Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.71 KB, 45 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan chuyên đề: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước” do tôi
thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Tiến sỹ Ngô Thị Tuyết
Mai không có sự sao chép của bất kỳ nguồn tài liệu nào. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm trước nhà trường.
Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại lớp Kinh tế quốc tế - K40B, khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân( thuộc hệ đào
tạo vừa làm vừa học), dưới sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và các bạn
bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa với tên
chuyên đề:
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công
ty TNHH may thêu giày An Phước”
Hoàn thành chuyên đề này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới cô
giáo- TS. Ngô Thị Tuyết Mai người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này, đồng thời cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Thương mại và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ tôi hoàn thành
chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị em trong toàn thể công ty TNHH
may thêu giày An Phước cho phép tôi thực tập tại công ty và đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi, cung cấp tài liệu cũng như giải thích những vướng mắc trong quá
trình thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng học tập, nghiên cứu trong suốt mấy năm qua,
song do điều kiện về thời gian, do kiến thức và hiểu biết bản thân về lĩnh vực
hoạt động của công ty còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu


sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và những ai quan tâm
đến đề tài này để bài viết của tôi được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phát triển vươn xa và hội nhập, vận
hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập đồng nghĩa
với sức ép của hàng nhập lậu, sức ép của người tiêu dùng, của thị trường nước
ngoài ngày càng lớn buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải
phấn đấu đáp ứng mọi nhu cầu, yêu cầu của thị trường để phát triển và tồn
tại.Trong đó yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm là không thể bỏ qua và phải
hết sức coi trọng. Chất lượng sản phẩm ngày nay là một trong những nhân tố
cơ bản để quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự thành bại
của một doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tụt hậu hay phát triển của nền
kinh tế nói chung.
Theo thống kê của tập đoàn dệt may Việt Nam( Vinatex) trong năm 2010
kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 11,2 tỉ USD đạt 23,2% so với năm 2009
Việt Nam đã lọt vào tốp năm nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trước sự
cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành dệt may nói riêng, công ty
TNHH may thêu giày An Phước đã ý thức được sức ép cạnh tranh trên thương
trường, bài toán đặt ra với công ty là làm thế nào để phát triển và tồn tại vững
vàng, câu trả lời tìm được đó là hưởng ứng tốt người Việt dùng hàng Việt đồng
hướng tới thương hiệu hóa toàn cầu. Điều này thể hiện rõ qua việc hiện tại
công ty áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9002: 2000 cho toàn công ty

và trong công tác trong thực tế, chất lượng là mục tiêu, là một trong những mối
quan tâm hàng đầu đối với công ty TNHH may thêu giày An Phước, đặc biệt là
chất lượng hàng xuất khẩu.
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty hay việc nâng
cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và
có ý nghĩa thực tiễn.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Vì những lý do trên tôi xin chọn chuyên đề:
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ở công
ty TNHH may thêu giày An Phước”
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH may thêu giày An Phước và
những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm của công ty.
Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty TNHH may
thêu giày An Phước.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty TNHH may thêu giày An Phước.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong kinh
tế như hệ thống, thống kê, so sánh và tổng hợp đi sâu phân tích cùng như
đánh giá thực trạng xuất khẩu và chất lượng hàng hóa của công ty từ năm
2008 đến năm 2010, qua đó xác định được những thành tựu cũng như tồn tại
và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra những kiến nghị góp
phần đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu của công ty.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MAY THÊU GIÀY

AN PHƯỚC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1.1 Giới thiệu công ty TNHH may thêu giày An Phước
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH may thêu giày An Phước được thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049314 do Trọng tài kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 26/04/1993.
Công ty đi vào hoạt động với:
- Tên công ty:
• Tên tiếng bằng Việt: Công ty TNHH may thêu giày An Phước.
• Tên bằng tiếng Anh: ANPHUOC GARMENT EMBROIDERY &
SHOES CO.,LTD
• Tên viết tắt: AN PHUOC Co.,LTD
- Loại hình doanh nghiệp: TNHH
- Trụ sở chính: 100/11- 12 An Dương Vương, P9, Q5, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 84- 8- 8.350. 059 - Fax: 84- 8-8.350.058
- Website: www.anphuoc. com. vn
Công ty TNHH may thêu giày An Phước có tư cách pháp nhân đầy đủ
theo quy định của pháp luật Việt Nam; có con dấu riêng, độc lập về tài sản,
được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật;
có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty; chịu trách nhiệm hữu hạn đối với
các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ; tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính; có
bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của Luật doanh
nghiệp và quyết định của Hội đồng thành viên.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Xuất phát điểm từ 1992 là cơ sở may thêu An Phước, có 35 máy may và
60 công nhân và từng bước phát triển.

Năm 1993 thực hiện luật doanh nghiệp, chuyển đổi thành công ty TNHH
may thêu giày An Phước, tăng 300 máy và 600 công nhân, chuyên gia công
Jacket xuất khẩu thị trường Nhật Bản.
Năm 1995 công ty cho ra đời phân xưởng sản xuất gia công giày thể thao
cho Đài Loan- xuất khẩu thị trường Châu Âu với năng lực 500 công nhân, sản
xuất 1.000.000 đôi/năm và hiện tại 1.400 công nhân, sản xuất 1.800.000
đôi/năm.
Năm 1996 công ty mở thêm phân xưởng may đồ lót xuất khẩu thị trường
Nhật 100%, năng lực 200 công nhân, sản xuất 800.000 sản phẩm/năm.
Năm 1997 công ty mua bản quyền nhãn hiệu thời trang nam Pierre
Cardin gồm sơ mi, quần tây, vest. Công ty cho ra đời sản phẩm thời trang
nam và mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên (cửa hàng số 1), mang nhãn hiệu An
Phước- Pierre Cardin tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008 công ty mua lại nhà máy sản xuất Bình Điền với 10.000m
2
nhà xưởng, năng lực 400 công nhân, sản xuất 700.000/năm, gồm có sơ mi,
quần tây, khaki, jacket, veston xuất khẩu thị trường Châu Âu
Năm 2009 công ty mua lại nhà máy Tosgamex của tập đoàn Sumitomo
và Tomiya Nhật, năng lực 900 công nhân, sản xuất 2.000.000 sản phẩm/năm.
Song song mở rộng sản xuất công ty mở rộng kinh doanh trải đều cả nước.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang, may công nghiệp,
thêu công nghiệp, các sản phẩm da, giày thể thao ở trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường trong lĩnh vực được
phép kinh doanh để tìm ra chiến lược phát triển cho công ty, xây dựng kế
hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất và kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh theo các ngành nghề đã

đăng ký.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư năng
lực sản xuất, cải tiến công nghệ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
phù hợp với yêu cầu của thị trường, mở rộng quan hệ trong và ngoài nước và
đảm bảo uy tín với khách hàng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước; những quy định,
tiêu chuẩn về chất lượng,
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
- Thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng đã kí với các
đối tác trong khuôn khổ của pháp luật.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh chính trị, an toàn trong vận
chuyển kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
- Số cấp quản lý: 03 cấp (Hội đồng thành viên & các phòng ban chức
năng; Nhà máy/xí nghiệp/chi nhánh và phân xưởng)
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH may thêu giày An Phước
(Tài liệu phòng Quản trị nhân sự công ty An Phước)
 Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất mọi vấn đề có
liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty, quyết định chiến lược kinh
doanh phát triển hàng năm của công ty, tăng giảm vốn điều lệ, phương thức đầu
tư, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng.
 Chủ tịch hội đồng thành viên: chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị
chương trình, kế hoạch của hội đồng thành viên, giám sát tổ chức các quyết
định của hội đồng thành viên, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

THÀNH VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P.KINH DOANH
CỬA HÀNG
CHI NHÁNH
P. KẾ HOẠCH
P. KẾ TOÁN
P. KCS
NHÀXƯỞNG
P. TỔ CHỨC
HÀNHCHÍNH
P. KỸ THUẬT
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
 Tổng Giám đốc: điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và
nhiệm vụ của mình; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công
ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên; ký kết hợp
đồng nhân danh công ty; trình bày báo cáo quyết toán tài chính của công ty
hàng năm lên hội đồng thành viên, các quyền và nhiệm vụ khác được quy
định trong hợp đồng lao động đã ký với công ty theo quyết định của hội đồng
thành viên.
 Phó Tổng giám đốc: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
thành viên; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh; thực hiện các công việc
khác do Tổng giám đốc uỷ quyền.
 Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc:
+ Phòng kinh doanh: Thực hiện các hoạt động về kinh doanh, quảng cáo
các sản, thực hiện công tác bán hàng, bao gồm kinh doanh nội địa, kinh doanh
tiếp thị, phát triển thị trường. Theo dõi hoạt động bán hàng của khối cửa hàng

trực thuộc công ty qua các chi nhánh và trực tiếp.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự
toàn Công ty và các công việc hành chính, bảo vệ an toàn vật chất, con người
trong công ty.
+ Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch phát triển cho toàn công ty.
+ Phòng Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ Kế toán – tài chính của toàn
Công ty.
+ Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất; nghiên cứu
thiết kế sản phẩm mới; sửa chữa khắc phục các lỗi sản phẩm; thực hiện các
công việc liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Kiểm tra chất lượng sản
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
phẩm trước khi đưa ra thị trường.
+ Các chi nhánh trong nước: Mỗi chi nhánh hoạt động tương đương với
một phòng ban trong Công ty, có nhiệm vụ phân phối hàng hóa, quản ký hoạt
động kinh doanh của chi nhánh.
+ Nhà xưởng: Gia công các loại sản phẩm theo hình thức, mẫu mã của
Công ty; trang bị cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất có liên quan.
1.1.4 Chiến lược kinh doanh của công ty
Cung cấp dịch vụ sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong nước
và quốc tế. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước và
quốc tế, trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thời trang.
Chiến lược kinh doanh của công ty mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ và
cung cấp đồng phục cho các công ty lớn trong nước và nước ngoài,thường xuyên
tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên công ty, quan tâm và
trả lương cùng các chế độ kèm theo thỏa đáng để nhân viên yên tâm làm việc.
Thực hiện đầy đủ các chính sách, luật thuế của nhà nước, bảo toàn vốn
và phát triển vốn.

1.1.5 Kết quả các hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may thêu
giày an Phước (2008 – 2010), được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty An Phước.
Đơn vị: VNĐ
Năm 2008 2009 2010
DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
139.593.744.206
235.720.004.19
1
376.948.033.708
Doanh thu từ xuất khẩu 31.181.707.515 55.403.268.834 62.503.041.050
Lợi nhuận sau thuế 2.067.502.005 5.537.214.124 16.125.537.521
(Báo cáo tài chính công ty An Phước năm 2008 đến năm 2010 )
Thu nhập bình quân của công ty đạt 3triệu đồng/ tháng/người, so với
mức lương tối thiểu hiện tại thì đây cũng kết quả tương đối tốt.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH MAY THÊU GIÀY AN PHƯỚC
2.1 Phân tích tình hình chất lượng hàng xuất khẩu ở công ty TNHH
may thêu giày An Phước trong thời gian qua
2.1.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội
tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp
muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá
và đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ
thuật của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn

quốc tế, ngành và các điều kiện của công ty. Sau đó, tập hợp lại thành một hệ
thống các tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm đo lường
chất lượng nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất. Dựa vào hệ thống
tiêu chuẩn đã đăng ký này, cơ quan nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra
giám sát tình hình chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ
sở để đánh giá tình hình bảo đảm chất lượng của công ty mình.
Yêu cầu chung đối với sản phẩm may của công ty
+ Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 07 mũi/1cm, đường may thẳng, đều,
đẹp, không sùi chỉ, bỏ mũi, xểnh trượt.
+ Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít.
Không nối chỉ tuỳ tiện ở các đường diềm ngoài.
+ Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục.
+ Đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Yêu cầu đối với các bán thành phẩm
Các bán thành phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các
phân xưởng may để hoàn thiện sản phẩm. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: vị trí,
chất liệu, hình dáng, chủng loại. Những chi tiết đạt yêu cầu là những chi tiết
đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Dán dựng.
+ Dựng không dính: phải phẳng, đúng kích thước.
+ Dựng dính: không được chảy nhựa sang mặt phải của vải, không bong
dộp, phải phẳng, đúng kích thước.
- Sang dấu vị trí:
+ Đúng như mẫu: Nẹp, đai gấu, tra khoá, moi
+ Đúng vị trí: Vị trí của chi tiết đúng như mẫu paton.
+ Túi: Sang dấu vào thân khớp với mẫu, với mẫu khoá, túi cần làm.

- Kiểm tra vắt sổ:
+ Màu chỉ vắt sổ phải đúng.
+ Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng).
+ Đường vắt sổ không được lỏng, sùi chỉ.
+ Bờ vắt sổ: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở mức 0,7
ly hay 0,5 ly.
- May chi tiết rời.
+ May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may
đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường
may thẳng không bị sóng, với các đường lượn phải tròn đều như mẫu.
+ May cổ: không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước các
điểm đối xứng.
- Công đoạn là: là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Dán đường may:
+ Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không càn tạp
chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng
kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất
trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích
thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa băng dán,
đường dán không được chồng chéo, dúm, nhiệt độ vừa đủ.
Chú ý: Muốn thử đường băng dán đảm bảo, người kiểm tra phải dùng
máy áp lực kiểm tra độ nén, áp lực là bao nhiêu tuỳ theo chất vải quy định.
Nếu có hiện tượng phun nước, đường dán không đúng nhiệt độ quy định,
chưa đạt yêu cầu phải dùng máy dán tăng cường để sửa chữa.
Yêu cầu đối với thành phẩm may

Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải
được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở
công đọan này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được
giao cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu
chuẩn vẫn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ cá chỉ tiêu như:
Vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù
hợp với mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi
tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt
yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Đường chỉ diễu: chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ
mũi, đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
- Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi.
- Nhãn: đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Đường chắp: phải đều, không bị xếp ly, bị dúm.
- Túi: thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khoá túi phẳng sóng.
- Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton.
- Gấu: Không được vặn bùng, diễu gấu không đều.
- Khoá ngực: Đúng vị trí, kích thước.
- Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận.
- Moi quần: Đường may đều, không sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, không
vặn bùng, không hở moi.
- Là: kỹ, cẩn thận, không được là bóng, là vào mặt phải của vải.
- Tán cúc: Chắc chắn, đúng vị trí, không xoay bẹp, chừ xuôi chiều.
- Đính cúc: Đúng màu chỉ, đúng chủng loại chỉ, chủng loại cúc không
lỏng chân cúc.
- Thân khuyết: Đúng kích thước, bờ khuyết đều, không bỏ mũi, khi
chém khuyết không được chạm vào bờ.

- Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay.
- Ô zê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi
chặt chân, đúng kích cỡ, có đệm nhựa hoặc đệm vải.
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau
thưa chính xác, không được sùi chỉ, đúng màu quy định.
2.1.2. Tình hình chất lượng hàng xuất khẩu của công ty
Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế
hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho
kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao
gồm các bước sau:
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm
tra lại khổ vải và ký hiệu vài theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu
cắt bán thành phẩm.
- Xoa phấn lên bảng giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ
lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy
cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh
nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán
thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có
đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm.
Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản
phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý
đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại

nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dựng do đó khi cắt
phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được
trôi chảy.
Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may.
Phân xưởng may là nơi sản xuất chính của công ty, bao gồm cả may và
hoàn thiện sản phẩm khép kín một công đoạn sản xuất. Trong Công ty An
Phước có 6 phân xưởng may hàng xuất khẩu với khoảng 2.500 công nhân trực
tiếp sản xuất theo quy trình khép kín tự động hóa đến 80% vậy lên những sản
phẩm mà tổ sản xuất ra chất lượng rất cao so với các năm trước tình trạng
hàng loại II giảm, hàng phế phẩm không còn.
2.1.3 Công tác quản lý chất lượng hàng xuất khẩu của công ty
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Thực chất của công tác quản lý là quản lý con người, đó là yếu tố cơ
bản của lực lượng sản xuất. Trong hệ thống sản xuất, con người luôn giữ
vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định. Nếu không có con người sẽ không
có quá trình sản xuất.
Quản lý chính là hoạt động chủ quan, có ý thức, có tính năng động của
con người khi quy mô sản xuất càng lớn, trình độ sản xuất càng phức tạp thì
vai trò tổ chức quản lý sản xuất càng cao. Nó trở thành nhân tố quan trọng để
tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong điều kiện hiện nay, do đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của thị
trường ngày càng cao thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất ngày càng
hiện đại dẫn đến đòi hỏi những người tham gia công tác quản lý chất lượng
phải có trình độ học vấn, giỏi về kỹ thuật sản xuất, hiểu máy móc thiết bị hiện
đại, đi sâu sát với thực tế sản xuất.
Tại Công ty An Phước, công tác quản lý về chất lượng sản phẩm là công
tác tổng hợp. Nó liên quan đến mọi người, mọi phòng ban và các cán bộ công
nhân tại phân xưởng sản xuất. Nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất trước

ban giám đốc công ty là trưởng phòng kỹ thuật. Đây là người chịu trách
nhiệm cao nhất về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty. Chỉ đạo việc
quản lý công tác đảm bảo chất lượng, quy trình công nghệ, kiểm tra chất
lượng bán thành phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu
của hệ thống chất lượng, thống nhất và hiệu chuẩn thiết bị đo.
Tuy nhiên, phòng kỹ thuật làm công tác quản lý chất lượng là chủ yếu.
Hầu hết đội ngũ chế mẫu của phòng kỹ thuật đều là thợ bậc cao, thường là bậc
năm. Bộ phận làm mẫu cứng đều có trình độ đại học. Bộ phận viết quy trình
kỹ thuật và dịch tài liệu kỹ thuật đều là người có trình độ đại học ngoại ngữ
và học trung cấp may để vừa có trình độ suy luận vừa có tay nghề để làm
việc.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hoặc huỷ bỏ, kiểm soát các tài liệu liên
quan đến kỹ thuật công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. Xây
dựng các định mức vật tư, nguyên phụ liệu và các chi phí khác khi đưa vào sản
xuất, kiểm tra tham mưu việc đánh giá hiệu quả công việc và hao hụt. Đồng thời
có thể đề xuất tham mưu theo dõi các kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và công
nghệ tiên tiến.
Đối với công tác quản lý chất lượng ở đơn vị sản xuất để thực hiện tốt
công tác chất lượng sản phẩm ở các đơn vị sản xuất thì ngay từ công tác làm
bản giác, chế mẫu, viết quy trình kỹ thuật cho sản phẩm mới chuẩn bị đưa vào
sản xuất, đòi hỏi phòng kỹ thuật phải làm chính xác, thâu tóm đầy đủ mọi ý
kiến đóng góp của khách hàng để có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn
chỉnh nhất, một bản quy trình tác nghiệp đầy đủ nhất để bộ phận sản xuất căn
cứ vào đó tiến hành sản xuất hàng loạt. Khi bán thành phẩm và mẫu, quy trình
kỹ thuật được đưa vào sản xuất thì ban giám đốc phân xưởng, tổ trưởng sản
xuất, KCS phân xưởng phải đề ra các biện pháp quản lý chất lượng hợp lý và
khoa học nhất. Trước khi vào sản xuất mã hàng nào cũng phải ghép thử paton

mẫu, để xem xét các bộ phận có khớp với nhau không, từ đó có thể phát hiện
ra những sai sót trong bản giác và điều chỉnh cho hợp lý.
- Đối với công nhân sản xuất ngay từ khi lĩnh bán thành phẩm lên đã
phải kiểm tra xem phân xưởng cắt có làm chính xác theo paton không? Nếu
không đúng trả lại cho phân xưởng cắt sửa chữa. Khi sản xuất sản phẩm,
người làm sau kiểm tra người làm trước, người sản xuất phải xem kỹ quy
trình, áo mẫu làm thử một sản phẩm thuộc bộ phận của mình đưa cho tổ
trưởng kiểm tra, sau đó mới được làm hàng loạt. Sản phẩm khi máy xong đều
phải được đựng vào rọ đựng hàng hoặc để trên băng chuyển. Mọi công nhân
đều phải tuân thủ nội quy của phân xưởng: Ngày lau máy 2 lần, buổi sáng vào
7 giờ, buổi chiều vào 12 giờ 20, để nhằm giữ vệ sinh công nghiệp cho sản
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
phẩm tránh để dầu mỡ dính bẩn vào các sản phẩm.
- Tổ phó sản xuất phụ trách về nguyên vật liệu thường xuyên đối chiếu với
áo mẫu, phối màu để cấp phát nguyên vật liệu theo đúng chủng loại, kích cỡ.
- Tổ trưởng là người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của cả
dây chuyền sản xuất của tổ đó. Bởi tổ trưởng là người nắm vững các yêu cầu kỹ
thuật áo mẫu, bản giác, sau đó hướng dẫn công nhân thi hành triệt để các yêu cầu
đó và thường xuyên hàng ngày kiểm tra xem công nhân có thực hiện đúng các
yêu cầu đặt ra hay không? Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với
sản phẩm của tổ mình may ra nếu sai lỗi so với sản phẩm may mẫu.
- Bộ phận KCS phân xưởng cần phải nắm vững quy trình kỹ thuật, áo
mẫu. Khi tổ trưởng rải chuyền hàng ngày, bộ phận KCS này phải thường
xuyên xuống chuyền để kiểm tra uốn nắn công nhân làm việc xem công nhân
sản xuất có tuân thủ thư góp ý của khách hàng cũng như các quy định của quy
trình kỹ thuật hay không? Khi sản phẩm cuối chuyền đã ra thì tiến hành kiểm
tra kỹ lưỡng thành phẩm xem có còn thiếu sót gì không. Nhưng đây chỉ là
biện pháp sau cùng, còn quyết định chất lượng tốt hay xấu là công tác kiểm

tra trong quá trình sản xuất.
- Đối với quản đốc phân xưởng khi nhân paton, quy trình áp mẫu về phải
tiến hành xem xét đối chiếu, ghép paton để tìm ra những điểm không hợp lý
giữa paton, áo mẫu từ đó đề ra cách xử lý. Đồng thời, nắm vững cách lắp ráp
và yêu cầu kỹ thuật của từng bộ phận. Hàng ngày, phó quản đốc phân xưởng
đều phải xuống dây chuyền sản xuất để kiểm tra công nhân làm việc, phải
xem xét kỹ từng bộ phận để nếu có sản phẩm nào sai quy trình sản xuất, phối
màu thì kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa tránh sai sót hàng loạt.
- Đối với quản đốc phân xưởng: hàng ngày nắm vững được tình hình
chất lượng sản phẩm của phân xưởng, của từng dây chuyền sản xuất thông
qua phó quản đốc phụ trách kỹ thuật và các tổ trưởng sản xuất, KCS phân
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
xưởng trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để xử lý.
Bên cạnh đó, công ty còn đề ra một số nội quy như vệ sinh sản phẩm,
bảo dưởng máy móc, quy trình kỹ thuật để làm tốt hơn nữa về công tác quản
lý chất lượng sản phẩm. Công ty còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách
hàng về chất lượng sản phẩm, nhận xét từng mã hàng đang sản xuất một cách
chi tiết tỉ mỉ nhằm rút kinh nghiệm cho các mã hàng sau.Song song công ty
còn lấy ý kiến khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ trong cả nước
bằng bảng thăm dò ý kiến khách hàng do nhân viên bán hàng của công ty trực
tiếp xin và gửi về phòng kinh doanh vào thứ 7 hàng tuần. Sau đó ban giám
đốc cùng phòng kỹ thuật sẽ xem xét xử lý, khắc phục. Đối với những mặt
hàng không đạt yêu cầu lập tức thu hồi không được lưu thông trên thị
trường( cũng có những lỗi không khắc phục được thì toàn bộ số hàng đó bị
tiêu hủy)
Đối với những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu của thị trường thì sẽ
ngưng sản xuất hoặc rút kinh nghiệm cho lô hàng sau .
Ngoài ra công ty còn tiếp nhận ý kiến đóng góp qua các kênh của truyền

thông như điện thoại, internet
2.1.4 Những biện pháp chủ yếu để quản lý chất lượng hàng xuất
khẩu của công ty
2.1.4.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến quản lý chất
lượng hàng xuất khẩu của công ty
- Đặc điểm về công nghệ.
Do quá trình sản xuất cho nhiều loại sản phẩm, mẫu mã khác nhau cho
nên công ty đã xây dựng một mô hình sản xuất theo quá trình công nghệ như
sau: Gồm 3 công đoạn ( sơ đồ 1.2)
- Giai đoạn chế thử sản phẩm (may mẫu)
- Giai đoạn cắt, thêu, may.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất
( Tài liệu phòng kỹ thuật công ty An Phước)
Trong các bước để tạo ra thành phẩm thì công đoạn may sản phẩm từ bán
thành phẩm cắt, thêu và phụ liệu là quan trọng nhất. Đây là giai đoạn mà người
công nhân sử dụng kỹ thuật của mình để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Tính hợp
lý và khoa học của quá trình may ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.
- Giai đoạn chế thử sản phẩm là giai đoạn quan trọng,vì mẫu mã của
khách hàng rất đa dạng, phức tạp và chất liệu vải rất khó làm. Vì vậy bộ phận
chế thử có trách nhiệm kiểm tra mẫu mã xem có khớp với tài liệu hay không,
chất liệu vải như thế nào, rồi từ đó máy lại sản phẩm, xem chi tiết của từng bộ
phận có gì phức tạp để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục tránh hiện tượng sai
hỏng, sửa chữa trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng của

sản phẩm.
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
19
- Chế thử sản phẩm
- Xác định quy trình
công nghệ và yêu cầu
kỹ thuật
- Thiết kế bản giác và
cho cắt bán thành phẩm
- Cắt bán thành phẩm
- Kiểm tra cắt bán
thành phẩm
- Thêu bán thành phẩm
- Cấp bán thành phẩm
cho phân xưởng may
- May sản phẩm
- Là chi tiết
- Kiểm tra sản
phẩm
- Là hơi toàn bộ sản
phẩm đã may xong
- Kiểm tra sản phẩm lần
cuối.
- Đóng gói sản phẩm
- Kiểm tra đóng gói
- Nhập kho thành
phẩm
- Xuất kho thành
phẩm
- Chuẩn bị vật tư

- Cấp vật tư theo
phiếu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Giai đoạn thiết kế bản giác là công đoạn người công nhân giác mẫu
phải kiểm tra mẫu giác xem có đúng từng chi tiết trên mẫu gốc do khách hàng
gửi sang hay không và các chỉ tiêu đó có đúng canh sợi chưa, nhiều khi mẫu
do khách hàng gửi sang không đúng với áo mẫu. Vì vậy bộ phận chế thử có
trách nhiệm kiểm tra và đánh dấu lại canh sợi trên mẫu giác, rồi từ đó người
giác mẫu tiếp tục công việc của mình thành một bản giác chính thức nhưng
trong quá trình giác mẫu do định mức của khách hàng giao cho có hạn lên các
chi tiết của mẫu giác bị trồng lên nhau, canh sợi cũng bị sai đi sẽ gây ra bị
bùng, vặn, có khi còn bị hụt. Vì vậy người giác mẫu phải chú ý từng chi tiết
và giác sao cho phù hợp với bản giác mà không ảnh hưởng đến chất lượng
của bán thành phẩm mà định mức cũng không được tăng lên.
Chính vì những điều nêu trên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty
mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong các mã hàng.
- Về phần máy móc thiết bị:
Công ty An Phước nhận thức được đây chính là phần cốt lõi của công
nghệ sản xuất hàng may mặc để có thể nâng cao năng lực sản xuất và tăng
cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới. Do vậy, trong
những năm vừa qua công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các máy
móc được đầu tư là của các nước có công nghệ sản xuất hàng may mặc tiên
tiến như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện tại công ty có:
- Máy vẽ sơ đồ GGT
- Máy ép keo Kannegiesser tự động
- Máy ép thân áo Kannegisser tự động
- Máy đống nút tự động
- Máy thùa khuy tự động
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369

20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
- Máy may Yuki tự động
- Máy ép áo vest tự động
- Hệ thống giác sơ đồ Accumark tự động
Mặc dù máy móc được đầu tư với số lượng tương đối nhưng số cán
bộ,công nhân có tay nghề nắm bắt kịp thời với công nghệ còn hơi mỏng nên
gây ra lãng phí mà năng suất lao động chưa khai thác được tối đa. Vì vậydễ
gây ra tình trạng làm chưa đúng, chưa đẹp, có khi còn bị rách gây ra lãng phí
mà chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu và gây ra mất lòng tin với
khách hàng.
Vì vậy trong khi đầu tư thiết bị phải đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sao cho có
hiệu quả tránh tình trạng sản xuất mà chất lượng của sản phẩm cũng không cao.
- Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp phương hướng quản lý
chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo cung cấp những vật liệu đạt yêu
cầu về chất lượng cho sản xuất nhằm tạo ra được những sản phẩm cao nhất.
- Vải hầu hết nguyên vật liệu đều nhập từ thị trường nước ngoài như
Nhật và Pháp.
- Về chỉ: Công ty kiểm tra các quận chỉ loại 5.000m phải dai không bục
đạt yêu cầu kỹ thuật chỉ 50/3 dùng để may, chỉ 60/3 dùng để vắt sổ, chỉ 20/3
dùng làm chỉ giêng khi thừa.
- Về khuy: Phải dùng kích cỡ, mầu sắc, rộng đường kính đúng quy định
không bị bong mạ sơn, nếu là khuy đồng thì không bị xỉn mầu.
- Vải lót như vải tráng cao su làm hàng dán thì không được bong lớp cao
su tráng bên trong, không được nhăn dúm.
- Về khoá: phải đúng chủng loại, có độ trơn, không được bật đầu khoá.
Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm tới công tác bảo quản nguyên vật
SV: Nguyễn Thị Uyên MSSV: TC400369
21

×