Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu 2
Phần 2: Kiến thức cơ bản 3
KẾT LUẬN: 10
Trang 1
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mọi quốc gia đều có cùng điều kiện và cơ
hội để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa của chính mình. Nhưng đồng thời cũng đứng
trước những nguy cơ và thách thức nhất định, đặc biệt là vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đất nước ta cũng không ngoại lệ, quá
trình hội nhập đó đã mang đến cho chúng ta nhiều thời cơ nhưng bên cạnh cũng là
những thách thức. Bởi nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng và phong phú, là
một nền văn hóa hài hòa những nét đặc sắc của hơn 50 dân tộc anh em trên dãi đất
hình chữ S. Sự hài hòa này thể hiện ở tính đa dạng mà thống nhất, được gìn giữ và
phát huy thông qua sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên nhiều
phương diện như phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, các loại hình nghệ thuật
Nên nếu không chọn lọc kỹ lưỡng thì không chỉ nền văn minh của nhân loại mà ngay
cả những mặt tiêu cực chúng ta cũng tiếp thu. Chính vì thế mà việc xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ này hết sức quan trọng và được đặt lên hàng
đầu.
- Quá trình đó đã và đang được thực hiện nhưng vì muốn điểm lại những thành tựu
đã đạt được cũng như những sai lầm đã vấp phải, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề
tài nghiên cứu “Mặt tích cực, mặt trái trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế”.
2. Nội dung chính
Để làm rõ đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi quyết định trình bày với các ý chính
sau đây:
-Những thời cơ và thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến
văn hóa Việt Nam.
-Những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam
trong thời kỳ kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nêu lên thời cơ và thách thức của nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Làm rõ mặt tích cực và mặt trái trong quá trình xây dựng và phát tiển nền Văn
hóa Việt Nam.
Trang 2
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
Phần 2: Kiến thức cơ bản
1. Những thời cơ và thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ảnh
hưởng đến văn hóa Việt Nam
1.1Thời cơ
- Hội nhập kinh tế tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung và làm
giàu cho nền văn hóa dân tộc mỗi nước. Để phát triển, các nền văn hóa dân tộc cần mở
rộng cánh cửa giao lưu quốc tế. Dưới tác động của hội nhập kinh tế thì việc hội nhập
văn hóa một cách sâu rộng, có sự chọn lọc hòa nhập không hòa tan sẽ làm phong phú
thêm nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xây dựng văn minh đô thị và công
nghiệp, tạo động lực để hiện đại hoá văn hóa dân tộc.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để chuyển giao vốn, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ, chuyển giao kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức và phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa (công nghệ truyền thông, công nghệ sản xuất
phim, băng hình, dịch vụ vui chơi giải trí) thúc đẩy quá trình dân chủ hoá về thông tin
toàn cầu, kích thích năng lực sáng tạo của nền văn hóa dân tộc.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm,
mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân thông qua việc du nhập các loại
hình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao cũng như giới thiệu các thành tựu văn hóa
Việt Nam ra nước ngoài
1.2Thách thức
- Tạo ra sự chệch hướng về phát triển văn hóa. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Mục tiêu này đang bị nhiều cản trở do việc thương mại hóa của các hoạt động văn
hóa đang diễn ra. Như là sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa độc
hại của nước ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa tác động vào có thể
làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc.
Trang 3
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
- Sự phân hoá xã hội trên lĩnh vực văn hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Đời sống văn hóa của các vùng nông thôn, miền núi, đời sống
văn hóa của những nhóm xã hội nghèo so với các vùng đô thị, các loại hình nghề
nghiệp có thu nhập cao khoảng cách ngày càng xa.
- Đội ngũ trí thức khoa học và trí thức văn nghệ gặp nhiều khó khăn trong sáng tạo.
Thị trường khoa học mới hình thành, còn nhiều bất cập cả về chính sách và quản lý sở
hữu trí tuệ. Việc thu hút nhân tài vào các cơ quan công quyền khó khăn do chế độ đãi
ngộ thấp. Tình trạng rò rỉ chất xám ngày càng gia tăng, do trình độ tổ chức quản lý của
Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế và chiến lược sử dụng nhân tài có mặt chưa hợp lý.
- Trình độ về khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, chỉ số về HDI (chỉ số phát
triển con người) của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và cộng đồng
quốc tế.
2. Những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng, phát triển văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế
2.1Thành tựu
2.1.1 Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các
cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên
- Bước phát triển về tư duy lý luận của Đảng ta chính là việc xác định “văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội”. Truyền thống văn hóa dân tộc và hệ giá trị văn hóa biểu
hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh, cốt cách
của dân tộc.
-Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Tất cả
được thể hiện rõ qua việc các hoạt động như phong trào xây dựng gia đình văn hóa,
làng văn hóa, khu phố văn hóa ngày càng được nhân rộng, phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều điều kiện để phát triển thuận lợi.
2.1.2 Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới
được hình thành
- Phương tiện thông tin đại chúng( sách báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình,
…) phổ biến rộng khắp làm đa dạng hóa hình thức giải trí của người dân.
Trang 4
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
- Phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa VN được kế thừa và phát huy.
Bên cạnh đó, việc giao lưu văn hóa với các nước phương Tây đã hình thành nhiều
chuẩn mực văn hóa mới.
2.1.3Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới. Dân trí tiếp tục được nâng
cao;Công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ
- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu học tập của xã hội. Đến 7/2008 đã có 42/63 tỉnh, thành phố (67%) đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 42/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung
học cơ sở. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của cả nước là 94%; số năm học
trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên là 9,6. Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa
nam và nữ ngày càng được thu hẹp.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với việc sử dụng rộng khắp, phổ biến
điện thoại di động, máy tính mang đến tác động không nhỏ. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu và nhiều lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện tiếp cận nhanh với kiến thức
mới, góp phần nâng cao dân trí và mở mang tri thức.
2.1.4 Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng
- Các loại hình văn hóa, văn học nghệ thuật truyền thống của dân tộc được giữ gìn
và phát huy, như: ca dao tục ngữ, dân ca, chèo tuồng, hát xoan, múa rối nước, quan họ
Bắc Ninh, ca trù, đờn ca tài tử…
- Các tác phẩm văn học, âm nhạc mang hơi thở thời đại trong nước ra đời với số
lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Cùng với đó là những tác phẩm văn học, âm nhạc của nước ngoài cũng như
nhiều loại hình văn hóa khác đã du nhập vào nước ta như: hát kịch, hòa nhạc, phim
chiếu rạp, các gameshow truyền hình…
2.1.5 Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết
thực, phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng
- Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nề
nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em
đoàn kết, thương yêu nhau.
Trang 5
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
2.1.6 Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể
vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa
- Công tác xã hội hóa đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới trong
toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
- Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với mục tiêu chống
xuống cấp di tích đã đạt được những kết quả to lớn, huy động được nhiều nguồn lực xã
hội.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều địa phương đã phát triển nhiều mô hình thư
viện, phòng đọc sách, tủ sách tư nhân phục vụ cộng đồng.
2.1.7 Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều
phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục
dựng
- Việc thực hiện Công ước UNSECO được phê chuẩn năm 2003 về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể đã tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hoạt
động thực tiễn bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
- Bộ mặt các di sản thế giới ngày càng được ổn định và cải thiện thông qua công
tác quản lý, tu bổ tôn tạo. Nhiều bộ phận trong di sản được phục hồi, nhiều điểm
tham quan du lịch mới được mở ra quanh khu di sản.
- Hàng năm, tổ chức liên hoan, giao lưu văn hoá - nghệ thuật truyền thống của các
dân tộc; tổ chức thi tìm hiểu và hát dân ca, thi trang phục đẹp các dân tộc; tổ chức các
lễ hội tiêu biểu ở từng vùng, miền và dàn dựng, biểu diễn các điệu hát - múa đặc sắc,
tiêu biểu của các dân tộc. Bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống.
2.1.8 Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân
được quan tâm
- Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Nhiều cơ sở thờ tự được cải
tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và
mở rộng.
- Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia
các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất
nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Trang 6
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
2.1.9 Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa
từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng
thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng
-Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng
thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng, ban hành và trình các cấp
có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có
giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng
thuận lợi.
-Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú hơn về nội dung và đề tài, đa
dạng hơn về hình thức, thể loại và phong cách biểu hiện. Một số tác phẩm mới có giá
trị tư tưởng và nghệ thuật được quần chúng hoan nghênh. Nhiều hình thức văn hoá
truyền thống được khôi phục. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh
truyền hình ngày càng phát triển, làm phong phú những hình thức và phương tiện đưa
văn hoá, văn nghệ đến với đông đảo nhân dân. Một số hoạt động văn hoá được tổ chức
trên quy mô cả nước, thu hút hàng triệu lượt người tham gia. Giao lưu văn hoá với
nước ngoài từng bước được mở rộng. Đội ngũ văn nghệ sĩ và cán bộ văn hoá gồm
nhiều lớp kế tiếp nhau, trải qua thử thách, ngày càng phát triển và trưởng thành.
2.2Hạn chế
2.2.1 Thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng với các lĩnh vực khác;
chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành
mạnh
-Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu,
ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc biệt, còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng
văn hóa mới, như: văn hóa trên internet, văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các
nhóm thiểu số trong xã hội, các loại hình nghệ thuật đương đại,… Việc tổ chức một số
phong trào văn hóa còn mang tính hình thức, bề nổi; nội dung phong trào còn nghèo
nàn, hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện,
festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình thức.
-Từ đồng b‚ng đến miền núi, môi trường sống ở mỗi nơi khác nhau.Nhất là vùng
núi và nông thôn tình trạng ma túy, phá rừng bạo lực gia đình, gây rối trật tự công
cộng…vẫn đang diễn ra ngày ngày. Đảng-Nhà nước đã đưa ra những biện pháp khắc
Trang 7
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
phục nhưng chưa triệt để nên tình trạng này vẫn cứ diễn ra.Việc xây dựng thôn, xã, thị
trấn văn hóa còn chưa trung thực, sức ảnh hưởng của văn hóa chưa đồng đều ở các
vùng miền nên việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh chưa được
đông bộ.
2.2.2 Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và
trong xã hội có chiều hướng gia tăng
- Tiêu cực, tham ô hối lộ, lãng phí, quan liêu, bệnh thành tích, xa rời nhân dân là
căn bệnh của một bộ phận không nhỏ cán bộ.
- Mỗi năm có h‚ng trăm vụ tham nhũng lớn nhỏ được phát hiện làm lãng phí hàng
trăm tỷ đồng của nước ta, làm nền kinh tế kiệt quệ. Tình trạng quan liêu hách dịch, xa
rời nhân dân diễn ra phổ biến, nhất là vùng núi nông thôn.
- Tổ chức bộ máy công kênh nặng về giấy tờ, thiếu trách nhiệm về những gì mà
mình đã làm.
2.2.3 Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng
cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng
lớp nhân dân chậm được rút ngắn
- Mỗi dân tộc có một trình độ nhận thức khác nhau, không đồng đều từ thành thị
đến miền núi, văn hóa nước ta đi từ nền văn hóa nông nghiệp nên với sự phân hóa
trình độ như vậy thì ở vùng núi văn hóa sẽ nghèo nàn lạc hậu hơn, họ không có điều
kiện để phát triển, vùng núi chủ yếu là dân tộc ít người, với nhiều dân tộc khác nhau,
cơ sở hạ tầng thấp kém vì địa hình cản trở, họ khó có thể tiếp cận với bên ngoài đó
cũng là vấn đề khó khăn mà đang ta phải đối mặt. Tuy nhiên bên cạnh đó, các đô thị
có một cơ sở vật chất hạ tầng tương đối phát triển. Văn hóa tinh thần phong phú như là
các cuộc thi sắc đẹp, lễ hội, trò chơi nhân gian diễn ra phong phú.
2.2.4 Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái
với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng
- Nhiều cơ sở giáo dục xảy ra tình trạng học viên dùng bạo lực để giải quyết vấn
đề.
- Do có nhiều kẻ hở trong quy định hiện hành mà tình trạng tệ nạn xã hội diễn ra ở
nhiều nơi, ngay cả tại các khu vực thành thị.
Trang 8
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
- Sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương tại các vùng ven biên giới, vùng
sâu vùng xa còn lõng lẻo nên xảy ra tình trạng buôn lậu.
2.2.5 Ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ
thuật; hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng
tác
- Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, người viết văn chỉ cốt để kiếm tiền
trang trải cuộc sống nên họ phải chạy theo thị hiếu của thị trường người đọc, ngày
càng nhiều nhà văn ra đời làm giảm đi độ sâu sắc của văn thơ, bởi nhiều tác phẩm lệch
lạc, xa rời cuộc sống thậm chí còn có hại, hoạt động lý luận chưa đủ sức mạnh để đánh
giá hết, nhiều về số lượng nhưng chất lượng thì chưa cao, thiếu các tác phẩm có giá trị
cao về tư tưởng, nghệ thuật, chưa nhiều tác phẩm đoạt giải cao.
2.2.6 Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ
mai một chưa được ngăn chặn
- Việt Nam có hệ thống di sản đồ sộ, nhưng theo thời gian không được tu sửa,
cũng như là phát triển đã làm mất dần đi. Như nghề dệt thổ cẩm ở Quảng Ngãi, thiếu
chi phí, ít được quan tâm vì không có sức hấp dẫn.
2.2.7 Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng
phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển
- Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục
đích.
- Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động,
quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng như chính sách huy động
nguồn lực phục vụ tuyên truyền văn hóa chưa được chú trọng, mang tính đối phó.
2.2.8 Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn
hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp
- Có nhiều địa phương không quan tâm nhiều đến lĩnh vực văn hóa nên thiếu đầu
tư về cơ sở vật chất, làm xuống cấp trầm trọng. Nhưng cũng có những địa phương
chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất nhưng mà để có lệ, trên giấy tờ chứ chưa hoạt động
sát với nhu cầu thực tế.
Trang 9
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
2.2.9 Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm
văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân
dân, nhất là lớp trẻ
-Việc nhập khẩu, truyền bá văn hóa nước ngoài vào Việt Nam thống qua các kênh
thông tin cùng với hận thức dễ dãi, tràn lan thiếu chọn lọc của một số bộ phận nhân
dân, đặc biệt đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa của cộng đồng.
- Một đặc điểm nổi bật của giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hiện nay là
diễn ra hết sức nhanh chóng, ào ạt, nhiều hệ lụy, dĩ nhiên tiếp thu nhanh nhất và cũng
chịu hậu quả nhiều nhất, sớm nhất là giới trẻ. Bởi đặc điểm tâm lý của giới trẻ là luôn
thích cái mới lạ, dĩ nhiên khả năng nhận định văn hóa chưa thể như người trưởng
thành.
KẾT LUẬN:
-Trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, nền văn hóa Việt
Nam đã gặp được những thời cơ thuận lợi để làm giàu thêm cho nền văn hóa của
mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, nền văn hóa của Việt Nam còn phải vượt qua những
thách thức của thời đại để giữ vững được nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc
dân tộc.
-Suốt quá trình xây dựng và phát triển, nền văn hóa Việt Nam đã gặt hái được
nhiều thành tựu đáng kể tuy vẫn còn những mặt hạn chế. Mục đích của quá trình này
chính là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công b‚ng, văn minh.
Trang 10
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
Phần 3: Vận dụng
3. Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên hiện nay.
Thế giới ảo như mạng xã hội, truyện tranh,… đối với giới trẻ tựa như một chất gây
nghiện nhưng đồng thời cũng mở ra một chân trời mới cho những ai biết tận dụng và
kiểm soát nó.
3.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội đặc biệt là facebook trong sinh viên hiện nay.
Ra đời từ năm 2003 từ một phiên bản nội bộ của trường Đại học Havard bởi sinh
viên năm nhất Mark Zuckerberg, đến nay Facebook đã trở thành mạng xã hội thành
công nhất thế giới với gần 1,5 tỉ người sử dụng, đưa người sáng lập của nó trở thành tỉ
phú trẻ tuổi nhất hành tinh. 10 năm với nhiều thăng trầm những tưởng có lúc phải bán
mình, với những khoản đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn lớn, và với những thương vụ
sáp nhập tốn nhiều giấy mực của báo chí, đến này Facebook được xem là cuộc sống
thứ 2 của rất nhiều người, trong đó có một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam.
Theo các con số thống kê cho thấy trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers &
SocialTimes.Me -2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam
lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên
thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013.
Người sử dụng mạng xã hội Facebook không phân biệt lứa tuổi, nhưng nhiều nhất,
thường xuyên nhất, và bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ đặc biệt là trong bộ phận sinh viên
hiện nay. B‚ng khả năng nhanh nhạy với những điều mới lạ, sinh viên không khó để
nắm bắt phương thức sử dụng của một trang web kết bạn lớn như Facebook, khám phá
mọi tiện ích và phát triển các mối quan hệ xã hội, như bản chất vốn có của nó. Trong
quá trình đó, nếu sinh viên sáng suốt, Facebook sẽ trở thành công cụ đắc lực cho cuộc
sống tốt đẹp hơn, còn không nó sẽ khiến họ lệ thuộc thậm chí thay đổi cuộc sống của
họ một cách tiêu cực.
3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội facebook đối với sinh viên hiện
nay.
Trang 11
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
Sinh viên là lớp trí thức trẻ tuổi được xã hội đặt nhiều hy vọng sẽ đóng góp nhiều
vào sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai gần. Thế nhưng, một bộ phận không
nhỏ sinh viên đang lãng phí nhiều thứ khi sử dụng facebook.Sự lãng phí đầu tiên biểu
hiện ở hiện tượng “nghiện” mạng xã hội ở một một bộ phận không nhỏ giới sinh viên
như tiêu tốn thời gian “lướt mạng” truy cập và tìm kiếm những thông tin vô bổ, thậm
chí có hại; chơi game online bất kể giờ giấc và nhiều người sa vào những game bạo
lực, khiêu dâm Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình
ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị
kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội
chưa có ý thức, vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng
không tốt đến suy nghĩ của một bộ phận cư dân mạng và dư luận xã hội. Những cá
nhân dễ “nổi tiếng” nhờ mạng xã hội nhưng cũng dễ bị mạng xã hội “ném đá”, vùi dập
nhân cách, có khi dẫn đến những tai hoạ khôn lường. Sự tương tác tức thời và “không
biên giới” của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng thời là một sức
mạnh có thể“hủy diệt”một cá nhân chỉ trong chốc lát. Thế giới mạng như một tấm
gương của cuộc sống, chỉ có điều cần lưu ý, nó là tấm gương phóng đại nhiều lần
những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của một xã hội. Nhiều sinh viên dành
trọn thời gian lớn cho việc lên mạng facebook, bỏ bê việc học tập, ảnh hưởng đến tâm
lý và sức khỏe.
Do tính chất tự do, nên facebook cũng là diễn đàn diễn ra các trò lừa đảo thông
qua tin nhắn. Những kẻ xấu lợi dụng uy tín của người mà chúng đánh cắp được mật
khẩu trang Facebook, rồi nhắn tin cho bạn bè của nạn nhân với mục đích xấu. Nhiều
diễn đàn trên Facebook lập ra với mục đích là câu Like, Comment . Nhiều thông tin
bịa đặt, những hình ảnh phản cảm, đả kích, bôi nhọ danh dự của nhau. Facebook có
thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc…
“thật và ảo” lẫn lộn với nhau tạo nên những luồng dư luận bất an trong xã hội.
Một thực tế cho thấy, từ Facebook, chúng ta có thể thấy nhiều thông tin không
được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Do vốn sống và bản lĩnh tuổi trẻ còn
hạn chế, nên nhiều sinh viên nhiễm tư tưởng xấu và có những phát ngôn gây ảnh
hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức, lối sống…
3.3Các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên.
Trang 12
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
Trên thực tế vẫn có một số những bạn sinh viên sử dụng facebook một cách hiệu
quả. Vậy làm thế nào để có thể tham gia mạng xã hội này tích cực văn minh nhất. Để
có một facebook tốt cho mình thì trước hết sinh viên phải dành một thời gian thích
hợp cho nó trên nguyên tắc hoàn thành các công việc cơ bản của việc học, rèn luyện
sức khỏe và vui chơi. Tuy vậy điều quan trọng nhất phải xác định được mục tiêu tham
gia cần hướng tới các vấn đề chân thiện mỹ và tự bảo vệ bản thân trước những cám dỗ
của các hành vi xấu
Cần có sự hướng dẩn, tư vấn định hướng cho giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội
một cách có ích và mang lại hiệu quả tốt mà ở đây nhà trường, các cơ quan đoàn
trường, hội sinh viên phải tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp tăng cường
sự giao lưu tiếp xúc “thực” giữa các sinh viên trong trường, tạo môi trường cho các
thành viên được hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau những giờ học.
Khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các bạn có sự cân b‚ng trong cuộc sống, thay vì
sống “ảo” với mạng xã hội Facebook.
Các cơ quan chức năng cần quản lý các mạng xã hội chặt chẽ hơn nữa và thường
xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân người sử dụng để có thể phát huy
tối đa các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu
cực của mạng xã hội
Mặc dầu vậy, buông mặc giới trẻ tự nhận thức là chưa đủ. Để định hướng cho
sinh viên tránh những hệ lụy xấu của mạng xã hội này, thiết nghĩ các tổ chức đoàn thể,
nhà trường rất cần có những buổi sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ để hướng học sinh,
sinh viên được trang bị nhiều hơn về kỹ năng sống và có thái độ tích cực hơn trong
việc tiếp cận với thông tin.
Và dưới đây là một số cách sinh viên có thể làm được để hạn chế ảnh hưởng của
mạng xã hội facebook.
- Thoát khỏi Facebook khi làm bài tập tại nhà. Điều này giúp các em cưỡng lại
sức hút của việc tán gãu hoặc cập nhật thông tin bạn bè mình đang làm gì trên
Facebook.
- Cập nhật tình hình cá nhân hoặc tán gẫu trên Facebook có giờ giấc nếu các em
có tinh thần tự giác cao.
Trang 13
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM
- Nếu không có tinh thần tự giác cao, thì hãy đến những nơi không có internet
(điều này cũng có nghĩa không sử dụng thiết bị 3G).
- Trong khi học nhóm, hãy sử dụng công cụ tán gẫu hoặc nhắn tin trên
Facebook để cập nhật cho nhau những thông tin hữu ích về các chủ đề ở lớp học, các
bài tập đươc giao.
- Tạo một trang Facebook chuyên dùng cho một lĩnh vực học tập, nghiên cứu,
một nôi dung bài tập nào đó mà các em đang làm để chia sẻ, thảo luận thông tin.
- Lập trang Facebook cho lớp học của mình, nhóm học chung để cùng bàn luận thông
tin.
Trang 14