Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.03 MB, 235 trang )

PGS.TS. HẠ THỊ THlÉU DAO
(chủ biên)
Sách chuyên khảo
BẤT ỔN KINH TÊ v ĩ MÔ
ơ VIẸT NAM
m acroeconom ic
instability
BẤT ỔN KINH TẾ v ĩ MÔ Ở VIỆT NAM
PGS. TS HẠ THỊ THIÊU DAO
CN. LÊ THỊ MỸ NGỌC
Ths. LẠI VĂN TÀI
Ths. PHẠM THỊ TUYÊT TRINH
Ths. NGUYỄN THỊ HồNG VINH
Sách đã được NHÀ SÁCH KINH TỂ giữ bản quyển và
phát hành độc quyển.
Mọi hình thức và phương tiện vi phạm bản quyền (photo,
sao chép, in ấn, lưu trữ hoặc chuyển thành văn bản điện
tử qua mạng Internet) không được sự đồng ý của NHÀ
SÁCH KINH TẾ là vi phạm Luật Bảo vệ Quyển sở hữu
Trí tuệ và bị đua ra trước pháp luật.
__________________
BUSINESS BOOKS SUPERMARKET
PGS. TS HẠ THỊ THIÊU DAO (Chủ biên)
CN. LÊ THỊ MỸ NGỌC Ths. LẠI VĂN TÀI
Ths. PHẠM THỊ TUYET trinh Ths. NGUYEN thị HồNG VINH
SÁCH CHUYÊN KHẢO
NHÀ XUẤT BẢN KINH TẾ TP. HCM
LỜI GIỚI THIỆU
Từ năm 2007, Việt Nam chính thức mở cửa kết nối với kinh tế thế
giới. Nền kinh tế mở rộng hơn và sâu hơn với các cam kết mở cửa về


cả thương mại và đầu tư. Cũng từ thời điểm này, các vấn đề của nền
kinh tế cũng biểu hiện một cách rõ ràng hơn: lạm phát tăng lên hai
con số, tỷ giá hối đoái biến động, thâm hụt ngân sách trở nên trầm
trọng, dự trữ ngoại hối giảm mạnh Tình trạng bất ổn này sẽ là
những rào cản cho tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, làm giảm
sút đầu tư nước ngoài, có thể dẫn đến bất ổn tài chính và bất ổn khu
vực ngân hàng.
Nhằm giúp độc giả có thêm thông tin về bất ổn kinh tế vĩ mô,
nhóm tác giả đã tìm hiểu và giới thiệu: (i) các chỉ tiêu đánh giá mức
độ tăng giảm của bất ổn kinh tế vĩ mô Mn và mi; (ii) các nguyên nhân
cũng như các giải pháp mà các nước đang phát triển đã áp dụng để
giảm bất ổn kinh tế vĩ mô.
Từ cơ sở lý thuyết và phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của Việt
Nam, nhóm, tác giả đã. đi đến các kết luận: (i). Các. chỉ .tiêu.mi và Mn
của Việt Nam cho thấy kinh tế vĩ mô của Việt Nam thực sự rơi vào
trạng thái bất ổn khá lớn trong hai giai đoạn 1998 - 1999 và 2007 -2011
với thâm hụt ngân sách và lạm phát là hai biến số có ảnh hưởng lớn
nhất đến các chi số này; (ii) luồng vốn vào ròng ồ ạt gây áp lực lên
cung tiền, góp phần gây ra tăng trưởng nóng và lạm phát, đồng thời
cũng tạo ra bong bóng tài sản; (iii) Chính sách tiền tệ và tài khóa đã
nhận biết những tác động bất lợi từ những biến động bên ngoài và đã
có những phản ứng thích hợp tuy nhiên thời điểm, liều lượng tác
động còn chưa thích hợp nên làm giảm hiệu quả của chính sách.
Dựa trên những kết luận đó nhóm tác giả đã đưa ra một số giải
pháp gợi ý nhằm giảm bất ổn kinh tế vĩ mô cho Việt Nam từ việc
giảm tác động từ bên ngoài giảm tác động của chính sách.
Với mong muốn đem đến cho Quý độc giả những thông tin kinh
tế vĩ mô bổ ích và giúp Quý độc giả có thể dễ dàng tiếp cận các tài
liệu mà nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình viết sách này, chúng
tôi giữ nguyên các trích dẫn.

Ngoài những nỗ lực của nhóm tác giả, quyển sách đến được với
Quý độc giả là nhờ: (i) Gia đình đã đặt niềm tin, kỳ vọng và dành thời
gian cho chúng tôi thể hiện niềm dam mê nghiên cứu và viết lách; (ii)
Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp Trường Đại học Ngân hàng đã góp
ý rất chân tình, sâu sắc về nội dung, cấu trúc; (ii) Anh Phạm Phú
Quốc đã cung cấp nhiều tài liệu quý mà với điều kiện kinh phí hạn
hẹp nhóm tác giả chưa tiếp cận được; (iii) các em Nguyễn Thiên
Cường, Lữ Trần Diễm Trinh và Trịnh Hương Hòa đã hỗ trợ nhập liệu,
định dạng.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến
cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2013
Thay mặt tập thổ tác giả
PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
MỤC LUC
LỜI GIỚI THIỆU 5
MỤC LỤC 7
DANH MỤC BẢNG 11
DANH MỤC HÌNH 13
DANH MỤC HỘP

14
DANH MỤC TỪ VIET t a t 15
CHƯƠNG 1: BẤT Ổn KINH TẾ v ĩ m ô

17
1.1. KHÁI NIỆM BẤT ỔN KINH TÊ v ĩ MÔ

17
1.2. ĐO LƯỜNG BẤT Ổn KINH TẾ v ĩ m ô


18
1.2.1. Các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ

19
1.2.1.1 Lạm phát 19
1.2.1.2. Thâm hụt ngân sách

20
1.2.1.3. Tỷ giá hối đoái 21
1.2.1.4. Dự trữ quốc tế 23
1.2.2. Các chỉ số bất ổn kinli tế vĩ mô 24
1.2.2.1. Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (Mũ) của Ismihan
và các đồng sự (2002)

25
1.2.2.2. Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (mi) theo Jaramillo
và Sancak (2007) 27
1.3. NGUYÊN NHÂN DAN DÊN ba t Ổn k in h tế v ĩ m ô 29
1.3.1. Nguyên nhân từ bên ngoài

29
1.3.1.1. Biến động tỷ lệ ngoại thương

31
1.3.1.2. Biến động luồng vốn vào ròng

33
1.3.1.3. Khủng hoảng kinh tế thế giới


36
8 Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
1.3.2. Nguyên nhân từ bên trong

40
1.3.2.1. Chính sách tiền tệ

40
1.3.2.2. Chính sách tài khóa 42
1.3.2.3. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

45
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM GIẢM BAT Ổn k in h tế v ĩ mô
TỪ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

48
2.1. GIẢM BẤT ỔN DO TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI

48
2.1.1. Đối với biến động tỷ lệ ngoại thương 49
2.1.2. Đối với tác động của dòng vốn vào

51
2.1.3. Đối với những tác động của khủng hoảng kinh tế

58
2.2. GIẢM BẤT ỔN DO TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH 62
2.2.1. Đối với những bất ổn phát sinh từ chính sách tiền tệ

62

2.2.2. Đối với những bất ổn phát sinh từ thâm hụt ngân sách 65
2.2.3. Phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ

66
CHƯƠNG 3: BAT Ổn k in h tế vĩ m ô ở VIỆT NAM

69
3.1. BẤT ỔN KINH TÊ v ĩ MÔ CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995-2012 69
3.1.1. Biểu hiện của bất ổn kỉnh tế vĩ mô qua các biến số đơn lẻ 69
3.1.1.1. Lạm phát

69
3.1.1.2. Thâm hụt ngân sách 71
3.1.1.3. Tỷ giá hối đoái 78
3.1.1.4. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1999-2012 81
3.1.2. Bất ổn kỉnh tế vĩ mô của Việt Nam
qua các chỉ số Mũ, mi 84
3.2. TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI DAN d en bat Ổn
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM 87
3.2.1. Biến động tỷ lệ ngoại thương 87
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
9
3.2.2. Biến động luồng vốn vào ròng

93
3.2.2.1. Diễn biến luồng vốn vào ròng

93
3.2.2.2. Tác động của luồng vốn vào ròng

đến nền kinh tế Việt Nam

99
3.2.2.3. Phản ứng chính sách 102
3.2.3. Khủng hoảng kinh tế thế giới

105
3.2.3.1. Tác động của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam 105
3.2.3.2. Phản ứng chính sách chống khủng hoảng

110
3.2.3.3. Kết quả tác động của chính sách chống khủng hoảng 117
3.2.3.4. Những bất cập trong phản ứng
chính sách chống khủng hoảng

120
3.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ v ĩ MÔ

126
3.3.1. Tác động chính sách tiền tệ đến bất ổn kinh tê vĩ mô 126
3.3.1.1. Chính sách tiền tệ trong ổn định giá trị đối nội 126
3.3.1.2. Chính sách tiền tệ trong ổn định giá trị
đối ngoại của đồng tiền

141
3.3.1.3. Nhận xét về điều hành chính sách tiền tệ

144
3.3.2. Tác động của chính sách tài khóa

đến bất ổn kinh tế vĩ mô 152
3.3.2.1. Tác động của chính sách tài khóa
đến bất ổn kinh tế vĩ mô

152
3.3.2.2. Phản ứng của chính sách tài khóa

160
3.3.3. Tác động từ phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ
đến bất ổn kinh tế vĩ mô 161
10
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
CHƯƠNG 4: GỢI Ý GIẢI PHÁP GIẢM BAT Ổn
KINH TẾ VĨ MÔ CHO VIỆT NAM

ì

167
4.1. QUAN ĐIỂM CHI PHốI Đ ối VỚI GIẢM
BẤT ỔN KINH TẾ v ĩ MÔ 167
4.1.1. Nền kinh tế thế giới sẽ thường xuyên biến động

169
4.1.2. Thực hiện lạm phát mục tiêu 170
4.1.3. Đảm bảo tính nhất quán trong ban hành
và thực thi chính sách 174
4.1.4. Cân đối bài toán lợi ích nhóm và điều hành
theo cơ chế thị trường 179
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YEU NHAM
GIẢM BỚT BẤT ỔN KINH TẾ v ĩ m ô 180

4.2.1. Giải pháp nhằm ứng phó với tác động từ bên ngoài

180
4.2.1.1. Giải pháp ứng phó với tác động
của tỷ lệ ngoại thương

180
4.2.1.2. Giải pháp ứng phó tác động từ luồng vốn vào

183
4.2.1.3. Giải pháp ứng phó với tác động từ khủng hoảng

189
4.2.2. Giải pháp điều hành chính sách

198
4.2.2.1. Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ 198
4.2.2.2. Giải pháp điều hành chính sách tài khóa

207
4.2.2.3. Giải pháp phối hợp chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ

211
TÀI LIỆU THAM KHẢO

:

216
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thâm hụt ngân sách/GDP giai đoạn 1995-2012

72
Bảng 3.2. Cơ cấu thu ngân sách giai đoạn 2004-2012

73
Bảng 3.3. Cơ cấu chi của NSNN giai đoạn 2003-2012

76
Bảng 3.4. ICOR của Việt Nam giai đoạn 1996-2012

77
Bảng 3.5. Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2001-2012

80
Bảng 3.6. Nguồn số liệu tính toán các chỉ số Mn,
mii giai đoạn 1995-2011 85
Bảng 3.7. Tỷ trọng các chỉ số thành phần Mn,
mi phân theo giai đoạn

86
Bảng 3.8. Tỷ lệ ngoại thương của các nước Đông Nam Á
giai đoạn 2000-2011 88
Bảng 3.9. Độ mở ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 89
Bảng 3.10. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo danh mục
tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2000-2010

90
Bảng 3.11. Tỷ trọng tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 92

Bảng 3.12. Cơ cấu nguồn FDI giai đoạn 1993-2010 95
Bảng 3.13. Toàn cảnh TICK giai đoạn 2001 - 2012 97
Bảng 3.14. Quv mô và tỷ trọng đầu tư gián tiếp ròng/GDP
giai đoạn 2005-2011

98
Bảng 3.15. Bảy quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam

101
Bảng 3.17. Tỷ trọng xuất nhập khẩu theo các đối tác thương mại
của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

106
12 Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Bảng 3.18. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2007-2012

107
Bảng 3.19. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam
theo quý giai đoạn 2008 - 2012*

117
Bảng 3.20. Cơ cấu gói kích cầu của chính phủ 122
Bảng 3.21. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008 - 2012 124
Bảng 3.22. Tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tín dụng
bất động sản giai đoạn 2003 - 2012

129
Bảng 3.23. FDI vào bất động sản giai đoạn 2006 - 2012 130
Bảng 3.24. Lãi suất điều hành giai đoạn 2007-2012


135
Bảng 3.25. Tổng hợp tốc độ tăng doanh số bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ* giai đoạn 05/2008 - 12/2012

137
Bảng 3.26. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2007-2012

138
Bảng 3.27. Thay đổi lãi suất trần trong năm 2012 140
Bảng 3.28. Can thiệp của NHNN đến tỷ giá giai đoạn 2008 - 2010 143
Bảng 3.29. Số tiền và chi phí các NHTM dùng dự trữ
và mua tín phiếu bắt buộc

145
Bảng 3.30. Lãi suất của một số ngân hàng tại TEHCM
vào lúc 19:00 ngày 26/2 147
Bảng 3.31. Chênh lệch lãi suất kỳ hạn tháng và chi số
giá tiêu dùng hàng tháng giai đoạn 2008 - 2012

149
Bảng 3.32. Tỷ lệ đầu tư của các nước Đông Nam Á
giai đoạn 1995-2012

.

154
Bảng 3.33. Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư, bội chi NSNN
giai đoạn 1995 - 2012 157
Bảng 3.34. Tình hình vay nợ bù đắp bội chi NSNN

giai đoạn 2002 - 2012 159
Bảng 3.35. Nợ nước ngoài và nợ công giai đoạn 1995 - 2012

.
160
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1995-2012 69
Hình 3.2. Tốc độ lạm phát các nước Đông Nam Á
giai đoạn 2006-2012 70
Hình 3.3. Diễn biến CH theo tháng giai đoạn 2007-2012

71
Hình 3.4. Diễn biến RER, NEER và REER giai đoạn 1999-2012

81
Hình 3.5. DTNH của Việt Nam giai đoạn 1999-2012

82
Hình 3.6. Quy mô DTNH tính theo tháng nhập khẩu
giai đoạn 1999-2012 83
Hình 3.7. Chỉ số Mn và mi của Việt Nam giai đoạn 1995-2011

85
Hình 3.8. Tỷ lệ ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

87
Hình 3.9. Luồng vốn vào ròng giai đoạn 2000 - 2012

94
Hình 3.10. Nợ nước ngoài của Việt Nam theo thời gian vay giai đoạn

1995-2011

99
Hình 3.11. Luồng vốn vào và chỉ số CH theo quý giai đoạn 1999-2012 100
Hình 3.12. Kiều hối trong giai đoạn 1995-2012

109
Hình 3.13. Tăng trưởng cung tiền và các mức lãi suất
chỉ đạo 2000-2012

.

A2?
Hình 3.14. Tín dụng ngân hàng so với GDP của một số nước

128
Hình 3.15. Diễn biến tăng trưởng chỉ số VN-Index,
giá nhà đất và lạm phát giai đoạn 2000 - 2012 130
Hình 3.16: Doanh số giao dịch trên thị trường mở
và lãi suất liên ngân hàng 2011-2012

141
Hình 3.17. Tương quan giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách

153
Hình 3.18. Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu kho bạc giai đoạn 2002 - 2011 163
DANH MUC HỘP
Hộp 3.1. Mốc thời gian Chính phủ Việt Nam và Mỹ
đối phó với khủng hoảng


111
Hộp 3.2. Diễn biến đồng thuận lãi suất 134
Hộp 3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm
về tác động lấn át của đầu tu công

155
Hộp 3.4. Tóm lược các văn bản pháp quy liên quan đến
phối hợp hoạt động giữa NHNN và BTC 165
Hộp 4.1. Tổng hợp văn bản chỉ đạo nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô 2008 - 2011

v

167
Hộp 4.2. Ý kiến của doanh nghiệp về sự ổn định của chính sách

177
Hộp 4.3. Tuyên truyền hàng Mỹ kiểu Mỹ 197
Hộp 4.4. Sắp xếp thể chế để giảm lạm phát ở các nền kinh tế nhỏ 205
DANH MỤC TỪ VIET ta t
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
BQLNH Bình quân liên ngân hàng
BTC Bộ Tài chính
CH
Chỉ số giá tiêu dùng
CSTK Chính sách tài khóa
CSTT
Chính sách tiền tệ
DTBB
Dự trữ bắt buộc

DTNH Dự trữ ngoại hối
FDI Vốn đầu tư trực tiếp
FH Vốn đầu tư gián tiếp
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNI Tổng thu nhập quốc dân
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GSO Tổng cục Thống kê
HDI
Chỉ số phát triển con người
IFS
Thống kê Tài chính Quốc tế
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
mi Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Jaramillo và
Sancak (2007)
Mũ Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Ismihan và các
đồng sự (2002)
16 Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
NDA Tài sản nội ròng
NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương
NER
Tỷ giá danh nghĩa
NFA Tài sản ngoại ròng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTG Ngân hàng Thế giới, World Bank
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương

ODA Viện trợ phát triển chính thức
REER Tỷ giá danh nghĩa song phương
RER Tỷ giá danh nghĩa thực song phương
TCIC Tổ chức tài chính
TCTD
Tổ chức tín dụng
TOT
Tỷ lệ thương mại
TICK
Thị trường chứng khoán
USD
Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Chương 1
BẤT ỔN KINH TÊ vỉ MÔ
1.1. KHÁI NIỆM BẤT ỔN KINH TẾ vĩ m ô
Thuật ngữ bất ổn kinh tế vĩ mô được sử dụng phổ biến trong các
nghiên cứu khoa học và điều hành chính sách tại các nền kinh tế khác
nhau. Tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất cho vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô tại một nền kinh tế.
Theo cách hiểu thông thường, tình trạng "bất ổn kinh tế vĩ mô" là
tình trạng ngược lại của "ổn định kinh tế vĩ mô". Các nguyên tắc
Maastricht (Maastricht Principles) đã đưa ra các chỉ số đo lường cho
ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: lạm phát thấp và ổn định (mức lạm
phát tối đa là 3%), lãi suất dài hạn thấp (mức giới hạn là 9%), tỷ lệ nợ
quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp (dưới 60%), thâm
hụt ngân sách hàng năm thấp (mức tối đa là 3% GDP) và tỷ giá ổn
định (mức biến động tối đa của tỷ giá là 2,5%) (EU, 1992). Dựa trên
những tiêu chuẩn này, các nhà nghiên cứu hiện nay đang quan niệm

bất ổn kinh tế vĩ mô củng gắn liền với các biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng trong nền kinh tế.
Azam (2001) khái quát "bất ổn kinh tế vĩ mô" chỉ tất cả những
biến động theo chiều hướng xấu đối với tình hình kinh tế vĩ mô của
một nền kinh tế. Sameti và các đồng sự (2012) cho rằng bất ổn kinh tế
vĩ mô được đánh giá bởi các biến động của một tập hợp các biến số
kinh tế vĩ mô theo thời gian, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thâm hụt
ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối (DTNH). Sự
18
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
kết hợp của các yếu tố này làm việc nhận diện tình trạng bất ổn kinh
tế vĩ mô của một nền kinh tế trở nên dễ dàng và thuyết phục hơn.
Chẳng hạn, thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ bởi các khoản vay
ngắn hạn, nợ công cao và đang gia tăng, lạm phát ở mức hai con số,
GDP đứng yên hoặc có xu hướng giảm sẽ cho thấy đầy đủ hơn về bất
ổn kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế.
Tình trạng "bất ổn kinh tế vĩ mô" được đặc biệt quan tâm bởi đó
là tình trạng không nên xuất hiện trong một nền kinh tế do những tác
động xấu có thể gây ra đối với tăng trưởng và phát triển (Elbadawi và
Schmidt-Hebbek, 1998). Theo các nhà nghiên cứu, tác động của bất ổn
kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế phát sinh từ sự không chắc chắn của
nền kinh tế khi rơi vào tình trạng này. Sự không chắc chắn sẽ dẫn đến
những tác động không tốt cho các hoạt động kinh tế thông qua 2
kênh: (i) ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế giá cả, từ đó làm giảm
hiệu quả sản xuất; (ii) làm giảm đầu tư bởi các nhà đầu tư thường đợi
cho đến khi tình trạng này được giải quyết mới ra quyết định đầu tư
(Fischer, 1993).
Tóm lại, bất ổn kinh tế vĩ mô chỉ tình trạng các điều kiện vĩ mô
trong nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu, được biểu hiện và
theo dõi theo thời gian thông qua sự kết hợp các biến số như lạm

phát, thâm hụt ngân sách, biến động tỷ giá, DTNH Tình trạng này
làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế khi giá cả
không còn là tín hiệu đúng đắn cho thị trường và làm giảm đầu tư
hiện tại và trong tương lai, làm giảm tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế trong ngắn và dài hạn.
1.2. ĐO LƯỜNG BẤT Ổn KINH TẾ vĩ m ô
Dựa trên quan điểm về bất ổn kinh tế vĩ mô theo sự biến động
của các biến số vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, các nhà nghiên
cứu cũng đo lường tình trạng bất ổn của nền kinh tế dựa trên các biến
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
19
Số này. Do quan điểm về biến số đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô là
khác nhau, biếh số sử dụng và cách thức đo lường được các nhà
nghiên cứu sử dụng theo đó cũng không thống nhất. Nhìn chung, các
nghiên cứu đo lường tình trạng bất ổn vĩ mô của nền kinh tế đang đi
theo hai xu hướng: dựa vào các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và dựa
vào một tập hợp biến số vĩ mô.
1.2.1. Các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ
1.2.1.1 Lạm phát
Lạm phát là biến số được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên
cứu để đo lường bất ổn vĩ mô của nền kinh tế do lạm phát là một
trong những mục tiêu cuối cùng quan trọng của chính sách tiền tệ
(CSTT) nói riêng và các chính sách kinh tế nói chung, có thể đại diện
cho khả năng điều hành nền kinh tế của chính phủ (Fischer, 1993). về
mặt đo lường, số liệu về lạm phát có thể thu thập được ở hầu hết các
quốc gia với đa dạng các tần suất (như tháng, quý, năm), sử dụng lạm
phát để do lường bất ổn vĩ mô được xem là lựa chọn dễ thực hiện
trong các nghiên cứu.
Lý giải cụ thể hơn cho việc sử dụng lạm phát để đo lường bất ổn
vĩ mô, các nhà nghiên cứu dựa vào tác động không chắc chắn

(uncertainty effect) của lạm phát đến nền kinh tế bởi lạm phát là một
chỉ số trực tiếp của sự không chắc chắn này (Fischer, 1993). Ở mức
khái quát nhất, Azam (2001) lập luận rằng lạm phát ảnh hưởng đến
mức giá tương đối trong nền kinh tế, biến động của lạm phát sẽ dẫn
đến sự bất ổn định của mức giá này, theo đó làm cho tín hiệu thị
trường không còn rõ ràng, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh
tế mang tính thị trường, một hệ quả khi nền kinh tế rơi vào tình trạng
"bất ổn vĩ mô". Nghiên cứu của Azam (2001) cũng khẳng định lạm
phát là nhân tố quyết định quan trọng đến bất ổn vĩ mô trong nền
kinh tế Madagascar và mức độ của lạm phát chính là thành phần cơ
bản của bất ổn kinh tế vĩ mô tại nền kinh tế này.
20
Bất ổn kinli tế vĩ mô ở Viêt Nam
Frimpong và Marbuah (2010), Somoye và Ilo (2009), Beaudry và
các đồng sự (2001) dựa vào hiệu ứng Mundell - Tobin (Mundell -
Tobin effect) để lý giải tác động không chắc chắn của lạm phát đến
nền kinh tế qua hiệu quả phân bổ nguồn lực. Theo hiệu ứng này, lạm
phát cao sẽ gây tác động lớn đến tích lũy vốn trong nền kinh tế theo
xu hướng dịch chuyển danh mục đầu tư ra khỏi tiền tệ do tỷ suất sinh
lời thực của đồng tiền giảm. Nghiên cứu thực nghiệm của các đồng sự
củng cho thấy, bất ổn kinh tế vĩ mô được đo lường bằng biến động
của lạm phát có tác động không tích cực đến sự phân bổ nguồn lực
thông qua hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng, đầu tư của
khu vực hí nhân tại các nước được nghiên cứu (Ghana, Nigeria, Anh).
Ngoài ra, như một bằng chứng cho việc sử dụng biến số lạm phát là
phù hợp, Olaniyan (2000) cũng chỉ ra lạm phát và sự biến động của
lạm phát là dấu hiệu quan trọng cho tình trạng bất ổn vĩ mô tại
Nigeria và có tác động tiêu cực đến đầu tư tại quốc gia này.
Để đánh giá bất ổn kinh tế vĩ mô thông qua lạm phát, các nhà
nghiên cứu thường sử dụng dưới dạng mức biến động của lạm phát

với nhiều cách thức đo lường khác nhau. Rodrigo và các đồng sự
(2006) định nghĩa chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô bằng tỷ lệ lạm phát/(tỷ lệ
lạm phát + 1) trong đó tỷ lệ lạm phát được đo bằng thay đổi trung
bình trong chỉ số giá tiêu dùng (CH); chỉ số này nằm trong khoảng
[-1, 1] và càng cao càng thể hiện tính bất ổn. Azam (2001) đo bất ổn
kinh tế vĩ mô bằng chênh lệch của logarit tự nhiên của chỉ số CH tại
thời điểm t và (t - 1) với chênh lệch càng cao, bất ổn càng lớn và
ngược lại.
I.2.I.2. Thâm hụt ngân sách
Ngân sách là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ
có thể sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế. Tình trạng thâm hụt
ngân sách là dấu hiệu cho thấy chính phủ đang mất khả năng kiểm
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
21
soát các can thiệp của họ một cách hiệu quả và theo đó là mất khả
năng kiểm soát nền kinh tế (Fischer, 1993). Ở góc độ khác, thâm hụt
ngân sách được sử dụng đổ đánh giá bất ổn vĩ mô của nền kinh tế vì
những vấn đề đi theo việc tài trợ ngân sách thường gây ra những tác
động không tốt cho nền kinh tế như gây ra lạm phát, làm tăng lãi suất
vay nợ trong nền kinh tế, suy giảm tiêu dùng và đầu tư tư nhân, và
có khả năng dẫn tới tình trạng thâm hụt kép.
Để đại diện cho bất ổn vĩ mô nền kinh tế, thâm hụt ngân sách
được đo lường dưới dạng tỷ lệ so với GDP để xem xét mức độ thâm
hụt ngân sách so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ lệ này càng lớn cho
thấy thâm hụt ngân sách càng nghiêm trọng, theo đó mức độ bất ổn
vĩ mô càng lớn và ngược lại.
1.2.1.3. Tỷ giá hối đoái
Đo lường bất ổn kinh tế vĩ mô bằng biến động của tỷ giá hối đoái
được thực hiện khá phổ biến trong các nghiên cứu gần đây do trong
bối cảnh của nền kinh tế mở, biến động của tỷ giá hối đoái biểu hiện

cho sự không chắc chắn trong các giao dịch quốc tế về cả hàng hóa và
tài sản tài chính. Sự biến động này còn góp phần tạo ra một môi
trường không chắc chắn cho các quyết định đầu tư, vì vậy nhà đầu tư
có xu hướng hoãn các quyết định đầu tư để thu thập thêm nhiều
thông tin (Azid và đồng sự, 2005). Ngoài ra, cũng giống như lạm phát,
các số liệu về tỷ giá có thể dễ dàng thu thập dưới nhiều tần suất khác
nhau trong một khoảng thời gian đủ dài. Chính vì những lỷ do đó,
biến động tỷ giá thường được sử dụng để đại diện cho bất ổn kinh tế
vĩ mô của nền kinh tế.
Theo cách phân loại truyền thống, dưới các chế độ tỷ giá khác
nhau (cố định, thả nổi và chế độ tỷ giá trung gian) thì sự biến động
của tỷ giá sẽ khác nhau. Mô hình Mundell-Flemming-Dornbush và lý
thuyết kinh tế học vĩ mô mới cũng chỉ ra rằng tỷ giá (bao gồm cả tỷ
22 Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
giá thực và tỷ giá danh nghĩa) trong chế độ tỷ giá linh hoạt biến động
mạnh và nhiều hơn trong chế độ tỷ giá cố định (Obstfeld và Rogoff,
1995). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong thực tế, các
quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định cũng không giữ vững tỷ giá được
quá hai năm, nhiều trường hợp chỉ giữ được vài tháng (Klein và
Shambaugh, 2006); các quốc gia theo chế độ thả nổi không hoàn toàn
để tỷ giá cho thị trường quyết định mà luôn có những can thiệp cần
thiết để hạn chế sự biến động của tỷ giá đến mức tối thiểu (Calvo và
Reinhart, 2002). Như vậy, sự biến động của tỷ giá là không loại trừ
trong chế độ tỷ giá nào và là một trong những mối lo ngại của nhà
điều hành chính sách vì sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực
tiếp đến các hoạt động kinh tế vĩ mô như biến động tỷ giá hối đoái có
ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động đầu tư (Campa và Goldberg,
1995), làm phát sinh các vấn đề về chi phí cho nhà xuất khẩu, nhập
khẩu trong cả ngắn và dài hạn (Obstfeld và Rogoff, 1998) và có ảnh
hưởng tiêu cực đến khối lượng giao dịch ngoại thương (Kumar và

Dhawan, 1991). Những tác động này theo đó sẽ làm ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, các lỷ thuyết tài chính quốc tế cũng cho thấy, tỷ giá
danh nghĩa là một biến số phù hợp để xem xét tác động của các cú sốc
bên ngoài như lãi suất nước ngoài, các luồng chu chuyển vốn đến
nền kinh tế. Tỷ giá thực là một nhân tố quyết định tính cạnh tranh
của nền kinh tế trong quá trình mở cửa ra bên ngoài, ảnh hưởng trực
tiếp đến diễn biến của cán cân vãng lai. Hơn thế nữa, tình trạng cân
bằng của tỷ giá thực cũng phản ánh sự cân bằng bên trong và cân
bằng bên ngoài của nền kinh tế mà nếu cân bằng không được duy trì
sẽ không thể cung cấp dấu hiệu đúng để định hướng phân bổ nguồn
lực (Montiel, 1999). Tỷ giá thực bị đánh giá cao hơn giá trị cân bằng sẽ
làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, làm suy yếu vị thế
Bất ổn kinh tế vĩ mô ờ Việt Nam
23
bên ngoài, trong khi tỷ giá thực bị định giá thấp hơn giá trị cân bằng
có thể gây ra áp lực lạm phát. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho
thấy, sự mất cân bằng của tỷ giá thực còn là một trong những nguyên
nhân chính gây ra khủng hoảng châu Á 1997. Chính vì vậy, việc duy
trì tỷ giá thực gần với giá trị cân bằng còn có thể ngăn ngừa một quốc
gia khỏi khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ, những chi phí khổng lồ
cho nền kinh tế bắt nguồn từ mất cân đối trong cán cân thanh toán.
Để đo lường cho bất ổn vĩ mô nền kinh tế, biến động tỷ giá
thường được định nghĩa dưới dạng logarithm của tỷ giá thực đa
phương, logarithm của tỷ giá danh nghĩa đa phương (Azam, 2001),
mức thay đổi theo tỷ lệ phần trăm của tỷ giá danh nghĩa song phương
hàng năm (Somoye và Ho, 2009).
I.2.I.4. Dự trữ quốc tế
Dự trữ quốc tế là những tài sản nước ngoài (external assets) do
nhà điều hành tiền tệ nắm giữ nhằm tài trợ trực tiếp cho mất cân

bằng thanh toán quốc tế thông qua việc can thiệp vào thị trường
ngoại hối đề điều chỉnh tỷ giá hoặc vào các mục đích khác (IMF, 1993).
Theo các quan điểm truyền thống, sự cần thiết của dự trữ quốc tế phụ
thuộc vào chế độ tỷ giá mà quốc gia cam kết theo đuổi. Dự trữ quốc tế
đặc biệt quan trọng dưới chế độ tỷ giá cố định vì ngân hàng trung
ương (NHTW) phải liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ
vững tỷ giá đã ấn định (Edwards, 1983). Dự trữ quốc tế càng lớn, khả
năng can thiệp của NHTW càng được mở rộng và niềm tin của thị
trường vào những tuyên bố về tỷ giá của nhà điều hành càng vững
chắc. Trong khi đó, dưới chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW không cần phải
can thiệp giữ vững tỷ giá, mà tỷ giá sẽ vận hành theo quy luật cung
cầu; do vậy dự trữ quốc tế là không cần thiết (Crockett, 1978).
Trong thực tế, các chính phủ dù theo đuổi chế độ tỷ giá nào đều
không hoàn toàn thờ ơ với sự biến động của tỷ giá, vì vậy, duy trì và
24
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
củng cố mức dự trữ quốc tế luôn là sự quan tâm của các nhà điều
hành chính sách (Calvo và Reinhart 2000). số liệu của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) cũng cho thấy, trong một thập niên vừa qua, tổng dự
trữ quốc tế tại các nền kinh tế trên thế giới đã tăng gấp 3 lần và
chiếm 13% trong tổng GDP toàn cầu.
Ngoài việc đuợc sử dụng để can thiệp vào tỷ giá, khi một quốc gia
ngày càng gia tăng mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt
là hội nhập tài chính, dự trữ quốc tế còn có vai trò lớn hơn đó là tấm
đệm chống sốc của nền kinh tế trước những cú sốc bên ngoài như
khủng hoảng tài chính, sự dừng đột ngột và tháo chạy của dòng
vốn Nếu không có tấm đệm này, hoặc tấm đệm quá mỏng thì
những cú sốc tạm thời (tempopary shock) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
thương mại, tỷ giá và giá cả trong nền kinh tế, từ đó gây nên những
tác động nghiêm trọng đến hoạt động của nền kinh tế thị trường tự

do (Johnson, 1956). Trong trường hợp những cú sốc bên ngoài là vĩnh
viễn (permanent shock), dự trữ quốc tế cho phép nền kinh tế "kéo dài
thời gian" để các tác động xảy ra chậm hơn và nền kinh tế có thể áp
dụng những điều chỉnh phù hợp (Clark, 1970).
1.2.2. Các chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô
Các nghiên cứu trong thời gian gần đây có xu hướng sử dụng chỉ
số đo lường bất ổn kinh tế vĩ mô dựa trên sự kết hợp các biến số kinh
tế vĩ mô của nền kinh tế do việc sử dụng một biến số vĩ mô đơn lẻ để
đo lường bất ổn cung cấp những thông tin không mang tính toàn
diện (Fischer, 1993). Chẳng hạn, lạm phát là một chỉ số được sử dụng
rộng rãi, có khả năng đại diện tốt cho tình trạng của CSTT và CSTK,
nhưng việc sử dụng lạm phát để nói lên tình trạng chung của nền
kinh tế có thể bị thiên lệch, nhất là khi quốc gia áp dụng các biện
pháp kiểm soát giá cả. Việc kiểm soát giá cả có thể dẫn đến thâm hụt
ngân sách cao hơn khi các nguồn tài chính được chuyển đến các cơ
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 25
quan bình ổn giá. Hơn thế nữa, kiểm soát giá cả có thể giữ lạm phát ở
mức thấp, nhưng tính không chắc chắn và sự thiếu hụt niềm tin với
các chính sách kinh tế có thể gây áp lực lên tỷ giá. Trong chế độ tỷ giá
cố định, áp lực tỷ giá có thể là không rõ ràng, nhưng những cố gắng
của nhà điều hành để giữ tỷ giá ổn định sẽ dẫn đến sự thay đổi xấu
hơn trong dự trữ quốc tế. Chính vì vậy, một quốc gia có thể thành
công trong việc giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định trong thời gian
dài thông qua các chính sách kinh tế vẫn có thể không có được sự ổn
định vĩ mô vì có khả năng phải đối diện với các vấn đề tài khóa và
khủng hoảng cán cân thanh toán (Fischer, 1993).
Mặt khác, dưới góc độ thống kê, việc kết hợp nhiều biến số kinh
tế vĩ mô có thể làm giảm bớt các biến động ngoại lệ (outier problems)
gắn liền với phân phối lệch (skewed distribution) (Sirimaneetham và
Temple, 2009). Chính vì những lý do này, các nhà nghiên cứu dù có

cách xây dựng chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô riêng nhưng đều có điểm
chung là dựa trên các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ.
I.2.2.I. Chi số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các
đồng sự (2002)
Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (Mil) của Ismihan và các đồng sự
(2002) sử dụng phương pháp tính chỉ số phát triển con người (HDI)
của UNDP và dựa trên bốn biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: tỷ lệ lạm
phát, tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với tổng sản phẩm quốc dân (GNP),
tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Cụ thể, MU được tính toán qua 2 bước:
Bước 1: Các chỉ số thành phần được tính toán dựa trên công thức
chung:
I =„X_L~Xj , (1.1)
t Y _ v ' '
max min

×