Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

công dân 11 bài chính sách dân số và giải quyết việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.37 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 11
Người soạn: Phùng Thị Thanh Xuân (giáo sinh trường
THPT Xuân Đỉnh)
Người hướng dẫn: Đinh Thị Hải yến
Ngày soạn: 05/03/2013
Ngày giảng: 21/03/2013
NĂM HỌC: 2012-2013
&
Bài 11:
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM
(1 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu được tình hình phát triển dân số và phương hướng cơ bản
thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.
- Học sinh hiểu được tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện
chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải
quyết việc làm.
2. Về kĩ năng
- Học sinh biết cách tham gia tuyên truyền cho chính sách dân số và giải
quyết việc làm phù hợp với khả năng của bản thân, như tham gia bằng cách
phân phát tờ rơi, vẽ tranh, cắt, dán chữ,… để tuyên truyền chính sách dân số
và giải quyết việc làm.
- Biết cách đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm
của gia đình, của cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết
việc làm ở địa phương nơi em sinh sống.
py
3. Về thái độ


- Học sinh tin tưởng và chấp hành tốt mọi nội quy, chính sách dân số và giải
quyết việc làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số. tích cực giải
quyết tình trạng việc làm trước mắt và lâu dài của nước ta.
- Có ý thức phê phán những quan điểm lạc hậu về vấn đề dân số và giải
quyết việc làm.
- Học sinh chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu
cầu của việc làm trong tương lai.
II. Trọng tâm kiến thức
1.Trọng tâm kiến thức
- Tìm hiểu chính sách dân số
- Tìm hiểu chính sách giải quyết việc làm
- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm
2. Cấu trúc
Câú trúc bài 11 gồm 3 phần 1 tiết:
+ Phần 1: chính sách dân số
+ Phần 2: chính sách giải quyết việc làm
+ Phần 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết
việc làm
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại…
2. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD lớp 11.
- Máy chiếu.
- Giáo án.
- Tranh ảnh, số liệu liên quan đến nội dung bài học…
IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là gì?
Đáp án: Có 5 biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở là chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tinh thần.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Câu hỏi 2: Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp? Cho ví
dụ minh họa?
Hình thức Ưu điểm Nhược điểm Ví dụ
Trực tiếp Công dân trực tiếp
phản ánh nguyện
vọng của mình.
Phụ thuộc vào trình
độ nhận thức của mọi
người.
- Bầu cử HĐND.
- Đăng kí tham gia
CLB thể thao.
Gián tiếp Thống nhất được
nguyện vọng của
mọi người.
Không phản ánh trực
tiếp nguyện vọng,
phụ thuộc vào khả

năng người đại diện.
- Viết đơn kiến nghị
với nhà trường.
- Viết bài đăng báo.
3. Giảng bài mới
a. Giới thiệu bài
Một trong những vấn đề chung mà cả nhân loại quan tâm hiện nay là sự
bùng nổ dân số trên toàn thế giới. Vấn đề dân số đang đặt ra những thách
thức lớn, đặc biệt là đối với nhứng nước nghèo, đang phát triển.
Ở nước ta dân số tăng quá nhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết
việc làm. Vậy thực trạng dân số và việc làm ở nước ta hiện nay như thế nào?
Làm thế nào để giải quyết tốt thực trạng đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các
em hiểu được tình hình, mục tiêu và những phương hướng cơ bản giải quyết
những vấn đề trên.
b. Giảng dạy đơn vị kiến thức
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
1. Đơn vị kiến thức 1
o
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình dân
số nước ta hiện nay
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm rõ được quy
mô, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng
cuộc sống của dân số ở nước ta hiện nay.
+ Phương pháp:
• Đặt vấn đề
• Thuyết trình
• Trực quan
• Thảo luận nhóm
• Trình bày
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm cho HS

thảo luận nhóm
+ Nhóm 1+2: Nhận xét về quy mô, tốc
độ tăng dân số dựa trên các số liệu sau:
• Năm 1945, dân số nước ta là 25
triệu người; năm 1965 là 35triệu người;
năm 1999 là 76,3 triệu người; năm 2009
là 85,8 triệu người.
• Hiện Việt Nam là nước đông dân
thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng
thứ 13 trên thế giới.
• Mật độ dân số nước ta năm 1999 là
231 người/ km, thế giới là 44 người/km
• Trong tổng số dân, thành thị là 25,3
triệu người và nông thôn là 60,5 triệu
người
+ Nhóm 3+4: Dựa vào bẳng số liệu
dưới đây và những hiểu biết của bản
thân, hay nêu tình hình gia tăng dân số
nước ta những ảnh hưởng xấu của tình
hình đó đối với sự phát triển kinh tế xã
hội.
Năm 1931 1960 1970 1979
Tr.người 17,7 30 41 52,7
1989 1999 2005 2006
64,6 76,3 83,5 84,8
- HS: Các nhóm cử đại diện trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận
- HS: Ghi bài
1. Chính sách dân số
a) Tình hình dân số nước ta hiện

nay
Tốc độ tăng dân số:
- Trước thế kỉ XX, dân số tăng
- Trước thế kỉ XX, dân số tăng
chậm do thiên tai, dịch bệnh, chiến
chậm do thiên tai, dịch bệnh, chiến
tranh, kinh tế lạc hậu…
tranh, kinh tế lạc hậu…
Năng suất
lao động
thấp
Mức sống
thấp
4. Củng cố kiến thức
Câu 1: Đọc bài thơ sau
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con con mắt liếc ngang
Gái ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm trụt, váy dù vắt ngang.
- Câu hỏi: Bài thơ trên nói tới vấn đề gì? Em hãy cho biết việc thực hiện
CSDS ở địa phương em ?
Câu 2: Em hãy tìm hiểu việc thực hiện chính sách việc làm
tại nơi em sống? Em thấy có kết quả gì đạt được từ chính sách dân số đó
không?
5. Dặn dò
- Đọc lại bài cũ, làm bài tập SGK
- Đọc và chuẩn bị bài mới.
Dân số tăng quá nhanh

Kinh tế văn
hóa kém
phát triển
Thừa lao
động, không
có việc làm
 TNXH
tăng
Bệnh tật
nhiều
Sức khỏe,
thể lực
kém

×