Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 98 trang )



MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CAO SU TỰ NHIÊN
THẾ GIỚI 4
I. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CAO SU TRÊN THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI 4
1. Giới thiệu về cây cao su 4
2. Lịch sử cây cao su 4
3. Một số đặc điểm của cây cao su 5
4. Ứng dụng của cây cao su 6
II. DIỄN BIẾN THỊ TRƢỜNG CAO SU TỰ NHIÊN THẾ GIỚI
TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 7
1. Tình hình sản xuất cao su tự nhiên 7
2. Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên 10
3. Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên 15
4. Biến động giá cao su tự nhiên 18
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ
XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN 21
1. Kinh nghiệm của Thái Lan 21
2. Kinh nghiệm của Indonesia 23
3. Kinh nghiệm của Malaysia 24
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU
TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO 26
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TỰ NHIÊN
TRONG NƢỚC 26


1. Tình hình sản xuất cao su tự nhiên trong nước 26


1.1. Diện tích 26
1.2. Sản lượng 28
1.3. Năng suất 29
2. Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước 30
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM
TRƢỚC VÀ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 31
1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu 31
1.1. Khối lượng xuất khẩu 31
1.2. Kim ngạch xuất khẩu 33
2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 36
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 38
4. Chi phí sản xuất, giá xuất khẩu và chất lượng sản phẩm xuất khẩu 42
4.1. Chi phí sản xuất 42
4.2. Giá xuất khẩu 43
4.3. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu 46
III. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO
SU TỰ NHIÊN 48
1. Các chính sách của Nhà nước 48
1.1. Chính sách phát triển sản xuất 48
1.2. Chính sách phát triển xuất khẩu 50
2. Cam kết quốc tế 51
2.1. Cam kết trong khu vực ASEAN 51
2.2. Cam kết khi gia nhập WTO 52
2.2.1. Cam kết về mở cửa thị trường 52
2.2.2. Cam kết về trợ cấp 53
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN
CỦA VIỆT NAM 55

1. Thuận lợi và khó khăn 55
1.1. Thuận lợi 55
1.2. Khó khăn 56


2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 56
2.1. Thành tựu 56
2.2. Hạn chế và nguyên nhân 57
CHƢƠNG III. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 60
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP
WTO 60
1. Cơ hội 60
2. Thách thức 62
II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
TỚI 64
1. Các yếu tố khách quan 64
1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trên Thế giới 64
1.2. Xu hướng giá cao su tự nhiên trên Thế giới 64
1.3. Các rào cản thuế và phi thuế của các nước nhập khẩu 65
1.4. Điều kiện khí hậu ở các vùng trồng cây cao su 66
2. Các yếu tố chủ quan 66
2.1. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước 66
2.2. Sự hỗ trợ của Hiệp hội cao su Việt Nam 67
III. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CAO SU TỰ
NHIÊN CỦA VIỆT NAM TỚI NĂM 2015 67
1. Định hướng 67

1.1. Định hướng phát triển sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam 68
1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 69
2. Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 70
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 71


1. Giải pháp dành cho Nhà nước 71
1.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách 71
1.1.1. Chính sách vốn 71
1.1.2. Chính sách trợ cấp 73
1.2. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu 74
1.3. Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ và quản lý chất lượng
75
2. Giải pháp dành cho ngành cao su 76
2.1. Tăng cường công tác dự báo cung-cầu và giá cả cao su thế giới 76
2.2. Đưa ra quy hoạch ngành cụ thể và khuyến cáo kịp thời cho người nông
dân 76
2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông đối với cao su tiểu điền 77
2.4. Tăng cường vai trò của Hiệp hội cao su Việt Nam 77
3. Giải pháp dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su 78
3.1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư 78
3.2. Đổi mới giống cây trồng 79
3.3. Phát triển nguồn nhân lực 79
3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế
80
3.5. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm 80
3.6. Xây dựng hệ thống thu mua hiệu quả 82
3.7. Mở rộng và tái cơ cấu thị trường 82

3.8. Đẩy mạnh hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu 83
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AC-FTA
ASEAN-China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung
Quốc
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AK-FTA
ASEAN-Korea Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn
Quốc
AMS
Aggregate Measurement of Support
Lượng hỗ trợ gộp
ANRPC
Association of natural rubber
producing countries
Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên
BTA
USA-Vietnam Bilateral Trade
Agreement
Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam-Hoa Kỳ

CEPT
Common Effective Preferential Tariff
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung
CV
Constant Viscosity
Cao su nhớt cố định
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agricultural Organization
Tổ chức nông lâm Liên Hợp Quốc
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized System of Preference
Hệ thống ưu đãi phổ cập
HS
Hamormized System
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
IRA
International Rubber Association
Hiệp hội cao su quốc tế
IRCO

International Rubber Conference
Organization
Tổ chức hợp tác cao su quốc tế
IRSG
International Rubber Study Group
Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế
ISO
International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KLXK

Khối lượng xuất khẩu
KNXK

Kim ngạch xuất khẩu
MFN
Most Favour Nation
Tối huệ quốc
NT
Nation Treatment
Đãi ngộ quốc gia
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
RRIV
Rubber Research Institue of Vietnam

Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
RSS
Rubber Smoked Sheet
Cao su tờ xông khói
SIR
Standardized Indonesia Rubber
Cao su tiêu chuẩn kĩ thuật Indonesia
STR
Standardized Thailand Rubber
Cao su tiêu chuẩn kĩ thuật Thái Lan
SVR
Standardized Vietnam Rubber
Cao su tiêu chuẩn kĩ thuật Việt Nam
TBT
Technical Barriers to Trade
Hàng rào kĩ thuật trong thương mại
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam
VRA
Vietnam Rubber Association
Hiệp hội cao su Việt Nam
VRG
Vietnam Rubber Group
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu thụ cao su tự nhiên tại một số thị trường lớn trên thế giới giai
đoạn 2000-2010 13
Bảng 1.2: Xuất khẩu cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010 15
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su ở Việt Nam giai đoạn
2000-2010 26
Bảng 2.2: Tỷ trọng của một số thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
Nam giai đoạn 2006-2010 41
Bảng 3.1: Mục tiêu diện tích và sản lượng cao su tự nhiên Việt Nam tới năm
2015 và 2020 70


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sản xuất cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010 7
Hình 1.2: Sản lượng cao su tự nhiên tại một số nước sản xuất chính giai đoạn
2000-2010 9
Hình 1.3: Sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010 11
Hình 1.4: Tiêu thụ cao su tự nhiên phân theo khu vực giai đoạn 2007-2010 12
Hình 1.5: Biến động giá cao su tự nhiên và giá dầu thô thế giới giai đoạn
2000-2010 18
Hình 2.1: Khối lượng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su tự
nhiên của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 32
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam giai đoạn

2000-2010 34
Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2005-2010 36
Hình 2.4: Khối lượng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung
Quốc giai đoạn 2001-2010 39
Hình 2.5: Giá cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 43
Hình 2.6: Giá cao su tự nhiên xuất khẩu của một số nước xuất khẩu chính trên thế
giới giai đoạn 2000-2010 45




1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đưa ra định hướng
cho giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
trong 5 năm đạt 7 - 7,5%; cho tới năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 2.000 USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm,
tới năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 126 tỷ USD và đến năm 2020 cân
bằng được xuất nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như
trên, cần xác định các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có khả năng
cạnh tranh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời mở
rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn
vốn quốc tế.
Cùng với gạo, cà phê, cao su tự nhiên cũng là một trong số các nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Kể từ năm 2006 tới
nay, Việt Nam luôn duy trì được vị trí thứ 5 về sản xuất và thứ 4 về xuất khẩu

cao su tự nhiên trên Thế giới. Chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2011,
xuất khẩu cao su tự nhiên ước đạt 120.500 tấn, kim ngạch 532,5 triệu USD, cao
hơn nhiều so với 76.700 tấn và 193,7 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Mỗi năm
ngành cao su đã đem lại thu nhập vô cùng lớn cho đất nước, giải quyết hàng
nghìn công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, khai thác một cây công
nghiệp dài ngày có giá trị sử dụng lớn như cao su còn góp phần cải tạo môi
trường, hoàn thiện chính sách định canh, định cư ở nhiều địa phương.
Qua mỗi năm, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên
của Việt Nam đều không ngừng tăng lên, tuy nhiên, những con số này chưa
thực sự ổn định. Đặc biệt khi tham gia vào WTO, ngành cao su có thể tiếp cận
với rất nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, có được lợi thế công bằng
2

hơn trên thị trường quốc tế nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít
khó khăn. Cao su Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm chất lượng
cao cũng như phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ giá cả quốc tế.
Chính vì vậy, để xác định đúng hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu
cao su thiên nhiên Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản
phẩm cũng như giá trị xuất khẩu, chúng ta cần nghiên cứu diễn biến thị trường
cao su thế giới, phân tích tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam trong những
năm gần đây, đặc biệt dưới những tác động của việc gia nhập WTO; từ đó đề ra
các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cũng như phát triển bền vững ngành
cao su Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã quyết định chọn đề tài:
“Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của
Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thị trường cao su tự nhiên thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010;
Phân tích tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong giai

đoạn 2000-2010; nhận định những điểm thuận lợi và khó khăn, thành tựu và
hạn chế;
Đưa ra định hướng và đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
Nam và các vấn đề liên quan trong những năm gần đây. Sản phẩm cao su xuất
khẩu được nghiên cứu trong phạm vi khóa luận là các sản phẩm cao su tự
nhiên của Việt Nam có mã số HS 400110, 400121, 400122, 400129, 400130,
400510, 400520, 400591 và 400599.
3

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tiến hành nghiên cứu về thị trường
cao su tự nhiên thế giới và hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
tới các thị trường quốc tế trong giai đoạn 2000-2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
người viết sử dụng các phương pháp phân tích – tổng hợp, đối chiếu – so
sánh, diễn giải – quy nạp và phương pháp thống kê kinh tế để thực hiện khóa
luận.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng và
các hình, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về thị trường cao su tự nhiên thế giới;
Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO;
Chương 3. Định hướng và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thu
Hằng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình em thực

hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu song thời gian nghiên
cứu cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi
những điểm thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét và chỉ
bảo của các thầy cô giáo và sự tham gia góp ý của các bạn để kiến thức được
hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Đỗ Thùy Linh
4

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG
CAO SU TỰ NHIÊN THẾ GIỚI

I. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CAO SU TRÊN THỊ TRƢỜNG THẾ GIỚI
1. Giới thiệu về cây cao su
Cao su (tên khoc học: Hevea brasiliensis) là một loài cây thân gỗ
thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng về kinh
tế lớn nhất trong chi Hevea. Cao su có được vai trò to lớn đó là do chất lỏng
chiết ra được gọi là nhựa cây (nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là
nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Chiều cao của cây cao su có thể
đạt tới trên 30 mét. Nhựa mủ có màu màu trắng hoặc vàng tồn tại trong các
mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo
hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt
độ tuổi 5-6 năm, người ta có thể bắt đầu thu hoạch nhựa mủ. Quá trình thu
hoạch được gọi là cạo mủ cao su, được thực hiện bằng cách rạch các vết
vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa
mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây. Nhựa mủ sẽ được
thu thập trong các thùng nhỏ gắn vào thân cây. Các cây già hơn cho nhiều
nhựa mủ hơn nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30
năm.

2. Lịch sử cây cao su
Năm 1743, trong chuyến du khảo đến những kinh vĩ tuyến ở Guyanes,
hai Hải quân người Pháp là Fresnau F. và De la Condamine C. đã chú ý đến
một loại cây có lá kép, mọc thành chùm tụ tán. Cây này có mủ trắng như sữa,
khi đọng lại có độ dính, độ mềm dẻo và độ đàn hồi rất cao. Trong khi đó, thổ
dân người Maina sống ở miền Nam sông Amazone cũng thường dùng thứ mủ
5

này để làm nhựa bẫy chim và nắn thành những vật dụng dùng hàng ngày như
chén, thau, chậu, đồ chơi hay tượng thần để thờ cúng. Những vật dụng này
tương tự như những hiện vật tìm thấy trong nền văn hóa Maya của Châu Mỹ
La tinh vào thế kỷ thứ XI. Sau đó, Fresnau F. và De la Condamine C. đã vẽ
hình cây này với đầy đủ chi tiết về hoa, lá, quả, hạt và gửi về Pháp để giới
thiệu với Viện hàn lâm khoa học. Đó chính là những hình ảnh và kiến thức
đầu tiên về cây cao su. Ít lâu sau, người ta đã biết dùng mủ cao su để chế tạo
những loại vải không thấm nước. Tên gọi “cao su” vốn có xuất xứ từ thổ âm
xứ Peru là “caa” (cây) và “ochu” (chảy ra, khóc). Vì vậy, nguồn gốc nguyên
thủy của cái tên “cao su” nghĩa là nước mắt của cây.
Năm 1846, Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp
cao su lưu hóa. Năm 1890, hai anh em Michelin sáng chế ra cặp vỏ ruột xe
bơm hơi. Kể từ đó, công nghệ chế biến cao su phát triển mạnh mẽ. Cây cao
su cũng đồng thời trở thành một loại cây công nghiệp có vị trí hàng đầu đối
với các tập đoàn tư bản. Từ những bản vẽ ban đầu của hai nhà hàng hải trên,
cây cao su đã được mang đi trồng ở các vùng thuộc địa da đen, da vàng. Cho
tới ngày nay, người ta còn coi cao su như một loại “vàng trắng”.
3. Một số đặc điểm của cây cao su
Cây cao su chỉ được thu hoạch trong 9 tháng, 3 tháng còn lại không
được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này,
cây sẽ chết. Chiều cao thông thường của một cây cao su là khoảng 20 mét. Rễ
cây cao su ăn rất sâu xuống mặt đất; vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt; lá thuộc

dạng lá kép và mỗi năm rụng lá một lần.
Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ
22
0
C - 30
0
C (tốt nhất ở 26
0
C - 28
0
C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được
nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
6

Cây cao su bắt đầu cho khai thác mủ vào lúc cây được 5 tuổi, chu vi
thân cây đạt khoảng 50 cm và quá trình này có thể kéo dài vài ba chục năm.
Độ dốc của vết cạo mủ từ 20 đến 35

độ, vết cạo không được sâu quá 1,5 cm
và không được chạm vào tầng sinh gỗ vì có thể làm vỏ cây không thể tái sinh.
Ngoài những đặc tính trên, cây cao su còn là một loại cây khá độc. Chất
mủ của cây có thể làm giảm tuổi thọ của người khai thác từ 3-5 năm nếu làm
việc trong khoảng thời gian dài.
4. Ứng dụng của cây cao su
Ngoài sản xuất latex dạng nước, nhựa mủ cao su chủ yếu được dùng để
sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên hiện nay là một vật liệu kỹ thuật hết
sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới, mặc dù đang phải cạnh tranh với
cao su nhân tạo, hay còn gọi là cao su tổng hợp. Công nghiệp săm lốp thế giới
tiêu dùng hàng năm 75% tổng lượng cao su tự nhiên. Phần còn lại được dùng

làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm như găng tay, sản phẩm y tế, các
loại giày dép, nệm cao su.
Bên cạnh mủ, cây cao su còn một số giá trị sử dụng khác. Quả cao su
được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. Gỗ từ cây cao su được sử dụng trong sản
xuất đồ gỗ. Loại gỗ này được đánh giá cao vì có thớ dày, ít co, màu sắc hấp
dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh
giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau
khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Có thể nói, cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày có giá trị sử
dụng và khả năng khai thác vô cùng lớn. Vì vậy, hiện nay ở nhiều quốc gia
đang phát triển như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, cây cao su đang được
trồng rộng rãi tại những vùng miền có khí hậu thích hợp và sản phẩm cao su
7

tự nhiên đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các
nước này.
II. DIỄN BIẾN THỊ TRƢỜNG CAO SU TỰ NHIÊN THẾ GIỚI TRONG
GIAI ĐOẠN 2000-2010
1. Tình hình sản xuất cao su tự nhiên
Hình 1.1: Sản xuất cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên - ANRPC
Hình 1.1 cho thấy xu hướng chung của sản xuất cao su tự nhiên trên thế
giới là sản lượng qua mỗi năm hầu như đều tăng lên đáng kể, với mức tăng
trung bình là 4,3%/năm. Năm 2000, con số này mới chỉ ở mức 6.764 nghìn
tấn, sau 5 năm là 8.925 nghìn tấn (tăng 31,9% so với năm 2000) và sau 10
năm, theo ước tính của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC),
sản lượng đạt tới 10.250 nghìn tấn (tăng 51,54% so với năm 2000). Sản lượng
cao su tăng đột biến vào năm 2003, 2004 và 2006 với mức tăng tương ứng là

9,3%, 9,1% và 9,8%. Và trong 11 năm từ 2000 tới 2010, chỉ có hai năm,
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
8

lượng cao su sản xuất ra của Thế giới mới vượt qua được ngưỡng 10 triệu tấn,
đó là năm 2008 với sản lượng 10,02 triệu tấn và năm 2010 với 10,25 triệu tấn.
Năm 2008 và năm 2010 đều được đánh giá là đã ghi nhận bước phục hồi
mạnh mẽ của ngành cao su cũng như các ngành khác sau những cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới trầm trọng.
Mặc dù tăng trưởng tương đối đều nhưng sản lượng cao su tự nhiên của
Thế giới cũng bị giảm đột ngột vào hai năm 2007 (giảm từ 9.798 nghìn tấn
năm 2006 xuống 9.783 nghìn tấn) và năm 2009 (giảm từ 10.014 nghìn tấn
năm 2008 xuống còn 9.624 nghìn tấn), với mức giảm trung bình là 2%/năm.

Năm 2007, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới đều gặp rất
nhiều khó khăn (mưa lớn và bạo loạn ở Thái Lan, bão lũ ở Malaysia và Ấn
Độ). Cho tới năm 2009, ngay từ đầu năm, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó
khăn lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu
thụ ô tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp
và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 -
60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình trạng này đã được khắc phục
vào cuối năm 2009 và tiến triển tốt hơn vào năm 2010. Lượng cung cao su tự
nhiên thế giới tăng lên 6,5% và đạt mức 10.250 nghìn tấn trong năm 2010.
Đông Nam Á chính là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế
giới, với 3 quốc gia luôn đứng đầu về sản lượng cao su qua các năm là Thái
Lan, Indonesia và Malaysia. Sản lượng của 3 nước này chiếm xấp xỉ 70% sản
lượng cao su của toàn thế giới và khoảng 75% sản lượng của toàn châu Á
(Hình 1.2). Tiếp đến là Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc. Xếp sau nữa là Sri
Lanka, Brazil, Philipin và một số quốc gia khác như Liberi, Campuchia,
Nigeria. Tại châu Mỹ latinh, hầu như chỉ có Brazil trồng cao su. Quốc gia này
có sản lượng khá thấp (xấp xỉ 100 nghìn tấn/năm) nhưng lại có nhu cầu tiêu
9

thụ cao, vì vậy cao su tại Brazil chủ yếu là để phục vụ tiêu dùng trong nước,
chứ không phải để xuất khẩu như các nước khác.
Hình 1.2: Sản lƣợng cao su tự nhiên tại một số nƣớc sản xuất chính
giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên - ANRPC
Ngay từ khi mới xuất hiện ở Thái Lan, cao su đã sớm trở thành mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này. Kể từ năm 2000 cho tới nay, Thái
Lan đã vượt Indonesia và Malaysia để trở thành nước sản xuất và xuất khẩu
cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, với sản lượng luôn ở mức trên 2.000 nghìn

tấn mỗi năm. Cho tới năm 2009, hơn 2,72 triệu hecta đất ở Thái Lan được
dành để trồng loại cây này, trong đó, tập trung chủ yếu ở miền nam Thái Lan.
Hai quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia giữ vị trí thứ 2 và 3 trong
bảng xếp hạng các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới. Mặc dù có đà tăng
trưởng khá mạnh và vững chắc, đặc biệt là khoảng thời gian từ năm 2000 đến
2008 ở Indonesia, sản lượng đã tăng lên tới 83%, nhưng cả hai nước đều bị
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thái Lan
Indonesia
Malaysia
Ấn Độ
Việt Nam

Trung Quốc
10

thất thu lớn vào năm 2009, sản lượng giảm 11,3% ở Indonesia và 20,1% ở
Malaysia. Nguyên nhân là vì lũ lụt đã xảy ra khá trầm trọng tại khu vực này
vào những tháng cuối năm 2009, cùng với những thay đổi khí hậu theo chiều
hướng tiêu cực do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Tuy nhiên, tới năm
2010, khi tình hình thời tiết được cải thiện cùng với giá cao su trên thị trường
thế giới tăng cao đã khiến lượng cung của hai quốc gia này tăng lên đáng kể.
Indonesia đã đạt mức 2.843 nghìn tấn và con số này ở Malaysia là 870 nghìn
tấn, tăng 16.5% và 13% so với năm trước.
Trong những tháng đầu năm 2011, Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế
(IRSG) đã đưa ra dự báo nguồn cung cao su thế giới có thể sẽ tăng thêm 6,2%
vào năm 2011 và 6,5% vào năm 2012, tương ứng với mức sản lượng 10,886
triệu tấn và 10,916 triệu tấn.
2. Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên
Theo thống kê của IRSG, trung bình mỗi năm trên thế giới tiêu thụ
khoảng 9,7 triệu tấn cao su tự nhiên, trong đó hơn 50% là để phục vụ cho
ngành săm lốp. Nhu cầu của các nước tiêu thụ, đặc biệt tại các nền kinh tế
phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil, tăng rất mạnh; trong
khi nguồn dự trữ ở cả các nước sản xuất, các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng
sản xuất lốp xe đều eo hẹp. Trong 3 năm trở lại đây, giá cao su tăng quá cao
khiến thương gia và các nhà sản xuất không dám mua nhiều, dẫn đến việc kho
dự trữ không được củng cố nên nhu cầu về cao su tự nhiên được dự đoán sẽ tiếp
tục tăng trong những năm tới.
Hình 1.3 cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới có xu hướng
tăng đều trong 11 năm (từ 7.313 nghìn tấn năm 2000 lên 9.963 nghìn tấn năm
2010). Trong khi sản xuất cao su tăng trưởng với tỷ lệ 4,35% qua mỗi năm thì
con số này đối với mức tiêu thụ chỉ là 3,14%.
11



Hình 1.3: Sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên - ANRPC
Kể từ sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á,
đặc biệt trong những năm 1997-1999, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên đã
được cải thiện đáng kể. Mức tăng trưởng đáng ghi nhận nhất của lượng cầu về
cao su tự nhiên là tăng 9,6%, từ 7.952 nghìn tấn năm 2003 lên đến 8.718
nghìn tấn vào năm 2004. Nhưng lượng tiêu dùng cao su lại đạt mức cao nhất
vào năm 2008 (10.173 nghìn tấn, tăng 0,3% so với năm trước). Tuy nhiên,
con số này không ổn định vì lượng tiêu dùng sau đó lại giảm mạnh 7,7% chỉ
trong 1 năm vì ngành ô tô phải hứng chịu hậu quả nặng nề của tình trạng suy
thoái thế giới. Mặc dù vậy, năm 2010, thị trường cao su tự nhiên thế giới đã
đạt được những bước khả quan trở lại khi nhu cầu tiêu thụ đã hồi phục 6,1%.
Nếu xem xét theo khu vực, trong 4 năm trở lại đây, châu Á luôn là châu
lục có mức tiêu thụ cao su lớn nhất, chiếm trung bình 70% tổng lượng tiêu thụ
của cả thế giới (Hình 1.4). Nếu như ở thập niên trước, tiêu thụ cao su tự nhiên
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2000
2001
2002
2003

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
sản xuất
tiêu thụ
12

thế giới chủ yếu tập trung vào các nước phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản,
Đức thì trong vòng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu
Á khác lại trở thành những quốc gia tiêu thụ lớn.
Hình 1.4: Tiêu thụ cao su tự nhiên phân theo khu vực giai đoạn 2007-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế - IRSG
Các nước Bắc Mỹ, gồm Mỹ và Canada có xu hướng tiêu dùng ít cao su
tự nhiên hơn kể từ năm 2008 tới 2009 nhưng nhu cầu này đã hồi phục theo
chiều hướng đi lên vào năm 2010, khi lượng tiêu thụ đạt 788 nghìn tấn trong
3 quý đầu và 988 nghìn tấn cho tới cuối năm. Các nước thuộc Liên minh châu
Âu EU cũng có xu hướng tương tự như vậy, với mức tiêu thụ giảm 10% vào
năm 2008 và 34% vào năm 2009 do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới tới ngành sản xuất ô tô và săm lốp tại các nước Đức,
Anh, Ý. Tuy nhiên, chỉ riêng châu Á là dường như không chịu nhiều ảnh
hưởng của xu hướng thế giới. Chỉ tính trong năm 2009, các nước châu Á đã
0
2000
4000

6000
8000
10000
12000
2007
2008
2009
2010
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Bắc Mỹ
Mỹ latinh
Châu Phi
13

tiêu dùng tới gần 73% lượng cao su của toàn thế giới và con số này còn được
duy trì tới năm 2010.
Nếu xét theo từng quốc gia, có thể thấy Trung Quốc luôn là quốc gia
tiêu thụ nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới trong cả 11 năm trở lại đây (Bảng
1.1). Trong khi mức tăng trưởng trung bình của lượng cầu cao su tự nhiên
toàn thế giới chỉ là 3,14%/năm thì con số này của Trung Quốc lên tới
15,2%/năm. Mức tăng cao nhất của Trung Quốc là 30% vào năm 2004 đã đẩy
lượng cầu của toàn thế giới lên mức tăng kỉ lục 9,6% vào năm này.
Bảng 1.1: Tiêu thụ cao su tự nhiên tại một số thị trƣờng lớn trên thế giới
giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Trung
Quốc
1080
1330
1395
1538
2000
2266
2743
2812
2940
3460
3758
Mỹ
1195
974
1111
1079
1144
1159
1003

1018
1041
687
-
Ấn Độ
638
631
680
717
745
789
815
851
881
905
951
Nhật Bản
752
729
749
784
815
857
874
887
878
636
-
Malaysia
364

401
408
421
403
387
383
450
469
470
480
Indonesia
139
142
145
156
196
221
355
391
414
422
439
Thái Lan
243
253
278
299
319
335
321

374
398
399
420
Tổng
7313
7333
7554
7952
8718
9200
9677
10144
10173
9390
9963
Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên - ANRPC
Cùng với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của đất nước, tốc độ tăng trưởng
của ngành sản xuất ô tô Trung Quốc cũng được đánh giá khá cao trên thế giới:
năm 2004 – sản xuất được 5,21 triệu chiếc, năm 2006 - 6,91 triệu chiếc và
năm 2008 là 9,38 triệu chiếc. Theo dự đoán của Hiệp hội sản xuất xe hơi
14

Trung Quốc, doanh số xe của nước này sẽ tăng lên 10-15% trong năm 2011
sau khi nhảy vọt 32% lên 18,06 triệu chiếc trong năm vừa qua. Với tốc độ
này, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất săm lốp ô tô là rất lớn. Theo
đánh giá của Hiệp hội công nghiệp ô tô Trung Quốc thì nhu cầu săm lốp ô tô
của Trung Quốc trong năm 2005 là 98 triệu chiếc và trong năm 2010 vào
khoảng 123 triệu chiếc. Chính vì ngành công nghiệp ô tô phát triển với tốc độ
nhanh như vậy nên trong những năm tới, Trung Quốc được dự báo là sẽ còn

sử dụng nhiều cao su tự nhiên hơn nữa. Bắt đầu từ ngày 1/1/2004, Chính phủ
Trung Quốc tuyên bố dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu cao su, tạo ra một cơ hội rất
lớn cho hoạt động xuất khẩu cao su trên toàn cầu.
Trong khi Trung Quốc giữ mức tiêu thụ cao su tự nhiên luôn ở mức cao
thì các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ - nơi tập trung nhiều hãng xe hơi
nổi tiếng thế giới – lại có nhu cầu cao su khá thất thường, nhiều năm mức cầu
cao su tăng trưởng âm. Nếu như từ năm 2008 trở về trước, lượng tiêu thụ cao
su tự nhiên của Mỹ thường ở mức trên 1 triệu tấn thì con số này lại tụt giảm
đáng kinh ngạc xuống chỉ còn 687 nghìn tấn vào năm 2009. Điều này cũng
tương tự như ở Nhật, khi mức tiêu thụ giảm 27,6% (từ 878 nghìn tấn năm
2008 xuống còn 636 nghìn tấn năm 2009). Bên cạnh đó, các nước sản xuất
cao su lớn như Indonesia, Thái Lan, Malaysia cũng là những nước tiêu thụ
cao su khá nhiều, nhưng lượng tiêu thụ khá ổn định qua các năm. Từ năm
2009 tới năm 2010, mức tiêu dùng cao su tự nhiên tăng trưởng với tốc độ
khoảng 3,6% ở mỗi nước.
Thông qua nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về GDP thế giới
và dự báo tình hình phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới, IRSG đã
đưa ra dự đoán sản lượng ngành ô tô và lượng lốp xe cần sử dụng, từ đó dự
báo nhu cầu cao su thiên nhiên. Theo báo cáo của IRSG đầu năm 2011, lượng
tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới có thể sẽ tăng 4,6% và 3,8% trong 2 năm
15

tới đây, tức là đạt mức 10,42 triệu tấn vào năm 2011 và 10,34 triệu tấn vào
năm 2012.
3. Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên
Theo số liệu ở bảng 1.2, xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới trong
giai đoạn 2000-2010 đã tăng từ 9.096 nghìn tấn năm 2000 lên 11.414 nghìn
tấn năm 2010. Tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt trung bình 2,8%/năm, tuy
nhiên không có được sự ổn định vì có tới 4 năm tăng trưởng âm là 2002,
2005, 2007 và năm 2009.

Bảng 1.2: Xuất khẩu cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thái Lan
2166
2042
2354
2574
2637
2632
2772
2704
2675
2726
2683
Indonesia
1380
1497
1502

1661
1875
2025
2287
2407
2296
1991
2300
Malaysia
430
345
887
947
1106
1128
1131
1018
917
704
900
Việt Nam
254
270
455
432
513
554
704
715
659

731
782
Liberia
105
107
109
107
115
111
101
106
81
77
-
Ấn Độ
13
4
44
63
72
60
71
30
77
16
20
Campuchia
39
38
40

36
32
28
25
25
15
36
45
Sri Lanka
33
32
36
35
40
32
46
50
46
54
51,5
Nigeria
36
30
24
22
29
25
24
25
26

32
-
Các nước
khác
4640
4741
3494
3432
3056
2685
2781
2819
3135
2425
-
Tổng
9096
9106
8945
9309
9475
9280
9942
9899
9927
8792
11414
Nguồn: FAO và ANRPC
Không chỉ đứng đầu về sản xuất, Thái Lan còn luôn giữ vị trí quán
quân về xuất khẩu cao su tự nhiên, với khối lượng xuất khẩu tăng từ 2.166

nghìn tấn năm 2000 lên tới 2.683 nghìn tấn năm 2010, chiếm khoảng 47%
16

tổng khối lượng xuất khẩu cao su tự nhiên của toàn thế giới mỗi năm. Từ năm
2000 tới nay, khoảng 97% cao su sản xuất ra tại Thái Lan được dành cho xuất
khẩu. Vì thế mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu
thế giới nhưng Thái Lan chỉ xếp thứ 8 về lượng tiêu thụ cao su. Nước này đặt
mục tiêu sẽ xuất khẩu được 2.842 nghìn tấn vào năm 2011,tức là tăng 5,9% so
với năm trước. Các sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan
là cao su tờ xông khói RSS, cao su khối định chuẩn kĩ thuật STR và cao su ly
tâm. Các thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc,
Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, EU và một số thị trường khác như Hàn Quốc,
Singapore, Italia.
Với khối lượng xuất khẩu cao su bám sát Thái Lan, Indonesia lại chủ
yếu xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác
hoặc xuất khẩu qua thị trường trung gian Singapore để sử dụng trong ngành
sản xuất lốp xe. Lượng xuất khẩu của Indonesia tăng khá vững chắc từ năm
2000 cho tới nay, với mức tăng bình quân là 6,2%/năm. Mỗi năm Indonesia
xuất khẩu trung bình 2.122 nghìn tấn cao su, so với 2.796 nghìn tấn của Thái
Lan thì khối lượng xuất khẩu của Indonesia bằng khoảng ba phần tư so với
Thái Lan. Trong những năm gần đây, Hiệp hội các công ty cao su Indonesia
đang tăng cường xuất khẩu cao su tự nhiên sang các thị trường giàu tiềm
năng như Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc hiện nay đã dỡ bỏ hạn ngạch
nhập khẩu cao su và giảm thuế nhập khẩu với mặt hàng này, mở ra cơ hội
xuất khẩu rất lớn với tất cả các quốc gia trong Hiệp hội các nước sản xuất cao
su tự nhiên (ANRPC). Tuy nhiên, cho tới nay, Trung Quốc vẫn mới chỉ chiếm
khoảng 20% thị phần của cao su Indonesia, châu Âu cũng có một thị phần
tương tự, và phần còn lại thuộc về Hoa Kỳ.
Đứng hàng thứ 3 và thứ 4 về xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới là
Malaysia và Việt Nam. Malaysia có khối lượng cao su xuất khẩu lớn hơn Việt

17

Nam khoảng 344 nghìn tấn mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm của
Malaysia ở mức 16% còn của Việt Nam là 15%. Lượng xuất khẩu của
Malaysia đã tăng gấp đôi từ năm 2000 cho tới 2010 (tăng từ 430 nghìn tấn lên
900 nghìn tấn). Tuy nhiên, xuất khẩu cao su cũng bị sụt giảm đáng kể vào 2
năm 2007 và 2009, do bão lũ lớn xảy ra ở quốc gia này cùng với ảnh hưởng
tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Malaysia là nước đứng thứ 3 về sản
xuất và xuất khẩu cao su trên thế giới nhưng cũng là nước đứng thứ 5 về tiêu
thụ cao su. Trung bình mỗi năm nước này sản xuất được 1.136 nghìn tấn cao
su, trong đó tiêu thụ khoảng 436 nghìn tấn/năm và xuất khẩu khoảng 950
nghìn tấn. Malaysia đồng thời còn là một trong 4 thị trường xuất khẩu cao su
chủ lực của Việt Nam, chỉ riêng trong tháng đầu năm 2011, xuất khẩu cao su
của Việt Nam sang Malaysia đã đạt kim ngạch 19,67 triệu USD, cao gấp 20
lần so với cùng kì năm ngoái. Điều này cho thấy Malaysia là nước vừa sản
xuất, vừa nhập khẩu cao su để xuất khẩu với kim ngạch nhập khẩu khá lớn
trong khu vực.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn giữ vững vị trí thứ 4 trong bảng
xếp hạng xuất khẩu cao su của Thế giới, với mức xuất khẩu trung bình
khoảng 600 nghìn tấn cao su mỗi năm. Năm 2000, chúng ta mới xuất khẩu
được hơn 200 nghìn tấn cao su tự nhiên thì tới năm 2010, khối lượng xuất
khẩu đã gấp 1,2 lần, lên 782 nghìn tấn. Mặc dù cũng là quốc gia đứng thứ 5
về sản xuất cao su nhưng chỉ có 80% lượng cao su xuất khẩu của chúng ta là
tự sản xuất được trong nước, phần còn lại phải mua từ Thái Lan, Campuchia
và Indonesia để tái xuất. Đến nay, Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị
trường xuất khẩu đến 80 nước trên thế giới. Trong đó, lớn nhất phải kể đến
Trung Quốc với thị phần luôn ở mức xấp xỉ 50%; ngoài ra còn có Hàn Quốc,
Đài Loan, Malaysia với thị phần vào khoảng 3-5% mỗi nước. Theo số liệu
của Bộ công thương Việt Nam, trong tháng 2 năm 2011, Việt Nam đã xuất
18


khẩu 45 nghìn tấn cao su với kim ngạch hơn 200 triệu USD. Tính chung trong
2 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu đạt 121 nghìn tấn, trị giá 532 triệu
USD, tăng 157% về khối lượng và 275% về giá trị so với cùng kì năm ngoái.
Ngành cao su Việt Nam cũng đặt mục tiêu sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu vào
khoảng 2,5 tỉ USD vào năm 2011 này.
4. Biến động giá cao su tự nhiên
Hình 1.5 dưới đây cho thấy trong 11 năm trở lại đây, giá cao su tự
nhiên trên thị trường thế giới biến động rất lớn qua từng giai đoạn, tuy nhiên
xu hướng chung là giá cao su tăng với mức độ khá nhanh và mạnh với mức
tăng trung bình là 24,7%/năm.
Hình 1.5: Biến động giá cao su tự nhiên và giá dầu thô thế giới
giai đoạn 2000-2010

Nguồn: ANRPC, IRSG và Cục xúc tiến thương mại – Bộ công thương
Kể từ năm 2000, giá cao su mới ở mức xấp xỉ 600 USD/tấn thì cho tới
năm 2010 vừa qua, mức giá này đã tăng lên 3.550 USD/tấn, tức là gấp gần 6
lần. Trong 11 năm, chỉ có 2 năm giá cao su tự nhiên bị tụt giảm là năm 2001
0
20
40
60
80
100
120
0
500
1000
1500
2000

2500
3000
3500
4000
USD/tấn
Giá dầu thô (USD/thùng)
Giá cao su tự nhiên
(USD/tấn)
USD/thùng

×