Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LẠM PHÁT VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.79 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
LẠM PHÁT VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM
TP HCM, 10/ 2010
A. LẠM PHÁT
I – KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
II – NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT
III – TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
IV – NHỮNG BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Các biện pháp kiềm chế lạm phát rất đa dạng, tùy theo điều kiện của mỗi
quốc gia mà có thể áp dụng những biện pháp khác nhau. Có thể chia những biện
pháp kiềm chế lạm phát thành hai loại : những biện pháp cấp bách và những biện
pháp chiến lược.
1. Những biện pháp cấp bách
Những biện pháp cấp bách còn được gọi là biện pháp tình thế. Ap 1dụng
những biện pháp này với mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để có cơ sở áp
dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài.
Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lẹm phát, các
nước thường áp dụng những biện pháp tình thế sau :
a. Biện pháp về chính sách tài khóa
Áp dụng chính sách tài khóa có ý nghĩa quan trọng và then chốt vì trong
nhiều trường hợp ngân sách nhà nước thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm
phát, do đó, nếu dập tắt được nguyên nhân này tiền tệ sẽ được ổn định, lạm phát
sẽ được kiềm chế. Khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu tốc, nhà nước có
thể thực hiện các biện pháp như :
- Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhà nước, cắt giảm những
khoản cho chưa cấp bách.
- Tăng thuế trực thu, đặc biệt là đối với những cá nhân và doanh nghiệp có
thu nhập cao, chống thất thu thuế.


- Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay nợ trong nước và nợ nước
ngoài.
b. Biện pháp thắt chặt tiền tệ :
Để góp phần giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, nhà nước có thể thực
hiện chính sách siết chặt lượng cung tiền tệ bằng nhiều biện pháp khác nhau như :
- Ngừng phát hành tiền lưu thông hay còn gọi là đóng băng tiền tệ
Ngân hàng trung ương tạm ngừng thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu,
tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng .... đối với các tổ chức tín dụng. Ngay cả số
bội chi của ngân hàng nhà nước cũng không được sử dụng phát hành. Mục đích
của biện pháp này không cho tiền tăng thêm trong lưu thông.
- Nâng cao lãi suất tín dụng
Lãi suất tiền gửi tăng, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thu hút
tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng. Một tai biến
- Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng “tạo tiền” của các ngân hàng
thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
c. Biện pháp kiềm chế giá cả :
Để chống lại sự tăng giá cả của hàng hóa, nhà nước có thể thực hiện chính
sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau như :
- Nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàng hóa
trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Đây là biện pháp
“chữa cháy” tuy rất hữu hiệu trong việc chặn đứng sự khan hiếm hàng hóa, nhưng
có nhiều mặt hạn chế.
- Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông,
ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đ1o tạo taâm lý ổn định giá cả cácmặt
hàng khác.
- Quản lý thị trường chống đầu cơ tích trữ, ......
d. Biện pháp đóng băng lương và đóng băng giá :
Trước hết cần có sự cam kết của các lãnh tụ công đoàn chấp nhận đóng
băng lương vì việc tăng lương không giúp ích gì thực sự cho giới có đồng lương cố
định, thông thường sau khi tăng lương thì giá cả cũng tăng. Mặt khác, đại diện

hiệp hội các chủ doanh nghiệp cũng phải cam kết đóng băng giá. Thỏa hiệp đó
phải được nhà nước công nhận và về phần mình nhà nước cam kết cố gắng hết sức
giữ các yếu tố khác không diễn biến xấu hơn như không làm tăng thêm số thếiu
hụt ngân sách nhà nước. Cố gắng giảm thiểu số thiếu hụt đó. Đạt được một sự
thỏa hiệp như vậy là một yếu tố quan trọng trong tiến trình kiềm chế lạm phát.
e. Biện pháp cải cách tiền tệ :
Đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm phát ở mức độ cao mà việc vận
dụng các biện pháp trên không đưa lại kết quả mong muốn. Ở đây nhà nước hủy
hợac thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới để lập lại trật tự mới trong lưu thông
tiền tệ.
2. Những biện pháp chiến lược
Đây là biện pháp tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế,
với ý tưởng tạo ra một sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo cơ sở để ổn
định tiền tệ vững chắc. Trong thực tiễn, những biện pháp thườg được áp dụng là :
a. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn
Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ hàng
hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là
tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằm huy động tốt các nguồn
lực để phát triển kinh tế nhằm xây dựng va thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu kinh tếhợp lý, phát
triển ngành mũi nhọn xuất khẩu.
b. Soát xét thường xuyên chính sách thu chi của nhà nước
Chính sách thu phải khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu
từ thuế chủ yếu dựa tren cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu
có hiệu quả. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm. Thực
hiện cân đối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế.
c. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Ở đây, các nhà kinh tế chủ trương cần xóa bỏ mọi ngăn cản đốoi với hoạt
động của thị trường. Nếu quá trình cạnh tranh được nâng cao ở mức độ hoàn hảo
thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh

doanh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do đó sẽ giảm được chi phí sản xuất
kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.
d. Dùng lạm phát để chống lạm phát
Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, tài
nguyên ..... nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng đầu
tư và hi vọng các công trình đầu tư này mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế
lạm phát. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố
sản xuất, có trình đố khoa học – kĩ thuật tiên tiến, trình độ quản lý kinh tế cao thì
mới có thể thành công được.
V – VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2009
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam
a. Bối cảnh kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4,9% năm 2007,
dự báo xuống 4% năm 2008, thương mại quốc tế giảm mạnh so với năm 2006.
Nền kinh tế Mỹ (chiếm ¼ GDP toàn thế giới) đang suy giảm chuyển qua suy thoái,
ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm trên thế giới gia
tăng đột biến, lạm phát xảy ra ở nhiều nước, thị trường tài chính thế giới thiệt hại
khoảng 3500 tỷ USD.Vì vậy bài toán kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay là bài
toán phức tạp và vô cùng khó khăn, vừa kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo tăng
trưởng. Do đó, khi triển khai giải pháp kiềm chế lạm phát, cần có sự đồng thuận và
chia sẻ của các cấp, của mọi người, của người đi vay và người cho vay, giữa ngân
hàng và doanh nghiệp, giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, giữa
người gởi tiền và ngân hàng huy động vốn, giữa tổ chức xuất khẩu với tổ chức
nhập khẩu, giữa cái riêng và cái chung…Phải sử dụng cả giải pháp “Tây Y và Đông
y”, giải pháp ngắn hạn ( tỷ giá, lãi suất, hạn mức, thắt lưng buộc bụng, trợ giá, trợ
cấp …) và dài hạn (kiểm soát tín dụng, chi tiêu công, nâng cao năng lực sản xuất
trong nước, tăng năng suất lao động…). Đặc biệt cần bình tỉnh đối phó vì chúng ta
đã có nhiều kinh nghiệm chống lạm phát thành công, trong những năm 1986-1988
lạm phát trên 300%/năm, năm 1991 lạm phát là 61.5%, năm 1994 lạm phát là
12.7%…. năm 2007 lạm phát bùng nổ trở lại trên thế giới và Việt Nam.

Nguồn: IMF, International Financial Statistics
Hình 1: Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)
b. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinh
tế nước ta liên tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong
5 năm 2003-2007 GDP tăng bình quân trên 8%/năm). Đời sống nhân dân được
tăng lên, thu nhập GDP bình quân đầu người từ 402 USD năm 2000 tăng lên 836
USD năm 2007, số hộ nghèo giảm dần, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt, nhiều
công trình kinh tế xã hội được hoàn thành, hội nhập sâu rộng với các nước trên thế
giới (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN năm 2007 chiếm 156% GDP), gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới WTO,.. VN được các nước trên thế giới đánh giá tốt và
khen ngợi,.
Trong hình 1 cho thấy, từ năm 2004 đến 2007, lạm phát ở VN đã cao hơn
các nước láng giềng ngoại trừ Indonesia, một quốc gia đang đối mặt với những

×