Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀO PHÂN TÍCH NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.01 KB, 15 trang )

Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và ngày càng hội nhập cùng
kinh tế thế giới, chính vì vậy mà nền sản xuất trong nước cũng ngày càng được quan tâm
và chú trọng theo hướng tăng giá trị XK và giảm dần NK . Trong đó có sự đóng góp rất
nhiều của các ngành sản xuất truyền thống và không thể không kể đến ngành công nghiệp
Da giày- một ngành sản xuất có lịch sử phát triển lâu đời, đã cùng trải qua nhiều bước
thăng trầm với nền kinh tế Việt Nam.
Nhờ lợi thế nguồn nhân công dồi dào, giá thành rẻ, nhu cầu thị trường trong nước
và thế giới ngày càng gia tăng đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho sản xuất hướng ra XK
của Ngành công nghiệp Da giày. Tuy vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thương
mại, chúng ta vẫn đang gặp phải nhiều thách thức, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các nước
xuất khẩu lớn, trình độ công nghệ còn ở mức trung bình, lại khá lệ thuộc vào nước ngoài,
khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ thấp… Điều này làm hạn chế năng suất lao
động trong nước và còn dẫn đến nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt
là thị trường quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể
nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Da giày Việt Nam là một yêu cầu mang tính thời sự.
Chính vì vậy, chúng em đã quyết định chọn Ngành Da giày-một ngành công nghiệp chủ
lực trong cơ cấu kinh tế nước ta làm đối tượng nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa
Ngoại thương và Sản xuất.
Với nội dung môn học Chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là cơ sở lý thuyết Mối
quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, chúng em rất mong muốn có thể đưa ra một cách
nhìn rõ ràng hơn về hai nhân tố quan trọng đã góp phần đưa công nghiệp Da giày Việt
Nam đạt được những bước phát triển ngày càng vững mạnh hơn, đem lại nguồn lực to lớn
cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu và phân
tích đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, nhóm thuyết trình rất mong
_____________________________________________________________________________________
Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 1
Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
nhận được sự đóng góp và nhận xét từ phía các bạn và đặc biệt là cô giáo giảng dạy bộ
môn.


Chúng em hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những tư liệu, thông tin tham khảo
hữu ích cho các bạn sinh viên đang học Bộ môn Chính sách thương mại quốc tế, giúp cho
bài học trở nên thú vị, sống động và sát với thực tiễn hơn.
_____________________________________________________________________________________
Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 2
Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
I. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM :
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một
trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ
yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng
loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do
không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên
doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ
đứng trên thị trường quốc tế.
Tính đến tháng 7 năm 2008, giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất
khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia. Chỉ tính riêng ở thị
trường EU, xuất khẩu da Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ
USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí, chiếm trên 10% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt
Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD.
Tuy nhiên, sản phẩm của giày da Việt Nam hầu hết là hàng gia công, sử dụng 80 %
nguyên liệu nhập khẩu, vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này mang lại không lớn.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vấp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
từ phía Trung Quốc, những sức ép về thuế và các rào cản ở các thị trường lớn như EU, Mỹ,
…Đây thực sự là những khó khăn lớn của Ngành da giày Việt Nam, đặt ra yêu cầu bức
thiết là phải có những giải pháp cụ thế để chủ động hơn trong sản xuất và định hình được
vị trí của mình trên thị trường thế giới.
_____________________________________________________________________________________

Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 3
Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGOẠI
THƯƠNG VÀ SẢN XUẤT
Ngoại thương và Sản xuất là hai lĩnh vực có quan hệ rất mật thiết nhau với nhau
trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một mối quan hệ biện chứng qua lại. Sản xuất tác
động đến Ngoại Thương, và Ngoại Thương, đến lượt nó, lại ảnh hưởng đến sản xuất của
một quốc gia.
II.1. Tác động của Sản xuất đến Ngoại thương:
Trước tiên, ta xem xét sự tác động của Sản xuất đến Ngoại thương. Có thể thấy rằng
Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất phát triển. Sản xuất là nguồn chủ yếu tạo ra
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm trong nước (GDP), đây là nền tảng để
thúc đầy hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này và quốc gia khác. Cùng
với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin, sản xuất đã tạo ra được một
khối lượng hàng hóa khổng lồ, đem đến cho Nigoại thương những nguồn lực lớn hơn rất
nhiều so với trước đây.
Không dừng lại ở đó, hoạt động sản xuất còn giúp tìm ra mặt hàng mà mỗi quốc gia
có thế mạnh, từ đó đưa ra một chiến lược xuất nhập khẩu hợp lý, tận dụng tối đa những
nguồn lực trong nước, đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
II.2. Tác động của Ngoại thương đến Sản xuất:
Với chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới,
nối kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới, Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. giúp phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội và để phát huy lợi thế so sánh của đất nước, thực hiện sự phân công lao động quốc
tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực một cách có lợi
_____________________________________________________________________________________
Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 4
Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
Tác động của Ngoại thương đến Sản xuất được thể hiện một cách rất rõ ràng. Trước
tiên, có thể thấy rằng đẩy mạnh Ngoại thương làm thay đổi cơ cấu sản phẩm XH giúp cho

quá trình sản xuất tiếp theo của nền kinh tế, nhất là với những nước có nền kinh tế kém
phát triển nhờ có xuất nhập khẩu, bằng việc xuất đi những sản phẩm dưới dạng nguyên
liệu, sản phẩm tiêu dùng công nghiệp nhẹ , nông nghiệp và nhập về chủ yếu máy móc, thiết
bị và nguyên liệu cho sản xuất, cơ cấu sản phẩm xã hội đã thay đổi đáng kể.
Thứ hai, hoạt động xuất nhập khẩu còn góp phần mở rộng thị trường đầu vào và
đầu ra cho sản phẩm trong nước. Nhờ có Ngoại thương, mà sản xuất có điều kiện tốt để
thu hút được nguồn vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu cũng như tiếp thu những thành tựu về
KHKT để phát triển, từ đó có điều kiện tốt để mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà
còn ra cả nước ngoài.
Thứ ba, thông qua các hoạt động Ngoại thương, các nguồn lực sản xuất trong nước
được tận dụng một cách triệt để giúp sản xuất hiệu quả hơn , như lý thuyết của Adam
Smith đã nêu ngoại thương giúp các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng không được
khai thác”. Ở nước ta, sự phát triển của thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế đã làm
cho đất đai lao động được sử dụng triệt để hơn để sản xuất ra các sản phầm nhiệt đới như
gạo, cao su, cà phê, chè, dầu dừa… để xuất khẩu.
Thứ tư, Ngoại thương còn tạo điều kiện để gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh
các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, tạo ra sự đồng đều trong cơ cấu kinh tế. Ví
dụ, khi phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sẽ tạo ra nhu cầu cho
sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến như công nghiệp giấy, chế
biến bao bì…Ngoài ra, việc cung cấp cơ sở hạ tầng – đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng
lượng, thông tin liên lạc – cho các ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và
mở cơ hội để phát triển các ngành khác.
_____________________________________________________________________________________
Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 5
Nhóm 7: Mối quan hệ giữa Ngoại thương và Sản xuất, ứng dụng vào Ngành da giày Việt Nam
Thứ năm, Ngoại thương giúp nâng cao trình độ người lao động, cũng như năng lực
quản lý ở các doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân. Nhờ có Ngoại thương mà các nước có
thể tiến hành giúp đỡ nhau, cùng hợp tác những chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay
nghề của người lao động, khả năng sử dụng những máy móc hiện đại cũng như học hỏi
thêm kinh nghiệm về công tác quản lý.

Thứ sáu, sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nguồn thu thuế cho
Ngân sách Nhà nước, và phần thu nhập đó sẽ được Chính phủ sử dụng để phát triển các
ngành sản xuất khác. Như chúng ta đã biết, hiện nay thuế XNK cũng đóng góp một phần
đáng kể cho Ngân sách của nhà nước, thông qua đó Nhà nước có thể phân bổ nguồn thu
này cho các hoạt động khác, qua đó đồng thời cũng có thể giúp tạo những điều kiện tốt như
hạ tầng cơ sở... phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế.
III. VẬN DỤNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀO PHÂN TÍCH NGÀNH DA GIÀY
VIỆT NAM
III.1. Tác động của Ngành Da giày đến hoạt động Xuất nhập khẩu
III.1.1.Thời kỳ từ năm 1986-1991
Bắt đầu từ năm 1986, Nhà nước ta quyết định thực hiện đường lối đổi mới kinh tế
xã hội nhằm xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Thời kỳ này, nền kinh tế nước ta vẫn chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm (1975-1985) và cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, các ngành sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chưa phát triển và hầu hết chỉ đáp ứng đủ nhu
cầu trong nước. Chính vì vậy mà ngoại thương nước ta thời kì này cũng chưa phát triển,
hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương của nhà
nước thực hiện, các loại hình doanh nghiệp chưa được phép tham gia.
Tỉ trọng xuất khẩu rất thấp, các mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú và đa dạng. Và
sản xuất da giày cũng không phải là một ngoại lệ trong xu hướng phát triển kinh tế nước ta
_____________________________________________________________________________________
Môn: Chính sách Thương mại quốc tế Trang 6

×