Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.6 KB, 72 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Đã 4 năm kể từ khi gia nhập WTO tháng 1 năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã
bước vào giai đoạn hội nhập sâu. Các doanh nghiệp sản xuất điện tử trong nước phải
đối mặt với khó khăn không cân sức chưa từng có, bắt buộc cạnh tranh với hàng điện
tử tin học, điện lạnh…nhập khẩu nguyên chiếc với mức thuế suất bảo hộ thấp. Nhận
thức sâu sắc vấn đề đó, sau khi cổ phần hóa, Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học
Việt Nam đã đầu tư duy trì ở mức hợp lý sản xuất sản phẩm truyền thống, thương hiệu
quen thuộc Viettronics đem lại lợi nhuận ổn định, đồng thời tăng cường đầu tư sản xuất
những sản phẩm mới, giá trị gia tăng nội địa và hàm lượng công nghệ tích tụ cao hơn.
Bên cạnh đó, Tổng công ty (TCT) còn mở rộng hoạt động đầu tư sang các lĩnh vực
khác như bất động sản, xây dựng, giáo dục - đào tạo. Hoạt động đầu tư của TCT rất đa
dạng, đòi hỏi phải tiến hành đầu tư theo dự án thì mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy,
công tác lập dự án đang được coi là nhiệm vụ quan trọng và điển hình của TCT. Trong
thời gian vừa qua, các dự án của TCT ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và quy
mô đầu tư. Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu phát triển, TCT cần
nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam, dưới
sự hướng dẫn của TS. Trần Mai Hương và các anh, chị trong Ban Kế hoạch – Đầu tư,
em đã tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án tại TCT và hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần điện tử
và tin học Việt Nam”
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có hai chương:
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ phần điện tử và
tin học Việt Nam


Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty cổ
phần điện tử và tin học Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu, em đã cố gắng tìm hiểu các khía cạnh của công tác
lập dự án tại TCT, tuy vậy vẫn không tránh được sai sót. Em mong sự góp ý của thầy,
cô và các bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Mai Hương cùng tập thể Ban Kế hoạch –
Đầu tư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
1.1.Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt
Nam (VEIC)
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VEIC
Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam
Với tên giao dịch tiếng Anh là: Vietnam Electronics And Informatics Joint –
Stock Corporation.
Viết tắt là: VEIC
Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước
đã được cổ phần hóa và do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hơn 80,09%, hiện đang
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực điện tử, tin học được thành lập từ năm 1970 và có
quyết định thành lập lại số 249QĐ/ TCNĐT, ngày 25/5/1993 của Bộ công nghiệp và cổ
phần hóa theo quyết định số 2511/QĐ/BCN, ngày 14/9/2006.Tổng công ty có trụ sở
chính tại 15 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Tổng công ty là một trong những nhà sản xuất và cung cấp lớn nhất Việt Nam
trong lĩnh vực điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, điện tử y tế, viễn thông, môi
trường, an ninh quốc phòng…và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về công
nghệ thông tin, chuyên cung cấp thiết bị, giải pháp hệ thống, phần mềm…cho các dự

án công nghệ thông tin trong phạm vi toàn quốc và một số nước trên thế giới.
Tiền thân của TCT là phòng nghiên cứu điện tử thuộc Bộ cơ khí và luyện kim
(nay là Bộ Công thương), được thành lập tháng 10/1970, với gần 200 kỹ sư, cán bộ kỹ
thuật ngành điện tử tốt nghiệp các trường đại học trong nước và nước ngoài.
Từ 1971 – 1975, phòng nghiên cứu điện tử đã thực hiện nhiều công trình nghiên
cứu ứng dụng kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo linh kiện, vật liệu. Sau tháng 5/1975,
phòng đã chi viện số lớn cán bộ cho các cơ sở công nghiệp điện tử vừa được tiếp quản
ở phía Nam. Số cán bộ còn lại tiếp tục xây dựng và phát triển phòng nghiên cứu điện tử
trở thành một cơ sở nghiên cứu ứng dụng của Bộ cơ khí và luyện kim.
Năm 1980, trên cơ sở các xí nghiệp của điện tử của Bộ cơ khí và luyện kim trong
cả nước, Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ đã quyết định thành lập Liên hiệp các xí
nghiệp điện tử trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim. Liên hiệp này có trụ sở tại TP.Hồ
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Chí Minh.
Từ 1980 – 1984, Liên hiệp các xí nghiệp điện tử đã củng cố, ổn định sản xuất và
đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Sản phẩm nghe
nhìn thương hiệu Viettronics của các xí nghiệp thành viên đã trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng trong cả nước. Liên hiệp đã đầu tư các dây chuyền sản xuất điện trở, tụ
hóa, mạch in của Pháp, Ý. Ngoài ra còn sản xuất được tụ xoay, chuyển mạch, chiết áp
cung cấp cho các xí nghiệp trong nước và xuất khẩu sang các nước XHCN cũ.
Năm 1984, để tiện quản lý và tập trung lực lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành điện tử và kỹ thuật tin học, Nhà nước đã quyết định thành lập Tổng cục điện tử
và kỹ thuật tin học trực thuộc Hội đồng bộ trưởng. Sau gần 4 năm hoạt động, do nhiều
nguyên nhân, năm 1988, Tổng cục điện tử và kỹ thuật tin học giải thể.
Năm 1988, trên cơ sở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ của Tổng
cục điện tử và kỹ thuật tin học, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định thành lập
Liên hiệp điện tử - tin học Việt Nam. Từ năm 1988 – 1994, Liên hiệp đã hoạt động
khởi sắc và có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đẩy mạnh lắp ráp

Tivi, Đài từ bộ linh kiện nhập ngoại.
Ngày 27/10/1995, Tổng công ty điện tử và tin học Việt Nam được thành lập theo
mô hình Tổng công ty 90 trên cơ sở Liên hiệp điện tử - tin học Việt Nam trực thuộc bộ
Công nghiệp nặng. TCT là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
điện tử và tin học tại Việt Nam hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là: điện tử dân dụng,
điện tử chuyên dụng và công nghệ thông tin với 13 doanh nghiệp thành viên, doanh thu
hàng năm khoảng 100 triệu USD, gia công xuất khẩu đạt khoảng 30 triệu USD/năm.
TCT đã hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều hãng điện, tử tin học nổi
tiếng trên thế giới. TCT đã thành lập 6 liên doanh với nước ngoài, kinh doanh các
ngành hàng điện tử dân dụng, điện tử y tế, phụ tùng, nhựa…Ngoài ra, TCT còn tham
gia thành lập một số công ty cổ phần và một trung tâm nghiên cứu ứng dụng tin học.
TCT có mạng lưới tiêu thụ dịch vụ trên cả nước.
Tháng 5 /2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định cho phép tiến hành Cổ
phần hóa thí điểm 5 doanh nghiệp nhà nước ở mức Tổng công ty trong đó có Tổng
công ty Điện tử và Tin học Việt Nam. Ngay sau đó đề án Cổ phần hoá đã được gấp rút
xây dựng để trình Chính phủ. Đề án này đã được Thủ tướng phê duyệt vào ngày
07/01/2005.
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Ngày 21/11/2006, tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà nội và Trung tâm
giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt nam đã
thực hiện thành công phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu tiên ra bên ngoài.
Ngày 03/02/ 2007, đại hội cổ đông lần thứ nhất, đồng thời là đại hội cổ đông
thành lập Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam đã được tổ chức thành
công tại Hà Nội.
Ngày 01/03/2007, TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT
NAM chính thức đi vào hoạt động với giấy phép kinh doanh và con dấu mới.
Hiện nay, TCT đang theo đuổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Khu
công nghệ cao Hòa Lạc và các khu công nghiệp khác tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM

nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của mình trong việc xây dựng ngành công nghiệp
điện tử, tin học – ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của VEIC
Với mô hình tổ chức hoạt động công ty mẹ - công ty con, cơ cấu tổ chức của
Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam được thể hiện ở sơ đồ sau:
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của VEIC
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư
C
5
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Thư ký
Đại hội đồng cổ đông
Ban TCLĐ
Văn phòng TCT
Ban KHĐT
Ban TCKT
Ban KDCN
VPDD tại
TP.HCM
Các đơn vị có vốn góp
chi phối của TCT
CTCP
Viettronic
Đống Đa
CTCP máy
tính và truyền

thông Việt
CTCP điện
tử Thủ Đức
CTCP điện tử
Bình Hòa
CTCP điện
tử Tân Bình
CTCP điện tử
Biên Hòa
CTCP CNTT
Genpacific
CTCP Viettronic
công trình
CTCP Viettronic
công nghiệp
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
khác
Ban Tổng Giám Đốc
Các đơn vị có vốn góp không chi
phối của TCT
CTCP
điện tử
Hải
Phòng
CTCP
dịch vụ
điện tử
Việt
CTCP
XNK điện

tử Việt
CTCP CK
điện tử
Phú Thọ
Hòa
CTCP
máy tính
Việtn am
CTCP
DDTTHV
T Nghệ
An
Các Ban nghiệp
vụ
Trường CĐCN
Viettronics
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
1.1.2.1. Bộ máy tổ chức TCT
Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Các phòng - ban trực thuộc:
- Ban kế hoạch đầu tư
- Ban tài chính kế toán
- Ban phát triển kinh doanh và công nghệ
- Ban tổ chức lao động và đào tạo
- Ban phát triển sản phẩm
- Các ban điều hành dự án SX-KD trực thuộc.
- Các ban điều hành dự án nghiên cứu phát triển (đối với sản phẩm quan
trọng)
- Các ban điều hành dự án đầu tư xây dựng (theo các dự án đầu tư xây dựng).

1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
- Văn phòng TCT:
Thực hiện công tác quản lý hành chính, lễ tân; quản trị; thông tin liên lạc,
chuẩn bị điều kiện để hội đông quản trị và tổng giám đốc điều hành có hiệu quả.
Quản lý tài cơ quan công ty
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về công tác thi đua khen thưởng trong
toàn tổng ty.
- Ban Kế hoạch - Đầu tư:
Tham mưu giúp lãnh đạo TCT về kế hoạch và đầu tư.
Quản lý công tác kế hoạch, đầu tư của công ty.
Tham mưu giúp lãnh đạo trong công tác lập kế hoạch, đầu tư, thống kê, đề
xuất biện pháp thực hiện kế hoạch đầu tư.
- Ban tài chính – kế toán:
Tham mưu giúp lãnh đạo TCT về việc quản lý và sử dụng tài sản của TCT
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp nhằm mang lại
hiệu quả cao.
Tham mưu cho lãnh đạo TCT xây dựng cơ chế chính sách, đề ra những biện
pháp để khai thác, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn.
Đầu mối quyết mọi vấn đề liên quan đến quản lý tài chính - kế toán của các
đơn vị thành viên và của TCT.
Hướng dẫn phổ biến, kiến nghị về chế độ chính sách liên quan đến công tác tài
chính kế toán cho các đơn vị thành viên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Ban tổ chức – lao động - đào tạo:
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Tham mưu cho lãnh đạo TCT về công tác tổ chức; công tác cán bộ; công tác
lao động – tiền lương; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; công tác thanh tra, kiểm
tra trong TCT.
Quản lý hồ sơ nhân sự cán bộ công nhân viên cơ quan TCT và người đại diện

phần vốn góp của TCT tại các doanh nghiệp khác
Tham mưu cho lãnh đạo TCT xây dựng cơ chế, quy định chức năng nhiệm vụ
của các đơn vị trực thuộc.
Là đầu mối giúp lãnh đạo TCT trong công tác an ninh trật tự.
- Ban khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế:
Tham mưu giúp lãnh đạo TCTquản lý công tác khoa học, công nghệ và chất
lượng sản phẩm.
Tham mưu giúp lãnh đạo TCT quản lý và điều hành hoạt động khoa học công
nghệ và hợp tác quốc tế: xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ của
TCT, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ áp dụng khoa học công nghệ
hàng năm và dài hạn của TCT.
Tham mưu phát triển các dự án mới, sản phẩm mới, hợp tác quốc tế, liên
doanh, liên kết.
Đầu mối theo dõi, đề nghị về sở hữu trí tuệ, về bản quyền đối với các đơn vị
và cơ quan nhà nước.
1.1.2.3. Các công ty thành viên của TCT
•Các công ty trực thuộc VEIC có vốn góp chi phối
- Công ty CP Viettronics Thủ Đức. Liên doanh Toshiba
- Công ty CP Viettronics Đống Đa. Công ty TNHH 1 thành viên: công ty điện
tử y tế Medda
- Công ty CP Viettronics Bình Hòa. Công ty thành viên: công ty cổ phần Bình Minh
- Công ty CP Viettronics Tân Bình. 3 liên doanh cổ phần (Sony, JVC, Vitek)
và 3 công ty TNHH 1 thành viên.
- Công ty CP Công nghệ thông tin Genpacific. 2 công ty thành viên: Gen –
soft, Gen – sys
- Công ty CP Điện tử Biên Hòa
- Công ty CP Máy tính và Truyền thông Việt Nam. 2 công ty thành viên
- Công ty CP Dịch vụ Điện tử Việt
•Các công ty trực thuộc VEIC có vốn góp không chi phối
- Công ty CP XNK Điện tử Việt

- Công ty cổ phần cơ khí điện tử Phú Thọ Hòa
- Công ty CP điện tử Hải Phòng
- Công ty CP máy tính Việt Nam
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
- Công ty CP điện tử - truyền hình – viễn thông Nghệ An
•Các đơn vị liên doanh
- Công ty Điện tử y tế kỹ thuật cao AMEC
- Trung tâm hội tụ đa phương tiện
•Các đơn vị phụ thuộc
- Trung tâm công nghệ và giải pháp:
Phòng: Điện – Tự động hóa
Phòng: Điện tử - Viễn thông
Phòng: Công nghệ cơ khí
Phòng: Quản lý dự án
Phòng: Dịch vụ kỹ thuật
Phòng: Tổng hợp
- Trung tâm kinh doanh và thị trường:
Phòng: Kinh doanh thiết bị tin học
Phòng: Kinh doanh thiết bị khác
Phòng: Kinh doanh dự án
Phòng: Phân phối sản phẩm
1.1.3. Năng lực hiện có của TCT
Sau khi hoàn tất các thủ tục về việc cổ phần hóa, Tổng công ty điện tử và tin
học Việt Nam được các cơ quan nhà nước cho phép đại hội cổ đông vào ngày
3/2/2007. Tổng công ty cổ phần và điện tử tin học Việt Nam được sở kế hoạch đầu
tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103016007 ngày
28/2/2007. Vốn điều lệ là 438 tỷ đồng chia làm 43.800.000 cổ phần trong đó:
- Cổ đông nhà nước giữ 38.529.750 cổ phần chiếm 87, 97%.

- Cổ đông là CBCNV Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam giữ
96.350 cổ phần chiếm 0, 22%.
- Các cổ đông khác là các tổ chức và cá nhân ngoài Tổng công ty giữ
5.173.900 cổ phần chiếm 11, 81%.
Tổng công ty có 14 công ty hạch toán độc lập và 1 trường cao đẳng hạch
toán phụ thuộc
Bảng 1.1: Năng lực tài chính Công ty con của VEIC
Công ty Vốn điều lệ
( tỷ VNĐ)
Tỷ lệ lợi ích và biểu
quyết của VEIC (%)
CTCP Viettronics Đống Đa 22 51,07
CTCP Điện tử Thủ Đức 69 97,01
CTCP Điện tử Bình Hòa 29 51
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
CTCP CNTT Genpacific 25 51
CTCP Điện tử Tân Bình 110 55,99
CTCP Điện tử Biên Hòa 60 51
CTCP Máy tính và truyền thông Việt 6 51
Nguồn: Hồ sơ năng lực của VEIC
Bảng 1.2: Năng lực tài chính Công ty liên kết của VEIC
Công ty Vốn điều lệ
(tỷ VNĐ)
Tỷ lệ lợi ích và biểu
quyết của VEIC (%)
CTCP xuất nhập khẩu Điện tử Việt 22 48,29
CTCP Dịch vụ điện tử Việt 6 43,33
CTCP cơ khí Điện tử Phú Thọ Hòa 3 35,68

CTCP máy tính Việt Nam 3 28,5
CTCP điện tử Hải Phòng 6 31,11
Nguồn: Hồ sơ năng lực của VEIC
Ngoài các công ty con và công ty liên kết trên, còn có công ty liên doanh
Điện tử y tế kỹ thuật cao AMEC với vốn pháp định là 400.000 USD và tỷ lệ biểu
quyết của VEIC là 49%.
Về cơ cấu sử dụng vốn: Đầu tư tại các công ty con: 283.503.243.597 đồng
chiếm 64, 8% vốn điều lệ. Tại tổng công ty: 154.496.000.000 đồng chiếm 35, 2%
vốn điều lệ.
Tổng số lao động hiện có là 2.100 lao động trong đó trong lĩnh vực sản xuất là
1.975 lao động, trong lĩnh vực kinh doanh là 125 lao động.
1.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VEIC
1.1.4.1. Các hoạt động chính
•Hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Lĩnh vực điện tử dân dụng và máy tính: các công ty thành viên thực hiện.
- Lĩnh vực điện tử y tế: Trung tâm công nghệ và giải pháp, Công ty liên doanh
AMEC, CTCP Viettronics Đống Đa, Công ty TNHH 1 thành viên Điện tử tế
Medda.
- Lĩnh vực thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm: Trung tâm công nghệ và
giải pháp, Trung tâm Kinh doanh và Thị trường, Công ty CP Công nghệ thông tin
Genpacific, Công ty Vietcom, Công ty VTB.
- Lĩnh vực thiết bị công nghệ Công nghiệp sản xuất linh kiện dịch vụ lắp ráp
thiết bị: Trung tâm công nghệ và giải pháp, CTCP Viettronics Bình Hòa, CTCP
Viettronics Thủ Đức, CTCP Viettronics Đống Đa, CTCP Công trình Viettronics,
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
CTCP Viettronics Tân Bình.
- Lĩnh vực dịch vụ đào tạo: Trung tâm công nghệ và giải pháp, Trung tâm
Kinh doanh và Thị trường, Trường Cao đẳng Công nghệ Viettonics

- Lĩnh vực sản phẩm tiết kiệm năng lượng: Ban dự án sản phẩm mới Tổng
công ty.
•Ngành nghề kinh doanh:
- Thiết kế, sản xuất lắp ráp, chế tạo thiết bị, hệ thống thiết bị, linh kiện, chi tiết
vật tư liên quan đến ngành điện tử - tin học, thiết bị viễn thông, điện tử y tế, điện tự
động hóa, điện máy gia dụng và chuyên dùng.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, sản phẩm, linh kiện, chi tiết vật tư
liên quan đến ngành điện tử - tin học, thiết bị viễn thông, điện tử y tế và điện máy.
- Thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực điện tử tin học và công nghệ thông tin
(nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ thông tin, tư vấn đầu tư, xây lắp bảo
trì, làm đại lý, nhà phân phối cho các công ty trong và ngoài nước).
- Sản xuất các thiết bị phụ trợ, các loại bao bì phục vụ cho các ngành nghề
kinh doanh của TCT
- Kinh doanh khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát, vũ
trường), triển lãm, thông tin (trừ loại thông tin nhà nước cấm, dịch vụ điều tra),
quảng cáo.
- Kinh doanh bất động sản và văn phòng cho thuê
- Xây dựng: công trình dân dụng, công nghiệp, viễn thông, phát thanh truyền
hình, đường dây và trạm biến áp điện.
- Tư vấn giám sát thi công công trình lắp đặt đường dây và trạm biến áp đến
110KV. Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV.
Ví dụ: Ở lĩnh vực điện tử y tế, TCT đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế, chế tạo từ
năm 1995 và phát triển không ngừng cho đến nay.
Bảng 1.3: Danh mục các sản phẩm y tế đã sản xuất và tiêu thụ trên thị trường
STT Tên sản phẩm Thông số Ghi chú
1 Tủ sấy tiệt trùng Dung tích 32 lit đến 2000 lit Máy điện tim
vi tính, Máy
siêu âm thăm
khám thai nhi,
Máy siêu âm

mạch máu,
Máy siêu âm
mạch máu liên
2 Tủ sấy thuốc đông y Dung tích 2000 lit đến 4000 lit
3 Tủ ấm Dung tích 32 lit đến 420 lit
4 Nồi hấp tiệt trùng Dung tích 20 lit đến 1200 lit
5 Hệ thống sắc thuốc đông y
6 Máy banhmery lạnh Dùng trong sản xuất máu
7 Tủ bảo ôn rác thải y tế
8 Máy lắc máu Cân điện tử và cân cơ học
9 Máy hút dịch Loại 30lit/phút và 60lit/phút
10 Máy điện tim 1 đến 3 kênh
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
tục 2 chiều,
Máy lưu huyết
não Rheo đang
thực hiện quá
trình xin cấp
11 Máy điện tim vi tính Loại 1 kênh
12 Máy siêu âm thăm khám thai nhi Foetal Doppler
13 Máy siêu âm mạch máu Vascular Doppler
14 Máy siêu âm mạch máu liên tục 2 chiều
15 Máy lưu huyết não Rheo
16 Là đốt rác thải y tế nguy hại Công suất 10kg/h – 50kg/h
Nguồn: Ban nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của VEIC
Các sản phẩm y tế TCT đang nghiên cứu chế tạo: máy theo dõi bệnh nhân
nhiều thông số, máy siêu âm màu di động, máy đo SPO2 cầm tay, máy điện tim 1
đến 3 kênh, Doppler tim thai, siêu âm dopper mạch máu, máy điện não đồ, máy lưu

hyết vi tính.
Các sản phẩm y tế TCT dự kiến nghiên cứu đến 2015: giường bệnh nhân, máy
ghi điện não 16/32 kênh, may X – ray di động, loại X – ray kỹ thuật số, máy đo
nhiệt độ, máy đo huyết áp, hệ thống giường bệnh từ xa kết hợp giữa thiết bị theo
dõi, chẩn đoán và các thiết bị truyền thông, phần mềm, các máy điều trị phục vụ y
tế cộng đồng, nâng cấp thiết bị đã đưa ra thị trường, các thiết bị khác theo khuyến
nghị của bộ y tế.
Ở lĩnh vực chế tạo sản phẩm tiết kiệm năng lượng: sản phẩm đèn LED tiết
kiệm năng lượng 45W, 60W, 90W, 120W, 150W, 180W.
Ở lĩnh vực công nghiệp và năng lượng: TCT đã sản xuất các sản phẩm công
nghiệp và năng lượng như: ModPower 7000, cable ladder and cable tray, hệ thống
điều khiển (DCS, RTU, PLC, Governor), năng lượng điện (DC, UPS, Excitation
system), hệ thống 3 pha, 1 pha, trang thiết bị điện (LV, MV electric cabinets, cable
tray and cable support), sản xuất các sản phẩm như Laptop, Desktop, Tivi (CRT,
LCD), đầu đĩa, DVD, VCD, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh.
1.1.4.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2006 – 2010
Xuất phát từ Tổng công ty 90 của nhà nước, trước khi cổ phần hóa làm nhiệm
vụ quản lý hành chính các đơn vị thành viên như thống kê, báo cáo, công tác cán
bộ… nay chuyển sang làm nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh, tiếp thi nên TCT
phải tìm kiếm khách hàng, mặt hàng để có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo
lập bộ máy thống nhất.
Sau khi thực hiện cổ phần hóa TCT sang cổ phần, trong thời gian từ 2007 –
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
2010, hoạt động của TCT tập trung vào 2 mảng hoạt động là: quản lý phần vốn của
TCT tại các đơn vị thành viên, đồng thời trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh
thông qua 2 chi nhánh của TCT là Trung tâm công nghệ và Trung tâm kinh doanh
và thị trường, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, và công nghệ
thông tin. Hiêu quả sản xuất kinh doanh của TCT phần chính là từ hoạt động sản

xuất kinh doanh của các Công ty có vốn góp của TCT.
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của VEIC từ 2007 – 20010
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1.Doanh thu bán hàng và
CC dịch vụ
85.989.032.007 41.910.656.348 206.789.017.057 427.583.951.571
2.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
34.000.837.249 6.319.927.753 16.227.664.388 31.236.683.982
3.Doanh thu hoạt động tài
chính
44.300.179.837 70.207.047.421 55.106.059.632 68.492.190.569
4.Thu nhập khác 68.605.704.263 153.388.878 960.375.002 1.489.958.153
5.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
69.461.435.602 58.005.332.568 49.283.346.921 73.958.145.982
6.Thuế thu nhập DN 13.332.803.155 5.593.440.633 5.065.137.006 15.738.937.156
7.Lợi nhuận sau thuế
TNDN
56.128.632.447 52.374.386.947 44.246.007.150 58.219.208.826
Nguồn: Báo cáo tài chính 2007 – 2010 của
VEIC
Tổng doanh thu năm 2007 là 131.053 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế của
TCT là 69.461 triệu đồng đạt 125,61% trong đó thu cổ tức được chia tồn đến năm
2006 là 28.521triệu đồng. Số cổ tức được chia năm 2007 là 31.014.875.000 đồng và
492.960 cổ phần của VTB. Thực hiện công tác quyết toán cổ phần hoá: hoàn thành

việc bàn giao TCT từ Bộ Công thương sang Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn Nhà nước. TCT chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước như Bộ Công
thương, Cục Tài chính doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà
nước quyết toán cổ phần hoá tại các đơn vị trước đây là thành viên của TCT như
Điện tử Thủ Đức, Điện tử Bình Hoà, Genpacific, Điện tử Nghệ An.
Năm 2008, TCT đã trực tiếp kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu là: Công
nghiệp (thiết bị điều khiển cho nhà máy điện, trạm biến áp, nhà máy công
nghiệp…), công nghệ thông tin (hệ thống truyền thông, mạng máy tính…), thiết bị
y tế (lò đốt rác thải rắn y tế, máy theo dõi bệnh nhân…), cũng như làm tổng thầu
EPC cho các công trình, dự án lớn như: Tổng thầu EPC cho nhà máy thủy điện,
trạm biến áp, nhà máy hóa chất… Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung của
năm 2008, các dự án tổng thầu EPC mà TCT đã trúng thầu đều bị dãn tiến độ, ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị sản xuất công nghiệp thực
hiện năm 2008 của TCT đạt 2.386,8 tỷ đồng, tăng 3,74% so với kết quả thực hiện
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
năm 2007, trong đó phần doanh nghiệp của TCT thực hiện đạt 1.331,3 tỷ đồng và
phần liên doanh đạt 1.075,5 tỷ đồng
Năm 2009, TCT đạt doanh thu 261, 89 tỷ đồng trong đó doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ là 206,78 tỷ; doanh thu hoạt động tài chính là 55,1 tỷ. Giá trị
sản xuất công nghiệp của toàn TCT đạt 1.352,35 tỷ đồng, xuất khẩu toàn TCT đạt
6.845. 215 USD. Toàn TCT sử dụng hơn 1800 lao động. Tổng vốn đầu tư thực hiện
là 313.354 tỷ đồng.
Năm 2010, doanh thu của TCT tăng vượt trội so với những năm trước đó, lợi
nhuận vì vậy mà cũng cao hơn năm 2009 rất nhiều do TCT thực hiện mở rộng sản
xuất kinh doanh và mở thêm 1 công ty mới.
Như vậy, qua các năm hoạt động thì doanh thu của TCT ngày càng tăng cao,
mức thuế nộp ngân sách nhà nước cũng càng lớn hơn.
1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại VEIC

1.2.1. Vai trò của công tác lập án đối với hoạt động đầu tư của VEIC
Công tác lập dự án có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đầu tư và sản xuất
kinh doanh của TCT thể hiện ở một số lý do sau:
- Công tác lập dự án là một trong những quá trình của hoạt động đầu tư theo
dự án. Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng và thời gian lập dự án, TCT cần chú trọng
hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án như lập nhóm soạn thảo, thuê công ty tư vấn
có năng lực kinh nghiệm, tạo mọi điều kiện phương tiện vật chất cho cả quá trình
lập dự án.
- Do chiến lược phát triển kinh doanh và hoạt động đầu tư nên các dự án của
TCT đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị công phu, khoa học. Dự án là cơ sở để
TCT xin cấp giấy phép đầu tư, kêu gọi các đối tác tham gia thực hiện dự án. Ngay
cả khi những dự án đã được phê duyệt và cấp vốn thì việc thực hiện dự án không
phải lúc nào cũng suôn sẻ mà dự án thường gặp những yếu tố khó khăn từ bản thân
bên trong dự án và những yếu tố tác động bên ngoài, thậm chí là những khó khăn
không lường trước được gây hậu quả không tốt đối với việc thực hiện dự án vì vậy
TCT phải lập ra những dự án có chất lượng tốt nhất có thể, được nghiên cứu tỉ mỉ,
khoa học, đánh giá tìm ra những yếu tố tốt tác động đến dự án, tính toán đầy đủ các
chỉ tiêu tài chính, kinh tế xã hội.
Lập một dự án có chất lượng tốt là thành công bước đầu của công cuộc đầu tư,
đảm bảo cho hoạt động đầu tư đúng hướng và đem lại hiệu quả.
1.2.2. Đặc điểm các dự án của VEIC
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Tổng Công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực điện tử, tin học nên TCT đã thực hiện
thành công các dự án liên quan đến điện tử, tin học. Tuy nhiên, do lĩnh vực hoạt
động sản xuất, kinh doanh rất rộng: điện tử dân dụng, máy tính, điện tử y tế, công
nghệ thông tin và phần mềm, dịch vụ đào tạo, công nghiệp năng lượng (nhà máy điện,
sản phẩm tiết kiệm năng lượng), bất động sản (chung cư, cao ốc văn phòng cho thuê,

khách sạn…), xây dựng (công trình dân dụng, văn phòng, dự án hạ tầng viễn thông, trạm
điện…) nên các dự án đầu tư của TCT là rất đa dạng. Mỗi một lĩnh vực thì các dự án lại
mang đặc điểm đặc thù riêng, phù hợp với lĩnh vực đầu tư riêng:
Thứ nhất, các dự án đầu tư tại Tông công ty có quy mô lớn (vì các dự án nhỏ
thường do các công ty thành viên thực hiện), nguồn vốn chủ yếu là vốn ngân sách
nhà nước nên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về việc sử dụng vốn
đầu tư.
Thứ hai, tính chất kỹ thuật của các dự án điện tử, tin học khá phức tạp đòi hỏi
trình độ chuyên môn của cán bộ lập dự án cao.
Thứ ba, đối với các dự án xây dựng thì TCT thường thuê các công ty tư vấn,
do đó TCT phải có đội ngũ cán bộ phụ trách về mảng xây dựng có trình độ kỹ thuật
để phối hợp với các công ty tư vấn tiến hành lập dự án.
Thứ tư, các dự án của TCT tiến hành ở nhiều nơi: Hà Nội (dự án sản xuất đèn
LED), Hải Phòng (dự án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics), TP.
HCM (dự án xây dựng chung cư Mansion, cao ốc văn phòng 197 Nguyễn Thị Minh
Khai)… nên việc tiến hành phân tích nghiên cứu thị thị trường phải được tiến hành
linh hoạt.
1.2.3. Quy trình lập dự án tại VEIC
Các dự án đầu tư của Tổng công ty lập theo một quy trình có sẵn, được thể
hiện ở sơ đồ dưới đây:
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức lập dự án tại VEIC
Nguồn: Ban kế hoạch đầu tư VEIC
Các bước của quy trình:
- Sau khi có ý tưởng dự án thì trình lên hội đồng quản trị duyệt kế hoạch, ý
tưởng dự án. Sau khi kế hoạch này được duyệt, Hội đồng quản trị sẽ ủy quyền cho
Tổng giám đốc phụ trách dự án. Tổng giám đốc lập Ban dự án và Ban dự án sẽ lựa
chọn các thành viên để lập các ban chuyên môn. Trưởng Ban dự án có thể là Tổng

giám đốc hoặc Trưởng Ban Kế hoạch - Đầu tư (tùy theo quy mô dự án). Trưởng
Ban dự án là người có trình độ chuyên môn, có năng lực kinh nghiệm trong công
tác lập và quản lý dự án. Ban dự án bao gồm các ban như Ban tổng hợp phụ trách
việc quản lý nhân sự, lương; Ban kế hoạch – đầu tư phụ trách việc quản lý kế
hoạch, tiến độ, chất lượng dự án; Ban tài chính – kế toán phụ trách quản lý tài
chính; Ban phát triển kinh doanh và công nghệ (đối với dự án nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới). Các thành viên trong từng ban cũng là những người có trình độ
chuyên môn cần thiết phù hợp với nội dung và yêu cầu của dự án.
- Trưởng ban dự án sẽ tiến hành lập lịch trình và kế hoạch soạn thảo, tập hợp
các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nội dung cụ thể của
dự án, phân công công việc cụ thể cho từng ban. Trưởng Ban dự án sẽ lập đề cương
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
16
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban dự án
Ban tổng hợp Ban KH - ĐT
Ban tài chính –
kế toán
Ban phát triển kinh
doanh và công nghệ
Tổng giám đốc
Tờ trình xin phê
duyệt ý tưởng dự án
Nhân sự,
lương…
Kế hoạch tiến độ,
chất lượng…
Tài chính
Chất lượng
Thẩm định dự án

Tờ trình báo
cáo dự án
DỰ ÁN
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
sơ bộ của dự án, đề cương sơ độ nhằm nêu lên mục đích của việc lập dự án, nội
dung cơ bản, tiến độ, lịch trình tiến hành dự án. Sau đó phân công công việc cho
từng ban chuyên môn của dự án và bắt đầu triển khai soạn thảo dự án. Công việc
triển khai soạn thảo dự án được tiến hành như sau: thu thập xử lý thông tin tư liệu;
phân tích xử lý thông tin, dự báo; lập các phương án và so sánh các phương án về
sản phẩm, năng suất, địa điểm, công nghệ, thiết bị, hình thức đầu tư, phân kỳ đầu
tư; tính toán các chỉ tiêu tài chính. Mỗi công việc này do một ban chuyên môn phụ
trách, sau đó trưởng ban dự án sẽ tổng hợp kết quả thành một dự án hoàn chỉnh.
Ban dự án lập tờ trình báo cáo dự án trình lên Tổng giám đốc. Tổng giám đốc tiến
hành thẩm định dự án và phê duyệt thực hiện nếu dự án là khả thi.
1.2.4. Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án
1.2.4.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô
Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô thì nhóm soạn thảo nghiên cứu các nội dung sau:
- Các căn cứ pháp lý như:
+ Các văn kiện, đường lối kinh tế của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
+ Chủ trương, chính sách luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư, chính sách
thuế, đất đai như: Luật đầu tư, Luật xây dựng, luật đất đai, luật doanh nghiệp…và
các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo.
+ Định hướng phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch về phát triển sản xuất,
phát triển sản phẩm…
+ Các báo cáo khảo sát, thỏa thuận các ban ngành.
+ Các tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng được ban hành.
+ Các văn bản thỏa thuận với chính quyền địa phương, chấp thuận chủ trương
đầu tư.
- Nghiên cứu tình kinh tế xã hội của cả nước, tình hình lãi suất, lạm phát, các

chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước về tiền tệ, chi tiêu, các chính sách về tín
dụng…Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án đầu tư, nó
cho thấy sự khuyến khích hay thắt chặt của nhà nước về dự án.
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đặt dự án như: dân
số, lao động, vị trí địa lý, kinh tế, điều kiện khí hậu…
- Các cơ chế được áp dụng đối với dự án (chính sách về sử dụng đất đai, tài
nguyên, thuế và các cơ chế khác).
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng 197 Nguyễn Thị Minh Khai
sự cần thiết đầu tư đã nêu lên được tình hình chung về thị trường văn phòng của
Việt Nam và TP. HCM. Cụ thể là “Sau khi Việt nam gia nhập WTO, tình hình vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Các doanh nghiệp trong nước cũng có
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
những thay đổi trong cơ cấu và định hướng kinh doanh, hướng tới một môi trường
làm việc chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn với sức cạnh tranh cao hơn để hội nhập
với môi trường làm việc quốc tế. Trong xu thế đó, thị trường cho thuê văn phòng
làm việc là cao ốc hiện đại và nay đủ các tiện ích phục vụ đang trở thành một thị
trường nóng bỏng và đầy tiềm năng. Không mang tính rủi ro cao như các lĩnh vực
kinh doanh bất động sản khác, kinh doanh cao ốc vă phòng cho thuê được đánh giá
là thị trường tương đối ổn định và phát triển tốt và thị trường TP. HCM là một trong
những thị trường có nhu cầu lớn nhất. Không chỉ là các doanh nghiệp nước ngoài,
các cao ốc văn phòng cho thuê hiện nay có một số lượng lớn khách hàng là các
doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy việc phát triển
xây dựng dự án cao ốc văn phòng của TCT sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu của
thị trường hiện nay và khả năng đạt hiệu suất kinh doanh tối ưu là khả thi. Vì vậy,
việc xin xây dựng dự án cao ốc này của TCT là thuận lợi và cần thiết”.
Những căn cứ pháp lý là cơ sở để lập dự án cũng được đề cập đầy đủ trong dự án.
1.2.4.2. Nghiên cứu khía cạnh thị trường
- Đánh giá thị trường tổng thể của cả nước, của vùng nơi có địa điểm đặt dự án.

- Xác định thị trường mục tiêu của dự án: hướng tới đối tượng khách hàng
nào, mức thu nhập của khách hàng…
- Xác định sản phẩm của dự án: loại sản phẩm gì, chất lượng sản phẩm, và số
lượng cho mỗi chủng loại sản phẩm. Đối với các dự án khu đô thị thì đó là các khu
nhà ở liền kề, biệt thự, căn hộ chung cư. Với các sản phẩm tiêu dùng thì đó là sản
phẩm thay thế tương tự.
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh khác về tiềm năng, sức mạnh trên thị
trường…
- Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án định đầu tư trong tương lai.
- Nghiên cứu giá bán sản phẩm, cách thức bán hàng và cách tiếp thị, quảng bá sản
phẩm: phương án tiêu thụ sản phẩm (đối tượng và hình thức; số lượng cụ thể…).
Đối với các dự án đầu tư của TCT thì phần nghiên cứu thị trường của dự án
sản xuất sản phẩm tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ hơn các dự án đầu tư xây
dựng và trong các dự án, việc phân tích cách thức bán hàng, quảng bá sản phẩm
thường khá sơ sài thậm chí một số dự án k đề cập đến.
1.2.4.3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Mô tả sản phẩm của dự án: mô tả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, mô tả các đặc tính hàng hóa, mô tả tính năng, công dụng.
- Hình thức đầu tư
- Cơ sở lựa chọn địa điểm dự án
- Quy mô và diện tích xây dựng các hạng mục công trình bao gồm công trình
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
chính, công trình phụ và các công trình khác;
- Giải pháp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của khu đất dự án (quy
hoạch tổng mặt bằng; mật độ xây dựng; hệ số sử dụng đất; vị trí, hình khối và quy
mô tầng cao của các công trình kiến trúc và công trình ngầm)
- Phân tích lưạ chọn phương pháp kỹ thuật, công nghệ xây dựng, công nghệ
sản xuất và công suất.

- Giải pháp ứng dụng công nghệ xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp
dụng đối với dự án.
- Nghiên cứu phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ
xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
- Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình
có yêu cầu kiến trúc;
- Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động trong giai đoạn thực hiện
đầu tư và vận hành kết quả đầu tư.
- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án: sử dụng
phần mềm Microsoft Project để xây dựng lịch trình, tiến độ thực hiện dự án. Đối
với các dự án của công ty, hình thức quản lý dự án là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự
án thông qua việc thành lập một ban quản lý dự án cho từng dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các
yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Phương án thiết kế cơ sở: phần này do các đơn vị tư vấn thiết kế lập.
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng 197 Nguyễn Thị Minh Khai
có hình thức đầu tư là xây dựng mới. Trong phân tích kỹ thuật của dự án đã nêu ra
được các vấn đề như vị trí, hiện trạng và điều kiện tự nhiên của địa điểm đặt dự án.
•Quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế cơ sở cũng được trình bày rõ, cụ thể là:
“Dự án xây dựng tại số 197 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Cư Trinh,
quận 1, TP. HCM với diện tích 432,9 m2. Hạng mục đầu tư chủ yếu của dự án gồm
có: đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng gồm 1 hầm, 1 trệt, 1 lửng, 7 lầu và tầng kỹ
thuật mái; đầu tư thiết bị cho cao ốc, đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ: cổng
và hàng rào, nhà đặt trạm biến áp và trạm phát điện dự phòng, hạ tầng kỹ thuật
mạng ngoài. Khoảng lùi công trình so với ranh lộ đường Nguyễn Thị Minh Khai là
5m, khoảng cách từ công trình đến ranh bệnh viện Từ Dũ bên hông hơn 2m. Các
tầng cụ thể được bố trí cụ thể như sau:
Bảng 1.5: Hạng mục các tầng dự án Cao ốc văn phòng
STT HẠNG MỤC DIỆN TÍCH (m2)
1.1. Thống kê diện tích tầng hầm

SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Tổng diện tích sàn 318
Khu kỹ thuật, cầu thang, ram đốc 46
Khu để xe 272
Hệ số K sử dụng 0,86
1.2 Thống kê diện tích tầng trệt
Tổng diện tích sàn 242
Sảnh 62
Chỗ để xe 90
Diện tích cầu thang, hành lang, WC… 90
1.3 Thống kê diện tích tầng lửng
Tổng diên tích sàn 170
Diện tích sàn thực 152
Diện tích sàn sử dụng 92
Diện tích sàn kỹ thuật 18
Diện tích lưu thông 42
Diện tích kết cấu 18
Hệ số K (DT sàn sử dụng/ tổng DT sàn) 0,54
1.4 Thống kê diện tích lầu 1.2.3.4.5.6
Tổng diện tích sàn 260
Diện tích sàn thực 242
Diện tích sàn sử dụng 182
Diện tích sàn kỹ thuật 18
Diện tích lưu thông 42
Diện tích kết cấu 18
Hệ số K (DT sàn sử dụng/ tổng DT sàn) 0,7
1.5 Thống kê diện tích lầu 7
Tổng diện tích sàn 246

Diện tích sàn thực 232
Diện tích sàn sử dụng 172
Diện tích sàn kỹ thuật 18
Diện tích lưu thông 42
Diện tích kết cấu 14
Hệ số K (DT sàn sử dụng/ tổng DT sàn) 0,7
1.6 Thống kê diện tích sân thượng 71,41
Nguồn: Dự án cao ốc văn phòng 197 Nguyễn Thị Minh Khai
Màu sắc và vật liệu sử dụng chính:
Trên cơ sở quy mô công trình, đặc điểm khí hậu, địa chất công trình và giải
pháp kiến trúc, khối công trình có kết cấu là hệ thống khung sàn BTCT đổ tại chỗ.
Kết cấu mái BTCT có lát gạch chống nóng
Vách ngoài bằng khung nhôm, kính chịu lực, lam nhôm, alucomat, vật liệu
lát sàn bên trong sảnh và các hành lang giao thông là đá granite nhám chống trượt,
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Toàn bộ các vách kính bên trong đều đươc lắp lan can bảo vệ cao 1,2m
Vách ngăn bên trong công trình sử dụng các tường gạch, ngăn chia không
gian lớn và các cách tháo cao ngăn chia không gian lớn và các vách tháo ngăn chia
các không gian nhỏ.
Tấm trần và các vách ngăn vệ sinh được sử dụng tấm cement board, không
thấm nước.
Kết cấu bề mặt hệ thống giao thông bên trong công trình: bê tông cốt thép, có
độ dốc nhiều và hệ thống thoát nước mặt, không đọng nước khi mưa.
Cây xanh được bố trí dọc các hành lang trong công trình và trong các không
gian công cộng nhằm tạo cảm giác mát mẻ.
• Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống điện: hệ thống cung cấp điện là một hệ thống điện 3 pha 5 dây. Cấp

điện áp là 220/380V – 50Hz. Cấu hình cấp mạng điện là một mạng hình tia gốc
mạng. Từ tủ phân phối chính sẽ đi dây 3 pha riêng biệt tới tủ phân phối tầng để đảm
bảo an toàn và dễ bảo trì về sau. Thưc hiện can 3 pha tại tủ phân phối để tánh lệch
pha. Mỗi ổ cắm được dự trữ trung bình 800W. Công suất đặt của mỗi công tầng từ
20 – 85 kW tùy theo tầng. Hệ thống điện gồm có: tủ điện chính của MSB, hộp tủ
điện phân phối DB của các tầng, khí cụ điện, ốn luồn dây, cáp và dây điện, hệ thống
tiếp đất bảo vệ.
- Hệ thống thông tin:
Hệ thống điện thoại: đượcthiết kế đến từng ổ cắm trong từng phòng như bản vẽ.
Dây cắm tới từng đầu cắm là loại 2 đôi, đầu cắm điện thoại loại RJ11. Sử dụng một
tổng đài 16 số, sau đó tổng đài chia ra line điện thoại tới từng tầng theo yêu cầu. Đi
dây riêng cho từng tầng, mỗi tầng đặt một trung gian điện thoại (IDF 20 moduls), từ
IDF kéo dây tới từng đầu ổ cắm điện thoại trong phòng. Nguồn được lấy từ tủ phân
phối tầng.
Hệ thống mạng máy tính: hệ thống mạng được thiết kế đến từng ổ cắm mạng
trong từng phòng như bản vẽ. Dây tới từng đầu cắm là loại dây Cat 6e, đầu cắm
mạng loại RJ45. Sử dụng một Switch chính chia dây, sau Switch chính chia ra line
mạng tới từng tầng tùy theo yêu cầu. Đi dây riêng cho từng tầng, mỗi tầng đặt một
switch con từ đó kéo dây tới từng đầu ổ cắm mạng đặt trong mỗi một phòng. Nguồn
được lấy từ tủ phân phối tầng.
- Hệ thống cấp thoát nước: nguồn nước, máy bơm, bể chứa…
- Hệ thống báo cháy: tại mỗi tầng đều đặt các đầu báo khói phù hợp với diện
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
tích sử dụng, khoảng 30 – 50 mm2. Các đầu báo khói từng tầng liên kết với nhau và
với nút nhấn chuông, chuông báo động và nối dây tới trung tâm báo cháy tại hầm
theo từng zone như bản vẽ. Đầu báo khói bố trí trên trần cách nhau khoảng 7 – 9m
và không trùng vị trí đèn cũng như các thiết bị khác.
Như vậy trong dự án này, phần phân tích kỹ thuật được nghiên cứu rất cụ thể,

rõ ràng.
1.2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý, nhân sự dự án
- Căn cứ vào quy mô dự án để xây dựng một cơ cấu quản lý cho phù hợp. Cơ
cấu quản lý thường được biểu diễn dưới dạng sơ đồ tổ chức quản lý và được chia
làm 3 cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành và cấp thực hiện.
- Dự kiến nhân lực và chi phí nhân lực thực hiện dự án: sau khi xây dựng được
sơ đồ tổ chức vận hành dự án, cần dự kiến số lượng nhân sự và chi phí cho nhân sự
tổ chức thực hiện dự án.
Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng nhà lớp học 7 tầng trường Cao đẳng Công nghệ
Vietronics. Phần tổ chức quản lý thực hiện dự án gồm các phần:
Xác định chủ đầu tư: Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam là chủ
đầu tư Dự án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics
Kiến nghị hình thức quản lý dự án: căn cứ vào mục tiêu và chương trình đào
tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, phạm vi tuyển sinh và khả năng cung cấp
nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ thành phố và các tỉnh lân cận, khả năng khai
thác dự án và năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ nhà trường. Việc tổ chức thực
hiện dự án được kiến nghị theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án. Với
hình thức quản lý này, Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam chịu trách
nhiệm tổ chức thành lập ban quản lý dự án theo điều 60 – chương 5 – quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/ NĐ- CP của thủ tướng
chính phủ.
Tổ chức thực hiện dự án: ngay sau khi dự án được UBND TP. Hải Phòng phê
duyệt, Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam là chủ đầu tư cần sớm thành
lập Ban quản lý dự án, đăng ký hoạt động tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định
tại điều 60 mục 2 – quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Ban quản lý dự án được mở tài
khoản tại ngân hàng để giao dịch trong thời gian quản lý đầu tư. Bộ máy hoạt động của
ban quản lý dự án gồm có: trưởng ban, phó trưởng ban, bộ phận kế toán, bộ phận nghiệp
vụ kỹ thuật. Văn phòng làm việc của Ban quản lý dự án được xác định theo quy định
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
22

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
hiện hành và được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Phần nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý, nhân sự ở dự án này chưa đề cấp
đến số lượng nhân sự cần để thực hiện dự án.
1.2.4.5. Phân tích tài chính dự án
1.2.4.5.1. Xác định tổng mức đầu tư của dự án
Tổng mức đầu tư được tính toán từ sau khi kết quả phân tích kỹ thuật dự án
đầu tư. Nội dung của tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá dỡ các
vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình
tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành
thi công.
Chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối
lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường.
b) Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển,
bảo hiểm, thuế và các loại chi phí liên quan khác.
Chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết
kế công nghệ, giá trên thị trường và các yếu tố khác nếu có.
c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất thời gian xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật…
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng
được đền bàu, tái định cư của các dự án và chế độ của nhà nước có liên quan
d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc
quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công
trình vào sử dụng.
e) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: chi phí tư vấn, khảo sát, thiết kế, giám sát
xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác.
f) Chi phí khác: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không

ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong
thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác.
Chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ
phần trăm trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
g) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và
chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Chi phí dự phòng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng ,
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
thiết bị bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, chi phí khác.
1.2.4.5.2. Xác định các nguồn vốn đầu tư của dự án:
Bao gồm vốn tự có của TCT, vốn vay tín dụng ngân hàng và vốn huy động
khác. Vốn tự có được tính toán dựa trên cân đối nguồn vốn chủ sở hữu của TCT và
vốn để thực hiện đầu tư dự án khác. Vốn tự có của TCT thường chiếm từ 15 – 30%
tổng mức đầu tư tùy thuộc từng dự án.
Các dự án của VEIC thường sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1.2.4.5.3. Xây dựng chương trình vay và kế hoạch trả nợ vốn vay tín dụng
ngân hàng
Căn cứ vào tổng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ vay vốn, thời gian
trả nợ, phương thức trả nợ vay và lãi suất vay vốn.
Tính toán các chi phí hàng năm của dự án
- Chi phí lương, quản lý: căn cứ vào phần phân tích nhân lực của dự án ở
bước trước đó.
- Chi phí điện nước, điện thoại…có thể tạm tính dựa vào doanh thu hoặc chi
phí quản lý.
- Chi phí quảng cáo, khánh tiết, đối ngoại: có thể tạm tính dựa vào doanh thu
hoặc chi phí quản lý.
- Chi phí sửa chữa, tu bổ, bảo dưỡng định kỳ: tính toán dựa vào chi phí xây
dựng công trình và mua sắm máy móc thiết bị.

1.2.4.5.4. Tính toán khấu hao của dự án
Dựa vào phân tích kỹ thuật, nhóm soạn thảo sẽ tính toán chi phí khấu hao
hàng năm của cả đời dự án. Tính khấu hao của dự án căn cứ vào tính chất công
trình, trang thiết bị, đời dự án.
Phương pháp tính khấu hao chủ yếu được sử dụng là phương pháp tính khấu
hao đều.
1.2.4.5.5. Tính toán doanh thu của dự án
Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường: dự đoán thị trường sản phẩm của dự
án về số lượng, chủng loại, giá cả hàng năm sẽ tính toán được doanh thu của dự án.
1.2.4.5.6. Xây dựng các bảng tính toán bằng phần mềm Excel và tính toán
các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Từ việc tính toán tổng mức đầu tư, chi phí, doanh thu, lãi vay…nhóm soạn
thảo sẽ xây dựng các bảng tính Excel về tổng mức đầu tư, nguồn vốn, tiến độ giải
ngân, sản lượng, doanh thu, chi phí hàng năm của dự án. Trên cơ sở đó tổng hợp
tính toán dòng tiền của dự án.
- Chỉ tiêu thu nhập thuần NPV
+ Lựa chọn thời điểm tính toán
Đối với các dự án có quy mô không lớn thì thời gian thực hiện đầu tư không
SV: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: Kinh tế đầu tư C
24

×