Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.34 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên

: Đỗ Trọng Hưng

Lớp

: kinh tế Đầu Tư 49A

Khoa

: Đầu Tư

Khoá

:49

Hệ

: Chính quy

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này do em tự nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của Th.S Hoàng Thị Thu Hà và cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ làm
việc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ, đặc biệt
là sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ cơng tác tại phịng tín dụng trong chi nhánh.
Trong quá trình hoàn hiện đề tài nghiên cứu của mình, em đã tham khảo thêm
từ mợt sớ chun đề tốt nghiệp và tài liệu có liên quan nhưng em không sao chép ở


bất kỳ một tài liệu nào. Các lý luận, kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được đều
có nguồn gốc rõ ràng và bắt nguồn từ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Sinh viên

Đỗ Trọng Hưng

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................................1
VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA
ĐẤT NƯỚC, PHẤN ĐẤU CƠ BẢN TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
HIỆN ĐẠI VÀO NĂM 2020. BÊN CẠNH ĐÓ, NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC ĐANG NGÀY CÀNG
HỘI NHẬP SÂU HƠN VÀO NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ. DO VẬY, NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ
PHỤC VỤ CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN NÀY LÀ RẤT LỚN. NGOÀI
VIỆC TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI THÌ VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC
TRONG NƯỚC CŨNG ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC RẤT MỰC QUAN TÂM, NHƯNG MỘT
CÂU HỎI ĐẶT RA LÀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỊCH CHUYỂN NGUỒN VỐN TỪ NƠI THỪA VỐN
SANG NƠI THIẾU VỐN VÀ BẰNG CÁCH NÀO NGUỒN VỐN ĐƯỢC SỬ DỤNG MỘT CÁCH
HIỆU QUẢ NHẤT ĐẢM BẢO KHI QUAY TRỞ LẠI NGUỒN VỐN SẼ MANG LẠI GIÁ TRỊ LỚN

HƠN GIÁ TRỊ BAN ĐẦU? NGÂN HÀNG CHÍNH LÀ LỜI GIẢI ĐÁP CHÍNH XÁC NHẤT CHO
NHỮNG THẮC MẮC TRÊN. CHÚNG LÀ CẦU NỐI HỮU HIỆU GIỮA NGƯỜI CÓ VỐN NHÀN
RỖI VÀ NGƯỜI CẦN VỐN. HƠN THẾ NỮA, BẰNG NHỮNG NGHIỆP VỤ CHUN MƠN
RIÊNG CĨ CỦA MÌNH, NGÂN HÀNG ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN ĐƯỢC SỬ DỤNG MỘT CÁCH
CÓ HIỆU QUẢ. TRONG ĐÓ, CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH NẮM GIỮ MỘT VI TRÍ RẤT QUAN
TRỌNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ LÀ CÁCH THỨC GIÚP CHO NGÂN HÀNG ĐẠT
ĐƯỢC NHỮNG YÊU CẦU KỂ TRÊN. KẾT QUẢ CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH SẼ ĐÁNH GIÁ CHÍNH
XÁC TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN VAY VỐN, TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC THẨM ĐINH VỪA CĨ TÁC ĐỘNG
TRỰC TIẾP ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG VỪA ẢNH HƯỞNG
KHÔNG NHỎ ĐẾN HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP....................................1
ĐỂ CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC RÕ HƠN VAI TRỊ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠNG TÁC THẨM
ĐỊNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG VÀ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN. EM XIN CHON ĐỀ
TÀI: “HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ”..........................................1
CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC CHIA LÀM 2 CHƯƠNG:...............................................................................................1
- CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ..............................1
- CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ..............................1
CHƯƠNG I...............................................................................................................................................................2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN .......................................................................................2
ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH LÁNG HẠ.................................................................................................................................................2

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH LÁNG HẠ.............................................................................................................................................2
1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn chi nhánh Láng Hạ................2
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY....................................................................5
2.1. Công tác huy động vốn........................................................................................................................5
2.2. Công tác sử dụng vốn tại chi nhánh....................................................................................................7
2.3. Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh...................................................................................................................8
2.4. Lĩnh vực kinh doanh ngoai tệ và thanh toán quốc tế..........................................................................9
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................................................................10
3. TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ..........................................................................................................................11
3.1. Mục đích và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn...............................................................11
3.2. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn......................................................................................12
3.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn..................................................................................16
3.4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.....................................................................19
3.5. Nội dung thẩm định dự án cho vay vốn.............................................................................................22
4. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY
CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ
THUẬT THANH BÌNH......................................................................................................................................38
4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp...............................................................................................................38
4.2. Tư cách pháp nhân............................................................................................................................39
4.3. Tình hình tài chính của cơng ty trong thời gian gần đây..................................................................40
4.4. Phân loại doanh nghiệp.....................................................................................................................44
4.5. Thẩm định dự án vay vốn..................................................................................................................44
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ.......................................................................................57
5.1. Những kết quả đạt được....................................................................................................................57

5.2. Hạn chế..............................................................................................................................................62
5.3. Nguyên nhận......................................................................................................................................66
CHƯƠNG II...........................................................................................................................................................71
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC................................................................................71
THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LÁNG HẠ...............................................................................................................................................................71
1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2011.................................................71
1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển chung của ngân hàng...........................................................71
1.2. Phương hướng phát triển trong công tác thẩm định.........................................................................74
2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH...............................................................76
2.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định.........................................................................................................76
2.2. Hoàn thiện về căn cứ thẩm định........................................................................................................78
2.3. Hồn thiện quy trình thẩm định.........................................................................................................79
2.4. Nâng cao chất lượng phương pháp thẩm định..................................................................................79
2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...............................................................................................81
2.7. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư...........................82
2.8. Nâng cao chất lượng thông tin của công tác thẩm định dự án đầu tư..............................................83
3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ......................................................................................................84

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
3.1. Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành có liên quan...............................................................84
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước.............................................................................................86

3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư.............................................................................................................87
TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG
HẠ. ĐỒNG THỜI THÔNG QUA VIỆC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
THỰC TẾ: “DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT THANH BÌNH”. ĐÃ GIÚP
EM TÍCH LŨY ĐƯỢC NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ VÀ QUA ĐÓ THẤY ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU TRONG
HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH MÀ CHI NHÁNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, BÊN CẠNH ĐÓ CŨNG NHẬN THẤY ĐƯỢC THỰC
TRẠNG NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VẪN CÒN TỒN TẠI TẠI CHI NHÁNH TRONG SUỐT THỜI GIAN QUA.

TỪ SỰ

NGHIÊN CỨU VÀ TÌM TỊI CỦA CÁ NHÂN, EM ĐÃ ĐƯA RA NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
THẨM ĐỊNH TẠI NƠI ĐÂY.

HI VỌNG RẰNG VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MÌNH SẼ GIÚP CHO CHI NHÁNH HỒN

THIỆN, KHẮC PHỤC ĐƯỢC NHỮNG YẾU ĐIỂM VÀ TIẾP TỤC PHÁT HUY HƠN NỮA NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT
ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỂ TỪNG BƯỚC KHẰNG ĐỊNH ĐƯỢC VỊ THẾ CỦA MÌNH TRONG LĨNH
VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG..........................................................................................................................88

EM XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TH.S HOÀNG THỊ THU HÀ VÀ CÁC CƠ CHÚ, ANH CHỊ
ĐANG CƠNG TÁC TẠI PHỊNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ ĐÃ GIÚP ĐỠ EM TRONG SUỐT Q TRÌNH
THỰC TẬP, ĐỂ CĨ THỂ HỒN THÀNH TỐT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỦA MÌNH.............................................88
5. BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN: “DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY CHẠY
THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT
THANH BÌNH”................................................................................................................................................89
6. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2005-2010.................................................89
7. TÀI LIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN CỦA CHI
NHÁNH LÁNG HẠ...........................................................................................................................................89
8. WEBSITE WWW.AGRIBANKLANGHA.VN......................................................................................................89


Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chun đề thực tập

1
GVHD: Th.S Hồng Thị Thu Hà

LỜI NĨI ĐẦU
Việt Nam đã và đang thực hiện q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế quốc tế. Do vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho quá trình phát triển
trong giai đoạn này là rất lớn. Ngoài việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi thì
việc phát huy nội lực trong nước cũng được đảng và nhà nước rất mực quan tâm,
nhưng một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để dịch chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn
sang nơi thiếu vốn và bằng cách nào nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả
nhất đảm bảo khi quay trở lại nguồn vốn sẽ mang lại giá trị lớn hơn giá trị ban đầu?
Ngân hàng chính là lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc trên. Chúng là
cầu nối hữu hiệu giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn. Hơn thế nữa, bằng
những nghiệp vụ chuyên mơn riêng có của mình, ngân hàng đảm bảo nguồn vốn
được sử dụng một cách có hiệu quả. Trong đó, cơng tác thẩm định nắm giữ một vi
trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng và là cách thức giúp cho ngân hàng đạt
được những yêu cầu kể trên. Kết quả cơng tác thẩm định sẽ đánh giá chính xác tính
khả thi của dự án vay vốn, tác động trực tiếp đến quyết định tín dụng của ngân
hàng. Chất lượng cơng tác thẩm đinh vừa có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư của ngân hàng vừa ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các dự án
đầu tư của doanh nghiệp.
Để có thể thấy được rõ hơn vai trị và tầm quan trọng của cơng tác thẩm định
đối với ngân hàng và đối với các dự án đầu tư vay vốn. Em xin chon đề tài: “ Hồn
thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ”.
Chuyên đề được chia làm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
- Chương II: Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

2
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ
1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn
chi nhánh Láng Hạ.

1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của ngân hàng nơng nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
Năm 1996 hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn. Một
trong những sự kiện đó là Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của
thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi
tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 90.
Ngân hàng nơng nghiệp vả phát triển nông thôn Việt Nam đã thể hiện định
hướng trong chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước những tháng cuối năm
1996: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước giữ
vững thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa
cơng nghệ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước.
Trong quá trình mở rộng quy mơ và lĩnh vực hoạt động của mình, Ngân hàng
đã cho ra đời một số chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tại các thành phố lớn, khu đô
thị và trung tâm kinh tế trên cả nước giai đoạn 1996 – 1997. Ngày 1/8/1996, theo
quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của Tổng giám đốc Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam, chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ, nay là 24 Láng Hạ - quận Đống
Đa - Hà Nội.
Ngân hàng làm việc theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

3
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà


NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ
kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà
nước cũng như các tổ chức tín dụng trong cả nước.
Là một chi nhánh ngân hàng trẻ, nhưng NHNo&PTNT Láng Hạ từng bước
hoàn thiện và đổi mới bắt kịp với xu thế vận động của xã hội và nền kinh tế. Nhờ
vậy, Ngân hàng đã vượt qua đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tháng 7 năm
1997, và bây giờ là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm 2008.
Trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn không
ngừng lớn mạnh và phát triển, cũng như khẳng định được vị thế của mình trong
khối Ngân hàng tài chính.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh.
Trong quá trình trưởng thành và phát triển của mình, cơ cấu tổ chức của chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã có những thay
đổi theo hướng ngày mở rộng, chun mơn hóa để phù hợp với những u cầu và
nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của chi nhánh được mô tả theo sơ đồ sau:

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chun đề thực tập
Thu Hà

Giám đốc

Phó giám đốc


Phịng kiểm tra kiểm
sốt NB

GVHD: Th.S Hồng Thị

4

Phó giám đốc

Phó giám đốc

- Phịng kế hoạch tổng hợp
- Phịng tín dụng

- Phịng hành chính nhân sự

- Phòng kinh doanh ngoại hối

- Phòng dịch vụ và Marketing

- Phịng kế tốn ngân quỹ
- Phịng giao dịch

- PGD 02 Phùng Hưng
- PGD 03 Doãn Kế Thiện
- PGD 05 Trung Kính
- PGD 07 Đào Tấn
- PGD 08 Khuất Duy TIến
- PGD 11 Nguyễn Phong Sắc


Đỗ Trọng Hưng

Lớp: Kinh tế Đầu tư 49A


Chuyên đề thực tập

5
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh, giám đốc chi
nhánh điều hành các hoạt động của chi nhánh thơng qua các phó giám đốc chi
nhánh, bên cạnh đó trực tiếp quản lý hoạt động phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ và
các phịng giao dịch của chi nhánh ở Đào Tấn, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Phong Sắc,
Trung Kính, Dỗn Kế Thiện, Phùng Hưng. Giám đốc là đại diện theo pháp luật của
Chi nhánh, là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và pháp luật vể việc điều hành hoạt động
theo nhiệm vụ và quyền hạn. Giúp việc cho giám đốc Chi nhánh là 3 phó giám đốc,
hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc Chi nhánh và theo quy định.
Các phó giám đốc: là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công. Cụ thể, tại chi nhánh hiện nay
có 3 phó giám đốc chịu trách nhiệm các lĩnh vực hoạt động sau của chi nhánh:
- Một phó giám đốc chịu trách nhiệm giám sát hoạt động các lĩnh vực kế
hoạch tổng hợp, lĩnh vực dịch vụ và Marketing.
- Hoạt động phịng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm
quản lý của phó giám đốc thứ hai.
- Và một phó giám đốc khác chuyên quản lý, giám sát quá trình hoạt động của
phịng hành chính nhân sự, phịng kế tốn ngân quỹ, phịng giao dịch.

2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
2.1. Công tác huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc biệt ưu tiên mở
rộng các loại hình huy động vốn để tăng cường thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ
dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Do vậy, trong thời gian qua nguồn vốn
mà ngân hàng huy động được liên tục tăng lên qua các năm. Tính đến 31/12/2010
tổng nguồn vốn là 9.888 tỷ đồng

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

6
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà
Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng

Năm

2005

2006

2007

2008


2009

2010

4.023

5.321

7.275

6.463

7.656

9.888

3.136

4.269

6.230

5.450

5.218

8.345

888


1.052

1.045

1.013

1.853

1.543

985

1.279

1.982

985

2.326

1319

3.038

4.042

5.293

5.478


7.976

8.569

1.Nguồn vốn dân cư

1.491

2.221

2.367

2.075

2.465

4.498

2. Nguồn vốn tổ chức kinh tế

1.444

3.054

4.528

4.068

4.078


4.890

Tổng vốn
Phân theo loại tiền
1. Nội tệ
2.Ngoại tệ
Phân theo kỳ hạn
1. Nguồn vốn khơng kỳ hạn
2. Nguồn vốn có kỳ hạn
Phân theo thành phần kinh tế

3. Nguồn vốn tổ chức tín dụng
88
46
380
320
527
500
Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh
 Theo nguồn huy động: Tổng vốn huy động được của Chi nhánh nhìn chung
tăng lên theo các năm, tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu nên lượng vốn bị suy giảm chỉ ước đạt 6.463 tỷ đồng bằng 88.8% so với
năm 2007, nhưng đến năm 2009 với sự khởi sắc của nền kinh tế lượng vốn huy
động được của Chi nhánh lại tăng trở lại và đạt 7656 tỷ đổng tăng 18.5% so với
năm 2008. Tiếp tục với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế năm 2010 lượng
vốn huy động của chi nhánh cũng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng khích lệ với tốc
độ tăng 29% so với năm 2009 tướng ứng tăng 2.332 tỷ đồng lên mức 9.888 tỷ đồng.
Tốc độ huy động vốn được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tốc độ tăng trưởng tổng vốn

Năm
Tốc độ tăng trưởng tổng
vốn
Đỗ Trọng Hưng
49A

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

%

-

32,3

36,7

-11,2

18,5


Lớp: Kinh tế Đầu tư

2010
29


Chuyên đề thực tập

7
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

 Theo kỳ hạn: nguồn vốn gửi theo kỳ hạn vẫn chiếm ưu thế so với nguồn
vốn gửi khơng có kỳ hạn. Nhìn chung qua các năm từ năm 2005 – 2010 tiền gửi có
kỳ hạn liên tục tăng từ 3.038 tỷ đồng năm 2005 lên 7.976 tỷ năm 2009 và đạt mức
8.569 tỷ đồng năm 2010. Ngược lại với tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi khơng kỳ hạn
tăng giảm thất thường qua các năm từ 985 tỷ năm 2005 tăng lên 1982 tỷ năm 2007
rồi lại giảm xuống 985 tỷ năm 2008 dường như đó là quy luật hình Sin và nó tiếp
tục xảy ra cho đến năm 2010. Nguyên nhân của sự việc trên là do những cuộc chạy
đua lãi suất giữa các ngân hàng để huy động tiền gửi và do tình hình lạm phát có xu
hướng tăng cao trong vài năm trở lại đây.
 Theo loại tiền gửi: Tiền gửi bằng ngoại tệ khá ổn định tăng đều qua các
năm nhưng xu hướng gửi bằng đồng nội tệ vẫn có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng
cao hơn ngoại tệ.
Bảng tỷ trọng nguồn vốn phân theo loại tiền gửi
Năm
2005
2006
2007
Nội tệ
77.95%

80.23%
85.64%
Ngoại tệ
22.05%
19.77%
14.36%
2.2. Công tác sử dụng vốn tại chi nhánh

2008
84.33%
15.67%

2009
68.16%
31.84%

2010
84.4%
15.16%

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự đa dạng hóa trong các dịch vụ, lĩnh vực
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói, tín dụng vẫn là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trị chủ chốt của Ngân hàng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của ngân hàng và là sự tiếp nối của quá trình huy động vốn. Hoạt động cho vay tại
chi nhánh trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và
chiều sâu góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động
đầu tư, kinh doanh, thương mại. Điều này được minh chứng rất rõ qua các kết quả
đạt được trong thời gian qua.
Cơ cấu Dư nợ tại NHNo&PTNT Láng Hạ
Năm


2005
Giá trị
(tỷ đồng)

I. Phân theo thời hạn vay
1. Dư nợ ngắn hạn

1.876
988

Đỗ Trọng Hưng
49A

2006
Tỷ

trọng
(%)
100
52,7

Giá trị
(tỷ đồng)
2.057
1.269

2007
Tỷ


trọng
(%)
100
61,7

2008

Giá trị (tỷ Tỷ trọng Giá trị
đồng)

(%)

2.841
1.731

100
61

(tỷ đồng)
2.172
1.370

2009

2010

Tỷ trọng Gía trị (tỷ Tỷ trọng Giá trị (tỷ Tỷ trọng
(%)

đồng)


(%)

đồng)

(%)

100
63,08

5.043
1.098

100
21.77

4.338
1.183

100
29,1

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

8
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà


2. Dư nợ trung, dài hạn
888
II. Phân loại theo loại tiền 1.876
1. Dư nợ nội tệ
1.101
2. Dư nợ ngoại tệ
775

47,3
100
58,7
41,3

788
2.057
978
1.079

38,3
100
47,5
52,5

1.110
2.841
1.451
1.389

39
100

51,1
48,9

802
2.172
1.547
625

36,92
100
71,23
28,78

3.945
5.043
4.648
395

78.23
100
92.17
7.83

1.892
4.338
3.364
704

Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của chi nhánh
Ta nhận thấy tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm 2005-2010 có sự ra tăng

đáng kể. Năm 2005 là 1.876 tỷ đồng, tăng đều qua các năm. Đến năm 2008 thì tổng
dư nợ đã lên tới 2.172 tỷ đồng bằng 96% so với năm 2007, giảm 4%, vẫn đạt 114%
kế hoạch, sau đó đến năm 2009 tổng dư nợ năm tăng với tốc độ bức phá kể từ 6 năm
trở lại đây với mức tăng trưởng 132.18% tướng ứng tăng 2.871 tỷ lên mức 5.043 tỷ
đồng và đến năm 2010 thì đã giảm xuống còn 4.338 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tụt
giảm trong năm 2008 là do khủng hoảng suy thối kinh tế tồn cầu diễn ra vào giai
đoạn cuối năm 2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước ta và gây ra những
hậu quả lớn cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Nhưng sau đó bước sang năm 2009
nền kinh tế thế giới nói chung có những tín hiệu phục hồi rất khả quan trong đó Việt
Nam và một số nước trên thế giới đã đi đầu trong tiến trình phục hồi của nền kinh tế
thế giới nói trên. Do đó, các lĩnh vực kinh tế trong nước bắt đầu lấy lại được đà tăng
trưởng trong đó đặc biệt là lĩnh vực dich vụ trong đó có tài chính ngân hàng, khơng
nằm ngồi xu hướng đó chi nhánh ngân hàng nơng nghiệp phát triển nơng thơn Láng
Hạ đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong thời điểm này
Bên cạnh sự tăng trưởng của những năm trước, thì dư nợ nội tệ vẫn có sự giảm
sút từ 1.101 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 987 tỷ đồng năm 2006 và bắt đầu tăng trở
lại từ năm 2008 trở lại đây, dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng biến đổi tăng
giảm bất thường qua các năm không giữ được mức ổn định cần thiết. Nói chung so
với dư nợ nội tệ, dư nợ ngoại tệ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng cơ
cấu dư nợ của chi nhánh. Đến năm 2010 dư nợ nội tệ ước tính đạt 3.364 tỷ đồng
bằng 72.38% so với năm 2009 nhưng vẫn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm. Mặt
khác, dư nợ ngoại tệ có sự gia tăng mạnh mẽ đạt 704 tỷ đồng, vượt chi tiêu kế
hoạch năm (bằng 135% so với chỉ tiêu kế hoạch năm).
2.3. Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh
Quán triệt phương hướng đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trong gian đoạn đổi
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


46,5
100
83
17


Chuyên đề thực tập

9
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

mới và hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng để ngày càng nâng cao khả
năng cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn và đặc biệt ngày càng mang lại nhiều
lợi nhuận cho ngân hàng, các dịch vụ mới đang từng bước được ứng dụng thành
công tại hệ thống nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng như:
cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian, cho vay luân chuyển, dịch vụ thuê
mua, cho vay trả góp, bảo lãnh... trong đó, hoạt động bảo lãnh trong cho vay tín
dụng là một trong những lĩnh vực dịch vụ mang lại cho chi nhánh nguồn thu nhập
đáng kể qua các năm. Năm 2006 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là 9.9 tỷ đồng
chiếm trên 66% tổng thu nhập từ dịch vụ. Năm 2007 thu nhập từ bảo lãnh đạt 11 tỷ
đồng chiếm 68.8% thu nhập dịch vụ và tăng 11.11% năm 2006. Và đến năm 2010
con số trên đạt 10.3 tỷ đồng chiếm 51.8% thu nhập từ dịch vụ. Con số đó được dự
tính ngày càng tăng trong những năm tiếp theo vì đây là một trong các thế mạnh của
chi nhánh.
2.4. Lĩnh vực kinh doanh ngoai tệ và thanh toán quốc tế
Lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế ln là điểm mạnh của
chinh nhánh Láng Hạ kể từ khi thành lập cho đến tận ngày nay. Doanh thu từ các
hoạt động này không ngừng gia tăng đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu lớn
và ổn định. Tình hình doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của chi
nhánh giai đoạn từ năm 2006 – 2010 như sau:

Trong năm 2006 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 612 triệu USD.
Sang năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 741 triệu USD, tăng 21.08% so
với năm trước. Đến năm 2008 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 746 triệu USD tăng
0.8% so với năm trước, năm 2009 doanh thu mua bán ngoại tệ đạt 901.8 triệu USD
tăng 20.9% so với năm 2008 và đến năm 2010 con số này đạt 608 triệu USD và chỉ
ước đạt bằng 67.42% năm 2009. Nhìn chung doanh số mua bán ngoại tệ của chi
nhánh tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, xong trong năm 2010 con số này
lại tụt giảm do thị trường ngoại tệ có những biến động phức tạp khó lường và đặc biệt
tình trạng đầu cơ ngoại tệ ngày càng có xu hướng tăng cao. Ngồi thu đổi, mua bán
ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

10
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng
thời theo dõi sát sao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy
khơng có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Kết quả lãi gộp từ hoạt động
này thu được 4.231 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 3.112 triệu đồng, lãi thu từ
điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1.119 triệu đồng.
Về hoạt động thanh tốn quốc tế, nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế của chi
nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2008 đạt 540 triệu USD, năm 2009 đạt
608 tăng 12.6%. Đến năm 2010 con số này đạt 750 triệu USD tăng 23.4%. Những

con số thống kê trên hoàn toàn thể hiện đúng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam mà trong đó lĩnh vực tài chính – ngân
hàng ln đi đầu. Thành công trên đạt được là do các cán bộ Ngân hàng ln phục
vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởi vậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng đánh
giá cao. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi nhánh
nói riêng mà cịn nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn Việt Nam nói chung.
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong nhiều năm qua, chi nhánh Láng Hạ có những bước phát triển rất đáng
khích lệ, kết quả hoạt động kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, liên tục
vượt kế hoạch chỉ tiêu đề ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Chi nhánh ln thể
hiện mình là lá cờ đầu, là điểm sáng, đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát
triển của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu
thu tín dụng
Thu từ các dịch vụ
Thu khác
Tổng chi
Đỗ Trọng Hưng
49A

2006
597
557
35
5
498


2007
829
780
37
12
729

2008
769.5
725
36.5
8
666.5

2009
850
800
40
10
735

2010
874
815
45
14
749

Lớp: Kinh tế Đầu tư



Chuyên đề thực tập

11
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

Chi hoạt động tín dụng
Chi lương cho CBNV
Chi khác
Lợi nhuận trước thuế

447
610
595
600
7
12
15.5
20
44
107
56
115
99
100
103
115
Nguồn: báo cáo tổng kết của chi nhánh


635
25
89
125

Từ bảng trên ta thấy, tuy nền kinh tế trong một vài năm gần đây đang trải qua
nhiều biến động lớn từ cuộc suy thối kinh tế năm 2007 – 2008, khủng hoảng tài
chính tiền tệ năm 2008 – 2009 đến những sự phục hồi khá mạnh mẽ vào những năm
2009, 2010. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn có bước
phát triển vững chắc, lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm tử 99 tỷ
năm 2006 lên 115 tỷ năm 2009 và con số này đạt mức 125 tỷ vào cuối năm 2010.
3. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.
3.1. Mục đích và yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
3.1.1. Mục đích thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ ngân hàng luôn đặt hiệu quả kinh doanh lên
hàng đầu, mà một trong những lĩnh vực chủ chốt mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó là hoạt động tín dụng (hoạt
động cho vay). Chính vì thế, ngân hàng luôn cân nhắc rất kỹ càng khi đưa ra quyết
định tín dụng của mình, khơng phải khách hàng nào cũng được đáp ứng nhu cầu tín
dụng, ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi đã nắm chắc rằng khoản đầu tư của mình được
sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng. Theo
đó, thẩm định dự án đầu tư chính là một phương cách để ngân hàng đạt được mục
đích của mình. Qua việc thẩm định dự án đầu tư ngân hàng có thể xác định được
thời điểm bỏ vốn đầu tư cho dự án, cơ cấu cho vay hợp lý đối với dự án, mức độ
cho vay, thời gian thu hồi nợ và lãi phù hợp để vửa không tổn hại đến kết quả kinh
doanh của khách hàng lại vừa mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt
động thẩm định cũng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bảo đảm được định mức an
toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn của mình, hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín
dụng, giúp đánh giá đúng tính hợp lý hợp pháp của tài sản thế chấp, giúp ngân hàng

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

12
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

đánh giá được mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch chung của ngành vùng và
của quốc gia, giảm thiểu tình trạng nợ xấu, nợ khó địi, nợ q hạn hoặc những kết
quả bất trắc khác có thể xảy đến cho ngân hàng.
3.1.2. Yêu cầu thẩm định.
Thẩm định dự án là một q trình phân tích đánh giá dự án trên cơ sở những
chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư xem như là công việc phản biện đối với việc thiết
lập dự án.
Theo đó các yêu cầu của thẩm định đặt ra cho các cán bộ thẩm định tại chi
nhánh bao gồm:
- Thu thập những căn cứ để nhận định và xử lý đúng mức về những đề nghị
của dự án.
- Thẩm định phải bảo đảm yêu cầu toàn diện, khách quan, dựa trên các chuẩn
mực kinh tế, kỹ thuật, cơ chế, chính sách hiện hành và thông lệ quốc tế.
* Nội dung thẩm định cần đạt được.
- Thẩm định lần lượt từng nội dung của dự án.
- Qua thẩm định các nội dung có liên quan cần rút ra được kết luận:
+ Những ưu điểm và lợi thế của dự án.
+ Những yếu điểm của dự án.

+ Những cơ hội mang đến cho dự án.
+ Những khó khăn thách thức, nguy cơ và rủi ro mà dự án phải đối đầu.
Kết quả cuối cùng của thẩm định phải đưa ra câu trả lời chấp nhận hay từ chối
dự án đầu tư.
Theo nhận định của bản thân tôi trên thực tế trong tất cả nội dung thẩm định
thì các cán bộ thẩm định thường coi thẩm định tài chính của dự án xin vay vốn có ý
nghĩa quyết định nhất trong các nội dung thẩm định.
3.2. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
Khi thẩm định bất kỳ một dự án xin vay vốn nào của ngân hàng thì các cán bộ
thẩm định đều phải dựa trên các căn cứ quy định cụ thể được đưa ra áp dụng cho
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

13
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

toàn bộ hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn:
 Hồ sơ vay vốn của khách hàng:
Tùy vào từng loại dự án và từng hình thức vay vốn khác nhau mà cán bộ thẩm
định yêu cầu khách hàng phải cung cấp các giấy tờ thích hợp:
+Đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá, bộ hồ sơ xin vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá
- Phiếu nhập kho kiêm giấy đề nghị xuất kho
- Giấy đề nghị phong toả tài sản

- Biên bản định giá tài sản (Đối với chứng từ có giá bằng ngoại tệ).
- Giấy đề nghị giải toả.
- Giấy uỷ quyền (nếu có) (trường hợp người có chứng chỉ tiền gửi uỷ quyền
cho người khác sử dụng chứng chỉ tiền gửi đó để cầm cố vay ngân hàng).
+Đối với cho vay hạn mức tín dụng thì bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán năm liền kề năm kế hoạch
- Báo cáo kết quả kinh doanh năm liền kề năm kế hoạch
- Các số liệu về công nợ, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác năm liền kề năm
kế hoạch.
- Kế hoạch kinh doanh năm kế hoạch
+Đối với cho vay dự án đầu tư của các doanh nghiệp, bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
a/Hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập doanh nhgiệp
- Điều lệ doanh nghiệp
- Quyết định bỏ nhiệm Chủ tịch HĐQT (Nếu có), Tổng giám đốc (Giám đốc),
kế tốn trưởng, quyết đinh công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã.
- Đăng ký kinh doanh
- Giấy phép hành nghề (Nếu có)
- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi)
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, công ty
TNHH, công ty hợp doanh).
- Văn bản uỷ quyền (nếu có)- áp dụng đối với khách hàng vay là doanh nghiệp
phụ thuộc. Có thể uỷ quyền một lần và uỷ quyền từng lần
- Các thủ tục về kế toán theo quy định của NH: Đăng ký mẫu dấu, chữ ký, mở
tài khoản tiền gửi, tiền vay.
+ Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp thì phần lớn đều có tài khoản tiền gửi
tại chi nhánh, do vậy bộ mẫu đăng ký mẫu dấu chữ ký được lưu giữ tại phịng Kế
tốn do vậy khi cho vay cán bộ thẩm định cần đối chiếu chữ ký của chủ tài khoản,
Đỗ Trọng Hưng
49A


Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

14
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

người được chủ tài khoản uỷ quyền cũng như chữ ký của kế tốn trưởng (nếu có)
trên máy.
-Phân loại khách hàng hàng năm theo quy định phân loại khách hàng của
NHNo Việt Nam
b/Hồ sơ kinh tế
- Kế hoach sản xuất kinh doanh
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán hai năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính
đến ngày xin vay.
c/Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn)
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định (trường hợp phải áp dụng đảm bảo
tiền vay bằng tài sản)
(Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng rồi thì khi vay vốn chỉ gửi dự
án, phương án vay, các chứng từ giải ngân)
- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn. Những dự án nhóm A, B nếu chưa có các
tài liệu trên thì phải có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có
thiết kế dự tốn hạng mực cơng trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các quyết định, văn bản chỉ đạo tham gia ý kiến của các bộ ngành liên quan.

- Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Đối với trường hợp khách hàng được lựa chọn cho vay không bảo đảm tiền vay
thì phải có Biên bản họp hội đồng tín dụng trong đó nêu rõ những căn cứ để thống nhất
cho vay khơng u cầu bảo đảm bằng tài sản ngồi chỉ định của Chính phủ.
 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành:
- Căn cứ pháp lệnh kế toán thống kê ngày 10/05/1988.
- Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995.
- Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999.
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày
09/06/2000.
- Luật HTX ngày 20/03/1996.
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

15
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

- Luật sửa đổi bổ sung luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do quốc hội
thông qua ngày 15/06/2004.
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Nghị định 59/CP và Nghị định 27/CP của Chính phủ về chế độ tài chính đối
với DNNN
- Nghị định 52/CP, Nghị định 88/CP và các văn bản khác có liên quan về cơng

tác ĐTXD.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn chi tiết một số điều của luật đầu tư.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 29/09/2006 hướng dẫn thi hành luật đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.
- Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, ban
hành chế độ kế tốn đối với doanh nghiệp.
- Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 v/v ban hành quy định cho
vay với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định 383/QĐ-NHNo ngày 02/05/2003 của ngân hàng No&PTNT
Việt nam v/v Ban hành quy trình nghiệp vụ áp dụng cho các chi nhánh thực hiện dự
án WB.
- Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam ngày 24/09/2003 v/v ban hành quy định việc thực hiện
các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- QĐ 206/BTC ngày 12/12/2003 V/v: ban hành chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ.
- VB số 1235/NHNo-TD ngày 17/05/2002 V/v: Hướng dẫn phương thức cho
vay theo hạn mức tín dụng
- Công văn số 1140/NHNN-CSTT ngày 29/09/2003 V/v: áp dụng lãi suất nợ
quá hạn và thời điểm tính lãi suất nợ quá hạn và Công văn số 4356/NHNo-TD ngày
18/12/03 V/v: áp dụng lãi suất nợ quá hạn và thời điểm tính lãi suất nợ quá hạn.
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập


16
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

 Các căn cứ tiêu chuẩn quy phạm trong từng ngành và các tiêu chuẩn
thông lệ quốc tế
- Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật theo từng ngành nghề, từng vật ni, cây
trồng do các cơ quan có chức năng ban hành.
- Căn cứ tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, khu vực,
trong cả nước.
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan...
Các văn bản trên có thể được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất định,
nên khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào hiệu lực của các văn bản có liên quan
để xem xét cho phù hợp.
3.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
Nếu khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng thì chi nhánh sẽ áp dụng theo một
quy trình thẩm định đã được quy định thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng
để ra kết luận có cấp tín dụng cho khách hàng hay khơng, quy trình thẩm định này
được mơ tả theo sơ đồ sau:

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

17
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà


Cán bộ tín dụng

Cán bộ thẩm định

Trưởng phịng tín dụng

Nhận hồ sơ xin vay
vốn

Phịng tín dụng doanh
nghiệp tại trung tâm

Nhận hồ sơ

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Nhận hồ sơ
thẩm định

Kiểm tra sơ bộ
hồ sơ vay vốn

Khôn
g
thuộc
quyền
phán
quyết

Thuộc quyền phán

quyết
Nhận hồ sơ để thẩm
định

Bổ sung và giải trình

Chưa


Thẩm
Định

Lập báo
cáo
thẩm
định

Chưa đạt u cầu

Kiểm tra,
kiểm sốt

Đạt
Nhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định

Đỗ Trọng Hưng
49A

Lập báo

cảo tái
thẩm
định

Lưu hồ sơ, tài liệu

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chun đề thực tập

18
GVHD: Th.S Hồng Thị Thu Hà

Q trình thẩm định dự án xin vay vốn là một giai đoạn mang tính chất rất
quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định tín dụng của ngân hàng, chất lượng thẩm
định có đảm bảo thì mới có thể đánh giá được chính xác khách quan, khoa học tính
khả thi của dự án đầu tư. Mà chất lượng thẩm định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố khách quan và chủ quan, trong đó quy trình thẩm định cũng có ảnh hưởng khơng
nhỏ quyết định sự thành bại trong công tác thẩm định. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác thẩm định, chi nhánh Láng Hạ đã áp dụng quy trình thẩm định
đối với các dự án vay vốn tại chi nhánh. Quy trình này được thể hiện ở các bước
sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng:
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp
pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơ
khoản vay, danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến,
cán bộ tín dụng sẽ giao tất cả hồ sơ xin vay vốn của khách hàng cho cán bộ thẩm
định để tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn.

Bước 3: (Nếu các khoản vay không thuộc quyền phán quyết của chi nhánh).
Tiến hành lập báo cáo thẩm định gửi lên Ban tín dụng doanh nghiệp, Sau khi tiếp
nhận Báo cáo thẩm định, ban tín dụng doanh nghiệp thẩm định lại theo các bước ở
trên và lập báo cáo tái thẩm định
Bước 4: báo cáo tái thẩm định được chuyển xuống chi nhánh và trả lời chi
nhánh: cho vay hay khơng cho vay từ đó chi nhánh trả lời trực tiếp khách hàng: cho
vay hay không cho vay.
Bước 5: (Nếu các khoản vay thuộc quyền quyết định của chi nhánh). Cán bộ
thẩm định bắt đầu tiến hàng thẩm định trên cơ sở các thông tin liên quan có trong hồ
sơ đồng thời cán bộ thẩm định phải đối chiếu với các quy định của NHNo&PTNT
chi nhánh Láng Hạ để đảm bảo đầy đủ các bước yêu cầu của ngân hàng đặt ra. Trong
quá trình thẩm định nếu có gì khơng được rõ cán bộ thẩm định có thể u cầu khách
hàng và cán bộ tín dụng làm rõ. Sau khi đã thẩm định những thông tin cần thiết thì
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

19
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

cán bộ thẩm định đánh giá kết quả thẩm định và có báo cáo cụ thể lên trưởng bộ phận
thẩm định.
Sau đó báo cáo được chuyển lên trưởng phịng tín dụng, trưởng phịng tín
dụng dựa trên các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm định để xem xét, đánh giá.
Bước 6: Trưởng phòng sau khi xem xét rõ các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm
định thì có thể u cầu bổ sung thêm những nội dụng còn thiếu hay cần chỉnh sửa trong

báo cáo thẩm định hoặc thông qua các kết quả đánh giá của cán bộ thẩm định.
Bước 7: Cán bộ thẩm định sẽ hoàn thành hồ sơ báo cáo thẩm định rồi trình lên
trưởng phịng ký quyết định thông qua, lưu những tài liệu liên quan cần thiết rồi gửi
trả lại cho cán bộ tín dụng có kèm theo các kết quả đánh giá thẩm định.
3.4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.
Để một dự án đầu tư được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn cần phải trải qua
rất nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn thẩm định dư án được coi là quan trọng nhất.
Nó gần như là giai đoạn mấu chốt ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay khơng đối
với một dự án từ phía ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh
Láng Hạ ln tạo mọi điều kiện và hết sức quan tâm đến hoạt động thẩm định. Tuy
nhiên, chất lượng của nó cịn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong số đó phải
kể đến là phương pháp thẩm định, chúng được tiến hành ra sao, được áp dụng như
thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định.
Hiện nay tại chi nhánh, các phương pháp thẩm định được các cán bộ thẩm
định vận dụng rất linh hoạt cho từng nội dung của dự án vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Bao gồm các phương pháp: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so
sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương phá dự báo và phương
pháp triệt tiêu rủi ro… Qua đó, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra được các lựa chọn, kết
luận, các căn cứ xác đáng nhất để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tính dụng
sau này.
3.4.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Đúng như tên gọi của nó việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập


20
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước là tiền đề cho kết luận sau.
Trước tiên, cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định
của dự án, qua đó đánh giá khái qt tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: tư
cách pháp nhân của khách hàng vay vốn, hồ sơ vay vốn, … Qua đó họ có thể hình
dung được khái quát về chủ đầu tư, về dự án, nắm bắt được quy mô và tầm quan
trọng của dư án. Bước tiếp theo, cán bộ thẩm định tiếp tục đi sâu vào thẩm định
từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc
thẩm định nội dung về mặt thị trường, tổ chức quản lý, khía cạnh kỹ thuật và đặc
biệt là khía cạnh hiệu quả tài chính… ở từng khía cạnh của dự án cán bộ thẩm định
đều phải đưa ra ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể
cho vay. Bước thẩm định chi tiết chính là giai đoạn có thể pháp hiện ra các vấn đề
chưa phù hợp hay sai sót của dự án cần phải bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy, trong
giai đoạn này việc thẩm định càng chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận bao nhiêu thì chất lượng
cơng tác thẩm định càng được nâng cao bấy nhiêu.
Trên thực tế, phương pháp trên được vận dụng khá phổ biến trong nội
dung thẩm định khía cạnh pháp lý của phương án vay vốn.
3.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Do đặc điểm đơn giản, tiết kiệm chi phí, và rất dễ áp dụng lại mang lại hiệu
quả cao nên phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng rất phổ biến tại hệ thống
các ngân hàng nói chung và ở chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Cụ thể, chúng được
các cán bộ thẩm định nơi đây sử dụng thường xuyên trong đánh giá nội dung
kỹ thuật của dự án và nội dung thẩm định tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư
trong khía cạnh tài chính của các dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định dựa trên các
tài liệu của các dự án tương tự đã từng thẩm định tại chi nhánh kết hợp với các định
mức tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, địa phương, các thông lệ tiêu chuẩn quốc tế,
chuẩn mực pháp luật có liên quan. Lấy đó làm cơ sở để so sánh đối chiếu với các
khía cạnh, nội dung của dự án xem có hợp lý hay khơng. Những phương án vay vốn

đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, bên cạnh đó các nội dung của nó
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


Chuyên đề thực tập

21
GVHD: Th.S Hoàng Thị Thu Hà

cũng đáp ứng được hiệu quả tương đương về ngành nghề, lĩnh vực, quy mô,…
trong các dự án khả thi tương tự. Thì Chúng là các căn cứ quan trọng để cán bộ
thẩm định thông qua phương án đầu tư hay ngân hàng chấp thuận ra quyết định cho
phép vay vốn và ngược lại đối với các phương án vay vốn không đáp ứng được u
cầu thì những người làm cơng tác thẩm định tại chi nhánh phải xem xét kỹ lưỡng hơn
và tùy vào chính sách cụ thể hiện hành của ngân hàng mà đưa ra quyết định tín dụng có
cho vay hay khơng, nếu cho vay thì cần phải đáp ứng thêm các điều kiện đặc biệt nào.
3.4.3. Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp này được cán bộ thẩm định tại chi nhánh Láng Hạ áp dụng
thường xuyên và bắt buộc trong thẩm định nội dung tài chính của dự án. Nó
được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Trước
hết tùy vào từng sản phẩm của dự án đầu tư mà các cán bộ thẩm định lựa chọn ra
những nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như IRR,
NPV, B/C, T… từ đó dựa vào kinh nghiệm thực tế, hoặc trên cơ sở các dự báo trong
tương lai cán bộ thẩm định đưa ra các kịch bản rủi ro, bất chắc khi các nhân tố ảnh
hưởng này biến đổi theo chiều hướng xấu như giá các chi phí đầu vào tăng, giá bán
sản phẩm giảm, chi phí đầu tư tăng đột biến… tùy vào từng nhân tố ảnh hưởng và
tình hình thực tế mà cán bộ thẩm định đưa ra các mức tỷ lệ thay đổi cho phù hợp

nhưng nói chung thường chọn mức thay đổi nằm trong khoảng từ 3% - 9% rồi tính
tốn xem khi ấy các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án cịn được đảm bảo không.
Nếu các chỉ tiêu này vẫn được đảm bảo dù cho những trường hợp bất trắc xảy ra thì
có thể rút ra kết luận rằng dự án vay vốn có độ an tồn cao về khía cạnh tài chính.
Phân tích độ nhạy giúp cho ngân hàng và tổ chức xin vay vốn biết dự án này có
thực sự khả thi hay không và yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả
để từ đó có các biện pháp điều chỉnh và quản lý cho phù hợp.
3.4.4. Phương pháp dự báo.
Phương pháp này được sử dụng tại ngân hàng để thẩm định khía cạnh kỹ
thuật, thẩm định nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án và đặc
Đỗ Trọng Hưng
49A

Lớp: Kinh tế Đầu tư


×