Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài giảng bệnh chốc và bệnh da có bọng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 11 trang )

BÀI GIẢNG
BỆNH CHỐC VÀ CÁC BỆNH DA
CÓ BỌNG NƯỚC
Đối tượng: sinh viên Y5 luân khoa
Số tiết học: 3 tiết
Cán bộ giảng dạy: Ths. Bs. Phạm Thị Lan
1
Mục tiêu bài giảng:
1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc, cách điều
trị.
2. Nêu được sự khác biệt giữa tổn thương trong bệnh chốc với
các bệnh da có bọng nước khác.
3. Trình bày được những khác biệt về triệu chứng và các phương
pháp điều trị giữa bệnh Pemphigus vulgaris và bệnh viêm da
dạng Herpes của Duhring Brocq.
2
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
BÀI 1: BỆNH CHỐC
I. Đại cương
- Chốc là một bệnh ngoài da khá phổ biến, hay lây và tự lây
truyền.
- Căn nguyên: do tụ cầu, liên cầu hoặc phối hợp cả 2.
- Đặc trưng bởi bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ,
rập vỡ.
- Điều kiện thuận lợi:
 Tuổi nhỏ.
 Thời tiết nóng ẩm, mùa hè.
 Điều kiện ăn ở chật trội, vệ sinh kém.
 Bệnh phối hợp: Chấy rận, ghẻ, Herpes, côn trùng cắn, viêm
da cơ địa.
- Nguồn lây:


 Đối với trẻ em: là các vật nuôi trong nhà, móng tay bẩn, trẻ
cùng trường, trung tâm bán trú…
 Người lớn: hiệu cắt tóc, thẩm mĩ viện, xưởng đóng gói thịt,
bể bơi.
 Giải phẫu bệnh: Bọng nước nằm nông ngay dưới lớp sừng,
chứa cầu khuẩn, mảnh vụn của BCĐN, TB thượng bì.
3
II. Lâm sàng
- Khởi phát là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất
màu, kích thước 0,5-1cm đường kính, nhanh chóng phát triển bọng
nước trên dát đỏ.
- Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, nhăn nheo, xung
quanh có quầng đỏ viêm. Bọng nước nhanh chóng hoá mủ thành
bọng mủ, rồi dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng. Vì vậy bệnh nhân
thường đến khám ở giai đoạn bọng nước đã vỡ và có vảy tiết nâu
nhạt giống màu mật ong. ở trên đầu vảy tiết làm tóc bết lại, nếu cậy
vảy ở dưới là vết trợt màu đỏ.
- Khoảng 7-10 ngày sau vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm
ướt, nhẵn ít lâu sau lành hẳn không để lại sẹo hoặc để lại dát thâm
tăng sắc tố.
- Vị trí: thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới. Đặc
biệt chốc ở đầu thường là biến chứng của chấy rận.
- Hay có phối hợp tổn thương khác: viêm bờ mi, chốc mép…
- Thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng, hoặc
viêm cầu thận nhất là ở trẻ em nhưng tiên lượng lành tính.
- Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thường ngứa gãi làm cho
tổn thương lan rộng.
- Tiến triển của tổn thương thường 1-2 tuần thì lành, nhưng
bệnh có thể dai dẳng do tự lây truyền, vệ sinh kém.
4

III. Thể lâm sàng
1. Chốc không có bọng nước: Thực tế bọng nước có quá ít
dịch nên khô rất nhanh tạo nên tổn thương lành ở giữa, có viền vảy
xung quanh rất giống nấm da. Nhưng tổn thương ở đây ướt và phủ
vảy tiết màu vàng nhạt chứ không phải viền vảy khô như nấm da.
2. Chốc hạt kê (chốc Bockhard): tổn thương là các mụn mủ
nhỏ nông, kích thước 2-3mm, lan toả hay khu trú 1 vùng. Trong
trường hợp khó, cần phân biệt với bệnh vảy nến thể mủ bằng cách
nhuộm Gram hay nuôi cấy dịch trong mụn mủ.
3. Chốc ở trẻ sơ sinh: Lây truyền nhanh và là mối đe doạ với
nhà hộ sinh. Thường bắt đầu từ ngày thứ 4-10 xuất hiện bọng nước
ở tay, mặt, không có triệu chứng toàn thân, sau đó mệt, sốt hoặc hạ
nhiệt, ỉa chảy phân xanh, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng
não, có thể tử vong rất nhanh.
IV. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định:
- Lâm sàng: chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chính.
 Tổn thương cơ bản là bọng nước nông hóa mủ nhanh.
 Vẩy tiết màu vàng nâu (màu mật ong).
 Bọng nước tiến triển lành tính, khỏi sau 7-10
- Xét nghiệm: nhuộm Gram, nuôi cấy, KSĐ đối với trường
hợp khó.
5
2. Chẩn đoán phân biệt:
2.1. Duhring brocq: có tiền triệu, bọng nước căng, tiến triển
từng đợt, thể trạng bình thường. Test Kaliiodua 50% (+).
2.2. Pemphigus: bệnh da tự miễn, bọng nước to nhăn nheo, dễ
vỡ, dấu hiệu Nikolsky (+), có tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng toàn
trạng, tiên lượng xấu.
2.3. Thuỷ đậu: là bệnh do Virus, thường xuất hiện ở lứa tuổi đi

học, có yếu tố dịch tễ. Lúc đầu có biểu hiện viêm long đường hô
hấp trên. Sau đó có các mụn nước kích thước tương đối đồng đều,
có mủ, lõm giữa, tổn thương mọc rải rác toàn thân, có thể sốt hoặc
không. Khỏi sau 7-10 ngày.
2.4. Zona (Herpes Zoster): là mụn nước, bọng nước xếp thành
chùm, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên, thường
chỉ bị ở 1/2 cơ thể và không vượt quá đường trắng giữa. Cơ năng
đau rát, đặc biệt ở người già nếu không điều trị kịp thời có thể gây
di chứng đau sau Zona.
2.5. Giang mai bẩm sinh: bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn
chân mọc trên nền sẩn cứng. Có thể có dấu hiệu toàn thân kèm theo
như vàng da, gan lách to, tuần hoàn bàng hệ. XN huyết thanh chẩn
đoán giang mai dương tính ở cả mẹ và con.
2.6. Dị ứng thuốc thể bọng nước: khởi phát đột ngột sau khi
dùng thuốc. Ngứa, nổi ban đỏ và bọng nước ở toàn thân. Tình trạng
toàn thân nặng, có tổn thương niêm mạc.
6
V. Biến chứng
1. Tại chỗ
- Chàm hóa: ngoài tổn thương của chốc, còn có các đám đỏ da
và mụn nước, ngứa tăng lên. Thường dai dẳng kéo dài.
- Chốc loét: hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, hoặc sau sởi do
giảm sức đề kháng. Tổn thương là những mụn mủ, bọng mủ trên
nền da đỏ dễ vỡ, đóng vảy tiết dày, màu nâu đen. Vị trí thường ở
vùng tuần hoàn kém. Tiến triển dai dẳng, lâu lành. Khi lành để lại
sẹo.
- Triệu chứng toàn thân: có thể có hội chứng nhiễm trùng,
nhiễm độc. Nguyên nhân do tụ cầu, liên cầu, có thể cả trực khuẩn
mủ xanh, vi khuẩn yếm khí, làm cho điều trị khó và tiên lượng xấu.
- Viêm quầng, viêm mô bào: lúc này VK xâm nhập sâu hơn

vào tổ chức dưới da gây triệu chứng trầm trọng hơn.
2. Toàn thân
- Viêm cầu thận cấp: do liên cầu, tỷ lệ 2-5%, thường gặp nhất
ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt.
- Viêm tai giữa, phế quản phế viêm do tụ cầu.
- Nhiễm trùng huyết: thường do tụ cầu, hay gặp ở trẻ em dễ
đưa đến tử vong.
VI. Điều trị
1. Tại chỗ
7
- Với vảy dày: Đắp nước muối sinh lí, nước thuốc tím
1/10000, dung dịch Jarish hoặc mỡ kháng sinh.
- Bọng nước, vết trợt: chấm dung dịch màu như milian,
castellani.
2. Toàn thân
- Dùng kháng sinh toàn thân: nhóm Beta lactam, Cefalosporine,
Macrolide, quinolone…Thời gian dùng KS: 7-10 ngày.
- Nếu chốc có kháng thuốc phải điều trị theo KSĐ.
- Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.
- Chốc loét: nên làm kháng sinh đồ và điều trị theo KSĐ.
VII. Phòng bệnh
- Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút
như sởi.
- Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- Điều trị sớm và tích cực, tránh trà sát, gãi nhiều gây biến chứng.
8
BÀI 2: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM
DA DẠNG HERPES CỦA DUHRING BROCQ
VÀ BỆNH PEMPHIGUS VULGARIS

Bệnh viêm da dạng
herpes của Duhring
brocq
Bệnh Pemphigus
Vulgaris
Tiền triệu Ngứa rát trước khi nổi
bọng nước hoặc mất ngủ,
táo bón vài ngày trước khi
xuất hiện bệnh.
Xuất hiện đột ngột.
Tổn thương
da
Đa dạng: bọng nước, mụn
nước, dát đỏ, sẩn phù.
Bọng nước căng bóng,
hình bán cầu, chứa dịch
trong, khó vỡ, khó nhiễm
trùng, xếp thành chùm.
Phân bố ở mặt duỗi của cơ
thể.
Bọng nước đơn dạng,
nhăn nheo, mọc trên nền
da lành,dễ vỡ để lại vết
trợt đỏ ướt. Mùi rất hôi.
Dấu hiệu
Nicolski
(-) (+)
9
Niêm mạc Không có tổn thương Có tổn thương niêm mạc
miệng, mắt hoặc sinh

dục, đôi khi xuất hiện
trước tổn thương da vài
tháng.
Tuổi mắc
bệnh
20-40 tuổi 50-60 tuổi.
Tiến triển Từng đợt, toàn trạng ít bị
ảnh hưởng. Tăng nhạy
cảm với Gluten: đau bụng,
ỉa chảy, tổn thương da
nặng khi có chế độ ăn
nhiều Gluten.
Tiến triển liên tục, gầy
sút, tử vong nhanh trong
vòng 6-12 tháng nếu
không được điều trị.
Chẩn đoán
tế bào
Tzanck
(-) (+) tế bào gai lệch hình,
đứt cầu nối trôi nổi trong
bọng nước.
Test KI
50%
(+) 70-80% (-)
Giải phẫu
bệnh
Bọng nước nằm dưới
thượng bì
Bọng nước nằm ở thượng

bì, trên lớp tế bào sinh
sản, trong lớp tế bào
Malpighi.
Miễn dịch
huỳnh
quang
Lắng đọng IgA dạng hạt ở
nhú trung bì nông.
Lắng đọng IgG và C3
thành dải ở màng tế bào
Malpighi.
10
Điều trị Sunfapiridine, Biseptol,
DDS, kháng histamin tổng
hợp.
Chế độ ăn
Tại chỗ: nằm giường bột
talc vô khuẩn, thay hàng
ngày, dung dịch màu.
Toàn thân: corticoid 1,5-
2mg/kg/ngày. hoặc phối
hợp Cyclophosphamide,
azathioprine,
methotrexate,
cyclosporine A. Nâng cao
thể trạng, kháng sinh
chống bội nhiễm.
11

×