Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.24 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
1.2.1. Chức năng chung của các Phòng 5
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI
NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
I. Giới thiệu chung về ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội.
1.1.1.Quá trình hình thành.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội khu vực Bắc Hà
Nội được thành lập vào ngày 31/10/1963. Tiền thân của chi nhánh là phòng
cấp phát 3, sau đó chuyền thành chi điếm 3 Ngân hàng Kiến Thiết thành phố
Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Khi đó chi điếm chỉ gồm
25 cán bộ cấp phát vốn 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh.
Đến năm 1981, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng khu vực 3 thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 1990, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển huyện Gia Lâm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà
Nội và đến Tháng 8 năm 2000 chi nhánh lại chuyển đổi trực thuộc Sở giao
dịch I Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam.
Ngày 15/10/2002, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Lâm
chính thức tách khỏi Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
và được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội theo quyết định
số 80/HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên gọi( viết đầy đủ): Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc
Hà Nội.
2
Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and Development of


Vietnam, Northern Hanoi Branch.
Viết tắt: Chi nhánh NHĐT & PT Bắc Hà Nội.
Gọi tắt: Chi nhánh Bắc Hà Nội.
Trụ sở đặt tại : Số 558 – Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Gia Thụy –
Quận Long Biên – Hà Nội.
Địa vị pháp lý: Đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được tổ chức theo mô hình Chi nhánh cấp I của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ – HĐQT ngày
1/10/2002 của hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, có con dấu riêng có bảng cân đối kế toán.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội
Trong năm 2008 toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam đã hoàn thành đổi mới cơ cấu tổ chức theo mô hình TA2. Chi nhánh Bắc
Hà Nội cũng đã hoàn thành chuyển đổi cơ cấu vào tháng 3 năm 2008. Mô
hình tổ chức mới của ngân hàng đã phân tách hợp lý giữa được các khối Quan
hệ khách hàng, quản lý rủi ro, tác nghiệp, quản lý nội bộ, tác nghiệp. Bộ máy
mới được tổ chức theo hướng tinh giảm gọn nhẹ nhưng linh hoạt khắc phục
được việc chồng chéo không phân tách rõ 3 chức năng kinh doanh, quản lý rủi
ro và tác nghiệp của mô hình cũ. Đồng thời khâu quản lý rủi ro được thực
hiện tập trung có hệ thống hơn.
3
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội
4
BAN GIÁM
ĐỐC
KHỐI QLRR
KHỐI TÁC
NGHIỆP

KHỐI QLÝ
NỘI BỘ
P. QHKH 1
( QHKH cá
nhân)
KHỐI TRỰC
THUỘC
PHÒNG
QLRR
P QUẢN TRỊ
TÍN DỤNG
Phòng DVKH
DN
Phòng DVKH
cá nhân
P. Qlý và d/vụ
kho quỹ
Phòng
Tài chính - KT
Phòng
TC- HC
Phòng KH –TH
PGD Long
Biên
PGD Ngọc
Lâm
P. QHKH
3
( Doanh
nghiệp lớn)

Phòng
Điện
toán
PGD Ngọc
Thụy
PGD Bồ Đề
P. QHKH 2
( Doanh nghiệp
vừa và nhỏ)
KHỐI QHKH
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh
1.2.1. Chức năng chung của các Phòng
 Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp
thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.
 Triển khai các nhiệm vụ được giao một cách tích cực chủ động, linh hoạt.
 Phối hợp với các đơn vị thuộc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ được giao.
 Lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin theo đúng quy trình, yêu cầu của Chi
nhánh, của BIDV và các cơ quan quản lý Nhà nước …
 Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo cán bộ vững mạnh.
 Xây dựng tập thể vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động…
Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp nhằm phát triển chi nhánh.
1.2.2. Chức năng cụ thể các Phòng trong chi nhánh
1.2.2.1. Nhiệm vụ chính của các Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
1.2.2.1.1.Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
• Đề xuất chính sách, kế hoạch phát trỉên khách hàng
• Tiếp thị và bán sản phẩm
• Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng
1.2.2.1.2.Công tác tín dụng
• Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

• Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động cùa khách hàng
• Phân Loại, rà soát phát hiện rủi ro
• Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi
• Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng
• Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động TD DN
1.2.2.2. Nhiệm vụ chính của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
1.2.2.2.1. Tiếp thị và phát triển khách hàng
5
• Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân
• Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể
cho từng nhóm sản phẩm
• Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ
ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV
1.2.2.2.2. Bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ
• Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân
• Tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV
• Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng
• Chịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần
1.2.2.2.3. Công tác tín dụng
• Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn
• Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo
thẩm định
• Soạn thảo các hợp đồng liên quan
• Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân
• Kiểm tra, giám sát khách hàng/khoản vay
• Lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng
• Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng
• Chịu trách nhiệm: Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng
bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng
1.2.2.3. Nhiệm vụ chính của phòng Quản lý rủi ro

1.2.2.3.1. Công tác quản lý tín dụng:
• Đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt
động tín dụng
• Quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục
tín dụng của chi nhánh
6
• Đầu mối nghiên cứu, đề xuất phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức,
cơ cấu, giới hạn
• Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phương án cơ cấu lại các
khoản nợ vay của khách hàng
• Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
• Đầu mối thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định.
• Thu thập quản lý thông tin về tín dụng.
• Thực hiện việc xử lý nợ xấu
1.2.2.3.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng:
• Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rui ro tín dụng
• Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tại trợ
thương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền
• Phối hợp với phòng QHKH để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề
• Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và
an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
1.2.2.3.3. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
1.2.2.3.4. Công tác phòng chống rửa tiền
1.2.2.3.5. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO
1.2.2.3.6. Công tác kiểm tra nội bộ
1.2.2.4. Nhiệm vụ chính của phòng quản trị tín dụng
1.2.2.4.1. Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo quy định
• Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và các
điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký, lập

Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải
ngân/cấp bảo lãnh.
7
• Kiểm tra, rà soát các đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng
theo quy định
• Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ
đến hạn
1.2.2.4.2. Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân
loại nợ của phòng QHKH
1.2.2.4.3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng.
1.2.2.5. Nhiệm vụ chính của phòng dịch vụ khách hàng
1.2.2.5.1. Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
•Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch
với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu
cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh
toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ ) và
các dịch vụ khác.
•Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng,
hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ,
tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của
khách hàng.
1.2.2.5.2. Thực hiện công tác chống rửa tiền:
1.2.2.5.3. Chịu trách nhiệm:
•Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch
•Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền về bảo mật
•Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một
giao dịch
1.2.2.6. Nhiệm vụ chính của phòng thanh toán quốc tế
1.2.2.6.1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại:

8
• Xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài
trợ thương mại trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển
tiền quốc tế trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn mức).
• Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu,
chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi
về Ho theo quy định.
1.2.2.6.2.Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát
triển khách hàng.
1.2.2.6.3.Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác
kinh doanh đối ngoại của chi nhánh
1.2.2.7. Nhiệm vụ chính của phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ
1.2.2.7.1.Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ
• Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ
• Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập)
1.2.2.7.2.Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp,
điều kiện an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ.
1.2.2.8. Nhiệm vụ chính của Phòng kế hoạch – tổng hợp
1.2.2.8.1. Công tác kế hoạch - tổng hợp:
Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp
Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh
Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh
Giúp GĐ chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh
1.2.2.8.2. Công tác nguồn vốn
Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ
Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ
Thu thập, báo cáo những thông tin liên quan
9
Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh

1.2.2.8.3. Các nhiệm vụ khác
1.2.2.9. Nhiệm vụ chính của phòng/tổ điện toán
Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy
định, quy trình tại chi nhánh
Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/phòng Công nghệ thông
tin khu vực
 Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt
 Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng
công nghệ và những vấn đề liên quan
1.2.2.10. Nhiệm vụ chính của phòng tài chính – kế toán
Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của
chi nhánh
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính
Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán.
Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác
kế toán và chi tiêu tài chính
Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời … của số liệu
kế toán và các báo cáo liên quan
Quản lý thông tin và lập báo cáo
Thực hiện quản lý thông tin khách hàng
1.2.2.11. Nhiệm vụ chính của phòng tổ chức nhân sự
 Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình
nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức
10
 Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh
 Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực
hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
 Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
 Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh

(đương chức/nghỉ hưu)
 Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt
hoạt động của phòng GD/QTK
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
1.2.1 Tình hình huy động vốn.
Bảng : Diễn biến tổng nguồn vốn và huy động vốn (2006-2009)
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn (TNV) 2180 2998 4500 5930
Tổng nguồn vốn huy động(HĐ) 1500 2100 2500 2950
Tỷ trọng (HĐ/TNV) 68.8% 70.05% 55.56% 49.74%
Tốc độ tăng trưởng TNV 37.52% 50.1% 31.78%
Nguồn: Phòng kế hoạch – Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội
Biểu : Diễn biến tổng nguồn vốn và huy động vốn (2006-2009)
11
Về mặt con số tuyệt đối ta thấy nguồn vốn huy động được các năm vẫn
tăng từ 1500 tỷ năm 2006 lên 2950 tỷ năm 2009 nhưng về tỷ trọng so với tổng
nguồn vốn có xu hướng giảm từ 68.8% năm 2006 xuống còn 49.74% trong
năm 2009,điều này là do tốc độ huy động vốn có tăng nhưng tăng không kịp
so với tốc độ tăng trưởng quá nóng của hoạt động cho vay (dư nợ tín dụng).Vì
thế để đáp ứng nhu cầu cho vay ngân hàng phải đi vay vốn thêm mà chủ yếu
là vay từ trụ sở chính của BIDV.
Trên thực tế từ khi thành lập đến nay Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc
Hà Nội luôn nỗ lực để tăng nguồn vốn huy động với các hình thức khác
nhau.Điều này được thể hiện cụ thể thong qua bảng sau:
12
Bảng : Cơ cấu huy động vốn (2006-2009)
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn huy động

1500 % 2100 % 2500 % 2950 %
Theo nguồn huy động
Từ dân cư
Từ tổ chức
1500
360
114
0
24
76
2100
410
1690
19.
5
80.
5
2500
510
1990
20.4
79.6
2950
635
2315
21.5
78.5
Theo kỳ hạn
<12 tháng
>12 tháng

1500
690
810
46
54
2100
1155
945
55
45
2500
1375
1225
55
45
2950
1667
1283
56.5
43.5
Theo loại tiền tệ
VND
Ngoại tệ quy đổi
1500
840
660
56
44
2100
1281

819
61
39
2500
1525
975
61
39
2950
1859
1092
63
37
Theo hình thức huy động
Tiết kiệm
Kỳ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD
1500
319
19
12
10
530
610
21.3
35.3
40.6

2100
359
24
10
17
734
956
17
35
45.
5
2500
440
30
15
25
820
1170
17.6
32.8
46.8
2950
500
30
15
90
1042
1273
16.9
35.3

43.2
Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội
Theo nguồn huy động: Chi nhánh nằm trong địa bàn Gia Lâm nơi thành
phố đang có chủ trương mở rộng về phía Bắc nên có khá nhiều doanh nghiệp
tổ chức hoạt động và ngày càng sầm uất hơn. Vì thế lượng huy động từ các tổ
chức tăng lên không ngừng và chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng nguồn huy
động.Tiền gửi từ dân cư cũng tăng dần tỷ trọng lên trong tổng nguồn huy
động.Điều này chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nỗ lực nâng cao niềm tin
trong dân chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như nâng cao chất lượng
cơ sở hạ tầng, thái độ tác phong của các cán bộ giao dịch tại quầy, đa dạng
hóa hình thức gửi tiền với nhiều kỳ hạn, lãi suất khác nhau.
Theo kỳ hạn: Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn tương đối đều
13
nhau nhưng huy động ngắn hạn có xu hướng tăng. Điều này là do đợt chạy
đua lãi suất của toàn hệ thống ngân hàng về lãi suất tiết kiệm ngắn hạn bắt
đầu từ thời điểm đầu năm 2008.
Theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng ngoại tệ khá ổn định tăng đều qua các
năm nhưng tốc độ gửi bằng đồng nội tệ vẫn có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng
cao hơn ngoại tệ.
Theo hình thức huy động: Hai loại hình Tiền gửi thanh toán và tiền gửi
có kỳ hạn của TCTD vẫn có tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động
( trung bình khoảng 78% tổng nguồn huy động).Hình thức huy động bằng tiết
kiệm có xu hướng giảm. Thay vào đó huy động bằng phát hành công cụ nợ có
xu hướng tăng cao. Chi nhánh Bắc Hà Nội phát hành nhiều đợt kỳ phiếu với
lãi suất hấp dẫn, chứng chỉ tiền gửi kèm theo dự thưởng nhiều chương trình
quảng cáo khuyến mại hấp dẫn. Vì thế l lượng vốn huy động được nhờ công
cụ nợ càng ngày càng tăng. Đây là một hướng tăng huy động nguồn vốn hợp
lý vì nó chủ động hơn so với các hình thức huy động khác, nâng cao khả năng
cạnh tranh của ngân hàng khi các loại hình cũ đã trở nên quá quen thuộc.
1.2.2 Hoạt động tín dụng.

Mặc dù trên địa bàn quận Long biên - Gia Lâm hiện nay có khá nhiều
đối thủ cạnh tranh với sự góp mặt của hầu hết các NHTMQD và cổ phần lớn
như: Vietcombank, Viettinbank, Agribank, ACB, Teachcombank, VIB bank,
Ngân hàng hàng hải…nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn không
ngừng tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Thị phần trong khu vực của
chi nhánh khá ổn định và tăng đều qua các năm.
14
Bảng : Thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn quận Long Biên:
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009
Thị phần tín dụng 23% 29% 29,5% 31%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm (2006-2009).
Ta thấy thị phần tín dụng tăng đột phá nhất là trong năm 2007 ( tăng hơn
năm 2006 là 6%), năm 2008 và 2009 tăng nhẹ mỗi năm tăng hơn năm trước là
0.5%.Điều này có được là do ngân hàng luôn mở rộng, đa dạng hóa các sản
phẩm cho vay với các ngành nghế khác nhau, cung cấp các sản phẩm rẻ và
đảm bảo chất lượng.Ngân hàng rất chú trọng công tác khách hàng đặc biệt là
các khách hàng truyền thống. Chi nhánh Bắc Hà Nội chuyên cho vay trong
lĩnh vực khai thác, chế biến quặng, cho vay đóng, sản xuất tàu, cho vay sản
xuất xe sợi.Chi nhánh có mối quan hệ tốt với nhiều doanh nghiệp trên khắp cả
nước và thị phần cho vay ngoài địa bàn nhiều khi cao hơn cho vay trong địa
bàn quận Long Biên – Gia Lâm.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tín dụng ở chi nhánh mà chủ yếu là hoạt động cho vay tăng trưởng liên
tục và khá nóng trong 4 năm qua:
Biểu : Diễn biến dư nợ và cấu trúc dư nợ ( 2006-2009)
15
Như ta đã đề cập ở phần trước dư nợ tín dụng tăng trưởng trung bình
42,9 % một năm, riêng năm 2008 con số này là 55,36%. Dư nợ ở thời điểm
năm 2002 chỉ khoảng 800 tỷ đến cuối năm 2009 con số này đã xấp xỉ 6000 tỷ.

Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín
dụng nhanh nhất trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Cấu trúc tín dụng của chi nhánh:
Phân loại theo cấu trúc kỳ hạn:
Về cấu trúc thì nợ ngắn hạn và dài hạn tăng đều qua các năm bám sát tốc
độ tăng trưởng của tổng dư nợ.
Bảng : Phân loại dư nợ theo kỳ hạn(2006-2009)
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Dư nợ tại chi nhánh 2000 2800 4350 5800
Ngắn hạn (NH)
VND
Ngoại tệ quy đổi
1200
696
504
1680
722
958
2610
1150
1460
3650
1606
2044
Trung và dài hạn (T&DH)
VND
Ngoại tệ quy đổi
800
440

360
1120
616
504
1740
957
783
2150
1183
968
Tỷ trọng NH 60% 60% 61% 63%
Tỷ trọng T&DH 40% 40% 39% 37%
Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội
Về mặt tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và dài hạn khá ổn định.Đến năm
2008 và năm 2009 thì có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm nhẹ
tỷ trọng vay dài hạn.Đây là một điều chỉnh hợp lý vì kinh tế những năm tới
hàm chứa nhiều biến động khôn lường nên cần thận trọng trong vấn đề cho
vay trung và dài hạn.
Trong dư nợ ngắn hạn cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng ngày càng
tăng về cả mặt tuyệt đối lẫn về tỷ trọng( tỷ trọng tăng từ 42% năm 2006, tăng
16
đều qua các năm, đến năm 2009 là 56% so với tổng dư nợ ngắn hạn). Điều
này chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng tại chi nhánh có
xu hướng tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp hầu hết cần ngoại tệ ngắn hạn để
mua bán trao đổi chứ không mang tính đầu tư lâu dài.Với nguồn vốn trung và
dài hạn vay bằng ngoại tệ có nhu cầu ổn định tỷ trọng khoảng 45% và hầu
như không có biến động.
1.2.3 Hoạt động thẩm định
Trong ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội,công tác quản lý rủi ro
được đảm nhiệm bởi phòng quản lý rủi ro.Tuy vậy, do tính chất rủi ro tiềm ẩn

ở tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,nên công tác quản lý rủi ro
được tổ chức sát sao, liền kề với từng hoạt động.Mà quan trọng nhất trong
quản lý rủi ro là mảng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Để đảm bảo có thể quản lý được rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa
hiệu quả,các hợp đồng tín dụng đều phải trải qua quy trình thẩm định.Công tác
thẩm định được cán bộ tín dụng trực tiếp tiến hành đối với từng khách hàng do
họ quản lý.Công việc được tiến hành theo những trình tự nhất định.
Công tác thẩm định được tiến hành nghiêm ngặt là một bước phòng ngừa
rủi ro hiệu quả của ngân hàng.Tuy nhiên,các hoạt động này đòi hỏi những cán
bộ thẩm định có kĩ năng ,kinh nghiệm tốt,cũng như xây dựng một hệ thống
thông tin tín dụng hiện đại,quy củ.Nắm bắt được điều này,BIDV nói chung và
chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng đã xây dựng đội ngũ cán bộ trình độ cao cũng
như hệ thống thông tin chuẩn mực,nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm
định,phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Là một chủ thể quan trọng trong mối quan hệ cho-vay , ngân hàng coi
“thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét khách quan toàn diện các nội dung
cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư
của khách hàng để từ đó xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu
tư dự án hay không.”
17
Thẩm định dự án là một khâu cực kì quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị
cho vay,quyết định trực tiếp tới những giai đoạn sau của dự án.Do đó,việc
thẩm định dự án cần phải được tiến hành khách quan,nhằm đảm bảo được
chất lượng thẩm định,đảm bảo nguồn tiền mà ngân hàng cho vay sẽ được sử
dụng một cách có hiệu quả.
Đối với ngân hàng BIDV nói riêng hay tất cả các ngân hàng nói
chung,việc thẩm định dự án có những ý nghĩa sau:
- Là cơ sở vững chắc để xác định hiệu quả đầu tư của dự án,khả năng
hoàn vốn ,trả nợ của chủ đầu tư…từ đó ngân hàng sẽ xem xét có nên cho dự
án vay vốn hay không.

- Từ việc thẩm định dự án một cách cẩn thận,ngân hàng có thể tư vấn
cho chủ đầu tư nhằm hoàn thiện dự án,phần nào cần phải bỏ,phần nào cần
phải thêm vào,từ đó nâng cao tính khả thi cho dự án,hạn chế bớt rủi ro.
- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn.Xem xét vốn có được sử
dụng đúng mục đích hay không.
- Giúp ngân hàng phân loại được các dự án vay vốn,tìm được các dự án
phù hợp với hoạch định phát triển trong tương lai của ngân hàng.
Khái quát về các dự án đã được thẩm định tại chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội.
Bảng : Số dự án được thẩm định tại BIDV Bắc Hà Nội
Năm
Số DA được
thẩm định
Số DA bị từ
chối
Số DA được
chấp thuận
Tổng số
vốn cho vay
(Tỷ đồng)
Trung Bình
số tiền/DA
(tỷ đồng)
2007 80 36 44 257 5.84
2008 98 39 59 402 6.81
2009 120 30 90 650 7.22
2010 132 33 99 780 7.87
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007-2010 BIDV Bắc Hà Nội
18
Từ năm 2007 đến năm 2010 số dự án đầu tư vay vốn ở chi nhánh ngân
hàng BIDV Bắc Hà Nội không ngừng tăng lên. Năm 2007,BIDV Bắc Hà Nội

đã tiến hành thẩm định 80 dự án đầu tư và cho vay đối với 44 dự án .Số dự án
được thẩm định tăng lên 90 năm 2009 và 99 năm 2010 cho thấy BIDV Bắc
Hà Nội đang thực sự là một điểm đến của các nhà đầu tư . Mặc dù vậy, con số
30 dự án bị từ chối năm 2009 và 33 dự án từ chối năm 2010 là một con số
không nhỏ. Điều đó cho thấy công tác thẩm định dự án đầu tư của BIDV Bắc
Hà Nội còn nhiều vấn đề cần xem xét. Tổng số vốn cho vay trên một dự án
ngày càng tăng cũng cho thấy các dự án vay vốn của BIDV Bắc Hà Nội có
quy mô ngày càng lớn dần.
1.2.4 Các hoạt động dịch vụ.
Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh ngày càng được phát huy mở rộng về cả
loại hình phục vụ, chất lượng phục vụ lẫn hiệu quả phục vụ.
Bảng :Kết quả hoạt động dịch vụ (2006-2009)
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng

%
Thu DV Bảo lãnh 7,840 35 10,440 36 18,526 36 29,232 36
Thu DV trong nước 0,307 0,406 0,746 1,299
Thu DV TTquốc tế 8,288 37 10,730 37 19,040 36.9 29,232 36
Thu khác 0,590 0,750 1,310 1,950
Thu DV KD ngoại tệ 5,376 24 6,670 23 11,836 23 19,488 24
Tổng thu dịch vụ 22,4 29 51,46 81,2
Nguồn: Phòng kế hoạch –Tổng hợp chi nhánh Bắc Hà Nội
19
Biểu : Diễn biến kết quả thu dịch vụ ( 2006-2009)
Nhìn trên bảng tổng kết hoạt động dịch vụ của chi nhánh nhìn chung ta
có thể thấy trong các năm gần đây doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng đều
qua các năm. Ba hoạt động nổi bật mang lại doanh thu bên khối dịch vụ là
hoạt động bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế ( thanh toán mở L/C), kinh
doanh ngoại tệ.Trong đó hoạt động thanh toán quốc tế có đóng góp lớn nhất
trong thu dịch vụ với tỷ trọng trung bình khoảng 36,7%, hoạt động quan trọng
tiếp theo là hoạt động bảo lãnh ( tỷ trọng trung bình 35,75%), hoạt động kinh
doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng trung bình chiếm 23,75%, các hoạt động dịch
vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ xấp xỉ 4 % trong tổng cơ cấu doanh thu từ dịch vụ
của chi nhánh.
1.2.5. Các hoạt động khác.
1.2.5.1 Phát triển dịch vụ thẻ.
Tính đến năm 2010 Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội đã phát
hành được tổng cộng 2904 thẻ ATM,lắp đặt hơn 10 máy ATM ở khu vực
Quận Long Biên và Quận Gia Lâm,ở nhiều vị trí thuận lợi cho khách
20
hàng.Tuy nhiên đây là con số còn khiêm tốn trước yêu cầu mở rộng phát triển
dịch vụ tiện ích qua thẻ như : thanh toán, chuyển khoản, trả lương…
1.2.5.2 Phát triển các điểm giao dịch
Việc phát triển mạng lưới giao dịch của Ngân hàng đã được thực hiện

đạt kế hoạch.Trong năm 2009,chi nhánh đã cải tạo,nâng cấp 2 địa điểm thuộc
Quận Long Biên thành 2 điểm giao dịch mẫu theo thiết kế của Ngân Hàng
Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.Ngoài ra,chi nhánh còn chuẩn hóa,quy trình
hóa các hoạt động của chi nhánh với những quy trình quan trọng như: các quy
chế khen thưởng,phối hợp nghiệp vụ các phòng ban,kiểm tra chéo….
21
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY
VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn.
(1) Khách hàng vay vốn sẽ nộp hồ sơ tại phòng tín dụng, sau đó phòng
tín dụng chuyển cho trưởng phòng thẩm định để tiếp nhận hồ sơ.
(2) Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ hồ sơ, những
giấy tờ cần thiết thẩm định.
(2.1) Trường hợp hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển
lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.
(2.2) Trường hợp hồ sơ vay vốn đủ cơ sở để thẩm định thì được chuyển
sang bước 3.
(3) Trưởng phòng thẩm định ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao
hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định
(4) Trên cơ sở đối chiếu các quyết định, thông tin có liên quan và các nội
dung yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình thẩm định của
ngân hàng, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và
khách hàng xin vay vốn.
(4.1) Trường hợp hồ sơ thẩm định có những tài liệu hoặc phần nào chưa
rõ cần phải bổ sung điều chỉnh thì đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng
bổ sung hồ sơ, giải trình cho rõ thêm. Sau đó hồ sơ được gửi lại cho cán bộ
thẩm định để tiến hành thẩm định như bình thường.
(4.2) Trong trường hợp hồ sơ đã đủ cơ sở để thẩm định thì khi thẩm định
xong lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng thẩm định xem xét.

(5) Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát báo cáo thẩm định
(5.1) Kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu thì trưởng phòng thẩm định
yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
22
(5.2) Kết quả thẩm định đã đạt yêu cầu sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
(6) Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định trình
trưởng phòng thẩm định kí thông qua.
(6.1) Cán bộ thẩm định lưu lại hồ sơ và kết quả thẩm định
(6.2) Gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng đưa ra
những quyết định đúng chức năng của mình
2. Nội dung thẩm định dự án vay vốn.
Đánh giá tư cách khách hàng:
Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của
khách hàng:
+ Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
+ Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý
+ Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:
+ Đánh giá về năng lực quản trị điều hành
Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng:
+ Thông tin chung
+ Tình hình sản xuất kinh doanh:
Đánh giá năng lực sản xuất
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.
Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu
Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng:
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Thị trường
Sản phẩm, dịch vụ
Kênh phân phối

CƠ HỘI THÁCH THỨC
Thị trường
Sản phẩm, dịch vụ
Kênh phân phối
23
Trên cơ sở các phân tích đánh giá, đưa ra các nhận xét ngắn gọn triển
vọng phát triển của Khách hàng (Rất tốt / Tốt / Trung bình / Không tốt) trong:
Ngắn hạn và dài hạn
Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng:
+ Quan hệ giao dịch với BIDV:
Quá trình giao dịch của Khách hàng với BIDV (Bao gồm quan hệ giao
dịch tại đơn vị trình và tại các Chi nhánh khác cùng hệ thống) các loại sản
phẩm trong kỳ vừa qua (Mức độ sử dụng HMTD, số dư hiện tại, số dư bình
quân; doanh số vay, trả; Doanh số vay, trả bình quân tháng so với HMTD….)
Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng. Nếu được có thể tính
toán lợi nhuận đối với BIDV.
Tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan hệ với khách hàng, kể cả
khả năng bán chéo sản phẩm
Những điểm cơ bản trong kế hoạch quan hệ với khách hàng (về sản phẩm,
kênh phân phối và chính sách khác nếu có). Nếu được nên nêu mục tiêu về
doanh số với mỗi sản phẩm trong thời gian tới.
+ Quan hệ giao dịch với các tổ chức tín dụng khác
+ Quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan (nếu có)
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng:
+ Phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn cần căn cứ vào Báo cáo tài
chính gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,
thuyết minh báo cáo tài chính (bắt buộc), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một
số nguồn thông tin khác như: Số lượng lao động, Bảng thanh toán lương/
nhân công.
+ Cán bộ lập báo cáo đề xuất tín dụng cần phải đưa ra được các nhận xét

về tính chính xác của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và tìm ra được các
mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận
chính xác về tình hình tài chính của khách hàng.
24
+ Các nhóm chỉ tiêu tài chính cần phân tích bao gồm:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Đánh giá dự án xin vay vốn:
Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án:
+ Mô tả dự án: Loại sản phẩm đầu ra; Công suất thiết kế; Suất đầu tư;
Thị trường tiêu thụ dự kiến (giá thành sản phẩm, giá bán dự kiến…)
+ Nhu cầu vốn đầu tư trong đó: Vốn XDCB, Vốn đầu tư Máy móc thiết
bị; Vốn lưu động; Vốn dự phòng
+ Kế hoạch thu xếp vốn: Vốn tự có (có sắn hay sẽ có từ nguồn nào);
Vốn vay (vay từ BIDV hay từ nguồn khác, khả năng thu xếp vốn? đã có cam
kết cho vay từ nguồn nào?
+ Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án: Chuyển
hướng hoạt động kinh doanh sang thị trường có nhiều lợi thế hơn ?;Tận dụng
phần máy móc thiết bị/đất đai/kinh nghiệm kinh doanh sẵn có…?; Tận dụng
cơ hội tốt từ thị trường ?
+ Sự cần thiết phải đầu tư
Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
+ Đánh giá về cung sản phẩm
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
25

×