Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.73 KB, 109 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bài viết: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh
Đông Đô” hoàn toàn là sản phẩm của chính tác giả, không có bất kỳ sự sao chép
dưới hình thức nào. Bài viết được viết dựa trên các số liệu được các cô chú, anh chị
trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Nếu sai tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Lệ Thu
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1.4. Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 11
1.2.6. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV
Đông Đô “Thẩm định dự án xây dựng Thủy điện Tà Lơi 3” 32
1.3.1. Đánh giá chung công tác thẩm định dự án “Dự án xây dựng thủy điện
Tà Lơi 3” 57
1.3.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Đông
Đô 58
CHƯƠNG II 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔNG ĐÔ 69
2.1. Định hướng công tác thẩm định của Chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2011


– 2015 69
2.1.1. Định hướng phát triển chung 69
2.1.2. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô
70
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư 71
2.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án “Dự án
xây dựng Thủy điện Tà Lơi 3” 71
2.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Chi nhánh BIDV Đông Đô 74
2.3. Một số kiến nghị 83
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
103
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SGD Sở giao dịch
QTK Quỹ tiết kiệm
CNTT Công nghệ thông tin
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

UBND Ủy ban nhân dân
EVN Tổng Công ty điện lực Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức BIDV Đông Đô 3
4
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010 7
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010 9
Biểu đồ 1: Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010 10
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010 11
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô 17
Bảng 4: Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Đông Đô 19
Bảng 5: Tổng vốn đầu tư dự án Thủy điện Tà Lơi 3 33
Bảng 6: Cơ cấu vốn cổ đông của Công ty cổ phần đầu tư 34
xây dựng hạ tầng và giao thông 34
Bảng 7: Bảng tổng kết tài sản Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao
thông 35
Bảng 8: Báo cáo kết quá sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần 37
đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông 37
Bảng 9: Bảng cân đối công suất và điện năng toàn quốc giai đoạn 2006 – 2010 41
Đơn vị: triệu kWh 41
Bảng 10: Thành phần và số lượng cán bộ, nhân viên của dự án 46
Bảng 11: Tiến độ góp vốn của các bên liên quan theo hợp đồng hợp tác đầu tư 47
Bảng 12: Cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án thủy điện Tà Lơi 3(chưa kể lãi vay) 48
Bảng 13: So sánh suất đầu tư của dự án thủy điện Tà Lơi 3 với các dự án cùng loại.48
Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn dự án thủy điện Tà Lơi 3 (chưa kể lãi vay) 50
Bảng 15: Cơ cấu nguồn vốn của dự án thủy điện Tà Lơi 3 50
Bảng 1: Nội dung của bảng thông số dự án 88

Bảng 3: Bảng tính sản lượng và doanh thu 91
Bảng 4: Bảng tính chi phí hoạt động 91
Bảng 4.1: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu 92
Bảng 4.2: Bảng tính các chi phí quản lí, bán hàng 92
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 5: Bảng khấu hao cơ bản 92
Bảng 6.1: Lãi vay vốn trung dài hạn 94
Bảng 6.2: Lãi vay vốn ngắn hạn 94
Bảng 7: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động 94
Bảng 8: Báo cáo kết quả kinh doanh 96
Bảng 9: Bảng cân đối trả nợ (khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) 97
Bảng 10: Bảng tính điểm hòa vốn 98
Biểu đồ 1: Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010
Error: Reference source not found
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính trong nhiều năm trở lại đây ở
Việt Nam đã khẳng định một vai trò không thế thiểu của các Ngân hàng trong nền
kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính, thúc đẩy đầu tư, hợp lí hóa
tiêu dùng. Đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển với nhiều
cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế Việt Nam và hệ thống các NHTM trong nước
cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Để thích ứng được với môi trường cạnh tranh mới, các NHTM Việt Nam cần
phải chú trọng và nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách phát triển
các sản phẩm dịch vụ, cũng như ngày càng hoàn thiện các hoạt động đầu tư và quản

lí hoạt động đầu tư cả về nội dung và phương pháp.
Là một chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh
Đông Đô phải cùng góp sức thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành là làm thế
nào để nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư và quản lí đầu tư.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô, tôi đã
có cơ hội hiểu biết thêm về các hoạt động của Ngân hàng, nhờ đó tôi đã hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô”. Tôi xin chân thành cảm ơn
sự hướng dẫn và góp ý của Giáo viên hướng dẫn ThS Phan Thu Hiền và các cán bộ
hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đông Đô đã giúp tôi hoàn thiện chuyên đề này.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Khái quát về Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô.
Viết tắt: Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô.
Tên giao dịch quốc tế: Bank of Investment and Development of Vietnam,
Dongdo Branch.
Tên gọi tắt bằng Tiếng Anh: BIDV, Dongdo Branch.
Trụ sở chính tại: số 14 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Đông Đô được thành lập
trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch 2 tại 14 Láng Hạ, đi vào hoạt động từ ngày
31/07/2004 theo Quyết định số 191/QĐ-HĐQĐ ngày 05/07/2004 của Hội đồng

quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chi nhánh chú trọng triển khai
nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng hiện đại hóa, lấy phát triển dịch vụ và đem
lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động mô hình giao dịch một cửa với
quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện
đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Sự ra đời của Chi nhánh BIDV Đông Đô không chỉ góp phần vào việc mở
rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng các sản phẩm dịch vụ cùng các tiện ích, mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho
khách hàng, bên cạnh các tổ chức tín dụng lớn như ngân hàng Ngoại thương, ngân
hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp… đang hoạt động trên cùng địa bàn.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Chi nhánh Đông Đô đã trải qua
những giai đoạn sau:
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Giai đoạn 2004 – 2007: Chi nhánh Đông Đô có nhiệm vụ chính là cấp phát,
cho vay đầu tư, chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc kinh tế
trung ương ngoài địa bàn Hà Nội, chủ đầu tư có trụ sở tại Hà Nội. Thời kì đầu mới
thành lập, Chi nhánh đã hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu phục vụ công tác cổ phần
hóa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và chuyển đổi mô hình tổ chức thành
Tập đoàn tài chính ngân hàng của toàn hệ thống. Giai đoạn này tuy chỉ là một chi
nhánh mới thành lập nhưng Chi nhánh Đông Đô đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đánh giá là một trong những đơn vị có chất lượng hoạt động cao cả
về huy động vốn, chất lượng dịch vụ, quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh.
Giai đoạn 2007 – nay: Chi nhánh liên tục hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh
doanh trên các chỉ tiêu chính như tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, lợi
nhuận… Bên cạnh việc kinh doanh hiệu quả, Chi nhánh còn được Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng như tham

gia cân đối huy động toàn ngành, triển khai thí điểm các công nghệ, sản phẩm
mới… và thay mặt Hội sở chính phục vụ các Tổng công ty lớn với các dự án,
chương trình trọng điểm quốc gia.
Sau hơn 5 năm hoạt động và phát triển không ngừng, Chi nhánh Đông Đô
được đánh giá cao trong công tác tài trợ nguồn vốn cho các chương trình kinh tế lớn
và trọng điểm của đất nước. Cùng với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, Chi nhánh Đông Đô đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển
nền kinh tế Hà Nội nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức – Chức năng các phòng ban.
Bộ máy hành chính của Chi nhánh BIDV Đông Đô được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức BIDV Đông Đô.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp.
*Ghi chú: Bắt đầu từ năm 2010, Phòng Thanh toán quốc tế được sát nhập và trở
thành một tổ trực thuộc Phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp.
 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh BIDV Đông Đô: Chi nhánh cung
cấp các dịch vụ như một NHTM chuyên doanh, kinh doanh đa năng trên lĩnh vực
tiền tệ, là nơi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, thử nghiệm các nhiệm vụ đặc biệt
của hệ thống BIDV, kinh doanh dựa trên các quy định của pháp luật, của NHNN và
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
Giám
đốc
Chi
nhánh
Phó
giám

đốc 1
P.
Quả
n trị
tín
dụn
g
P.
Gia
o
dịch
khá
ch
hàn
g
doa
nh
nghi
ệp*
P.
Gia
o
dịch
khá
ch
hàn
g cá
nhâ
n
P.

Quả
n lí

dịch
vụ
kho
quỹ
P.
Tài
chín
h kế
toán
P
.

K
ế

h
o

c
h

t

n
g

h


p
P
.

T


c
h

c

h
à
n
h

c
h
í
n
h
P
.

Q
u

n


l
í

r

i

r
o
Phó
giám
đốc 2
P
.

Q
u
a
n

h


k
h
á
c
h


h
à
n
g

1
,

2
,

3
T


đ
i

n

t
o
á
n
P
G
D

1
,


2
,

4
,

5

v
à

Q
T
K

9
,

1
7
,

1
9
,

2
2
,


2
5
4
Chuyên đề tốt nghiệp
hướng dẫn của BIDV. Bên cạnh việc kinh doanh có hiệu quả, an toàn và có lãi, Chi
nhánh Đông Đô còn được BIDV giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng như tham gia
cân đối huy động vốn toàn ngành, triển khai thí điểm các sản phẩm mới, công nghệ
mới… và thay mặt Hội sở chính phục vụ các Tổng công ty lớn với các dự án,
chương trình trọng điểm quốc gia. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chi
nhánh đã tổ chức bộ máy nhân sự với những phòng ban có nhiệm vụ, chức năng
riêng biệt nhưng hoạt động gắn bó mật thiết với nhau như sau:
 Giám đốc: Là đại diện theo pháp luật của Chi nhánh, điều hành hoạt động
của Chi nhánh, có trách nhiệm: Nhận vốn và các nguồn lực khác do BIDV chuyển
giao để quản lí, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ do BIDV giao. Xây dựng chiến
lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm. Điều hành hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả kinh doanh và kết quả
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
 Phó giám đốc: Theo quy định của BIDV, giúp việc cho Giám đốc điều
hành Chi nhánh có thể có tối đa 3 Phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy
quyền của Giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc BIDV bổ nhiệm. Các Phó giám
đốc phụ trách một số công việc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban thuộc cơ cấu
tổ chức của Chi nhánh.
 Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp và Phòng Giao dịch khách
hàng cá nhân: được tách ra từ phòng Dịch vụ khách hàng cũ. Hiện nay hai phòng
chịu trách nhiệm về các đối tượng khách hàng khác nhau nhưng nhiệm vụ chính của
từng phòng về cơ bản là như nhau, đó là: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch
với khách hàng; thực hiện, xử lí, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với
khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao
dịch, đảm bảo an toàn về tiền vốn, tài sản của Ngân hàng và khách hàng; đề xuất

tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân
hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng…
 Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị
nghiệp vụ tín dụng (cho vay, mở L/C, chiết khấu, bảo lãnh) đối với khách hàng;
thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng
Quan hệ khách hàng; tiám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín
dụng; đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài
sản đảm bảo nợ; quản lí thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
5
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng theo quy định…
 Phòng Tài chính kế toán: Quản lí và thực hiện công tác hạch toán kế toán
chi tiết và kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm, kiểm tra định kì hay đột
xuất, đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao
dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lí và giám sát tài chính; đề xuất tham
mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế
toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lí tài sản, định mức và quản lí tài chính…
 Phòng Quản lí và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về
quản lí kho tiền và quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng và của khách hàng; thực hiện các
nghiệp vụ về quỹ (thu/chi, xuất/nhập); thực hiện các giao dịch thu-chi tiền mặt phục
vụ khách hàng theo quy định; đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các
biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển dịch vụ
về kho quỹ…
 Phòng Kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm về một số công tác của chi
nhánh như công tác kế hoạch – tổng hợp; công tác nguồn vốn; công tác pháp chế -
chế độ; làm nhiệm vụ thư kí cho Ban giám đốc: chuẩn bị tài liệu, tổng hợp về tình
hình hoạt động kinh doanh, tình hình chấp hành quy chế điều hành của các đơn vị
phục vụ các cuộc họp giao ban của Ban giám đốc…

 Phòng Tổ chức – hành chính: Chịu trách nhiệm về một số công tác của
Chi nhánh như: công tác tổ chức – nhân sự; công tác hành chính; công tác quản trị
hậu cần…
 Phòng Quản lí rủi ro: Chịu trách nhiệm một số công việc của Chi nhánh
như: Công tác quản lí tín dụng; Công tác quản lí rủi ro tín dụng; Công tác quản lí
rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lí hệ thống chất
lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ, thường trực kiêm thư kí Hội đồng tín dụng,
Hội đồng xử lí rủi ro, Hội đồng bán nợ…theo quy định…
 Phòng Quan hệ khách hàng (có 03 phòng Quan hệ Khách hàng):
Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng áp dụng cho các khách hàng doanh nghiệp, các sản phẩm bán lẻ cho đối tượng
khách hàng cá nhân; lập và triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, kinh
doanh và các giải pháp marketing; trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và
đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lí tình hình hoạt động của khách hàng…
 Tổ điện toán: Là đơn vị đầu mối quản lí, tư vấn, giúp việc cho Giám đốc
trong lĩnh vực CNTT tại Chi nhánh, hỗ trợ các phòng tổ tại Chi nhánh trong việc sử
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
6
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng các thiết bị tin học và các ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị hệ thống mạng,
đường truyền, thiết bị tin học, đầu mối tập hợp các yêu cầu và lập kế hoạch mua sắm
thiết bị tin học cho Chi nhánh, thực hiện lưu trữ hồ sơ liên quan theo quy định…
 Các Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm: Thực hiện các biện pháp phát triển
kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng; tham
mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách phát
triển khách hàng, quy trình/quy định nghiệp vụ phù hợp với điều kiện hoạt động của
đơn vị, đề xuất xếp loại khách hàng, hạn mức giao dịch đối với từng khách hàng,
các chính sách áp dụng tương ứng… Chịu trách nhiệm thực hiện marketing, tiếp
nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Đối với một NHTM thì yếu tố tiền đề cho sự tồn tại và phát triển là hoạt động
huy động vốn. Bằng những chính sách điều chỉnh lãi suất linh hoạt với những hình
thức huy động phong phú, BIDV Đông Đô đã góp phần quan trọng giúp tăng trưởng
nguồn vốn giúp BIDV điều hòa vốn cho các Chi nhánh khác đầu tư thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch chung toàn ngành và các chương trình đầu tư của Chính phủ. Tình
hình huy động vốn của Chi nhánh được biểu hiện qua bảng:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010.
Đơn vị: tỉ đồng.
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Huy động vốn cuối kì 2107 2566 2970 4120 5153
2 Theo loại hình huy động
Huy động TCKT 632.1 1026 1455.3 2646 3552
Huy động dân cư 1474.9 1539.53 1514.7 1554 1601
3 Theo loại tiền tệ
VNĐ 1432.8 1924.41 2405.7 3612 4501
Ngoại tệ 674.2 641 564.3 588 652
4 Theo thời gian huy động
Dưới 1 năm 1011.4 1590.85 2168.1 3402 4369
Trên 1 năm 1095.6 975 801.9 798 784
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Huy động vốn của Chi nhánh BIDV Đông Đô bao gồm việc nhận tiền gửi
bằng tiền đồng và bằng ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn, đây
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
7
Chuyên đề tốt nghiệp
cũng được coi là một thế mạnh của ngân hàng so với các ngân hàng trong nước.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã giữ nhịp tăng trưởng nguồn vốn ổn định, trung

bình 24%/năm, nhờ đó duy trì thị phần vốn có của Chi nhánh trên địa bàn và trong
tổng huy động vốn của hệ thống BIDV. Đến cuối năm 2010 nguồn vốn huy động
đạt 5153 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2009, và gấp 7 lần so với khi mới thành lập
(năm 2004), đây là một kết quả rất khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thời
kì hậu khủng hoảng.
Chi nhánh có một nguồn huy động ổn định từ dân cư cùng với sự gia tăng
ngày càng mạnh mẽ nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp (trung bình 60%/năm) cho
thấy sức tăng trưởng bền vững của Chi nhánh đã tạo được lòng tin trong cộng đồng
dân cư trên địa bàn và thu hút được ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế.
Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi thuần túy mà bất cứ NHTM nào
cũng có thì những năm gần đây Chi nhánh đã chú trọng đa dạng hóa các hình thức
huy động theo các hướng:
- Mở rộng hình thức huy động tiền gửi có kì hạn của tổ chức, tiết kiệm có kì
hạn của dân cư theo nhiều kì hạn khác nhau với hình thức trả lãi linh hoạt. Với sản
phẩm rút gốc linh hoạt, khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi tăng dần theo thời
gian thực gửi (trước đây với sản phẩm này khách hàng rút trước chỉ được hưởng lãi
suất không kì hạn).
- Triển khai huy động tiết kiệm dự thưởng hàng năm tập trung vào đối tượng
khách hàng dân cư theo loại tiền VNĐ, USD với cơ cấu giải thưởng lớn: xe
Mercedes hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng, xe máy Piaggio Vespa, tivi LCD Sam
Sung… cùng nhiều sản phẩm huy động khác như: tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm
rút dần…
Trong những năm qua với việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu tình hình
hoạt động của các ngân hàng trên cùng địa bàn, theo sát những biến động về lãi suất
trên thị trường trong nước và quốc tế, phân tích những ảnh hưởng của nó tới tình
hình huy động vốn, từ đó Chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất huy
động vốn thích hợp, sát với diễn biến thị trường, thực hiện các chương trình khuyến
mại, tặng quà khách hàng, soạn thảo các tài liệu về sản phẩm gửi tới các bộ phận
giao dịch để tư vấn khách hàng Chính sự nhanh nhạy, linh hoạt và kịp thời trong
công tác điều chỉnh lãi suất, cho ra đời các sản phẩm mới để mang những dịch vụ

SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
8
Chuyên đề tốt nghiệp
ngày càng tốt hơn đến với khách hàng, Chi nhánh đã hoàn thành tốt mọi kế hoạch
được giao và đạt được sự tăng trưởng tương đối bền vững.
1.1.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng.
Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện qua bảng các chỉ
tiêu sau:
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010.
Đơn vị: tỉ đồng.
STT Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Dư nợ tín dụng 1387 2076 2320 2630 2892
Ngắn hạn 731 1163 1144 1262.4 1568
Trung, dài hạn TM 656 914 1176 1367.6 1238
2 Dư nợ theo loại tiền VNĐ 1085 1599 1780 1919.9 2399
3 Dư nợ tín dụng bình quân 960 1765 2250 2235.5 2893
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Qua bảng trên ta thấy Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2006-2010 tăng
trưởng khá cao, bình quân 20.1%/năm. Tuy nhiên ba năm trở lại đây, tăng trưởng

dư nợ tín dụng toàn Chi nhánh không cao, năm 2008 tăng trưởng 11.7%, 2009 là
13.3%, 2010 chỉ 10%.
Các khoản tín dụng ngắn hạn và các khoản trung, dài hạn đều tăng trưởng khá
chậm nhưng các khoản ngắn hạn tăng trưởng 21%/năm cao hơn so với mức tăng
17%/năm của các khoản trung và dài hạn. Năm 2010, các khoản tín dụng trung, dài
hạn giảm đáng kể (giảm 10%) trong khi các khoản ngắn hạn tăng trưởng với mức
cao (tăng 24%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những
áp lực về lãi suất, các doanh nghiệp đi vay đã vô cùng thận trọng trong các quyết
định của mình, tập trung vào các dự án sản xuất – kinh doanh ngắn hạn, tạm dừng
các dự án trung hạn. Mặt khác, Chi nhánh cũng phải cẩn trọng trong các quyết định
cho vay, bởi chi phí sử dụng vốn vay của Chi nhánh hay nói cách khác là lãi suất
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
9
Chuyên đề tốt nghiệp
huy động vốn đã cao hơn rất nhiều do ảnh hưởng của lạm phát, do đó các khoản cho
vay ngắn hạn ở một vài khía cạnh có thể xem là an toàn hơn.
Tăng trưởng dư nợ tiền đồng bình quân đạt 21.9%/năm, thấp hơn mức tăng
trưởng tín dụng toàn Chi nhánh. Riêng năm 2010 tốc độ tăng 25% lại lớn hơn khá
nhiều so với mức 10% là mức tăng của toàn Chi nhánh, lí giải điều này có thể là do
năm 2010, tỉ giá đô la Mỹ biến động rất bất thường, thậm chí đi ngược với xu
hướng chung toàn thế giới khiến cho các giao dịch thị trường bằng đô la Mỹ có
phần thuyên giảm.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng đối tượng cho vay
tới các thành phần kinh tế, không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước mà
còn hướng tớ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt
động hiệu quả. Nhờ vậy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng đã đạt được những
kết quả khả quan với sự tăng trưởng không ngừng dư nợ tín dụng và sự kiểm soát
chặt chẽ dư nợ.
1.1.3.2. Hoạt động dịch vụ.

Tình hình hoạt động dịch vụ của Chi nhánh thể hiện ở sự tăng trưởng của Thu
dịch vụ ròng qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỉ đồng.
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã nỗ lực tăng trưởng các hoạt động dịch
vụ, theo đó phát triển các sản phẩm truyền thống và kiến tạo những sản phẩm mới,
ngày càng đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhờ sự đầu tư trong công tác nghiên cứu và phát triển dịch vụ, dòng thu dịch
vụ ròng của Chi nhánh luôn có những bước tăng trưởng đáng kể, tăng trưởng thu
dịch vụ ròng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 47.2%/năm. Năm 2006, chỉ tiêu
này mới chỉ đạt mức 8.1 tỉ đồng, nhưng đến năm 2010 con số này đã lên đến 38 tỉ,
tăng trưởng 370% sau 5 năm và tăng 35.7% so với năm 2009, đạt mức thu cao nhất
từ trước đến nay.
Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh bao gồm: các sản phẩm thẻ đa dạng,
phục vụ mọi đối tượng khách hàng; các sản phẩm thanh toán trong và quốc tế… bên
cạnh đó là các dịch vụ tiện ích xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại…
được cung ứng đến khách hàng rất nhanh chóng và thuận tiện bằng các giao dịch
được thực hiện 100% qua máy với mô hình giao dịch một cửa, là điểm sáng thu hút
khách hàng đến với Chi nhánh.
Có thể nói hoạt động dịch vụ của Chi nhánh đang đi theo chiều hướng tốt, phát
triển về cả chất và lượng, được khách hàng tin tưởng và ưa dùng, tạo ra nguồn thu
tăng trưởng ổn định cho Chi nhánh.
1.1.4. Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Chi nhánh đã nỗ lực không ngừng và tạo được những kết quả kinh doanh ổn
định và tăng trưởng mạnh mẽ về cả chất và lượng, đặc biệt là trong 5 năm gần đây,

thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỉ đồng.
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Thu dịch vụ ròng 8.1 16 30 28 38
2 Chênh lệch thu chi 37 70 86 70 84
3 LN trước thuế 25.9 40 66 60 82.8
4 LN trước thuế/người 0.2 0.3 0.45 0.38 0.53
5 LN sau thuế 18.648 28.8 47.52 43.2 59.616
6 ROA (%) 0.85 1.06 1.51 1.03 1.11
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Qua bảng trên ta thấy, tất cả các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của BIDV Đông
Đô có xu hướng tăng qua các năm phản ánh sức tăng trưởng bền vững của Chi
nhánh, ngoại trừ năm 2009 bởi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
11
Chuyên đề tốt nghiệp
bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và gây ra những hệ quả phản ánh rõ
ràng trên các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là giới Ngân hàng – Tài Chính. Năm 2010 là
một năm thành công của Chi nhánh khi thu dịch vụ ròng đạt 38 tỉ đồng, tăng 35.7%
so với năm 2009, đây là khoản thu quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng lợi
nhuận trước và sau thuế (tăng 38% so với năm 2009) của Chi nhánh, đây là những
doanh số hoàn thành vượt mức kế hoạch và đạt cao nhất từ trước đến nay.
Với sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, BIDV
Đông Đô đã không ngừng nỗ lực tăng cường cả số lượng (năm 2010 là 156 người)
và chất lượng nguồn nhân lực. Đó là những cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu, có
kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác với hơn 80% cán bộ tốt nghiệp Đại học và
20% có trình độ trên Đại học đã hoạt động thật sự hiệu quả với năng suất lao động
cao (tăng trưởng bình quân 46%/năm) với mức cao nhất là năm 2010 lợi nhuận

trước thuế đạt 0.53 tỉ đồng/người.
Như vậy, các hoạt động của BIDV Đông Đô đã đạt được những kết quả khả
quan, do thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các nghiệp vụ ngân hàng trên tất cả các
mặt, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả cho hoạt động tín dụng nói riêng và cho tất
cả các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh nói chung.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô.
1.2.1. Mục đích, căn cứ thẩm định dự án đầu tư.
1.1.1.2. Mục đích thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là nhiệm vụ tối quan trọng của bất kì một ngân hàng
nào trước khi ra quyết định tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Việc thẩm định dự án
giúp cho ngân hàng có được sự đánh giá đúng đắn về dự án xin vay vốn, khắc phục
tính chủ quan của người soạn thảo, phát hiện và bổ sung những thiếu sót trong từng
nội dung phân tích của dự án. Từ đó có thể khẳng định, việc thẩm định chính xác
một dự án đầu tư sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện đầu tư có hiệu quả, ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Có thể chỉ ra những
mục đích cơ bản của công tác thẩm định của tại Chi nhánh Đông Đô là:
- Thẩm định giúp cho Chi nhánh lựa chọn được dự án hiệu quả, có khả năng
trả nợ để tiến hành tài trợ vốn. Công tác thẩm định tại Chi nhánh là việc xem xét,
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
12
Chuyên đề tốt nghiệp
đánh giá dự án đầu tư mà khách hàng để nghị vay vốn. Đầu tư tín dụng là hoạt động
đầu tư phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quả của hoạt động đầu tư tín dụng gắn
liền với hiệu quả của các dự án cho vay. Vì thế, chủ đầu tư có dự án tốt, khả thi
được tài trợ vốn đồng nghĩa với việc ngân hàng đảm bảo an toàn cho đồng vốn
mình bỏ ra. Trong quá trình thẩm định, bằng việc tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả
của dự án sẽ là cơ sở tương đối vững chắc để xác định khả năng hoàn vốn, trả nợ
của dự án và chủ đầu tư. Từ đó, ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ cho những dự án
có khả năng hoàn trả cả vốn và lãi, đồng thời từ chối những dự án kém hiệu quả

không có khả năng hoàn trả.
- Thẩm định giúp Chi nhánh hạn chế được rủi ro. Trong kinh doanh, rủi ro là
điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với các NHTM. Do đó hạn chế rủi ro là
điều vô cùng quan trọng và quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Rủi ro trong quyết
định tài trợ vốn của ngân hàng không những chỉ liên quan đến bản thân tính hiệu
quả của dự án mà còn liên quan đến cả chủ đầu tư, nhiều chủ đầu tư cố tình không
trả nợ dù dự án đầu tư có hiệu quả. Để khắc phục tối đa các rủi ro này, ngân hàng
tiến hành thẩm định trên phương diện: hiệu quả dự án đầu tư và cả năng lực tài
chính, uy tín chủ đầu tư. Mặt khác, thẩm định giúp ngân hàng có thể phát hiện và bổ
sung các giải pháp cho chủ đầu tư nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai dự
án, hạn chế và giảm bớt các rủi ro.
- Thẩm định giúp ngân hàng đánh giá đúng tính hợp lí của các tài sản thế
chấp. Khi cho vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp thế chấp
tào sản để đảm bảo khoản tiền cho vay của mình được an toàn. Tuy nhiên trên thực
tế nhiều doanh nghiệp đưa ra các tài sản thế chấp có giá trị thực thấp hơn rất nhiều
so với giá trị ghi trong hồ sơ vay vốn. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng tiến
hành kiểm tra xem xét đánh giá lại tài sản thế chấp nhằm xác định tính hợp lí, hợp
lệ của tài sản, tránh những tranh chấp có thể xảy ra khi xử lí tài sản.
1.1.1.3. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư.
Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Đông Đô bao gồm 2 bộ phận:
Hồ sơ vay vốn của khách hàng, theo quy định do Hội sở chính Ngân hàng
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành, bao gồm:
(1) Hồ sơ pháp lí
Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách
hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: (Bản sao công chứng nhà nước)

• Quyết định thành lập (nếu có);
• Giấy đăng kí kinh doanh;
• Giấy phép hành nghề (nếu có);
• Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có);
• Điều lệ hoạt động (nếu có);
• Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;
• Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt
động theo luật Doanh nghiệp);
• Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với Doanh nghiệp liên doanh)
hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh;
• Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên
doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty
Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp
pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội
dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể);
• Có vốn điều lệ theo quy định;
• Chứng minh nhân dân của người đại diện vay vốn;
• Đăng kí mã số thuế;
• Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
(2) Hồ sơ khoản vay:
Hồ sơ, Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ:
• Đơn đề nghị vay vốn;
• Mục đích sử dụng vốn vay;
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
14
Chuyên đề tốt nghiệp
• Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;
• Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kì hạn trả nợ).
Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước

thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:
• Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;
• Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu
năm tài chính đến thời điểm vay vốn);
• Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu,
phải trả, tăng giảm tài sản cố định;
• Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh
doanh.
Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay:
• Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị
(trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) và hoặc tài sản hình thành từ
vốn vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 có thể được coi như là tài sản đảm
bảo. Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lí chứng minh quyền
sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại BIDV. Các giấy
tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm:
• Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
• Đối với động sản: Giấy đăng kí tài sản (như Đăng kí xe ô tô), Hoá đơn tài
chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận
về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp
dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản.
• Các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ,
quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ
các văn bản pháp lí khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền
khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có).
• Các giấy tờ khác: giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo
hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép
sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố thế chấp.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A

15
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ pháp lí, theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đang có hiệu lực tại thời điểm dự án
được thẩm định. Hiện nay các căn cứ đang có hiệu lực bao gồm:
• Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của nhà nước, của ngành, của địa phương.
• Hệ thống pháp luật và hệ thống các văn bản pháp luật chung gồm: luật dân
sự, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật lao động, luật môi trường, luật đất đai,
luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh bất động sản, luật thuế (thuế Thu nhập doanh
nghiệp và thuế VAT), luật khoáng sản, luật tài nguyên, luật các tổ chức tín dụng.
• Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lí chi phí đầu tư
xây dựng công trình và thông tư 04/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội
dung của nghị định 112.
• Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lí dự
án đầu tư xây dựng công trình và thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một
số nội dung trong nghị định 12.
• Một số thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của NHNN ban hành để quản
lí hoạt động của các NHTM, ví dụ: Thông tư 15/2010/TT-NHNN, 13/2009/TT-
NHNN, quyết định 1666/QĐ-NHNN, quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN Việt
Nam ban hành…
• Thông tư số 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lí cho phép đầu tư xây
dựng công trình.
• Một số văn bản do tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ban hành: quyết định 1124/2008/QĐ-TCVP, quyết định 3900/2009/QLRRTD3
• Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức đối với từng lĩnh vực cụ thể mà
dự án đầu tư có tham gia.
• Các quy ước, thông lệ quốc tế.
SV: Trần Thị Lệ Thu

Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
16
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô.
Phòng quan hệ khách hàng DN Phòng Quản trị tín dụng
Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
17
Khách
hàng
Tiếp thị và tiếp nhận các
nhu cầu về tín dụng từ
khách hàng
Phù hợp với các
chính sách và quy
định của BIDV
Thu thập, phân tích, thẩm
định khách hàng/ dự án. Lập
Báo cáo đề xuất tín dụng
Trình lãnh đạo
Trình PGĐ Quan hệ
khách hàng phê duyệt
Đề xuất tín dụng
Cán bộ quản lí rủi ro tiếp
nhận Hồ sơ và thực hiện
thẩm định rủi ro
Lập Báo cáo thẩm
định rủi ro

Trình lãnh đạo Phòng
kiểm soát
Trình PGĐ/GĐ Quản
lí rủi ro phê duyệt cấp
tín dụng

Không
Chuyên đề tốt nghiệp
(1)Tiếp thị khách hàng và nhận Hồ sơ dự án
Cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp xem xét hồ sơ dự án và
khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết liên quan đến dự
án theo đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên, trên cơ sở danh mục hồ sơ này và tiến
độ đầu tư dự án, Chi nhánh sẽ linh hoạt, xác định được những hồ sơ nào là cần thiết
trước mắt để thực hiện thẩm định dự án phục vụ cho việc phán quyết tín dụng tại
BIDV. Những tài liệu còn thiếu, cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp
tiếp tục hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn thiện bổ sung, cung cấp trước khi kí
Hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân vốn vay (nếu dự án được BIDV chấp
thuận cho vay).
(2)Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thẩm định
dự án sau khi nhận được hồ sơ dự án: Đánh giá đơn vị tư vấn lập dự án; Đánh giá
chung và thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, chấm điểm tín dụng khách
hàng; Thẩm định dự án: xem xét sơ bộ một số nội dung chính sau đó đi vào thẩm
định chi tiết
Sau khi đánh giá các nội dung thuộc trách nhiệm thẩm định của phòng mình,
cán bộ thẩm định lập Báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên lãnh đạo Phòng Quan hệ
khách hàng Doanh nghiệp kèm với Hồ sơ dự án để lãnh đạo thực hiện kiểm tra các
nội dung, ghi ý kiến và kí kiểm soát. Tiếp đó, Báo cáo đề xuất tín dụng này sẽ được
trình lên Phó giám đốc Quan hệ khách hàng để xin phê duyệt và chuyển tiếp cho bộ
phận Quản lí rủi ro để tiến hành thẩm định rủi ro.

(3)Thẩm định rủi ro dự án
Cán bộ Phòng Quản lí rủi ro tiếp nhận Hồ sơ cùng Báo cáo đề xuất tín dụng và
tiến hành thẩm định rủi ro các đề xuất tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro trình
lãnh đạo phòng mình. Lãnh đạo Phòng Quản lí rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát các
nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và kí kiểm soát để trình lên cấp
có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
(4)Phê duyệt cấp tín dụng
Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lí rủi ro sau khi xem xét hồ sơ được
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
18
Chuyên đề tốt nghiệp
trình lên và quyết định có cấp tín dụng cho dự án hay không. Báo cáo đề xuất tín dụng
được phê duyệt phải đảm bảo hồ sơ có đầy đủ chữ kí của Phó giám đốc phụ trách Quan
hệ khách hàng và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lí rủi ro tín dụng.
1.2.3. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh BIDV Đông Đô.
Chi nhánh đang hoạt động rất sôi nổi với tư cách của một NHTM nói chung và
trong lĩnh vực đầu tư dự án nói riêng, thể hiện rõ ở sự tăng trưởng ổn định của số dự
án đến xin vay cũng như số dự án được phê duyệt cho vay.
Bảng 4: Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Đông Đô.
Năm 2007 2008 2009 2010
Số lượng dự án:
Số dự án thẩm định
Số dự án cho vay
60
57
65
54
69
66

73
72
Tỉ lệ số dự án cho vay/số dự án thẩm
định
95% 83,1% 95,7% 98,6%
Tổng nguồn vốn (triệu đồng):
Tổng vốn thẩm định
Tổng vốn cho vay
1.067.670
989.730
1.157.367
950.688
1.152.474
1.121.357
1.250.177
1.237.676
Tỉ lệ số vốn cho vay/số vốn thẩm định 92,7% 82,1% 97,3% 99%
Nguồn: Số liệu tổng hợp – Phòng Quản lí rủi ro.
Ngay cả trong thời kì khủng hoảng kinh tế (cuối 2007 – đầu 2009), số lượng
dự án được Chi nhánh tiếp nhận thẩm định và cho vay vẫn duy trì ở mức ổn định.
Tuy số dự án và tổng vốn cho vay dự án có giảm vào năm 2008 nhưng không phải
do công tác thẩm định không tốt mà là do nguyên nhân khách quan từ phía thị
trường, nền kinh tế khủng hoảng dẫn tới hầu hết các lĩnh vực đầu tư đều khó khăn
trong việc duy trì hiệu quả vốn có của nó. Đây là thời điểm mà Chi nhánh phải thực
hiện theo yêu cầu của Hội sở và cũng là xu hướng của thị trường tín dụng lúc bấy
giờ, đó là thắt chặt tín dụng, giảm đầu tư cho các dự án có quy mô lớn mà hiệu quả
đạt được không thật sự chắc chắn hoặc không cao.
SV: Trần Thị Lệ Thu
Lớp: Kinh tế đầu tư 49A
19

×