Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ngành Nông học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản báo cáo, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo khoa Nông Lâm,
trường Đại học Tây Bắc, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn: thầy giáo Th.S.Nguyễn Hoàng Phương,
giảng viên khoa nông lâm trường Đại Học Tây Bắc, Tống Mạnh Hổ, cán bộ
TTNCTN Nông lâm nghiệp, Thuận Châu- Sơn La, người đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình.
Xin trân trọng cảm ơn:
- Các cán bộ, công nhân viên trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm
nghiệp Thuận Châu –Sơn La.
- Các Thầy giáo, Cô giáo khoa Nông lâm và các sinh viên lớp Nông Học
K52, khoa Nông Lâm trường Đại Học Tây Bắc, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.
- Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của Thầy giáo, Cô giáo, gia
đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Sơn La, ngày 04 tháng 12 năm2014
Sinh viên thực hiện
Hà Văn Tâm
1
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TTB: Nhiệt độ trung bình.
Tthấp: Nhiệt độ tối thấp.
Tcao: Nhiệt độ tối cao.
RHTB: Ẩm độ trung bình.
RH thấp: Ẩm độ tối thấp.
RH cao: Ẩm độ tối cao.


Mm: milimets.
Cm: centimet.
Cm
3
: cntimet khối
Cm
2
: centimet vuông.
M
2
: Mét vuông.
CT: Công thức.
P0,05: Độ tin cậy 95%.
LAI: Chỉ số diện tích lá.
ĐK bắp: Đường kính bắp.
P1000 hạt: khối lượng 1000 hạt.
NSLT: Năng suất lý thuyết.
NSTT: Năng suất thực thu.
SST: Số thứ tự.
TB: Trung bình.
LVN25: Giống ngô lai việt nam 25.
TTNC: Trung tâm nghiên cứu.
HS: Hiệu suất.
K
2
0: kali nguyên chất.
N: Nitơ (đạm).
Ha: hecta.
Cs: Cộng sự.
BVTV: Bảo vệ thực vật.

P
2
0
5
: Lân
Ctv: Cộng tác viên
HĐKHCN: hội đồng khoa học công nghệ
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
3
3
I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L) đã được con người trồng hàng nghìn năm nay. Ngô
là một trong những cây quan trọng trên thế giới. Một số nước vùng Trung Mĩ,
Nam Mĩ và Châu Phi dùng ngô làm lương thực chính.
Ngô là cây ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nên ngô
được sử dụng với 3 mục đích chính như: làm lương thực cho con người, thức ăn
gia súc và nguyên liệu cho nghành công nghiệp khác. Ngoài ra người dân
còn tận dụng lõi ngô dùng làm chất đốt hoặc nghiền nhỏ ra làm giá thể trồng
nấm, tinh bột ngô làm nhiên liệu sinh học dùng chạy máy móc, nấu rượu,…
Hiện nay có khoảng 670 mặt hàng được chế biến từ ngô như bánh ngô, sữa
bắp, bột ngô, mì ăn liền từ ngô, cháo ngô…
Trên thế giới diện tích ngô đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước, sản
lượng đứng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
Tại Việt Nam ngô được trồng phổ biến ở phía Bắc trong đó Sơn La với
diện tích 162.000 ha ngô mỗi vụ (2013), sản lượng bình quân 600.000 - 700.000
tấn, Sơn La được coi vựa ngô lớn nhất cả nước. Trong đó diện tích tập trung chủ
yếu ở huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Yên Châu…Và một số huyện có diện tích
trồng ít như Thuận Châu… chủ yếu là trồng độc canh, thời gian đất trống sau

mùa vụ là tương đối lâu nên ta có thể trồng gối vụ hoặc trồng xen canh,
Khi tiến hành trồng xen cây họ đậu với ngô. Các cây trồng xen như: đậu
tương, đậu nho nhe, lạc là cây được chú ý hơn cả, (do bộ rễ chúng có nốt sần có
khả năng cố định đạm sinh học cao), thân lá của các cây ngoài dùng làm thức ăn
cho gia súc còn sử dụng làm phân xanh cung cấp một lượng đạm lớn cho đất,
cho cây trồng, che phủ đất và giảm cỏ dại ngoài ra còn làm tăng thu nhập cho
người dân từ việc trồng xen.
Tại Sơn La diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước, trong đó Thuận Châu chỉ
một số khu vực trồng ngô và diện tích tương đối ít và chỉ trồng 1 vụ/năm. Với
diện tích đất hạn hẹp và mỗi năm chỉ trồng một vụ nên ta có thể tiến hành trồng
xen cây họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu nho nhe, đậu đen) để có thể tăng thêm
4
4
thu nhập và vừa cải tạo đất, tăng độ che phủ …Đối với việc trồng xen đậu tương
với ngô thì tại đây người dân ít trồng hoặc nếu có thì sử dụng các giống từ nơi
khác đến nên khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên, khí hậu thấp và điều
kiện chăm sóc khác nhau nên năng suất không cao, khả năng sinh trưởng phát
triển kém.
Đứng trước thực trạng trên, với mong muốn thay đổi phương thức canh
tác độc canh của người dân sang các biện pháp canh tác trồng xen cây họ đậu
với cây trồng chính (Ngô). Với hướng trồng xen cây đậu tương (giống bản
địa) với cây ngô nhằm nâng cao năng suất cây trồng chính, tạo thêm sản
phẩm thu hoạch, cải tạo đất và tăng thêm thu nhập cho người dân tại khu vực
huyện Thuận Châu.
Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ trồng
xen cây đậu tương với cây ngô tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông –
lâm nghiệp, Thuận Châu – Sơn La vụ hè thu năm 2014”.
1.2 .Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định mật độ trồng xen phù hợp không ảnh hưởng đến sinh trưởng

phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây
ngô.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại.
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại,
năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng xen.
5
5
II. TỔNG QUAN
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới.
Trên thế giới ngô là một trong năm loại cây lương thực chính, đứng thứ ba
sau lúa mì và lúa nước, có khả năng thích ứng rộng, được trồng từ 55
0
vĩ Bắc
đến 40
0
vĩ Nam thuộc 69 nước trên thế giới, đồng thời có khả năng thích ứng tốt
với các điều kiện sinh thái môi trường và địa bàn khác nhau, từ độ cao 1 - 2 m so
với mặt nước biển ở vùng Andet - Peru đến gần 4.000m (Ngô Hữu Tình, 1997),
[9]. Trong 10 năm gần đây năng suất ngô đã được tăng lên đáng kể, cùng với
những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai, sự kết hợp những phương pháp
truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong
canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và
lúa nước, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực và protein động vật cho hơn 6
tỷ người dân trên hành tinh. Ngô lai đã phát triển nhanh chóng và hấp dẫn như
vậy là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai, các biện pháp kỹ thuật liên
hoàn trong đó sử dụng phân bón hợp lý là biện pháp giúp tăng tới 40% năng suất

ngô. Tình hình sản xuất ngô thế giới không ngừng tăng về diện tích đặc biệt là
năng suất đã đem lại sản lượng lớn.
Bảng 2.1.: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới 2007 - 2012
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1992 136,77 3,9 533,59
2007 158,53 4,9 789,88
2008 162,87 5,1 830,26
2009 158,84 5,2 820,02
2010 163,82 5,2 849,79
2011 171,78 5,2 885.29
2012 176,99 4,9 875,1
(Nguồn: )
Vào năm 1992, tổng diện tích trồng ngô trên thế giới là 136,77 nghìn ha với
năng suất bình quân chỉ đạt 3,9 tấn/ ha và sản lượng chỉ đạt 533,59 nghìn tấn, nhưng
đến năm 2007 năng suất đã đạt 4,9 tấn/ ha, diện tích đạt 158,33 nghìn ha và sản
lượng đạt 789,88 nghìn tấn. Trong những năm tiếp theo diện tích, năng suất và sản
6
6
lượng liên tục tăng trong các năm tiếp theo. Đến năm 2011 năng suất và sản lượng
đạt cao nhất với năng suất của năm 2011 đạt 5,2 tấn/ ha, sản lượng đạt 885,29 nghìn
tấn. Đến năm 2012 diện tích vẫn tiếp tục tăng đạt 176,99 nghìn ha, nhưng năng suất
và sản lượng lại giảm so với năm 2011 chỉ còn 4,9 tấn/ ha và 875,1 nghìn ha.
Kết quả trên có được, trước hết là do sự ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu

thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kĩ
thuật canh tác. Đặc biệt từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong
chọn giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học
thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác ngô đã góp phần đưa sản lượng
ngô của thế giới tăng lên.Với 52% trồng bằng giống tạo ra bằng công nghệ sinh
học, năng suất ngô nước Mỹ năm 2005 đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu
ha. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đạt 35,2 triệu ha,
riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha chiếm 73% trong tổng số hơn 37,5 triệu ha
ngô của nước này. (GMO. COMPASS)
Sản suất ngô tại một số nước trên thế giới năm 2012
Bảng 2.2.sản xuất ngô tại một số nước trên thế giới năm 2012
Quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lượng
(ngìn tấn)
Mỹ 67,55 6,3 422,96
Trung Quốc 335,6 6,0 208,26
Brazil 142,3 5,0 71,3
EU-27 183,1 5,1 94,09
Argentina 35 7,3 25,7
Ukraine 43,7 4,8 20,96
Ấn độ 84 2,5 21,06
Mexico 69,2 3,2 22,07
Nam Phi 34,6 3,7 12,5
Canada 14 8,4 11,7
Toàn cầu 1769,9 4,9 910.6
Theo Đại học Tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây khi thế

giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế biến
ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung
Quốc, Riêng ở Mỹ, năm 2002 - 2003 đã dùng 25,5 triệu tấn ngô để chế biến
ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190,5
triệu tấn ngô (Oxfarm, 2004).
7
7
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tại Việt Nam
Những năm trước đây năng suất ngô ở nước ta rất thấp so với năng suất
ngô thế giới, năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn hecta;
đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn
400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc
hậu.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ 1961 – 2013
Năm
1961 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
DT(1000/ha 229,2 1052,6 1033,1 1096,1 1140,2 1089,2 1125,7 1121,3 1156,6 1172,5
NS(tạ/ha) 11,4 36,0 37,3 39.3 40.1 40.1 41.1 43.1 43.0 44.3
SL(1000/ha) 260,1 3787,1 3854,6 4303,2 4573,1 4371,7 4625,7 4835,6 4973,6 5193,5
(Nguồn: số liệu năm 2013: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa
mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước
ta, góp phần nâng năng suất lên gần 3,7 triệu tấn/ha vào đầu những năm 2006.
Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy
vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng
giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác
theo đòi hỏi của giống mới, một sự bắt đầu có lẽ quá muộn, nhưng tiếp sau đó
lại rất vững chắc được đánh giá là với tốc độ nhanh hiếm thấy. Tỷ lệ trồng giống

lai ở nước ta từ 0,1% trên hơn 400 nghìn hecta trồng ngô năm 1990 đã tăng lên
khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta diện tích trồng ngô năm 2007 đã đưa
Việt Nam vào một trong những nước sử dụng giống lai cao và có năng suất cao
của khu vực Đông Nam Á. Những năm tiếp theo từ 2008 - 2012 diện tích, sản
lượng, năng suất ngô của Việt Nam ngày càng tăng và giữ đượcvị trí của mình
trên khu vực Trần Hồng Uy (2001)[32].
2.1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La
8
8
Lê Thông, Lê Huỳnh [16] chú thích rằng: Tỉnh Sơn La nằm ở vùng Tây
Bắc, diện tích đất tự nhiên là 1403.8 km
2
, diện tích đất canh tác chỉ có 9.3 nghìn
ha, đa phần diện tích đất có độ dốc >25
o
. Toàn bộ tỉnh có độ cao trên 500 m nên
có những điểm đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu. Cụ thể như sau:
Về khí hậu: Khí hậu Sơn La mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt. Tháng nóng
nhất nhiệt độ trung bình chỉ đạt 24,9
0
C, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống tới 14
0
C.
Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt mạnh nên có những tiểu khí hậu được hình
thành, tại một số thung lũng nhiệt độ tối cao có thể đạt tới là 42
0
C, nhiệt độ tối
thấp có thể xuống tới 0
0
C. Biên độ dao động nhiệt độ lớn: Mùa hè 8-9

o
C, mùa
đông 10-15
0
C. Nhiệt độ trung bình năm là 21
0
C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa:
Mùa đông lạnh, khô kéo dài từ tháng X đến tháng III, tháng I là tháng lạnh nhất.
Mùa hè nóng ấm kéo dài từ tháng IV đến tháng IX, tháng VI, VII là hai tháng
nóng nhất. Chế độ mưa ẩm của Sơn La phân hoá theo mùa, mùa đông ít mưa, độ
ẩm không khí thấp (75-76%), mùa mưa từ tháng V đến tháng IX. Lượng mưa
trung bình toàn tỉnh là: 1200-1600 mm. Nhìn chung, Sơn La là tỉnh khá khô hạn.
Về thổ nhưỡng: Phấn lớn đất đai của tỉnh phát triển trên đá vôi, một số ít
phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng đó
là: Tầng đất khá dày, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất tương đối cao.
Các loại đất chính của Sơn La là: Đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ
khác nhau, đất mùn phát triển ở các vùng núi phía Nam, Ngoài ra còn có đất phù
sa ven sông Mã, sông Đà. Nhìn chung đất Sơn La thuộc loại trung bình đến
nặng, độ pH biến động: 5-6,5. Như vậy có thể thấy việc phát triển sản xuất ngô
ở Sơn La là khá phù hợp.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và lược sử phát triển
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại hoà thảo thuộc loại Zea và chỉ thấy ở
dạng trồng. Loại Zea thuộc chi Maydeae (Pilger,1940). Năm 1937, Linnaeus đã
đặt tên ngô là Zea mays. “Zea” có nghĩa là loài hoà thảo có hoa đơn tính,
“Mays” có nguồn gốc từ người da đỏ[2].
Cây ngô đã được con người thuần hoá và trồng hàng nghìn năm nay,
nguồn gốc cây ngô đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Đinh
9
9
Thế Lộc và CS [18], đồng ý với quan điểm của các kết quả khảo cổ ở Mexico đã

cho thấy dấu vết hạt ngô và lá bi, ước tính tuổi của các bộ phận này khoảng
4500 năm. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thế Hùng [15] lại cho rằng: Cây ngô đã
xuất hiện khoảng 5000 năm trước công nguyên.
Tuy có sự sai khác về thời gian nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất
cho rằng: Thổ dân da đỏ cổ đại đã thuần hoá và lan truyền cây ngô ở Châu Mĩ.
Tại đây, ngô là loại cây lương thực chính và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, tập
tục và cuộc sống của các bộ tộc tại đây.
Nguồn gốc di truyền của cây ngô có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Tuy
nhiên, các tác giả Đinh Thế Lộc và CS [18], Ngô Hữu Tình [9], Nguyễn Thế
Hùng [15], Nguyễn Văn Hiển [25] và Trần Văn Minh [19] đều thống nhất ý kiến
về nguồn gốc di truyền cây ngô và được tóm lược như sau:
1. Là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi
Andropgoneae.
2. Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loại Á châu thuộc chi Maydeae và
Andropgoneae.
3. Là con lai giữa ngô bọc, Teosinte và Tripsacum.
4. Là con lai của ngô bọc Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ tới Teosinte.
5. Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng rẽ từ một dạng tổ tiên chung.
6. Teosinte là nguồn gốc của Ngô sau 1 hoặc nhiều đột biến.
Ngày nay, từ những luận cứ khoa học nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giả
thuyết thứ 3: Ngô trồng hiện đại có nguồn gốc từ ngô bọc - dạng dại của nó đã
phát sinh ở Mêxicô (Trung Mỹ). Ngô bọc nguyên thuỷ đã lai tự nhiên với
Teosinte và Tripsacum thành nhiều dạng cây, một trong những dạng đó đã trở
thành ngô trần
sang (phía Bắc), con đường thứ hai từ Indonesia sang (phía Nam).
Cây ngô đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình tại Việt Nam, diện
tích, năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng cùng với những tiến bộ kĩ thuật
được áp dụng trong sản xuất. Cuối năm 1985 kĩ thuật trồng ngô đông trên đất
10
10

ướt sau lúa được áp dụng thành công ở miền Bắc mở ra một vụ ngô mới nâng
cao sản lượng ngô của Việt Nam [11].
Năm 1991 giống DK-888 được nhập nội và khá thích hợp với điều kiện
Việt Nam mở ra một giai đoạn mới trong sản xuất ngô. Trong những năm gần
đây nhà nước đã có những chính sách thích hợp đưa ngô lai vào sản xuất vì vậy
diện tích ngô lai tăng nhanh từ 100.000 ha năm 1994 lên 450.000ha năm 2000.
Dự tính diện tích trồng ngô lai năm 2005 đạt 800.000 ha bằng 80% diện tích
trồng ngô [11]. ngày nay.
Năm 1499 Cripxtop Columbo đưa cây ngô về Châu Âu và từ đó cây ngô
đã lan truyền ra khắp Châu Âu. Vào những năm đầu thế kỷ XVI người Bồ Đào
Nha đã đưa cây ngô tới Tây Phi, Ấn Độ và Trung Quốc và từ đó cây ngô trở
thành cây lương thực quan trọng thứ 3 thế giới sau lúa mì và lúa nước.
Đinh Thế Lộc và cộng sự [18] chú thích rằng,từ thời Khang
Hy(1663-1723) Trần Thế Vinh sang sứ nhà Thanh và đã lấy được giống ngô
mang về trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên theo Trần Văn Minh [19] Cây ngô có lẽ
được du nhập vào nước ta theo hai con đường: con đường thứ nhất từ Trung
Quốc
Hiện nay, gần 80% diện tích trồng ngô trên thế giới sử dụng các giống
ngô cải tiến trong đó 2/3 là các giống ngô lai, 13% là các giống thụ phấn tự do
còn lại là các giống ngô biến đổi gene [2].
2.2.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
Từ khi cây ngô được sử dụng như 1 loại lương thực đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về thành phần hoá học của hạt ngô. Những bộ phận khác nhau
của hạt ngô có thành phần hoá học khác nhau. Đường Hồng Dật [11] chỉ ra rằng:
Hạt ngô có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt ngô có chứa tương đối đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho người và gia súc. Bột ngô chiếm 65% - 83% khối lượng
hạt, trong 100 kg có 20-21 kg gluten, 73-75 kg bột (tương đương với 63 kg tinh
bột hoặc 77 kg dextrin). Tách mầm từ 100 kg hạt ngô có thể ép được từ 1,8-2,4
11
11

kg dầu ăn và gần 4 kg khô dầu. Trong phôi ngô có nhiều khoáng, vitamin và
khoảng 30% - 45% dầu.
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
2.2.2.1 Hệ rễ ngô
Theo Đinh Thế Lộc và CS [18] Nguyễn Thế Hùng [15]: Ngô giống như
các loài cây hoà thảo khác có hệ rễ chùm, căn cứ vào hình thái vị trí và thời gian
phát sinh có thể chia rễ ngô thành 3 loại:
- Rễ mầm: Phát triển từ rễ sơ sinh của phôi, tồn tại trong thời gian ngắn
( từ khi ngô nảy mầm đến khi ngô có 4-5 lá).
- Rễ đốt: Phát triển từ những đốt thấp nằm dưới mặt đất từ 3-4 cm. Rễ đốt
xuất hiện khi ngô có 3-4 lá sau đó phát triển rất nhanh và chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Rễ chân kiềng: Là loại rễ đốt mọc ở đốt gần sát mặt đất, rễ thường to,
nhăn, ít phân nhánh.
Tác giả Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu Tình [9] quan sát thấy: Rễ mầm
của ngô có 2 loại là rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.
2.2.2.2. Thân, lá ngô
Tác giả Nguyễn Thế Hùng [15] nhận định: Thân ngô đặc, đường kính từ
2-4 cm, chiều cao có thể từ 2-4 m. Trong điều kiện bình thường cây ngô cao 1,8-
2m và có số lóng thay đổi tuỳ giống.
- Giống ngắn ngày, cao 1,2-1,5 m có 14-15 lóng.
- Giống trung ngày, cao 1,8- 2,0 m có 18-22 lóng.
- Giống dài ngày, cao 2,0-2,5 m, có 20-22 lóng.
Chiều dài các lóng, hình thái các lóng trên thân ngô thay đổi tuỳ thuộc điều
kiện chăm sóc và giống (Đinh Thế Lộc và CS [18], Nguyễn Thế Hùng [15]).
Theo Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu Tình [9], Đinh Thế Lộc và CS [18],
Nguyễn Thế Hùng [15]: Lá ngô có 4 loại là:
- Lá mầm: Là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá
với vỏ bọc lá.
- Lá thân: Là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên
những đốt thân.

12
12
- Lá ngọn: Là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở
trên các đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi: Là những lá bao bắp.
Theo Trân Đức Hạnh [14]: thì nhóm ngô ngắn ngày có: 12-14 lá; nhóm
ngô trung ngày có 14-16 lá; nhóm ngô dài ngày có trên 16 lá.
2.2.2.3. Cơ quan sinh sản cây ngô
Cây ngô không giống những cây hoà thảo khác, ngô có hoa đực và hoa cái
tách biệt trên cùng 1 cây. Hoa đực ở đỉnh ngọn thường gọi là cờ ngô, hoa cái
sinh ra ở trong những mầm phụ gọi là bắp (Nguyễn Thế Hùng )[15].
Các tác giả Đinh Thế Lộc và CS [18], Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu
Tình [9] đều đồng ý với nhận định trên và bổ sung thêm như sau: Hoa tự đực
(bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp sếp theo kiểu chùm bông được gọi là bông
cờ gồm một trục chính có nhiều gié. Các gié mọc đối nhau, mỗi gié có 2 chùm
hoa, mỗi chùm 2 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mỏng, màu trắng. Bắp ngô
được tạo ra từ các mầm nách ở phần giữa thân. trên 1 cây ngô có thể tạo ra (phân
hoá) được nhiều bắp ngô nhưng do quá trình phân hoá không đều lượng chất
dinh dưỡng cung cấp không đầy đủ nên trên mỗi cây ngô chỉ có từ 1-2 bắp có
hạt cho thu hoặc gọi là bắp hữu hiệu. Một bắp ngô gồm có: cuống bắp, bắp ngô.
hoa cái cấu tạo gồm 3 bộ phận: Râu ngô (Vòi nhị cái), bầu nhị cái và 2 mày hoa
nằm dưới chân nhụy cái.
2.2.3. Quá trình sinh trưởng và phát triển
Theo Nguyễn Thế Hùng [15], Đinh Thế lộc và CS [18] cây ngô có các
thời kỳ sinh trưởng sau:
- Thời kỳ nảy mầm (từ khi gieo đến khi có 3 lá thật).
- Thời kỳ ngô cây con (tính từ khi ngô có 3 lá đến khi ngô có 7-9 lá thật
(khi phân hoá hoa).
- Thời kỳ vươn cao (từ khi phân hoá hoa đến khi trỗ cờ).
- Thời kỳ nở hoa (trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh).

13
13
- Thời kỳ chín (từ khi thụ tinh đến chín).
Tác giả Trần Đức Hạnh [14]: cho rằng ngô có các giai đoạn sinh trưởng
sau: Giai đoạn từ gieo - mọc đến có 3 lá; Giai đoạn từ 3 lá đến trỗ cờ phun râu;
giai đoạn từ phun râu đến chín
Theo (2003) [26]:
Cây ngô có các giai đoạn sinh trưởng phát triển như sau:
- Giai đoạn 1 (Giai đoạn sinh trưởng ban đầu).
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn sinh trưởng thân lá).
- Giai đoạn 3 (Giai đoạn sinh trưởng sinh thực).
- Giai đoạn 4 (Giai đoạn làm hạt).
2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô
2.2.4.1. Yêu cầu về nhiệt độ, nước, ánh sáng và đất trồng ngô.
Các tác giả Đinh Thế Lộc và CS [18], Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu
Tình [9], Nguyễn Thế Hùng [15], đã lập luận rằng: Cây ngô là loại cây trồng có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển
là 25-30
0
C.
- Lúc gieo hạt ngô: Khi gieo nếu nhiệt độ thấp hơn 13
0
C, phần lớn các
giống ngô không nảy mầm. Nếu nhiệt độ khi gieo thấp dưới 15
0
C thời gian nảy
mầm sẽ kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém,
chăm sóc khó khăn, năng suất thấp.
- Giai đoạn ngô trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ phấn cây ngô rất mẫn
cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là từ 22-28

0
C. Nếu giai
đoạn này gặp điều kiện bất thuận có nhiệt độ thấp hơn 13
0
C hoặc cao hơn 35
0
C
sức sống của hạt phấn giảm mạnh hoặc bị chết, khả năng thụ phấn của cây ngô
kém dẫn đến bắp ngô ít hạt, thậm chí không có hạt.
Andre Gors [34]cho rằng: Lượng nước tưới có trong mùa hè sẽ quyết định
năng suất ngô, cũng chính lượng nước này sẽ quyết định lượng phân bón. Để
ngô phát huy hết năng suất cần 60-80 mm mưa mỗi tháng để ngô phát huy hết
tiềm năng năng suất. Những vùng mùa hè khô, ngô không được tưới năng suất
ngô chỉ khoảng 40-50 tạ/ha, việc tưới nước có thể thu thêm 15-18 tạ nếu tưới 2-
14
14
3 lần, mỗi lần 40-60 mm, tưới vào những lúc căng thẳng. Nếu tưới 1-3 lần vào
những lúc căng thẳng có thể đạt năng suất ngô từ 70-80 tạ/ha.
Theo Ngô Đức Thiệu, Hà Học Ngô [7] độ ẩm đất từ 30% -40% ngô mọc
chậm và không đều, dù các thời kỳ sau có được chăm sóc tốt ngô vẫn chín
không đều. Thời kỳ 3-4 lá đến 7-8 lá độ ẩm đất từ 50% -60% làm giảm năng
suất ít hơn so với độ ẩm 30% -40% hay 90% -100%. Trong suốt quá trình
sinh trưởng cây ngô yêu cầu độ ẩm đất thích hợp từ 70% -85%, thấp hoặc cao
hơn đều không có lợi cho sinh trưởng phát triển và có thể giảm năng suất từ
9% -32%.
Tác giả Đào Thế Tuấn [4] nhân định: Cây ngô cần lượng nước từ 500-800
mm để sinh trưởng, phát triển tốt. Ngô là cây ít chịu hạn. Tuy nhiên tác giả
Nguyễn Thế Hùng [15] lại cho rằng cây ngô chỉ cần lượng nước tưới từ 3000-
4000m
3

tương đương với lượng mưa từ 300-400 mm.
Cùng quan điểm trên tác giả Trần Đức Hạnh [14] cho rằng: Ngô là cây
trồng cạn rất mẫn cảm với độ ẩm đặc biệt là chế độ ẩm của đất.
Đào Thế Tuấn [4] khi nghiên cứu về ngô đã nhận định: Ngô ra hoa sớm
nhất lúc ngày dài chừng 10-12 giờ/ngày. Nếu ngày dài hơn nữa thì nó ra hoa
chậm hoặc không ra hoa.
Theo Nguyễn Thế Hùng [15] ngô là cây trồng có phản ứng trung tính với
ánh sáng, hầu hết các giống ngô đang trồng ra hoa không phụ thuộc vào thời
gian chiếu sáng vì vậy có thể trồng nhiều vụ ngô trong 1 năm.
Theo Đinh Thế Lộc và CS [18], Nguyễn Thế Hùng [15], Trương Đích
[13], Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu Tình [9] đất trồng ngô tốt nhất là đất thịt
nhẹ, giàu mùn, thông thoáng, ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ
đất thịt trung bình đến đất cát pha.
Tác giả Đào Thế Tuấn [5] cho rằng ngô thuộc nhóm không chịu chua,
độ PH thích hợp từ 6,0-7,5. Thích hợp với đất thịt nhẹ, khả năng mọc ở đất
mặn yếu.
2.2.4.2. Đặc điểm sử dụng chất dinh dưỡng, phân bón
15
15
Ngô là loại cây có khả năng tạo ra một khối lượng vật chất rất lớn trong
một vụ trồng, vì vậy ngô hút từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn trong quá
trình sống [18]. Theo Nguyễn Thế Hùng [15] lượng đạm cây ngô hút trong một
vụ trong điều kiện thâm canh cao từ 260-270 kgN. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập trung nhiều nhất vào
giai đoạn từ 25-75 ngày sau trồng tương đương với thời kì 4-9 lá đến trỗ cờ (đối
với giống ngô có thời gian sinh trưởng 125 ngày).
Theo Ngô Hữu Tình [9] Cây ngô hút Kali nhiều nhất vào các thời kì
giữa của quá trình sinh trưởng: 25 ngày đầu cây ngô hút 9%; 25 ngày tiếp
theo là 43%; thời kì phun râu là 30%; thời kì tạo hạt 15%; thời kì chín 3%.
Như vậy các thời kì lớn vọt (tạo đốt), thụ phấn thụ tinh, chín sữa và chín cây

ngô cần nhiều kali.
Với giống ngô có thời gian sinh trưởng 125 ngày, cây ngô cần khoảng
30% lượng lân trong 50 ngày đầu; 65% trong 50 ngày tiếp theo và 5% trong 25
ngày cuối [18].
Theo Andre Gors[34]: Nhu cầu dinh dưỡng tính theo 1 tạ hạt khô là: 2.5
kg N; 1,2 kg P
2
O
5
; 2 kg K
2
O. Ngô có nhu cầu dinh dưỡng lớn nhất vào thời gian
ra hoa và hình thành hạt (3/4 lượng đạm được hút trong 1/3 thời gian sinh
trưởng) nhưng thời kỳ này đối với ngô lại diễn ra trong mùa hè vì vậy nước
thường là yếu tố giới hạn năng suất dù số lượng chất dễ tiêu là bao nhiêu. Sinh
trưởng trong mùa hè cây ngô sẽ sử dụng rộng rãi được quá trình khoáng hoá
mạnh của phân chuồng và những chất hữu cơ dự trữ trong đất, nhất là trong
những tháng nóng nhất trong năm nhất là khi trời mưa.
Tác giả Vũ Hữu Yêm [24] nhận định: Hiệu suất bón đạm cho ngô: 0–40
N: Mỗi kg N làm tăng năng suất 3.9 kg; 40 N tiếp theo mỗi kg N làm tăng năng
suất ngô 35.75 kg; Từ 80-120 N mỗi kg N làm tăng năng suất 13.5 kg. từ 120-
160 N mỗi kg N làm tăng năng suất 9.25 kg. Hàm số tương quan giữa năng suất
ngô và lượng đạm bón là: y = 0.00146x
2
+ 0.477 x + 40.9.
Đào Thế Tuấn [4] ngô yêu cầu nhiều K nhất rồi đến N, ít nhất là lân. Để
tạo ra 1 tạ thu hoạch kinh tế ngô cần hút 3kg N; 0,6kg P
2
O
5

; 3kg K
2
O.
16
16
2.2.5. Tình hình sâu bệnh hại ngô
2.2.5.1. Sâu hại ngô
Theo [29]: Tập
đoàn sâu hại ngô khá phong phú. Chúng là một trong những nguyên nhân làm
giảm năng suất. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ðức Khiêm (2005)[17] cũng
cho thấy, tập đoàn sâu hại ngô ở vùng Hà Nội gồm 35 loài, trong đó có 5 loài
thường xuyên gây hại. Kết quả điều tra sâu hại ngô ở Ðức Trọng - Lâm Ðồng
của Lưu Tham Mưu và ctv. (1995) [31] thu được 22 loài Những nghiên cứu
về sinh học, sinh thái của những loài sâu hại chính đã có nhưng chưa nhiều [17]
Theo Nguyễn Đức Khiêm [17]: Cho tới nay có khoảng hơn 100 loài côn
trùng phá hoại trên ngô. Căn cứ tính chất mức độ phổ biến có thể chia sâu hại
ngô thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Gồm những sâu hại chủ yếu trên cây ngô, gây tác hại ở nhiều
nơi hoặc trong từng vùng, chúng bao gồm: Sâu xám, sâu cắn lá nõn ngô, sâu đục
thân ngô, rệp ngô.
Nhóm 2: Gồm những loại sâu hại phổ biến ở nhiều vùng và thường gặp
trên những ruộng ngô, nhưng không gây thiệt hại đáng kể: Châu chấu lúa, dế
mèn, dế trũi, bọ xít, bọ xít xanh, bọ xít hoa đỏ, sâu róm, sâu xanh, sâu khoang.
Nhóm 3: Gồm những sâu hại có thấy trên cây ngô nhưng mật độ thấp và
chưa bao giờ thấy gây ra tác hại đáng kể đối với cây ngô. Thuộc về nhóm này có
thể kể một số loài như: Bọ ba ba, bọ nhảy, bọ hung có sừng, bọ xí nhỏ.
Theo kết quả điều tra của cục BVTV thì hiện nay trên ngô có các loại sâu
hại chủ yếu sau: Sâu đục thân, rệp, sâu cắn lá nõn [12].
2.2.5.2. Bệnh hại ngô
Bệnh hại là vấn đề làm giảm năng suất nghiêm trọng không chỉ tại Sơn La

mà tại tất cả các vùng trồng ngô trên thế giới, Theo Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề
[1], Đinh Thế Lộc và CS [18], Trương Đích [13], Trần Văn Minh [19], Ngô Hữu
Tình [9]: Bệnh hại trên ngô gồm có: Nhóm bệnh virus (vàng lá, xoắn lùn), bệnh
khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum
Pess), bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis), bệnh bạch tạng
17
17
(Sclerospora maydis), bệnh phấn đen (Ustilago maydis), bệnh gỉ sắt (Puccinia
maydis). Tác giả Nguyễn Tấn Dũng [12] bổ sung thêm bệnh mốc hồng ngô
(Gibberella fujikuroi).
Đinh Thế Lộc và CS [18] cho rằng cùng với việc thâm canh, sử dụng các
giống ngô lai, giống nhập nội là việc phát triển mạnh một số loại bệnh như khô
vằn, phấn đen, bạch tạng, gỉ sắt Tác giả Nguyễn Thế Hùng [15], Trần Văn Minh
[19], Trương Đích [13], Nguyễn Tấn Dũng [12] cho rằng hiện nay các loại bệnh
hại chủ yếu trên ngô là: Khô vằn, bạch tạng, đốm lá. Trong đó bệnh khô vằn là
bệnh gây hại nhiều hơn cả.
Bệnh khô vằn là bệnh nấm hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới
hiện đang trồng ở nước ta. Tuỳ theo mức độ bệnh, năng suất trung bình cây ngô
có thể giảm từ 20% - 40%, những cây ngô bị bệnh có vết bệnh lan tới bắp, bông
cờ thì tác hại rất lớn, có thể làm mất năng suất tới hơn 70%. Bệnh gây hại nặng
trên ngô đông, ngô xuân, ngô hè thu [1].
Theo Nguyễn Thế Hùng [15] bệnh đốm lá là loại bệnh phổ biến nhất ở
các vùng trồng ngô trên thế giới và Việt Nam, mức độ thiệt hại tuỳ thuộc vào
giống, mùa vụ và kỹ thuật canh tác. Bệnh gây hại trên lá, thân, lá bi và trên hạt.
Tác hại của bệnh chính là làm giảm khả năng quang hợp và rút ngắn tuổi thọ của
lá. Năng suất ngô có thể bị giảm từ 12-30%.
Bệnh bạch tạng phổ biến ở các nước nhiệt đới, bệnh do nấm (Sclerospora
maydis) gây ra, bệnh phát sinh và gây hại ở cả đồng bằng và miền núi nước ta,
bệnh phá hại chủ yếu ở thời kỳ cây mới mọc có 2 -3 lá thật đến giai đoạn ngô có
8-9 lá. Bệnh phát sinh, phá hại nặng từ tháng 10 -4 hàng năm. Mức độ gây hại

tuỳ thời vụ, giống nhưng có thể lên tới 70-80% [1].
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng và sinh trưởng
2.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng
Ngô là loại cây có khả năng tạo ra một khối lượng vật chất rất lớn trong
một vụ trồng, vì vậy ngô hút từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn trong quá
trình sống.
18
18
Theo Nguyễn Thế Hùng (2000) [15], lượng đạm cây ngô hút trong một
vụ trong điều kiện thâm canh cao từ 260-270 kg N. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sống nhưng tập trung nhiều nhất vào
giai đoạn từ 25-75 ngày sau trồng tương đương với thời kì 4-9 lá đến trỗ cờ (đối
với giống ngô có thời gian sinh trưởng 125 ngày).
Theo Ngô Hữu Tình, (2003)[9] Cây ngô hút Kali nhiều nhất vào các
thời kì giữa của quá trình sinh trưởng: 25 ngày đầu cây ngô hút 9%; 25 ngày tiếp
theo là 43%; thời kì phun râu là 30%; thời kì tạo hạt 15%; thời kì chín 3%. Như
vậy các thời kì lớn vọt (tạo đốt), thụ phấn thụ tinh, chín sữa và chín cây ngô cần
nhiều kali.
Nhu cầu dinh dưỡng tính theo 1 tạ hạt khô là: 2.5 kg N; 1.2 kg P2¬O5; 2
kg K20. Ngô có nhu cầu dinh dưỡng lớn nhất vào thời gian ra hoa và hình thành
hạt (3/4 lượng đạm được hút trong 1/3 thời gian sinh trưởng) nhưng thời kỳ này
đối với ngô lại diễn ra trong mùa hè vì vậy nước thường là yếu tố giới hạn năng
suất dù số lượng chất dễ tiêu là bao nhiêu. Sinh trưởng trong mùa hè cây ngô sẽ
sử dụng rộng rãi được quá trình khoáng hoá mạnh của phân chuồng và những
chất hữu cơ dự trữ trong đất, nhất là trong những tháng nóng nhất trong năm
nhất là khi trời mưa,[9].
2.3.2 Sinh thái
Theo (Đường Hồng Dật (2005); Nguyễn Tấn Dũng (2005), Ngô Hữu
Tình,(2003) [11], [12], [9], Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt
đới.Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-30

o
C.
- Lúc gieo hạt ngô: Khi gieo nếu nhiệt độ thấp hơn 13
o
C, phần lớn các
giống ngô không nảy mầm. Nếu nhiệt độ khi gieo thấp dưới 15
o
C thời gian nảy
mầm sẽ kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này kém,
chăm sóc khó khăn, năng suất thấp.
- Giai đoạn ngô trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ phấn cây ngô rất mẫn
cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là từ 22-28
oC
. Nếu giai
19
19
đoạn này gặp điều kiện bất thuận có nhiệt độ thấp hơn 13
o
C hoặc cao hơn 35
o
C
sức sống của hạt phấn giảm mạnh hoặc bị chết, khả năng thụ phấn của cây ngô
kém dẫn đến bắp ngô ít hạt, thậm chí không có hạt.
Lượng nước tưới có trong mùa hè sẽ quyết định năng suất ngô, cũng
chính lượng nước này sẽ quyết định lượng phân bón.Để ngô phát huy hết năng
suất cần 60-80 mm mưa mỗi tháng để ngô phát huy hết tiềm năng năng suất.
Những vùng mùa hè khô, ngô không được tưới năng suất ngô chỉ khoảng 40-50
tạ/ha, việc tưới nước có thể thu thêm 15-18 tạ nếu tưới 2-3 lần, mỗi lần 40-60
mm, tưới vào những lúc căng thẳng. Nếu tưới 1-3 lần vào những lúc căng thẳng
có thể đạt năng suất ngô từ 70-80 tạ/ha.

Tác giả Trần Hồng Uy [32] cho rằng độ ẩm đất từ 30% -40% ngô mọc
chậm và không đều, dù các thời kỳ sau có được chăm sóc tốt ngô vẫn chín
không đều. Thời kỳ 3-4 lá đến 7-8 lá độ ẩm đất từ 50%-60% làm giảm năng suất
ít hơn so với độ ẩm 30% -40% hay 90% -100%. Trong suốt quá trình sinh
trưởng cây ngô yêu cầu độ ẩm đất thích hợp từ 70% -85%, thấp hoặc cao hơn
đều không có lợi cho sinh trưởng phát triển và có thể giảm năng suất từ 9%
-32%.
Đào Thế Tuấn, (1978) [5] cây ngô cần lượng nước từ 500-800mm để sinh
trưởng, phát triển tốt. Ngô là cây ít chịu hạn. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thế
Hùng, (2000) [6] lại cho rằng cây ngô chỉ cần lượng nước tưới từ 3000- 4000m
3
tương đương với lượng mưa từ 300-400 mm.
Đào Thế Tuấn, (1978) [5] ngô ra hoa sớm nhất lúc ngày dài chừng 10-12
giờ/ngày. Nếu ngày dài hơn nữa thì nó ra hoa chậm hoặc không ra hoa.
Theo Nguyễn Thế Hùng, (2000) [15] ngô là cây trồng có phản ứng trung
tính với ánh sáng, hầu hết các giống ngô đang trồng ra hoa không phụ thuộc vào
thời gian chiếu sáng vì vậy có thể trồng nhiều vụ ngô trong 1 năm.
Đinh Thế Lộc và CS, (1997); Nguyễn Thế Hùng (2000), Ngô Hữu Tình,
2003) [18], [15], [9]: đất trồng ngô tốt nhất là đất thịt nhẹ, giàu mùn, thông
thoáng, ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt trung bình đến
đất cát pha.
20
20
Tác giả Đào Thế Tuấn,(1978)[4] cho rằng ngô thuộc nhóm không chịu
chua, độ PH thích hợp từ 6.0-7.5. Thích hợp với đất thịt nhẹ, khả năng mọc ở đất
mặn yếu.
2.4 Cơ sở khoa học và thực tế của trồng xen
* Cơ sở khoa học:
-Một số luận điểm về trồng xen và canh tác đa tầng:
Nhìn chung, mục đích của người nông dân là sử dụng đất tối đa để thu lợi

nhiều nhất trên mảnh đất của mình mà vẫn duy trì những đặc trưng về độ phì của
đất. một trong những khả năng có thể đáp ứng được các mục đích này là khai
thác đất trong một hệ thống cây trồng goi là trồng xen. Boursard (1982), quan
niệm trồng xen là phối hợp các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diên tích,
tạo nên một tổng thể thực vật có nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp với
nhau giữa các cây trồng có vóc dáng và hệ dễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây
trồng này nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất từ các độ cao và hệ thống
rễ khai thác các tầng đất khác nhau.[33]
Cũng trên quan điểm trồng xen, Korikanthimath (1994) cho rằng trồng
xen hay trồng phối hợp bằng cách đa dạng hóa các cây trồng thì ngược với cây
trồng thuần mà mục đích chính là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một sản phẩm
duy nhất và tăng tổng thu nhập cho nông dân từ cây trồng phụ. Hiệu quả cơ bản
các nguồn sản xuất các cây trồng như không gian, đất, bức xạ mặt trời và nước
có thể đạt tối đa như áp dụng các hệ thống canh tác đa tầng.đó là hệ thống đa
canh có các thành phần cây trồng khác nhau.[33]
- Theo Cầm Thị Tươi (2011)[36], ptích mối quan hệ cạnh tranh
Trong trồng xen, hai cây trồng phát triển có thể quan hệ lẫn nhau theo
những cách sau:
- Cạnh tranh: trong mối quan hệ này, năng suất của một cây có thể tăng
cùng việc giảm năng suất của cây khác. Trường hợp này gọi là sự đền bù và cây
có lợi thế về năng suất gọi là cây trội và cây bất lợi về năng suất gọi là cây bị lấn
át Huxley và Maigu, (1978); Wiley R.W, 1979.
21
21
- Bổ sung: đây là trường hợp năng suất của một cây trồng sẽ giúp cho việc
tăng năng suất cây khác. Điều này coi như sự hợp tác lẫn nhau và khả năng này
không thường xuyên (Willey R.W,1979).[35]
- Phụ thêm: trong trường hợp này năng suất của một cây trồng không ảnh
hưởng một chút nào đến năng suất của cây khác. Điều này sảy ra khi thời gian
chín của cả hai cây trồng xen hoặc thời gian sinh trưởng của chúng cách xa nhau

(Willey R.W, 1979).
- Ngăn cản lẫn nhau: đây là trường hợp mà năng suất thực của mỗi loại cây
ít hơn mong muốn. trương hợp này sảy ra trong thực tế ( Willey R. W, 1979) .
* đánh giá thuận lợi về trồng xen
Theo Phan Huy Chương (2011) [35]. Khi nghiên cứu hiệu quả của trồng
xen, Aijer, 1949 đã nêu những thuận lợi sau:
- Sự ổn định năng suất lớn hơn trải qua những mùa khó khăn.
- Sử dụng tốt hơn những nguồn tài nguyên thiên nhiên (ánh sáng, dinh
dưỡng, nước….).
- Khống chế dịch bệnh và cỏ dại tốt hơn.
- Một cây hỗ trợ cây khác.
- Một cây phòng hộ cây khác.
- Chống xói mòn nhờ tán cây che phủ mặt đất.
- Thích hợp với người nông dân sản xuất nhỏ.
Willey R.W, 1979, đánh giá thuận lợi của trồng xen với ba hình thức cơ bản là:
- Năng suất của những cây trồng xen phải vượt hơn năng suất của những
cây trồng thuần cao nhất. đây là một chỉ tiêu truyền thống để đánh giá việc trồng
lẫn ở đồng cỏ (Donald, 1963 ; Vanden Bergh,1968 . Chỉ tiêu dựa vào giả thiết
năng suất mỗi thành phần có thể chấp nhận bằng nhau và người nông dân
thường không tính đến những yếu tố đóng góp vào năng suất tối đa.
-Trồng xen phải đầy đủ năng suất của cây trồng chính cộng với năng suất
của cây trồng thứ hai. Chỉ tiêu nay áp dụng với những nơi trồng một vài cây
lương thực thiết yếu hoặc cây trồng có giá trị cao.
22
22
- Năng suất trồng xen phối hợp phải vượt năng suất của của từng cây trồng
cộng lại. chỉ tiêu này áp dụng đối với những nơi trồng cả hai những cây trồng
tham gia trồng xen để thỏa mãn đòi hỏi về ăn về phân bố lao động, chống lại sự
may rủi của thi trường. cơ sở của đánh giá trồng xen là cho năng suất nhiều hơn
cây trồng giêng rẽ. điểm quan trọng ở đây là yêu cầu năng suất trồng xen có liên

kết không nhất thiết phải vượt năng suất của cây trồng cao nhất.
2.5. Cơ sở thực tế của trồng xen
Kinh nghiệm trồng xen canh của bà con nông dân nước mình có rất nhiều,
đã trở thành tập quán có tính truyền thống của nền kinh tế tiểu nông tự cung tự
cấp là chính. Họ có thể trồng rất nhiều các cây trồng xen như: trồng ngô với đậu
tương, đậu nho nhe, với lạc, lúa với dưa,…. Nhưng họ trồng không theo một quy
trình hay kĩ thuật nào, mà họ trộn giống cây trồng xen với cây trồng chính, nên
khi trồng họ vô tình cầm được hạt nào họ sẽ trồng hạt đó luôn đẫn đến mật độ
cây trong nương, vườn không đồng đều nên có thể làm giảm năng suất mùa vụ
của người dân.
Với nhược điểm trên nên phải có nhiều nghiên cứu, thực nghiệm để nắm
được kỹ thuật trồng xen đối với từng loài. Khi nắm được những kỹ thuật đó có
thể phổ biến cho người dân để họ có thể nắm được kỹ thuật đó và áp dụng vào
trong thực tiễn sản suất. Để nông dân có thể tăng được sản phẩm thu hoạch,
phần nào làm giảm được rủi ro do những yếu tố bất lợi gây ra.
2.6 Một số kết quả nghiên cứu về trồng xen cây đậu tương với cây ngô
Cầm Thị Tươi (2011) “ Nghiên cứu giải pháp trồng xen Ngô với Lạc, Đậu
Tương tại xã Phiêng Luông - Mộc Châu vụ hè - thu năm 2011”. Đã nghiên cứu
và đưa ra kết luận rằng:
“Cây sinh trưởng, phát triển tốt tuy nhiên do không bấm ngọn nên số cành
cấp 1 trên cây khá ít trung bình là 0,2 cành/ 1 cây .Trong quá trình ra hoa cây bị
ban Miêu gây hại nhiều một phần cũng làm ảnh hưởng tới năng suất quả sau
này. Giống Đậu tương trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trong nằm
khoảng 91-92 ngày.”
23
23
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên giống ngô LVN25

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm NCTN Nông Lâm nghiệp – Thuận
Châu – Sơn La
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
24
24
Đề tài được thực hiện từ tháng 06 đến tháng 11 năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Đối với cây ngô:
+) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển.
+) Nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh.
+) Nghiên cứu năng suất và hiệu quả kinh tế.
Đối với cây trồng xen
+) Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển.
+) Nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh.
+) Nghiên cứu năng suất và hiệu quả kinh tế
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kê và công thức thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô thí nghiệm là: 21,6 m
2
. Diện tích cả
khu thí nghiệm là: 260 m
2
.
+ CT1: Khoảng cách hàng 30 cm, khoảng cách cây 10 cm tương ứng với
mật độ 34 cây/m
2
+ CT2: Khoảng cách hàng 30 cm, khoảng cách cây 15 cm tương ứng với
mật độ 23 cây/m

2
(Đối chứng)
+ CT3: Khoảng cách hàng 40 cm, khoảng cách cây 10 cm tương ứng với
mật độ 25 cây/m
2
+ CT4: Khoảng cách hàng 40 cm, khoảng cách cây 15 cm tương ứng với
mật độ 17 cây/m
2
Sơ đồ thí nghiệm:
25
25
CT 3 CT 2 CT 4 CT 1
CT 4 CT 3 CT 1 CT 2
CT 1 CT 4 CT 2 CT 3

×