Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

báo cáo đánh giá thực trạng phát triển nghành bia rượu nước giải khát và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.35 KB, 49 trang )













b
b




c
c
ô
ô
n
n
g
g


t
t
h


h


ơ
ơ
n
n
g
g




















b

b
á
á
o
o


c
c
á
á
o
o


Đ
Đ
á
á
N
N
H
H


G
G
I
I
á

á


T
T
H
H


C
C


T
T
R
R


N
N
G
G


P
P
H
H
á

á
T
T


T
T
R
R
I
I


N
N


N
N
G
G
à
à
N
N
H
H


B

B
I
I
A
A


-
-


R
R
Ư
Ư


U
U


-
-


N
N
Ư
Ư



C
C


G
G
I
I


I
I


K
K
H
H
á
á
T
T


v
v
à
à



k
k
h
h




n
n
ă
ă
n
n
g
g


n
n
â
â
n
n
g
g


c

c
a
a
o
o


n
n
ă
ă
n
n
g
g


l
l


c
c


c
c


n

n
h
h


t
t
r
r
a
a
n
n
h
h


t
t
h
h
ô
ô
n
n
g
g


q

q
u
u
a
a


t
t
ă
ă
n
n
g
g


c
c




n
n
g
g


k

k
h
h
a
a
i
i


t
t
h
h
á
á
c
c


c
c
á
á
c
c


y
y
ế

ế
u
u


t
t




l
l
i
i
ê
ê
n
n


q
q
u
u
a
a
n
n



t
t


i
i


t
t
h
h


ơ
ơ
n
n
g
g


m
m


i
i









ên : .


h
h
à
à


n
n


i
i
,
,


t
t
h
h

á
á
n
n
g
g


6
6


n
n
ă
ă
m
m


2
2
0
0
1
1
3
3








Môc lôc


Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH
BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM THỜI GIAN QUA





I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất 1
II. Về hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất 10
III. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và quản lý chất lượng sản
phẩm
12
1. Về trình độ công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất 12
2. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm 16
IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ
19
1. Về nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 19
2. Về công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất 21
V. Về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường 21
VI. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm 23

1. Đối với thị trường trong nước 23
2.
Đối với thị trường xuất khẩu 24
VII. Về cung ứng nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất 28
1. Về sản xuất nguyên phụ liệu trong nước 28
2. Về nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài 29
VIII. Về vai trò, vị trí và hiệu quả sản xuất của ngành 33









i


Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI


I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành bia - rượu - nước
giải khát Việt Nam
37


II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành bia - rượu - nước giải
khát Việt Nam trong tương lai
38


III.
Xem xét một số cơ chế, chính sách thương mại chủ yếu tác động
tới ngành
39


IV.
Nhận định về những vấn đề quan trọng và hướng xử lý nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành da giày của Việt Nam
thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương
mại thời gian tới

41









ii

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH
BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

I. Về cấu trúc, quy mô và năng lực sản xuất
Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ở nước ta là ngành có quá trình phát
triển lâu đời, từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đặc biệt trong gần 10 năm trở lại đây,
ngành có mức phát triển với tốc độ khá cao nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của
Nhà nước, nhờ nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, nhu cầu và mức sống
của người dân được cải thiện và số lượng khách du lịch, các nhà đầu tư nước
ngoài đến Việt Nam tăng nhanh. Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát phát triển
nhanh, nhiều cơ sở được xây dựng, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, sản
xuất ra các sản phẩm phong phú về chủng loại và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Ngày nay nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có
thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của ngành đã đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân cả về số lượng và chất lượng.
- Là ngành có qui mô và tốc độ tăng trưởng khá cao và đáp ứng được nhu
cầu của thị trường trong nước:
Năm 2007, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đạt giá trị sản xuất (giá cố
định 1994) là 26.745 tỷ đồng, chiếm 21,66% giá trị sản xuất của ngành sản xuất
thực phẩm đồ uống (SX TPĐU)
1
và 4,69% toàn ngành công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2001 - 2005 là
14,51%/năm và cả giai đoạn 2001-2007 là 15,03%/năm, thấp hơn mức tăng
trưởng bình quân của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (tương ứng là 14,66%
và 16,02%), cụ thể phân theo các chuyên ngành như sau:
Bảng 1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Bia - Rượu - Nước
giải khát giai đoạn 2001-2007
Sản phẩm
Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ

đồng)
Tốc độ PT b/q
(%/năm)
2000 2005 2006 2007
2001-
2005
2001-
2007
Ngành BRNGK
10.037
19.762
22.740
26.745
14,51
15,03
Bia 6.810 14.211 15.020 18.257 15,85 15,13
Rượu
505
880
1.351
1.477
11,74
16,57
Nước giải khát 2.722 4.672 6.370 7.011 11,41 14,47
1
Ngành sản xuất TPĐU là ngành cấp II gồm 5 ngành cấp III: SX, chế biến bảo quản thịt, thuỷ sản, rau
quả, dầu mỡ động thực vật; sản xuất sản phẩm bơ, sữa; xay xát, sản xuất bột và thức ăn gia súc; sản xuất thực
phẩm khác và sản xuất đồ uống. Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát thuộc ngành sản xuất đồ uống.

1



Sản phẩm
Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994,
Tỷ
đồng)
Tốc độ PT b/q
(%/năm)
2000 2005 2006 2007
2001-
2005
2001-
2007
Ngành SX TPĐU 43.633 86.481
103.07
8
123.49
4
14,66 16,02
Toàn ngành công
nghiệp
198326 416613 487492 570771 16,00
16,30

Ngành BRNGK so với
ngành SX TPĐU, (%)
23,00 22,85 22,06 21,66
Ngành BRNGK so với
toàn ngành CN (%)
5,06 4,74 4,66 4,69

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Qua bảng trên cho thấy, nếu xét theo phân ngành thì giai đoạn 2001-2005
sản xuất bia có tốc độ tăng trưởng cao nhất (15,85%), cao hơn tốc độ tăng
trưởng của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống. Tuy nhiên, xét cả giai đoạn
2001-2007 thì sản xuất rượu lại có mức tăng cao nhất, cao hơn mức tăng bình
quân của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống.
- Cơ cấu và sự chuyển dịch các phân ngành thời gian qua không có thay
đổi đáng kể, bai và nước giải khát vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế, rượu chiếm tỷ lệ
nhỏ trong cơ cấu toàn ngành:
Sản xuất bia luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 66% đến 72%) trong giá trị sản xuất
công nghiệp ngành Bia - Rượu - Nước giải khát. Sau 7 năm, tỷ trọng của ngành
rượu, nước giải khát tăng thêm được gần 1 điểm % mỗi ngành và ngành bia
giảm 1,8 điểm %.
Bảng 2. Cơ cấu Giá trị sản xuất theo phân ngành
Sản phẩm
Cơ cấu (%) Chuyển dịch cơ cấu (%)
2000
2005
2007
2005-2000
2007-2000
Toàn ngành BR NGK
100,00 100,00 100,00
Bia
67,85
71,91
66,05
4,06
-1,80
Rượu

5,03
4,45
5,94
-0,58
0,91
Nước giải khát
27,12
23,64
28,01
-3,48
0,89
Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê

2

67,85
5,03
27,12
71,91
4,45
23,64
66,05
5,94
28,01
0%
20%
40%
60%
80%
100%

2000 2005 2007
Chuyển dịch c
ơ cấu GTSXCN theo chuyên ngành
Nước giải khát
Rượu
Bia

- Các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh tăng lên nhanh chóng,
trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đóng vai trò ưu thế
Từ năm 2000 đến nay, ngành Bia Rượu Nước giải khát phát triển khá mạnh.
Số lượng các doanh nghiệp sản xuất của ngành không ngừng tăng lên, giai đoạn
2001-2005 tăng bình quân 4,74%/năm, giai đoạn 2006 - 2007 tăng 13%/năm.
Năm 2007 ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã có 1242 doanh nghiệp sản
xuất, tăng 475 doanh nghiệp so với năm 2000. Số doanh nghiệp sản xuất tập
trung chủ yếu vào ngành sản xuất nước giải khát.
Bảng 3. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành
Chuyên
ngành
Số lượng doanh nghiệp
Tốc độ PT b/q
(%/năm
)
2000 2005 2006 2007 2001-2005 2006-2007
Bia
137
163
167
151
3,54

-3,75
Rượu 28 77 75 78 22,42 0,65
Nước GK
602
727
771
1013
3,85
18,04
Tổng cộng 767 967 1013 1242 4,74 13,33
Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Số doanh nghiệp sản xuất nước giải khát và sản xuất bia luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số doanh nghiệp sản xuất của ngành (tương ứng năm 2007 là
81,56% và 12,16% ). Số lượng các doanh nghiệp sản xuất bia năm 2007 giảm so
với 2005 do một số doanh nghiệp nhỏ sáp nhập vào doanh nghiệp lớn hoặc giải
thể. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất theo các chuyên ngành qua các năm
như sau:

3


Bảng 4. Cơ cấu số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành
Sản phẩm 2000 2005 2006 2007
Bia
17,86 %
16,86%
16,49%
12,16 %
Rượu 3,65 % 7,96% 7,40 % 6,28 %
Nước giải khát

78,49%
75,18 %
76,11 %
81,56 %
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Theo số liệu điều tra các doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007
cho thấy: Nếu xét quy mô doanh nghiệp trong ngành theo lao động thì các doanh
nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất (242 người/doanh nghiệp; 445 tỷ đồng/
doanh nghiệp), sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (226 người/ doanh
nghiệp, 384 tỷ đồng/doanh nghiệp) và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (18
người/doanh nghiệp, 9 tỷ đồng/ doanh nghiệp). Nếu xét theo chuyên ngành thì
ngành sản xuất bia có số lao động bình quân lớn nhất (104 người/ doanh
nghiệp), sản xuất rượu (25 người) và nước giải khát có số lao động bình quân
19 lao động/doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất của ngành cũng có sự phân bố không đều trên
toàn lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng,
Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. So với năm 2000, tỷ
trọng số lượng doanh nghiệp sản xuất tăng nhanh ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung và giảm đi ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, cụ thể như sau:
Bảng 5. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bố theo vùng, %
Khu vực
2000
2005
2006
2007
Vùng Đồng bằng sông Hồng 14,08 24,41 26,65 23,35
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
4,30
4,55

4,64
4,75
Vùng Duyên hải miền Trung 15,91 22,54 16,88 21,01
Vùng Tây Nguyên
0,65
2,79
3,06
3,46
Vùng Đông Nam Bộ 21,90 35,16 38,01 33,82
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
43,16
10,55
10,76
13,61
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế
ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 65,58% năm 2000 lên
95% năm 2007, trong khi số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước giảm
rõ rệt, tương ứng từ 32,72% giảm xuống 2,66%. Nguyên nhân là do trong thời
kỳ 2001-2005, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá hoặc trở
thành các công ty con của SABECO và HABECO. Năm 2005, SABECO và

4

HABECO đã tiến hành chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên thành các Công
ty cổ phần, Công ty TNHH hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.
Trong năm 2008 cả hai Tổng công ty đã được cổ phần hoá.
Bảng 1.10. Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế
Khu vực
2000

2005
2006
2007
DN Nhà nước
32,72%
3,93%
3,06 %
2,66 %
DN ngoài Nhà nước 65,58% 92,24% 93,39 % 95,01 %
DN có vốn ĐTNN
1,69%
3,83 %
3,55 %
2,33 %
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
Năm 2007, số lượng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 1180, chiếm tới
95% tổng số doanh nghiệp sản xuất của ngành. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản
phẩm theo thành phần kinh tế như sau:
Bảng 6. Cơ cấu sản phẩm theo thành phần kinh tế, %
Sản phẩm 2000 2005 2006 2007
Chuyển dịch
cơ cấu 2007
so với 2000
1. Sản xuất rượu





DN Nhà nước

7,36
4,35
4,34
5,22
-2,14
DN ngoài Nhà nước 91,32 93,72 92,12 86,96 -4,36
DN có vốn ĐTNN
1,32
1,93
3,54
7,82
6,5
2. Sản xuất bia

DN Nhà nước
66,69
63,15
47,56
43,57
-23,12
DN ngoài Nhà nước 5,35 13,54 26,93 32,36 27,01
DN có vốn ĐTNN
27,96
23,31
25,52
24,06
-3,9
3. Sản xuất NGK

DN Nhà nước

23,53
14,31
7,19
8,03
-15,5
DN ngoài Nhà nước
57,79
44,23
61,48
62,83
5,04
DN có vốn ĐTNN 18,68 41,46 31,33 29,14 10,46
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Số liệu của bảng trên cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu sở hữu khá rõ,
tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh và tăng nhanh ở
các thành phần kinh tế khác. Năm 2007 các loại rượu và nước giải khát chủ yếu
do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước sản xuất.

5

- Năng lực sản xuất toàn ngành không ngừng tăng lên với khả năng sản
xuất nhiều chủng loại sản phẩm:
+ Tính đến năm 2007, toàn ngành có 151 doanh nghiệp sản xuất bia ở 52
tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương với tổng năng lực sản xuất là 2.713 triệu
lít/năm. Riêng SABECO, VBL và HABECO đã chiếm 51,96% năng lực sản
xuất bia của toàn ngành. Đứng đầu là SABECO và các công ty con với năng lực
sản xuất là 761 triệu lít/năm, HABECO (415 triệu lít/năm) và VBL (335 triệu
lít/năm). Năng lực sản xuất tập trung chủ yếu ở các Thành phố trực thuộc Trung
ương như Thành phố Hà Nội (chiếm 19,53% tổng năng lực sản xuất bia toàn
quốc), Tp. Hồ Chí Minh (19,7%), Bình Dương (7,57%), Hải Phòng (2,3%), Cần

Thơ (2,4%), Đà Nẵng (1,73%)…
Để nâng cao năng lực sản xuất, SABECO và HABECO đã liên kết với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bia rượu nước giải khát, hình thành hệ
thống sản xuất bia tại các địa phương. Hệ thống công ty con, công ty liên kết của
HABECO tập trung chủ yếu tại các địa phương phía Bắc như Quảng Ninh, Hải
Dương, Thái Bình, Hải Phòng, còn của SABECO được phân bố rộng khắp tại
các vùng kinh tế trọng điểm từ Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Trị, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Bình Dương, Cần Thơ,
Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu… tạo nên mạng lưới sản xuất lớn mạnh, không
những nâng cao năng lực sản xuất bia của SABECO và HABECO mà còn đem
lại nhiều lợi ích cho các tỉnh.
+ Ngành sản xuất rượu phát triển khá mạnh. Năm 2007 cả nước có 78 doanh
nghiệp sản xuất rượu công nghiệp với năng lực sản xuất 107,22 triệu lít/năm.
Các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Bình Dương,
Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Việc thống kê số lượng và tình trạng hoạt động của các cơ sở nấu rượu trong
dân chưa thực hiện được, nhưng con số trên thực tế chắc chắn là không nhỏ. Tại
các địa phương, xác định số lượng rượu do dân nấu chủ yếu dựa vào điều tra, dự
tính của các huyện, xã.
+ Toàn ngành có 1013 doanh nghiệp sản xuất các loại nước giải khát với
năng lực sản xuất là 2.129 triệu lít/năm. Các cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu tại
vùng Đông Nam Bộ với 45,49% năng lực sản xuất của toàn ngành.
Năng lực sản xuất bia, rượu, nước giải khát của các doanh nghiệp theo các
vùng lãnh thổ như sau:
Bảng 7. Năng lực sản xuất của ngành phân theo vùng kinh tế
2

Khu vực
Sản xuất bia
Sản xuất rượu

CN
Sản xuất NGK
Triệu lít % Triệu lít % Triệu lít %
2
Phân vùng kinh tế theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ

6


Khu vực
Sản xuất bia
Sản xuất rượu
CN
Sản xuất NGK
Triệu lít
%
Triệu lít
%
Triệu lít
%
Vùng Đồng bằng sông
Hồng
1038,75 38,28 30,07 28,04 459,4 21,58
Vùng Trung du miền
núi phía Bắc
106,30 3,92 9,16 8,55 36,2 1,70
Vùng Duyên hải miền
Trung
635,75 23,43 14,20 13,24 356,4 16,74
Vùng Tây Nguyên 27,20 1,00 3,50 3,26 15,6 0,73

Vùng Đông Nam Bộ
749,88
27,63
37,51
34,98
912,8
42,87
Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long 155,79 5,74 12,78 11,92 348,7 16,38
Cả nước 2713,67 100,00 107,22 100,00 2129,2 100,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát và số
liệu báo cáo của các doanh nghiệp
Với sản lượng đạt được năm 2007, mức huy động công suất sản xuất rượu là
53,34%, sản xuất bia là 68% và sản xuất nước giải khát là 72%.
SABECO, HABECO đã khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị sản xuất
bia ở công ty mẹ và năng lực sản xuất của các công ty con tại các địa phương.
Tập đoàn VBL huy động 75,2% tổng năng lực sản xuất của VBL ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tiền Giang và Quảng Nam. Công ty TNHH nước
khoáng La Vie đạt trên 90% công suất.
- Sản phẩm toàn ngành tăng lên nhanh chóng cả về số lượng, chủng loại
và chất lượng:
Từ năm 2000 đến nay, các sản phẩm của ngành tăng cả về số lượng và chất
lượng. Sản lượng bia, rượu, nước giải khát đều tăng từ 2,4-2,6 lần so với năm
2000, cụ thể như sau:
Bảng 8. Sản lượng các sản phẩm và tốc độ tăng trưởng
Sản phẩm
Sản lượng các sản phẩm, Triệu lít
Tăng bq
2001-2007
(%/n)

2000 2005 2006 2007
1. Sản lượng bia
779,10
1.460,60
1.547,19
1.845,18
13,11
- Bia chai
439,68
825,20
860,24
1.016,93
12,73
- Bia lon
80,20
222,52
239,02
315,09
21,59
- Bia hơi 259,22

412,88

447,93

513,16

10,25
2. Sản lượng rượu
124,166

221,096
290,126
316,160
14,28

7

Sản phẩm
Sản lượng các sản phẩm,
Triệu lít

Tăng bq
2001-2007
(%/n)
2000 2005 2006 2007
- Rượu trắng có độ
cồn từ 25
o
trở lên
4,67 13,113 33,604 37,636

34,74

- Rượu mùi 3,54 2,124 4,643 4,411

3,19

- Rượu champagne
các loại
0,296 0,285 0,482 0,500 7,78

- Rượu vang từ quả
tươi 6,313

8,640

12,235

13,585

11,57
- Rượu dân nấu
109,347
196,934
239,163
260,027
13,17
3. Sản lượng nước giải
khát
585 1009 1393 1535 14,76
- Nước uống có gas
248
298
311
314
3,45
- Các loại đồ uống không
gas 159 91 104 91 -7,64
- Nước quả các loại
4
56

66
80
51,35
- Nước tinh lọc 24 317 654 765 64,06
- Nước khoáng
151
247
257
285
9,54
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn ngành bia phát triển khá nhanh, sản lượng
bia tăng đột biến, với tốc độ tăng bình quân là 13,11%/năm. Năm 2007, cả nước
sản xuất trên 1,8 tỷ lít bia, dự tính năm 2008 sản xuất gần 2 tỷ lít. Bia chai có tốc
độ tăng bình quân 13% /năm; bia lon tăng 21,6%/năm. SABECO và HABECO
chiếm tới 55,12% sản lượng bia của cả nước. Bia chai luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất (55-56%) trong tổng các loại bia, tiếp theo là bia hơi rồi đến bia lon. Bia
hơi có xu hướng giảm dần tỷ trọng, từ năm 2000 đến năm 2007 đã giảm 5,46
điểm %. Bia lon tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh.
Sản lượng nước giải khát năm 2007 là 1,53 tỷ lít, tăng bình quân
14,76%/năm trong giai đoạn 2001-2007, trong đó sản lượng nước tinh lọc, nước
quả tăng cao, tăng bình quân hàng năm là 64% và 51,3%. Sản lượng nước uống
không gas giảm 7,6%/năm. Năm 2007, nước uống tinh lọc chiếm gần 50% tổng
nước giải khát; nước khoáng: 18,5%. Sau 7 năm, nước uống có ga giảm từ
42,3% năm 2000 xuống còn 20,46% năm 2007.
Sản lượng rượu năm 2007 là 316 triệu lít, tăng bình quân hàng năm là
14,28% trong giai đoạn 2001-2007, trong đó sản lượng rượu trắng sản xuất công
nghiệp tăng rất nhanh, bình quân là 34,74%/năm nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ
(11,9% năm 2007). Sản lượng rượu do dân nấu còn chiếm tỷ lệ cao (82,25%


8

năm 2007) trong tổng sản lượng rượu cả nước. Rượu vang mặc dù đã được sản
xuất từ khá sớm nhưng tăng trưởng còn chậm, bình quân 11,57%/năm trong 7
năm qua.
Bảng 9. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, %
Sản phẩm 2000 2005 2006 2007
2007 -
2000
1. Sản lượng bia
100,00
100,00
100,00
100,00

- Bia chai 56,43 56,50 55,60 55,11 -1,32
- Bia lon
10,29
15,23
15,45
17,08
6,78
- Bia hơi 33,27 28,27 28,95 27,81 -5,46
2. Sản lượng rượu
100,00
100,00
100,00
100,00

- Rượu trắng có độ cồn từ

25
o
trở lên 3,76 5,93 11,58 11,90 8,14

- Rượu mùi 2,85 0,96 1,60 1,40 -1,46
- Rượu champagne các
loại
0,24 0,13 0,17 0,16 -0,08
- Rượu vang từ quả tươi 5,08 3,91 4,22 4,3 -0,79
- Rượu dân nấu
88,07
89,07
82,43
82,25
-5,82
3. Sản lượng nước giải khát
100,00 100,00 100,00 100,00
- Nước uống có gas
42,30
29,53
22,33
20,46
-21,84
- Các loại đồ uống không gas 27,12 9,02 7,47 5,93 -21,19
- Nước quả các loại 0,75 5,52 4,75 5,20 4,45
- Nước tinh lọc
4,08
31,45
46,97
49,82

45,74
- Nước khoáng 25,76 24,49 18,47 18,59 -7,16
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Xét về lượng tiêu thụ bình quân trên đầu người, tiêu thụ rượu tính theo đầu
người ở Việt Nam tăng từ 1,6 lít năm 2000 lên 2,7 lít năm 2005 và 3,7 lít năm
2007, tăng bình quân 12,77%/năm trong 7 năm qua. Lượng bia tiêu thụ tính theo
đầu người tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 17,58 lít năm 2005 và 21,65 lít năm
2007, tăng bình quân 11,61%/năm trong 7 năm qua. Tuy vậy, mức tiêu thụ bia
bình quân đầu người mới bằng 1/2 so với của các nước châu Á và 1/4 so với của
châu Âu. Lượng nước giải khát tiêu thụ tính theo đầu người tăng từ 7,54 lít năm
2000 lên 12,14 lít năm 2005 và 18,02 lít năm 2007, tăng bình quân 13,25%/năm
trong 7 năm qua. GDP trong 7 năm qua tăng trung bình 7,73%/năm. Như vậy,
tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ rượu so với tốc độ tăng GDP cao gấp 1,65 lần, bia
1,5 lần và nước giải khát 1,71 lần.

9

- Các sản phẩm ngày càng được đầu tư sản xuất, đổi mới tạo sự phong
phú về chủng loại và mẫu mã:
Về rượu có các loại rượu vodka, rượu vang, rượu champagne, rượu mùi
(rượu Liquor), bia có các loại bia chai, bia hơi, bia lon; nước giải khát có loại có
gas, loại không có gas, nước hương liệu pha chế, nước ép trái cây, nước tinh lọc,
nước khoáng với hàng ngàn nhãn mác, kiểu dáng khác nhau.
Rượu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất được người tiêu dùng biết
đến với các nhãn hiệu Lúa mới, Nếp mới, Vodka, Nàng Hương, Bình Tây, John
Sài Gòn, Vina Vodka, vang Thăng Long, vang Đà Lạt… Một số làng nghề có
truyền thống nấu rượu với công nghệ độc đáo, lâu đời và những lợi thế về điều
kiện khí hậu, nguồn nước, bánh men đã sản xuất ra các sản phẩm đặc sản có
hương vị riêng đặc trưng cho từng địa phương như rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn),
rượu San Lùng (Lào Cai), rượu Làng Vân (Bắc Giang), rượu Bầu Đá (Bình

Định)
Về bia, trên thị trường Việt Nam, ngoài các nhãn hiệu bia của Tổng Công ty
Cổ phần Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng Công ty Cổ
phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) như Sài Gòn, 333,
SaiGon Special, SaiGon Export, Hà Nội và các nhãn hiệu bia địa phương như
Huda, Festival, Việt Hà, Nada, Bến Thành… còn các nhãn hiệu bia của các tập
đoàn hàng đầu trên thế giới và liên doanh với các doanh nghiệp trong nước như
Tiger, Heineken, Bivina, Coors Light, Larue, BGI, Foster’s, Anchor, Carlsberg,
Halida
Về nước giải khát cũng có rất nhiều loại. Nước ngọt có gas có CocaCola,
Pepsi, 7- up, Mirinda, Everest, Sting, Twister do Công ty TNHH CocaCola Việt
Nam và PepsiCo Vietnam sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước có các sản
phẩm Cola Number One, Cream Soda Number One (của Công ty TNHH TMDV
Tân Hiệp Phát), sá xị, soda (Công ty CP NGK Chương Dương)… Nước giải
khát không gas có Công ty CP nước giải khát Sài Gòn Tribeco với trên 30 loại
sản phẩm nước giải khát không gas thuộc dòng nước uống bổ dưỡng giàu
vitamin, với các nhãn hiệu như Tribeco sữa đậu nành, TriO (các loại nước ép
trái cây), Somilk (sữa đậu nành bổ sung canxi), Tromilk, trà bí đao, nước yến
ngân nhĩ, nước nha đam,… Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát sản xuất sữa
đậu nành Number One, trà bí đao O
0
, trà xanh O
0
, trà Barley O
0
… Sản phẩm
nước giải khát của Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế (Interfood) đa dạng,
phong phú với trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước trái cây đóng lon (nước nha
đam, mãng cầu, vải, sữa dừa), cà phê đóng lon, nước sâm cao ly, nước sương
sâm, nước sương sáo, Công ty TP & NGK Dona NEWTOWER sản xuất các

loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature@. Nature@ được mọi người biết đến như
một sản phẩm bổ dưỡng và có ích cho sức khoẻ. Công ty TNHH Red Bull, Công
ty TNHH Siam Stream, Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát, Công ty TNHH
Thực phẩm quốc tế (Interfood), Tribeco sản xuất nước tăng lực Red Bull,

10

Lipovitan, Rhino, Number One, nước uống tăng lực Báo đỏ, TOPS 1 và nước
tăng lực X2.
Về nước tinh lọc và nước khoáng, các nhãn hiệu nước tinh lọc và nước
khoáng được người tiêu dùng ưa chuộng là La Vie, Joy, A&B, Aquafina,
Number One, ĐaKai, Vital, Vĩnh Hảo, Tiền Hải, Thạch Bích, Kim Bôi, Đảnh
Thạnh, Suối Mơ, …
Bên cạnh những sản phẩm đã có uy tín, các doanh nghiệp không ngừng cải
tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu và đưa ra thị trường các
sản phẩm mới. Nhiều sản phẩm mới như bia Saigon Special, Saigon Export,
Saigon Lager, Hanoi Beer Premium 330ml, bia chai Hà Nội nhãn xanh, Larue
Export, Larue Superior… được người tiêu dùng biết đến và đón nhận. SABECO
phát triển thương hiệu của mình bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm ngang
tầm quốc tế, bằng cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm từ bia chai Sài Gòn đỏ, xanh,
bia chai lùn đến bia lon 333 và 355. Hãng bia Carlsberg vừa cho ra mắt mẫu
chai Carlsberg mới với logo Carlsberg dập nổi đã mang đến một hình ảnh mới
cho dòng sản phẩm bia truyền thống của mình và sâu xa hơn là sự khẳng định
một đẳng cấp mới của Carlsberg trên thị trường bia Việt Nam.
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các công ty sản xuất nước giải
khát còn tìm tòi, nghiên cứu các sản phẩm mới với tiêu chí đáp ứng nhu cầu giải
khát, có tác dụng chăm sóc sức khoẻ, hợp khẩu vị của người tiêu dùng và tiện
lợi. Khi điều tra nghiên cứu cho thấy ngày nay người tiêu dùng có xu hướng lựa
chọn các loại nước giải khát không có gas thay cho các loại nước giải khát có
gas trước đây vẫn dùng, các doanh nghiệp đã sản xuất các loại nước giải khát

mới như nước ép cam – cà rốt (của Tribeco), nước rau trái cây hỗn hợp, nước
chanh dây - cà rốt, nước dứa tươi (của Công ty TNHH Uni – President), các loại
nước uống đóng chai PET như trà xanh O
0
, trà Barley O
0
(của Công ty TNHH
TMDV Tân Hiệp Phát), trà xanh vị chanh, trà xanh đá, trà hoa cúc đá, nước cam
ép… (của Interfood), trà xanh vị chanh, trà xanh mật ong (của Công ty TNHH
San Miguel Việt Nam), nước Artichaud (của Công ty TP NGK Dona
Newtower)… Chỉ sau một thời gian ngắn đưa ra thị trường, sản phẩm trà xanh
đóng chai PET được sản xuất với số lượng tăng đến không ngờ.
- Tổ chức quản lý của nhiều doanh nghiệp đã được đổi mới, tạo hiệu quả
cao hơn trong sản xuất kinh doanh:
Trong năm 2004, nhiều doanh nghiệp sản xuất bia rượu nước giải khát ở các
địa phương đã sáp nhập làm thành viên và sau này trở thành các công ty con của
SABECO và HABECO. Năm 2005, SABECO và HABECO chuyển đổi từ hình
thức quản lý hành chính sang hình thức quản lý sở hữu. Cho đến nay, hai Tổng
công ty đã hoàn thiện được mô hình Công ty mẹ – công ty con và đang hoạt
động có hiệu quả theo mô hình này. Lợi thế mà SABECO và HABECO có được
khi hoạt động theo mô hình này là sự thống nhất quản lý vốn làm cho Tổng công
ty trở nên vững vàng hơn về mặt tài chính, bộ máy hoạt động một cách chuyên

11

nghiệp hơn, đồng bộ hơn. Với vai trò của Tổng công ty, các công ty con có thể
phối hợp và hỗ trợ nhau trong hợp tác sản xuất sản phẩm để khai thác có hiệu
quả năng lực máy móc thiết bị. Việc hợp tác, phân công các Công ty con của
Tổng công ty theo phân cấp sản phẩm, phân khúc thị trường sẽ hạn chế đến mức
thấp nhất tình trạng chồng chéo, cạnh tranh trong nội bộ Tổng công ty, đồng thời

nâng cao hiệu quả của từng đơn vị.
Việc cổ phần hoá các đơn vị thành viên để chuyển đổi liên kết giữa Tổng
công ty với các đơn vị từ kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bằng
cơ chế đầu tư tài chính đã xác định được quyền chi phối của Công ty mẹ. Quyền
chi phối này được thể hiện rõ trong lĩnh vực đầu tư, vốn, thương hiệu và thị
trường của công ty con. Đối với các công ty sản xuất bia, Công ty mẹ chi phối
thương hiệu và thị trường. Thương hiệu bia Hà Nội, bia Sài Gòn do Công ty mẹ
quản lý được giao cho công ty con sản xuất sản phẩm thông qua hợp đồng kinh
tế ký với các công ty con, sau đó giao lại sản phẩm cho Công ty mẹ. Công ty mẹ
làm công tác thị trường, xây dựng chính sách bán hàng và tổ chức tiêu thụ toàn
bộ sản phẩm. Đối với các công ty khác, Công ty mẹ chi phối vốn và định hướng
phát triển ngành nghề theo quy hoạch. Các công ty được hỗ trợ cho vay vốn để
đầu tư thiết bị máy móc, kỹ thuật mới. Các sản phẩm như nước khoáng, rượu…
được hoà vào hệ thống phân phối của Công ty mẹ.
Cơ chế hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, ngoài việc xác lập
quyền chi phối của Công ty mẹ thì hoạt động của công ty con cũng đa dạng
ngành nghề hơn, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của công ty con cũng được
nâng lên. Năm 2008, SABECO và HABECO đã tiến hành cổ phần hoá Tổng
công ty. Với việc đa dạng hoá hình thức sở hữu, toàn bộ Tổng công ty SABECO
và HABECO được chuyển đổi sang mô hình tổng công ty cổ phần và chuyên
nghiệp hơn. SABECO đang từng bước đưa phần mềm quản lý doanh nghiệp
hiện đại ERP vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo sự thống nhất cao độ
trong quản lý thông tin, giám sát và báo cáo kết quả công việc.
Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cũng ngày càng lớn mạnh,
thu hút được hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành tham gia và hoạt động
ngày càng hiệu quả, thiết thực phục vụ phát triển ngành.
II. Về hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất
Hoạt động đầu tư phát triển sản xuất của ngành rượu - bia - nước giải khát ở
Việt Nam thời gian qua có bước phát triển rất đáng kể. Trong những năm qua,
ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được đầu tư khá nhiều với nhiều dự án

quy mô lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng tài sản của ngành sau 5
năm từ 2000 đến 2005 đã tăng lên 1,86 lần đạt giá trị 21.231 tỷ đồng. Trong đó,
doanh nghiệp nhà nước chiếm 38,29%; doanh nghiệp FDI chiếm 36,04% và
doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 25,67%. Nếu phân theo chuyên ngành thì
ngành bia chiếm 74,42%, ngành rượu chiếm 3,95% và nước giải khát chiếm
21,63%. Do có thuế tiêu thụ đặc biệt nên nhiều địa phương mong muốn có nhà

12

máy bia để tăng thu ngân sách địa phương. Nhưng thực tế cho thấy, có khoảng
chục nhà máy ở địa phương được đầu tư xây dựng để rồi thua lỗ, không hoạt
động vì sản phẩm không tiêu thụ được, khiến hàng tỷ đồng vốn bị lãng phí.
Từ năm 2005 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành đã và đang
đầu tư những dự án có quy mô lớn. SABECO, HABECO, Công ty SXKD đầu tư
và Dịch vụ Việt Hà, Nhà máy Bia Đông Nam Á, Công ty liên doanh Nhà máy
bia Việt Nam, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, Công ty CP Rượu Bình Tây,
Công ty CP Vang Thăng Long, Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn Tribeco,
Công ty CP nước giải khát Chương Dương… đều có những bước đi chiến lược
trong việc mở rộng sản xuất.
Riêng HABECO trong những năm qua đã đầu tư xây dựng mới một loại các
nhà máy bia gồm:
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc, công suất giai đoạn I là 100 triệu
lít/năm, vốn đầu tư 1.518 tỷ đồng,
+ Nhà máy bia Hà Nội tại Hưng Yên, tại Thanh Hoá, Nhà máy bia Hà Nội
tại Quảng Trị và nhà máy bia Hà Nội tại Vũng Tàu.
HABECO tiến hành đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy bia Hà Nội –
Hải Dương lên 50 triệu lít/năm, Nhà máy bia Hà Nội – Hải Phòng lên 50 triệu
lít/năm, Nhà máy bia Hà Nội – Quảng Bình lên 20 triệu lít/năm. Hà Nội – Thái
Bình, Hà Nội - Hồng Hà
SABECO đầu tư xây dựng mới các nhà máy bia:

+ Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi, công suất giai đoạn I+II là 200 triệu
lít/năm.
+ Nhà máy bia Sài Gòn - Đắc Lắc, công suất 25 triệu lít/năm, vốn đầu tư
221,7 tỷ đồng.
+ Nhà máy bia Sài Gòn - Bạc Liêu, công suất 15 triệu lít/năm, vốn đầu tư
160 tỷ đồng.
+ Nhà máy bia Sài Gòn - Bình Dương, công suất 50 triệu lít/năm, vốn đầu tư
700 tỷ đồng
SABECO cũng tiến hành đầu tư mở rộng nâng công suất của các công ty con
như: nâng công suất của Nhà máy bia Sài Gòn – Cần Thơ từ 25 triệu lít lên 50
triệu lít/năm; đã hợp nhất các nhà máy bia Sài Gòn - Phú Yên, Sài Gòn -
ĐăkLăk, Sài Gòn - Quy Nhơn thành Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung và
nâng công suất từ 77 triệu lên 170 triệu lít/năm; Công ty bia NGK Hà Tĩnh từ 10
triệu lít lên 30 triệu lít/năm, Nhà máy bia Sài Gòn – Hà Tĩnh lên 40 triệu
lít/năm… SABECO đang tiến hành chọn tổng thầu EPC cho các dự án đầu tư
Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi công suất 100 triệu lít/năm, Nhà máy bia
Sài Gòn – Nghệ An công suất 100 triệu lít/năm, Nhà máy bia Sài Gòn – Vĩnh
Long công suất 100 triệu lít/năm.

13

Bên cạnh đó, các công ty khác như Công ty SXKD đầu tư và Dịch vụ Việt
Hà cũng tiến hành xây dựng Nhà máy bia Việt Hà tại Bắc Ninh, công suất 75
triệu lít/năm. Công ty bia Huế đầu tư xây dựng Nhà máy bia Phú Bài, công suất
100 triệu lít/năm. Liên doanh bia Đông Nam Á đầu tư mở rộng nâng công suất
lên 60 triệu lít/năm. APB (Asia Pacific Breweries) mua lại tập đoàn bia Foster
tại Việt Nam, nâng công suất Nhà máy bia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ 150 lên 230 triệu lít/năm, Nhà máy bia Hà Tây lên 46 triệu lít/năm,
mua lại Nhà máy bia Quảng Nam công suất 25 triệu lít/năm. Công ty Cổ phần
Cồn Rượu Hà Nội đang xây dựng nhà máy cồn rượu mới tại Bắc Ninh với công

suất 16 triệu lít cồn và 30 triệu lít rượu/năm. Công ty Cổ phần rượu Bình Tây đã
đầu tư nhà máy cồn hiện đại tại Bình Dương với công suất 4,5 triệu lít/năm,
chuẩn bị xây dựng nhà máy rượu 10 triệu lít/năm.
Ngoài ra, tại các địa phương đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất rượu, cồn
như nhà máy cồn của Công ty TNHH rượu Vạn Phát (Phú Yên) công suất 5 triệu
lít/năm; xưởng cồn của Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hoà với công suất 6
triệu lít/năm; một số công ty tinh chế rượu Mẫu Sơn tại Lạng Sơn, rượu Bàu Đá
tại Bình Định, rượu Sán Lùi tại Lào Cai, …
Đối với nước giải khát, trong thời gian gần đây đã được đầu tư mới, mở rộng
rất nhiều đặc biệt là các công ty nước ngoài như Interfood công suất 20 triệu
lít/năm; DONA NEWTOWER công suất 35 triệu lít/năm… Các công ty trong
nước phát triển sản xuất nước tinh lọc rất nhiều ở hầu hết các địa phương nên
tổng vốn đầu tư của ngành rất lớn.
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp và các sở công
thương, từ 2005 đến nay, lượng vốn đầu tư hàng năm cho ngành cũng rất lớn.
Nếu tính cả năm 2008, tổng vốn đầu tư của ngành lên trên 27,2 ngàn tỷ đồng.
Trong đó cho ngành bia là 15,2 ngàn tỷ, cho nước giải khát trên 10 ngàn tỷ và
cho rượu là 1.650 tỷ đồng. Chi tiết xem bảng dưới đây:
Bảng 10. Vốn đầu tư của ngành giai đoạn 2005-2008.
Chỉ tiêu
Vốn đầu tư thực hiện, Tỷ
đồng
Dự tính
2008
Tổng
cộng
2005
2006
2007
1. Sản xuất bia

2335,7
2941,6
4176,8
5757,7
15211,8
2. Sản xuất rượu
384,8
159,1
284,8
822,3
1651,0
3. Sản xuất nước giải khát 3272,9 2994,4 3435,9 693,8 10397,0
Tổng cộng
5993,5
6095,1
7897,5
7273,8
27259,9
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của các doanh nghiệp và các Sở Công Thương
Như vậy, ngành bia rượu, nước giải khát vẫn là ngành có sức hút đầu tư khá
tốt đối với nền kinh tế nước ta.

14

III. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và quản lý chất lượng sản
phẩm
1. Về trình độ công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất
- Đối với ngành sản xuất bia:
Hiện cả nước có 7 nhà máy bia có công suất 100 triệu lít/năm trở lên đang
hoạt động và đều đầu tư đồng bộ toàn bộ thiết bị tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ

Đức, Ý, Mỹ… Quá trình nấu bia được điều khiển, kiểm tra hoàn toàn bằng máy
tính. Hệ thống điều khiển tank lên men tự động hoá hoàn toàn đảm bảo độ ổn
định cho quá trình lên men bia. Hệ thống lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon,
chiết chai, chiết keg tự động hoá. Một số nhà máy bia ở Việt Nam sử dụng rôbôt
tự động trong khâu đóng gói.
Có trên 14 nhà máy công suất từ 50 triệu lít đến dưới 100 triệu lít đang hoạt
động hoặc đang trong giai đoạn đầu tư có hệ thống thiết bị đồng bộ nhập khẩu
và chế tạo trong nước. Tại các khâu mấu chốt và quan trọng sử dụng thiết bị
nhập ngoại, còn lại là thiết bị sản xuất trong nước. Quá trình nấu bia được điều
khiển, kiểm tra hoàn toàn bằng máy tính. Hệ thống điều khiển tank lên men tự
động hoá hoàn toàn đảm bảo độ ổn định cho quá trình lên men bia. Hệ thống
lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon, chiết chai, chiết keg tự động hoá.
Các nhà máy có công suất từ 20 triệu lít đến dưới 50 triệu lít (18 nhà máy)
cho đến nay cũng đã được đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ
tiên tiến vào sản xuất. Các tank lên men, tank thành phẩm phần lớn được chế tạo
trong nước với linh kiện nhập khẩu từ các nước EU. Hiện nay, trình độ chế tạo
thiết bị trong nước khá cao, tiêu biểu là Công ty TNHH Cơ điện lạnh Bách khoa
(POLYCO), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Eresson, Công ty Cổ phần Cơ khí và
Xây lắp Công nghiệp (IMECO), Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ
Cơ khí Công Minh là các công ty chuyên cung cấp thiết bị, lắp đặt dây chuyền
sản xuất cho các nhà máy bia ở nhiều tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn độ bền và
tính thẩm mỹ cao.
Có 9 nhà máy công suất từ 10 triệu lít đến dưới 20 triệu lít/năm đến nay
cũng đã được đầu tư nâng cấp từng phần với các thiết bị chế tạo trong nước là
chủ yếu, tính đồng bộ chưa cao. Hệ thống quản lý bán tự động.
Các cơ sở sản xuất bia còn lại với công suất thấp vẫn đang trong tình trạng
thiết bị, công nghệ lạc hậu, đa số không đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Đối với ngành sản xuất rượu:
Do giới hạn về nhiều mặt mà hiện nay việc sản xuất rượu của nước ta vẫn

chưa phát triển cả về công nghệ và quy mô sản xuất.
+ Sản xuất rượu quy mô công nghiệp:

15

Các sản phẩm rượu sản xuất ở quy mô công nghiệp chủ yếu là rượu pha chế
từ cồn tinh luyện hoặc nước cốt nhập khẩu. Công đoạn lọc vẫn sử dụng lọc
khung bản là chủ yếu (chiếm 80%), lọc bông chỉ chiếm 8%, lọc cột lọc chiếm
12%. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều chưa có hệ thống thiết bị đồng bộ từ rửa
chai, chiết chai, dập nút, dán nhãn.…. Các thiết bị được đầu tư theo phương thức
thiếu đâu bù đấy. Số các cơ sở có đầy đủ hệ thống rửa chai, chiết chai, dán nhãn
in ngày tháng tự động chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Số còn lại chủ yếu là thiết bị
sản xuất thủ công hoặc bán tự động, năng suất thấp. Thiết bị chiết chai, dập nút
phần lớn nhập của Đức hoặc các nước châu Âu. Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế
sản xuất các loại rượu ngoại như Cognac, Brandy, Whisky, Gin, Rum, Vodka
theo công thức "Công nghệ Pháp, máy móc Italia và nguồn nước Việt Nam”.
Công ty Lamartinique cũng sản xuất các loại rượu ngoại tương tự, nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài.
Thiết bị trong các cơ sở sản xuất cồn từ tinh bột thường do các công ty trong
nước chế tạo, lắp đặt. Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được xây dựng từ thời
Pháp nên đa số thiết bị đã lạc hậu. Công ty mới đầu tư thiết bị rửa chai, chiết
chai của Ý.
Về công nghệ, một số công ty như Công ty CP rượu Hà Nội đã cải tiến công
nghệ sản xuất, nấu sử dụng enzim thay thế cho nấu sử dụng axit và nấm mốc, sử
dụng men khô thay thế cho men nước. Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây và Nhà
máy cồn Xuân Lộc - Đồng Nai áp dụng quy trình nấu áp suất cao, liên tục thay
thế cho quy trình nấu gián đoạn theo từng mẻ.
Theo báo cáo nghiên cứu “Đánh giá trình độ công nghệ ngành sản xuất cồn
rượu Việt Nam” của Bộ Công nghiệp trước đây (nay là Bộ Công Thương) thì
trình độ công nghệ chung của ngành sản xuất cồn rượu ở mức thấp so với thế

giới. Báo cáo sử dụng phương pháp ATLAS công nghệ để đánh giá, xem công
nghệ như là tổ hợp của 4 thành phần cơ bản tương tác với nhau, cùng tham gia
vào quá trình chuyển đổi là: thành phần kỹ thuật (T); thành phần con người (H);
thành phần thông tin (I) và thành phần tổ chức (O). Kết quả lượng hoá hàm
lượng công nghệ gia tăng bình quân toàn ngành ATCA = 0,314 (giá trị ứng với
trình độ công nghệ tốt nhất thế giới là 1). Trình độ công nghệ bình quân toàn
ngành cho từng thành phần như sau: AT = 0,678; AH = 0,701; AI = 0,629; AO
= 0,690. Nguyên nhân chỉ số hàm lượng công nghệ gia tăng bình quân của
ngành thấp là do các thành phần T, H, I, O còn ở mức chưa cao. Ngoài ra còn
một nguyên nhân khác là do môi trường công nghệ của nước ta còn kém
(λ=0,44856) chưa tạo điều kiện thuận lợi để phát huy có hiệu quả các thành
phần công nghệ. Điều này thể hiện ở chỉ số môi trường công nghệ còn thấp δ =
0,435.
+ Sản xuất rượu thủ công:
Công nghệ và thiết bị sản xuất rượu thủ công truyền thống trong các hộ gia
đình còn đơn giản, lạc hậu. Thiết bị dùng trong sản xuất rượu thủ công gồm

16

thiết bị sản xuất bánh men và thiết bị sản xuất rượu. Người ta dùng các loại cối
hoặc máy nghiền để nghiền gạo, thuốc bắc (đối với bánh men thuốc bắc), các
loại lá, củ, quả (đối với bánh men lá) và bánh men giống để làm men và dùng vỉ
tre, mẹt để ủ men. Quá trình lên men trong các chum, vại sành sứ hoặc thùng
nhựa. Thiết bị chưng cất rượu thường được dân sử dụng là thiết bị “ống ruột gà”
và thiết bị ”thủy thượng”.
Rượu nấu theo phương pháp thủ công chưng cất một lần với công cụ thô sơ
vì vậy còn chứa nhiều độc tố. Có những cơ sở do muốn tiết kiệm chi phí đã sử
dụng bã rượu nấu lần thứ nhất cho thêm đường, phân urê vào nấu lần thứ hai,
khi rượu có mầu đục thì cho thuốc trừ sâu DDT vào để làm trong rồi đem bán.
Có những hộ gia đình còn dùng cồn công nghiệp, cồn khô của Trung Quốc để

pha rượu.
- Đối với ngành sản xuất nước giải khát:
Các công ty có công suất lớn hoặc có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất nước
ngọt (có gas và không có gas) như Công ty TP & NGK Dona NEWTOWER,
Công ty CP TP quốc tế (Interfood), Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát,
Công ty Siam Stream… đều đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động
hoá hoàn toàn. Một số công ty còn đầu tư dây chuyền hiện đại sản xuất vỏ chai
ngay tại nhà máy như Công ty TP & NGK Dona NEWTOWER đầu tư dây
chuyền sản xuất vỏ hộp lon, Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát đầu tư dây
chuyền sản xuất chai PET.
Dây chuyền sản xuất ở các cơ sở khác hoặc được đầu tư quá lâu, thiết bị đã
cũ, hoặc mua thiết bị đã qua sử dụng nên năng suất không cao. Ngoại trừ một số
công ty như: Công ty CP TP quốc tế (Interfood) và Công ty TNHH TMDV Tân
Hiệp Phát, Tribeco, còn lại phần lớn các cơ sở đều nhập khẩu cốt nguyên liệu
về pha chế, đóng chai.
Đối với sản xuất nước tinh lọc, quy trình sản xuất nước tinh lọc là quy trình
thẩm thấu ngược, khử trùng bằng tia cực tím. Các thiết bị lọc và khử trùng bằng
tia cực tím đa phần được nhập khẩu từ Mỹ, Ý, Đức, Trung Quốc… Khoa học
công nghệ hiện đại cho ra đời nhiều loại thiết bị xử lý nước quy mô gia đình và
bán công nghiệp như các thiết bị lọc nước và khử trùng bằng tia ozôn hoặc đèn
tử ngoại với vốn đầu tư không lớn nên dẫn đến có quá nhiều cơ sở sản xuất nước
tinh lọc có quy mô nhỏ. Thực tế có nhiều cơ sở đã lấy nước từ giếng khoan hay
nước máy cho vào thiết bị lọc tạp chất, khử mùi sau đó đóng chai thành nước
tinh lọc và đem bán.
- Về tình hình sản xuất thiết bị trong nước cho sản xuất của ngành:
Trong những năm gần đây, công nghiệp cơ khí chế tạo nước ta đã có những
bước phát triển vượt bậc, trong đó có cơ khí chế tạo các thiết bị ngành Bia -
Rượu - Nước giải khát. Nhiều doanh nghiệp cơ khí đã được đầu tư trang thiết bị
hiện đại với đội ngũ kỹ sư thiết kế, lắp đặt có trình độ cao và công nhân lành
nghề đã sản xuất hầu hết hệ thống thiết bị công nghệ và phụ trợ trong sản xuất


17

bia, rượu, nước giải khát. Hiện cả nước có hàng chục doanh nghiệp chuyên sản
xuất các thiết bị cho ngành, đứng đầu là Công ty TNHH cơ nhiệt điện lạnh Bách
Khoa (POLYCO)
POLYCO đã và đang thực hiện nhiều hợp đồng trọn gói (Tổng thầu EPC) từ
thiết kế, xây dựng, cung cấp thiết bị, lắp đặt dây chuyền sản xuất, bảo hành…
cho các nhà máy Bia có công suất từ 50 đến 120 triệu lít/năm ở nhiều tỉnh,
thành phố trên cả nước như: Nhà máy Bia Hoàng Quỳnh, Nhà máy Bia Sài Gòn
- Bình Tây, Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn - Quy Nhơn, Nhà máy Bia Sài Gòn -
DAKLAK, Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Xuân; Nhà máy Bia Sài Gòn – Tây
Đô… và rất nhiều Công trình lớn nhỏ trên cả nước. Ngoài ra, POLYCO còn liên
danh với các tập đoàn lớn của nước ngoài (KRONES Group, KHS Group…) để
thực hiện các gói thầu mang tầm cỡ quốc tế. Các thiết bị do POLYCO chế tạo:
+ Hệ thống nhà nấu: Hệ thống nấu được thiết kế và chế tạo theo yêu cầu của
khách hàng với các mức độ tự động hoá khác nhau đến tự động hoá hoàn toàn.
Hiện nay, POLYCO đã tư vấn, thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống nấu cho hầu
hết các nhà máy bia lớn trên cả nước
+ Hệ thống tank lên men: Tank lên men do POLYCO chế tạo không những
đạt tiêu chuẩn về độ bóng mà còn đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.
POLYCO có thể chế tạo tank với mọi kích thước tuỳ theo yêu cầu của khách
hàng. Hệ thống điều khiển tank lên men được tự động hoá hoàn toàn đảm bảo độ
ổn định cho quá trình lên men bia
+ Hệ thống CIP: Hệ thống CIP của POLYCO được thiết kế đặc biệt cho
năng suất của từng nhà máy bia và đảm bảo vệ sinh tối ưu cho các hệ thống tích
hợp. Do có công nghệ sản xuất thiết bị với bề mặt chất lượng tốt, các hệ thống
nấu được thiết kế bởi POLYCO chỉ yêu cầu một lượng nhỏ dung môi chất vệ
sinh.
+ Hệ thống thu hồi CO

2
: POLYCO cũng áp dụng nguyên lý làm sạch CO
2

được tạo ra trong quá trình lên men bằng hệ thống của POLYCO sau đó quay trở
lại sử dụng. Công nghệ này tiết kiệm cho nhà máy bia không phải mua CO
2
từ
các nguồn bên ngoài.
Ngoài POLYCO, còn có một số công ty khác cũng chuyên tư vấn, chuyển
giao công nghệ, cung cấp và lắp đặt các dây chuyền sản xuất bia như Công ty
Đầu tư Xây lắp Cơ điện lạnh ERESSON. Công ty TNHH SX-TM Thuận An
Phát, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp Công nghiệp (IMECO), Công ty Cổ
phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Cơ khí Công Minh. Ngoài ra còn nhiều
doanh nghiệp cơ khí tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có khả năng chế tạo và
lắp đặt thiết bị cho ngành.
Với trình độ và kinh nghiệm của các công ty cơ khí Việt Nam hiện nay hoàn
toàn có thể thiết kế, chế tạo và lắp đặt dây chuyền đồng bộ sản xuất bia, rượu,
nước giải khát với mọi quy mô. Tuy nhiên phải nhập một số thiết bị quan trọng
như nén khí, máy lọc, bơm, hệ thống điều khiển tự động …

18

2. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm
+ Trong từng lĩnh vực sản xuất, đa số các doanh nghiệp của ngành đã và
đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hệ thống chất
lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ
biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các
tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất cho người sử dụng. Đây là mục tiêu

mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống hướng đến khi doanh nghiệp
đã phát triển và có một thị trường ngày càng mở rộng.
Trong lĩnh vực sản xuất bia, VBL là nhà máy bia đầu tiên ở Việt Nam được
nhận chứng chỉ Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9002:1994 và là nhà máy bia
đầu tiên trên thế giới được công nhận đạt tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO
9001:2000. Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây được tổ chức BM STRADA
(Anh) cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP.
Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được
nhận cả chứng nhận ISO và HACCP.
Trong lĩnh vực sản xuất rượu, các công ty sản xuất rượu đang xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát, các công ty sản xuất nước giải khát
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và
ISO 9002:2000.
SABECO, HABECO ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường
bằng việc duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Các nhà máy bia công suất lớn đều có phòng
thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và lưu mẫu.
Mỗi mẫu sản phẩm được kiểm tra, phân tích 20 chỉ tiêu như độ pH, độ cồn, PG,
OG….
+ Bên cạnh việc các doanh nghiệp sản xuất rượu bia nước giải khát đã và
đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO còn tồn tại một
thực tế là chất lượng rượu, bia, nước giải khát do các hộ gia đình, tư nhân sản
xuất vẫn chưa được quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt. Sự phát triển tràn lan các cơ
sở sản xuất nước giải khát, nước tinh lọc quy mô nhỏ, hộ gia đình đã làm cho
quản lý Nhà nước không theo kịp, dẫn đến buông lỏng quản lý tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm.
Hiện nay các cơ quan chức năng chưa quản lý được sản lượng rượu do dân
tự nấu, tự tiêu thụ do đó chưa kiểm soát được chất lượng rượu và các yêu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm. Rượu chưng cất một lần, theo phương pháp thủ công

lạc hậu nên chưa loại bỏ được hết các tạp chất, độc tố có trong rượu. Các
aldehyt, Furfurol, alcol bậc cao… là những chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người. Các cơ sở sản xuất bia hơi của tư nhân thường mua nguyên liệu malt,
houblon, nấm men chất lượng kém giá rẻ và hệ thống máy móc thiết bị cũ để

19

nấu bia nên chất lượng bia hơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP). Các cơ sở thường né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng
giám sát về VSATTP và môi trường.
+ Đến nay, nước ta mới chỉ có tiêu chuẩn cho 3 loại rượu là: Rượu trắng
(TCVN 7043: 2002), nước tinh lọc (TCVN 7044:2002) và rượu vang (TCVN
7045: 2002). Còn lại hàng trăm loại rượu đang trôi nổi trên thị trường, đặc biệt
là rượu tự nấu, rượu tại các làng nghề thì gần như bỏ ngỏ. Nước ta cũng chưa
có chế tài quy định về công bố chất lượng đối với từng loại rượu.
IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ
1. Về nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Theo số liệu thống kê, năm 2007 ngành Bia - Rượu - Nước giải khát thu
hút 37.250 lao động, trong đó sản xuất bia có 15.320 lao động, chiếm 41,14%;
sản xuất rượu có 1.950 lao động, chiếm 5,24% và sản xuất nước giải khát có
19.970 lao động, chiếm 53,62%. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thu hút
khoảng 54,8% tổng số lao động của ngành, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước
thu hút 25,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 19,5%. Lao động
trong khu vực kinh tế Nhà nước giảm đi một nửa so với năm 2000 do sắp xếp lại
và cổ phần hoá doanh nghiệp. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
tăng hơn 2 lần.
- Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007, trình
độ lao động trong ngành Bia - Rượu - Nước giải khát như sau: Tỷ lệ lao động có
trình độ trên đại học trong ngành có 124 người, chiếm 0,33%; Đại học và Cao

đẳng có 7767 người chiếm 20,85%; Trung cấp có 4373 người, chiếm 11,74%.
Công nhân qua đào tạo dài hạn có 4097 người, chiếm 11%; công nhân qua đào
tạo ngắn ngày có 6813 người, chiếm 18,29% và công nhân chưa qua đào tạo có
11084 người, chiếm 29,75%.
- Năng suất lao động theo giá trị sản xuất công nghiệp của ngành Bia - Rượu
- Nước giải khát (giá CĐ 1994) năm 2007 đạt 735 triệu đồng/người/năm. Nếu
phân theo chuyên ngành thì sản xuất bia đạt cao nhất, sau đó đến sản xuất rượu
và sản xuất nước giải khát. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân của
toàn ngành giai đoạn 2001-2007 là 12,93%/năm. Chi tiết về năng suất lao động
bình quân của toàn ngành, các phân ngành như sau:
Bảng 11. Năng suất lao động của ngành
Sản phẩm
NSLĐ (triệu đồng/người/năm) TT bq
2000-
2007
(%/năm)
2000 2005 2006 2007
Toàn ngành
313,90
507,84
627,65
735
12,93
Sản xuất bia 498,87 794,50 902,94 1167 12,91

20

Sản phẩm
NSLĐ (
triệu đồng/người/năm

)
TT bq
2000-
2007
(%/năm)
2000 2005 2006 2007
Sản xuất rượu 195,03 229,58 532,15 757 21,38
Sản xuất nước giải khát
172,98
271,66
373,42
373
11,62
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2000, 2005, 2006, 2007
của Tổng cục Thống kê
- Đa số cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thực phẩm, vi sinh, công nghệ rượu
bia nước giải khát đang làm việc tại các doanh nghiệp được đào tạo tại các
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa Đà Nẵng và Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp Hà Nội; một số ít được đào tạo tại nước
ngoài. Các cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có
khả năng nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, nghiên cứu và
sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành một số ít được đào tạo tại các
trường Trung học chuyên nghiệp hoặc trường Công nhân kỹ thuật thuộc ngành
công nghiệp thực phẩm, còn lại đa số không được đào tạo bài bản tại trường lớp
mà chỉ được học nghề theo kiểu “nghề dạy nghề”, công nhân bậc cao hướng dẫn
thao tác kỹ thuật cho công nhân mới vào nghề, hoặc qua các đợt giảng dạy kỹ
thuật của các cán bộ kỹ thuật cho công nhân ở kỳ thi nâng bậc hàng năm tại các
cơ sở sản xuất.
SABECO, HABECO và các công ty trong ngành đã chú trọng đến công tác

đào tạo, hợp tác với các đối tác nước ngoài để có thể học hỏi, chia sẻ những kinh
nghiệm về tối ưu hoá sản xuất, tối ưu hoá thương mại và kinh nghiệm của họ tại
các nước phát triển. Các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng là những doanh
nghiệp thu hút nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn và công nhân có tay nghề cao vào làm việc do chế độ đãi ngộ về
lương cao.
Công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ ở hầu hết các doanh nghiệp
sản xuất trong ngành đã được chú trọng. Các doanh nghiệp cũng thường xuyên
quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho lực lượng lao động tại chỗ để đáp ứng
yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
2. Về công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ
Nhìn chung công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất của ngành còn ít ỏi, qui mô và mức độ áp dụng còn hạn chế. Công tác
nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành, đặc biệt
là trong thời gian gần đây. Phạm vi nghiên cứu rất rộng và trên mọi lĩnh vực. Ở
các doanh nghiệp là nghiên cứu cải tạo, đầu tư bổ sung các thiết bị mới nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới,

21

công nghệ mới trong sản xuất rượu, bia, nước giải khát; nghiên cứu sản xuất các
sản phẩm mới. Ở các cơ sở sản xuất nhỏ là nghiên cứu tiếp thu các công nghệ
được chuyển giao.
Trong ba năm 2005-2007, HABECO đã thực hiện 2 nhiệm vụ cấp Nhà nước
về lưu giữ nguồn gen và 7 đề tài KHCN cấp Bộ và một số giải pháp hợp lý hoá
sản xuất. HABECO đã triển khai nghiên cứu sản phẩm mới như bia tươi, bia
không đường… để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm; Nghiên cứu thăm
dò để đa dạng hoá nguyên liệu sản xuất bia ở quy mô phòng thí nghiệm, xưởng
thực nghiệm.
Nhiều kết quả nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Bia-Rượu-Nước giải khát

thuộc HABECO đã được áp dụng thành công vào sản xuất như: Nghiên cứu sử
dụng đại mạch trong nước thay thế một phần malt nhập ngoại trong sản xuất bia;
Nghiên cứu nâng cao chất lượng rượu; Nghiên cứu xử lý nguồn nước cấp cho
sản xuất bia - rượu - nước giải khát; Nghiên cứu sản xuất sạch hơn và xử lý
nước thải cho sản xuất bia - rượu - nước giải khát…
V. Về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
- Hiện nay, các vấn đề về an toàn VSATTP và bảo vệ môi trường ngày càng
được các doanh nghiệp sản xuất lớn trong ngành quan tâm chú trọng đến. Qua
kiểm tra quy hoạch, khảo sát của Bộ Công Thương trong tháng 7 năm 2008, tất
cả các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát quy mô lớn đều có hệ
thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, trong đó có VSATTP và có hệ thống xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
VBL đã được nhận chứng chỉ ISO 22000:2005 về an toàn thực phẩm và ISO
14001:2004 về quản lý môi trường. Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát cũng
được nhận chứng chỉ ISO 14001:2004 về hệ thống quản lý môi trường và hệ
thống quản lý VSATTP theo tiêu chuẩn HACCP. HABECO thực hiện hệ thống
quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 và Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm ISO 22000:2005.
- Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải. Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất bia hiện đại nên đã
giảm được lượng nước dùng trong sản xuất (từ 12 lít nước xuống 7,8 lít nước/1
lít bia,) do đó cũng giảm được lượng nước thải cần phải xử lý.
Công ty CP bia Sài Gòn Củ Chi đã đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tiên tiến. Đây cũng là công ty sản xuất bia duy nhất ở Việt Nam có nước thải sau
khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A. VBL, HBL, HABECO và các công ty khác đã
đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp xử lý yếm khí (anaerobic) và
hiếu khí (aerobic). Sau khi xử lý, độ pH khoảng 7, BOD
5
và COD giảm đáng kể.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Liên doanh bia Đông Nam Á đầu tư

hệ thống xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến cùng phần mềm chuyên dụng
đã tự động hoá hoàn toàn quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu
chuẩn loại B.

22

×