Mục lục
• Mở đầu…………………………….…
……………………………… …
• Nội dung……………………………………………………………….
……
• Định nghĩa phương pháp quản lý và đặc trưng của các phương pháp
quản lý
• Những phương pháp quản lý cơ bản phù hợp với từng nhóm đối
tượng trong quản lí kinh
doanh…………………………………………………………
• Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền
lực…………
2. Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có
tínhvật chất.
• Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính
phi vật
chất……………………………………………………………………
………
• Các phương pháp tác động đối với đối thủ cạnh
tranh………………………
• Kết luận…………………………………………… …….
…………………
Đề 12: liên hệ thực tiễn phân tích nội dung từng nhóm phương
phápquản lí phù hợp với từng nhóm đối tượng trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
MỞ ĐẦU
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét
từ phạm vi cá nhân, tập đoàn đến quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Đây cũng là
một hoạt động có ý nghĩa quyết định mang tính chất sống còn của các chủ
thể tham dự vào các hoạt động, xã hội và nhân loại.Quản lý đúng dẫn đến
thành công, tồn tại ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý sai sẽ dẫn
đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc, biến chát và đổ vỡ. Khoa học quản lý như ta
thấy ngày nay là kết quả của cả một quá trình nhiều năm tổng kết từ thực
tiễn quản lý và không ngừng được bổ sung, nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển kinh tế – xã hội. Đó là một ngành khoa học luôn luôn sáng
tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá của mỗi
nước ở từng thời kỳ khác nhau. Ngay ở cả các nước phát triển cao vẫn đang
còn không ít vấn đề quản lý cần tiếp tục nghiên cứu tranh luận để làm sáng
tỏ và phong phú thêm .Đối với Việt Nam nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do xuất phát chậm, chúng ta cần kế thùa có chọn
lọc các thành tựu về quản lý mà loài người đã đạt được, đồng thời tự mình
tổng kết, rút kinh nghiệm sáng tạo phương thức quản lý thích hợp.
NỘI DUNG
• Định nghĩa phương pháp quản lývà đặc trưng của các phương pháp
quản lý.
Phương pháp quản lý là một trong những yếu tố của hệ thống quản
lý.Nếunguyên tắc quản lý là cơ sở, nền tảng có tính định hướng và bắt buộc
chủ thể quảnlý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
họ thì phương phápquản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao
hiệu lực và hiệu quả củahoạt động quản lý. Phương pháp quản lý là tổng thể
những cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tuợng quản lý trên cơ
sở lựa chọn những công cụ và phương tiện.Quản lý phù hợp nhằm mang lại
hiệu quả quản lý cao nhất trong điều kiện môitrường nhất định. Phương
pháp quản lý bao gồmnhững nhân tố sau:1. Lựa chọn công cụ và phương
tiện quản lý phù hợp.Công cụ, phương tiện quản lý bao gồm quyền lực,
quyết định quản lý, chínhsách, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật - công
nghệ…2. Lựa chọn cách thức tác động của chủ thể tới đối tượng quản
lý.Các cách tác động có thể được phân chia thành: Tác động bằng quyền
lực(chuyên quyền, dân chủ, tự do); Tác động bằng kinh tế - kỹ thuật; Tác
động bằngtổ chức - hành chính; Tác động bằng chính trị - tư tưởng; Tác
động bằng tâm lý -xã hội; hoặc cách tác động bằng khoa học hay là tác động
bằng nghệ thuật.Công cụ, phương tiện và cách thức tác động phù hợp gắn
liền với các nhântố: chủ thể, đối tượng, tính chất công việc, mục tiêu của tổ
chức và điều kiện hoàncảnh. Như vậy, phương pháp quản lý không đồng
nhất với bất cứ yếu tố nào củahệ thống quản lý mà nó là sự liên kết giữa chủ
thể quản lý với các yếu tố khác mộtcách khoa học - nghệ thuật để phát huy
tối đa năng lực của các thành viên và phốihợp các nguồn lực một cách tối
ưu nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.
Đặc trưng của phương pháp quản lý: Tính linh hoạt và sáng tạo.Việc
chủ thể quản lý lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý và cách thức tácđộng
là tuỳ thuộc vào năng lực của chủ thể, đặc điểm của đối tượng quản lý,
tínhchất của công việc, mục tiêu của tổ chức và hoàn cảnh thực tế. Những
yếu tố nàykhông phải là bất biến, do vậy phương pháp quản lý là mang tính
linh hoạt và sángtạo. Tính đa dạng, phong phú.Hệ thống phương pháp quản
lý bao gồm nhiều phương pháp khác nhau.Mỗimột phương pháp chỉ tối ưu
khi nó kết hợp một cách thích ứng với các nhân tố củachỉnh thể quản lý.Điều
này chứng tỏ phương pháp quản lý là mang tính cụ thể.Phương pháp quản
lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tắc quản lý.Phương pháp quản lý có tính
linh hoạt và sáng tao, tính đa dạng và phong phú nhưng nó phải dựa trên cơ
sở của nguyên tắc quản lý. Điều đó có nghĩa là chủthể quản lý không được
sáng tạo một cách tuỳ tiện, thoát ly khỏi những địnhhướng, quy định và quy
tắc quản lý.Quan hệ giữa phương pháp quản lý và nguyên tắc quản lý là
quan hệ giữa 2mặt đối lập của một chỉnh thể: nguyên tắc quản lý là mang
tính khách quan, ổnđịnh, bắt buộc; còn phương pháp quản lý mang tính năng
động, linh hoạt và sángtạo, đó là hai mặt tạo nên sự thống nhất giữa khoa
học và nghệ thuật của hoạt độngquản lý.Phương pháp quản lý là cơ sở cho
việc hình thành phong cách và nghệthuật quản lý.Nếu như nguyên tắc quản
lý là cơ sở để hình thành phương pháp quản lý thì phương pháp quản lý là
nền tảng để từ đó xác lập phong cách quản lý và nghệthuật quản lý.Nhà quản
lý muốn tạo lập cho mình một phong cách quản lý và nghệ thuậtquản lý thì
trước hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp quản lýmột
cách nhuần nhuyễn.Phương pháp quản lý là tiền đề khách quan để từ đó
kếthợp với nhân tố chủ quan của nhà quản lý mà hình thành nên phong cách
quản lývà nghệ thuật quản lý.
• Những phương pháp quản lý cơ bản phù hợp với từng nhóm
đối tượng trong quản lí kinh doanh.
Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về các phương pháp
quản lý.Điều đó là do trong thực tế người ta xuất phát từ những cơ sở và tiêu
chí khác nhauđể phân loại.Việc phân loại phương pháp quản lý ở đây là căn
cứ vào việc lựa chọn cáccông cụ quản lý và lựa chọn cách thức tác động của
chủ thể quản lý đối với đốitượng quản lý.
• Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực.
Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực có ba
phương pháp quản lý điển hình:
Phương pháp quản lý chuyên quyền.
Để hiểu được phương pháp quản lý chuyên quyền, trước hết cần phải
làmrõ hàm nghĩa củachuyên quyền Chuyên quyền là việc sử dụng quyền lực
một cách tối đa ở mọi lúc mọi nơi.Chuyên quyền được biểu hiện ở các dấu
hiệu: không san sẻ, không uỷquyền, không giao quyền hay là không chấp
nhận sự tham gia của người khác vàoquá trình sử dụng quyền lực, nhất là
trong việc ra quyết định.Chuyên quyền có thể tồn tại dưới nhiều dạng thức
phái sinh: độc quyền, lạmquyền, tiếm quyền, vượt quyền. Đó là những hình
thức chủ thể quản lý vi phạmthẩm quyền hay là vượt khỏi quyền hạn cho
phép. Phương pháp chuyên quyềnlà tác động cưỡng chế, áp đặt của chủ thể
quảnlý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách tối đa
trong điềukiện, hoàn cảnh đặc biệt, với những công việc đặc thù, nhằm đạt
tới hiệu quả tốiưu.Phương pháp chuyên quyền có những đặc trưng cơ
bản:Lựa chọn công cụChủ thể quản lý sử dụng công cụ quyền lực để xây
dựng nội quy, quy chế,các chính sách và các quyết định quản lý. Thực hiện
chế độ thông tin một chiều. Cách thức tác độngChủ thể quản lý tác động tới
đối tượng quản lý bằng cưỡng chế, hình phạt,kiểm tra, giám sát chặt chẽ và
buộc họ phải thực thi mệnh lệnh một cách triệt để.Đối tượng, hoàn cảnh và
tính chất công việc: Phương pháp chuyên quyền gắn liền với đối tượng quản
lý, hoàn cảnh vànhững công việc đặc thù.
Phương pháp quản lý dân chủ
Phương pháp dân chủ là tác động qua lại, hài hoà của chủ thể quản lý
đếnđối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách phù hợp nhằm
đạt tớihiệu quả tối ưu.Phương pháp dân chủ có những đặc trưng cơ bản: Lựa
chọn công cụ. Chủ thể quản lý sử dụng công cụ quyền lực trong giới hạn cho
phép trên cơ sở bàn bạc, thảo luận với cấp dưới để phát huy tính sáng tạo
của họ trong việc xâydựng nội quy, quy chế, các chính sách và các quyết
định quản lý. Thông tin đachiều từ trên xuống, từ dưới lên, thông tinh theo
chiều ngang dọc một cách rộng rãi.Cách thức tác động.Chủ thể quản lý tác
động tới đối tượng quản lý bằng quyền lực một cách phùhợp: thực hiện chế
độ thưởng phạt công bằng; giao quyền và phân công công việcrõ ràng, đúng
đắn và công khai; sử dụng hệ thống kiểm tra, giám sát vừa đảm bảotính
nghiêm minh của tổ chức vừa phát huy được tính độc lập tương đối của
cấpdưới.Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp quản lý
dân chủ gắn liền với những công việc liên quan tới xâydựng các quyết định
chiến lược, các chính sách, nội quy, quy chế của tổ chức trongđiều kiện hoàn
cảnh bình thường.
Phương pháp quản lý “tự do”
Phương pháp quản lý “tự do”là tác động khuyến khích, động viên của
chủthể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách
tối thiểuvới những công việc đặc thù nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.Phương
pháp “tự do” có những đặc trưng cơ bản: Lựa chọn công cụChủ thể quản lý
sử dụng quyền lực một cách tối thiểu trong việc xây dựng nộiquy, quy chế,
chính sách và các quyết định quản lý. Thông tin đa chiều. Cách thức tác
độngChủ thể quản lý uỷ quyền tối đa cho cấp dưới và dành cho họ tính độc
lập caotrong công việc.Chủ thể quản lý đóng vai trò là một tư cách pháp
nhân, là người cung cấpthông tin, tham gia công việc như một thành viên
của nhóm.Chủ thể quản lý hầu như “không sử dụng” hệ thống kiểm tra giám
sát đối vớinhân viên. Việc đánh giá công việc của nhân viên căn cứ vào kết
quả cuối cùng củahọ.Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc. Phương
pháp này gắn liền với những công việc có tính đặc thù về chuyênmôn, với
những người năng động, sáng tạo, có trình độ năng lực, có trách nhiệm.
2 Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có
tínhvật chất.
Nhóm phương pháp này gồm có hai phương pháp cơ bản:
Phương pháp quản lý bằng kinh tế
Phương pháp quản lý bằng kinh tế là tác động của chủ thể quản lý đến
đốitượng quản lý trên cơ sở sử dụng các nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế
để tạo rađộng cơ thúc đẩy, phát huy tiềm năng và năng lực của họ nhằm đạt
tới hiệu quả tốiưu. Phương pháp quản lý bằng kinh tế có những đặc trưng cơ
bản: Lựa chọn công cụChủ thể quản lý sử dụng nguồn lực vật chất và lợi ích
kinh tế để tác độngvào nhân viên nhằm thúc đẩy họ trong công việc. Cách
thức tác độngPhương pháp kinh tế được thực hiện thông qua các biện
pháp:Cung cấp những điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật để phục vụcho
công việc, các chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động;Xây dựng định mức lao
động hợp lý, ứng dụng các thành tựukhoa học - kỹ thuật, lựa chọn các
phương án tối ưu để thực hiện côngviệc;Thực hiện chế độ tiền công, tiền
lương, tiền thưởng và các chế phúc lợi khác một cách công bằng, công khai,
minh bạch. Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp này
được thực hiện một cách tương đối phổ biến với nhiều đốitượng, nhiều công
việc và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.Đặc điểm của phương pháp kinh tế
là tác động lên đối tượng quản lý không bằng sự cưỡng chế hành chính mà
đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế và những phương tiện vật
chất có thể huy động được để thực hiện nhiệm vụ với lợi ích thiết thân phù
hợp với lợi ích chung của doang nghiệp và xã hội. Do đó các phương pháp
tác động nhạy bén, linh hoạt và phát huy được tính tự nguyện, chủ động,
sáng tạo của người lao động đồng thời nâng cao trách nhiệm, ý thức kỷ luật
tự giác của họ
Phương pháp tổ chức - hành chính
Phương pháp tổ chức - hành chính là tác động của chủ thể quản lý đến
đốitượng quản lý trên cơ sở sử dụng các công cụ tổ chức - hành chính để duy
trì kỷluật, kỷ cương nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu Phương pháp quản lý tổ
chức - hành chính có những đặc trưng cơ bản: Lựa chọn công cụCác công cụ
về tổ chức - hành chính được chủ thể quản lý sử dụng bao gồm:công tác tổ
chức - cán bộ; luật, nội quy, quy chế, quy định. Cách thức tác động.Phương
pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp:Phân công công việc cho
nhân viên và giao quyền cho các cấpquản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
phù hợp với năng lực của họ;Thực hiện việc đánh giá hiệu quả công việc
một cách công bằng;Đề bạt, thuyên chuyển, buộc thôi việc đối với nhân viên
trên cơ sở kết quả lao động của họ;Đào tạo và phát triển nhân lực. Đối
tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp này được áp dụng
một cách tương đối phổ biến trong nhiều tổchức, nhiều công việc và hoàn
cảnh khác nhau.Khi sử dụng các phương pháp hành chính người quản lý
phải nắm chắc hai yêu cầu sau : Một là: quyết định hành chính phải có căn
cứ, được luận chứng đầy đủ về hiệu quả kinh tế và các hệ quả khác, kết hợp
hợp lý các loại lợi ích. Muốn vậy phải có đủ thông tin đáng tin cậy, nắm
vững tình hình thực tế, lường trước các khó khăn và các vấn đề có thể phát
sinh, tính toán và cân nhắc kỹ Hai là : gắn trách nhiệm với quyền hạn của
người ra quyết định, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện. Mặt khác, xác
định rõ trách nhiệm của người thi hành quyết định.Các phương pháp hành
chính trong quản lý tạo lập và duy trì được kỷ cương trong doanh ngiệp và
giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra.Tuy nhiên nếu lạm dụng và thiếu cơ sở
khoa học thì sẽ rơi vào kiểu quản lý quan liêu, chủ quan dễ gây tổn thất cho
doanh nghiệp.
• Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ
cótính phi vật chất.
Nhóm phương pháp này bao gồm hai phương pháp cơ bản:
Phương pháp chính trị - tư tưởng
Phương pháp chính trị - tư tưởng là tác động tuyên truyền giáo dục của
chủthể quản lý đến đối tượng quản lý để xác lập nhận thức đúng đắn về sứ
mệnh củatổ chức, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên nhằm thực
hiện công việc mộtcách tối ưu Phương pháp quản lý chính trị - tư tưởng có
những đặc trưng cơ bản: Lựa chọn công cụChủ thể quản lý sử dụng các hình
thức tuyên truyền, giáo dục, vận động đểtác động vào đối tượng quản lý
nhằm giúp họ nhận thức được sứ mệnh của tổ chứcvà bổn phận của mình.
Cách thức tác độngPhương pháp này được thực hiện thông qua các biện
pháp: học tập, hội nghị,hội thảo, toạ đàm, giao lưu. Đối tượng chủ yếu và
trực tiếp của quản lý là con người, một thực thể có ý thức, tổng hoà của
nhièu mối quan hệ xã hội đa dạng và tinh tế. Do đó các phương pháp giáo
dục có ý nghĩa rất lớn trong kinh doanh . Các phương pháp giáo dục dựa trên
sự vận dụng các qui luật tâm lý- xã hội, tốt- xấu từ đó tự giác làm việc tốt và
gắn bó với doanh nghiệp. Sử dụng đơn độc phương pháp này không đem lại
kết quả tốt bởi lẽ hoạt động kinh doanh không phải là một phong trào mà là
hoạt động có ý thức tổ chức chặt chẽ. Cần sử dụng với các phương pháp
khác một cách hợp lý, uyển chuyển và sáng tạo
Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là tác động bằng tâm lý, tình cảm của chủ
thểquản lý đến đối tượng quản lý để tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ và gắn bó
giữa cácthành viên nhằm xây dựng “bầu không khí hữu ích” của tổ chức
Phương pháp quản lý tâm lý - xã hội có những đặc trưng cơ bản: Lựa chọn
công cụ:Chủ thể quản lý tác động bằng yếu tố tình cảm, tâm lý đối với nhân
viên vàtạo ra cơ hội cho nhân viên được tiếp xúc, trao đổi những tâm tư,
nguyện vọng củahọ; tạo điều kiện để nhân viên giao lưu với nhau, giúp họ
hiểu biết và chia sẻ vớinhau trong công việc và cuộc sống.Cách thức tác
động: Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức: giao lưu, tổ
chứchoạt động văn hoá - thể thao, picnic…Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất
công việc: Phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến ở nhiều tổ
chức với mọiđối tượng và phải chọn những hoàn cảnh thích hợp.
Những phương pháp quản lý được trình bày ở trên là những phương
phápchung nhất cần phải được áp dụng ở tất cả các loại hình quản lý và cấp
độ quản lýnhưng sự vận dụng nó là mang tính đặc thù. Ngoài các phương
pháp chung thì ở các loại hình quản lý cụ thể còn có những phương pháp
quản lý riêng của nó.
• Các phương pháp tác động đối với đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp cạnh tranh:Tính toán mọi khả năng yếu tố và thủ đoạn
để tạo lợi thế cho sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị
phần . Sử dụng các biện pháp kinh tế để giành dật thị trường và khách
hàng.Các biện pháp sử dụng phải hợp pháp và có lương tâm.
Các phương pháp thương lượng:Thoả thuận giữa các doanh nghiệp để
chia sẻ thị trường một cách ôn hoà, các bên đều có lợi. Thường sử dụng kỹ
thuật tính toán của lý thuyết trò chơi để lựa chọn chiến lược cạnh tranh,
trong đó giải pháp cần đạt là các phía không cần chi phí chiêu thị mà kết quả
thu được là lợi nhuận bằng nhau.
Các phương pháp né tránh: Trong trường hợp doanh nghiệp kém ưu thế
rõ ràng thì tìm cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh không cân sức, chấp nhận
chuyển sang thị trường khác dù kém hiệu quả hơn để tồn tại và tìm cơ hội
mới. “ Theo số liệu thống kê thì số lượng xe khách chất lượng cao đang cạnh
tranh gay gắt trong việc đưa đón khách. Trong thời gian gần đây công ty xe
khách Hoàng Long đã nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách mở nhiều
tuyến để phục vụ khách đi lại, cải tiến lại cách thức tiếp đón khách, phục vụ
chu đáo để gây niềm tin cho hành khách đi xe “ “ Sau khi công ty Vifon
tung ra các mặt hàng phở ăn liền từ nguyên liệu gạo, ngày 6/10 công ty liên
doanh Vifon- Acecook đã mở đầu chương trình sản phẩm cao cấp bằng 3
sản phẩm mang nhãn hiệu “ đệ nhất hoàng gia“ với 3 hương vị bò viên, thịt
băm và kim chi gà- nấm. Theo ban giám đốc thì mức doanh số tăng 85%/
năm.”
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng các phương pháp quản lý kinh doanh áp dụng đối với
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vô cùng quan trọng.Nó đóng góp
một phần không nhỏ vào việc quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị
trường kinh doanh.Nếu như doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì các
phương pháp quản lý kinh doanh luôn là người bạn đồng hành trong quá
trình ra quyết định của công ty. Tiến tới khi Việt Nam gia nhập WTO thì
thách thức đối với Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp là không
nhỏ, đòi hỏi nhà quản lý phải sáng suốt trong quá trình quyết định. Các
doanh nghiệp phải có một cái nhìn đúng đắn và thực tế để tồn tại được trong
môi trường kinh doanh đó.Đó cũng chính là ngưỡng cửa và thách thức to lớn
cho doanh các nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua.