Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Kiểm tra hệ thống thông tin kế toán tại Công ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.67 KB, 50 trang )

Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
1. Khái quát về Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
1.1. Giới thiệu chung
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội có tên giao dịch : HANOI PHARMAR
JOINT STOCK COMPANY (viết tắt : HANOI PHARMA JSC).
Thành lập từ năm 1965, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội tiền thân là Xí
nghiệp dược phẩm Hà Nội, được tập hợp từ các hiệu thuốc tư nhân thời Pháp thuộc
đã được quốc hữu hóa. Công ty đã trải qua 5 giai đoạn phát triển, góp phần quan
trọng trong việc ổn định sản xuất và phân phối dược phẩm tại thị trường miền Bắc.
Từ năm 2002, theo quyết định số 8103/QĐ - UB ngày 27/11/2002 của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội chính thức
có tên Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần. Trong đó:
- Vốn cổ đông trong công ty chiếm 60%
- Vốn nhà nước chiếm 40%
Hiện nay, công ty đang có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với mạng
lưới các quầy thuốc trên khắp địa bàn Hà Nội và chi nhánh tại 3 tỉnh thành phố lớn
là Hải Phòng, Thanh Hóa và Vinh hứa hẹn một sự phát triển về cả lượng và chất
trong tương lai.
Những thông tin hoạt động chung của công ty như sau:
- Địa chỉ trụ sở chính: 170 Đường La Thành- Phường Ô Chợ Dừa- Quận Đống
Đa Hà Nội.
- Website:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103001695- Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 24/12/2002, thay đổi lần thứ 5 ngày
28/12/2007.
- Vốn điều lệ 20.900.000.000 đồng.( Hai mươi tỷ, chín trăm triệu đồng VN).
- Số lượng lao động (tính đến 31.12.2010): 200 lao động
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
1
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán


1.2. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và quy trình công nghệ của
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
* Về lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Dược Phẩm Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập
trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở y tế Hà Nội quản lý về mặt
chuyên môn, có tư cách pháp nhân. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản
xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho sức khoẻ đời sống nhân dân trên
địa bàn Hà Nội nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Cụ thể các lĩnh vực
đăng ký kinh doanh của công ty như sau:
- Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ sức khỏe cho
người, sản xuất mỹ phẩm. Xuất khẩu dược liệu, tinh dầu, dược phẩm, nông lâm sản.
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm, mỹ
phẩm, trang thiết bị y tế.
- Cho thuê văn phòng làm việc và kho chứa hàng hóa, nguyên liệu bao bì,
thành phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
- Nhập khẩu, kinh doanh sữa .
* Về sản phẩm
Công ty hiện đang sản xuất và kinh doanh 5 nhóm sản phẩm chính sau:
- Nhóm thuốc nhỏ mắt và thuốc nhỏ mũi gồm 5 sản phẩm
Nhóm dược phẩm này là những chế phẩm vô khuẩn (không chứa các vi khuẩn
gây bệnh), phải được điều chế trong điều kiện môi trường vô khuẩn, pha chế và
đóng dạng tuýp nhỏ với dung lượng ít vì trong điều kiện nhiệt độ thông thường
không bảo quản được lâu.
Với nhóm sản phẩm này, thuốc nhỏ mắt Natriclorid 9 phần nghìn và thuốc nhỏ
mũi – Sunfarin với đặc tính vô khuẩn cao chuyên dùng cho trẻ sơ sinh là sản phẩm
tiêu thụ mạnh nhất.
- Nhóm giảm đau hạ nhiệt gồm 8 sản phẩm
Paracetamol và Hapacol là 2 sản phẩm tiêu biểu của nhóm này. Nhóm sản
phẩm này có 2 thành phần chính là paracetamol, cafein và tá dược khác (tinh bột,
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013

2
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
sáp ong…) vừa đủ 1 viên. Sản phầm thường được bào chế ở dạng viên nén, đóng 10
viên/vỉ, 10 vỉ/ hộp, không đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc thù, có hạn sử dụng lâu.
Đặc tính cạnh tranh với nhóm sản phẩm này của Hanoipharma là không gây buồn
ngủ, không gây chảy máu dạ dày.
- Nhóm thuốc bổ Vitamin gồm 17 sản phẩm
Nhóm sản phẩm này có 2 dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thành phần chủ
yếu là chiết xuất vitamin dạng bột (bột B1, bột C, bột sắn/ bột khoai tây, lactose…),
kháng sinh và tá dược khác. Với thuốc tiêm, nước cất là dung môi chính, yêu cầu vô
khuẩn cao. Sản phẩm có thời gian sử dụng trung bình (1-3 năm), bảo quản ở nơi
khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu vitamin dạng viên nang còn yêu cầu đóng gói
bao film 3 lớp hoặc hộp nhựa tối màu có chống ẩm. Thuốc bổ và vitamin sản suất
và tiêu thụ ổn định trong cả năm.
- Nhóm chữa bệnh (tuần hoàn não, tác dụng trên tim mạch, chữa lao )
gồm 79 sản phẩm. Trong đó, 20 sản phầm là nhập khẩu, 59 sản phẩm còn lại do
công ty tự sản xuất với giá thành cạnh tranh so với dược phẩm nhập ngoại. Đây
cũng là nhóm có chủng loại sản phẩm nhiều nhất và đem lại doanh thu chính cho
công ty.
- Nhóm thuốc đông dược gồm 11 sản phẩm
Thuốc đông dược 1 năm được công ty sản xuất thành 4 đợt chính để giảm thời
gian lưu kho có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nhóm sản phẩm này trong
4 năm qua không có biến động nhiều về số lượng và chủng loại mặt hàng. Hiện nay,
Hanoipharma đang phối hợp cùng Đại học dược Hà nội và Viện y học cổ truyền
Việt Nam nghiên cứu những cây thuốc nam như lô hội, cà gai để bào chế thành
dược phẩm.
* Về quy trình công nghệ
Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
của người tiêu dùng. Quá trình sản xuất sản phẩm dược đòi hỏi các điều kiện môi
trường sản xuất khắt khe. Vì vậy, công ty quy định khu sản xuất phải tách biệt với

khu văn phòng quản lý và xây dựng các nội quy ra - vào khu sản xuất.
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
3
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Công ty hiện sản xuất 5 nhóm sản phẩm chính với số lượng mặt hàng rất đa
dạng, tuy nhiên không phải là tất cả các mặt hàng này đều được sản xuất thường
xuyên, mà phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ như nhóm thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi có
5 nhãn hàng thì 4 mặt hàng được sản xuất liên tục, nhóm thuốc đông dược một năm
sản xuất thành 4 đợt chính. Mỗi loại sản phẩm dược có một quy trình công nghệ sản
xuất riêng, sử dụng các thiết bị sản xuất khác nhau nên khu sản xuất sản phẩm được
bố trí thành các phân xưởng sản xuất riêng cho các loại sản phẩm này. Công ty có 3
phân xưởng sản xuất các nhóm sản phẩm riêng biệt gồm: PX đông dược, PX viên
mỡ, PX thuốc mắt. Ngoài ra, công ty còn có phân xưởng cơ điện, phục vụ cho quá
trình sản xuất của đơn vị.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty có thể khái quát thành 3 giai đoạn
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Là giai đoạn phân loại NVL, hóa chất, bao bì, tá
dược, xử lý thô, cân đo đong đếm, đảm bảo các tiêu chuẩn lao động trước khi đưa
vào sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất: phân chia NVL, bao bì, tá dược theo từng lô, từng mẻ
sản xuất được đưa vào sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Sau khi thuốc được sản xuất
phải có dấu xác nhận của bộ phận kiểm nghiệm mới được nhập kho.
1.3. Bộ máy quản lý Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
* Về tổ chức quản lý chung
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
4
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Sơ đồ 1.1: Tổ chức công ty CP Dược phẩm Hà Nội
Bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng
với mô hình tập trung, khép kín thống nhất từ Hội đồng quản trị tới các phòng ban,

phân xưởng.
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
5
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
* Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán của Công Ty CPDP Hà Nội
2. Mô tả chu trình bán hàng, thu tiền
2.1. Đặc điểm tổ chức tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
 Đặc điểm tổ chức tiêu thụ thành phẩm
- Sản phẩm tiêu thụ của công ty đều là thành phẩm. Sản phẩm từ quá trình sản
xuất được bao gói theo đúng quy cách, kiểm định chất lượng và tiến hành nhập kho.
- Hanoipharma tiến hành sản xuất và tiêu thụ thành phẩm từ quá trình sản
xuất, không thực hiện gia công chế biến cho đơn vị khác.
- Công ty có mối quan hệ bạn hàng với rất nhiều DN dược phẩm lớn trong
nước như công ty DPTW1, Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang.
- Các phương thức bán hàng sử dụng tại công ty gồm: bán hàng trực tiếp, bán
qua chi nhánh trong đó chủ yếu là phương thức bán hàng trực tiếp.
- Để phù hợp với nhiều phương thức bán hàng khác nhau, công ty sử dụng linh
hoạt các hình thức thanh toán như: trả chậm, trả tiền ngay, người mua ứng trước.
 Các phương thức bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
- Phương thức bán buôn trực tiếp qua kho
Với phương thức này, công ty tiêu thụ thành phẩm không qua đại lý, giao
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
6
Kế toán trưởng
Phó phòng tài vụ
Thủ quỹKế toán PX Đông
dược
Kế toán PX
Viên-mỡ, thuốc

mắt
Kế toán
TSCĐ
Kế toán tiền
mặt
Kế toán NVLKế toán ngân
hàng
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
hàng cho người mua trực tiếp tại kho, khối lượng mỗi đơn hàng lớn. Hàng xuất bán
từ kho sau quá trình dự trữ, bảo quản, kiểm tra chất lượng.
- Phương thức bán lẻ thu tiền tại chỗ
Phương thức bán hàng này thường được thực hiện ở các quầy thuốc và chi
nhánh của công ty. Khách hàng (phần lớn là cá nhân) cầm đơn thuốc đến trực tiếp
quầy thuốc của công ty để mua hàng. Số lượng hàng bán cho mỗi đơn hàng thường
nhỏ, thậm chí phải chia nhỏ sản phẩm đã đóng gói trong quá trình tiêu thụ. Hệ
thống bán lẻ có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình bán lẻ thành phẩm
 Những yêu cầu quản lý công tác tiêu thụ thành phẩm
- Về khối lượng thành phẩm tiêu thụ: Do phòng kế hoạch kinh doanh trực tiếp
kết hợp với phòng kế toán và các kho để xác định.
- Về chất lượng thành phẩm: sản phẩm trong sản xuất và trước khi nhập kho
phải được Phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra chặt chẽ về định mức kỹ thuật. Cụ
thể: sản phẩm dạng dung dịch được vô trùng trong lò hấp. Khu vực sản xuất được
quy định “độ sạch” (duy trì độ sạch định mức từ 100 đến 100.000). Các sản phẩm
đều được lấy mẫu kiểm tra trước khi đóng gói.
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
7
Kho trung tâm ( 170
Đê La Thành)
(

4 quầy thuốc tại Hà
Nội và 3 chi nhánh
Người tiêu dùng
Xuất hàng
Xuất bán
Kho trung tâm ( 170
Đê La Thành)
(
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Hóa đơn GTGT
Bảng kê bán lẻ hàng hóa
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
- Về giá trị thực tế: Phòng kế toán kết hợp cùng các phân xưởng sản xuất theo
dõi, tập hợp đầy đủ CPSX trong kỳ.
- Về giá bán: Công ty sử dụng giá bán linh hoạt theo sự biến động của thị
trường với các phương thức bán hàng khác nhau.
- Đối với các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết: Phương châm của công ty
là giữ chữ tín thông qua đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời
hạn giao hàng.
2.2. Đặc điểm doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
Doanh thu bán hàng của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội là tổng giá trị
các lợi ích kinh tế công ty thu được trong kỳ kế toán (1 năm) phát sinh từ hoạt động
sản xuất và tiêu thụ dược phẩm.
Công ty áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy,
doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT. Tất cả các mặt hàng dược
phẩm công ty đang sản xuất đều đang chịu thuế suất thuế GTGT 10%.
Quá trình sản xuất dược phẩm về cơ bản không có nhiều khác biệt so với quy
trình sản xuất công nghiệp thông thường. Sản phẩm được sản xuất theo lô, kỳ sản
xuất 1 lô rất ngắn, thông thường với nhóm sản phẩm thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi công
ty có thể sản xuất 20 lô/ ngày.

Do vậy, việc xác định doanh thu tiêu thụ trong ngành dược phẩm nói chung và
với Hanoipharma nói riêng vẫn áp dụng 5 điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn
mực kế toán số 14-Doanh thu và thu nhập khác. Sản phẩm được coi là kết thúc quá
trình tiêu thụ và ghi nhận doanh thu khi công ty chuyển giao hàng hoá cho khách
hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Thời điểm ghi nhận doanh thu
không có khác biệt với các phương thức tiêu thụ khác nhau.
Tương ứng với các phương thức tiêu thụ, DTBH có thể phân loại gồm: DTBH
trực tiếp, DTBH từ các quầy và chi nhánh bán lẻ. Đặc thù của DTBH theo từng
phương thức tiêu thụ như sau:
- DT bán hàng trực tiếp: Căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế,
phòng kinh doanh viết hóa đơn GTGT cho khách ngay khi xuất hàng. Sau đó, hóa
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
8
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
đơn này chuyển lên phòng kế toán, kế toán bán hàng nhập hóa đơn, thực hiện ghi
nhận DTBH, phần mềm kế toán tự động vào sổ : Chứng từ -ghi sổ, Sổ cái TK 511,
Sổ cái TK 33311, Sổ cái TK 131.
- DT bán lẻ tại các cửa hàng, chi nhánh: Phòng kinh doanh có trách nhiệm
lập kế hoạch tiêu thụ các mặt hàng tại các quầy bán lẻ theo quý và giám đốc phê
chuẩn thực hiện. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ này, hàng từ kho trung
tâm tại 170 Đê La Thành sẽ được xuất tới các quầy.Tại quầy, dược phẩm được kiểm
kê tập hợp theo nhãn hàng của từng nhóm mặt hàng. Công ty đã quy định giá bán sẽ
cao hơn giá vốn từ 5%- 15% tùy theo từng mặt hàng. Đến cuối tháng, các quầy bán
lẻ tổng hợp doanh thu, thuế, giá vốn lô hàng xuất bán trên “Bảng kê bán lẻ hàng
hóa” rồi gửi lên phòng kế toán tại trụ sở chính, chứ không tiến hành ghi sổ kế toán.
Kế toán căn cứ và bảng tổng hợp này để tiến hành phản ánh doanh thu của các
nghiệp vụ xuất bán lẻ.
Xét theo tính chất DT theo ngành hàng, DTBH của công ty gồm:
+ DT bán hàng hóa như NVL, bột dược liệu và các sản phẩm ngoài thuốc
+ DT bán sản phẩm thuốc

Doanh thu chủ yếu của công ty là thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh
thuốc. Vì vậy trong phạm vi chuyên đề này, em tập trung nghiên cứu doanh thu bán sản
phẩm thuốc mà không đề cập đến DT bán hàng hóa, NVL ngoài thành phẩm thuốc.
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
9
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
3. Quá trình tổ chức quản lý chu trình doanh thu của Công ty cổ phần
dược phẩm Hà Nội
Lưu đồ 1.4: Tổ chức quản lý chu trình doanh thu
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
10
Bước 1: NVKD
Bước 2: NVKD
Bước 3: NVKD
Bước 5: Giám
đốc
Bước 4: Giám
đốc
Bước 6: NVKD
– Kế toán
Bước 7: NVKD
Bước 9: Kế toán
- NVKD
Bước 8: NVKD -
KH
Kiểm soát giá,
phương thức tín dụng
Thiết lập và xác định
kênh tiêu thụ. Xây
dựng quan hệ KH

Nhận yêu cầu của KH
Lập phương án đáp
ứng
Xét duyệt
phương án
Ký hợp đồng
Làm đề nghị xuất hàng hóa
Giao hàng, triển khai
Thanh toán, thanh lý hợp đồng
Lưu hồ sơ
Kiểm soát chất lượng
hàng hóa
Kiểm soát quá trình
giao hàng
Kiểm soát chứng từ
liên quan
Không duyệt
Duyệt
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
3.1. Tổ chức quản lý tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp qua kho
Trình tự tổ chức hoạt động tiêu thụ của công ty khái quát như lưu đồ 1.4
Bước 1: Thiết lập mối quan hệ với các đại lý và với khách hàng. Khách hàng
của công ty chủ yếu là khách hàng quen thuộc nên vai trò của nhân viên kinh doanh
(NVKD)là duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Bước 2: Nhận yêu cầu của khách hàng, xác định yêu cầu gồm: chủng loại sản
phẩm, số lượng, giá chấp nhận (nếu có), thời gian giao hàng…NVKD phải xác định
khả năng đáp ứng đơn hàng dựa trên các thông tin: lượng hàng tồn kho, khả năng
sản xuất hiện tại, phân tích lợi nhuận khi thực hiện đơn hàng.
Bước 3, 4, 5: Phương án đáp ứng yêu cầu khách hàng phải được trưởng phòng
kinh doanh thông qua rồi trình lên tổng giám đốc phê duyệt.

- Đối với khách hàng quen thuộc: Trưởng phòng kinh doanh có quyền quyết
định chấp nhận đơn hàng. Giám đốc ký duyệt trên lệnh xuất kho.
- Đối với khách hàng mới, số lượng hàng lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt khác
về giá: Trưởng phòng kinh doanh lập tờ trình giải trình phương án chấp nhận hoặc
từ chối đơn hàng chờ giám đốc duyệt. Tuy công ty không quy định chính thức giá
trị đơn hàng mà phòng kinh doanh có quyền quyết định nhưng thông thường với
đơn hàng lớn hơn 300 triệu, giám đốc là người duy nhất có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu phương án đáp ứng yêu cầu đơn hàng không được giám đốc phê duyệt thì
phòng kinh doanh ngay lập tức xây dựng lại phương án đáp ứng và gửi báo giá cho
khách hàng. NVKD thu thập thông tin phản hồi từ KH. Nếu không thống nhất được
yêu cầu giữa 2 bên, giao dịch kết thúc.
Nếu đơn hàng được duyệt, NVKD thỏa thuận đàm phán chi tiết các điều
khoản khác với khách hàng rồi soạn thảo hợp đồng. NVKD trình giám đốc hợp
đồng bán hàng cùng Đề nghị phê duyệt hợp đồng.
Trên thực tế, những giao dịch cần ký hợp đồng kinh tế, bước 4 và 5 đều có
kiểm soát kỹ của trưởng phòng kinh doanh và giám đốc. Bộ phận kế toán lúc này làm
tham mưu cho giám đốc khi ra quyết định về: mức giá chấp nhận đơn hàng, thời hạn
tín dụng cho phép, khả năng thanh toán cùng tình hình tài chính của khách hàng.
Bước 6: Làm đề nghị xuất hàng hóa
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
11
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
- Với những khách hàng quen thuộc hoặc lô hàng giá trị nhỏ, giao dịch
thường không lập Hợp đồng kinh tế mà NVKD làm đề nghị xuất hàng ở ngay bước
6. Trưởng phòng kinh doanh có thẩm quyền quyết định với đơn hàng. Do vậy, vai
trò kiểm soát của kế toán ở bước này rất quan trọng. Phòng kinh doanh cần dựa trên
báo cáo công nợ hàng tháng để thẩm định lại tình hình thanh toán của khách hàng:
mức nợ hiện tại của KH? KH có nợ quá hạn không? KH có nằm trong hạn mức
công nợ cho phép không?
- Với khách hàng mới: việc xét duyệt bán hàng đã thực hiện kỹ ở bước 4 và

khi ký hợp đồng bước 5. Bước 6 và bước 7 cùng nằm trong quá trình chuyển giao
hàng háo.
Nếu hàng trong kho đủ đáp ứng, NVKD hoặc phòng kế toán lập phiếu xuất
kho. Phiếu xuất phải có đầy đủ chữ ký của trưởng phòng kinh doanh và giám đốc. Ở
bước này, NVKD có trách nhiệm kết hợp cùng kế toán HTK và thủ kho kiểm tra
hàng hóa, chất lượng (đặc biệt là hạn sử dụng) có đủ tiêu chuẩn xuất hàng không.
Kiểm soát trước khi giao hàng giúp hạn chế hàng bán trả lại và các tranh chấp sau
khi giao hàng.
Nếu hàng tồn kho không đủ đáp ứng, NVKD lập yêu cầu hàng trong đó nêu rõ
các tiêu chuẩn, đặc điểm với hàng rồi chuyển cho trưởng phòng và giám đốc ký.
Sau đó, yêu cầu sản xuất này được lưu 1 bản ở phòng kế toán, 1 bản chuyển xuống
PX sản xuất theo yêu cầu. Tại PX, đề nghị sản xuất của phòng kinh doanh có chữ
ký phê duyệt của giám đốc có giá trị như lệnh sản xuất.
Bước 7: Do công ty không có phòng marketing riêng biệt nên phòng kinh
doanh phụ trách bàn giao hàng cho KH. NVKD phụ trách bán hàng có trách nhiệm
lập Biên bản giao nhận hàng hóa, ghi đầy đủ các thông tin về sản phẩm đồng thời
thu nhận ý kiến phản hồi của khách hàng như: có đảm bảo thời gian giao hàng
không? Chất lượng hàng hóa? Nếu phát hiện bất cứ phản hồi nghiêm trọng nào,
NVKD báo cáo với trưởng bộ phận bán hàng và trưởng phòng kinh doanh để tìm
phương án khắc phục.
Bước 8: NVKD tiến hành các thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng (nếu có).
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
12
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Ở bước này, kế toán tham gia cùng phòng kinh doanh kiểm tra việc thực hiện hợp đồng
như tiến độ thanh toán, điều kiện chiết khấu thanh toán. Tùy theo quy định trong Hợp
đồng hoặc tiến độ thực hiện đơn hàng, Kế toán thanh toán xuất hóa đơn GTGT đồng
thời cập nhật vào sổ theo dõi công nợ nếu khách hàng chưa thành toán.
Bước 9: Các biên bản, giấy tờ liên quan đến lô hàng được lưu trữ theo từng
khách hàng hoặc nhóm khách hàng. Với khách hàng quen thuộc hoặc hợp đồng giá

trị lớn, công ty lưu riêng để tiện đối chiếu. Phòng kinh doanh lưu trữ: phương án
kinh doanh, hợp đồng kinh tế (1 bản) , biên bản giao hàng, biên bản thanh lý hợp
đồng (1 bản). Phòng kế toán lưu: hợp đồng kinh tế (1bản), biên bản thanh lý hợp
đồng (1 bản), phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT.
3.2. Tổ chức quản lý tiêu thụ theo phương thức bán lẻ tại quầy
Về cơ bản, các bước trong quá trình tiêu thụ tương tự phương thức bán buôn
trực tiếp qua kho (lưu đồ 1.4)
Bước 1: Kênh tiêu thụ với phương thức này là bán lẻ đến tay người tiêu dùng.
Công ty duy trì hoạt động của 4 quầy thuốc tại Hà Nội và 3 chi nhánh tại Hải
Phòng, Thanh Hóa và Vinh.
Bước 2, 3, 4: Thực chất tại các bước này, căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ đã lập
cho tháng, đầu tháng phòng kinh doanh xác định lượng hàng và chủng loại để
chuyển đến từng quầy thuốc. Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm với định
mức xuất hàng. Giám đốc ký duyệt kiểm soát.
Bước 5, 6, 7: Các quầy thuốc kiểm kê, nhận hàng theo số lượng trong Phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Trong tháng, các quầy thuốc trực tiếp phân phối
thành phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Giá bán thống nhất trong tất cả các
quầy thuốc của công ty, được niêm yết tại quầy theo quy định của Bộ Y tế và Cục
quản lý dược.
Bước 8 thực hiện vào cuối tháng khi các quầy hàng gửi “Bảng kê bán lẻ hàng
hóa” gửi lên phòng kế toán tại trụ sở chính. Kế toán hạch toán DTBH, GVHB,
CPBH& CPQLDN của nghiệp vụ xuất bán lẻ
Bước 9: Tại phòng kế toán lưu phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ (liên 3)
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
13
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
và bảng kê bán lẻ hàng hóa (1 bản). Tại phòng kinh doanh, lưu kế hoạch tiêu thụ
theo quầy hàng và bảng kê bán lẻ hàng hóa (1 bản).
4. Hệ thống chứng từ, tài khoản sử dụng và báo cáo sổ sách liên quan đến
chu trình bán hàng

4.1. Đặc điểm chung về chế độ kế toán áp dụng
Thứ nhất: Hệ thống chứng từ
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán (hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài)
- Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ
như chữ ký, tính chính xác của số tiền phát sinh.
- Sử dụng chứng từ ghi sổ kế toán và quản lý
- Bảo quản và sử dụng chứng từ kế toán trong kỳ hạch toán
- Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ
Hệ thống chứng từ theo các phần hành gồm các chứng từ cụ thể như sau:
- Phần hành kế toán tiền mặt: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng,
Biên lai thu tiền, Phiếu thu, Phiếu chi.
- Phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng: Bảng kê nộp séc, giấy nộp tiền vào
ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản hay uỷ nhiệm chi.
- Phần hành Tài sản cố định: Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản đánh giá lại
TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ để theo dõi
và hạch toán TSCĐ.
- Phần hành kế toán tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm công,
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Phần hành hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho.
- Phần hành kế toán bán hàng: Hoá đơn GTGT.
Thứ hai: Hệ thống tài khoản kế toán
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
14
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty là hệ thống tài khoản theo quyết định
15 và chi tiết đến cấp 2. Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
nên không sử dụng tài khoản 631, 611.
Thứ ba: Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán

Công ty vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong tổ chức sổ kế toán. Chứng
từ ghi sổ được lập 3 ngày 1 lần (sơ đồ 2.1)
: Ghi thường xuyên
: Ghi định kỳ
: Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 4.1: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CPDP Hà Nội
CT- GS được lập trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan và các báo cáo tập hợp
chi tiết từ các phân xưởng. Từ CT-GS kế toán sẽ tiến hành vào sổ cái các tài khoản.
- Hệ thống sổ chi tiết được công ty sử dụng là: Sổ theo dõi sản xuất, sổ chi tiết
thành phẩm hàng hoá, Sổ chi tiết vật tư, Sổ tài sản cố định, Sổ chi tiết tiêu thụ, Sổ
chi tiết công nợ.
- Hệ thống sổ tổng hợp: Là sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 152, 153…,Sổ
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
15
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi
sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài
chính
Sổ quỹ
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
đăng ký chứng từ ghi sổ…
Thứ tư: Hệ thống Báo cáo kế toán
Công ty có hai hình thức báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
- Báo cáo tài chính gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Hàng năm,

vào cuối niên độ kế toán (31/12), kế toán tổng hợp từ sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết
tiến hành lập báo cáo tài chính; hàng tháng công ty không lập Báo cáo tài chính.
- Hệ thống Báo cáo quản trị: lập vào ngày cuối cùng của hàng tháng, lập theo
từng bộ phận, từng phân xưởng để phục vụ cho kế toán trưởng trong việc xác định
kết quả kinh doanh và hỗ trợ cho ban lãnh đạo của công ty trong quá trình ra quyết
định quản trị. Các báo cáo quản trị gồm: Báo cáo chi phí và giá thành, Báo cáo bán
hàng của từng quầy hàng, Báo cáo hiệu quả kinh doanh.
4.2. Kế toán doanh thu
4.2.1. Chứng từ ban đầu và thủ tục kế toán
Trường hợp xuất bán trực tiếp qua kho
Sau khi thành phẩm chuyển giao cho KH, tùy theo quy định trong Hợp đồng
hoặc tiến độ thực hiện đơn hàng, Kế toán thanh toán xuất hóa đơn GTGT. Hóa đơn
GTGT có 3 liên, đặt giấy than viết một lần và lưu chuyển như sau. Liên 1 (màu đen)
lưu tại quyển, liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng, liên 3 (màu xanh) dùng để luân
chuyển và ghi sổ kế toán. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho và cho phép xuất
hàng đi bán. Thủ kho sau đó ghi vào thẻ kho và chuyển các chứng từ gốc cho phòng
kế toán để ghi sổ.
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
16
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
VD : Ghi nhận doanh thu
Biểu số 2.2.1: Hoá đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 03 tháng 03 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nội
Số tài khoản : 0021000001370 - NHNT Hà Nội
Điện thoại: MS:
Tên đơn vị: Nhà thuốc Minh Thành
Địa chỉ: Số 63 Trương Định – Hà Nội
Số tài khoản: 0021000008870 – NH Công thương Hà Nội – Chi nhánh HBT

Hình thức thanh toán: Trả chậm MS:
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Clorophencol 5ml thùng 20 200.000 4.000.000
Cộng tiền hàng: 4.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 400.000
Tổng cộng tiền thanh toán 4.400.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,đóng dấu,họ tên)
Do công ty chỉ bán thành phẩm tự sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu xuất
kho và hóa đơn GTGT của hàng bán làm căn cứ lập sổ chi tiết bán hàng. Sổ được
lập cho từng nhãn hàng và lập hàng ngày.
Trường hợp xuất bán lẻ tại các quầy, chi nhánh
Tại các quầy bán lẻ, NVBH lập hóa đơn GTGT với số lượng hàng bán lớn (mẫu
Hóa đơn GTGT biểu 2.2.1), còn với số lượng nhỏ thì lập “Bảng kê bán lẻ hàng
hóa”. Tại quầy 26 Ngọc Khánh, tháng 3 năm 2010 có bảng kê như sau;
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
17
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
ME/2010
0 0 0 0 0 1 5
ME/2010
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Bảng 2.2.2: Bảng kê bán lẻ hàng hóa tại quầy
BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA
Trích tháng 3/2010
STT Ngày
Tên khách
hàng
Diễn giải Số tiền

1 3/3 Khách mua lẻ 10 lọ cloraphennicol 0.9% 275.922
2 4/3 Khách mua lẻ 1 vỉ sabutamol 5mg * 10v; 2
hộp Ixifast 200mg; 2 hộp
vitamin C 500mg; 1 hộp
vitamin B1 100 v
2.300.000
…… … ……
Cộng 283.503.000
Từ các bảng kê bán lẻ và các Hóa đơn GTGT, trưởng quầy hoặc trưởng chi
nhánh tổng hợp “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra” để cuối tháng
chuyển về Phòng kế toán công ty. Các quầy bán lẻ và chi nhánh không hạch toán
các nghiệp vụ phát sinh mà chỉ làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ.
Bảng 2.2.3: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
HÀNG HÓA DỊCH VỤ BÁN RA
Từ 1/3- 31/3/2010
Tên cơ sở kinh doanh: Quầy 26 Ngọc Khánh-Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội
Địa chỉ: 26 Ngọc Khánh
Hóa đơn, chứng từ bán hàng
Tên người mua Diễn giải DT chưa thuế
Thuế
GTGT
Thành tiền
Loại chứng
từ
SH
Ngày
tháng
HĐ GTGT 46177 3/3
CH thuốc tư

nhân – Đào Thị
Tươi
100 thùng Ixifast
200 mg
7.000.000 700.000 7.700.000
HĐ GTGT 46178 4/3
CH thuốc tư
nhân – Lê Đậm
20 thùng vitamin
C 500 mg
5.134.000 513.400 5.674.400
…. … …… ……
Bảng kê BK03/10 Khách mua lẻ
(chi tiết theo bảng
kê đính kèm)
257.730.000 25.773.000 283.503.000
Tổng 514.935.840 51.493.584 566.429.424
4.2.2. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
18
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Công ty sử dụng TK 511 để ghi nhận doanh thu, chi tiết thành 2 tiểu khoản sau:
+ TK 5111: DT bán hàng hóa
+ TK 5112: DT bán sản phẩm thuốc
Từ hóa đơn GTGT, bảng kê bán lẻ, báo cáo quầy hàng kèm với các chứng từ
thanh toán như phiếu thu, giấy báo Có kế toán sẽ cập nhật số liệu vào máy tính để
phần mềm tự động chuyển số liệu vào sổ chi tiết doanh thu từng mặt hàng và chứng
từ ghi sổ.
Cả 2 phương thức tiêu thụ đều sử dụng cùng mẫu sổ chi tiết bán hàng và sổ
tổng hợp chi tiết bán hàng.

Bảng 2.2.4: Sổ chi tiết bán hàng
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Ngày 31/3/2010
Đơn vị: đồng
Mặt hàng: Thuốc mỡ tra mắt Clorophencol 5ml
NT
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 511
Các khoản giảm
trừ DT
SH NT SL ĐG TT Thuế Khác
3/3 HĐ0013178 3/3
Bán cho
CH Minh Thành
20 200.000 4.000.000
4/3 BK03/10 4/3
Bán lẻ tại quầy
Ngọc Khánh
1 200.000 200.000
……
Cộng phát sinh 60 12.000.000
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
19
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Bảng 2.2.5: Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tháng 3/2010
Đơn vị: đồng
Nhóm sản phẩm Tên hàng DTBH
Các khoản giảm trừ

DT
Doanh thu
thuần
Giá vốn
hàng bán
Lãi gộp
Thuốc nhỏ mắt – nhỏ mũi Cloraphenicol 0.9% 32.500.000 9.600.000 22.900.000 15.650.000 7.250.000
Clorophencol 5ml 12.000.000 0 12.000.000 7.200.000 4.800.000

Tổng nhóm hàng 777.819.000 84.571.000 693.248.000 534.044.000 159.204.000
Thuốc giảm đau hạ nhiệt Tổng nhóm hàng 562.080.000 0 562.080.000 219.272.000 242.808.000
Thuốc chữa bệnh Tổng nhóm hàng 9172.300.000 192.349.000 879.951.000 611.071.000 268.880.000
Thuốc đông dược Tổng nhóm hàng 505.621.000 35.985.000 469.636.000 254.730.000 214.906.000
Thuốc bổ - vitamin Tổng nhóm hàng 207.523.000 0 207.523.000 172.548.000 34.975.000
Cộng 2.791.422.00
0
312.605.000 2.478.817.000 1.674.532.00
0
804.285.000
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
20
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
4.2.3. Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng
Kế toán tổng hợp doanh thu theo cả 2 phương thức tiêu thụ được mô tả qua
chứng từ ghi sổ DTBH (bảng 2.2.6) và sổ cái TK 511 (bảng 2.2.7) dưới đây.
Bảng 2.2.6: Chứng từ ghi sổ DTBH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ 01/03/2010 đến 31/3/2010
Số hiệu: 789
Đơn vị : đồng

Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
SH NT Nợ Có
HĐ0013178 3/3
DT bán 20 thùng Clorophencol
5ml cho CH Minh Thành
111 5112 12.000.000
HĐ0013201 17/3
DT bán cho nhà thuốc Đậm 30
thùng Ixifast 200mg
111 5112 94.503.000
HĐ0013278 25/3
DT bán 20 thùng Clorophencol
5ml gửi bán nhà thuốc 37 Kim Mã
131 5112 72.391.000
……
HĐ0013309 31/3
DT bán 50 thùng ống tiêm vitamin
E cho công ty DP Hà Tây
112 5112 413.870.000
BKTH03/10 4/3 DT bán lẻ quầy 26 Ngọc Khánh 111 5112 566.429.424
……
Cộng phát sinh 2.791.422.000
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
21
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ 01/03/2010 đến 31/3/2010

Số hiệu: 790
Đơn vị : đồng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
SH NT Nợ Có
PNK115/3 19/3
Nhà thuốc 37 Kim Mã trả lại
10 thùng Clorophencol 5ml
(PXK 071/3)
5112 531 84.571.000
PNK201/3 23/3
Giảm giá lô penicilin xuất bán
cho nhà thuốc An Phát PXK
092/3
5112 532 192.349.000
… ……
31/3
Kết chuyển DTBH tháng
3/2009
5112 911 2.478.817.000
Cộng phát sinh 2.791.422.000
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
22
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Bảng 2.2.7: Sổ cái doanh thu bán hàng
SỔ CÁI DOANH THU BÁN HÀNG
Trích tháng 03/2010
Đơn vị: đồng

N– T
ghi sổ
CTGS
Diễn giải TK đối ứng
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
Số dư đầu tháng - -
31 789 31/3 DTBH 20 thùng Clorophencol 5ml cho CH Minh Thành 131 12.000.000
31 789 31/3 DT bán cho nhà thuốc Đậm 30 thùng Ixifast 200mg 111 94.503.000
…. …… … ………
31 789 31/3 Bán 50 thùng ống tiêm vitamin E cho công ty DP Hà Tây 112 413.870.000
31 789 31/3 DT bán lẻ quầy 26 Ngọc Khánh 111 566.429.424
31 790 31/3 Nhà thuốc 37 Kim Mã trả lại 10 thùng Clorophencol 5ml 531 84.571.000
……. …. ……… …
31 790 31/3 Giảm giá lô penicilin xuất bán cho nhà thuốc An Phát PXK 092/3 532 192.349.000
31 790 31/3 Kết chuyển DTBH 911 2.478.817.000
Cộng phát sinh trong tháng 2.791.422.000 2.791.422.000
Số dư cuối tháng - -
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
23
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
4.3. Kế toán giảm trừ doanh thu
4.3.1. Kế toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại (CKTM) được công ty áp dụng với khách hàng mua
với khối lượng lớn; theo đó công ty chủ động giảm giá niêm yết, khối lượng mua
càng lớn mức giảm giá càng nhiều.
Căn cứ theo “Hướng dẫn hạch toánHai mức CKTM áp dụng là 2.5% ( với đơn
hàng giá trị hơn 500 triệu đồng) và 1% (với đơn hàng giá trị nhỏ hơn 500 triệu), hạn
mức để bắt đầu áp dụng CKTM được thỏa thuận với từng khách hàng và mặt hàng cụ
thể. Giá trị đơn hàng bắt đầu áp dụng CKTM thường là 200 triệu đồng/1 đơn hàng.

CKTM chỉ áp dụng với tổng đơn hàng trong cùng một đợt mua của từng khách hàng.
Trên hoá đơn GTGT xuất cho khách hàng, kế toán ghi rõ Chiết khấu thương mại mà
khách hàng được hưởng.
TK 521 – Chiết khấu thương mại được mở chi tiết theo trường hợp chiết khấu,
không chi tiết theo nhóm hàng.
TK 5211 CKTM theo số lượng
TK 5212 CKTM ưu đãi
TK 5213 CK hỗ trợ hàng hỏng
TK 5218 CKTM khác
VD: Bệnh viện ĐH Y Hà Nội mua 200 thùng kháng sinh Ixifast 200mg đơn
giá 1.779.000 đồng/ thùng được hưởng CKTM 1%. Hóa đơn GTGT của nghiệp vụ
này được lập như sau:
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
24
Kiểm tra Hệ thống thông tin kế toán
Bảng 2.3.1: Hóa đơn GTGT (đơn hàng hưởng CKTM)
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 13 tháng 03 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Nội
Số tài khoản : 0021000001370 - NHNT Hà Nội
Điện thoại: MS:
Tên đơn vị: Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 93 Tôn Thất Tùng – Hà Nội
Số tài khoản: 0021000008870 – NH Công thương Hà Nội – Chi nhánh HBT
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính SL Đơn giá Thành tiền
1 Ixifast 200mg thùng 200 1.779.000 355.800.000
-Chiết khấu thương mại (1%): 3.558.000
- Thành tiền: 352.242.000
- Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 35.224.200

- Tổng cộng tiền thanh toán 387.466.200
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm tám mươi bảy triệu bốn trăm sáu mươi sáu nghìn
hai trăm đồng /.
Ghi chú: (KH được hưởng CKTM 1% thanh toán bằng TM)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,đóng dấu,họ tên)
Nguyễn Thanh Huyền – Mã HV: CH190013
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
ME/2010
0 0 0 0 1 4 9
ME/2010
25

×