Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG RAU SẠCH VỚI CÔNG NGHỆ THỦY SINH KHÔNG CẦN ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.61 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài:
XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG
RAU SẠCH VỚI
CÔNG
NGHỆ
THỦY SINH KHÔNG CẦN
ĐẤ
T
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực tập:
PGS.TS. Võ Thị Quý Thành viên nhóm 20
Tp. Hồ Chí Minh, 03/2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài:
XÂY DỰNG TRANG TRẠI TRỒNG RAU SẠCH
VỚI
CÔNG
NGHỆ THỦY SINH KHÔNG CẦN
ĐẤ
T
Giáo viên hướng dẫn: Thành viên nhóm 20:
PGS.TS. Võ Thị Quý 1. Lê Hoàng Ân
2. Nguyễn Nguyên Chiến (Nhóm trưởng)
3. Đặng Thị Diệu
4. Lê Thị Bích Lài
5. Nguyễn Văn Kiên


6. Nguyễn Cảnh Trinh
2
MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng rau sạch trong mỗi gia đình Việt Nam đang có xu
hướng tăng. Khi thực trạng rau xanh tại nhiều chợ rau, siêu thị lại không đáp ứng được
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Với thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, đời sống ngày càng ổn định, họ luôn
mong muốn được tiêu dùng nguồn rau sạch vì vậy mà sản phẩm rau sạch trở thành sự lựa
chọn tối ưu của nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Qua đây cho thấy,
con người rất có nhu cầu thực phẩm sạch và an toàn, trong đó có rau xanh đang là một đòi
hỏi cấp bách của đời sống người dân Việt Nam hiện nay.
Nhu cầu rau sạch của người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ, là
thành phố trực thuộc Trung ương phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ, sản xuất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Tuy vậy, không thể phủ nhận vai
trò của sản xuất nông nghiệp trong phát triển chung của nền kinh tế, việc phát triển vành
đai xanh với những vùng rau an toàn theo công nghệ hiện đại là cần thiết nhằm cung cấp
nhu cầu rau an toàn cho người dân thành phố và hướng đến sự phát triển bền vững, cân
đối. Trong những năm qua, thành phố đã triển khai các dự án, chương trình liên quan đến
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nhưng kết quả không đạt như mong đợi.
Với tốc độ gia tăng dân số tại thành phố ngày càng cao qua các năm, có thể nói thị
trường rau hiện nay không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Vì vậy thị trường ra là
thị trường đầy tiềm năng.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về nguồn rau sạch cung cấp cho người dân, nhóm
chúng tôi đã xây dựng đề tài: “Xây dựng trang trại trồng rau sạch với công nghệ thủy
sinh không cần đất”.
4
1. THÔNG TIN KINH DOANH CƠ BẢN
1.1. Khái quát về công ty

 Tên công ty: Công ty TNHH Rau sạch G6
 Thời gian thành lập: dự kiến đầu năm 2014
 Địa điểm: Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức
 Diện tích: 1ha
 Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và cung cấp rau sạch cho thị trường TPHCM
 Sản phẩm: rau sạch trồng theo công nghệ thủy canh
1.2. Mô tả sản phẩm
Thủy canh (hay thủy sinh) là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp
vào dung dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải đất. Kỹ thuật thủy canh là một
trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên
thích hợp cho cây phát triển là sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất.
Rau an toàn do công ty G6 trồng và sản xuất chủ yếu là rau ăn lá và rau ăn quả vì
hai loại này phát triển rất tốt trên môi trường nuôi thủy canh.
1.3. Đặc điểm của công ty
Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp để tiến hành việc kinh doanh như:
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh… Tuy nhiên
chúng tôi quyết định lựa chọn loại hình Công ty TNHH với tên gọi: “Công ty TNHH Rau
sạch G6”.
Đây là loại hình phù hợp nhất với chúng tôi trong tình hình hiện nay vì các lý do
sau:
 Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của
công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
 Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người
quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
 Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát
được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
5
1.4. Cơ sở thành công của dự án
 Sản phẩm rau sạch có nhu cầu rất lớn vì thị trường thành phố chỉ mới đáp ứng được 30%

nhu cầu tiêu thụ của người dân
 Sản phẩm rau thủy canh là sản phẩm được trồng theo công nghệ mới và an toàn hơn so
với rau trồng đất
 Sản phẩm rau thủy canh đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng
 Quyết định 107/2008/QĐ – TTG về chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả
an toàn: sẽ giúp cho dự án giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất
1.5. Những khách hàng chính
 Nhân viên văn phòng
 Ngoài ra, một nhóm khách hàng mà công ty muốn nhắm tới đó là các nhà hàng, quán cơm
gia đình và các quán cơm văn phòng với giá từ 40.000 đồng/suất.
2. PHÂN TÍCH NGÀNH
2.1. Qui mô trồng rau ở các tỉnh miền Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2007 – 2010) cho thấy: diện tích, năng suất
và sản lượng rau ở các tỉnh miền Nam có xu hướng tăng lên.
 Năm 2007, diện tích là 370.644 ha, năng suất 20,14 tấn/ha, sản lượng 6.194.730 tấn
 Năm 2009, diện tích tăng lên 404.757 ha, năng suất 17,11 tấn/ha, sản lượng 6.928.400
tấn.
2.2. Qui mô trồng rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo kết quả thực hiện chương trình trồng rau an toàn 11 tháng năm 2012 do Sở
Nông nghiệp Tp.HCM:
 Có 102 xã, phường sản xuất rau an toàn với diện tích canh tác là 3.024 ha.
 Diện tích gieo trồng rau trên địa bàn thành phố trong 11 tháng năm 2012 là 15.732 ha,
ước khoảng 5.000 hộ trồng rau, năng suất trung bình 23 tấn/ha, sản lượng 361.836 tấn,
tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011.
 Trong đó, đã có 182 tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích 90,16
ha; sản lượng dự kiến 11.450 tấn/năm.
Tại các vùng trồng rau đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau tập trung
6
tại xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; xã Tân Quý Tây, Hưng
Long, Bình Chánh, Qui Đức, huyện Bình Chánh; xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn,

Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.
2.3. Xu hướng phát triển
Định hướng phát triển của hoạt động trồng rau đến năm 2015 (theo Sở Nông
nghiệp Tp.HCM):
 Mở rộng diện tích trồng rau an toàn trên toàn thành phố, đến năm 2015 diện tích gieo
trồng rau là 16.890 ha, năng suất trung bình 24,99 tấn/ha, sản lượng đạt 422.160 tấn.
 Hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc
Môn.
 100% hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên địa bàn Tp.HCM được chứng nhận sản xuất
theo qui trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và suy thoái của hoạt động trồng
rau tại TP HCM
2.4.1. Quy mô dân số và thu nhập
Năm 2012: quy mô dân số là 7,8 triệu người, thu nhập bình quân 3.700 USD/năm
Năm 2013: dự đoán dân số trên 8 triệu người và thu nhập bình quân 4.000
USD/năm
→ Quy mô dân số và thu nhập bình quân ngày càng tăng, con người không chỉ
thích “ăn ngon, mặc đẹp” mà còn phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe con người
2.4.2. Hỗ trợ của Nhà nước
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật
Nhằm quảng bá sản phẩm rau an toàn được sản xuất theo quy trình VietGAP:
 Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức lớp tập huấn về tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ
trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà
Bè, Cần Giờ và lớp tập huấn về phát triển kinh tế tập thể.
 Trung tâm Khuyến nông tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn theo VietGAP tại
huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh; cuộc hội thảo về định hướng sản xuất và tiêu thụ
7
rau muống nước, trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học.
 Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về vệ sinh an
toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc nông sản. Ngoài ra,

Chi cục đã xây dựng nhiều mô hình ứng dụng phân hữu cơ vi sinh và quy trình VietGAP
cho nông dân xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi và xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Trung tâm Công nghệ sinh học sản xuất các loại chế phẩm sinh học như chế phẩm
sinh BIMA, phân bón lá hữu cơ sinh học Bio-trùn quế để cung cấp cho các mô hình và
các đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Ngoài ra, đang triển khai 15 mô hình sản xuất rau an toàn
theo hướng hữu cơ sinh học tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn.
Công tác xúc tiến thương mại
Đã tổ chức ký kết nhiều hợp đồng nguyên tắc về tiêu thụ sản phẩm rau an toàn,
giúp nông dân từng bước làm quen với việc sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng.
Tổ chức hội nghị khách hàng giữa các mô hình thí điểm áp dụng GPPs và các đơn
vị thu mua, tiêu thụ sản phẩm rau của Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản
thực phẩm – CIDA (Canada).
2.5. Công tác kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau
Qui định của Nhà nước tác động đến ngành và doanh nghiệp
 Chính sách hỗ trợ nông dân theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông.
 Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê
duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011
– 2015.
 Mục tiêu của Sở Nông nghiệp Tp.HCM là tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số
1311/CT-BNN-TT ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt; tiếp tục
thực hiện Kế hoạch số 1528/KH-SNN-NN ngày 14/10/2011 về triển khai thực hiện Quyết
định số 3331/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố; đảm bảo 100%
hợp tác xã sản xuất rau an toàn được cấp Giấy chứng nhận VietGAP.
8
3. KẾ HOẠCH KINH DOANH CHIẾN LƯỢC
3.1. Sứ mạng
Mang đến cho khách hàng các sản phẩm rau sạch để sử dụng trong các bữa ăn
hằng ngày.

3.2. Tầm nhìn
Trở thành thương hiệu quen thuộc đáng tin cậy cho người tiêu dùng rau
3.3. Mục tiêu
3.3.1. Mục tiêu sản xuất
Đạt được công suất như thiết kế:
Loại rau Công suất tối đa (tấn/năm)
Rau ăn quả 28
Rau ăn lá 178
Tổng 206
3.3.2. Mục tiêu doanh thu
Mục tiêu doanh thu của môt năm: 4.046.000.000 đồng
• Siêu thị, cửa hàng tiện ích: 2.840.000.000
• Nhà hàng: 1.206.000.000
3.3.3. Mục tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận: 1,1 tỷ/năm
3.3.4. Mục tiêu thương hiệu
• 75% các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Tp. HCM biết đến thương hiệu rau sạch G6.
• 20% các nhà hàng lớn tại Tp. HCM biết đến thương hiệu rau sạch G6.
• 30% nhân viên văn phòng thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của trang trại biết đến thương
hiệu rau sạch G6.
4. KẾ HOẠCH MARKETING
4.1. Mô tả khách hàng
Khách hàng mục tiêu mà công ty muốn hướng tới đó là:
 Nhân viên văn phòng
9
• Chưa lập gia đình và tự nấu ăn ở nhà.
• Đã lập gia đình hoặc sống chung với cha mẹ nhưng có quyền quyết định trong việc đi chợ
nấu ăn hoặc là có tham gia vào việc đi chợ nấu ăn.
 Ngoài ra, một nhóm khách hàng mà công ty muốn nhắm tới đó là các nhà hàng, quán cơm
gia đình và các quán cơm văn phòng với giá từ 40.000 đồng/suất.

4.1.1. Nhóm nhân viên văn phòng
 Độ tuổi:
• 23-35: 58 % (Nữ: 37%, Nam: 21%)
• Trên 35: 42% (Nữ: 36%, Nam: 6%)
 Nơi thường mua rau:
• Siêu thị: 56%
• Chợ: 44%
 Số lần mua rau trung bình trong tuần: 2
 Thời điểm mua: buổi tối các ngày trong tuần hoặc cuối tuần.
 Số tiền trung bình họ bỏ ra để mua rau mỗi lần đi siêu thị: 62,500 đồng (trung bình mỗi
lần đi chợ mua cho 4 khẩu phần ăn).
 Thời gian mỗi lần đi siêu thị trung bình là 45 phút đến 1 giờ.
 Khi mua rau họ thường quan tâm đến những thông tin:
• Độ tươi của rau.
• Giá.
• Nguồn gốc xuất xứ.
 Những thông tin trên họ tìm trên kệ rau và trên bao bì sản phẩm.
 Thời gian mỗi ngày họ truy cập internet trung bình 3 giờ.
 Thời gian mỗi ngày họ xem Tivi là:
• Ngày thường: 1 giờ.
• Cuối tuần 3,2 giờ.
4.1.2. Nhà hàng, quán cơm gia đình, quán cơm văn phòng với giá từ 40.000
đồng/suất trở lên
Ngoài những khách hàng mà công ty có được do tận dụng mối quan hệ sẵn có và
được đảm bảo sẽ tiêu thụ khoảng 30 kg/ngày, công ty sẽ lên kế hoạch điều tra thông tin
nhóm khách hàng này để có phương thức tiếp cận hiệu quả và phát triển khách hàng.
4.2. Mục tiêu Marketing
4.2.1. Sứ mạng kinh doanh
Mang đến cho khách hàng các sản phẩm rau sạch, an toàn để sử dụng trong các
10

bữa ăn hằng ngày.
4.2.2. Mục tiêu Marketing
 Sản lượng tiêu thụ: 155tấn/năm trong đó:
• Rau ăn lá: 134 tấn/năm
• Rau ăn quả: 21 tấn/năm
 Đạt doanh thu: 3.100.000.000 đồng (2014)
• Nhóm khách hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi: 2.600.000.000 đồng
• Nhóm khách hàng nhà hàng, quán ăn: 500.000.000 đồng
 Nhận biết thương hiệu:
• 70% các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Tp. HCM biết đến thương hiệu rau sạch G6.
• 20% các nhà hàng lớn tại Tp. HCM biết đến thương hiệu rau sạch G6.
• 30% nhân viên văn phòng thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của trang trại biết đến thương
hiệu rau sạch G6.
 Định vị:
Công ty muốn định vị sản phẩm của mình là loại rau sạch, an toàn tuyệt đối. Là sản
phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được sản xuất theo quy trình đạt tiểu chuẩn Viet
GAP. G6 là sản phẩm rau luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.3. Hệ thống thông tin Marketing
Xây dựng hệ thống thu thập ý kiến của khách hàng để biết họ cảm nhận như thế
nào sau khi sử dụng sản phẩm rau sạch của trang trại, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của
khách hàng để có những chính sách, chương trình phù hợp.
Việc thu thập thông tin được thực hiện bằng cách:
 Thu thập thông tin của các siêu thị, nhà hàng, quán ăn bằng cách sử dụng phiếu điều tra
để hỏi thông tin từ những người phụ trách thu mua rau của các siêu thị, nhà hàng, quán
ăn.
 Thu thập thông tin bằng cách khảo sát ý kiến của khách hàng viếng thăm website của
công ty.
 Thu thập ý kiến của người tiêu dùng bằng cách thành lập các chủ đề thảo luận trên các
diễn đàn như: Rausach, Agriviet, webtretho, lamchame, …
4.4. Marketing hỗn hợp

4.4.1. Hoạt động bán hàng
Đối tượng mà các hoạt động bán hàng hướng tới đó là những người phụ trách thu
11
mua rau cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn.
 Thành lập bộ phận bán hàng để thực hiện các công việc như marketing, tìm kiếm khách
hàng, …
 Tận dụng mối quan hệ với các chủ nhà hàng, quán ăn và người phụ trách thu mua rau của
các siêu thị để bán hàng.
 Tìm kiếm thông tin các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn và tiếp cận với
người phụ trách thu mua rau của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, quán ăn để chào
hàng, giới thiệu sản phẩm.
4.4.2. Phân phối
 Công ty sẽ bán trực tiếp sản phẩm của mình đến khách hàng là các nhà hàng, quán ăn.
 Đối với khách hàng lẻ thì trang trại phân phối thông qua hệ thống các siêu thị và cửa hàng
tiện lợi.
 Ngoài ra, do vị trí của trang trại cũng tương đối thuận tiện nên trang trại sẽ xây dựng quầy
trưng bày sản phẩm ngay tại trang trại, quầy rau này sẽ bán cho những người đến tham
quan tại trang trại.
4.4.3. Sản phẩm
Tất cả các sản phẩm của trang trại đều được đóng gói, có nhãn mác. Nhãn mác
được thiết kế thống nhất theo hệ thống nhận diện thương hiệu, có đầy đủ thông tin về địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, cách bảo quản…
• Đối với các sản phẩm bán cho khách hàng lẻ thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện
lợi:
- Các sản phẩm rau ăn lá được đóng gói trong túi nilon có đục lỗ để thoát khí.
- Các sản phẩm rau ăn quả và một số rau ăn lá được đóng gói trong hộp nhựa trong.
- Nghiên cứu thêm để tìm ra loại chất liệu bao bì cho phù hợp với từng loại sản phẩm và ít
gây ô nhiễm môi trường.
- Khối lượng rau cho mỗi gói tùy thuộc vào loại rau nhưng chủ yếu sẽ tương đương với
khẩu phần ăn của hai người. Khối lượng cho một gói sản phẩm

• Đối với các sản phẩm bán cho nhà hàng, quán ăn:
- Với sản phẩm rau ăn lá, sử dụng vật liệu là túi nilon, căn cứ theo yêu cầu của nhà hàng để
12
TT Loại rau Khối lượng (Kg/gói)
1 Rau ăn lá 0,4 – 0,7
2 Rau ăn quả 0,5 – 1
đóng gói. Chuẩn bị gói có thể đóng được từ 3- 5 kg/gói. (Để dễ vận chuyển và bảo quản
trong tủ mát của nhà hàng, quán ăn).
- Đối với rau ăn quả, sẽ sử dụng loại thùng carton như thùng đựng trái Thanh Long xuất
khẩu có thể tái sử dụng, quy cách đóng thùng khoảng 5 kg/thùng để thuận tiện cho việc
giao hàng cũng như việc lưu trữ của các nhà hàng, quán ăn.
Sẽ điều tra, thu thập thông tin và nghiên cứu vật liệu đóng gói và quy cách đóng
gói để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
4.4.4. Định giá
• Sử dụng chính sách giá linh hoạt, căn cứ theo thị trường rau, căn cứ theo giá của các loại
rau sạch trên thị trường để định giá nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.
• Tuy nhiên, giá không được thấp hơn giá thành và không được vượt quá 30% giá thành.
• Dự tính giá bán của một số sản phẩm như sau:
Rau Giá bán (ngàn đồng)
Rau ăn lá 15 – 30
Rau ăn quả 20 – 25
Giảm giá theo số lượng:
Sẽ căn cứ theo mối quan hệ với từng khách hàng, với chủng loại và lượng mua mỗi
lần, hàng tháng để có chính sách giảm giá phù hợp.
4.4.5. Quảng cáo, khuyến mãi
• Xây dựng Website để giới thiệu công ty, giới thiệu quy trình sản xuất các loại rau của
công ty.
• Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu để nâng cao độ nhận biết thương hiệu của trang
trại.
• Gửi mail để marketing đến những người phụ trách thu mua rau của các siêu thị, nhà hàng.

• Thành lập các chủ đề thảo luận trên website như: Rausach, Agriviet, webtretho,
lamchame, …
• Sau khi trang trại đi vào sản xuất ổn định, tiến hành thực hiện các phóng sự giới thiệu về
trang trại. Phim sẽ được dùng để đăng lên website của trang trại, trên tài khoản youtube,
trên màn hình quảng cáo của các siêu thị có bán sản phẩm của trang trại.
• Thiết kế Brochure có đưa quy trình sản xuất, chứng nhận chất lượng để đặt tại quầy rau
của các siêu thị có bán sản phẩm của trang trại.
• Có thể gửi nhân viên bán hàng đến các siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi để hỗ trợ bán
13
hàng khi cần.
• Viết bài PR để đăng trên một số website như: 24h.com.vn, …
• Viết thư hoặc tiếp xúc trực tiếp đến trung tâm ảnh hưởng ở địa phương như tổ dân phố,
hội phụ nữ ở tổ dân phố, tham gia tài trợ cho một số hoạt động của các hội này.
• Chi phí dự kiến quảng cáo : 80.000.000 đồng
4.5. Dự báo chi phí marketing – bán hàng từ nay đến tháng 12/2014
ST
T
Thời
gian
Hoạt động Số lượng Chi phí
1 2013 Xây dựng Website 1trang web 7,000,000
2 2014 Đăng bài PR trên các Website
như 24h.com.vn
6 lần đăng 6,000,000
3 2013 -
2014
In ấn tờ rơi, Brochure 10.000 tờ 5,000,000
4 2014 Đồng phục nhân viên 54 bộ 32,400,000
5 2014 Phim giới thiệu công ty 1phim 20,000,000
6 2014 Trang trí quầy giới thiệu tại

trang trại
1quầy 5,000,000
7 Chi phí khác 4,600,000
8 Nhân viên kinh doanh 5 người
Tổng cộng 80,000,000
5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
5.1. Mục tiêu sản xuất năm 2014
5.1.1. Dự báo sản lượng
Loại rau Diện tích (m
2
) Sản lượng (tấn)
Rau ăn quả 3.000 21
Rau ăn lá 6.000 133,5
Tổng 9.000 154,5
5.1.2. Khả năng sản xuất
Loại rau Công suất tối đa (tấn/năm)
Rau ăn quả 28
Rau ăn lá 178
Tổng 206
5.1.3. Chi phí sản xuất
(ĐVT: đồng)
STT Thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy bơm nước Cái 1 5.000.000 5.000.000
14
2 Máy bơm dẫn dung dịch Cái 50 1.000.000 50.000.000
3 Máy bơm thuốc trừ sâu Cái 2 200.000 400.000
4 Van khóa nước Cái 300 30.000 9.000.000
5 Vòi phun nước tự động Cái 20 20.000 400.000
6 Bóng điện 400W Cái 5 1.200.000 6.000.000
7 Dây điện Mét 300 2.000 600.000

10 Vật rẻ tiền mau hỏng
khác
50.000.000
Tổng cộng 121.400.000
5.2. Chi phí nguyên vật liệu
5.2.1. Chi phí hóa chất
(ĐVT: đồng)
STT Hóa chất Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Ca(NO
3
)
2
Kg 250 110.000 27.500.000
2 KNO
3
Kg 200 109.000 21.800.000
3 KH
2
PO
4
Kg 250 120.000 30.000.000
4 Ca(Ocl)
2
Kg 250 55.000 13.750.000
5 K
2
SO
4
Kg 200 130.000 26.000.000
6 MgSO

4
Kg 150 213.000 31.950.000
7 FeSO
4
Kg 50 76.000 3.800.000
8 H
3
BO
3
L 20 102.000 2.040.000
9 MnSO
4
Kg 15 144.000 2.160.000
10 ZnSO
4
Kg 40 104.000 4.160.000
11 CuSO
4
Kg 5 434.000 2.170.000
12 Molypden Kg 4 1.000.000 4.000.000
13 KOH L 40 119.000 4.760.000
14 Hóa chất khác 25.910.000
Tổng cộng 200.000.000
5.2.2. Chi phí hạt giống của một năm
(ĐVT: đồng)
STT Hạt giống Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng/g) Thành tiền
1 Rau ăn quả g 1.500 500 750.000
2 Rau ăn lá g 4.000 400 1.600.000
Tổng cộng 2.350.000
5.3. Lao động

15
5.4. Tổng chi phí sản xuất
(ĐVT: đồng)
Mục Chi phí
Chi phí vật
liệu, trang thiết
bị nhà vườn
121.400.00
0
Chi phí hóa
chất
200.000.00
0
Chi phí hạt
giống
2.350.000
Chi phí lao
động
840.000.00
0
Tổng 1.163.750.
000
6. QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
6.1. Mục tiêu
6.1.1. Giai đoạn thực hiện đầu tư (đến cuối năm 2013)
• Xây dựng cơ cấu tổ chức.
• Xây dựng quy trình tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng 10 nhân viên (2 kỹ thuật, 3 công
nhân, 3 nhân viên kinh doanh, 1 kế toán, 1 giám đốc).
• Quỹ lương 2013 không vượt quá: 360 triệu đồng.
• Đào tạo được 2 nhân viên kỹ thuật và 3 công nhân lành nghề

• Chi phí đào tạo không vượt quá: 40 triệu đồng.
• Xây dựng chính sách – thủ tục.
• Xây dựng quy trình
6.1.2. Giai đoạn vận hành khai thác
• Xây dựng cơ cấu tổ chức.
• Xây dựng bảng mô tả công việc
• Thực hiện tuyển dụng thêm 17 nhân viên.
• Thực hiện đào tạo công nhân (3 nhân viên kỹ thuật, 7 công nhân).
• Quỹ lương 2014 không vượt quá: 1,9 tỷ đồng.
• Chi phí đào tạo không vượt quá: 50 triệu đồng.
• Hoàn thiện chính sách – thủ tục.
16
Cố vấn
Giám đốc
Bộ phận
hành chính- kế toán
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận
kỹ thuật – sản xuất
6.2. Cấu trúc tổ chức
6.3. Chính sách và thủ tục
Do mới thành lập, công ty chưa có các quy trình để vận hành vì thế cần phải xây
dựng các quy trình:
• Bán hàng: xây dựng và văn bản hóa quy trình marketing, tìm kiếm khách hàng, phân phối
sản phẩm, theo dõi bảng giá, cách thức đặt hàng.
• Mua hàng: xây dựng và văn bản hóa quy trình cung ứng vật tư, hàng hóa, vật phẩm để sử
dụng và cung ứng cho sản xuất; tiềm kiếm và liên hệ với các nhà cung cấp uy tính, giá
thành phù hợp.
• Sản xuất: xây dựng và văn bản hóa quy trình lao động ứng giai đoạn sinh trưởng của từng
loại rau, quy trình thu hoạch, phân loại, quy trình sơ chế sản phẩm.

• Thưởng: xây dựng chính sách thưởng theo năng suất, mua hàng công ty với giá chiết
khấu.
6.4. Tổ chức nhân sự
6.4.1. Mức lương
(ĐVT: đồng)
STT
1 Giám đốc
2 Kế toán
3 Nhân viên kinh doanh
4 Bảo vệ
5 Nhân viên kỹ thuật trồng cây
17
6 Nhân viên giao hàng
7 Công nhân chăm sóc cây
6.4.2. Tuyển dụng
• Xây dựng và hoàn thiện quy trình tuyển dụng.
• Tuyển dụng theo:
STT
1 Nhân viên kỹ thuật trồng cây
2 Công nhân chăm sóc cây
3 Nhân viên kinh doanh
6.4.3. Đào tạo
Hoàn thành đào tạo kỹ thuật trồng cây cho 10 công nhân sản xuất trước khi dự án
hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo thêm 10 công nhân khi dự án đi vào hoạt động với
tổng chi phí dự kiến là 120 triệu đồng.
Đào tạo chung cho toàn bộ lao động: nội quy, kỷ luật, an toàn lao động, phòng
chống cháy nổ.
Quy trình đào tạo đối với công nhân sản xuất:
• Lý thuyết:
- Thời gian: 2 ngày.

- Người hướng dẫn: nhân viên kỹ thuật và cố vấn.
- Nội dung: lý thuyết các quy trình trồng rau an toàn, kiến thức về bảo vệ môi trường.
• Thực hành:
- Thời gian: tùy theo từng loại rau (từ khi bắt đầu trồng đến khi thu hoạch)
- Người hướng dẫn: nhân viên kỹ thuật và công nhân lành nghề.
- Nội dung: các thao tác:
o Kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị.
o Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại, sơ chế sản phẩm.
7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Để có thể dự tính các chi phí, doanh thu và ngân lưu một cách cụ thể, chúng tôi giả
định giá không thay đổi vàlạm phát không thay đổi qua các năm.
18
Tỷ suất sinh lợi ngành là 27,28% (tỷ suất sinh lợi trung bình ngành nông lâm
nghiệp)
7.1. Chi phí đầu tư dự kiến
7.1.1. Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
(ĐVT: đồng)
STT Mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Nhà sơ chế, bảo quản m
2
200 2.000.000 400.000.000
2 Kho chứa vật tư, thuốc m
2
50 2.000.000 100.000.000
3 Nhà điều hành m
2
50 2.500.000 125.000.000
8 Ống đựng giá thể Mét 30.000 30.000 900.000.000
9 Hệ thống giá đỡ 100.000.000
Tổng cộng 1.625.000.000

7.1.2. Chi phí thiết bị văn phòng
(ĐVT: đồng)
STT Thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy tính Cái 5 7.000.000 35.000.000
2 Máy in Cái 1 3.000.000 3.000.000
3 Điện thoại bàn Cái 2 500.000 1.000.000
4 Quạt treo tường Cái 10 500.000 5.000.000
5 Bộ đèn huỳnh quang 1,2m Cái 30 160.000 4.800.000
6 Tủ mát bảo quản rau Cái 2 14.500.000 29.000.000
Tổng cộng 77.800.000
7.1.3. Chi phí công trình
(ĐVT: đồng)
STT Mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Giếng khoan cái 1 1.500.000 1.500.000
2 Bể lọc nước cái 4 6.500.000 26.000.000
3 Đường điện nội bộ m 300 2.000 600.000
4 Hệ thống nhà lưới m
2
9.000 100.000 900.000.000
Tổng cộng 928.100.000
7.2. Kế hoạch khấu hao
7.2.1. Kế hoạch khấu hao cơ sở hạ tầng (10 năm)
• Nguyên giá: 1.625.000.000 đồng
• Thời gian khấu hao: 10 năm (2014 – 2023)
• Khấu hao trong kỳ: 162.500.000 đồng
19
7.2.2.Bảng kế hoạch khấu hao thiết bị văn phòng (5 năm)
• Nguyên giá: 77.800.000 đồng
• Thời gian khấu hao: 5 năm (2014 – 2018)
• Khấu hao trong kỳ: 15.560.000 đồng

7.2.3. Bảng kế hoạch khấu hao công trình (10 năm)
• Nguyên giá: 928.100.000 đồng
• Thời gian khấu hao: 10 năm (2014 – 2023)
• Khấu hao trong kỳ: 92.810.000 đồng
7.3. Bảng dự tính doanh thu
7.3.1. Bảng dự kiến công suất sản xuất năm 2014
(ĐVT: ngàn đồng)
STT Giống Diện tích trồng
(m
2
)
Sản lượng
(tấn/năm)
Đơn giá Thành tiền
1 Cà chua 1.500 12 20000 240.000
2 Khổ qua 1.500 9 25000 225.000
3 Xà lách 1.500 21 30000 630.000
4 Mồng tơi 1.500 22.5 18000 405.000
5 Cải ngọt 1.500 54 18000 972.000
6 Rau muống 1.500 36 22000 792.000
Tổng cộng 9.000 154,5 3.201.000
7.3.2. Bảng dự tính doanh thu trong 5 năm
(ĐVT: ngàn đồng)
Mục 2014 2015 2016 2017 2018
Công suất 75% 90% 100% 100% 100%
Sản lượng 154,5 185,4 206 206 206
Doanh thu 3.201.000 3.841.200 4.268.000 4.268.000 4.268.000
7.3.3. Bảng kế hoạch lãi lỗ
(ĐVT: ngàn đồng)
Mục 2014 2015 2016 2017 2018

Doanh thu 3.201.00
0
3.841.200 4.268.000 4.268.000 4.268.000
Giá vốn hàng bán 1.163.75
0
1.042.350 1.042.350 1.042.350 1.042.350
Lãi gộp 2.037.25 2.798.850 3.225.650 3.225.650 3.225.650
20
0
Chi phí hoạt động 1.064.00
0
1.064.000 1.064.000 1.064.000 1.064.000
Khấu hao CSHT 162.500 162500 162500 162500 162500
Khấu hao TBVP 15.560 15.560 15.560 15.560 15.560
Khấu hao CT 92.810 92.810 92.810 92.810 92.810
EBIT 702.380 1.463.980 1.890.780 1.890.780 1.890.780
Thuế TNDN (20%) 140.476 292.796 378.156 378.156 378.156
LN sau thuế 561.904 1.171.184 1.512.624 1.512.624 1.512.624
7.4. Bảng kế hoạch ngân lưu
(ĐVT: ngàn đồng)
2015 2016
3.841.200 4.268.000
3.841.200 4.268.000
1.064.000 1.064
480.000 480.000
292.796 378.156
1.836.796 1.922.156
2.004.404 2.345.844
• Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV): 2.440.256 đồng > 0
• Suất sinh lợi nội bộ (IRR): 63,44%

• Thời gian hoàn vốn: 2,4 năm
8. PHÂN TÍCH RỦI RO
8.1. Rủi ro rau cuối ngày không bán được còn thừa
Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động của cửa hàng do chúng tôi vẫn còn thiếu
kinh nghiệm trong đánh giá, dự đoán nhu cầu các loại rau nên có thể một số loại rau bị
thiếu và một số mặt hàng rau còn thừa vào cuối ngày. Đồng thời do ảnh hưởng của yếu tố
thời tiết mà cầu rau có thể thay đổi đột ngột. Để khắc phục rủi ro này, chúng tôi dự định
hàng ngày chúng tôi thu hoạch rau vào hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Trên cơ sở
21
lượng rau bán được vào buổi sáng và rau còn thừa đến trưa chúng tôi sẽ kiểm lại và thu
hoạch rau cho buổi chiều. Đến tối nếu rau còn thừa, rau sẽ được bảo quản trong tủ mát
của cửa hàng.
8.2. Rủi ro về giao hàng tại siêu thị
Trong trường hợp có nhiều siêu thị cùng gọi điện đến đặt mua rau. Để đảm bảo rau
đem đến nhanh nhất cho các siêu thị, ngoài việc một nhân viên phụ trách công việc giao
rau, chúng tôi sẽ cử nhân viên kinh doanh đi giao rau.
8.3. Rủi ro về cạnh tranh
Những khác biệt đặc trưng riêng của công ty, rất có thể các đối thủ cạnh tranh sẽ bắt
trước, lúc đó sự cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn. Để khắc phục khó khăn này, cửa
hàng tập trung vào chất lượng phục vụ khách hàng, đây là nét đặc trưng của cửa hàng đã
được chúng tôi chú trọng ngay từ đầu.
9. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Hoạt động xây dựng cơ bản Nhiệm vụ và điểm mốc
quan trọng
Thời gian
hoàn thành
Xây nhà xưởng Nhà sơ chế, bảo quản
Kho chứa vật tư, thuốc
Nhà điều hành
Hệ thống nhà lưới

Ống đựng giá thể
Hệ thống giá đỡ
3/2013 – 9/2013
Thi công cơ sở hạ tầng bổ trợ Giếng khoan
Bể lọc nước
Đường điện nội bộ
8/2013 – 10/2013
Mua thiết bị Máy tính
Máy in
Điện thoại bàn
Quạt treo tường
Bộ đèn huỳnh quang 1,2m
Tủ mát bảo quản rau
Máy bơm nước
Máy bơm dẫn dung dịch
Máy bơm thuốc trừ sâu
6/2013 – 9/2013
22
Van khóa nước
Vòi phun nước tự động
Bóng điện 400W
Dây điện
Lắp đặt thiết bị Hoàn thành lắp đặt 8/2013 – 10/2013
Hoạt động sản xuất Nhiệm vụ và điểm mốc
quan trọng
Thời gian
hoàn thành
Lập kế hoạch sản xuất Xây dựng quy trình sản
xuất
11/2013

Tổ chức và nguồn nhân lực Nhiệm vụ và điểm mốc
quan trọng
Thời gian
hoàn thành
Hoạt động tổ chức Xây dựng sơ đồ tổ chức
Mô tả công việc từng vị trí
3/2013 – 9/2013
Thủ tục chính sách Xây dựng cẩm nang các
chính sách và thủ tục
8/2013 – 10/2013
Tuyển dụng Tuyển dụng 10 nhân viên
Tuyển dụng thêm 17 nhân
viên
7/2013 – 9/2013
12/2013 – 2/2014
Đào tạo Đào tạo 5 công nhân
Đào tạo 10 công nhân
9/2013 – 12/2013
12/2013 – 2/2014
Hoạt động marketing Nhiệm vụ và điểm mốc
quan trọng
Thời gian
hoàn thành
Hoạt động bán hàng Thành lập bộ phận bán
hàng
Tiếp cận với người phụ
trách thu mua rau của các
siêu thị, cửa hàng tiện lợi,
nhà hàng, quán ăn
12/2013

Phân phối Phân phối qua hệ thống
siêu thị, cửa hàng tiện ích
01/2013
Định giá Dự tính giá bán
Chiết khấu theo số lượng
12/2012
Quảng cáo Thiết kế Brochure
Xây dựng Website
Thiết kế hệ thống nhận diện
thương hiệu
Gửi mail để marketing đến
những người phụ trách thu
12/2012
23
mua rau của các siêu thị,
nhà hàng.
Quảng cáo trên màn hình
của các siêu thị
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa
 Giáo trình lập kế hoạch kinh doanh 2011, PGS-TS. Võ Thị Quý
2. Tài liệu
 Lập kế hoạch kinh doanh, PGS-TS. Võ Thị Quý
3. Địa chỉ trang web
 www.tailieu.vn
 www.baigiang.violet.vn
 www.vi/wikipedia.org.com
 www.en/wikipedia.org.com
 www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn

 www.agriviet.com
 ictnews.vn
 www.traicaynongsan.vn

25

×