Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Bí quyết để có việc làm sau khi tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.89 MB, 197 trang )

NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ
Larry Chiagouris
Người dịch:
THÀNH KHANG - ĐẶNG HÀ
é o í quyết
đẻ CÓ viecJam
sau khi
tốt nghiệp đại học
Nguyên tác:
Larry Chiagouris
THE SECRET TO GETTING A JOB AFTER COLLEGE
Lời ịiới thiệu 7
Lời 'lói đầu 11
CHƯƠNG I: Săn Việc: Nhận biết cơ hội tốt nhất

21
CHƯƠNG II: Chuẩn bị cho buổi phỏng ván:
Lập kế hoạch tiếp thị cho bản thân

55
CHƯƠNG III: vượt gua buổi phỏng vấn:
xây dựng mối quan hệ vù rao bán bủn thân

129
CHƯƠNG IV: Nhận được lời mời: Kết thúc cuộc mua bán

173
5
iéỉ
kz7ây là cuốn sách không phải ai cũng viết được.


Sách bàn về cách tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp
đại học đòi hỏi người viết phải có kinh nghiệm dày
dạn cũng như hiểu biết sâu về những thách thức
trong quá trình tìm việc làm. Tôi quen biết tác giả
Larry Chiagouris đã hơn 25 năm. Ông là nhà lãnh
đạo được ngợi khen trong lĩnh vực kinh doanh cũng
như học thuật. Những th àn h tựu và kiến thức đã giúp
ông có cái nhìn sâu sắc về những yếu tố góp phần
tạo nên thàn h công của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Công trìn h của ông đã soi sáng con đường theo đuổi
sự nghiệp cho sinh viên mới ra trường.
Cùng với việc chỉ ra thực trạn g của nền kinh tế
hiện nay, những lời khuyên trong sách có giá trị tức
thì đối với bất cứ sinh viên nào mới tốt nghiệp. Mục
tiêu của việc đạt được tấm bằng đại học đang thay
7
đổi. Trong hơn 100 năm qua, nhiều trường đại học
vẫn duy trì truyền thông “Giáo dục vì lợi ích giáo
dục” ảnh hưởng từ châu Âu. Nhưng khi việc đào tạo
các loại ngành nghề đa dạng đang hết sức cần th iết
để vận hành thế giới phức tạp như hiện nay, nhiều
trọng tâm mới được đặt ra.
Ngày nay, chúng ta đang phải đối m ặt với m ột
môi trường thách thức chất lượng cuộc sống, v ấn dề
chăm sóc sức khoẻ, năng lượng, an toàn và việc làm
đã kết hợp th ành những ảnh hưởng ghê gớm đòi hỏi
phải có sức mạnh to lớn để giải quyết. Một nhân tố
quan trọng đáp ứng được sự sinh tồn và phát triển
của chúng ta cũng như quốc gia là: Sinh viên sau khi
tốt nghiệp cần có việc làm phù hợp với kỹ năng cũng

như sở thích của họ.
Chúng ta không ngừng cho ra đời những cử nhân,
chính họ góp phần phát triển nền kinh tế cũng như
sức m ạnh của đất nước. Mong muốn có được việc làm
ngay sau khi tốt nghiệp là nhu cầu cấp thiết của các
sinh viên cũng như phụ huynh. Các nhà lãnh đạo
chính phủ cũng như trường học đều xem vấn đề này
hết sức quan trọng với nền kinh tế tương lai.
Có được tấm bằng đại học hiện không còn là
tấm vé bảo đảm cho bạn bước vào th ế giới việc làm.
Sinh viên tố t nghiệp không chỉ cần có kỹ năng mà
còn phải biết cách biến những kỹ năng đó phù hợp
với tiêu chí các nhà tuyển dụng. Quan trọng hơn, họ
phải thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ có những
kỹ năng tương xứng với vị trí tuyển dụng. Đó là lý
do tại sao cuốn sách này lại rấ t quan trọng. Nó cung
cấp cho sinh viên những chỉ dẫn cụ thể để giúp họ
tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Cuốn
sách này thực sự khác biệt, không giống như một
số sách khác viết về đề tài này. Sách bàn về những
chiến thuật tiếp thị bản thân mà mỗi sinh viên đều
cần khi xin việc.
Chương đầu tiên đem đến cho độc giả nhiều ý
tưởng săn việc hữu ích. Mỗi lời gợi ý trong chương sẽ
gia tăng cơ hội cho sinh viên để tìm được công việc
mong muôn. Chương hai miêu tả tấ t cả những chiến
thuật mà một sinh viên có thể sử dụng để tạo uy tín
trước nhà tuyển dụng, đồng thời khẳng định rằng
mình là một ứng viên có triển vọng. Nó cũng cho thây
tìm việc giống như một trận chiến và những mẹo nhỏ

nêu trong chương sẽ giúp cho sinh viên giành chiến
thắng trong cuộc chiến tìm việc.
Nhiều sinh viên không quen với việc trả lời nhiều
câu hỏi trong thời gian ngắn. Trên giảng đường,
họ thường được giáo sư hỏi m ột câu hỏi khó, nhưng
thường thì nó liên quan đến bài học và câu trả lời
không quyết định tương lai của sinh viên. Trong buổi
phỏng vấn việc làm, những câu hỏi hên tục được đưa
ra và câu trả lời sẽ quyết định ứng viên có nhận được
công việc hay không. Chương ba bàn về thử thách này.
Nó không chỉ hướng dẫn cách trả lời câu hỏi mà còn
lý giải tại sao các nhà tuyển dụng lại đặt những câu
«àẻ s 9
hỏi đó, cũng như sinh viên nên xử lý các tình huống
đa dạng của buổi phỏng vấn như th ế nào.
Chương cuối chỉ ra tại sao sinh viên cảm thây ít
thoải mái khi giao tiếp với nhà tuyển dụng, đồng thời
dẫn dắt dộc giả xuyên suốt các bước, đó là phải biết ứng
xử khéo léo ngay sau buổi phỏng vấn đề tạo mối quan
hệ với nhà tuyển dụng nhằm tạo cơ hội việc làm cho
chính mình, sắp xếp người tham chiếu, thương lượng
tiền lương, biến từ chối thành đề nghị việc làm.
ơ trường của tôi - Đại học Bách khoa Nam
Florida, chúng tôi đã thực hiện mô hình kết hợp giữa
giáo dục truyền thống với các kỹ năng thực hành
nhằm gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Chúng tôi đã tận dụng mọi dịp quan trọng để gửi
sinh viên tới lớp học hướng nghiệp với hy vọng các
em có những chuẩn bị tốt cho tương lai. Sinh viên
luôn mong muôn sau khi tốt nghiệp nhanh chóng có

được việc làm. Cuốn sách này phản ánh tài năng và
niềm dam mê của tác giả trong việc giúp đỡ sinh viên
khởi nghiệp. Bất cứ sinh viên nào dù tốt nghiệp hay
chưa, dù mới bắt đầu tìm việc hay đang tìm việc làm
mới cũng nên chiêm nghiệm cuốn sách. Tôi đặc biệt
giới thiệu nó tới tấ t cả độc giả.
TIẾN Sĩ RICHARD E. PLANK,
Giám đốc Viện Quản lý Đổi mới,
Khoa Công nghệ và Đổi mới,
Trường Đại học Bách khoa Nam Florida,
Lakeland, Florida.
LỜI NÓI ĐẨU
“Nếu có thể tưởng tượng, bạn sẽ đạt được IIỎ;
nếu có thể ước mơ, bạn sẽ thực hiện dược nó ” .
William Arthur Wai'd
L s ứ mỗi mùa hè đến, tôi thường hỏi những sinh
viên sắp tốt nghiệp về kế hoạch của họ. Sau đây là
một số câu trả lời tôi n hận được từ họ. Nhiều trong
số họ bắt đầu lo lắng về vấn đề việc làm.
“Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng”.
“Tôi thậm chí không biết tiếp theo mình sẽ làm g ì”.
“Tôi đã ứng tuyển hàng trăm vị trí, nhưng vẫn
chưa nhận được cuộc gọi nào”.
“Bố mẹ tôi sẽ giết tôi mất, nếu như tôi không sớm
tìm được việc”.
Những năm tháng trên giảng đường đại học đã
đem lại cho nhiều người vốn kinh nghiệm tuyệt vời.
Quãng thời gian đó đã m ang lại kiến thức, những
người bạn mới, nhiều kỷ niệm đẹp và cả sự tự tin
cho biết bao thế hệ sinh viên, từ đó góp phần xây

dựng th ế giới của chúng ta. Mỗi th ế hệ sinh viên tốt
nghiệp mang đến cho chúng ta nhiều niềm hy vọng:
Cuộc sống tốt đẹp không chỉ ở trê n giảng đường. Tuy
nhiên, để có được m ột công việc là thực tế mới mẻ
và không mong đợi đối với nhiều sinh viên. R ất dễ
hiểu rằng nhiều sinh viên vô cùng lo lắng khi năm
cuối sắp kết thúc.
Tìm việc sau khi tốt nghiệp cũng khó khăn giống
như nhiều thứ khác trong cuộc sống. Trong thời buổi
kinh tế trì trệ như hiện nay, thách thức lại càng lớn.
Lý do đơn giản tại sao tìm việc sau khi tốt nghiệp lại
khó khăn là số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng
nhiều nhưng lại thiếu kinh nghiệm khi dấn th ân vào
môi trường việc làm.
Mặc dù cuốn sách này không hứa hẹn với b ất
kỳ ai rằng đọc nó sẽ tìm được việc làm ngay lập
tức, nhưng cuốn sách thực sự là “trợ thủ đắc lực”
cho những sinh viên đang học năm cuối hay vừa tốt
nghiệp. Sách cũng chỉ cho sinh viên biết cách vượt
qua những thách thức xảy ra trong suốt quá trình tìm
việc cho tới lúc có được một công việc thực sự. Sách
giúp cho quá trình tìm việc dễ dàng hơn.
Cuốn sách này không hề giống với những cuốn
sách khác hướng dẫn về quá trình săn việc. Sách
phản ánh một chuỗi những tình huống mà sinh viên
12
vừa tố t nghiệp cần phải tìm hiểu. Theo báo cáo của
Cục Thông kê Dân sô" Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2007,
gần 3 triệu người tốt nghiệp đại học trong năm học
2007 — 2008. Nếu thêm vào con sô" này những người

đang tìm việc đã tốt nghiệp đại học hay có bất kỳ
chứng chỉ nào vào các năm trước, thì cuộc cạnh tranh
giành lấy cơ hội việc làm trở nên thách thức hơn bao
giờ hết. Săn việc là một cuộc chiến và bạn cần phải
chuẩn bị sẵn sàng đế chiến thắng.
Đế hiểu rõ những gì bạn cần, hãy trả lời câu hỏi
này: Bạn đã khi nào tự hỏi tại sao một số ngưò'i luôn
đi trước mặc dù họ không xuất sắc bằng những người
khác? Có lẽ bạn cũng nhận thấy trong sô" họ có nhiều
người không thực sự thông minh và cũng không làm
việc chăm chỉ như người khác. Lẽ dĩ nhiên, đây là
mẫu người có những lợi thê" mà nhiều người xuất sắc
hơn không có.
Những người đã chiến thắng trong cuộc chiến
giành việc làm và đã th àn h công trong sự nghiệp
có sự hiểu biết sâu sắc mà nhiều người không biết.
Họ biết cách làm cho m ình trở nên khác biệt và
luôn xuất sắc giành phần thắng trong cuộc đua với
những người khác. Họ biết cách tiếp thị bản thân.
Đó là bí quyết tạo nên thành công của họ. Giúp bạn
phát huy dễ dàng bí quyết này chính là trọng tăm
của cuốn sách.
Tốt nghiệp một trường danh tiếng không phải
lúc nào cũng nhận được cơ hội việc làm chắc chắn.
Biết cách tiếp thị bản thân chính là chìa khoá giúp
bạn có được việc làm và th ành công trong sự nghiệp.
Bạn sẽ không cần phải học tấ t cả những chiến thuật
mà một chuyên gia tiếp thị cần biết. Tuy nhiên, bạn
cần phải lập một kế hoạch tiếp thị bản thân để giúp
bạn nổi bật trong sô" các ứng viên và có co' hội tìm

được việc làm.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo ra một kế hoạch
tiếp thị cho riêng mình. Nó dạy bạn điều một người
tiếp thị cần biết là có những chiến lược hiệu quả trong
công cuộc tiếp thị bản thân. Bạn sẽ học cách tiếp thị
sản phẩm quan trọng nhất, đó chính là bạn. Chứa
đựng nhiều chiến thuật và chiến lược, cuốn sách chỉ
dẫn cho bạn biết những gì bạn phải làm để giao tiếp
với các nhà tuyển dụng.
Chìa khoá thàn h công cho các ứng viên xin việc
là phát triển những mưu mẹo mà các chuyên gia
tiếp thị đã sử dụng đế thành công trong việc bán
hàng từ ô tô tới kem đánh răng. Thị trường của
bạn chính là thị trường việc làm vả cơ hội nghề
nghiệp. Thông qua cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ với
bạn những kỳ năng mà các nhà tiếp thị đã sử dụng
để có được th ành công. Bạn cần phải học hỏi để áp
dụng những kỹ năng này trong công cuộc săn việc
của mình.
Tiếp thị thông m inh chính là b ắt đầu từ việc phát
triển thương hiệu hay sản phẩm và khám phá những
nhà tiêu thụ tiềm năng. Những sinh viên mới tốt
nghiệp đang săn việc cần phái biết họ nên phát triển
thương hiệu cá nhân như thế nào. Họ cần phải đánh
giá được những điếm mạnh cũng như điểm yếu của
bản thân và biến thương hiệu cá nh ân thành những
điều cần thiết đôi với người chủ tương lai.
Nhiều cuốn sách cũng đề cập vấn đề tiếp thị
bản th ân và gợi ý những chiến thuật trong công
cuộc tìm kiếm việc làm. Một số cuôn thậm chí còn

khắng định đó chính là bài thực h ành khi đi tìm
việc. Nhiều cuôm khác lại cho rằng phương pháp đó
th ậ t là tài tình. Tuy nhiên, cuộc đọ sức đầy căng
thẳng trong công cuộc tìm việc đã chỉ ra những vấn
đề khác. Bạn cần làm mọi thứ đế chiến thắng trong
cuộc chiến săn việc. Tiếp thị bản thân là một trong
những việc đầu tiên bạn phải làm để xác định bạn
muốn gì.
Sự khác biệt của cuốn sách chính là đưa ra những
gợi ý cần thiết mà sinh viên nên biết. Nó có ích cho
người tìm việc ở bất cứ ngành nghề nào. Có khoảng
hơn 10.000 cuốn sách và bài báo viết về chủ đề săn
việc. Tuy nhiên, trong sô' đó có rất ít cuốn sách tập
trung vào những nhu cầu cụ thê mà sinh viên vừa
tốt nghiệp đang cần.
Sinh viên không giống với những người khác. Đặc
điểm quan trọng để phân biệt sinh viên với những
người đang săn việc khác chính là sự không chắc
chắn về cuộc sông. Hầu hết sinh viên đều không biết
họ muôn làm gì với cuộc sống của mình cũng như
15
không biết m ình ỏ' đâu trong 5 hay 10 năm tới sau
khi tốt nghiệp.
Không biết m ình muôn làm gì trong một thời
gian cũng không phải là vấn đề. Nhiều người sống
cả đời mà không biết chính xác mình muốn làm gì.
Tuy vậy, một số người khá chắc chắn về mục tiêu
của họ sau khi tố t nghiệp và họ từng bước thay đổi
suy nghĩ qua thời gian.
Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng nhiều

sẽ thúc đẩy họ thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ
xứng đáng được thuê. Tôi sẽ đưa ra những cách giúp
sinh viên vượt qua việc họ không chắc chắn mình
muốn làm gì và ở đâu, cũng như cách vượt qua trở
ngại với một sơ yếu lý lịch còn hạn chê.
Một điểm khác biệt nữa của cuổn sách là sự kêt
hợp giữa những ý tưởng công nghệ và chiến thuật.
Công nghệ luôn thay đổi cách làm việc của chúng ta
trong hầu hết các nền công nghiệp và nghề nghiệp.
Nó cũng ảnh hưởng đến quá trình tìm việc. Một cuốn
sách được viết cách đây 10 năm đã liệt kê một loạt
danh sách việc làm trên m ạng Internet. Thời đó,
Internet được xem như phương tiện công nghệ đổi
mới nhất hỗ trợ tìm việc cho bất cứ ai. Trong 10 năm
qua, nhiều người đã tìm được việc nhờ phương thức
này. Trong mỗi chương, tôi sẽ chia sẻ cùng bạn những
chiến thuật dựa vào công nghệ mà bạn nên biết.
Kiến thức sâu sắc trong cuốn sách được đúc rút từ
kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp
đa dạng trên 30 năm của tôi. Trong suốt thời gian
đó, tôi đã tham gia tuyển dụng hàng trăm ứng viên
để bố sung vào đội ngũ quản lý và điều hành cấp
cao. Tôi đã từng làm việc với những bậc thầy về công
nghệ ở Bell Labs và Silicon Valley cũng như Madison
Avenue. Tôi cũng đã làm việc với nhiều chuyên gia
PR ở New York và California. Trong quá trình làm
việc, tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm thành công
trong công việc của các ứng viên. Tôi đã hiểu được
nguyên nhân thành công và th ất bại của họ.
Hơn th ế nữa, những kiến thức đó còn chịu ảnh

hưởng từ công việc tôi đang làm: chuyên gia tiếp thị.
Tôi đã có hơn 20 năm giảng dạy kỹ năng tiếp thị
cho sinh viên chưa tốt nghiệp, đã tốt nghiệp cũng
như nghiên cứu sinh. Tôi đã dạy học với vai trò là
thành viên chính thức của đội ngũ quản lý ở Đại học
Face được 8 năm. Trong suốt thời gian làm việc như
một giáo sư, tôi có cơ hội cô" vấn cho sinh viên làm
cách nào để có được và duy trì công việc đầu tiên sau
khi ra trường. Những phản hồi của họ giúp tôi điều
chỉnh bản th ân để phù hợp với th ế hệ sinh viên mới
nhất. Độc giả sẽ rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm
quý giá.
Bên cạnh những kinh nghiệm thực tế cũng như
kiến thức chuyên môn, tôi cũng dành nhiều thời gian
để nghiên cứu thị trường tuyến dụng cùng các chuyên
gia. Để có vốn kiến thức đa dạng, tôi đã phỏng vấn
các chuyên gia cố vấn nghề nghiệp trong và ngoài
trường đại học. Tôi cũng cho tiến hành phỏng vấn
các nhà quản lý và chuyên gia về nguồn nhân lực tại
các trung tâm việc làm. Những nh ận xét của họ đã
giúp tôi có được cái nhìn sâu sắc về những kỹ năng
cũng như bí quyết cần th iết để truyền lại cho bạn
thông qua cuốn sách này.
ở chương I, “Săn việc: Nhận biết cơ hội tốt n hất”,
tôi đã tóm tắ t ngắn gọn những nguồn thông tin chính
mà bạn có thể sử dụng để định hướng tìm việc. Tôi
cũng nghiên cứu loại công việc mà sinh viên mới
tốt nghiệp đang tìm kiếm. Đồng thời, tôi sẵn sàng
giúp đỡ họ tìm được công việc mong muốn thông qua
những lựa chọn cụ thể.

Nếu như đã khoanh vùng được những công ty mà
bạn muốn làm việc, bạn sẽ cần những tài liệu cũng
như kỹ năng đế' thu hút và duy trì sự chú ý của các nhà
tuyển dụng, ở chương II, “Chuẩn bị cho buổi phỏng
vấn: Lập kế hoạch tiếp thị cho bản th ân”, tôi đã nêu
cụ thể cách viết thư xin việc, lý lịch cá nhân cũng như
các kỹ năng liên quan tới trang web cá nhân. Những
kiến thức trong chương này chủ yếu tập trung giúp
các bạn trở thành tốp đầu trong danh sách các ứng
viên và sau đó duy trì công việc của mình.
Tôi sẽ giúp bạn phát triển kế hoạch tiếp thị bản
thân. Kế hoạch này liên quan tới việc tạo nên thương
hiệu riêng và quan trọng hơn là khẳng định thương
hiệu cá nhân của bạn. Những nhà tiếp thị chuyên
nghiệp thường tập trung nghiên cứu điều gì tạo nên
sự khác biệt về thương hiệu của họ với các đồi thủ
cạnh tranh. Bạn cũng nên làm điều này, và tôi sẽ
hướng dẫn bạn cách làm điều đó.
Bạn chỉ có thế mua bán khi trực tiếp giao tiếp với
nhà tuyển dụng. Chương III, “Vượt qua buổi phỏng
vân: Xây dựng mối quan hệ và rao bán bản th ân ”,
sẽ cung câp cho bạn tất cả những gì cần biết trong
bất cứ tình huống nào của cuộc phỏng vấn. Tôi sẽ
hướng dẫn bạn cách trả lời những câu hỏi tình huống
hóc búa mà người phỏng vấn đặt ra cho bạn. Bạn
sẽ được xem như ứng viên sáng giá cho công việc, vì
vậy bạn cần học hỏi những nguyên tắc vàng trong
phỏng vấn.
Chương IV, “N hận được lời mời: K ết thúc cuộc
mua bán”, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần

th iết để có được một lời đề nghị hấp dẫn từ nhà
tuyển dụng. Nó cũng đưa ra những chiến thuật giúp
bạn khẳng định được vị trí của mình trong tương
lai. Chương này bao gồm những gợi ý giúp bạn liên
hệ với nhà tuyển dụng m ột cách chuyên nghiệp sau
khi đã có những liên hệ bước đầu với họ. Bạn sẽ
học hỏi được kỹ năng thương lượng tiền lương và
cách gia tăng cơ hội có được công việc khác cho bản
th ân ngay khi bắt đầu công việc đầu tiên. Liệu bạn
nên xoay vòng trong công việc của m ình hay tìm
kiêm cơ hội tôt hơn trong một công ty mới? Hãy
đảm bảo bạn sẽ có một công việc ngoài công việc
bạn đang làm.
Mục tiêu của cuốn sách là trả lời nhanh tất cả
những câu hỏi về việc tìm kiếm việc làm. Tôi đã
làm theo cách này vì tôi biết bạn không có nhiều
thời gian rỗi. Nhiều người không nhận thấy rằng
cuộc sống sinh viên đã kêt thúc sau khi tốt nghiệp.
Họ quên m ất rằn g mỗi phút mỗi giây có giá trị như
th ế nào.
Mặc dù tôi đã sử dụng thuật ngữ “công ty” khi đề
cập đến các nhà tuyển dụng, nhưng thuật ngữ này
nói chung tất cả các tổ chức. Nếu bạn quan tâm đến
các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước, cơ sở
giáo dục hay cơ sở y tế, thì cuốn sách này sẽ giúp
bạn tìm ra đường đi đúng đắn để có được công việc
mơ ước.
CHƯƠNG
(§ăft uìệc:
J { k ậ n b iế t cơ h ộ i tố t n h ấ t

“Người giàu nhất thế giới là người
biết tìm kiếm và xây dựng mạng lưới công việc,
còn những người khác chí biết tìm việc”.
Robert T. Kiyosaki
PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Những nhà tiếp thị thành công thường có những
đánh giá sâu sắc về sản phẩm hay thương hiệu mà họ
đang chào bán. Họ nghiên cứu phản ứng của khách
hàng mà họ tiếp cận để hiểu khách hàng nghĩ gì
về công ty cũng như biết khách hàng nhận thức về
. ^ 2 1
công ty như th ế nào. Thương hiệu chính là thuật ngừ
gắn liền với sản phẩm. Thương hiệu phản ánh biểu
tượng và ý tưởng mà nhà phân phôi muốn gắn cho
sản phẩm của mình.
Thương hiệu thể hiện chất lượng sản phẩm tới
khách hàng tiềm năng. Các chuyên gia tiếp thị
thường tập trung vào việc gắn sản phẩm của mình
vào khách hàng mục tiêu. Bằng cách này, những
nhà tiếp thị hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất
khi họ đã đầu tư thời gian, tiền bạc vào chiến lược
phát triển của họ.
Những kỹ năng tiếp thị này cũng được áp dụng
cho sinh viên khi bước vào thị trường việc làm. Bạn
cần “bán” thời gian cũng như kỹ năng cho các nhà
tuyến dụng. Mục tiêu là thuyết phục nhà tuyển dụng
mua sản phẩm - là bạn. Tại sao họ phải thuê bạn?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần làm những gì mà các
nhà tiếp thị đã làm. Bạn cần phải tập trung xác định
và phát triển thương hiệu cá nhân.

Thương hiệu cá nhân của bạn tập hợp những
phẩm chất tốt đẹp của riêng bạn. Nó phản ánh con
người bạn như cách ăn mặc, nói năng, thái độ cư xử
với mọi người. Những thứ mà bạn có chính là những
yếu tố tạo nên thương hiệu cho họ. Khi mọi người nói
rằng, “Cô ấy làm việc thật chăm chỉ”, “Anh ấy không
bao giò' từ bỏ mục tiêu”, “Cô ấy là người đáng tin cậy”,
hay “Anh ấy là người tốt”, thì đó chính là những đặc
điểm tạo nôn thương hiệu của một người.
22
Một nhà quản lý truyền thông bộ phận tuyển dụng
của một quốc gia đã chỉ ra rằng, “Một trong những
sai lầm thông thường của sinh viên là họ không thực
sự hiểu thương hiệu cá nhân là gì. Điều này sẽ gây
bất lợi cho sinh viên khi người phỏng vấn yêu cầu họ
hãy nói đôi điều về bản th ân và dĩ nhiên buổi phỏng
vấn sẽ trớ th àn h cuộc trao đổi thiếu ăn nhập”.
Lập kế hoạch xác định tại sao thương hiệu của bạn
lại nổi bật hơn những thương hiệu khác là chìa khoá
định vị thương hiệu. Xây dựng và phát triển thương
hiệu là một trong những bước quan trọng nhất mà bạn
cần làm trong quá trình tìm việc. Làm mới thư xin việc
cũng như lý lịch cá nhân là điều rấ t cần thiết. Quan
trọng hơn, bạn cần phải xác định được mình cần gì.
Các nhà tiếp thị luôn có sự khác biệt, đó là vì họ
biết cách định vị sản phẩm mà họ đang chào bán.
Những nhà tiếp thị thông minh biết rằng một thương
hiệu nổi bật cần phải xác định được ba yêu tố:
1. Sản phẩm
2. Những đặc tính và m ặt ưu trội của sản phẩm

3. Làm cách nào để nổi bật hơn
Hãy áp dụng chiến lược này vào công cuộc săn việc
của bạn. Bạn cần phải xác định và thể hiện được bạn
là ai; bạn có những kỹ năng và bằng cấp gì và bạn
làm gì để luôn nổi bật hơn những ứng viên khác.
Có rất nhiều lý do thúc đẩy m ột ứng viên thành
công phải p hát triển được một thương hiệu cho riêng
23
mình. Thứ nhất, khi bạn gặp một người có thể giúp
đõ' bạn trong quá trình tìm việc, bạn phải làm gì để
hướng sự chú ý của họ tới mình? Bạn muốn mọi người
tiếp nhận bạn như th ế nào? Khi bạn tìm hiểu các vị
trí tuyển dụng, những vị trí nào phù hợp nhất với
khả năng của bạn? Khi gửi thư xin việc hay sơ yếu lý
lịch tới nhà tuyển dụng, bạn cần tập trung vào những
nội dung chính nào? Quá trìn h định vị thương hiệu
sẽ nảy sinh câu trả lời cho những câu hỏi này.
Trong quá trìn h xây dựng thương hiệu cá nhân,
bạn có thể học hỏi các bước tạo nên thành công từ
các chương trình quảng cáo. Một trong những nhà
quảng cáo nổi tiếng trong vòng 100 năm qua là David
Ogilvy - người sáng lập Trung tâm tiếp thị và quảng
cáo toàn cầu Ogilvy & M ather. Người ta nói rằng
ông luôn tìm kiếm những thị trường đầy cạnh tranh
để có thể bán sản phẩm của khách hàng. Một trong
những khẩu hiệu nổi tiếng của ông là “Chỉ có Dove
mới chứa 1/4 hàm lượng kem dưỡng ẩm ”. Bạn hãy
chú ý rằng cách sử dụng câu đơn, ngắn gọn này đã
đạt được ba tiêu chí quan trọng của quá trình định
vị thương hiệu cá nhân.

Một thương hiệu khác mà tôi đánh giá cao là
BMW. Đây là thương hiệu rấ t th àn h công trong việc
thấu hiểu tâm lý khách hàng. Khẩu hiệu “Cỗ máy lái
tuyệt đỉnh” đã góp phần tạo nên ấn tượng sâu đậm
trong tâm trí của nhiều người. Có rất nhiều những
khẩu hiệu khác ngoài Dove hay BMW mà bạn có thể
24
học hỏi cách xây dựng thương hiệu bản thân khác
biệt với những ứng viên khác.
Phát triển thương hiệu không thuộc ngành khoa
học tên lửa, tuy nhiên chúng ta không thể làm nó
trong vòng năm phút. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực
h ết mình. Những người làm việc cho David Ogilvy
đã kể cho tôi biết ông chỉ dẫn nhân viên của mình
“Chất vấn sản phẩm cho tới khi nó tự thú tội”. Ý
của ông là người quản trị thương hiệu phải phân tích
được một sản phẩm cần có thông điệp nào để tạo nên
chiến dịch tiếp thị lâu dài. Bạn chính là nhà quản trị
thương hiệu của chính mình. Bạn cũng cần phải phân
tích và đánh giá được bạn là ai và làm được gì.
Bạn hây giới thiệu thương hiệu của mình tới nhà
tuyển dụng. Bạn cũng có thể' lường trước tình huống
các nhà tuyển dụng sẽ muốn bạn chia sẻ với họ những
câu chuyện về cuộc sống của bạn đã làm cho bạn trở
nên khác biệt và thu hút hơn các ứng viên khác.
Khi bạn tiến xa hơn trong quá trình săn việc, nhà
tuyển dụng sẽ rấ t muốn biết điều gì đã thúc đẩy bạn.
Nhiều khi họ rấ t thích thú khi nghe những thông
tin chung chung về bạn như bạn sinh ra và lớn lên ở
đâu. Hãy chia sẻ thông tin này với họ trong sự liên

hệ với thương hiệu cá nhân của bạn.
P hát triển thương hiệu không yêu cầu bạn phải
đi vào những cánh rừng và suy ngẫm khi đang ở
trong một thế giới tự nhiên như nhà văn Henry
David Thoreau. Bạn cũng không cần phải gặp những
người theo thuyết du già ở những dãy núi Himalaya
để nghiên cứu về chân lý và ánh sáng. Việc định vị
thương hiệu bản th ân còn dễ dàng hơn một bài tập
“Tại sao tôi ở đây và cuộc sông có ý nghĩa gì”. Bạn
phải biết được mình có những đặc điềm nào khác biệt
với những người khác đế các nhà tuyển dụng đánh
giá cao bạn khi so sánh với các ứng viên khác.
Quá trình này đòi hỏi bạn phải xác định và phát
triển được thương hiệu gắn liền với mục tiêu của bản
thân. Các nhà tiếp thị gọi đó là “tuyên ngôn tầm nhìn
thương hiệu”. Những ứng viên săn việc cũng cần phải
có một tầm nhìn thương hiệu.
Thương hiệu của sinh viên mới tố t nghiệp là một
sản phẩm đang hoàn thiện. Bạn có thể hình th àn h
những nhận thức bạn là ai, thương hiệu của bạn là
gì và gắn những nh ận thức này với mục tiêu của
mình. Bạn không thể hoàn toàn điều khiển được
tương lai, tuy nhiên bạn có thể hướng những hành
động của mình tới những tiêu chuẩn và mục tiêu của
bản thân.
Nhiều người săn việc đã có những lợi thế từ việc
phát triển Tuyên ngôn Tầm nhìn Thương hiệu trước
khi tạo sơ yếu lý lịch. Một Tuyên ngôn Tầm nhìn
Thương hiệu có thể giúp bạn hướng tới mục tiêu và
thương hiệu của mình. Đó không phải là những bài

tản văn hay những bài viết học thuật. Những Tuyên
ngôn Tầm nhìn Thương hiệu này có độ dài từ một
đến hai trang chứa đựng những thông tin quan trọng
về bạn. Hãy tự đặt những câu hỏi để có những câu
trả lời làm cơ sở cho Tuyên ngôn Tầm nhìn Thương
hiệu của bạn. Những câu hỏi tiêu biểu bao gồm:
1. Tôi muôn dành thời gian cả ngày làm việc như
th ế nào?
2. Điều gì quan trọng hơn với tôi: tiền bạc hay sự
yên ổn?
3. Tôi có những tài năng gì hay tôi có thể phát triển
những kỹ năng gì để sử dụng trong công việc?
Một tuyên ngôn ngắn gọn và súc tích sẽ giúp ích
cho bạn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình.
Sau đây là m ột sô" ví dụ về những Tuyên ngôn Tầm
nhìn Thương hiệu ngắn gọn:
Tuyên ngôn của sinh viên chuyên ngành giáo dục:
Tôi mong muốn gặt hái được nhiều kinh nghiệm
và có được một nền giáo dục tiên tiến để có thể
thay đối cuộc sống của sinh viên.
Tuyên ngôn của sinh viên chuyên ngành báo chí:
Tôi muôn trở thàn h một nhà lãnh đạo trong
ngành công nghiệp tin tức và chia sẻ kiến thức
về những chính sách nhà nước và kinh tế.
Tuyên ngôn của sinh viên chuyên ngành dinh dưỡng:
Tôi muốn trở th ành một chuyên gia dinh dưỡng
về những vấn đề tác động tới phụ nữ và góp

×