Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

tiểu luận chủ đề lạm phát ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.67 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG II: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam dưới góc độ lý thuyết của Keynes
1.1. Giới thiệu sơ nét về Keynes và lý thuyết Keynes
1.2. Lạm phát và giải pháp theo lý thuyết Keynes
1.3. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam
2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các thời kì
2.1. Giai đoạn khó khăn và khởi đầu đổi mới (trước năm 1989)
2.1.1. Thời kì trước đổi mới
2.1.2. Thời kì bắt đầu đổi mới
2.1.3. Lạm phát phi mã cuối thập niên 80
2.2. Thời kì tăng trưởng kinh tế đi đôi với lạm phát (sau năm 1989)
2.3. Thời kì thiểu phát trong giai đoạn 1997-2005
2.3.1. Thời kì bắt đầu thiểu phát 1997
2.3.2. Thời kì chịu khủng hoảng kinh tế khu vực
2.3.3. Thời kì thiểu phát kéo dài
2.4. Thời kì lạm phát sau thiểu phát (2004-2005)
2.5. Tình hình chung từ sau năm 2005 đến nay
CHƯƠNG III: TOÀN CẢNH LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI (GLOBAL
INFLATING PROCESS)
1. Symbol of inflation: Zimbabwe – Dollarisation
2. Top hyperinflation in history
3. United States inflation
4. The inflation rate in countries in 2014
CHƯƠNG IV: PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận


2. Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc
gia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát
cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều
quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số làm động lực để kích thích nền
kinh tế phát triển. Nước ta sau 12 năm kiềm chế được lạm phát (1995-2007)
ở một con số, trong thời gian này chúng ta đã kiểm soát được lạm phát.
Nhưng từ tháng 12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển kinh tế
chung của hội nhập khu vực và thế giới, chỉ số giá tiêu dùng cho đến nay vẫn
ở mức 2 con số, trong 8 tháng đầu năm 2008, tình hình diễn biến hết sức
căng thẳng, Chính phủ đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp cả gói để kiềm chế lạm
phát. Vì vậy, có thể nói tình hình đã có phần dịu đi nhưng nền kinh tế vẫn
chưa ổn định, giá cả vẫn ở mức cao và chưa trở về mức khi chưa có lạm
phát. Diễn biến của tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn hết sức phức tạp,
thậm chí xuất hiện những dấu hiệu giảm phát ở cuối năm 2008 còn rất nhiều
rủi ro, thách thức cần được tìm hiểu, để những sinh viên có cơ hội được thực
hành, đề xuất ý tưởng và trao đổi, học tập, nghiên cứu về cả mặt lý luận và
thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp một cách linh hoạt có hiệu
quả, tham gia các ý kiến thực hiện các chính sách vĩ mô của nước ta trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
Đó cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài này để trao đổi và tiếp nhận kiến
thức hữu ích từ các Quý giảng viên cùng các bạn bè sinh viên trong và ngoài
Học viện.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài nhằm mục đích tóm tắt những diễn biến chính của lạm phát ở Việt
Nam trong giai đoạn cuối thập niên 80 đến nay về lạm phát và các phạm trù
liên quan đến lạm phát, những cột mốc, sự kiện kinh tế nổi bật về lạm phát
trong lịch sử, đặc biệt là lý luận về các giải pháp giảm thiểu lạm phát để ổn

định và phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, đề tài đã đi vào thực
tiễn về lạm phát ở Việt Nam, từ đó tìm ra tính quy luật phổ biến của diễn
biến rất phức tạp của lạm phát trong một quốc gia đang phát triển như là
nước ta và các bài học kinh nghiệm,các giải pháp can thiệp về kiềm chế lạm
phát trong nền kinh tế đã có yếu tố hội nhập ở Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm về
lạm phát của các nhà kinh tế của nước ngoài và Việt Nam, các quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở Việt
Nam để phân tích, lý giải các chỉ số và đề xuất các giải pháp can thiệp.
Do kiến thức của một sinh viên còn nhiều hạn chế, nên ngoài kiến thức cá
nhân còn có những nội dung được cập nhật và tham khảo từ những trang
Web trong nước và nước ngoài, những tài liệu, báo chí sưu tầm, từ nhiều
nguồn khác nhau và còn nhiều khiếm khuyết là điều khó tránh khỏi. Rất
mong được sự quan tâm, chỉnh sửa của quý thầy cô, sự giúp đỡ, trao đổi từ
bạn bè để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG II: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
I. NHẬN DẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ
THUYẾT CỦA KEYNES:
1. Giới thiệu sơ nét về Keynes và lý thuyết Keynes:
John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh,
tư tưởng của Ông đã ảnh hưởng lớn đến lý luận và thực tiễn kinh tế học
vĩ mô. Ông đã hoàn thiện các công trình nghiên cứu về chu kỳ kinh tế,
trong đó đề nghị sử dụng các công cụ tài khoá và tiền tệ để giảm thiểu tác
động tiêu cực của tình trạng suy thoái (recession) và đình đốn
(depression). Tư tưởng của Ông là cơ sở hình thành nên trường phái
Keynes.
Vào những năm 1930, Ông đã dẫn đầu cuộc cách mạng trong tư
tưởng kinh tế học, lật đổ các tư tưởng của trường phái kinh tế học tân cổ

điển, vốn cho rằng thị trường tự do có thể tự động đảm bảo toàn dụng lao
động trong ngắn hạn. Nền tảng lý luận của Keynes là nguyên lý cầu hữu
hiệu, nguyên lý này khẳng định rằng lượng cung hàng hóa là do lượng
cầu quyết định. Vì vậy, tổng cầu xác định mức độ hoạt động kinh tế trong
tổng thể, và tổng cầu không phù hợp có thể dẫn đến giai đoạn thất nghiệp
cao kéo dài. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng
cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và
việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy
thoái.
Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, tư tưởng của Keynes liên
quan đến chính sách kinh tế được các nhà lãnh đạo các nước phương Tây
áp dụng. Trong suốt những năm 1950 – 1960, kinh tế học trường phái
Keynes đã được áp dụng trong hầu hết chính phủ các nước tư bản.
Ảnh hưởng của Keynes sụt giảm trong thập niên 1970, một phần
bởi vì các vấn đề mà các nền kinh tế Anh – Mỹ phải đương đầu, phần
khác bởi vì các chỉ trích từ Milton Friedman và các nhà kinh tế khác, vốn
bi quan về khả năng chính phủ có thể điều chỉnh chu kỳ kinh tế bằng
chính sách tài khoá. Tuy nhiên, sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2007 đã gây ra sự hồi sinh của tư tưởng Keynes.
Keynes được coi là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô hiện đại. Năm
1999, Tạp chí Times đã đưa Ông vào trong danh sách 100 người quan
trọng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và bình luận rằng: “tư tưởng cơ bản
của Ông là chính phủ phải tiêu tiền mà họ không có để cứu chủ nghĩa tư
bản”.
2. Lạm phát và giải pháp theo lý thuyết Keynes:
Lạm phát là tình trạng mức giá bằng tiền của hầu hết các hàng hoá
và dịch vụ mà người dân trong nước mua sắm tăng lên theo thời gian.
Milton Friedman (1912-2006) sau này có câu kết luận rất nổi tiếng: “lạm
phát mọi nơi và mọi lúc đều là hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là khi tăng cung
tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ (thông qua việc Ngân

hàng trung ương mua trái phiếu do chính phủ phát hành) thì lạm phát là
không thể tránh khỏi. Lý thuyết này được giải thích bởi tiên đề tiền tệ
trung lập, tiên đề này khẳng định cung tiền tăng lên hoàn toàn không tác
động gì lên lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cũng như số việc
làm.
Trong tác phẩm “Lý thuyết về tiền tệ và lãi suất” (1933), Keynes
cho rằng tiền tệ không hề trung lập. Ông phủ nhận việc giao dịch hàng
đổi hàng là bản chất của hệ thống kinh tế, đồng thời khẳng định tiền đóng
vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tư bản. Khi không sử dụng tiên đề
tiền tệ trung lập, có thể thấy việc bù đắp chi tiêu bằng cách tăng cung tiền
sẽ không dẫn tới lạm phát cao nếu đang có thất nghiệp cao và các doanh
nghiệp chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của mình.
Trong tác phẩm “Luận thuyết về tiền tệ” (1930), Keynes chỉ ra có hai loại
lạm phát tuỳ theo nguyên nhân, đó là lạm phát hàng hoá và lạm phát thu
nhập.
Lạm phát hàng hoá xảy ra khi giá thị trường của các hàng hoá được
sản xuất hàng loạt, lâu dài như nông sản, dầu thô, khoáng sản… tăng lên.
Những hàng hoá này thường được giao dịch trên thị trường có tổ chức,
giá thị trường được công bố công khai. Trong thị trường này, giá cả có xu
hướng gắn liền với ngày giao hàng cụ thể, có thể là hiện tại hoặc trong
tương lai. Khi cầu hàng hoá trong tương lai tăng đột biến mà không có
cung bổ sung, hoặc khi cung hiện có giảm đột biến trong khi cầu không
thay đổi, thì giá thị trường sẽ tăng vọt. Chẳng hạn, nếu có sương giá ở
Brazil ảnh hưởng lớn đến sản lượng cà phê của nước này thì giá hợp đồng
giao sau về cà phê ở thị trường London sẽ tăng vọt.
Vì lạm phát hàng hoá diễn ra mỗi khi cung hoặc cầu hàng hoá cho
tương lai gần biến động bất ngờ, không dự đoán được nên có thể tránh
lạm phát này khá dễ dàng thông qua một tổ chức không hoạt động vì lợi
ích cá nhân mà chỉ bảo vệ xã hội khỏi sức ép của lạm phát. Muốn tránh
lạm phát hàng hoá, chính phủ cần phải duy trì kho dự trữ để điều chỉnh

lượng cung trong thực tế khi quan hệ cung – cầu thay đổi đột ngột. Thực
tiễn sử dụng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Chính phủ Mỹ lập ra sau
cú sốc giá dầu trong thập kỷ 1970 đã giảm thiểu tác động của biến động
giá dầu mỏ trong cuộc chiến chống Iraq năm 1991.
Lạm phát thu nhập có liên quan đến chi phí sản xuất hàng hoá tăng
lên. Khi chi phí sản xuất tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá hàng
bán trên thị trường nếu họ muốn duy trì tỷ suất lợi nhuận. Hiện tượng chi
phí sản xuất tăng lên phản ánh sự tăng giá của các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất như tiền lương, nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn hoặc lợi
suất cổ tức. Nói cách khác, lạm phát thu nhập xảy ra tốc độ tăng chi phí
sản xuất bằng tiền cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vì vậy, nếu
chính phủ muốn kiềm chế lạm phát thu nhập của hàng hoá và dịch vụ
trong nước thì phải hạn chế mức tăng thu nhập bằng tiền của những
người sở hữu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất so với tốc độ tăng
năng suất. Trong các nền kinh tế đã phát triển, chi phí tiền lương chiếm tỷ
trọng rất lớn so với chi phí sản xuất. Vì vậy, để chống lạm phát này cần
thiết phải có chế tài đối với các doanh nghiệp có tốc độ tăng lương cao
hơn tốc độ tăng năng suất bình quân. Một chế tài như vậy đã được giáo sư
Sidney Weintraub của Đại học Pennsylvania đề xuất, gọi là chính sách
điều tiết thu nhập bằng thuế, gọi tắt là TIP (Tax-based Incomes Policy).
TIP đòi hỏi phải sử dụng hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp để phạt
những công ty có lương tăng cao hơn tiêu chuẩn tăng năng suất lao động
quốc gia. TIP được đề xuất áp dụng với mong đợi rằng nếu mức tăng
lương chỉ giới hạn bằng mức tăng năng suất chung thì công nhân và chủ
sở hữu các đầu vào sản xuất khác trong nước sẽ sẵn lòng chấp nhận mức
tăng thu nhập không dẫn tới lạm phát. Rất tiếc là đề xuất này cho đến nay
chưa được chính phủ nào áp dụng.
3. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam từ góc độ lý thuyết Keynes:
Khảo sát tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam (CPI) với
các biến độc lập là giá vàng thế giới, giá dầu mỏ thế giới và giá lương

thực (chỉ số giá lương thực của FAO) trong giai đoạn 2000-2010 để xem
xét tác động của các yếu tố này đến chỉ số giá tiêu dùng.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, giá vàng, giá dầu thô và chỉ số
giá lương thực FAO giai đoạn 2000-2010:
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
CPI (%/năm) -1,6 -0,30 3,90 3,10 7,80 8,30 7,50 8,30 22,97 6,88 11,75
Giá vàng
($/oz)
279,1
1
271,0
4
309,7
3
363,3
8
409,7
2
444,7
4
603,4
6
695,3
9
871,9
6
972,3
5
1421,
4

Giá dầu
($/bar) 25,32 18,71 28,32 29,82 39,82 56,92 62,22 91,24 40,26 74,43 91,38
FAO food
index 90 93,00 90,00 98,00
112,0
0
117,0
0
127,0
0
159,0
0
200,0
0
157,0
0
185,0
0
Nguồn: FAO, NYMEX, Gold information network, Niên giám thống kê
KhảKKhảo sát hệ số tương quan giữa biến CPI và 3 biến độc lập, ta có
tương quan với giá dầu thấp (0,396), do đó loại bỏ biến giá dầu khỏi mô
hình hồi quy.
Lập phương trình hồi quy (1): CPI = Const + a x gold + b x food + e
Trong đó gold – giá vàng, food – chỉ số giá lương thực FAO, const – hằng
số và e – sai số.
R bình phương điều chỉnh của mô hình là 0,793 cho thấy mức độ giải
thích của hai biến gold và food đối với CPI là rất cao, do đó mô hình này
chấp nhận được.
Bảng 2: Hệ số tương quan của phương trình hồi quy (1)
Bảng 2: Hệ số tương quan của phương trình hồi quy (1)

Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.B Std. Error Beta
1 (Constant) -16.849 4.138 -4.071 .004
Gold 012 .006 647 -2.071 .072
Food .240 .052 1.436 4.602 .002
Số liệu Bảng 2 cho thấy -0,12, mức có ý nghĩa 1%, có tương quan dương
với chỉ số giá thực phẩm với hệ số +0,24, mức có ý nghĩa 5%.
Như vậy, trong giai đoạn 2000-2010, lạm phát ở Việt Nam mang dấu hiệu
của lạm phát hàng hoá; cụ thể hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng trong nước
đồng biến với giá lương thực CPI có tương quan âm với giá vàng với hệ
số thế giới, đồng thời nghịch biến với giá vàng thế giới.
Với kết quả này, xuất phát từ lý thuyết Keynes về lạm phát, các gợi ý
chính sách phù hợp nhằm giúp hạ nhiệt lạm phát ở Việt Nam trong thời
gian tới, đó là: (1) chính phủ cần lập kho dự trữ lương thực để điều tiết
biến động giá lương thực trong nước và thế giới, đồng thời có chính sách
hỗ trợ sản xuất – chế biến – tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong nước;
(2) chính phủ bớt quan tâm đến điều tiết thị trường vàng trong nước vì
đây không phải là thủ phạm chính gây ra lạm phát ở Việt Nam.
II. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ:
Thời gian gần đây chúng ta đang quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả . Bởi
vì giá cả có mối quan hệ chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta . Giá cả tăng
mà thu nhập không tăng sẽ dẫn tới mức sống của chúng ta giảm xuống . Do
đó mà chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này . Vì chỉ cần chúng ta không
chú ý một thời gian , là đã có thể không nắm bắt được giá cả của các loại
hàng hoá . Vậy điều gì đang xảy ra . Chúng ta đang nói về lạm phát . Hiện
tượng giá cả của các loại hàng hoá có xu hướng tăng lên . Trong khoảng
gần một thập kỉ chúng ta đã có một mức giá khá ổn định với lạm phát thấp .

Nhưng bây giờ chúng ta đang đối mặt với một thực tế là giá cả tăng một cách
rõ ràng trên mọi hàng hoá . Lạm phát năm sau cao hơn năm trước và chưa có
dấu hiệu dừng lại .Vậy thực chất thì lạm phát là gì ? Lạm phát có những đặc
điểm gì ? Nó đã trải qua những giai đoạn nào ? Để trả lời những câu hỏi
trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lạm phát qua các thời kì ở nước ta . Trong
suốt hơn 30 năm qua , nền kinh tế của chúng ta đã có những biến chuyển
quan trọng , đi đôi với nó lạm phát cũng có những sự thay đổi dựa trên thực
trạng nền kinh tế . Căn cứ vào những đặc điểm cốt yếu ta có thể chia tình
hình lạm phát thành các giai đoạn khác nhau.
1. GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN VÀ KHỞI ĐẦU ĐỔI MỚI (TRƯỚC
NĂM 1989)
1.1. Thời kì trước đổi mới:
Trước năm 1975, đất nước ta đang dốc toàn lực cho cuộc
kháng chiến cứu nước. Tất cả cho tiền tuyến. Mọi nguồn lực đều
dành hết cho một mục tiêu duy nhất là thống nhất đất nước và
giành độc lập dân tộc. Vì thế nên mục tiêu phát triển kinh tế chỉ bó
hẹp trong nội dung dồn sức cho tiền tuyến. Không thể đòi hỏi gì
hơn ở một nền kinh tế trong chiến tranh . Mặt khác, hai đầu đất
nước là hai nền kinh tế khác nhau. Một bên là nền kinh tế thị
trường tự do, một bên là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp. Do những đặc điểm đặc thù của nền kinh tế nên giai
đoạn này lạm phát hầu như chưa xuất hiện rõ nét . Sau năm 1975,
chúng ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước . Lúc đó, việc
sát nhập hai hệ thống kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau đã đặt
ra những thử thách lớn cho chúng ta . Miền nam là một nền kinh
tế thị trường tự do tương đối phát triển, có xuất khẩu .Đặc điểm
của nền kinh tế miền nam lúc này là đô thị hoá, phát triển công
nghiệp nhẹ và nhập khẩu công nghiệp nặng. Trong khi đó, ở miền
bắc nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp chủ yếu dựa vào viện trợ và nhập khẩu nước

ngoài những hàng hóa tiêu dùng, và tập trung hoá cao tư liệu sản
xuất.
1.2. Thời kì bắt đầu đổi mới:
Trước đổi mới năm 1979, nền kinh tế nứơc ta được thống
nhất từ hai mô hình kinh tế nêu trên vào một nền kinh tế hàng hoá
tập trung quan liêu bao cấp với sự kiểm soát và can thiệp tập trung
của chính phủ lên tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Chúng ta
chỉ chấp nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh
tế hợp tác xã. Miền bắc với sự hợp tác hoá cao độ, tất cả các công
ty đều thuộc sở hữu nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương.
Lĩnh vực nông nghiệp thì hợp tác hoá và quản lí theo hình thức hợp
tác xã. Cả ngành công nghiệp và nông nghiệp đều dựa vào sự phân
bổ vốn và nguyên liệu vật tư sản xuất của Nhà nước. Sản phẩm làm
ra được phân phối theo kế hoạch định sẵn, hàng hoá tiêu dung được
định lượng dưới dạng tem phiếu. Điều này đã gây ra sự khan hiếm
hàng hoá tiêu dùng. Trong khi đó ở miền Nam nền kinh tế thị
trường đã phát triển từ trước năm 1975, còn nền kinh tế kế hoạch
tập trung chỉ mới tồn tại từ sau năm 1975. Sự sát nhập giữa hai
nền kinh tế khác nhau đã tạo nên hiện tượng phân tầng kinh tế.
Mặc dù nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung vẫn tồn tại nhưng
vẫn có một nền kinh tế thị trường phát triển ngầm trong đó.Và dù
giá hàng hoá đã được Nhà nước quy định và hàng hóa được phân
phối theo kế hoạch và tem phiếu, nhưng ngoài thị trường ngầm vẫn
tồn tại hàng hóa ở một mức giá cao hơn mức giá Nhà nước quy
định, hiện tượng lạm phát xuất hiện. Trong khi đó thì hàng hoá
được phân phối theo định lượng ngày càng khan hiếm, giá cả thị
trường ngày càng leo thang, điều đó dẫn đến sự khủng hoảng trầm
trọng trong nền kinh tế. Những khó khăn này không thể khắc phục
trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đòi hỏi phải có sự thay
đổi trong mô hình kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường hoạt

động dưới sự điều tiết của Nhà nước.Từ năm 1979 đến 1985 nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã bộc lộ nhiều yếu điểm và hạn chế
đòi hỏi phải có sự đổi mới. Nhà nước đã có nhiều cố gắng đổi mới
trong quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh như: áp dụng nhiều
những chính sách và biện pháp mới nhằm cải thiện nền kinh tế, nổi
bật như hợp đồng khoán sản phẩm trong nông nghiệp , ba loại kế
hoạch, trong đó kế hoạch ba cho phép các doanh nghiệp được tự do
sản xuất kinh doanh, nhưng những điều đó không đem lại hiệu quả
cao. Nền kinh tế đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Tiếp theo đó
nền kinh tế lại có nhiều biểu hiện suy thoái khủng hoảng và lạm
phát, sản xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao
động thấp, chi phí sản xuất cao, thu nhập quốc dân tăng không
đáng kể, mức sống của nhân dân giảm sút, giá cả của thị trường
chính thức và thị trường chợ đen có một khoảng cách khá xa, lạm
phát phi mã đã xuất hiện và ngày càng trầm trọng. Tỷ lệ lạm phát
năm 1984 ở mức 164,9%, năm 1985 là 191,6%, trong khi đó tăng
trưởng lại giảm sút trông thấy, giảm từ 6% năm 1984 xuống
khoảng 3% năm 1985, tăng trưởng và lạm phát thời kỳ này có thể
nói là không có quan hệ gắn bó bởi những quy luật kinh tế thị
trường trong giai đoạn này chưa hoạt động đúng, mà nhiều khía
cạnh còn bị bóp méo do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp.
1.3. Lạm phát phi mã cuối thập niên 80:
Cuối thập kỷ 80, cùng với sự cải tổ của Liên Xô, các nước
Đông Âu lần lượt bị sụp đổ, nguồn viện trợ cho Việt Nam bị cắt
giảm mạnh, giá cả đầu vào của sắt thép, dầu hoả, máy móc thiết bị
tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Mặt khác, tình hình trong
nước khó khân, tiền không đủ chi cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, để giải quyết tình trạng này chính phủ phải in thêm tiền để
các xí nghiệp quốc doanh mua nguyên vật liệu. Nền kinh tế đã kiệt

quệ lại càng khó khăn kiệt quệ hơn. Trước tình hình khó khăn đó,
năm 1985 chính phủ đã đổi mới chính sách tiền tệ và thực hiện đổi
tiền với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới nhằm giảm bớt
lượng tiền trong lưu thông. Đồng thời với đổi tiền là xoá bỏ bao
cấp hàng tiêu dùng và điều chỉnh tiền lương. Giá cả hàng hoá nông
nghiệp được tự do hoá theo thị trường. Cơ chế hai giá dần dần
được xoá bỏ, tiến tới giá cả được hình thành và hoạt động trên cơ
sở trao đổi thương mại. Giữa năm 1989 vai trò của khu vực tư nhân
đã được thừa nhận, những quy chế về thúc đẩy và giải phóng mọi
tiềm năng sản xuất của khu vực tư nhân được ban hành. Tuy nhiên
sự phát triển của khu vực tư nhân vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi
môi trường sản xuất kinh doanh của chúng chưa được hình thành.
Trong nông nghiệp còn nhiều bất cập trong chế độ khoán sản
phẩm, mức đóng góp bắt buộc còn quá cao, chi phí cho sản xuất
cao trong khi giá của lương thực thực phẩm lại thấp. Nên nông dân
không muốn tăng sản xuất của họ. Hơn nữa, bão lũ lại xảy ra ở một
số địa phương, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, nạn đói xảy ra ở
một số nơi. Với những hoàn cảnh nêu trên người dân tích cực tích
trữ hàng hoá lương thực, vàng và đô la vì sợ đồng tiền Việt Nam
mất giá, tạo nên cầu giả tạo tăng cao, giá cả tăng vọt. Tất cả những
điều trên là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã, trong khi tăng
trưởng thì giảm xuống gần như không. Năm 1986 tỷ lệ lạm phát
lên đến 487,2%, năm 1987 là 301,3%, năm 1988 là 308,2%, năm
1989 tỷ lệ lạm phát ở mức 74,3%. Trong khi tăng trưởng kinh tế ở
những năm này chỉ khoảng 1% đến 2%. Giai đoạn trước 1989 tỷ lệ
tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát luôn ngược chiều nhau. Bên cạnh sự
đổi tiền là sự phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, giá cả
thì tự do, hàng hoá thì khan hiếm do sản xuất trong nước không
tăng, trong khi nhập khẩu bị hạn chế do cơ chế xuất nhập khẩu
chưa được tự do hoá. Như vậy một mặt tiền thì dư thừa trên thị

trường, nhu cầu hàng hoá cao, cung hàng hoá thấp đưa đến lạm
phát tăng nhanh đến chóng mặt, còn tỷ lệ tăng trưởng thì không
những không tăng mà còn thụt lùi. Vào thời điểm này, lạm phát và
tăng trưởng gần như không có mối quan hệ nào và nếu như có quan
hệ thì số liệu cho thấy thì lạm phát càng cao thì tăng trưởng càng
thấp.
2. THỜI KÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI LẠM PHÁT
(SAU NĂM 1989)
Trước tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát phi mã nền kinh tế Việt
Nam được đẩy mạnh đổi mới thêm một bước nữa, có nhiều đề tài nghiên
cứu phân tích tình hình kinh tế, tìm nguyên nhân gây ra lạm phát để kiểm
soát nó . Thực tế cơ chế hai giá đã đưa đến tăng đột biến về tổng cầu hàng
hóa và dịch vụ do nhiều nhu cầu nảy sinh. Sau khi bãi bỏ cơ chế hai giá,
tự do hóa gía cả thì tổng cầu giảm xuống đáng kể do giá chính thức của
hàng hóa thấp. Bên cạnh các giải pháp giảm chi tiêu của chính phủ và tự
do hoá giá cả, Nhà nước tiến hành cải cách trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng, chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng. Trước tiên là kiểm soát
lượng tiền cung ứng, khống chế tổng phương tiện thanh toán, giảm dần
việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước. Đến năm
1991 thâm hụt ngân sách đã được trang trải toàn bộ bằng phát hành trái
phiếu thay bằng in thêm tiền.
Tiếp theo đó là sự thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà
nước. Biện pháp cơ bản trong chính sách tiền tệ là tăng cao lãi suất.
Trong những năm trước đó, lãi suất không những không phản ánh đúng
quy luật kinh tế mà còn bị bóp méo quá mức. Việc thay thế lãi suất thực
âm bằng lãi suất thực dương đã thu hút một lượng tiền khá lớn của người
dân gửi vào hệ thống ngân hàng. Vào tháng 3 năm 1989 những cải cách
mạnh mẽ trong chính sách tỉ giá và thương mại để tiến tới một thị trường
tự do đã đạt hiệu quả. Hai cơ chế tỉ giá khác nhau được thống nhất vào
một tỷ giá đã phản ánh một cách tương đối cung cầu ngoại tệ trên

thị trường. Việc thống nhất các loại tỷ giá khác nhau thành tỷ giá thị
trường tự do đóng một vai trò quan trọng trong kìm chế lạm phát. Tiếp
theo đó là thị trường ngoại hối được tự do hoá. Mọi người trước đây tích
trữ ngoại tệ thì bây giờ đã giữ tiền đồng và gửi tiết kiệm vào hệ thống
ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm ngày càng gia tăng do sự hình thành và
phát triển của những quỹ tiết kiệm tư nhân. Lượng tiền trong lưu thông
giảm, lạm phát phi mã giảm xuống. Tuy nhiên, cuối năm 1990 đến đầu
năm 1991 nhiều quỹ tiết kiệm tư nhân đã phá sản, tình hình kinh tế khó
khăn và tâm lý e ngại gửi tiền tiết kiệm lại tăng lên.Cải cách kinh tế đã
được triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Doanh nghiệp Nhà nước đã được tư nhân hoá một phần, những
doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả và thua lỗ bị giải thể.
Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển, sản xuất trong nền kinh
tế được đa dạng hoá. Các hàng rào thương mại được bãi bỏ đặc biệt
thương mại ở biên giới Việt – Trung được thông thương không chỉ làm
tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu mà còn làm tăng lượng hàng hoá
nhập khẩu. Hàng hoá không còn khan hiếm, nhu cầu hàng hoá được đáp
ứng, lạm phát giảm đáng kể. Năm 1991 tỷ lệ lạm phát còn là 67,5%, năm
1992 tỷ lệ này giảm xuống còn 17,6%, đặc biệt năm 1993 tỷ lệ lạm phát
chỉ còn 5,2%. Trong giai đoạn này nhờ kiểm soát được lạm phát nên tỷ lệ
tăng trưởng tăng lên.Đến năm 1996, tình hình lạm phát và tăng trưởng đã
bắt đầu có thay đổi, tỷ lệ lạm phát giảm còn 4,5%, tăng trưởng đạt 9,34%,
giá cả thị trường trong năm 1996 khá ổn định. Tuy biên động giá trong
các tháng còn lớn, nhưng kết quả kiềm chế lạm phát đã vững chắc tạo sự
ổn định cho nền kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá cả được giữ ở mức ổn định trong
năm 1996, có thể nêu ra một số nguyên nhân như:
- Việc chỉ đạo và theo dõi sát sao kiềm chế lạm phát đã được các bộ
ngành địa phương thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả
- Sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ở mức độ cao

- Bằng nhiều nguồn khác nhau, hàng hoá trên thị trường đã được cung
cấp đầy đủ, vượt nhu cầu
- Việc nhập khẩu hàng hoá nhất là hàng tiêu dùng theo hình thức mở L/C
trả chậm tăng nhanh đã gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế
- Tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ
- Giá cả thị trường thế giới biến động theo chiều hướng giảm đối với
nhiều loại hàng cũng ảnh hưởng đến mặt bằng giá của nước ta. Việc hoà
nhập với các nước trong khu vực tạo những thuận lợi cho phát triển kinh
tế ở nước ta.Nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm 1996 đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ.
3. THỜI KÌ THIỂU PHÁT TRONG GIAI ĐOẠN 1997-2005
Bước vào năm 1997 tình hình lạm phát chuyển sang thiểu phát. Tỉ
lệ lạm phát tháng 1/1997 là 0,8%, hai tháng lạm phát 2,6% nhưng đến hết
tháng 3 chỉ số giá chỉ ở mức 2,1%, tiếp đó tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm, 10
tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát ở mức 2,3%, đến tháng 11 và 12 tỷ lệ lạm
phát mới nhích lên chút ít. Tuy nhiên năm 1997 nói chung đã xuất hiện
dấu hiệu trì trệ. Sở dĩ năm 1997 tình hình lạm phát diễn ra như trên do
nền kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ chế quản lý theo
hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước tuy chưa đồng bộ song từng
bước đã phát huy tác dụng, sản xuất trong nước đã dần ổn định và phát
triển. Một số chủ trương, biện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của
Đảng và Nhà nước đã bắt đầu đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước đã
đạt kết quả tốt. Trong năm 1997 công tác điều hành chống lạm phát được
chuẩn bị chu đáo và chỉ đạo sát sao nên khi triển khai đã đạt được hiệu
quả tốt. Bên cạnh đó đầu năm 1997 tình hình quốc tế và thị trường thế
giới không có những biến động lớn, xu hướng hợp tác cũng tác động tích
cực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nhưng giữa năm 1997 một
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á đã nổ ra gây bất lợi cho nền
kinh tế nước ta. Tình hình thiểu phát kéo dài trong các năm 1999 đến

2003.
3.1. Thời kì bắt đầu thiểu phát 1997:
Năm 1997 giá cả thị trường trong nước ở mức khá ổn định,
chỉ số lạm phát ở mức 103,6% tăng 3,6% so với cuối năm 1996.
Đây là mức lạm phát thấp nhất ở nước ta cho đến trước năm 1997.
Tuy nhiên, cùng với những thành công trong việc kiềm chế lạm
phát đã xuất hiện hiện tượng thiểu phát trong những tháng đầu
năm. Có thể nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:- áp
dụng một số kinh nghiệm kiềm chế lạm phát trong một số năm
trước- sản xuất kinh doanh vẫn được duy trì ở mức độ cao- hàng
hoá trên thị trường đủ đáp ứng mọi nhu cầu của tầng lớp nhân dân-
tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng chậm lại là một trong
những yếu tố làm giảm giá trong nước- thực thi chính sách tài
chính tiền tệ chặt chẽ- giá cả thị trường thế giới biến động theo
chiều hướng giảm đối với nhiều loại hàng cũng ảnh hưởng đến mặt
bằng giá trong nước.
3.2. Thời kỳ chịu tác động khủng hoảng kinh tế khu vực:
Sang năm 1998 tình hình kinh tế xã hội trong khu vực có
những biến động dẫn đến lạm phát cũng có nhiều biến đổi, tỷ lệ
lạm phát thấp kéo theo tình hình tăng trưởng kinh tế có chiều
hướng không thuận lợi, có những yếu tố tích cực kiềm chế lạm
phát:- Sản xuất trong nước từng bước đi vào ổn định và phát triển,
nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động- Một số chủ trương và
biện pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước
bắt đầu đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng- Hoạt động thương
mại và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước đã đạt nhiều kết
quả tốt- Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của nhân dân sau một số
năm tăng mạnh đã có xu hướng chuyển sang chất- Công tác điều
hành chống lạm phát được chuẩn bị chu đáo và chỉ đạo sát sao.

Bên cạnh đó có những yếu tố tác động làm cho giá tăng và
tình hình lạm phát biến chuyển không tốt như:
- Tình hình khủng hoảng tiền tệ ở các nước Đông Nam á và Đông
Bắc á lan rộng và đe doạ sự ổn định của nền kinh tế nước ta
-Những giải pháp kích cầu trong năm 1997 đã tiêu tốn một lượng
tiền khá lớn, mặt khác để khác phục hậu quả của cơn bão ở các tỉnh
phía Nam. Những điều trên là nguồn tiềm ẩn gây ra lạm phát cao:
-Một lượng tiền lớn đã tăng nhanh trong năm 1997 đã gây lạm
phát vào đầu năm 1998
-Người dân giảm gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam mà chuyển
sang gửi bằng ngoại tệ
- Dư nợ cho vay nền kinh tế chủ yếu dồn vào các tháng cuối năm
trong đó là vay trung và dài hạn đã tác động đẩy giá lên
- Tỷ giá tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, giá nguyên vật liệu sản
xuất tăng làm chi phí sản xuất tăng dẫn đến làm tăng giá bán
- Nền kinh tế năm 1997 vẫn phát triển với tốc độ cao nhưng chứa
đựng khả năng chững lại làm cho năm 1998 tình hình hàng hoá
giảm sút
-Việc tăng cường chống buôn lậu, dán tem hàng nhập làm tăng giá
một số hàng hóa như: rượu, thuốc lá…
- Hậu quả cơn bão ở các tỉnh phía Nam đòi hỏi một lượng chi phí
lớn từ ngân sách Nhà nước để khắc phục hậu quả nên góp phần đẩy
giá hàng hóa tăng
3.3. Thời kì thiểu phát kéo dài:
Tình hình lạm phát trong các năm từ 1999 đến 2003 diễn ra
ở mức thấp và dấu hiệu thiểu phát kéo dài đến hết năm 2000 khi
tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên, chấm dứt thời kỳ tốc độ tăng
trưởng đi xuống. Số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong các
tháng ở các năm từ 1999 đến 2003 là rất thấp kéo theo tỷ lệ lạm
phát thấp làm tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ở mức thấp.Diễn

biến giá cả và tình hình thiểu phát từ năm 1999 đến 2003 có nhiều
nguyên nhân:- Do khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho nhu cầu
tiêu thụ hàng hoá trên thị trường giảm đi dẫn đến việc xuất khẩu
hàng hóa ở nước ta bị tác động không tốt, hàng hoá đọng lại trong
nước tăng lên, tiêu thụ hàng hoá ở thị trường trong nước tăng
chậm, giá hàng hoá giảm.
- Khủng hoảng tài chính tiền tệ làm FDI, du lịch và các loại hình
dịch vụ vào nước ta giảm làm giảm sút đáng kể nhu cầu hàng hoá.
- Các doanh nghiệp trong nước mặc dù còn yếu kém nhưng đã đi
vào sản xuất tạo sản phẩm cho thị trường làm tăng cung hàng hoá.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động
tạo hàng hóa trên thị trường .
- Nhu cầu hàng hoá dịch vụ của nhân dân chuyển từ lượng sang
chất dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá chậm lại.
- Chính phủ đã có một số biện pháp khắc phục nhưng triển khai
còn chậm trễ nên hiệu quả không như ý muốn.
- Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng cao nhưng lượng vốn
cho vay tăng chậm.
- Cán cân thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm 1999 bội thu nhưng
ngân hàng phải có một khối lượng tiền cung ứng lớn để đáp ứng
nhu cầu chuyển số ngoại tệ đó.
- Giá cả một số mặt hàng trên thị trường thế giới giảm đồng thời
tình hình ứ đọng hàng hoá và khủng hoảng thừa ở một số nước
cũng gây bất lợi cho ta.
- Sức mua của xã hội tăng chậm
-Tình hình thiểu phát còn thể hiện ở lĩnh vực tiền tệ
Thực tế chúng ta đã có nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát như:
- Nhà nước áp dụng giải pháp hỗ trợ cán bộ công chức
-Nhà nước, cải thiện đời sống, tiền tệ hoá tiền lương
-chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm nhà

- chính phủ hỗ trợ các gia đình liệt sĩ- thực thi chính sách nới lỏng
tiền tệTrong 7 năm từ 1997 đến 2003 nền kinh tế nước ta nằm
trong tình trạng lạm phát thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cũng thấp,
đây thực sự là điều không mong muốn.
4. THỜI KÌ LẠM PHÁT SAU THIỂU PHÁT (2004-2005)
Chỉ số giá 9,5% năm 2004 là một giới hạn mỏng manh giữa lạm
phát kiểm soát được và lạm phát cao.Nền kinh tế nước ta đã phát triển
đến một mức độ tương đối, nhiều yếu tố thị trường đã được định hình rõ
nét, các quy luật vận hành của nền kinh tế đã được phát huy tác dụng.
Mặt khác mặt bằng dân trí đã được nâng cao.
Nền kinh tế nước ta đang chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế quốc
tế, chúng ta đã có mối quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước,
xuất khẩu đã lớn mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, nền sản
xuất đã phát triển toàn diện, hệ thống tài chính ngân hàng đã được đổi
mới nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ hoạch định và điều
hành chính sách tài chính tiền tệ đã được nâng cao. Tuy vậy, nền kinh tế
vẫn còn nhiều khó khăn, không chỉ từ nguyên nhân chủ quan mà còn do
nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh…Thoạt nhìn
thì điều đập vào mắt mọi người trước tiên về lạm phát là giá cả các mặt
hàng trên thị trường thế giới tăng nhanh dẫn đến tăng giá hàng hóa trong
nước hay nói cách khác đây là lạm phát chi phí đẩy. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu chúng ta lại thấy có sự khan hiếm tương đối về hàng hóa
trong nước, tổng cung hàng hoá thấp hơn tổng cầu. Ví dụ: cung nhà đất
thấp hơn cầu nhà đất hoặc do dịch cúm gà dẫn đến tổng cung thực phẩm
giảm mạnh. Như vậy, lạm phát ở đây có tính chất cầu kéo.
Nhìn lại cả một quá trình kích cầu của chúng ta từ ngân sách Nhà
nước đến hệ thống ngân hàng đã bơm ra một lượng tiền đáng kể để kích
cầu và vòng quay tiền tệ đã tăng trở lại nên kết quả hiện nay tổng cung
tiền tệ lớn hơn tổng cầu tiền tệ, giá cả tăng lên là điều khó tránh khỏi.
Nhìn tổng thể sản xuất đầu tư của chúng ta cũng còn nhiều bất cập, đầu tư

dàn trải kém hiệu quả và thất thoát lớn. Trong quản lý điều hành cũng còn
nhiều điểm cần đổi mới và hoàn thiện.Tóm lại khi lạm phát diễn ra không
thể nói chỉ một nguyên nhân riêng lẻ nào mà phải xem xét toàn diện các
nguyên nhân có thể có .
5. TÌNH HÌNH CHUNG TỪ SAU NĂM 2005 ĐẾN NAY
Trong thời kỳ 2006-2010, hệ số giữa tốc độ tăng CPI với tốc độ
tăng tín dụng là 0,34 lần có nghĩa là cứ 1% tăng trưởng tín dụng làm cho
CPI tăng 0,34%. Hệ số tương ứng của thời kỳ 2011-2013 là 0,91 lần và
định hướng năm 2014 là 0,50-0,58 lần.
Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP ở mức rất cao (39,2%). Mặc dù
lượng tiền vào thị trường hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cũng lớn, làm
cho CPI bình quân năm thời kỳ này khá cao, nhưng do có một lượng tiền
rất lớn đầu tư vào các kênh khác như trên, nên hệ số giữa tốc độ tăng CPI
với tốc độ tăng tín dụng ở mức thấp.
Trong thời kỳ 2011-2013, hệ số giữa tốc độ tăng CPI với tốc độ
tăng tín dụng cao hơn cũng được các chuyên gia lý giải cùng theo yếu tố
trên nhưng theo chiều ngược lại: Giá vàng tăng chậm lại và giảm sâu
(bình quân năm giảm 12,91%); giá USD tăng chậm lại (bình quân năm
chỉ tăng 0,78%), VN-Index tăng rất thấp, bất động sản giá xuống sâu và
giao dịch trầm lắng, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP giảm xuống chỉ còn
31,5%
Xét về hệ số giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP,
thời kỳ 2006-2010 là 5,26 lần, thời kỳ 2011-2013 là 1,98 lần, định hướng
2014 là 2,07- 2,41 lần. Điều đó có nghĩa là, để GDP tăng 1%, nếu thời kỳ
2006-2010 tín dụng đã tăng tới 5,26%, thì thời kỳ 2011-2013 tín dụng đã
tăng 1,98% và theo định hướng năm 2014 thì tín dụng tăng 2,07-2,41%,
tuy chưa bằng thời kỳ 2006-2010, nhưng đã cao hơn thời kỳ 2011-2013.
Trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội hai tháng đầu năm 2014, chỉ số giá
tiêu dùng CPI chỉ tăng 1,24%, là mức thấp chưa từng có trong vòng 10
năm qua. Bộ trưởng Nên vẫn khẳng định, kinh tế thời gian qua đã có

nhiều khởi sắc, giá cả hàng hóa giữ ổn định, một số sản phẩm thậm chí
còn giảm giá trong dịp Tết vừa qua.
CHƯƠNG III: TOÀN CẢNH LẠM PHÁT TRÊN THẾ
GIỚI (GLOBAL INFLATING PROCESS)
1. Symbol of hyperinflation: Zimbabwe – Dollarisation
At independence in 1980 the Zimbabwe dollar replaced the Rhodesian
dollar at par at a rate which was higher than the American dollar.(2) Although
this quickly deteriorated, it was not until the late nineties that a series of events
led to the demise of the Zimbabwean dollar. In 2008 in an 18-month
‘experiment’, foreign currency was accepted as legal tender for transactions
with a set number of retailers. However, months later, in March of 2009, the
newly instated Finance Minister, Tendai Biti, announced that the Zimbabwe
dollar would be suspended indefinitely.(3)
Zimbabwe is essentially operating a multiple currency system and does
not have an official agreement with the United States Federal Reserve to use its
currency. Despite this Zimbabwe is viewed as a dollarised economy given that
the Government conducts all its business using the United States (US) dollar
and it is the currency that has become predominant among the other currencies
used in the country.(4) The process which led to the adoption of the US dollar in
Zimbabwe started as early as the late 1990s. This CAI paper analyses
dollarisation in Zimbabwe. The series of events that caused dollarisation are
examined, as are the effects this has had on the economy.
Causes
Dollarisation is typically preceded by high inflation, followed by
hyperinflation. In October 1998 about 10,000 Zimbabwean troops were
deployed to the Congo by the Government. At this time inflation was already
high at 30%. The Zimbabwean Government maintained that the troops were in
the region to promote peace. However, the problem that arose with this
intervention was that it had not been budgeted for and the Congolese were not
paying the bill for the soldiers who were deployed by Zimbabwe. It is said that

more than half of the Zimbabwean ministers were against the war. However,
various senior members of Government privately benefitted from the war and
did nothing to stop it; a planned demonstration by the public about the war was
quashed.(5) The deployment went ahead and as the Congolese did not meet the
cost of the war, the Government printed money to meet the deficit that resulted.
This in turn resulted in inflation more than doubling in 1998 to 48% from 20%
in 1997.(6)
In 2000 the Government began yet another controversial programme
which served to further increase inflation and saw the beginning of significant
contraction in the economy. Zimbabwe mainly had an agrarian economy with
about 40% of the foreign exchange revenue depending on farm produce. When
capable farmers were driven off their farms through the Fast Track Land
Reform Programme (FTLRP) and replaced with farmers the majority of whom
lacked expertise and equipment, revenue from these activities fell by a large
percentage. The violent nature of the removals of the mostly white farmers
meant that tourist numbers reduced dramatically which served to fuel the
increasing shortage of foreign currency as tourism was also a big foreign
currency earner for the country. The blatant disregard of property rights by the
Government also resulted in reduced financial aid and reduced Foreign Direct
Investment due to the lack of confidence in the economy. This contracted the
supply side of the economy which further fuelled inflation. For the first time, in
2001, the inflation rate was over 100%.(7)
The above two events saw what was the start of a decline in Zimbabwe’s
economic performance. At the start of the 21st century, following the two
incidents described above, inflation was high in Zimbabwe; the Government
was operating with a large deficit. At this point the economy was still
salvageable and the Reserve Bank of Zimbabwe (RBZ) could have chosen to
pursue policies which would have stopped inflation and brought stability to the
country. This could have been achieved by implementing austerity measures;
reducing expenditure and using savings to kick start the failing economy.

Importantly though, for this to work property rights would have had to be
restored and the Government be seen to be committed to this to allow much
needed foreign investors to participate in the recovery. To its own peril (and

×