lên mạnh mẽ thì tư bản vẫn yếu.Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản
xuất, sản xuất qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín
dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất. Đối với vấn đề Tích tụ –tập trung
tư bản trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đặc biệt là việc huy động sử dụng tư bản
(vốn) trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay có một ý nghĩa hết sức quan trọng làm sao vừa
đảm bảo sự phát triển cho nền kinh tế vừa đảm bảo thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh môi trường, tránh ô nhiễm sinh thái, cạn kiệt tài
nguyên, tệ nạn xã hội, tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với phạm vi một bài tiểu luận nhỏ không thể tránh được những thiếu sót rất mong
được sự góp ý của các thầy cô.
16
Tài liệu tham khảo
1/ Giáo trình Kinh tế chính trị: NXB CTQG, Hà Nội, 2007.
2/ Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị: NXB LLCT, Hà Nội, 2007.
3/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X: NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
4/ Tập bài giảng về Chủ nghĩa tư bản hiện đại: NXB CTQG, Hà Nội, 2005.
5/ Giục giã từ cuộc sống: NXB Trẻ, Tp.HCM, 2006.
6/ Giáo trình Lịch sử Văn minh thế giới: NXB Giáo dục, 2008
7/ Toàn Cầu Hóa và sự tồn vong của Nhà nước, Nguyễn Vân Nam: NXB Trẻ, Tp.HCM,
2007.
8/ Một số bài viết được lấy từ trang Google.
17
Mục lục
Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2: Tích tụ và tập trung t bản 2
I.T bản 2
1.Khái niệm 2

2.Sự phân chia t bản và ý nghĩa của nó 2
II.Tích lũy t bản và những nhân tố ảnh hởng đến tích lủy t bản 3
1.Giá trị thặng d là nguồn gốc của tích lũy t bản 3
2.Những nhân tố ảnh hởng đến qui mô tích lũy t bản 3
a.Trình độ bóc lột giá trị thặng d 3
b.Năng suất lao động 3
c.Chênh lệch giữa t bản sử dụng và t bản tiêu dùng 4
d.Tích tụ t bản 4
III.Tập trung t bản 5
1.Khái niệm 5
2.Quá trình tập trung t bản trong lịch sử 5
IV.Mối quan hệ giửa tích tụ t bản và tập trung t bản 8
V. Những mặt tích cực và tiêu cực ca tích t t bn vo tp trung t
bn trong ch ngha t bn hin ti 8
1.Những mặt tiêu cực cua tích tụ và tập trung t bản 8
2.Những mặt tích cực của tích tụ và tập trung t bản 10
Phần 3: Nghiên cứu và vận dụng trong thực tiễn ở Việt Nam 12
I.Vấn đề tích tụ và tập trung t bản ở nớc ta hiện nay 12
II.Giải pháp cho vấn đề tích tụ và tập trung t bản ở nớc ta hiện nay 14
Phần 4: Kết luận 15
18

×